Chính phủ Biden tiếp tục đường lối cứng rắn với Bắc Kinh ?

Nguyễn Quang Duy

Tuần lễ qua trên thế giới diễn ra hai sự kiện quan trọng:

Thứ nhất là vào ngày 12/3/2021 lần đầu tiên Tổng thống Joe Biden họp trực tuyến với thủ tướng ba nước Úc, Ấn và Nhật trong Bộ Tứ An Ninh (the Squad);

Và sự kiện thứ hai là nước Anh công bố chuyển hướng Chiến lược ngoại giao, an ninh và quốc pḥng từ đặt trọng tâm vào Châu Âu chuyển sang Châu Á Thái B́nh Dương.

Cả hai sự kiện cho thấy Mỹ, Anh và một số quốc gia khác đang h́nh thành chiến lược phát triển khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương tự do và mở rộng.

Ư tưởng chiến lược

Vào tháng 8/2007 tại Bombay, cựu Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đưa ra ư tưởng xây dựng một châu Á trải dài từ Thái B́nh Dương đến Ấn Độ Dương như một vùng biển của tự do và mở rộng cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới.

Ngày 18/11/2016, khi ông Trump vừa đắc cử Tổng thống, ông Abe đă bay sang Mỹ gặp và thuyết phục ông Trump rằng Bắc Hàn chỉ là thách thức ngắn hạn c̣n về lâu dài Trung cộng mới chính là thách đố chiến lược cho cả hai quốc gia.

C̣n ông Trump th́ rất quan tâm đến Ấn Độ, một quốc gia dân chủ pháp trị, sử dụng tiếng Anh, đông dân, đang cải cách kinh tế và luôn đối đầu với Trung Quốc, nên ngay khi đắc cử chính ông Trump đă gọi điện thoại cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để bàn chuyện quốc tế.

Từ những cuộc họp với Nhật, Ấn và Úc đă h́nh thành Bộ Tứ An Ninh (the Squad) và phát triển thành Khung Chiến Lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương (U.S. Strategic Framework for the Indo - Pacific).

Giải mật Khung Chiến Lược

Là tài liệu mật được ghi chú “không dành cho công dân nước ngoài” lẽ ra Khung Chiến Lược sẽ được bảo mật cho đến năm 2043, nhưng Thượng Viện do đảng Cộng Ḥa chiếm đa số ngày 5/1/2021 đă cho phép giải mật và công bố một tuần trước ngày Tổng thống Donald Trump măn nhiệm.

Ông Robert O’Brien cố vấn an ninh quốc gia thời đó cho biết việc giải mật là để thể hiện những cam kết chiến lược của Hoa Kỳ đối với các quốc gia đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương.

Tập tài liệu gồm 10 trang đánh máy, một vài chỗ chưa được giải mật bị bôi đen, chừng một nửa tài liệu trực tiếp nói về chính sách cho 2 nước Trung Hoa và Ấn Độ, với những mục tiêu (objectives) và hướng dẫn hành động (actions) cụ thể.

Đối đầu mang tính hệ thống

Theo Khung Chiến Lược này việc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ tiếp tục tồn tại do hệ thống chính trị và kinh tế của hai nước quá khác biệt cả về bản chất lẫn mục tiêu.

Trung cộng đă bất chấp mọi quy tắc và chuẩn mực quốc tế để giành lợi thế thống trị toàn cầu v́ vậy Mỹ cần gia tăng ảnh hưởng tại Á châu nhằm ngăn chặn Trung cộng tiếp tục thiết lập những khu vực ảnh hưởng mới.

Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Trung cộng nhưng phải hợp tác công bằng và phù hợp với lợi ích của người Mỹ, không phải hợp tác bằng mọi giá như các chính phủ trước đây đă sai lầm vướng phải.

Hoa Kỳ tiến hành xây dựng liên minh với các nước đồng minh và đối tác, trên tinh thần tôn trọng và hợp nhất với chiến lược của các quốc gia khác để thành h́nh một chiến lược chung cho toàn khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương.

Nhưng đồng thời các quốc gia đồng minh cũng phải đối xử công bằng và phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ, như chia sẻ gánh nặng về quốc pḥng với Mỹ và thương lượng lại các Hiệp định thương mại tự do không để người Mỹ quá thiệt tḥi.

Mục tiêu chính yếu được đề ra trong Khung Chiến Lược là xây dựng kinh tế và quốc pḥng Ấn Độ để quốc gia này trở thành một nước cường thịnh đủ khả năng đối đầu với Trung cộng về mọi mặt và về lâu dài.

