30/04/1975: Mưa sa trên màu cờ đỏ

Lê Thiên

Ngày 30 tháng Tư, 1975. Tiếng đầu hàng của Dương Văn Minh phát ra! Sài G̣n chết lịm! Quang cảnh Sài G̣n sầm uất náo nhiệt ngày nào bỗng biến dần, biến dần! Xuất hiện mỗi lúc mỗi đông, mỗi hùng hổ những tên đầu đội mũ tai bèo, chân mang dép râu, cánh tay mang băng đỏ, lăm le súng, chạy ngược chạy xuôi lăng xăng, ḥ hét oai vệ, hoặc ngồi ngất ngưởng trên các xe Jeep nhà binh “chiến lợi phẩm” đầy súng đạn, rồ ga, rít thắng, bấm c̣i inh ỏi, mặt rạng rỡ “hào quang chiến thắng”của kẻ… theo đóm ăn tàn.

Cán bộ Cộng sản nằm vùng? Quân Bắc Việt giả dạng? Hay bọn bất lương hôi của? Có thể cả ba. Máy móc, vàng bạc và những vật dụng quư giá của nhiều tiệm buôn bị đoạt ngang giữa thanh thiên bạch nhật, không ai dám mở miệng phản kháng, chống cự. Gạo và thực phẩm của các quầy hàng Quân Tiếp Vụ và của các hiệu buôn lớn nhỏ đều bị vét sạch. Những nhà vắng chủ v́ chủ nhân c̣n lẩn trốn đâu đó chưa về kịp hay đang trên đường bôn tẩu ra nước ngoài đều là những mồi ngon “mời mọc” bọn thảo khấu xông vào đập phá, lục lạo, cướp bóc, vơ vét chẳng từ thứ ǵ. Sau này, người ta nhận dạng một số trong đám ấy xuất hiện trên các giao lộ, vai mang AK, hoặc lảng vảng nơi các trụ sở khóm, phường làm tạp dịch vệ sinh, hầu trà, pha nước. Người dân gọi đó là bọn “Cách mạng ba mươi” (Ba mươi Tháng Tư). Sinh viên “đấu tranh”, thực ra chúng là Cộng sản nằm vùng tại các Đại học cũng xuất hiện đóng vai “Cách mạng ba mươi” này.


Có không một Sài G̣n hoang tàn?

Bộ đội Cộng sản Bắc Việt tiến vào thành phố sau lời đầu hàng của tướng Minh. Nguy lắm! Sài G̣n có lắm thứ “chất độc” có thể làm “hư thối” hay “biến chất” các chú bộ đội non từ Miền Bắc? Đặc biệt là cái nét “hào nhoáng” của nó có thế làm chóa mắt các chú.

Từ lâu, loa tuyên truyền của Cộng sản đă bơ công nhồi sọ binh lính, cán bộ, đảng viên và cả nhân dân Miền Bắc về h́nh ảnh “phồn hoa giả tạo” của một “Sài G̣n nát tan do bọn Mỹ- ngụy” gây nên! Thế nên, giờ đây dứt khoát Sài G̣n phải là “một thành phố rách tươm” trước khi bộ đội chính quy (Bắc Việt) tiến chiếm nó hoàn toàn. Như thế mới chứng minh được điều “đảng dạy” là chân lư! “Sài G̣n điêu tàn đă từ lâu do chế độ Mỹ ngụy bóc lột người dân đến tận xương tủy!” Không biết có phải đó là nguyên nhân những kẻ “thắng cuộc” để mặc “đám băng đỏ 30 Tháng Tư” lộng hành? Bởi v́ mới trước đó thôi, người Cảnh Sát Quốc Gia hăy c̣n làm nhiệm vụ an ninh trật tự thành phố nghiêm chỉnh! Và người dân Sài G̣n vẫn quen với nền nếp kỷ luật cố hữu!

Choáng ngộp với Sài thành hoa lệ!

