Tính trào lộng trong văn chương của người VN.

Măi Phương

Trong những cuộc hội họp, nhân những buổi quan, hôn, tang tế hay những giờ làm việc vất vả ở các công xưởng, xí nghiệp hay đồng án, người ta thường bày ra những câu chuyện bông đùa, tiếu lâm, hài đàm... để cùng nhau cười vui quên cả nhọc mệt và để hăng hái làm việc. Đó là văn chương trào lộng của Việt Nam ta.

Ở khắp các nước trên thế giới. Kể cả nước đồng văn với Việt Nam như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn. Có lẽ không một nước nào có một thứ ngôn ngữ dồi dào, đầy đủ và một nền văn chương điêu luyện phong phú về mặt trào lộng, châm biến hoạt kê, hài hước như nước Việt Nam ta. Và có lẽ thế giới chỉ có ngôn ngữ Việt Nam là giàu danh từ mỉa mai châm chích, biếm nhẽ hơn cả.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vui tánh, lạc quan, dí dỏm, nên bất cứ trong trường hợp nào, cũng có thể t́m cách nô đùa, bỡn cợt, chế diễu, để t́m cái cười hả hê cho thỏa thích cái thiên tánh của ḿnh.

H́nh như chỉ riêng có dân Việt Nam ta, mới có biệt tài về môn trào lộng, mỉa mai, một đặc điểm rất ít gặp trong văn chương các nước khác. Có thể nói rằng: Văn chương trào lộng là một thể văn riêng biệt, độc đáo và kỳ thú trong nền văn học nước ta và nói như vậy quả không có ǵ là quá đáng.

Những câu chuyện có tánh cách tiêu sầu, giải muộn ấy, biểu lộ tài hoạt bát, trong việc khen chê, châm biến của dân ta.

Ai đă có dịp về miền thôn quê chứng kiến những cuộc ḥ "ĐỐI ĐÁP" trong các vụ cấy hái, mới nhận thấy tài ứng đối, báo biến mau lẹ, dễ dàng của các "NHÀ VĂN B̀NH DÂN" này, khi họ vấn đáp xỏ xiên, châm chọc lẫn nhau bằng những vần thơ "ỨNG KHẨU" rất tế nhị và linh động của các cô cấy lúa bên đường:

Hởi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than đôi lời
Đi đâu vội mấy anh ơi
Công việc đă có chị tôi ở nhà

và khi lữ khách đi đă xa, c̣n nghe văng vẳng sau lưng câu hát ghẹo:

Anh về kẻo tối anh ơi
Kẻo bác mẹ mắng rằng em dỗ dành

  Nếu những trung thần, liệt nữ hào kiệt, anh hùng được người đời tán dương, ca tụng, th́ trái lại những phần tử thối tha, nhơ nhớp làm trái luân thường đạo lư, miệng thế nguyền rủa, chê bai, mạt sát không tiếc lời:

Trăm năm bia đá để ṃn
Trăm năm bia miệng vẫn c̣n trơ trơ

 Những trạng thái bất thường trong xă hội, đều "BỊ" đem ra chế diễu, cười cợt:

Bà già đă tám mươi tư,
Ngồi trong cửa sổ gởi thư kén chồng.

Và:

Ví dầu chồng thấp, vợ cao,
Qua sông nước lớn cơng tao bớ mày.

Đó là chế nhạo những cặp vợ chồng không "XỨNG ĐÔI VỪA LỨA" đến như cười chê những cô gái "VỚ" phải chồng hèn, đần th́:

Tiếc con gái khôn lấy thằng chồng dại,
Tiếc bông hoa lài, cặm băi cứt trâu.
Tiếc thay cây quế giữa rừng,
Để cho thằng Mán nó trèo nó leo.
Một đêm quân tử nằm kề,
C̣n hơn thằng ngốc vỗ về quanh năm.

hay là:

Lấy chồng say như trong chay, ngoài bội,
Ngó vô trong nhà như hội Tần vương.

Hoặc:

Lấy chồng ghiền như ông tiên nho nhỏ,
Ngó vô trong nhà đèn đỏ tợ sao.

Điều nên chú ư là trong ngôn ngữ ta, có rất nhiều danh từ trào lộng, châm biến, như người sợ vợ được gọi là "THỜ BÀ", đàn bà ghen là "SƯ TỬ HÀ ĐÔNG", người hay ghẹo gái là người có "MÁU 35", người hà tiện là "NGỘ CÔNG RÍT CHÚA", v.v... Ngoài ra c̣n vô số câu ca dao, câu hát, câu ḥ, mang một tính chất trào lộng.

Cụ TÚ XƯƠNG đă phải vận dụng đến tài trào phúng, khi thấy người ta đua nhau mặc mới trong ngày Tết:

Khăn là bác nọ to lày tế,
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.

