“VIỆT NAM, VIỆT NAM ” & CÁI CHẾT TRONG CA KHÚC PHẠM DUY- PHẠM XUÂN ĐÀI

 " Cái quan định luận " nghĩa là khi cái nắp quan tài đóng lại rồi, ta có thể nhận xét phê b́nh người đó ( ngôn ngữ bây giờ gọi là đối tượng ) tốt - xấu, hay - dở....bla bla bla ....ra như thế nào.

Có thể cầm chắc rằng Nhạc sĩ Phạm Duy tức Phạm Duy Cần là một nhạc sĩ có tài, thiên tài cũng không ngoa. Tuy nhiên chỉ riêng về khía cạnh âm nhạc mà thôi.

Nội khối lượng dân ca hay nhạc dân tộc ông sáng tác hay trước tác cũng đă xứng đáng là cây cổ thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Hai Trường ca Mẹ Việt Nam và Con Đường Cái Quan cũng chẳng đáng để đời ru.

Giới nhạc sĩ Việt Nam lẽ ra phải tôn vinh, cáng ông thượng lên chiếu trên mới là phải phải đó nghen quư cụ. Nói tgheo cộng sản là phải trích ngân sách ra mà xây tượng đài cho ông ở khắp mọi miền đất nước mới xứng tầm.

Ấy là chỉ nói về âm nhạc thôi c̣n về thơ phổ nhạc, nhạc ngoại quốc dịch lời Việt. Nhất là cách dùng chữ của ông trong các tác phẩm âm nhạc nếu ai đó có ví ông như là một phù thủy ngôn ngữ trong các ḍng nhạc của ông có lẽ cũng không ngoa. Nếu lấy thí dụ để minh chứng không biết nên chọn như thế nào trong muôn vàn tác phẩm của ông.

Nếu như không có bài viết dưới đây th́ chúng tôi cũng chẳng rỗi hơi đi làm công việc vác tù và hàng tổng làm ǵ. Bởi lẽ người chết cũng đă mồ yên mả đẹp không th́ cũng đă an nghỉ bên kia thế giới dù chỉ c̣n nắm xương tàn, hũ tro hay chỉ c̣n là mớ bụi cát lăng đăng trong hư vô.

Có lẽ cố Trung Tá Họa sĩ Tạ Tỵ không quá hồ đồ khi viết về ông qua tác phẩm " Phạm Duy C̣n Đó Nỗi Buồn " Ông cho rằng Phạm Duy có lẽ là người sung sướng nhất khi c̣n sống, c̣n khỏe mạnh mà đă biết ai yêu ai ghét ḿnh..... Đời người đă được như thế c̣n gi nữa mà đ̣i hỏi hơn ??? Khốn nỗi cái libido trong mỗi con người dường như đ̣i hỏi vô cùng vô tận.

Ta cũng làm bộ quên đi những khuyết điểm lớn nhỏ về tư cách tác phong, tiết tháo, luân lư, đạo đức trong đời người của ông từ lúc trẻ đến tuổi già. Nếu hê lên cũng chẳng lấy ǵ làm hay ho. Thôi th́ bèn biện minh rằng có tật có tài cho qua truông qua ải.

Chúng tôi cũng chẳng dám so sánh bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước và bài Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy v́ vượt ngoài tầm hiểu biết của chúng tôi. Riêng Lưu Hữu Phước sinh trưởng ở miền Nam, ( Thuận An, Cần Thơ,) con nhà đại điền chủ. Ông ra Bắc học âm nhạc rồi theo Việt Minh v́ yêu nước chớ chẳng cộng sản cộng siếc ǵ sốt cả. Rất, rất nhiều thanh niên thời 1945 theo Việt Minh ( kháng chiến ) chỉ v́ yêu nước. Nào mấy ai biết bị LỪA. Nếu quân cộng sản chúng nó ḷi đuôi cáo ra sớm hơn dăm ba năm th́ người dân nước Nam đâu có ĐỌA ra như bây giờ.

