CÁC H̀NH THỨC CHIẾN THUẬT CỦA VIỆT-CỘNG và CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ CỦA TA

Qua kinh nghiệm chiến trường từ 1965 đến nay.

Bài khảo Luận của Thiếu Tá LÂM QUANG THỜI Khóa 2/72 BBCC

I . ĐẠI CƯƠNG.

Sau năm 1963 khi chế độ đệ I Cộng-ḥa sụp đổ, Quân-đội đúng lên nắm chính-quyền. T́nh h́nh chính v́ lúc bấy giờ thật rối reng và vô cùng phức tạp, lợi dụng thời cơ CSBV đă gia tăng áp lực quân sự mạnh mẽ trên khắp chiến trường miền Nam và đó cũng là một lư do mà Quân-đội Đồng-minh phải đổ bộ lên Việt-nam hầu trợ giúp Quân-lực VNCH đánh bại Cộng sản.

Thêm vào đó, sau cuộc đảo chánh lật đổ chế độ thân cộng tại Kampuchea. Quân-lực Đồng-minh và VNCH đă hành quân tràn ngập vào các căn cứ tiếp vận, dưỡng quân của Việt cộng đặt sâu trong lănh-thổ của Quốc gia này và sau đó cuộc hành quân Lam-sơn 719 đánh vào vùng Lào nhằm cắt đứt đường tiếp vận khiến cho các đơn vị địch bị động nên đă thay đổi các h́nh thức chiến thuật đê điều động đối phó tùy theo t́nh h́nh ở mỗi chiến
trường ngoại biên cũng như nội địa cho thích hợp với nhu cầu cũng như địa thế.

Trong khi đó về phía QLVNCH cũng tùy theo t́nh h́nh, các cấp chỉ huy thường đưa ra một số các sáng kiến cá nhân để đối phó lại với các h́nh thức chiến thuật tại mỗi địa phương cho thích hợp ngơ hầu có thể đạt được kết quả khả quan.

Nhiều trường hợp các cấp ch́ huy phải điều binh và xử dụng các địa thế không thích hợp với các nguyên tắc chiến thuật căn bản đ̣i hỏi nhưng đă tạo được thắng lợi hoặc giảm thiểu được thiệt hại cho đon vị.

Tài liệu này nhầm đúc kết nhận định về các h́nh thức chiến thuật tiếp vận do địch quân đă áp dụng cũng như các h́nh thức chiến thuật mà các đơn vị QLVNCH đă xử dụng trong các kế hoạch lừa địch và đối phó, những nhận xét về các biện pháp nêu trên.

II. CHIÊN THUẬT CSBV.

Rút tỉa kinh nghiệm trong các cuộc hành quân ngoại biên, đặc biệt là cuộc hành quân Lam-sơn 719 tại Hạ lào, cuộc triệt thoái khỏi Snoul và cuộc hành quân Toàn thắng 1/71 trên lănh thồ Kampuchea cùng những tài liệu tịch thu được đă đưa đến các nhận định về chiến thuật của CSBV đă áp dụng như sau:

A. CƠ ĐỘNG KẾT HỢP CHỐT.

(1) Tổ chức.

Chốt là thành phần của một đơn vị bộ binh được tách ra để thi hành công tác chiến đấu đặc biệt. Mỗi cấp bộ đơn vị bộ binh phải đảm nhiệm đồ chức một số chốt. Cấp Trung đội đảm nhiệm tối đa 1 chốt. Đại đội từ 1 đến 2, Tiểu đoàn từ 3 đến 4 và Trung đoàn từ 8 đến 9 chốt. Trung b́nh quân số của chốt chiếm khoảng 1/10 quân số của đơn vị đảm nhiệm. Thành phần c̣n lại của đơn vị gọi là lực lượng cơ động nằm ở phía sau chốt vừa giữ nhiệm vụ bảo đảm công tác chiến đấu, tiếp vận hậu cần vừa đề cơ động phối hợp với các lực lượng khác bao vây diệt lực lượng ta. Tại cấp Trung đoàn phải đảm nhiệm 8 đến 9 chốt và có một Tiểu đoàn ở phía sau là lực lượng cơ động.

V́ chiến đấu tai tuyến đầu và trong các điều kiện rất khẩn trương nên chốt gồm các thành phần t́nh nguyện có tinh thần cao, sẳn sàng hy sinh, được huấn luyện thuần phục về kỹ chiến thuật, đặc biệt về điều chỉnh pháo, chống máy bay, thiết giáp.

Các chốt cũng được luân phiên thay thế để bảo đảm chiến đấu được lâu dài, liên tục bảo đảm vệ sinh, ăn uống.

Về h́nh chức chốt được gọi là chối bộ bộ binh hay chốt hỏa lực, quân số của một chốt thường từ 1 tổ đến 1 Tiểu đội, trang bị vũ khí cá nhân hay cộng đồng, chốt hỏa lực trang bị cối, pháo hai liên thanh tùy theo nhiệm vụ.

Xét về đặc tính chiến thuận, chốt gồm có chốt công kiên và chốt vận động, chốt công kiên lai chịu làm 3 loại tùy theo nhiệm vụ:

Chốt đánh bộ binh - Chốt đánh thiết giáp - Chốt đánh trực thăng. Nếu xử dụng đơn độc gọi là chốt điểm, xử dụng có phối hợp hổ tương nhiều chốt làm thành một ṿng đai gọi là chốt kiềng.

(2) Địa thế và vị trí.

Chốt xử dụng lực lượng ít đánh nhiều lại cần phải quan sát, phải tử thủ chiến đấu nên chốt được bố tri trên các địa thế cao và trong các công sự vững chắc.

- Trên các địa thế như sườn, đỉnh của núi, đồi có thể chế ngự được đường đèo, đường ṃn, đường đáy và khu vực thấp dùng làm trục di chuyển.

- Các điểm trọng yếu gần các trục di chuyển thường xuyên, các đường ṃn, các trục có thể làm đường xuất phát ; xung quanh một khu vực tránh trải có thể làm băi đáp, chổ đổ bộ cho phi cơ, trực thăng.

- Xung quanh một khu vực địch chọn làm trận địa, một căn cứ, khu vực trú quân của địch hay bao quanh vị trí tập trung quân của ta.

- Các xạ trường và tầm quan sát rộng, chốt theo dơi được lực lượng ta từ xa để kêu pháo hoặc diệt dễ dàng.

(3) Công sự.

Công sự phỏng thủ của chốt rất kiên cố, thường là hầm hố, địa đạo hoặc hang hốc núi, các công sự đều có nắp các và được ngụy trang. Trong lúc không chiến đấu chốt luôn luôn phát triển giao thông hào, chiến hào. Hai loại công sự thường được chốt xử dụng là tuyến đôi và hầm h́nh chữ A.

(a) Tuyến đôi.

Một hệ thống giao thông hào dài từ 40 đến 60 thước, gồm có hai chiến hào song song cách nhau 30 đến 40 thước nối liền bằng những giao thông hào rộng cở 0,m4.

Tuyến trước và sau đều có hầm kháng cự. Tuyến sau có thể bắn phủ lên tuyến trước bằng các vũ khí cộng đồng. Trong lúc chiến đấu tuyến sau có tác
dụng :
- Làm vị trí phụ đê chốt rút về khi bị uy hiếp nặng.
- Cơ động chiến đấu nghi trang lực lượng, để ta không đánh giá được lực lượng và cách bố trí của địch.
- Tăng cường 2 tên trang bị trung liên làm thành một hỏa điểm bí mật ở cạnh sườn phía trước của chốt. Hai tên này gọi là tiểu chốt, chỉ hoạt động khi chốt bị uy hiếp mạnh hoặc đội h́nh xung phong của ta bị rối loạn, Tiểu chốt có nhiệm vụ luôn luôn di động làm hỏa điểm bí mật phía bên sườn, hay sau lưng ta xung phong diệt chốt chinh.

(b) Hầm h́nh chữ A.