Và:

Chí cha chí chết đua giày dép,
Đen thủi, đen thui cũng lượt là.

Không biết vào thời ấy có thuế nào giống thuế TVA (Taxe sur Valeur Ajoutée) mà Ông lại nảy ra cái óc "ĐẦU CƠ THƯƠNG MẠI" khi nghe người ta chúc nhau ngày Tết:

Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giă trầu.

Và:

Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa chửi, vừa rao cũng đắt hàng.

Nghĩ đến thói đời đen bạc, hay xu phụ kẻ sang giàu, Cụ NGUYỄN KHUYẾN đă viết mấy câu cay đắng:

Thới có thanh tao, ruồi đổ đến,
Gan không mật mỡ, kiến ḅ chi ?

Nhất là Bà HỒ XUÂN HƯƠNG, thường hay châm chọc người đời bằng những vần thơ bất hủ. Bà vẻ đúng cái cảnh "LẺ MỌN" v́ chính Bà cũng là người ở vào hoàn cảnh này:

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công...

Đến như con gái "KHÔNG CHỒNG MÀ CHỬA" Bà cũng chẳng buôn tha:

Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,
Phận liễu đă đành nảy nét ngang.
........................................................
Những kẻ không chồng, chửa mới ngoan.

Câu sau này là do câu ca dao biếm nhẽ, người con gái "CHỬA HOANG":

Không chồng mà chửa mới ngoan,
Có chồng mà chửa, thế gian sự thường.

Và khi bị té sóng soài, Bà đă chống chế:

Dang tay với thử trời cao thấp,
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài...

Một nhà văn có tiếng về môn hài hước trong Nam, Ông HỌC LẠC đă phải mượn các đầu đề như: VỊNH CON TRÂU, VỊNH ÔNG LÀNG HÁT BỘI, để ngạo báng mấy ônh hương chức ngu dốt mà hống hách thời xưa:

Trong bụng lem nhem ba lá sách,
Ngoài hàm lém đém một cḥm râu.

Và:

Trong bụng trống trơn, mang cổ giữa (áo)
Trên đầu trọc lóc, bịch khăn ngang ...

Thật là một lối tả chân siêu thực đúng nguyên trạng đến trăm phần trăm.

Những quan lại "SÂU DÂN MỌT NƯỚC" cũng bị các ông tổ hoạt kê lôi ra làm bia để chế diễu, nô đùa.

Nhân nhày lễ thất tuần hạ thọ của Hoàng Thái Hậu triều NGUYỄN, một ông quan địa phương bắt buộc dân chúng phải đóng góp để đi lễ, nhưng ông quan này đă khôn ngoan đút túi hết một phần. Một nhà văn "VÔ DANH" đă làm đôi câu đối, đến nay c̣n truyền tụng:

Tuổi thọ bảy mươi mừng mẹ nước,
Túi tham chục một chết cha dân.

Tại tỉnh Ninh B́nh (Bắc Phần) có núi Dục Thúy là một thắng cảnh nổi tiếng. Một ông Tổng Đốc đến trấn nhậm tỉnh này có tật sính làm thơ và hay của lót. Ông ta đục mấy vần thơ và luôn cả hai chân ḿnh vào đá trên núi Dục Thúy. Một thi sĩ "VÔ DANH" khác đă tặng Ông mấy vần thơ, mà đến nay c̣n nhiều người nhắc nhở, cho là một giai thoại văn chương:

Năm trước ông toan đục mấy vần,
Năm nay lại đục cả hai chân
Khen cho đá cũng bền gan nhỉ ?
Đứng măi cho ông đục mấy lần.

Cái khéo là ở chỗ tác giả xử dụng chữ ĐỤC để ám chỉ tài "ĐỤT KHOÉT" nhân dân của ông quan kia.

Nói đến tài KHINH NHÂN NGẠO VẬT ta không thể bỏ quên Ông CAO BÁ QUÁT một tài hoa lỗi lạc, lúc ấy ở đế đô có các tay văn hào thi bá lừng danh như TÙNG THIỆN VƯƠNG, TUƯ LƯ VƯƠNG đến đỗi vua Tự Đức phải khen tặng:

Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường.

(Thơ của Tùng, Tuy hơn cả thơ Thịnh Đường). Họ họp nhau lại thành THI XĂ để ngâm thi vịnh phú. Có người đọc mấy bài thơ xướng hoạ của các ông trong THI XĂ cho ông CAO BÁ QUÁT nghe. Nghe xong, Ông CAO BÁ QUÁT lật đật bịt mũi mà đọc rằng:

Ngán cho cái mũi vô duyên
Câu thơ THI XĂ, CON THUYỀN Nghệ An

Ai cũng biết thuyền Nghệ An chở nước mắm, xông ra một mùi hôi thúi khó ngửi. Thế mà Ông QUÁT lại đem so sánh với câu "THI XĂ" chua chát đến thế là cùng. Khi được bổ làm huấn đạo ở một tỉnh miền Thượng Du, Ông QUÁT có làm đôi câu đối dán trường học:

Nhà dột một hai gian, một thầy, một cô, một chó cái,
Học tṛ năm bảy đứa, nửa người, nửa ngợm nửa đười ươi.

