Page 42 - ĐẶC SAN HỘI NGỘ BK 2022
P. 42

-  Sau vụ NBA đình đám, kênh thể thao ESPN của Mỹ dặn dò nhân viên tránh nhắc
                              tới chính trị Hồng Kông.

                              Một loạt các vụ kể trên diễn ra khi biểu tình Hồng Kông đang ở đỉnh điểm. Gần
                              đây cũng có vài trường hợp thương hiệu quốc tế chịu áp lực từ Trung Quốc.
                              Chẳng hạn cuối năm 2020, Inditex, công ty mẹ của Zara, đưa lên trang web tuyên
                              bố  có  chính  sách  không  khoan  nhượng  với  cưỡng  bức  lao  động  và  nói  mình
                              không có quan hệ với bất kỳ nhà máy nào ở Tân Cương. Tháng 3/2021, tuyên bố
                              đã bị rút xuống.

                          -  Tháng 7/2021, hãng Kodak của Mỹ bị phản ứng dữ dội từ Trung Quốc khi đưa lên
                              Instagram hình ảnh chụp Tân Cương của nhiếp ảnh gia người Pháp Patrick Wack.
                              Kodak phải rút hình đi và xin lỗi trên Instagram, khẳng định đó không phải là
                              quan điểm của Kodak. Kodak ngoài ra cũng xin lỗi trên WeChat (mạng xã hội của
                              Trung Quốc), hứa luôn tôn trọng chính phủ Trung Quốc và luật pháp Trung Quốc,
                              và nói sẽ tự kiểm tra/ kiểm soát (“keep ourselves in check”) và sửa chữa bản thân
                              (“correct ourselves”), và xem đây là ví dụ cần phải thận trọng.

                              Ðây là một loạt ví dụ các thương hiệu quốc tế phải cúi đầu xin lỗi Trung Quốc và
                              tự kiểm duyệt bản thân. Trong bài sau, tôi sẽ viết về cách nhà nước Trung Quốc
                              thao túng, ảnh hưởng, và khống chế Hollywood.

                   II.   HOLLYWOOD… QUỲ GỐI
                          Vài  năm  qua, trái  với mong đợi,  khi  phát triển kinh  tế, Trung Quốc không những
                          không học các nước phương Tây và trở nên tự do hơn mà còn ảnh hưởng ngược lại,
                          gây áp lực, tạo hiện tượng tự kiểm duyệt ở các nước dân chủ phương Tây. Trong bài
                          trước, tôi đã viết về NBA (Hiệp hội  Bóng  rổ Quốc gia của Mỹ) và hàng loạt các
                          thương hiệu quốc tế đã cúi đầu xin lỗi Trung Quốc và tự
                          kiểm  duyệt  mình.  Trong  bài  này,  tôi  sẽ  viết  về  cách
                          Trung Quốc ảnh hưởng và khống chế Hollywood.

                          - Tại sao Hollywood cần Trung Quốc?

                          Năm 2020, tổ chức PEN America ra một báo cáo gọi là
                          “Made in Hollywood, Censored by Beijing” (Làm ở Hollywood, kiểm duyệt bởi Bắc
                          Kinh). Các hãng film Hollywood đều muốn gia nhập thị trường Trung Quốc vì quy
                          mô của nó, và Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành thị trường điện ảnh lớn nhất thế
                          giới, vượt qua Hoa Kỳ. Trung Quốc càng có vị trí quan trọng giữa mùa dịch vì đã trở
                          lại bình thường và mở cửa rạp chiếu film từ khoảng giữa/cuối năm 2020, trong khi
                          nhiều quốc gia khác bị lockdown lâu dài và vẫn còn nhiều hạn chế.
                          Báo cáo của PEN cho thấy Hollywood vẫn cần thị trường Trung Quốc, trong khi thị
                          trường Trung Quốc hiện nay không quá cần Hollywood vì điện ảnh Trung Quốc vài
                          năm qua đã phát triển và có thể cạnh tranh với film bom tấn Mỹ.
                          Trong số  25 film  đang  đoạt  doanh thu  cao nhất,  chỉ  có 7 film của Hollywood, và
                          trong số đó chỉ có “Avengers: Endgame” thuộc top 10. Sự thay đổi đó khiến các nhà


                        040
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47