BẤT KHUẤT - DƯỚI MỘT TÊN GỌI

CSVSQ Phạm Ngọc Xuân

Tạo hóa đă h́nh thành sự sống của một động vật, một con người hay một tập thể - đều có một tên gọi - nhất định bản thân nó phải tự mang cho ḿnh một sắc thái riêng tư hay một ư nghĩa đặc thù nào đó, dù ra đời trong hoàn cảnh có khó khăn trong lúc dầu sôi lửa bỏng hay bối cảnh lịch sử có lâm nguy. Để rồi nó cũng là hành trang vào đời với một danh xưng, cho dù danh xưng đó có ngắn ngủi hay trường kỳ th́ vĩnh viễn nó sẽ không bao giờ thay đổi tên gọi của chính nó. Nó đă hiện diện, từng mất đi và nó vẩn đang tồn tại.

Ở đây sự ra đời của một tên gọi: “Bất khuất “! mặc nhiên nó không phải mơ hồ hay cường điệu hóa để rồi hô hoán tự đặt cho ḿnh là vĩ nhân của thời đại, là người có một không hai hoặc giả siêu h́nh hơn nữa, tự phong cho ḿnh là vị thánh cứu nhân độ thế, tất cả những thêu dệt đó đều là đơm đặt, đều là không tưởng. Không! Bất khuất th́ chẳng mơ hồ tự phong, lại càng không thể là mơ hồ viễn tưởng. Tên gọi Bất khuất là một chứng nhân của một lịch sử đă xuất hiện và của một lịch sử đă sang trang.

Đa số người Việt Nam chúng ta, một lúc nào đó, bỗng chốc trong giây phút ngắn ngủi vô t́nh thấy thoáng qua hai chữ Bất khuất hiện diện trước mắt ḿnh, thường th́ v́ mối quan tâm vốn có của con Rồng cháu Lạc, hẳn nhiên có một động thái là chau mày và thầm nhủ, lại một đám háo danh hám lợi nữa đây! Thưa không!. Bất khuất t́m về với nhau như anh em trong một đại gia đ́nh, không tính toán vụ lợi, bởi Bất khuất vẫn và sẽ măi măi cho đến muôn đời luôn là những người Việt Nam chân chính.

Hôm nay đây sau 35 năm, Bất khuất tự soi gương cho chính ḿnh để xác định lại lịch sử đă h́nh thành một danh xưng như thế nào?. V́ là tự soi chính ḿnh nên ngôn từ, thời gian mà Bất khuất dùng sẽ không được chuẩn mực cho lắm!, nhưng các yếu tố cấu thành “Bất khuất dưới một tên gọi” chắc chắn sẽ không sai. Luôn kính mong các huynh trưởng, quư vị tiền bối, những bậc lăo thành hướng dẫn thêm.

Mùa hè năm 1972, bầu trời thật ảm đạm cho khoảng 17 triệu dân Việt nam sống từ Cầu Hiền lương ,Quảng Trị, Đông Hà cho Đến Mũi Cà Mau, Đồng Tháp Mười, t́nh h́nh chiến sự ngày càng căng thẳng, chiến tranh đă leo thang đến bậc thang cuối. Với Chính phủ VNCH th́ đây là một bài toán hóc búa, một vấn đề nan giải cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, làm sao để giữ lại một nửa bản đồ h́nh chũ S này. Thế là mọi ngôn ngữ khí khái của người anh hùng, h́nh ảnh “Bất cộng đái thiên” được đem ra tŕnh làng, cuối cùng là lệnh đôn quân nhập ngũ vời lứa tuổi 17. Quốc lệnh này đă xóa tên vĩnh viễn một thế hệ học sinh, sinh viên và những nhà trí thức đang trên bục giảng đường.

Ôi !Tổ quốc ta đă nghe lời réo gọi. Thôi!. Trả lại hết những ngày xưa thân ái cho tuổi thư sinh, người yêu ơi! Tụi anh lên đường đi bảo vệ giang sơn nhé! Em hăy vui lên, hẹn cùng em mai này trở lại, t́nh ngày xưa chúng ta tiếp nối hẹn ḥ,đợi ngày các anh về, chúng ta lại xa nhau mới một bữa đă vắng như mười năm, luôn bận rộn hẹn ḥ đâu đó cho giờ phút riêng tư, bơ những ngày nhung nhớ, xin gởi lại em nụ hôn từ biệt hẹn mai này tái ngộ.