Trở lại bài hát Việt Nam, Việt Nam ( Chung khúc trong Trường ca MẸ VIỆT NAM gồm 22 bài ), chúng tôi xin kể ra đây một giai thoại khác:

- Số là vào khoảng 1955 hay 1956 ǵ đó, chính phủ VNCH có ra nghị định sáng tác âm nhạc để chọn Quốc Ca chính thức cho VNCH. Khá nhiều nhạc sĩ gởi tác phẩm dự tranh. Riêng Phạm Duy gởi bản nhạc " CHÀO MỪNG VIỆT NAM " : " Chào mừng nền Cộng Ḥa Việt Nam, nền Dân Chủ mới chiếu nguồn ánh sáng mọi nơi...."
Không hiểu sao cuối cùng ban tuyển trạch lại chọn bài Tiếng Gọi Thanh Niên đổi thành Tiếng Gọi Công Dân ra là Quốc Ca VNCH.

C̣n bài Việt Nam, Việt Nam măi đến sau 1960 mới ra đời trong Trường Ca Mẹ Việt Nam. Chuyện này c̣n lắm nhiêu khê. Có dịp chúng tôi sẽ mạn phép quư cụ thuật tiếp.
Riêng tâm sự của ông ( cuối đời ) về bài hát này để được phép xử dụng công khai ở VN. Phải xin phép chính quyền tức Bộ Văn Hóa cho phép mới được tŕnh diễn cho công chúng thưởng thức chớ ( xin trích ):

Sau ngày nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, một bài báo ở trong nước (Thanh Niên, 30/1/2013) có tựa là “Nhạc sĩ Phạm Duy: Tâm nguyện cuối đời” cho phổ biến một lá thư của ông (không đề ngày) gửi đến “giới chức có thẩm quyền” xin cấp phép phổ biến ca khúc “Việt Nam, Việt Nam”. Thư có đoạn:

“Tôi nghĩ rằng tôi có quyền nuôi một nguyện vọng đóng góp vào sinh hoạt âm nhạc trong nước bằng một ca khúc có tính chất xưng tụng nước ta nhan đề ‘Việt Nam, Việt Nam’ sáng tác từ 1960, rút trong trường ca ‘Mẹ Việt Nam’, là một tổ khúc kêu gọi sự đoàn kết dân tộc dưới bóng Mẹ Tổ Quốc thiêng liêng và độ lượng. Sau đây là ca khúc đó (lời ca bài ‘Việt Nam, Việt Nam’). Tôi mong có ngày ca khúc này được phép phổ biến.” (thư kèm một CD gồm hai bài hợp ca “Việt Nam, Việt Nam”). ( hết trích )

Thiết nghĩ, Phạm Duy là người từng sống, từng đi kháng chiến rồi dinh tê. Chạy trốn chúng nó bán mạng, từng thương lượng với chúng nó về số phân con ḿnh là anh Duy Quang. Lại là một trong những nhạc sĩ VNCH sáng tác nhạc chống cộng hăng hái có hạng .....ông là người hiểu chúng nó hơn bất cứ người Quốc Gia nào.

Nay ông chơi tṛ đi đầu gối với chúng nó, van xin chúng nó ban ơn bố đức, ban phát ân huệ cho ông.Thử hỏi ông c̣n biết hai tiếng danh dự, liêm sỉ là ǵ nữa không? Chúng tôi không lôi tự ái vào đây đâu mà chỉ muốn nói đến ḷng tự trọng của một nhân phẩm mà chớ.

Ông lại xuất thân từ một gia đ́nh vừa Nho học lẫn Tây học. Chưa phải danh gia vọng tộc nhưng gia đ́nh ông c̣n thua kém bất cứ gia đ́nh nào ở cái nước Nam này? Từ ông bố đến anh em, con cái ông ai nấy đều có danh phận ngưởi người biết tiếng cả thảy. Đi đâu cũng được trong vọng ngồi chiếu trên cả thảy

Ông thừa biết, ở hải ngoại hay chính trong thể chế VNCH ông muốn sáng tác nhiêu tha hồ. Nhất là ở hải ngoại ( Mỹ ) ông viết nhạc, cho ra đời tha hồ hát chẳng phải xin hép xin tắc đứa trẻ trâu hay đứa ranh con nào cả. Ông chỉ cần lấy copy right là có quyền ngồi nhà rung đùi tha hồ thu tác quyền. Lắm đứa có khi c̣n xếp hàng chờ ông cho phép nữa chớ. Ở đây, ông viết thư xin phép nó sao chúng tôi thấy nó hèn hạ, mọn mạy quá thể. Nói với bức tường, ḥn đá, bọn bán khai rừng rú đă không ai thèm. Ở đây c̣n đi van xin chúng nó. Thật ông đáng thương hơn đáng khinh. Đáng thương đây là thương hại. Thưa ông.