Hầm h́nh chữ A có nắp đậy, xử dụng từ hai hầm trở lên và được nối bằng những giao thông hào. Chốt công kiên đánh trực thăng thường ở trong hầm chữ A đôi. Chốt vận động xử dụng nhiều hầm làm thành một tuyến kiên cố, một ṿng đai chốt để bao vây lực lượng ta.

(4) Chổt Bộ-binh.

Quân số chốt Bộ-binh từ 7 đến 9 tên, xử dụng tuyến đôi làm vị trí chiến-đấu. Chốt Bộ-binh đang bị vũ khí nhẹ như AK. Chốt Bộ-binh đóng xen kẽ với chốt hỏa lực và lập thành một hệ thống nhiều chốt. Chốt chỉ khai hỏa khi lực lượng ta cách từ 10 đến 15 thước, chốt nào gần, chốt đó đánh, các chốt khác theo dơi và chỉ đánh khi chốt đầu bị áp lực manh và khi lực lượng ta điều động gần về phía chốt đó.

(5) Chốt hỏa lực.

Quân số tương đương như chốt Bộ binh, trang bị vũ chỉ nặng cối, DKZ được tăng cường một toán từ 2 đến 4 tên (xung lực) trang bị trung liên để yểm trợ cho các tên giữ cối, pháo và để đánh sau lưng hoặc cạnh sườn khi lực lượng ta xung-phong uy hiếp chốt. Trường hợp thiếu quân số, lấy người ngay trong chốt hỏa lực để làm xong lực bảo vệ chốt.

Chốt hỏa lực có nhiệm vụ bảo đảm cho chốt BB nếu bị tấn công hoặc phối hợp chiến đấu với chốt BB, chốt hỏa lực được bố trí xen kẽ với chốt BB nhưng tráng đóng dầy đặc. Chốt hỏa lực bố trí tùy theo loại vũ khí và lấy chốt BB làm chuẩn, với Đại-liên khoảng cách từ 800 đến 1000 thước, DKZ từ 1100 đến 1500 thước, khoảng cách giới hạn từ 500 đến 2000 thước.

Chốt hỏa lực khai hỏa khi chốt BB bị uy hiếp nặng, khi lực lượng ta đụng chốt BB phải cụm lại (tập trung), lúc viện binh ta vừa đến hoặc khu vực trực thẳng đang đổ bộ.


(6) Chót công kiên.

Được đóng cố định tại các cao điểm, trong các công sự vững chức hoặc hang hốc núi, những đ́a điểm ở gần trục di chuyển mà lực lượng ta như BB, thiết giáp có thê xử dụng hoặc chỗ trống trải dự trù trực thăng đáp được. Chốt này thường do cấp Trung- đội đảm nhận tổ chức lấy. Chốt được hậu cứ
Trung-đội ở thấp hơn có điểm nước và cho ẩn nấp tốt sẵn sàng chi viện, tản thương, nuôi ăn... Các chốt công kiên phải chiến đấu tử thủ và chia 3 loại.

- Chốt đánh Bộ binh dă ngoại
- Chốt đánh thiết giáp dă ngoại
- Chốt đánh trực thăng.

Chốt đánh trực thăng quân số khoảng 4 tên, trang bị Trung liên, 1 B40, 2 AK xử dụng hầm h́nh chữ A đôi, thường đóng chốt xung quanh một khu vực trống có thể làm băi đáp để đánh trực thăng xuống đổ quân. Chổt đánh Bộ binh trang bị thêm ḿn cơ giới (Claymore), chốt đánh thiết giáp có thủ pháo, ngoài ra quân sự và vũ khí như chốt đánh trực thăng. Chốt đánh BB và Thiết giáp xử dụng tuyến đôi.

(7) Chốt vận động.

Chổt kết hợp với lực lượng Pháo, cơ động đề hỗ tương, liên hoàn chiến đấu. Chốt vận động thường xử dụng một hệ thống hầm chữ A có nấp và nối liền bằng các giao thông hào. Chốt này có nhiệm vụ tiêu hao, đánh lừa lực lượng ta vào trận-địa để cho các loại pháo và lực lượng cơ động tiêu diệt.

Chốt bố trí trên các cao điểm sườn dốc, hướng tiến quân mà lực lượng ta bắt buộc đi qua. quân số chốt thường từ 1 Trung-đội trang bị cối, B40, AK ḿn định hướng .Có khi chốt vận động xử dụng lực lượng đến cấp Tiểu-Đoàn.

B. VẬN ĐỘNG CHIẾN.

Kinh nghiệm trong các trận đánh tại vùng giới tuyến, Ha Lào và trận triệt thoái khỏi Snoul năm qua, trong một vài trường hợp cho thấy CSBV đă bất chấp sự yếu kém về hỏa lực phi pháo đối với ta và áp dụng một h́nh thức vận động chiến là một chiến thuật đ̣i hỏi phải tập trung và di chuyển một số lớn lực lượng đến tham chiến được ghi nhận như sau :

(1) Đối với các mục tiêu cố định.

Muốn triệt hạ một tập đoàn cứ điểm hay một cơn cứ lẽ loi của ta, địch thường tung các bộ phận trinh sát len lỏi bám sát điều nghiên để nắm vững tỉnh h́nh ngơ hầu có thể phác họa kế hoạch tấn công và được thực hiện qua các giai đoạn sau:

(a) Giai đoạn 1.

Xử dụng hỏa lực của đủ loại vũ khí nặng có tầm xa từ nhiều hướng pháo kích khốc liệt và xử đụng hỏa lực các loại đai bác không giật nhầm triệt hạ từng pháo đài một của căn cứ, thời gian pháo kích gần như liên tục cả ngày lẫn đêm khiến cho quân trú pḥng lo ẩn nấp chứ không có thể quan sát định vị tri đặt súng của địch để phản pháo. Đồng thời xử dụng một hỏa lực hạn chế của địa phương kết hợp với du kích hoạt động ngăn chặn tạo thành một ṿng đai chốt bao vây tương đối để quấy rối hoặc đẩy lui các bộ phận tuần phục an ninh cho căn cứ gởi ra ngoài hoạt động.

T́nh trạng này sẽ kéo dài cho tới khi các đơn vị của căn cứ phải ngắn tầm hoạt động lại gần đề chúng có thể xiết chặt thêm ṿng vây.

(b) Giai đoạn 2.

Qua các h́nh thức đă áp dụng ở Giai-đoạn 1, địch quân có thể kiểm soát một phần địa thế khi quân trú pḥng mất lần quyền kiểm soát, giai đoạn này chúng đến đến gần căn cứ hơn đào hầm hố, giao thông hào để lực lượng chính xử đụng khi mở cuộc tấn công vào vị trí đặt súng để có thể pháo kích một cách thường xuyên vào căn cứ cũng như đặt các loại vũ khí có tầm bắn thẳng đe dọa các hoạt động cả ngày lẫn đêm. Các vũ khí pḥng không của chúng cũng được bố trí ở kế cận ngăn cản các lại phi cơ đến tản thương, tái tiếp tế cho căn cứ. Ngoài ra c̣n xen vào hệ thống liên lạc truyền tin của căn cứ để phá rối cũng như dùng loa phá rối, dùng loa phóng thanh kêu gọi đầu hàng. Trong khi đó sự thiệt hại mỗi ngày một gia tăng, quân trú pḥng hoặc đă ước đoán sai t́nh h́nh địch hoặc không đủ khả năng để thực hiện kế-hoạch phản kích nhằm nới rộng khu vực an ninh.

(c) Giai đoạn 3.

Sau thời gian bao vây pháo kích quấy rối chỉ gây thiệt hại hạn chế cho đon vị trú pḥng về nhàn mạng và vật chất nhưng đă ngăn cản một cách hiệu quả công tác tản thương, tái tiếp tế nên đă gây ảnh hưởng mạnh mẽ về phương diện tinh thần. Giai đoạn này địch gia tăng mức độ pháo. kích bằng đủ loại vũ khí nặng nhằm huỷ diệt hệ thống pḥng thủ đài truyền tin cùng vũ khí yểm trợ của căn cứ. Điều động lực lưọng bám sát để tránh hỏa lực phi pháo và bắt đầu mở các đợt xung phong tấn công dứt điểm.