Vào Sài g̣n, tội nghiệp, các “cán bộ- nhà báo” và các chú chú lính Bắc Việt tuổi c̣n non choẹt, bộ mặt khờ khạo nhếch nhác trông thật thảm hại, đáng thương. Trước khi lên đường vào Nam, các chú đă bị bịt mắt, bị lừa bịp về h́nh ảnh một “Sài G̣n ở đáy cùng địa ngục, chờ đảng giải phóng”, “giải thoát khỏi lầm than”. Nay th́ tận mắt nh́n thấy với thực tế trước mắt, các chú không ngờ trực diện với ánh sáng rực rỡ của Ḥn Ngọc Viễn Đông mà các chú đă chẳng mường tượng nổi!

Các chú cứ tưởng ḿnh đang mơ, choáng váng trước sự lộng lẫy tráng lệ và sầm uất của cái thành phố mà trước đây các chú được tuyên truyền là một “thành phố chết, xơ xác tiêu điều!” Trong óc tưởng tượng của các chú, không phải chỉ Sài G̣n, mà “khắp nẻo Miền Nam Việt Nam đều là những băi tha ma xông mùi xú khí với những con người đói rách tả tơi, cùng cực!”

Chính sách bế quan tỏa cảng nhốt kín con người Miền Bắc xhcn đằng sau bức màn sắt kiên cố ngăn chặn mọi giao tiếp với bên ngoài ngót 20 năm trời. Chỉ duy nhất tiếng nói của đảng Cộng sản thống trị! Chuyện “người dân Miền Nam không có nổi hạt cơm mà ăn, không có nổi manh áo mà mặc, thậm chí đến cái sọ dừa dùng làm chén ăn cơm cũng không”, “Đảng đă dạy thế, tất phải thế”! Các buổi “học tập”, các loa đài, sách báo đảng và cả “sách giáo khoa” đều một khuôn, sao không tin?

Trên đường vào Nam, các chú cứ đinh ninh một điều: “Tại Miền Nam Việt Nam, từ đô thị đến thôn quê, đâu đâu cũng ngập bóng dáng những tên Mỹ đói thất tha thất thểu ngoài đường, đâu đâu cũng phủ ngập lô cốt, súng đạn và chết chóc. Quân Mỹ-ngụy ăn thịt người!” Người dân Miền Nam bị “thịt” hết rồi! Kinh hăi lắm!”

Giờ th́ Sài G̣n đó hiển hiện trước mặt các chú! Các chú đờ người ra, ngơ ngác như đang lạc vào cơi mơ! Phố xá rực rỡ làm chói mắt các chú! Người dân Miền Nam sao mà thoải mái và lịch lăm thế trong giao tiếp? Đâu thấy ai co ro sợ hăi khiếp nhược? Đâu thấy ai tỏ lộ thái độ e dè giấu diếm tâm tư, t́nh cảm và suy nghĩ của ḿnh? Tŕnh độ văn minh của người dân Sài G̣n thể hiện qua tiếng nói, tiếng cười, cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp thật là “ấn tượng”!

Nét phong lưu của người dân Sài G̣n cũng vượt ngoài định kiến của các chú! Khó mà phân biệt ai giàu ai nghèo, ai sang ai hèn. Xe cộ tiện nghi đi lại cùng các thứ tiện nghi khác xem ra như nhau cả, chứ không như Miền Bắc phân hạng, phân cấp, ưu tiên ưu đăi theo chính sách tiêu chuẩn trên dưới này nọ!