Mục tiêu khác là thúc đẩy và củng cố vai tṛ trung tâm của Khối ASEAN trong việc giữ ǵn an ninh khu vực, và khuyến khích các nước thành viên đạt được đồng thuận về những vấn đề then chốt.

Ngay khi Khung Chiến Lược được giải mật, ngày 14/1/2021, bà Lê Thị Thu Hằng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến giúp phát triển Khối ASEAN và khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương.

Khác với Việt Nam, Cam Bốt và Miến Điện nay đă ngả về phía Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á c̣n lại th́ sợ bị lôi kéo vào chiến tranh lạnh giữa hai đại cường Mỹ - Trung.

Khung Chiến Lược không trực tiếp đề cập đến các quốc gia Âu Châu, nhưng ông Robert O’Brien cho biết các quốc gia như Anh, Đức và Pháp sẽ tham gia vào Chiến lược Ấn Độ Thái B́nh Dương tự do và mở rộng.

Thay đổi nhận thức

Nhiệm kỳ Tổng thống Trump là một nhiệm kỳ đầy tranh căi, nhưng Chiến lược Ấn Độ Thái B́nh Dương đối đầu với Trung cộng gặp nhiều thuận lợi hơn chống đối.

Theo tôi, thành công lớn nhất của Chính phủ Trump là đă thay đổi được một phần nhận thức của người Mỹ và thế giới về sự đối nghịch giữa đảng Cộng sản Trung Hoa và người dân của xứ này.

Có nhận thức được rơ ràng khái niệm trên th́ mới hiểu rơ được mô h́nh chính trị và tham vọng bá quyền của đảng Cộng sản Trung Hoa.

Từ đó mới có thể đề ra được những chính sách và chiến lược thực tiễn, cụ thể và rơ ràng cho nước Mỹ và thế giới.

Ngày nay đa số người Mỹ đă thấy được tham vọng bá quyền của Trung Quốc, các chính trị gia Mỹ cũng thay đổi chính kiến nên hầu hết các Đạo Luật về Tân Cương, Đài Loan và Hồng Kông đều được cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện nhanh chóng thông qua với đa số tuyệt đối.

Các quốc gia tự do khác trên thế giới như Anh, Đức và Pháp cũng thay đổi nhận thức và nh́n nhận Chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương.

Chỉ với một nhiệm kỳ tổng thống 4 năm, ông Trump đă thay đổi được cả tầm nh́n chiến lược của nước Mỹ và thế giới, nhưng đó cũng chỉ là mới bắt đầu và cần được các chính phủ kế nhiệm nh́n nhận và thực hiện.

Liệu Chính Phủ Biden c̣n tiếp tục ?

Các chính sách về Trung cộng của Chính Phủ Biden đ̣i hỏi cả hai viện đồng thuận thông qua, đảng Dân Chủ hiện nắm cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện nhưng với số ghế lại rất bập bênh nên có thể đoán trước sẽ không có nhiều thay đổi.

Ngày 3/3/2021, Tổng thống Biden công bố Chính sách an ninh quốc gia tạm thời nhấn mạnh sự cần thiết liên minh với các nước dân chủ và Trung cộng vẫn là đối thủ cạnh tranh về kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ.

Trong cuộc họp Bộ Tứ An Ninh, ngày 12/3/2021, ông Biden cho biết Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục làm việc với các nước đồng minh và các đối tác nhằm ổn định và phát triển khu vực, bảo đảm khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương tự do và rộng mở.

Với Úc, Điều phối viên khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương ông Kurt Campbell tuyên bố:

“Mỹ sẽ không để Úc chiến đấu một ḿnh, Bắc Kinh phải ngừng các hành vi đe doạ kinh tế Úc trước khi muốn cải thiện quan hệ với Mỹ.”

Chính phủ Biden cũng đă thành lập một lực lượng đặc nhiệm gồm 15 viên chức quân sự để xem xét chính sách đối với Trung cộng đặt trọng tâm vào Chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương.

Ngày 3/3/2021 Ngoại trưởng Antony Blinken đă nh́n nhận một số giới chức trong chính phủ Mỹ trước đây đă mắc sai lầm khi tin tưởng các thỏa thuận tự do thương mại sẽ đem lại lợi ích to lớn cho người Mỹ.

Ông Blinken cho biết chính sách ngoại thương của Chính Phủ Biden là giành lại công bằng thương mại cho nước Mỹ và bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Mỹ.