(2) Đối với các mục tiêu lưu động.

Trong các cuộc hành quân càn quét của ta nhằm đánh vào căn cứ địa th́ địch thường có ưu thế là đối phó ngay tại khu vực địa thế quen thuộc và đă tổ chức sẵn các vị trí chiến đấu. Tuy nhiên trong những ngày đầu địch chỉ phản ứng với tỉnh cách thăm ḍ để điều nghiên quy luật hành quân hoặc cản trở cường độ tiến quân của ta rồi sau đó mới phản ứng một cách qui mô tùy theo t́nh h́nh áp dụng như bao vây tấn công tại một địa thế thuận lợi tổ chức phục kích chận đánh đường tiến quân hoặc rút lui của ta.

(a) Bao vây lấn công :

Sau thời kỳ phản ứng có tinh cách thăm ḍ để ngăn chặn mức độ tiến quân cũng như điều nghiên được qui luật hành quân của ta: địch đă nắm vững được cả yếu tố cần thiết để phác họa kế hoạch đối phó là giai đoạn đuợc các đơn vị, chủ lực từ xa vận động đến-trận địa lựa chọn bố trí bao vây và tung hàng loạt các cuộc tấn công từ nhiều hướng vào đội h́nh của đơn vị hành quân một cách liên tục và thường khai diễn vào tḥi gian mà thời tiết bất lợi cho lực lượng hành quân trong việc xử đụng phi cơ yểm trợ. Lực lượng địch xử dụng trong giai đoạn này thường có ưu thế từ 3 đến 5 lần nhiều hơn lực lượng của ta.

b) Vận động giao thông chiến:

Sau khi ước đoán được các lộ tŕnh di chuyển, rút lui của lực lượng hành quân hoặc ép buộc phải xử dụng lộ tŕnh do chúng chọn lựa thích hợp thường là lộ tŕnh duy nhất mà lực lượng ta phải di chuyển qua. Hai bên đường cỏ rừng rậm các phủ, không có đường ṃn băng qua hoặc đất trống. Lực lượng Cộng quân được di chuyển tử một vùng xa đến bố trí, trước trên các thế đất cao, các điểm trọng yếu chế ngự được lộ tŕnh di chuyển của lực lượng ta. Cộng quân ẩn núp trong công sự giao thông hào ngụy trang kín đáo, nếu thích hợp hoặc vân động đến chiếm lănh trận địa trong khi lực lượng hành quân của ta cũng vừa di chuyển tới để mở cuộc tấn công.

Bộ-binh địch bố trí trên một tuyến dài từ 800 đến 1000 thước các công sự hay giao thông hào cách đường từ 50 đến 200 thước, xử dụng nhiều vũ khí chống chiến xa như B40 – B41. Lực lượng pháo, cối phân tán và bố trí phía sau Bộ binh khoảng 1000 thước đến 200 thước nhưng khi tác xạ hoả lực vẫn tập trung.

Một đặc điểm trong các trận vận động phục kích của địch trong năm 1971 là tổ chức lực lượng phục kích thành nhiều tuyến, khoảng cánh giữa 2 tuyến từ 200 thước đến 1000 thước, bố trí như vậy lực llượng địch không phải tập trung nhiều tại một khu vực mà vẫn gây tổn thất tốỉ đa và mệt mỏi liên tục cho lực lượng ta.

Khi lực lượng ta di chuyển vào giữa trận địa, địch cho các thành phần hỏa ở hai đầu khai hỏa buộc lực lượng ta phải dừng lại không tiến thoái được đồng thời các loại pháo tác xạ tối đa để đàn áp tiêu-đỉêt, các toán xung kích địch xử-dụng hỏa lực ngắn tầm B40, B41, AK và lựu dạn di chuyển nhanh lên trước, khi pháo ngưng tác xạ, các toán chia nhau xung phong thẳng vào mục tiêu, đánh các loại xe và chia cắt đội h́nh của ta để tiêu diệt.

Trường hợp lực lượng ta phản công, ngăn chặn được các toán xung kích và tiếp tục di chuyển tuyến phục kích thứ 2 sẽ chặn đánh. Trong khi đó th́ các thành phần cơ động của địch ở phía sau tiếp tục thi hành h́nh thức hành quân truy kích.

C. TRẬN ĐỊA PHÁO.

H́nh thức chiến thuật trân địa pháo đă được CSBV áp dụng tù năm 1969 tại chiến trường Tây nguyên để đương đầu vớt chiến dịch Ben-Het của Biệt khu 24. Tháng 10/1969 lại đưa ra áp dụng để uy hiếp khu vực Đức lập - Buprang đă gây tổn thất đáng kể cho lực lượng hành quân và hiện nay chiến thuật này đă trở thành phổ thông và được CSBV áp dụng gần như toàn diện. Trận địa pháo thường được địch tổ chức qua hai giai đoạn, trước và sau khi lực lượng ta tiến vào trận địa.

(1) CSBV chọn lựa trận địa trên các đỉnh núi, đồi, các khu vực rộng bằng phẳng, gần các đíểm nước, những nơi lực lượng ta có thể đóng quân, tổ chức căn cứ hỏa lực hoặc di chuyển qua. Đối với những vùng kiếm soát được địch nghiên cứu địa thế, đặt các tác xạ tiên liệu, điều chỉnh chính xác và tổ chức các chối để sẵn sàng cầm chân hoặc dụ lực lượng ta vào một trận địa. Những khu vực trận địa chọn lựa phải nằm trong tầm tác xạ của nhiều khẩu pháo và ḥa tiển.

(2) Sau khi 1ực lương ta đă lọt vào trận địa và bị câm chân là giai đoạn kế tiếp để các đơn vị cối, DKZ di chuyển đến bao quanh và sẵn sàng phối hợp tác xạ cùng lúc với các loại pháo, ḥa tiển ở xa hơn.

Các đơn vị hỏa tiển dễ dàng vậu chuyển, xử dụng mau lẹ và ít đ̣i ḥí vị trí kiên cố, trái lại pháo binh địch trọng lượng nặng hơn nên phải bố trí trong các hang hốc núí, các hầm ếch đào sâu trên các triên núi, đồi.

Các vị trí pháo chỉ xử dụng được một khẩu và tổ chức ở rải rác trên các khu vực địch kiểm soát , bên mỗi hầm hoặc hang núi  được cất dấu các loại đại pháo để một khi có pháo kẻo đến là tác xạ được liền.

(3) Đối với khu vực trận địa, địch phối trí các loại pháo cách xa từ 10 đến 20 cây số, cối và DKZ từ 500 thước đến 4 cây số, hỏa tiển được xử dụng lưu động vị trí không nhất định. Khả năng tác xạ của các loại pháo, hỏa tiễn, cối trong các trận đánh tại Hạ Lào có thể hàng ngàn quả đạn trong vài giờ.

(4) Hệ thống liên lạc và chỉ huy để phối hợp tập trung tác xạ do các toán tiền Sát Viên đi đơn độc, đi cùng với các đơn vị cơ động hay do các chốt báo cáo. Loại máy thường dùng để liên lạc là điện thoại của Trung Cộng, máy vô tuyến loại 2 watt.

Các tiền sát viên đi đơn độc thường đến thật gần căn cứ ta và ở trên các cao địa, trên cây để quan sát và điều chỉnh tác xạ. Trong trận địa pháo CSBV xử dụng rất nhiều loại vũ khí:

- Đại bác 103 ly, 122 ly, 130 ly, 152 ly.
- Hỏa tiễn 107 ly, 122 ly, 140 ly.
- Súng cối 61 ly, 82 ly, 120 ly.
- Súng không giật 37 ly, 75 ly.

(5) Tại chiến trường Hạ Lào, phía Bắc VNCH ở các Tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên và vùng giới tuyến CSBV xử dụng các loại đại pháo Tại Kampucáca giáp ranh cao nguyên hỏa lực ném vào trận địa là các loại hỏa tiễn và súng cối. Tuy nhiên nói chung số lượng đạn pháo vẫn giói hạn và hầu như súng cối và hỏa tiễn là những loại vũ khí dùng nhiều nhất trong các trận địa pháo.