Câu chuyện tiếu lâm: Hơi ngạt giết người

Cái hiện đại sơ đẳng và b́nh thường nhất ở Miền Nam th́ lại là thứ hiện đại cực kỳ quư hiếm, cực kỳ cao cấp, hoàn toàn xa lạ đối với các chú ở Miền Bắc. Đơn giản như cái bồn cầu bóng láng men trắng tinh mà nhà tư nhân nào ở Miền Nam cũng có, người đi cầu ngồi thoải mái như yên vị trên những chiếc ghế ngồi hạng sang ngồi đong đưa thơ thới chứ “không phải ngồi xổm chổng mông” khổ sở như ở Miền Bắc xhcn… khiến các chú vừa trông thấy đă ngỡ là bồn rửa mặt, tha hồ vung té nước “mát mặt anh hùng khi nắng gió”! Ngay giữa ḷng thủ đô Hà Nội “ngàn năm văn vật”, người dân cũng khó mà thấy ở đâu có cái thứ “bồn cầu lạ lẫm kỳ diệu” như thế này, mà chỉ thấy toàn những hố xí lộ thiên xông mùi hôi thúi, ruồi nhặng dẫy đầy, người đi cầu phải ngồi xổm, trụ hai chân vất vả, nhiều khi phân cầu văng ngược trở lại dính đầy mông, đầy quần, đầy người! Ấy là chưa kể tới những đồng hồ “không người lái”, những cà phê “hai tầng”, “cái nồi ngồi trên cái cốc”, những tivi “chạy đầy đường” cùng nhiều thứ “hàng độc” khác, mà tại Miền Bắc, người ta cố t́m chảy máu mắt cũng chỉ như ṃ châu đáy biển!

Một câu chuyện nghe khá tiếu lâm, nhiều người sẽ cho là chuyện bịa đặt và cường điệu “bôi bác” quá đáng. Không! Đó là chuyện thật trăm phần trăm, do một cựu trinh sát cs Bắc Việt thuật lại sau khi chú kết hôn với một cô gái Miền Nam và sống ḥa nhập với dân Nam.

Theo lời kể của chú, vào Sài G̣n, một vài chú bộ đội rủ nhau “xâm nhập” vào một nhà tắm hơi vắng chủ tại Sài G̣n tuy các chú chưa hề có ư niệm ǵ về “tắm hơi”. Chủ nhà tắm hơi đă cao bay xa chạy. Các chú nghênh ngang chui vào một pḥng tắm, cởi phăng áo quần, chỉ c̣n mặc mỗi người một chiếc xà-lỏn (không ai có quần x́-líp). Không ai trong họ biết hệ thống nước nóng nước lạnh vận hành thế nào. Họ vặn mở đại khóa nước. Nước nóng phun trào! Hơi nước bốc lên mịt mù! Các chú hồn xiêu phách lạc, chạy thoát thân, mồm la ơi ới: “Chết! Chết! Mỹ ngụy phóng hơi ngạt giết người! Cứu! Cứu! Cứu!”

Mấy bà bán hàng rong bên đường ôm bụng cười! Các chú càng hoảng loạn, cắm đầu chạy bạt mạng, trên người các chú chỉ độc những chiếc quần xà lỏn! Mới hay chính sách ngu dân của CS Bắc Việt độc địa và tàn nhẫn biết chừng nào!
Một số người dân Miền Nam lúc bấy giờ có lẽ do không nh́n sâu vào nguyên nhân sự ngờ nghệch đáng thương của các chú bộ đội, đă gán cho các chú bộ đội cái hỗn danh “cán ngố” xem ra bất công đấy! Tội là tội của quân đầu độc tuổi trẻ kia ḱa!

Bộ mặt loang lổ của Sài G̣n giờ hối tử

Chỉ trong ṿng vài tuần lễ, phố xá Sài G̣n đă thay đổi bộ mặt: Đường phố dần dần vắng bóng người và nhất là xe cộ. Trong khi đó, tại khu vực Chợ Cũ, Chợ Bến Thành, bọn Cộng sản nằm vùng, bọn cơ hội thừa nước đục thả câu, bày bán xô bồ những thứ dép râu, nón cối, mũ tai bèo, “lương khô” Trung Cộng…! Cả cờ “MTGPMN”, cờ sao cộng sản Miền Bắc, cờ đỏ nhiều sao của “mẫu quốc” Trung Cộng… Chẳng mấy ai thèm liếc mắt vào, nói chi tới mua! Ngoại trừ vài phần tử a dua tỏ ra đổi đời, thích nghi với chế độ mới, nón cối đội liền, dép râu mang ngay tại chỗ (cởi dép Nhật đang mang cho vào túi nilon xách đi)! Xu nịnh kệch cỡm!