Tuy tả đúng t́nh cảm của ông lúc bấy giờ nhưng ông cũng không lột bỏ được tính cách trào phúng, ngạo mạn, hàm súc trong đôi câu đối ấy.

Gần đây, trong biến cố Mậu Thân vừa qua tại Cố Đô Huế đă trải qua một cuộc điêu tàn tang thưong. Một nhà văn, nhân ghé thăm Huế, tức cảnh bằng hai câu thơ sau đây, vừa "TẢ CHÂN" vừa dí dỏm khiến ai đọc đến cũng bắt ph́ cười:

Núi ngự không cây chim ngủ đất,
Sông Hương vắng khách, đĩ kêu trời.

C̣n ở Hà Nội mấy mươi năm về trước, c̣n ai không nghe tên tuổi cô Hồng, tay trắng làm nên sự nghiệp hàng trăm vạn bạc. Khi đă giàu sang, cô bèn vận động mua hàm cửu phẩm cho cha ruột ḿnh, để hănh diện cùng làng nước. Khi mở tiệc ăn khao, có vô số thân bằng quyến thuộc đến lễ mừng. Một ông đại khoa đă đi hạ cha con cô Hồng bằng đôi câu đối như sau:

Cửu phẩm sắc phong Hàm cụ lớn
Trăn năm danh giá Của bà to.

Cha con nhà ấy trịnh trọng đem treo câu đối này vào một chỗ tốt nhất trong nhà lấy làm vinh dự v́ được một nhà khoa bảng đại danh đề tặng. Họ đâu có biết rằng: Ông ấy đă "XỎ NGỌT" nhà ḿnh, một "VỐ" hết sức sâu sắc, chau cay bằng văn chương, chữ nghĩa. Thật vậy, mấy chữ "HÀM CỤ LỚN", "CỦA BÀ TO" hàm súc một ư nghĩa mỉa mai thâm độc v́ chữ "HÀM" ở đây phải hiểu theo nghĩa đen của nó và chữ 'CỦA" ở đây lại có một nghĩa thô tục vô cùng. Sau đây là một chuyện dùng chữ rất tài t́nh nữa:

Một anh học tṛ khó vào nhà một quan viên sang trọng để xin tiền. Ông này ra câu đối, bắt anh học tṛ đối được mới cho tiền. Câu ra như vầy:

Miệng kẻ sang, có gang, có thép,

Không cần nghĩ ngợi, anh học tṛ đă đối lại là:

Đồ nhà khó, vừa nhọ, vừa thâm.

Cũng như câu chuyện trên kia, đây là một lối "CHƠI CHỮ" rất tinh vi và tế nhị. Chữ "ĐỒ" ở đây có một nghĩa rất thô tục (theo một danh từ thông dụng ở miền Bắc) và cố nhiên anh học tṛ đă chơi xỏ, bằng cách đem "CÁI ẤY" ra đối với "MIỆNG KẺ SANG".

CỐNG QUỲNH cũng đă từng nghịch ngợm, ranh mănh với câu:

Lại đứng đầu bờ xin XỎ chị
Chị nở ḷng nào chị chẳng cho.

Cố nhiên Ông đă bắt người đọc hiểu chữ "XIN XỎ" ra một nghĩa khác hơn nghĩa thật của nó.

Người Tàu - Ông thầy văn hoá của ta, cũng không khỏi bị ta cho những bài học đau đớn. Họ tự phụ đă từng đô hộ ta với câu:

Đồng tụ chí kim đài vị lục
(Cột đồng chia ranh giới, đến nay rêu vẫn c̣n xanh)

Th́ đây là câu trả lời:

Đằng giang tự cổ huyết do hồng
(Sông Bạch Đằng từ xưa đến nay, máu vẫn c̣n đó)

 Bà ĐOÀN THỊ ĐIỂM cũng đă từng cho người Tàu một vố đau điếng khi Bà giả làm hàng nước, bị quân Tàu đến trêu ghẹo. Chúng đă bảo nhau rằng:

An-nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
(Ở nước Nam, một tất đất không biết bao nhiêu người cày)
"Nghĩa bóng", Bà đáp lại:

Bắc triều sĩ đại phu, giai do thử đồ xuất.
(Bên Tàu các quan lớn nhỏ đều do ngơ ấy mà ra)

Bà ĐIỂM đă làm cho quan Tàu thấy rơ tài ứng đối mau lẹ và tài châm biến sâu cay của người ḿnh.