Ngày 16/3/2021 tại Tokyo Nhật Bản, ông Blinken cho biết những yêu sách về chủ quyền của Trung cộng trên Biển Đông và biển Hoa Đông đă trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với cả hai nước Mỹ và Nhật, ông cho biết:

“Chúng ta sẽ đẩy lùi, nếu cần thiết, khi Trung cộng sử dụng biện pháp cưỡng ép và hung hăn để thực hiện ư đồ của họ”.

Vào ngày 18/3/2021 hai phái đoàn Mỹ - Trung gặp nhau tại tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ, trước sự hiện diện của truyền thông Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đă bắt đầu buổi họp bằng lời tuyên bố:

“Chúng tôi không muốn xảy ra xung đột, chúng tôi sẵn sàng cạnh tranh gay gắt và chúng tôi sẽ luôn đứng lên bảo vệ các nguyên tắc, người dân và bạn bè của chúng tôi.”

Ngoại trưởng Blinken th́ nhấn mạnh mối quan tâm của Mỹ đến các hành động của Trung cộng ở Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan, cũng như các hành vi Trung cộng bắt nạt kinh tế với các nước đồng minh với Mỹ, tấn công mạng nhắm vào Mỹ, ông Blinken cho biết:

"Mỗi hành vi nêu trên của Trung cộng đều đe dọa đến trật tự và luật pháp quốc tế, vốn là nền tảng duy tŕ ổn định toàn cầu.”

Ông Jake Sullivan tiếp lời:

“Những hành vi Ngoại trưởng Blinken đă nêu ra không phải là những vấn đề nội bộ (của Trung Quốc), chúng tôi thấy có nghĩa vụ phải nêu ra những vấn đề này ở đây, ngày hôm nay."

Bạn vẫn có thể nghi ngờ và cho rằng: đó chỉ là những lời nói đầu môi của các chính trị gia chuyên nghiệp Mỹ, chỉ nhằm gầy dựng niềm tin của cử tri Mỹ và của các nước bạn đồng minh.

Nhưng đó là những dấu hiệu cho thấy Chính phủ Biden sẽ áp dụng Khung Chiến Lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương tự do và mở rộng, với mục tiêu phá vỡ chiến lược “Một ṿng đai Một con đường”, bao vây và kềm hăm khả năng bành trướng của cộng sản Bắc Kinh.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

20/3/2021

 

       

 

 


B̀NH LUẬN

2020
2019
2018
2017
2016

"Việt Nam, Việt Nam" & cái chết trong ca khúc PD
Làm sao thiết lập chính thể vô thần....

Luận về tâm lư chính trị
Công lư không thể được giải thích theo...  
Cách mạng văn hóa  
Bia đá không đau
Nói chuyện thuế với SBTN  
Những đại họa của Biden  
Trận quyết chiến cuối cùng của nước Mỹ  
“Giai cấp mới” tại Việt Nam
Tiền Biden mất giá
Nước Mỹ đại loạn?
Sử gia Trần Huy Liệu: ông thầy bịa sử
Chỉ tự do chính trị mới giúp VN chống tham nhũng
Xạo sự về chuyện "CUA"
TT Trần Văn Hương mẫu người quốc gia tiêu biểu  
Thời mạt vận  
Liệu Hoa Kỳ có thể tiếp tục lănh đạo thế giới ?
Nhân tưởng niệm về Quốc Hận 30/4/75
Người Mỹ thực dụng
CP Biden tiếp tục đường lối cứng rắn với Bắc Kinh?
Người Mỹ nhận xét về người VN
Luận về tâm lư chính trị  
Những lănh đạo tệ hại của đảng Dân Chủ  
Chính Trị cộng đồng  
Chủ nghĩa Trump là ǵ mà thay đổi được nước Mỹ ?
Đại diện nước Mỹ trên thế giới
V́ sao ông Trump vẫn được nhiều người ủng hộ ?
CNN trở mặt?
Tổng thống Biden: Con rối của cánh tả cực đoan
Việc phá hoại nước Mỹ của dân chủ
Đấu tố kiểu Mỹ
Hệ thống siêu quyền lực tại Hoa Kỳ
Quanh chuyện cờ VNCH trong băo tố chính trị Mỹ
Đâu là giới hạn tự do dân chủ ở Mỹ?  
Nước Mỹ hôm nay: Ảo tưởng về sự tự do
Bốn năm nội chiến không đổ máu tạm chấm dứt  
Tự do báo chí dưới thời Tổng thống Trump