Thưa mẹ: Thế là chúng con không làm tṛn chữ hiếu với cha mẹ, công lao dưỡng dục mong sao chúng con bơ công đèn sách để thành người, đến khi chúng con khôn nhưng chưa đủ lớn, không kịp trưởng thành mẹ vẫn chưa hết âu lo! Dù chúng con đi đến đâu hay ở nơi nào?. Ḷng mẹ ngày đêm vẫn ngóng về phường trời xa xăm đến bật tận, để thầm cầu nguyện các con luôn b́nh an để về với mẹ, thi thoảng trong những phút nông nỗi, bồng bột của tuổi trẻ các con có làm mẹ buồn ḷng đôi chút, nhưng với mẹ, các con măi măi vẫn là những đứa con bé bỏng của mẹ, không bao giờ có thể là khôn lớn, không bao giờ được là trưởng thành. Mẹ đă không tiếc chúng con dù trong túi, gia tài mẹ không c̣n đủ một đồng. Cha mẹ yên chí! Chiến tranh sẽ không c̣n kéo dài! Sẽ không đeo đẳng dân tộc chúng ta măi. Khi trở về chúng con lại cầm bút để tính hàm số, chúng con sẽ mổ chuột để làm thí nghiệm cho mẹ xem! Mẹ lại eo ơi, chúng mày học với hành ǵ mà kinh quá! Thế là mẹ lại mất nồi chè. Mẹ yên chí đi, chúng con đă lớn, lông cánh đă tạm đủ rồi!. Xin phép cha mẹ chúng con đi.

Vào cuối mùa hè, mùa khai trường lại đến, đường phố nhộn nhịp hẳn lên, xa xa văng vẳng tiếng dàn đồng ca: “Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời, Việt Nam hai tiếng nói trên vành môi, Việt nam nước tôi”. Đặc biệt các toán tuần cảnh hổn hợp kiểm tra gắt gao, lập thật nhiều chốt chặn ở mọi nơi trên đường phố, nếu thanh niên nào không có” Lược giải cá nhân” th́ bắt buộc phải nhập ngũ, một số thanh niên không chấp nhận nhập ngũ v́ họ biết trước rằng, khi ra đi chắc chắn phải đi về phía ḥn tên mũi đạn, họ chấp nhận cuộc sống bất hợp pháp, lẩn trốn trong hầm hố được đào ngay trong nhà, hàng ngày trốn ở bất cứ đâu để khỏi phải bị bắt đi quân dịch. C̣n chúng tôi, những thư sinh, giáo viên, giáo sư, giảng viên đại học…Đă được đào tạo trong một nền giáo dục tương đối là hoàn chỉnh, ít nhiều hiểu biết luật pháp v́ chí ít cũng là những luật sư tương lai, một khi hít thở, sinh sống, trong một đất nước, nhất định và chắc chắn phải phục vụ đất nước đó, cho dù có phải hy sinh đến ngay chính bản thân ḿnh. Đó mới chính là ư nghĩa sống của người công dân đúng nghĩa biết tôn trọng pháp luật. C̣n loại người sống vô tổ chức, coi thường pháp luật th́ không có trong chúng tôi. Xa rời tất cả, thanh niên chúng tôi đă đứng lên đáp lời sông núi.

Tại sân vận động Liên đoàn A Quang Trung. Ngày 26 tháng 10 năm 1972, lễ nhập khoá 8B/72, 600 tân khóa sinh, thành lập 3 Đại Đội: 81A, 82B và 83C.

Ngày 6 tháng 11 năm 1972, lễ nhập khóa 8C/72, 600 tân khóa sinh, thành lập 3 Đại Đội: 84D, 85E và 86F.

Đợt đôn quân đầu tiên có 1.200 thanh niên ưu tú của đất nước. Sau đó 02 khóa sát nhập lai thành Khóa 8B+C/72 trực thuộc quân số Liên đoàn A , Tiểu đoàn Gia Long, . Tại Trung tâm huấn luyện Quang Trung, chúng tôi dược tập huấn giai đoạn 1 để làm quen với môi trường, kỷ luật quân đội. Sau 03 tháng tạm thời trở thành một quân nhân biết cầm súng chiến đấu và mưu sinh thoát hiểm.

Thời gian này, t́nh h́nh chiến sự tạm thời trở nên lắng dịu, êm ả một cách lạ thường. Mọi người luôn theo dơi tin tức thời sự, miệng hay mỉm cười với nhau, vui lây với từng con đường, hàng cây bă đậu cao niên, dấy lên một tia hy vọng là được “giă từ vũ khí”. Hiệp Định Paris đă được kư kết, lệnh ngưng bắn đă được thực hiện, chiến thuật da beo h́nh thành như vậy đó!. Đúng theo tinh thần hiệp định th́ kể từ nay trở về sau, chiến sĩ 02 bên có thể bắt tay, đối thoại một cách ḥa b́nh, tiếng súng không c̣n ngự trị, Việt Nam sẽ không c̣n cảnh anh em bắn giết lẫn nhau, cảnh nồi da sáo thịt sẽ chỉ c̣n trong lịch sử của dĩ văng.