Trong khi đó, một số người khác lại chớp lấy cơ hội ngàn vàng, mở hàng vỉa phố buôn bán mánh mung với “các chú bộ đội” nhưng thứ hàng của Miền Nam mà các chú say mê. Chóa mắt trước những “hàng Mỹ ngụy,” ǵ cũng “hiện đại cực kỳ”, các chú tranh mua mọi thứ thượng vàng hạ cám mà lần đầu tiên trong đời các chú thấy vô cùng là hiếm, quư, lạ.



(Dép râu c̣ng lưng, tay xách đầu “búp-bê biết nói” đang “khẩn trương” tiến nhanh tiến manh, tiến vững chắc... đem những thứ đă cướp đoạt được của người dân Việt Nam Cộng Ḥa... tiến về đất Bắc).​

Đại thắng và hoành tráng

Tại trung tâm thành phố Sài G̣n, Cộng sản Bắc Việt tổ chức lễ mừng “đại thắng mùa xuân”. Phố phường chảy dài màu đỏ máu dưới nền trời dày đặc mây đen, mưa sa ảm đạm.

Tôi bỗng nhớ bài thơ của Trần Dần, bài “Nhất định thắng”, báo Nhân Văn & Giai Phẩm Hà Nội 1957). Bài thơ mô tả cảnh Miền Bắc xhcn dưới sự ḱm kẹp của CS Miền Bắc:

Tôi bước đi
Không thấy phố,
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
Trên màu cờ đỏ.


Th́ ra, Sài G̣n và toàn Miền Nam Việt Nam sau ngày 30/4/1975 cũng y chang h́nh ảnh bầu trời âm u dưới những cơn mưa phùn ảm đạm “Tôi bước đi Không thấy phố, Không thấy nhà, Chỉ thấy mưa sa Trên màu cờ đỏ.
Cộng sản Bác Việt tràn vào thành phố, người dân Sài G̣n – và cả Miền Nam Việt Nam – chẳng mấy ai “vùng lên đồng khởi” như Cộng sản tuyên truyền ở Miền Bắc. Nhưng người hiếu kỳ th́ không thiếu. Cộng thêm thành phần học sinh sinh viên “đấu tranh”, mấy ông linh mục cấp tiến, một số sư săi “tiến bộ” cùng đám giáo đồ theo cha theo thầy hăm hở “ḥa chung niềm vui”.

Sạch phố, sạch nhà

Cũng vào thời điểm ấy, loa phóng thanh liên tục oang oang cái điệp khúc “sạch cửa, sạch nhà”, giục giới trẻ “tham gia sạch nhà, sạch phố”. Một người từng trải kinh nghiệm với “ngôn ngữ cách mạng Cộng sản” giảng giải: “Sạch nhà, sạch phố” không phải là mấy cái chuyện quét dọn lau chùi hay tẩy xóa chữ nghĩa mà đó là mật lệnh “3 sạch”: Hốt sạch, phá sạch, giết sạch. “Cách mạng” Campuchia cũng hô hào như vậy và sọ người chất đống xứ Chùa Tháp! Mậu Thân 1968 ở Huế, Việt Cộng tràn vào cũng sạch nhà, sạch phố! Và rồi tang tóc đă đến với hàng vạn sinh linh! Nhổ cỏ nhổ tận gốc, nhổ sạch!

Trong các thứ “làm sạch” xă hội Miền Nam, đứng hàng đầu là “làm sạch” mọi quan hệ giao tiếp với thế giới bên ngoài Việt Nam, với thế giới không cùng phe “xă hội chủ nghĩa anh em!” Cấm chỉ tuyệt đối mọi liên lạc trao đổi với “bọn tư bản cùng đồng minh của chúng”, dù là những trao đối mang tính cá nhân giữa họ hàng thân nhân đang học hành hay làm việc, sinh sống ở nước ngoài! Nhất là Mỹ và các nước Tây Âu. Kế đến là các nước khối SEATO (Khối Pḥng Thủ Đông Nam Á)! Hoàn toàn bế quan tỏa cảng! Nội bất xuất, ngoại bất nhập, dù là một món quà nhỏ, một tin nhắn hay một bức thư tâm t́nh.