(6) Phối họp với hỏa lực pháo để thanh toán mục tiêu thường gồm các lực lượng cơ động có thể là Bộ binh, Thiết giáp và các đơn vị đặc công, các toán xung kích, các đội pḥng không được bố tri xong, địch bắt đầu khai hỏa. Thường Pháo kích vào mục tiêu làm nhiều đợt, mỗi đợt từ 100 đến 200 quả đạn từ mọi hướng. Trong lúc địch pháo kích các đơn vị cơ động tiến sát vị trí siết chặt ṿng vây đồng thời các đơn vị súng cối, sơn pháo đến theo và khi đến gần trực xạ vào vị trí pḥng thủ của lực lượng ta.

Khi trận địa pháo chấm dứt, mục tiêu tê liệt, địch bắt đầu xử dụng đặc công xung kích rồi Bộ-binh tấn công từ mọi hướng, xung phong và cận chiến để thanh toán mục tiêu.

D. TẤN CÔNG BIỂN NGƯỜI.

H́nh thức chiến thuật tấn công biển người là nhằm sử dụng với mức tối đa ưu thế lực lượng nhiều hơn. Đối phương chấp nhận mọi thiệt hại do hỏa lực của quân trú pḥng gây cho để đạt bằng được mục tiêu mong muốn là tràn ngập vị trí hoặc buộc đối phương phảí triệt thoái nếu muốn bảo toàn lực lượng và thường thường được thực hiện qua hai giai đoạn.

(1) Giai đoạn 1.

Trong giai đoạn này các đơn vị được chỉ định tham dự trận đánh sẽ phối hợp điều nghiên kỹ mục tiêu theo như nhiệm vụ đă được phát định. Đồng thời một lực lượng nhỏ sẽ mở các cuộc tấn công thăm ḍ quấy rối cũng như xử dụng hỏa lực của các loại vũ  khí nặng pháo kích để hủy diệt hệ thống pḥng thủ đội h́nh vả gây tổn thất cho đối phương, trong khi các lực lực lượng chính-yếu lần lượt được điều-động đến trận địa để sửa soạn mở cuộc tấn công.

(2) Giai đoạn 2.

Đây là giai đoạn quyết liệt nhất của h́nh-thức chiến thuật tấn công biển người của CSBV, như phần trên đă tŕnh bày là địch quân phải dụng ưu thế tuyệt đối về quân số, bất chấp hỏa-lực cơ hữu cũng như yểm trợ của quân trú pḥng, mở các đợt tấn công toàn-diện và liên-tục từ đợt này tới đợt khác,
nếu toán phía trước bị thiệt hại hoặc bị chặn đứng th́ các toán kế tiếp sẽ vượt qua dùng tử thi của các bạn đồng đội để thay thế cho các dụng cụ cần thiết ngỏ hầu có thể vượt qua đưa hệ thống hàng rào kẽm gai cũng như bịt các tổ châu mai các pháo đài của quân trú pḥng cho tới khi tràn ngập được mục tiêu hoặc quân trú pḥng tự ư rút lui trước sức tấn công của chúng.

Tuy nhiên v́ không đạt được ưu thế về quân-số, nên h́nh - thức chiến - thuật biển người ít được các đơn vị CSBV xử dụng ngoại trừ một vài trận đánh trên các chiến-trường ngoại biên.

E. ĐẶC CÔNG.

Đặc công là một h́nh thức chiến thuật thế công, dùng một lực-lượng ít đánh nhiều, trang bị đặc biệt để tiêu hao nhiều sinh lực đối phưong nhưng vẫn bảo-toàn đước lực-lượng. Các đơn vị đặc-công được CSBV tổ chức từ 1967 đề chuẩn bị cho cuộc tổng công kích nhằm vào các lực lượng hùng-hậu các căn cứ vững chắc của tại các thành phố, các khu-vực an toàn.

Hiện tại các đơn vị đặc công đă bành-trướng tổ chức ra khắp lănh-thổ các Quân-Khu và đến mọi cấp đơn-vị.

(1) Tổ-chức :

Lực-lượng đặc công gồm những đơn vị được vơ trang đặc biệt, được Huấn-luyện kỹ càng về chiến, kỷ-thuật đánh phá. Đội-viên đặc công là những thành phần khoẻ mạnh được lựa chọn từ các đơn vị, có một lập trường kiên định vô sản và thường xuyên học tập chính-trị, được động viên tinh thần để luôn luôn có quyết tâm đánh thắng.

Môi trường hoạt động đặc công rộng-rải có thể là một hành động tấn công ngoài tiền tuyến hay các vụ khủng bố, phá hoạí tại hậu-phương.

Các đơn vị đặc công nằm trong cả hai tổ chức lănh thổ và ở các đơn-vị trú đóng. Hệ thống lănh thổ có các Tiêu đoàn đặc công trực thuộc BTL miền và Quân-khu. Tỉnh đội có đến cấp Đại đội, Huyện đội có cấp Tiểu đội. Nhiệm vụ của các đơn vị đặc công lănh thổ là bảo vệ cơ sở và tấn công đánh phá đồn bót, căn cứ.

Tại các đơn vị chiến đấu như cấp Sư đoàn có một Tiểu-đoàn Trinh sát đặc công, cấp Tiểu-đoàn có một Trung đội Trinh-sát đặc công.

Ngoài hệ thống lănh thổ và thống thuộc các đơn vị chiến đấu, đặc-công c̣n có những đơn vị được tổ chức riêng biệt tùy theo nhiệm vụ như đặc công biệt động và đặc công chốt có nhiệm vụ bám đánh liên tục các căn cứ quân-sự, cầm chân các lực lượng di chuyển của ta. Một loại khác nữa có nhiệm vụ đánh phá đường lộ, giao thông gọi là đặc công đánh giao thông.

Nếu xét về h́nh thức và những chiến thuật, đặc công chia 3 loại chánh :

(a) Đặc công bộ.

C̣n được gọi là đặc công trinh sát, chuyên đánh trên bộ, giữ nhiệm vụ xâm nhập điều nghiên các vị trí quân-sự và báo cáo cho các đơn vị bộ binh thống thuộc để học tập tấn công. Khi diễn ra trận đánh đặc công sẽ giữ nhiệm vụ mở « đột phá khẩu » cho các đơn vị cơ động tiến chiếm mục tiêu, giải quyết chiến trường. Đặc công bộ cũng có những đơn vị giữ nhiệm vu khủng bố, phá hoại, ám sát tại các đô thị.

(b) Đặc công thủy .

C̣n được gọi là « đội nước » hai « công bính thủy » được huấn-luyện như đơn vị người nhái của ta. Đặc công thủy có nhiệm vụ phá hoại các cầu cống tàu thuyền, các cơ sở quan trọng ỏ gần thủy lộ.

(c) Đặc cơ.

Là danh từ tắt của đặc công cơ giới. Các đội viên của loại đặc công thường là những chuyên viên thành thạo tất cả kỹ thuật về-các loại xe cơ giới của QLVNCH và Đồng Minh, có thể xử dụng khi chiếm đ ược và phá hủy máy móc dễ dàng khi độtt nhập căn cứ thiết giáp của ta.

(2) Tổ chức trận đánh đặc công.

Để đánh một mục tiêu bằng chiến thuật đặc công, cộng-quân thường phảí mất một thời gian dài chuẩn bị bằng các công tác sau:
- Bí mật điều nghiên mục tiêu bằng cách lấy tin tức lực lượng đồn trú, vẽ sơ đồ căn cứ xâm nhập để t́m đường tiến sát, khuấy rổi lẻ tẻ để thăm ḍ phản ứng đơn vị đồng trú trong căn cứ do trinh-sát và chính cấp chỉ huy đảm nhận.
- Lập sa bàn học tập vầ phân nhiệm cho các tổ, các mũi.
- Nếu có thời gian và hoàn cảnh thuận tíện sẽ thực tập tấn công trên một địa thế tương tự địa thế mục tiêu.