Để có thêm bản lĩnh, thêm tinh thần cho những người lính trẻ. Ngày 26 tháng 1 năm 1973, Khoá 8B+C/72 được gắn Alpha giả định, phân bổ đi công tác Chiến Tranh Chính Trị mang tên "Chiến dịch SVSQ Về Làng" nhằm mục đích giải thích hiệp định ngưng bắn Paris cho người dân miền Nam Việt Nam tại vùng III (Sài G̣n, Gia Định, Chợ Lớn và các tỉnh miền Đông ) chiến thuật.

Ngày 27 tháng 3 năm 1973, sau hai tháng đi chiến dịch, được lệnh trở lại tŕnh diện tiểu đoàn Gia Long, anh em chúng tôi sống trong một tâm trạng khó tả, tinh thần bị giao động một cách vô thức, không như sự tưởng tượng của người lính c̣n non nớt về trận mạc, mọi người đă thực sự chứng kiến cảnh máu đổ thịt rơi, từng đối diện với cái chết, thật sự ghê tởm khi ngửi mùi tanh của máu, chúng tôi không phải là kẻ giết người, một khi phải cầm vũ khí, dù nó quá nhẹ so với dân vơ biền chuyên nghiệp, nhưng nó lại quá nặng cho tuổi thư sinh, nó quá dă man với người công dân tốt, thế mà cứ phải chiến đấu, bắn giết đồng loại, giành giật từng mảnh đất khi hiệp định ngưng bắn có hiệu lực c̣n đó. Càng phân tâm hơn khi t́nh cảm quyến luyến với đồng bào trong các vùng đi chiến dịch, đúng với tinh thần bản nhạc: “Anh đi chiến dịch xa với, ṇng súng nhân đạo cứu người lầm than, thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy, thấy nỗi xót xa của kiếp đọa đày” chưa nguôi ngoai th́ tin tức này chồng tin tức kia là có thể Khóa 8B+C/72 có thể bị đưa ra Trung tâm Huấn luyện Đồng Đế. Nhưng mọi chuyện lại diễn biến theo chiều hướng khác, không như dự đoán…Vào thời diểm này có một số khóa sinh được tăng phái về ngành giáo dục, trở lại với đời sống dân sự.

Ngày 29 tháng 3 năm 1973, số c̣n lại của Tiểu đoàn Gia Long được chuyển qua Trường Bộ Binh Thủ Đức để tiếp tục thụ huấn giai đoạn II và III. Đến gần xế trưa tất cả được đổ xuống Vũ Đ́nh Trường của Trường Bộ Binh Thủ Đức. Nơi đây được mệnh danh là địa ngục trần gian, vũ khúc của tử thần. Đến đây thời gian huấn nhục mới dạo đầu, các Alpha giả định phải được gỡ xuống hết, chỉ chuyện này thôi, các tân khóa sinh bị bất tỉnh không biết cơ man nào mà kể.

Tiểu đoàn 3 được thành lập với 05 Đại đội: 31-32-33-34 và 35. Sau khi tạm ổn định nơi ăn chốn ở, mọi sinh hoạt dần đi vào nề nếp, lại phải chiến đấu với các khóa 9A,B,C/72 v́ Khóa 8B+C/72 vào trường sau mà không chào huynh trưởng, Khóa 8B+C/72 lại lấy lư do ḿnh mới là huynh trưởng, chuyện chỉ có thế, cuộc chiến đấu của SVSQ lại tiếp diễn.

Kể từ cuộc tổng công kích tết Mậu Thân năm 1968 đến 1972 lể gắn Alpha đêm bị tạm ngừng, nhưng đặc biệt khóa 8B+C/72 lại có bước đột phá, duy tŕ được truyền thống gắn Alpha đêm dưới tên Khóa 8B+C/72/TBTX (Trừ Bị Thường Xuyên). Kể từ lúc này các Sinh Viên Sĩ Quan hănh diện cùng các huynh trưởng hội nhập vào mọi sinh hoạt trong trường.

Một quyết định của sự tin tưởng đến tuyệt đối. Thêm một lần; Liên đoàn sinh viên đă trao trọng trách cho SVSQ Tiểu đoàn 3, đại diện cho Trường Sĩ quan Bộ binh Thủ đức nhận nhiệm vụ diễn hành ngày quân lực 19/06/1973. Lại cũng những chàng trai ưu tú đó một lần nữa mài dũa gươm thiêng để thao trường đổ mồ hôi.