Bức màn sắt bây giờ không dừng lại trên vĩ tuyến 17. Nó chụp lên cả nước! Tất cả “điện đài” (rađio), tivi, máy dĩa, máy hát, máy đánh chữ, máy chụp h́nh đều bị tịch thu. Hoặc phải mang giao nộp, hoặc sẽ phải đi “học tập cải tạo”!

Những thứ “tàn dư”… không dư!

Tại Sài G̣n-Gia Định-Chợ Lớn, nghe theo Cộng sản, trên các dường phố, thanh niên sinh viên học sinh nam nữ “hồ hởi phấn khởi” hăm hở xông xáo hiến công đi làm “sạch phố, sạch nhà”. Họ đu đưa trên những chiếc thang cao lêu khêu, mạnh tay đập phá các ba-nô quảng cáo viết bằng riếng Anh, tiếng Pháp, đục xóa những h́nh ảnh, chữ nghĩa bảng hiệu in trên tường mà chế độ Cộng sản cho là “tàn tích văn hóa đồi trụy Mỹ-ngụy”… Ngoại trừ chữ Tàu!

Tội nghiệp đám thư sinh trai gái khờ khạo chưa có kinh nhiệm về Cộng sản hay v́ sợ hăi hoặc v́ một lư do nào khác, hùng hục hiến công lao động, suốt ngày mồ hôi nhễ nhại dưới nắng hè gay gắt mà chẳng được ai đoái hoài ban cho một ly nước giải khát hay một chén cơm nguội. Phần thưởng duy nhất họ nhận được là những điệp khúc tán dương sáo rỗng ve văn rẻ tiền, oang oang trên các loa khuếch đại âm thanh đinh tai điếc óc: “Thanh niên miền Nam thành đồng!”

Trong khi đó, phía kẻ thắng cuộc, cứ đêm đến, cho quân xa bộ đội rầm rập chở về Bắc mọi thứ “tàn dư” đắt tiền của “Mỹ-ngụy”. Liên tục hai tháng trời “hành quân Molotova bịt bùng” từ Nam ra Bắc như thế! Mới hay “tàn dư” mà không dư! C̣n lâu những thứ “tàn dư” ấy lọt vào tay thường dân miền Bắc. Chia chác nhau ở thượng tầng chưa chắc đủ, có đâu tới tiện dân!

Măi sau này người ta mới biết trong các chuyến hàng “tàn dư” chở về Bắc có 16 tấn vàng cướp đoạt từ Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam mà báo chí CS vu khống Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu “ăn cắp chở ra ngoại quốc”.

Vụ 16 tấn vàng: 30 năm vu khống

Ngay sau ngày 30/4/1975, truyền thông thân cộng ở Sài G̣n, rồi sau này truyền thông chính ḍng của chế độ Cộng sản không ngừng gia tăng cường độ vu khống cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu “ăn cắp 16 tấn vàng của quốc gia, mang ra ngoại quốc khi chạy trốn”. Thậm chí phịa “nguồn tin chính thức từ CIA Mỹ” làm bằng chứng!