Cộng-quân thường tổ chức trận đánh vào những đêm tối trời thời-gian thuận tiện nhất là khoảng từ 00 đến 02 giờ sáng. Lực-lượng xử-dụng để tấn công như mục tiêu đóng quân gồm 2 thành phần.

- Thành phần thứ 1 để yểm trợ và nghênh tập thường gồm có các tổ tam-tam được bổ trí ở phía ngoài căn cứ. Thành phần này có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho các toán xâm nhập, ngăn chặn lực-lượng tiền đồn hoặc tuần tiễu bên ngoài của ta, đánh lạc hướng chú ư và thu hút máy bay nếu cần.

Trong nhiều trận đánh Cộng quân c̣n sử dụng pháo, cối để yểm trợ cho lực lượng đặc công trước khi xâm nhập mục tiêu.

- Thành phần thứ 2 là các mũi tấn công, mỗi mũi gồm nhiều tổ tam-tam được chia nhiều nhiệm-vụ gở ḿn bẩy, cắt rào, tấn công. Các mũi sau khi chọc thủng rào, xâm nhập được vào căn cứ sẽ bất thần nhất tề tấn công các pháo đài, nhà ngủ, chỉ huy sở, hầm truyền-tin và vị trí súng nặng thường địch xử dụng chất nổ mạnh như bộc phá bê-ta ném vào các pháo đài những cơ sở trọng yếu hoặc những chiến cụ như phi cơ, xe thiết giáp vừa có tác dụng phá hủy nhiều vừa gây được tiếng nổ lớn làm hoang mang quan trú pḥng. Thời gian hoạt động tối-đa của đặc công tại một mục tiêu từ 20 đến 20 phút.

Các trận đánh đặc công thường diễn tiến như sau:

(a) Khởi diễn cuộc tấn công là giai đoạn pháo kích mănh liệt bằng súng cối, hỏa tiễn vào mục tiêu. Phản ứng thông thường của lực lượng pḥng thủ là ẩn trú trong các hầm hố, pháo đài khi bị phản kích.

(b) Đồng thời với cuộc pháo kích, các tổ đặc công có nhiệm vụ gở ḿn, cắt rào kẽm gai để mở đường xâm nhập. Đôi khi trong giai đoạn này, các thành phần yểm trợ ở ngoài ṿng rào xử dụng các loại súng phóng hỏa tiễn tác xạ vào đài chỉ huy, truyền tin, vị trí pháo binh, súng cối và các pháo đài để tăng hiệu năng cho cuộc pháo kích mà lực lượng trú pḥng không phát hiện được việc bố trí của đơn vị đặc công ở ṿng rào căn cứ.

(c) Sau khí đă mở được các lối xâm nhập, địch ngưng pháo kích để cho các mũi đặc công xâm nhập căn cứ và dùng chất nổ, lựu đạn súng phóng hỏa tiễn B40, B41 đến sát các pháo đài, hầm nổ, phá huỷ. Thời gian xâm nhập rất mau lẹ nên khi các tiếng nổ do đặc công gây ra, lực lượng pḥng thủ vẫn có cảm tưởng địch c̣n tiếp tục pháo kích.

(d) Hoàn thành công tác phá hoại xong, các mũi phân tán và thường rút lui theo các đường xâm nhập trước. Đặc công di chuyển thật nhanh khỏí vùng mục tiêu, mà ít chú trọng đến việc thu dọn chiến trường. Trận đánh đặc công kéo dài tối đa từ 20 đến 30 phút.

(3) Chiến thuật đặc công :

Những nguyên tắc chính của chiến thuật đặc công là phải đánh sát, đánh bất ngờ, đánh khẩn trương, đánh nhanh, rút nhanh và bí quyết để chiến thắng là yếu tố bí mật được đặc lên hàng đầu.

(a) Đánh căn cứ đóng quân :

Đặc công thường áp dụng 2 chiến thuật là đồng loạt và phát triển.

- Đánh đồng loạt lả một cách đánh diệt điểm cùng một lúc chỉ áp dụng khi tất cả các mũi đă lọt được vào mục tiêu mà không bị phát giác. Các mũi phải luồn vào mục tiêu và nằm chờ. Khi nghe hiệu lệnh bộc phá từ mũi chính (thường là vị trí Trung Ương điện đài) phát nổ, các mũi phải nhất tề tấn công vào các pháo đài, ổ súng vị trí chỉ huy đă được phân nhiệm từ trước.

- Đánh phát triển xử dụng khi các mũi luồn vào với sát hàng rào nằm chờ đợi nhưng lại bị quân trú pḥng phát hiện trước giờ tấn công. Cách đánh này buộc các mũi phải tự động phá cắt hàng rào thật mau lẹ và tấn công thẳng vào các điểm đă định (như lối đánh xung phong của bô binh). Tuy nhiên các mũi phải chiếm từ điểm tựa nhỏ rồi phát triển lan dần toàn thể mục tiêu, sau cùng rút về điểm tập trung, thường là điểm tập kết trước khi tấn công.

(b) Đánh sân bay :

Đặc công cũng áp dụng 2 chiến thuật là đánh song song và nối tiếp.

- Đánh song song áp đụng khi các mũi luồn vào sát mục tiêu vẫn giữ được bí mật. Được lệnh tấn công các mũi sẽ bắt đầu phá từng phi cơ theo thứ tự từ: trông ra ngoài, mũi chính luôn luôn phá đài kiểm soát không lưu và hệ thống điện đài, đánh xong các mũi rút về vị trí tập trung Thường được rút lui cũng là đường đă xâm nhập và vị trí tập trung là vị xí tập kết trước khi tấn công.

- Đánh nối tiếp chỉ áp dụng khi các mũi di chuyển tiếp cận sân bay bị lộ. Các mũi sẽ tự động tấn công thẳng các vị trí phi cơ đă được ghi nhận từ trước.

Mũi chính đánh phả đài kiểm soát không lưu, các mũi khác chia ra đánh hai bên phi đạo. Sau đó rút lui về điềm tập trung.

III. H̀NH THỨC CHIẾN-THUẬT ĐỐI PHÓ CỦA CÁC ĐƠN VỊ.

Chiến thuật không thể đưa ra cái đáp số một cách chính các để căn cứ vào đó mà có thể áp dụng như một bài toán. Do đó cái nguyên tắc chiến thuật được giảng dạy tại các Quân-Trựng và Trung-Tâm Huấn Luyện chỉ có thể được coi là căn bản từ đó sẽ khai triển thêm tùy theo sáng kiến của các cấp
chỉ huy cũng như tùy theo các diễn biến của chiến trường sao cho thích hợp và tạo được thắng lợi cho đơn vị.

Các biện pháp đối phó với các chiến thuật nêu trên của CSBV là do sự đúc kết những kinh nhiệm của đa số các đon vị, các cấp chỉ huy qua các trận đánh khốc liệt tại chiến trường nội địa cũng như ngoại biên. Những kinh nghiệm được nêu ra có thể một vài đơn-vị để áp dụng một cách thắng lợi hoàn toàn, nhưng lại có thể có trường hợp áp dụng tương tự 1ại không đạt được kết quả mong muốn và có khi c̣n thiệt hại.

A. Đối với chiến thuật cơ động kết hợp chốt.

H́nh thức chiến thuật chốt của CSBV là nhằn ngăn chặn không cho lực-lượng hành- quân cửa ta tiến sâu vào khu-vực đóng quân của chúng buộc ta phải di-chuyển vào một trận-địa do chúng đă lựa chọn và bố sẵn hoặc cầm chân cho điều động lực-1ượng cơ động đến để bao vây tấn công. Do đó biện pháp đối phó ghi nhận sau đây được coi là khá hữu hiệu.

Trước khi di chuyển phải đưa các bộ phận thám sát đi lục soát kỷ hai bên sườn, phía trước và phải đặc biệt chú trọng tới các địa thế trọng yếu hay cao thế để kịp thời phát giác các vị trí đóng chốt của địch.