Sau ngày Quân lực, thời gian lúc này như được chấp cánh, cứ vùn vụt trôi đi thật nhanh, xen lẫn mọi sinh hoạt tấp nập. Ban biên tập đi thu thập bài vở, h́nh ảnh , sắp xếp chuẩn bị cho ra đời Đặc san Bộ Binh khóa 8B+C/72/TBTX. Lớp đi hướng dẫn các khóa đàn em mới gia nhập Trường Mẹ. Ngày 30/06/1973. Lại một bước đột phá nữa làm chúng tôi tự hào, khi Khóa 8B+C/72 được vinh thăng cấp bậc chuẩn úy trong giai đoạn là Siêu huynh trưởng. Các đàn em hăy ngước mặt nh́n niềm tự hào của thế hệ. Ba tháng làm người con lớn của Mẹ, thật là một kỳ tích, lúc này ra vẻ chững chạc, khôn lớn hẳn lên.

Việc ǵ đến th́ vẫn phải đến, qua III giai đoạn thụ huấn, con số 1.200 sinh viên sĩ quan nay c̣n lại 1.079 Tân sĩ quan sẵn sàng lên đường đi phục vụ Tổ Quốc. Một sự quan tâm ưu ái đến đặc biệt, dẹp hết mọi công việc c̣n dang dở. Ngày 20/10/1973. Tổng thống VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU đă đích thân lên đồi Tăng nhơn Phú chủ tọa lễ măn khóa, ngày ra trường của các chàng trai tuấn tú. Sau các nghi lễ, lời hiệu triệu, nhắn nhủ và cũng là những lời tâm sự về hiện t́nh đất nước mà các si quan sẽ mang nặng trên hai vai…

Quỳ xuống các Sinh viên sĩ quan!. Tôi nhân danh Tổng thống nước Việt Nam Cộng Ḥa đặt tên Khóa 8B+C/72 là Khóa BẤT KHUẤT. Đứng dậy các Tân sĩ quan.

Thế là Bất Khuất được khai sinh, nh́n nhận từ ngày đó, cho đến bây giờ, dù mọi chuyện đă lùi dần vào quá khứ, mai đây sự quên lăng sẽ chiếm lĩnh, con người chúng ta rồi sẽ già nua, tư tưởng , sự nghĩ suy của năo bộ sẽ đến hồi lăng trí, tay chân ngày càng vụng về đến thừa thăi hay thể xác vĩnh viễn trở về bên kia thế giới với cát bụi đă tạo dựng lên h́nh hài con người. Nhưng dù Bất Khuất được hay phải sống trong bất cứ một mảnh đất, một Quốc gia nào đó, Bất Khuất vẫn là người dân Việt chân chính, đă, đang và sẽ măi măi là ngựi công dân tốt phục vụ Quốc gia đó, sẽ không bao giờ phải hổ thẹn với lương tâm, v́ bất khuất t́m về với nhau bằng sự thăng hoa của tâm hồn, đến với nhau bằng nghĩa cử chân t́nh của đạo làm người, cư xử cùng bạn hữu đối diện trong khí tiết của người quân tử.

Đáng tiếc thay, thật nhiều Bất Khuất tuổi đời chưa đến 25 đă oanh liệt ngă xuống cho sự sống c̣n của Tổ quốc trong lúc hoài băo chưa một lần thực hiện. Giờ đây cũng chưa một lần được nhắc đến dù đó là ngày lễ giỗ, ngày các anh vĩnh biệt bạn bè thân thương, ngày các anh hy sinh mạng sống nhỏ bé của chính ḿnh để che chắn cho các h́nh hài phốp pháp, khổng lồ đến sừng sững của họ, tất cả đă quên hết. Bất nhân là thế! Tán tận lương tâm đến hết lời để diễn đạt!. Thế gian như thế đó! Các anh đă hy sinh một cách ngờ nghệch đến oan uổng cho một bọn người ḷng lang dạ sói, cho đến tận hôm nay họ vẫn c̣n chưa nhận ra con thú đội lốt người trong họ. Không đâu! Bất Khuất bạn của các anh sẽ t́m lại chính xác cho các anh một tên gọi.

Bây giờ,vào giờ phút này, chúng tôi chỉ muốn xác nhận giá trị của một danh xưng, một giá trị có tính cách lịch sử, giá trị của “ BẤT KHUẤT – DƯỚI MỘT TÊN GỌI”.
KHÓA 8B+C/72/TBTX.

BẤT KHUẤT 2008
CSVSQ Phạm Ngọc Xuân