Chiến dịch tuyên truyền vu khống kéo dài ṛng ră hơn 30 năm (1975-2006). Đến năm 2006, không thể lấp liếm lâu hơn nữa, hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ thuộc hệ thống truyền thông Cộng sản bèn công khai tiết lộ vụ 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Ḥa với đầy đủ chứng cớ xác nhận ông Thiệu không hề đụng tới một rẻo vàng của VNCH. Ông Huỳnh Bửu Sơn và cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo là hai viên chức VNCH c̣n ở lại trong nước lúc bấy giờ đă công khai lên tiếng về kho vàng của VNCH (thuộc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam) mà chính hai ông đă bàn giao cho phía CS do Lữ Minh Châu đại diện tiếp nhận. Cộng Sản VN đă niêm phong kho vàng, rồi chẳng bao lâu sau đă bí mật chuyển vàng về Bắc. Không phải chỉ 16 tấn vàng, mà c̣n cả một số lượng khổng lồ đô-la và đồng tiền vàng cổ lưu trữ lâu đời trong kho Dự trữ của Ngân hàng quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa cũng được bàn giao nghiêm chỉnh! Các giới chức hữu trách Đảng và nhà nước CSVN chưa hề có một lời xác nhận công khai trước nhân dân về số vàng và hiện kim họ đă cướp đoạt được!

Bỗng dưng, vào đầu Tháng Tư 2015 (gần 41 năm sau 1975), báo Tuổi Trẻ lại đưa ra tiết lộ mới rằng không phải chỉ 16 tấn mà có đến 40 tấn đă đem bán cho Liên Xô! Số đô la và tiền cổ đến giờ vẫn chưa ai nói tới!

Văn hóa “đồi trụy Mỹ-Ngụy”

Điều mà từ “cán bộ các cấp tới giới trí thức” lẫn sinh viên học sinh từ Miền Bắc vào Sài G̣n hay các tỉnh thành ở Miền Nam Việt Nam hết sức bất ngờ là khắp Miền Nam Việt Nam tràn ngập đủ mọi loại sách báo, cả sách báo ngoại văn Pháp, Anh, Nga, Hoa. Không phải chỉ bên trong các tiệm sách mà nơi bến xe, bến tàu, lề đường… Đâu đâu cũng thấy bày hàng sách báo đủ loại… Người dân Miền Nam kẻ qua người lại, ai ai cũng thể dừng lại xem, đọc qua và có quyền mua bất cứ loại sách báo nào ḿnh thích, không bị ai theo dơi, ŕnh ṃ, bắt bớ! Không hề thấy chuyện bị buộc phải được cấp giấy phép hay giấy chứng nhận để được mua quyển sách này, tờ báo nọ.

Tại Sài G̣n trước 1975, cả những sách báo chống chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, những sách kinh điển Các Mác, Ăng-ghen (như bản dịch Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) cũng thấy tự do bày bán. Người dân tự do đọc và đọc công khai bất cứ ở đâu chẳng phải lén lút giấu diếm ǵ cả! Một hiện tượng vô cùng “lạ lẫm” đối với các “chú bộ đội” và cả với các loại “cán bộ-nhà báo” LÁO, dép râu nón cối mới được đảng Cộng sản đưa vào miền Nam! Đó là một mối nguy, một cạm bẫy mà nhà cầm quyền Cộng sản Miền Bắc không thể để yên. Thế nên cuộc tổng tấn công thứ hai mà Cộng sản Bắc Việt nhắm tiếp theo sau là đánh vào nền văn hóa văn chương Việt Nam Cộng Ḥa mà Cs kết tội là “văn hóa đồi trụy Mỹ -ngụy”, chẳng những cấm đọc, cấm phát tán, mà c̣n ra lệnh tịch thu, xé, đốt hoặc bán giấy vụn. Các ṭa báo, nhà in, nhà sách lần lượt bị đóng cửa. Các nhà xuất bản bị cấm hoạt động. Giới văn nghệ sĩ bị tống vào nhà tù, gọi là “học tập cải tạo”, hoặc xua đi đào mương đắp đập!

Mắng nhiếc thô lỗ, hận thù dai dẳng

Các loa phóng thanh kêu gào “ngụy quân ngụy quyền sớm ra tŕnh diện học tập để hưởng chế độ khoan hồng của cách mạng” bên cạnh là lời răn đe sắt máu “hàng sống chống chết.” Quân-dân-cán-chính Việt Nam Cộng Ḥa có cảm tưởng hận thù sẽ c̣n đeo đuổi dai dẳng bao lâu cái ngôn từ xỉ vả hạ cấp “ngụy” này “ngụy” nọ c̣n tiếp tục là ngôn ngữ thường ngày trên đất nước. (Xin xem 40 năm hỗn danh “ngụy” và những trận đ̣n thù của ác quỷ).