Khi chạm súng phải ước đoán xem lực lượng địch có phải là chốt không bằng cách căn cứ vào tầm tác xạ, hỏa lực và địa thế (chốt chỉ khai hỏa trong ṿng từ 10 đến 15 thước, hỏa lực thường có 1 trung 1iên, 1 B40, 2 AK-47 đối với chốt bộ binh, địa thế chiếm giữ là những cao địa có công sự kiên cố).

Khi phát hiện chốt có nghĩa là đơn vị đă chạm phải tuyến đầu của trận địa, hoặc giới hạn của môt trận địa mà địch không muốn ta phải điều binh theo một hướng khác. Để thoát khỏi trận địa của địch đă được chuẩn bị, ta phải diệt chốt bằng mọi cách, nhưng để tránh tổn-thất và tranh thủ thời gian việc đánh chốt phải qua các giai đoạn :

(1) Gặp chốt, bộ binh nằm tại chỗ chiến đấu và bám sát ngay, lợi dụng địa thế hay thực hiện ngay hố tránh phaó kích.. Không rút v́ chốt sẽ theo ta và có thể sa vào trận địa địch.

(2) Không Quân và Pháo Binh đánh liên tục vừa để đàn áp hỏa lực chốt, tiêu điệt các công sự kiên cố vừa để che dấu không cho địch quan sát cách điều quân của lực-lượng ta.

(3) Cho một toán binh sĩ gan dạ, lanh lợi ḅ sát đến vị trí chốt bằng cách dùng lựu đạn khói làm màn che, rồi xử đụng lựuđạn tay hoặc súng phun lửa, M-79 thanh toán chốt. Trong lúc toán gỡ chốt tiến tới, hậu quân xử dụng trung liên, Đại-liên bắn cao để lừa địch và yểm-trợ cho toán này đến.

(4) Hậu quân trong lúc ở lại bố trí phải đi giữ cạnh sườn để pḥng chiến thuật bao vây và chia cất của địch.

Đối với những chốt chiếm giữ các vị trí hiểm yếu, các cao điểm biệt lập khó đột nhập được, ta cỏ thể t́m một lộ tŕnh khác tránh né vừa cho Pháo-binh bắn chùm lên chốt vừa di chuyển qua. Có khi không cần gỡ chốt mà chỉ cần cắt đứt trên lạc giữa lực-lượng chính đảm nhiệm và chốt là tự động chốt phải rút. Hoặc v́ nhu cầu chiến thuật bắt buộc phải gở chốt th́ có thể áp dụng h́nh thức đánh đêm xử dụng một lực lượng lượng nhỏ bí mật, len lỏi để đột kích, để tiêu diệt.

Riêng với loại chốt công kiên (chống trực thăng và thiết giáp) muốn gở phải áp dụng chiến thuật đặc biệt như sau :

(a) Chốt chống trực thăng :

Chọn băi đáp thật kỳ bằng hỏa lực phi pháo nhất là xử dụng loạ không tiển của phi cơ trực thăng, pháo-binh tác xạ mănh liệt vào các cao địa xung quanh băi đáp và ở dọc hành lang bay trong ṿng 1 cây số đến băi đáp.

(b) Chốt chống thiết giáp :

Vũ khí được xử dung tại các chốt chống Thiết giáp thông thường loại Đại bác không giật, súng phóng hỏa tiển B40 + B41 khi thiết giáp di chuyển hành quân bị địch tác xạ bằng loại vũ khí trên, phản úng tự nhiên là dừng lai xử dụng vũ khí bắn trả nên đă trở thành mục tiêu tốt cho địch. Biện pháp đối phó
hữu hiệu nhất là phải tận dụng di động tính của thiết giáp cùng hỏa lực bắn chùm ngay mục tiêu, tiến thật nhanh vào vị trí đặt súng của địch để chúng không đủ th́ giờ nạp các viên đạn kế tiếp cũng như không đủ b́nh tỉnh mà nhấm bắn một cách chính xác.

B. Đối với chiến thuật vận động chiến.

Vận động chiến là giai đoạn cuối cùng của các giai đoạn chuẩn bị cho một trận đánh khốc liệt sẽ xảy ra sau khi các lực lượng địch đă bao vây dồn ép hoặc cầm chân lực lượng hành quân hoặc trú pḥng của ta vào thế bị động để buộc phải rút lui khỏi khu vực hành-quân hay triệt thoái khỏi địa điểm trú pḥng và lúc đó địch sẽ điều động một lực lượng hùng hậu từ xa mở cuộc tấn-công hoặc chặn đánh trên đường rút lui. Vậy các biện pháp đối phó thường áp dụng:

(1) Khi di chuvển :

(a) Đưa các toán tuần tiểu an-ninh Tiền-thám xa về phía trước và hai bên trục tiến quân từ 700 thước đến 1000 thước đề có thể phát hiện được các sự điều động bố trí của địch khi chúng mưu toan chặn đánh đơn vị chính ngỏ hầu đơn vị sẵn sàng đối phó một cách hữu hiệu.

(b) Tận dụng hỏa lực phi pháo để thanh toán các đơn vị địch khi phát hiện được ở hai bên lộ tŕnh di chuyển và tác xạ dọn đường nếu cần. . .

(c) Phải thường xuyên có phi cơ bao vùng để yểm trợ cho đơn vị về thám sát cũng như hỏa lực.

(d) Lực lượng trừ bị với lưu động tính sẵn sàng phản ứng vào bên sườn hoặc phía lưng quân của địch (như trực thăng vận hoặc thiết kỵ).

(e) Trù liệu nhiều trực di chuyển trong khi thiết lập để nếu v́ nhu-cầu hoặc áp lực địch trên lộ tŕnh có phần gia tăng một cách kịp thời.

(f) Thiết lập kế hoạch lừa địch duy tŕ sự hiện diện tại vị trí dừng quân những bợ phận chinh đă được di chuyển đến một địa điểm khác.

Tùy theo t́nh h́nh, có thể xử dụng, các lộ tŕnh di chuyển trái ngược với các đ̣i hỏi chiến thuật nhưng vẫn bảo đảm được an toàn cho các đơn vị (trường hợp này đả được áp dụng trong cuộc triệt thoái khỏi lănh thổ Ai Lao của Trung Đoàn bộ binh).

(g) Khi đă 1ọt vào trận địa vận động chiến của địch nhất là vận động phục kích, các đơn vị phải cầm cự ngay tại chỗ, xử dụng hỏa lực cơ-hữu và yểm trợ để ngăn chặn kịp thời các đợt xung kích của địch để yểm trợ cho bộ phận chạm địch rút theo sau.

(h) Khi bị địch phục kích vận động trên nhiều tuyến th́ không nên cố gắng chọc thủng, v́ như vậy sẽ phải đối phó với các tuyến kế tiếp chưa kể trường hợp sẻ bị lực lượng cơ động của địch cũng như lực tượng của tuyến vừa bị chọc thủng có thể chỉnh đốn lại hàng ngũ tiếp tục truy kích.

(i) Trong trường hợp có giao tranh mạnh và ta có phi pháo yểm trợ th́ địch thường cố gắng bám sát đội h́nh của ta để tránh bị  thiệt hại. Do đó, đơn vị hành quân phải áp đụng mọi biện pháp cầu thiết để đoạn chiến lùi lại phía sau ngỏ hầu hỏa lực yểm trợ có thể xử dụng một cách hiệu quả.

(2) Tại địa điểm đóng quân:

(a) Khi đồn trú trong các căn cứ cũng như khi tạm dừng quân, đơn vị phải tung lực lượng ra ngoài hoạt động chiếm giữ các vị trí trọng yếu để cố kịp thời phát hiện địch, cũng như ngăn cản được các sự điều động của địch đến gần vị trí ngơ hầu lực lượng chính đủ th́ giờ chuẩn bị đối phó.

(b) Khi t́nh h́nh ở chung quanh căn cứ hoặc vị tri dừng quân tạm thời vượt ra ngoài khả năng của các đơn vị th́ đ̣i hỏi các Bộ Chỉ-Huy cao cấp phát phản ứng kịp thời bằng cách đưa lực lượng tăng cường tới can thiệp hoặc chỉ thị cho các đơn vị liên hệ triệt thoát khỏi khu-vực hành quân ngay.