Chúng tôi thường ví chúng nó là mấy đứa caveman ( người sống trong hang động ) làm chó ǵ có ngôn ngữ, tiếng nói chỉ biếu ư ư, u u. Cử chỉ thường chúng sẽ ra điệu bộ muốn diễn tả như 2 tay tự đấm vào ngực ḿnh th́nh thịch chứ có biết cái mô tê ǵ.

MƯA NGUỒN.

& & & & & & & & & & & & & &

“Việt Nam, Việt Nam”, giấc mơ rạn vỡ

Lê Hữu

Tôi nhớ, trong một lần được nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ tin vui có thêm ít ca khúc của ông vừa được cấp phép phổ biến ở trong nước, tôi nói rằng có một bài tôi thực sự mong cho ông, hơn bất cứ bài nào khác, được phép lưu hành.

“Bài ǵ?” ông hỏi.

“Việt Nam, Việt Nam,” tôi nói.

Ông im lặng. Tôi nói thêm là tôi chờ cái ngày bài hát ấy được hát vang vang trên khắp mọi miền đất nước, hát vang vang trong màn kết thúc một chương tŕnh nhạc Phạm Duy. Ông im lặng. Tôi gửi ông nghe/xem cho vui ít màn tŕnh diễn bài hát ấy ở nước ngoài trước và sau ngày ông về nước. Ông im lặng. Tôi nghĩ ḿnh hiểu được sự im lặng ấy, và không nhắc tên bài hát ấy nữa.

V́ sao bài hát ấy, bài “Việt Nam, Việt Nam”, vẫn chưa được cấp phép? Có ǵ lấn cấn chăng? Có “vấn đề” ǵ chăng?

Bài hát có những lời lẽ khơi dậy ḷng nhân ái, t́nh yêu thương đồng loại và những giá trị phổ quát của các quyền làm người trong một đất nước tự do dân chủ.

Việt Nam đem vào sông núi

Tự Do, Công B́nh, Bác Ái muôn đời

Việt Nam không đ̣i xương máu

Việt Nam kêu gọi thương nhau

Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu…

Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời

T́nh Yêu đây là khí giới

T́nh Thương đem về muôn nơi

Việt Nam đây tiếng nói đi xây t́nh người…

Những lời lẽ ấy là không phù hợp chăng?

Bài hát có nhịp điệu khỏe khoắn, tiết tấu mạnh mẽ, nghe phấn chấn, thúc giục tựa những bước chân hăm hở xốc tới, rất thích hợp để hát hợp ca, đồng ca trong những cuộc họp mặt, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ hay xuống đường, tuần hành.

Nhạc điệu ấy là không thích hợp chăng?

Bài hát có nhạc điệu trang nghiêm, hùng tráng với lời ca khơi dậy tinh thần yêu nước, mang tính cách của một bài quốc ca. Nhiều người vẫn nhớ rằng “Việt Nam, Việt Nam” từng hơn một lần được đề nghị làm bài quốc ca Việt Nam Cộng Ḥa (thay cho bài “Tiếng gọi công dân” của Lưu Hữu Phước, một nhạc sĩ miền Bắc). Bài hát “Việt Nam, Việt Nam” v́ thế, rất “gần” với bài quốc ca của miền Nam ngày trước.

Những điểm ấy là “nhạy cảm” nên bài hát không được phép sử dụng chăng?

Liệu c̣n có những lư do nào khác? Hoặc, chẳng có lư do nào cả. Chưa duyệt, chưa cấp phép là v́ chưa duyệt, chưa cấp phép, thế thôi.

“Việt Nam, Việt Nam” là một “chung khúc” (cách gọi của nhạc sĩ Phạm Duy), là một kết thúc có hậu cho bản trường ca “Mẹ Việt Nam” (1964) của Phạm Duy. Là chung khúc nhưng “Việt Nam, Việt Nam” vẫn thường được tŕnh diễn như một bài hát được tách rời, độc lập. Chung khúc ấy thể hiện những ước mơ, khát vọng của người dân Việt cho một vận hội mới về trên quê hương, cho đất nước yên b́nh, cho không c̣n những cách chia, cho người biết thương người.