Sau ngày 30/4/1975, các sân trường thành phố Sài G̣n trở thành những điểm “tŕnh diện” cho các viên chức và sĩ quan chế độ cũ. Các vị giờ đây trở thành “hàng binh” và tù binh. “Cán bộ an ninh” Cộng sản không bỏ lỡ cơ hội lên mặt, lên lớp chửi bới sỉ vả kẻ “bại trận”. Chúng miệt thị sĩ quan, viên chức chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, nhiếc mắng họ là những “tên ác ôn ăn bơ thừa, uống sữa cặn của đế quốc Mỹ.” Vừa mắng chửi, chúng vừa giở giọng “nhân đạo” hứa hẹn “khoan hồng cho những ai sớm tŕnh diện học tập cải tạo tốt, được xét cho về.” Nhưng cái “khoan hồng” của CSVN nó như thế nào, người dân cả nước đều đă quá rơ!

Kết

H́nh ảnh trên đây chỉ là một góc nh́n hết sức hạn hẹp của một người chứng bất đắc dĩ về mấy ngày đầu thay ngôi đổi chủ đầy bi lụy trên quê hương Việt Nam. Tiếp theo chính sách “sạch nhà sạch phố” diễn ra với những trận đánh dồn dập “quét sạch nó đi” gây tang thương khắp đất nước, tập đoàn Cộng sản Việt Nam suốt gần 41 năm trời không ngừng quét sạch mọi thứ quyền tự do chính đáng của người dân, nhất là quyền tự do sinh sống, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do sở hữu tài sản cùng nhiều quyền tự do khác; quét sạch di sản giáo dục nhân bản của VNCH dẫn tới chỗ đẩy thế hệ trẻ vào sa đọa, hư hỏng, hung bạo, vô văn hóa, mất cả tư cách lẫn ư thức và trách nhiệm làm người. Trộm cắp, cướp giật, lưu manh, sát hại lẫn nhau, đỉ điếm, buôn bán trẻ em và phụ nữ làm nô lệ t́nh dục cả trong nước lẫn nước ngoài… tiếp diễn chất chồng! Nhưng người dân th́ như Chế Lan Viên nói, cứ phải ăn hoài cái thứ “bánh vẽ” mà CSVN ban phát. Cắn răng cam chịu khốn khổ nhục nhằn đầy đắng cay chua xót.

Cái mà Cộng sản Việt Nam dương dương tự đắc là những h́nh ảnh mà họ gọi là “h́nh ảnh Việt Nam hôm nay” sự thật chỉ là những h́nh ảnh dị hợm của một xă hội Việt Nam loang lỗ đầy thương tích. Được chăng là vài cái dáng vẻ bên ngoài mặt nổi để khoe khoang “thành tích”, như những xa lộ, cao tốc, cầu vượt “hoành tráng”, dinh thư nguy nga… Thực chất, những thứ ấy đều từ nguồn viện trợ tư bản với vốn mang tên ODA, nghĩa là vốn từ Nhật, Mỹ, Tây Âu đổ vào, cho vay theo chế độ ưu đăi đặc biệt! Đến hơn phân nửa những vốn ấy đă bị cắt xén để chui vào túi cán lớn cán nhỏ! Ấy là chưa kể tới những chuyện lem nhem của đút lót từ phía nước ngoài lên tới bạc triệu! Thế nên người dân không ai ngạc nhiên chuyện những quan chức CSVN lương ba cọc ba đồng “vô sản chuyên chính” mà sở hữu toàn những dinh cơ kiêu sa lộng lẫy, những bất động sản cao cấp ngút ngàn!