(c) Khi tạm dừng quân đơn vị thường tổ chức pḥng thủ chu vi, nhưng các cấp ch́ huy ít chú trọng tới chiều sâu v́ tất cả lực lượng đă được đồn ra phụ trách kháng tuyến chính nên thiếu trừ bị phản ứng và khi một pḥng tuyến bị chọc thủng sẻ không có lực lượng để chiếm lại. Do đó kinh nghiệm được nêu lên là luôn phải duy tŕ một lực lượng trừ bị sẵn sàng phản công đẩy lui địch khi cần.

(d) Đối với h́nh thức chiến thuật vận động chiến của địch biện pháp pḥng thủ tốt nhất vẩn là áp dụng chiến thuật tấn công trước để phỏng thủ và có thể lừa địch bàng cách thiết lập vị tri nguỵ tạo, rút ra đóng tại vị trí khác trước khi địch mở cuộc tấn công rồi điều động lực lượng đánh bọc phía sau hoặc bên sườn các cánh quân của địch.

(e) Thám sát kỹ địa thế xung quanh và ước đoán địch đền gần vị trí để chuẩn bị các tác xạ pháo binh, súng cối tiên liệu, ngỏ hầu có thể tác xạ ngăn chặn, tiêu diệt khi cần.

(f) Thiết lập các băi ḿn tự động, ḿn claymole biến chế xung quanh vị trí vá các trục tiến sát mà địch có thể xử dụng để di chuyển.

C. Đối phó h́nh thức trận địa pháo.

H́nh thức trận địa pháo là một chiến thuật vừa sử đụng các loại vũ khi nặng tác xạ đồng loạt và liên tục vào cơ cấu pḥng thủ, vị trí đóng quân của ta để gây thiệt hại tới mức tối đa mà không phải dùng bộ-binh để mở cuộc tấn-công. Những h́nh thức này chỉ có hiệu quả một khi tại mục tiêu tập trung một quân số đông đảo hoặc tồn trử một số lớn quân trang, quân dụng mà thiếu cộng sự và hệ thống che chở một cách vững chắc. Do đó, biên phản đối phó hữu hiệu được các đơn vị áp dụng là :

(1) Khi hành quân phải thường xuyên thay đổi vị trí tạm dừng quân, trù liệu nhiều vi trí pḥng hờ để có thể di chuyển tới khi cần và việc di chuyển chỉ thực hiện khi trời tối. Duy tŕ sự hiện diện tại vị trí đó một cách ngụy tạo để lừa gạt cho địch pháo kích hoặc tấn công vào đó trong khi toàn bộ lực lượng đang trú đóng ở một vị trí an toàn khác.

(2) Trong khi di chuyển nên áp dụng các đội h́nh thích ứng với địa thế và phân tán mỏng. Tuỳ theo t́nh h́nh địch tại một địa phương để áp dụng khi lựa chọn các lộ tŕnh di chuyển trên các cao địa hoặc dưới thung lũng. Theo kinh nghiệm th́ địch không áp dụng một quy luật đồng nhất trong việc lựa chọn các điểm tác xạ tiên liệu v́ có nơi địch thường chú ư vào các cao địa có nơi địch chú ư dưới thấp nhất là các trảng thấp hoặc điểm nước.

(3) Tung các bộ phận trinh sát tuần tiểu xa hoạt động xa vị trí, căn cú để ngăn cản hoặc tiêu diệt các toán quan sát pháo-binh, súng cối địch để chúng không thể đến gần điều chỉnh tác xạ một cách chính xác được.

(4) Trường hợp di chuyển gặp các tuyến chiến đấu của địch, đơn vỉ phải tạm dừng quân hoặc tại các vị trí đóng quân đêm phải cho phân tán mỏng và thực hiện các hầm hố chiến đấu để có thể tránh được thiệt hại khi bi định pháo kích.

(5) Khi một vị trí dừng quân tạm bị địch phát hiện và pháo kích vào đội h́nh bố trí nếu chưa thực hiện kịp thời hầm hổ trú ẩn phải lập tức cho di chuyển ra khỏi vị trí đó cũng như cấp tốc tung các bộ phận ra xung quanh đi t́m diệt các toán quan sát pháo binh của đích để chúng không thể điều chỉnh
tác xạ được nữa.

(6) Các toán quan sát bộ và phi cơ luôn luôn chú trọng để có thể kịp thời phát hiện được các vị trí đặt súng nặng của địch để sẵn sàng gọi pháo binh, phi cơ đến phản pháo yểm trợ cho đơn-vị bạn.

(7) Tránh đốt lửa hoặc phối trí các dụng cụ phản chiếu ánh sáng để địch khó phát hiện được vị trí của đơn vị dù xa.

D. Đối với chiến thuật biển người.

Áp dụng chiến thuật biển người là CSBV dành ưu thế về lực-lượng nhằm cho xung phong tiến thật nhanh để tràn ngập vị trí đánh cận chiến ngỏ hầu tạo được thắng lợi. Biện pháp đối phó được áp đụng đối với chiến thuật trên đ̣i hỏi.

(1) Nếu muốn ngăn chặn hoặc tiêu diệt địch ta cần phải khám phá trước định và khu vực tập trung quân của địch cũng như ước lượng giờ giấc địch có thể khởi sự tấn công để có thể hành động được bằng cách sử dụng hỏa lực phi phảo tấn công tiêu diệt và tránh bị bất ngờ.

(2) Trong thế công, phải có các biện pháp an ninh trong lúc di chuyển mở rộng đội h́nh, gửi các toán viên thám hoặc trinh sát hoạt động để kịp thời phát giác các đơn vị địch từ xa, bám sát và tiêu diệt các toán chốt v́ chính các toán này đă phối hợp cầm chân để cho các lực lượng cơ động điều động đến tấn công ta.

(3) Trong thế thủ. phải có các biện pháp an ninh xa và gần các hoạt động tuần tiểu phục kích báo động phải được thực hiện thường xuyên tại bên ngoài. Hệ thống pḥng thủ phải tổ chức kiên cố để có thể chống lại các cuộc phản kích và chận đứng được cuộc tấn công, phải có 1 kế hoạch yểm trợ hỏa lực kể cả hỏa lực cận pḥng và tác xạ ngay trong vị trí.

(4) Vũ khí thích hợp để chống, chiến thuật biển người gồm có ḿn bẩy, nhất là loại ḿn Claymore, lựu đạn và súng phun lửa cần được xử dụng tối đa.

(5) Pháo binh ngoài việc xử đụng các. loại đạn cháy (BEEHIVE FIRE) c̣n có thể trực xạ bằng các loại đạn nổ mạnh lân tinh cũng như hỏa lực khối lả một trong những biện pháp hữu hiệu nhất.

(6) Rút ra khỏi vị trí hoặc căn cứ, thiết lập sẵn hệ thống ḿn bẩy tự động, chuẩn  bị các hỏa tập phi pháo, súng cối ngay trong  và xung quanh căn cứ để địch tấn công vào chỗ không người. Điều động đơn vị quay trở lại phản công thấy phía sau của chúng để gây thiệt hại tới mức tối đa.

E. Biện pháp đối phó với đặc công.

Theo nguyên tắc căn bản, đặc công chỉ thực hiện các cuộc tấn công phá hoại sau khi các bộ phận trinh sát và chính các Bộ chỉ huy đến điều nghiên tại chổ các mục tiêu được chỉ định một cách kỷ lưởng để nắm vững các chi tiết về bố pḥng quy luật  hoạt động tuần thám canh gác của ta rồi mới thực hiện các cuộc tấn công. biện pháp đối phó vơi chiến thuật này được ghi nhận như sau:

(1) Khi đóng quân dă trại hay tại các căn cứ , vị trí quan trọng, lực lưọng trú pḥng cần có một kế hoạch tuần tiểu thật chật chẽ xung quanh vị trí, tầm hoạt động của các bộ phận này chí cách hàng rào kẻm gai ngoài cùng lối 200 thước là đủ để khám phá và ngăn cản trinh sát địcch đến điều nghiên cũng như tấn công.