Để chấm dứt bài này, chúng tôi xin kể thêm một chuyện xẩy ra hồi Lê mạt, Nguyễn sơ. Để chứng minh một lần nữa, tánh chất trào lộng, tiềm tàng trong tâm năo dân ta:

Nguyên khi vua LÊ CHIÊU THỐNG thất quốc chạy sang Tàu cầu viện, bầy tôi nhà Lê, người th́ ṭng vong, khứ quốc, người th́ lui về ở ẩn, để cho trọn nghĩa với vua Lê. Lúc ấy có một số người cương quyết từ chối để giữ vững tiết tháo của ḿnh, một số người khác, lục đục kéo ra thọ tước lộc của tân trào mong được phong thê, ấm tử. Một danh sĩ đương thời, thuộc phái "Bất hợp tác" kiểu Ấn Độ đă chế diễu những người "Cộng tác" ấy bằng mấy câu thơ, đau như búa bổ vào đầu:

Nhất đôi DI, Tề hạ Thú Dương,
Cộng ngôn vi khổ, bất kham thương.
(Một lũ Bá Di, Thúc Tề, đồng kéo nhau xuống núi Thú Dương, và đồng bảo rằng rau vi đắng quá ăn không nổi nữa).

Ở đời có nhiều cách mạt sát, mạ lỵ người ta. Mà hậu quả có khi đưa đến "Thượng đai" xa hơn nữa là thanh toán nhau v.v...

Những cách "CHỬI XÉO" trên đây, xem ra có phần thích thú, hào hứng lắm vậy.

Măi Phương 

MỤC LỤC 

Ban Biên Tập
H́nh Xung Phong
Thư Chỉ Huy Trưởng

22 Năm Đào Tạo Cán Bộ Quân Sự
Anh lính Sư Đoàn 5
H́nh thức chiến thuật của VC và biện pháp đối phó của Ta
Hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào
Lá thư tiền đồn
Quà nào cho em
28 Tuần đổ mồ hôi thao trường
Ngày dựng cờ Tổ Quốc
Cho những người nằm xuống
Hời
Sự thăng tiến con người trong Quân Đội
Hành trang lên đường
Tạ từ trường yêu
Tính trào lộng trong văn chương VN
Những ngày vắng nhau
Cho ngày mai ḥa b́nh
Đứa con yêu
Bút kư của lính
Nếu nàng hỏi
Bất Khuất dưới một tên gọi


Hành Khúc ...

Thủ Đức hành khúc
SVSQ Thủ Đức hành khúc


H́nh Ảnh ...

Những h́nh ảnh từ Tiểu Đoàn Gia Long
Bằng Thiện Xạ, Nhảy Dù .....
Những h́nh ảnh cách đây 22 năm (trước năm 1973)
Những h́nh ảnh ngày nay (1973)
H́nh ảnh phóng sự ...
Kết quả huấn luyện
Bằng tốt nghiệp căn bản SQBB
Bằng bảo toàn Quân Dụng
Căn cước Quân Nhân
Chứng chỉ Tại Ngũ
Thẻ Lảnh Lương
Sự vụ lệnh
Nghị định thăng cấp Thiếu úy cho khóa 8B+C/72
Nghị định thăng cấp Thiếu Úy
Chứng nhận tử thương


Khoá 8 B+C/72

Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 3 SVSQ
Sinh hoạt Tiểu Đoàn 3 SVSQ
Ngày Quân Lực 19-6-1973
H́nh lễ măn khóa BK - Video

Đại Đội 31
   Trung Đội 311    Trung Đội 312
      Tiểu Đội 1        Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2        Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3        Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4        Tiểu Đội 4
   Trung Đội 313    Trung Đội 314
      Tiểu Đội 1        Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2        Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3        Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4        Tiểu Đội 4
   
Đại Đội 32
   Trung Đội 321     Trung Đội 322
      Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   Trung Đội 323     Trung Đội 324
      Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   
Đại Đội 33
  Trung Đội 331      Trung Đội 332
      Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
  Trung Đội 333      Trung Đội 334
      Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
      Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
      Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
      Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   
Đại Đội 34
   Trung Đội 341      Trung Đội 342
       Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
       Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
       Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
       Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   Trung Đội 343     Trung Đội 344
       Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
       Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
       Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
       Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   
Đại Đội 35
   Trung Đội 351      Trung Đội 352
       Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
       Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
       Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
       Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4
   Trung Đội 353      Trung Đội 354
       Tiểu Đội 1         Tiểu Đội 1
       Tiểu Đội 2         Tiểu Đội 2
       Tiểu Đội 3         Tiểu Đội 3
       Tiểu Đội 4         Tiểu Đội 4

Danh sách SVSQ theo thứ tự

Họ
Tên
Kỷ Yếu
Đại Đội

Tin tức sinh hoạt