Thành quả sau gần 41 năm đảng trị là thế và cứ thế mà tiến lên “vinh quang”! Người dân Việt Nam phải tiếp tục bị đè đầu bóp cổ, quằn quại dưới ách thống trị của Cộng sản, tư bản thời mới, TƯ BẢN ĐỎ. Tư bản đỏ không bóc lột! Tư bản đỏ chỉ cướp giật! Cướp giật không trừ thứ ǵ! Cướp giật có hệ thống, hệ thống đảng trị được minh định bằng “hiến pháp” hẳn hoi đấy! Ai dám chống? Chống quyền đảng trị là “phản động”, là “thế lực thù địch”, là “diễn biến ḥa b́nh” âm mưu lật đổ!

Quét sạch nó đi!

Chúng ta, những người dân Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, yêu chuộng công bằng và lẽ phải! Chúng ta có sức mạnh của lư tưởng quốc gia dân tộc, chúng ta đă không để cho đảng Cộng sản gian tà phản dân hại nước “quét sạch” chúng ta, th́ giờ đây, sau gần 41 năm đă đủ để chúng ta với ư chí quật cường, chúng ta hăy cùng vùng lên quét sạch đảng cướp Cộng sản ra khỏi quê hương yêu dấu của chúng ta! Chỉ có như vậy, chúng ta mới sống an b́nh và hạnh phúc trong một quốc gia hoàn toàn độc lập, tự do, dân chủ và thật sự phú cường!

 

Tháng 4 đen

Văn

Những ngày cuối cùng của Trường Bộ Binh
Tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam
Những giờ sau cùng của Tướng Nguyễn Khoa Nam
Hồi Kư của một anh hùng ngă ngựa !!!
Đôi dép tháng tư
Nếu anh Trương Chi đẹp trai
Nỗi đau ngày mất nước
Bay vào ḷng đất mẹ
Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến
30/4/1975 Biên Ḥa Đă Không Thất Thủ
Đà Nẵng những ngày cuối cùng
Kết cuộc đắng cay
Lúc đó bác ở đâu?
Sáng 30/4/1975 Những Đơn Vị Nào Tiến Về Giải Cứu Thủ Đô Saigon Bỏ Ngơ ?
Những ngày biến loạn tháng tư đen
An Lộc chiến trường đi không hẹn
Ngụm cà phê tháng Tư
30/4/1975 - Miền Nam đă “được” Cộng sản Bắc Việt “giải phóng” những thứ ǵ?
Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7
Niềm đau tháng Tư đen
Tại sao không giử lời hứa với Mẹ tôi
Ư Nghĩa Của Ngày Quốc Hận 30/4
30-4: Ngày Tháng Sau Cùng, Anh Ở Đâu?
An Lộc anh dũng
Vợ lính
Nhớ về An Lộc
Đại tướng Louis C. Wagner Jr. Nhận Định về Quân Lực VNCH
Mặt trận Quảng Tín
Ngày 30 tháng 4
Giờ phút sau cùng của một người Trung đội trưởng TQLC
Chuyện Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa Di Tản


Thơ

39 năm vẫn khóc
Tháng 4 đen uất hận
Thăm mồ bạn cũ
Bên lề đường Sài-g̣n tháng 4
Đôi dép râu và nỗi buồn vô vọng
Khóc một tháng Tư
30 tháng 4 - Làm sao quên?
Tháng 4 nh́n lại quê hương
Kỷ niệm tháng tư buồn
Thổn thức
30-04-2014!
Tấm ảnh ngày xưa
Tháng Tư lại về
QUỐC HẬN năm thứ 39
30 tháng 04 nào con cũng ngẩn ngơ
Tráng ca
Ai giải phóng ai ?
Xin lỗi tháng tư
Tháng 4 lại đến
Video - Người yêu của lính
Bài thơ tháng Tư
Những viên đạn đúc bằng máu tim
Bức tượng tiếc thương
Anh nằm xuống
Tháng 4 và những câu hỏi
Thương xóm đạo
Tháng tư thuở ấy
Người đi lượm cờ vàng VNCH
Thơ viết tháng Hai
Thơ viết trong tháng Ba
Nỗi buồn tháng Tư
Xin gửi...
Mây tháng Tư