(2) Thay đổi một vài h́nh thức bố pḥng như vị trí các vọng gác băi ḿn hàng rào kẻm gai cũng đủ làm cản trở, tŕ hoản hoặc gây thất bại cho đặc công (trường hợp chi khu Tuyên B́nh thuộc Kiến Tường, sau khi đặc công điều nghiên, quân trủ pḥng đă thực hiện thêm một hàng rào kẽm gai nữa nên khi tấn công đă phá hết các hàng rào ghi nhận liền ồ ạt xung phong. Nhưng bị kẹt thêm hàng rào cuối cùng nên bị chận đứng và bị thất bại).

(3) Đối với các vị trí dă trại nếu không có ǵ trở ngại th́ nên thường xuyên thay đổi địa đỉểm đóng quân và không nên ở một nơi quá bảy ngày. Bên trong các căn cứ phân chia thành nhiều khu vực nhỏ lập các tuyến pḥng thủ riêng cho từng đơn vị Tiểu đội, Trung đội, Đại đội... bằng rào kẽm rai và chướng ngại vật có thể nuôi thêm chó, đào thêm giao thông hào nối liền các hầm chíến đấu để di chuyển dễ dàng để tránh pháo kích và khỏ́ ở trong các pháo đài. Việc canh gác phải được các cấp chỉ huy thường xuyên kiểm soảt. Đặc biệt lưu ư lúc chập tối, nửa đêm và gần sáng v́ các giờ trên thích hợp nhất đối với hoạt-động của đặc công.

(5) Tránh phối trí thiết giáp tại các vị trí đă định sẵn một cách thường xuyên, và nếu có thể nên tránh xử dụng vào nhiệm vụ cố định sẽ làm mất khả năng của nó mà c̣n là mục tiêu tốt đối với đặc công.

(6) Giao thông hào cần thiết lập để nối liền giữa các vị trí chiến đấu với nhau khi bị địch tấn công binh sĩ nên rời khỏi pháo đài ra các giao thông hào để có thể tránh bị B40, B41 hoặc bộc phá của địch nhắm vào các pháo đài sát hại.

(7) Khi đặc công đă xâm nhập được vào vị trí mà quân bạn được soi sáng th́ đặc công rất dễ bị phát hiện v́ chúng thường nằm ở trên nóc các pháo đài hoặc nằm nguyên một chỗ và chỉ duy chuyển khi hết ánh sáng c̣n binh sĩ ta ở dướic các thông hào hoặc lợi dụng lúc có ánh sáng để di chuyển.

(8) Soi sáng khu vực pḥng thủ để khám phá và phát hiện đặc công khi chúng đến gần các căn cứ cũng là một biện pháp hữu hiệu. Khi bị phát hiện đang t́m cách vượt qua hệ thống chướng ngại vật th́ kể như đặc công bị tan rả.

(9) Biện pháp đối phó với đặc công hữu hiệu nhất vẫn là tỉnh táo, canh gác một cách nghiêm ngặt c̣n hệ thống chướng ngại vật chỉ coi là cản trở sức tiền nhanh của đặc công thôi.

IV. KẾT LUẬN

Tại chiến trường nội địa, cộng quân đă phải rút về du kích với những chiến thuật và nguyên tắc cơ hữu, duy chỉ có tổ chức đặc công là một lực tượng được bành trướng mạnh, cỏ huấn luyện về kỹ chiến thuật đặc biệt nhưng tựu chung cũng chỉ là nguyên tắc lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh của du kích chiến mà thôi.

Riêng tại những khu vực địa đầu giới tuyến và tại chiến trường ngoại biên, CSBV đă có đầy đủ phương tiện lực lượng và đă phối họp nhiều chiến thuật trong những trận tấn công để đương đầu với hỏa lực hùng hậu của QLVNCH và Đồng-minh.

Những trận đánh điển h́nh trong chiến dịch Hạ-lào, CSBV đă xử dụng vừa chốt, vừa trận địa pháo, vừa biển người để đánh một mục tiêu hoặc xử dụng vừa trận địa pháo, vừa vận động chiến, vừa đặc công để tiêu hao lực lượng triệt thoái trên Quốc lộ 9 của ta.

Và luôn luôn trong tất cả các vận đánh CSBV đều xử dụng hỏa lực pháo, nhất là loại cối và hỏa tiển để làm tê liệt mục tiêu trước khi tấn công. Hiện tượng đó là đấu hiện cho biết đơn vị Cộng quân đă phải kiêng nể kỹ chiến thuật tác chiến của QLVNCH nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu chứng tỏ tổ chức tiếp vận chiến trường của CSBV vẫn c̣n rất hữu hiệu.

Ngoài các chiến thuật chính, Công-quân thường dựa vào kinh nghiệm đưa ra các xảo thuật rất lợi hại, gây nhiều tổn thất cho lực lượng ta. Đây là một vần đề đ̣i hỏi nhiều óc sáng tạo của cấp Chỉ-huy và sự cố gắng không ngừng của Binh sĩ ta để có những phản chiến thuật chống địch, nếu muốn bảo toàn đơn vị và diệt được nhiều lực lượng Cộng Sản Bắc Việt.

Lâm Quan Thời
 

MỤC LỤC 

Ban Biên Tập
H́nh Xung Phong
Thư Chỉ Huy Trưởng

22 Năm Đào Tạo Cán Bộ Quân Sự
Anh lính Sư Đoàn 5
H́nh thức chiến thuật của VC và biện pháp đối phó của Ta
Hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào
Lá thư tiền đồn
Quà nào cho em
28 Tuần đổ mồ hôi thao trường
Ngày dựng cờ Tổ Quốc
Cho những người nằm xuống
Hời
Sự thăng tiến con người trong Quân Đội
Hành trang lên đường
Tạ từ trường yêu
Tính trào lộng trong văn chương VN
Những ngày vắng nhau
Cho ngày mai ḥa b́nh
Đứa con yêu
Bút kư của lính
Nếu nàng hỏi
Bất Khuất dưới một tên gọi


Hành Khúc ...

Thủ Đức hành khúc
SVSQ Thủ Đức hành khúc


H́nh Ảnh ...

Những h́nh ảnh từ Tiểu Đoàn Gia Long
Bằng Thiện Xạ, Nhảy Dù .....
Những h́nh ảnh cách đây 22 năm (trước năm 1973)
Những h́nh ảnh ngày nay (1973)
H́nh ảnh phóng sự ...
Kết quả huấn luyện
Bằng tốt nghiệp căn bản SQBB
Bằng bảo toàn Quân Dụng
Căn cước Quân Nhân
Chứng chỉ Tại Ngũ
Thẻ Lảnh Lương
Sự vụ lệnh
Nghị định thăng cấp Thiếu úy cho khóa 8B+C/72
Nghị định thăng cấp Thiếu Úy
Chứng nhận tử thương


Khoá 8 B+C/72

Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 3 SVSQ
Sinh hoạt Tiểu Đoàn 3 SVSQ
Ngày Quân Lực 19-6-1973
H́nh lễ măn khóa BK - Video

Đại Đội 31
   Trung Đội 311    Trung Đội 312
      Tiểu Đội 1        Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2        Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3        Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4        Tiểu Đội 4
   Trung Đội 313    Trung Đội 314
      Tiểu Đội 1        Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2        Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3        Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4        Tiểu Đội 4
   
Đại Đội 32
   Trung Đội 321     Trung Đội 322
      Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   Trung Đội 323     Trung Đội 324
      Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   
Đại Đội 33
  Trung Đội 331      Trung Đội 332
      Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
  Trung Đội 333      Trung Đội 334
      Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   
Đại Đội 34
   Trung Đội 341      Trung Đội 342
       Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
       Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
       Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
       Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   Trung Đội 343     Trung Đội 344
       Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
       Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
       Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
       Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   
Đại Đội 35
   Trung Đội 351      Trung Đội 352
       Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
       Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
       Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
       Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   Trung Đội 353      Trung Đội 354
       Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
       Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
       Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
       Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4

Danh sách SVSQ theo thứ tự

Họ
Tên
Kỷ Yếu
Đại Đội

Tin tức sinh hoạt