Sau ngày nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, một bài báo ở trong nước (Thanh Niên, 30/1/2013) có tựa là “Nhạc sĩ Phạm Duy: Tâm nguyện cuối đời” cho phổ biến một lá thư của ông (không đề ngày) gửi đến “giới chức có thẩm quyền” xin cấp phép phổ biến ca khúc “Việt Nam, Việt Nam”. Thư có đoạn:

“Tôi nghĩ rằng tôi có quyền nuôi một nguyện vọng đóng góp vào sinh hoạt âm nhạc trong nước bằng một ca khúc có tính chất xưng tụng nước ta nhan đề ‘Việt Nam, Việt Nam’ sáng tác từ 1960, rút trong trường ca ‘Mẹ Việt Nam’, là một tổ khúc kêu gọi sự đoàn kết dân tộc dưới bóng Mẹ Tổ Quốc thiêng liêng và độ lượng. Sau đây là ca khúc đó (lời ca bài ‘Việt Nam, Việt Nam’). Tôi mong có ngày ca khúc này được phép phổ biến.” (thư kèm một CD gồm hai bài hợp ca “Việt Nam, Việt Nam”).

Một lá thư khác, cũng theo bài báo ấy, dài đến gần mười trang của Giáo sư Trần Văn Khê (6/2012), người bạn cố tri của nhạc sĩ Phạm Duy, nội dung đề nghị cấp phép phổ biến hai trường ca của Phạm Duy là “Con đường cái quan” và “Mẹ Việt Nam” (kết thúc bằng chung khúc “Việt Nam, Việt Nam”). Thư có đoạn:

“Tâm nguyện của Phạm Duy đối với quê hương là một tâm nguyện trọn vẹn… Tôi ước mong chính phủ, Bộ Văn Hóa xem xét đến trường hợp hai tác phẩm trường ca của Phạm Duy để giúp cho hai tác phẩm rất sâu sắc, nhân văn này được phổ biến đến đại chúng toàn quốc, giúp cho tư tưởng rất đẹp trong lời nhạc, lời ca đi sâu vào ḷng người dân… Với hai trường ca này, Duy đă nói về một Việt Nam hoàn toàn chung nhất, vẽ nên một bức tranh Việt Nam đầy đủ địa lư tới văn hóa, từ chiều dài lịch sử đến bề sâu tâm hồn, từ tư tưởng triết lư đến quan niệm nhân sinh... để thấy rằng Việt Nam đẹp đến nhường nào, từ trong nội tại tâm hồn đến cảnh vật bên ngoài, luôn lấp lánh cái bóng dáng ḥa b́nh, yêu thương, nhân ái, người v́ người, sống chết cho nhau.”

Cả hai lá thư với lời lẽ thiết tha, tâm huyết ấy đều “thư đi” mà không có “tin lại”.

Mỗi năm lại có thêm một vài đợt duyệt xét, lại có thêm một ít ca khúc của Phạm Duy được cấp phép phổ biến (gồm cả những bài một thời được xem là “dị ứng” với nhà cầm quyền trong nước, như “Bên cầu biên giới”, “Mùa thu chết,” “T́m nhau”…). Không có bài “Việt Nam, Việt Nam”. Đợt cấp phép mới nhất, mười ngày trước khi người nhạc sĩ qua đời, có thêm tám ca khúc của Phạm Duy được cho phép lưu hành trên cả nước. Vẫn không có bài “Việt Nam, Việt Nam”. Bài hát vẫn biệt vô âm tín. Người nhạc sĩ già vẫn tiếp tục chờ đợi, chờ đợi trên giường bệnh. Nỗi đợi chờ trong câm lặng, trong khắc khoải, mỏi ṃn, như người ngồi đợi hoài những giấc mơ không bao giờ đến.

“Việt Nam, Việt Nam”, bài hát ấy hoặc được duyệt rất sớm, hoặc rất muộn, hoặc chẳng bao giờ, v́ không thích hợp, v́ khá “nhạy cảm”; hoặc hơn thế nữa, v́ khá “dị ứng”, như cách nói ở trong nước.

* * * * * * * *

Ít hôm sau ngày nhạc sĩ Phạm Duy mất, ở Mỹ người ta tổ chức một đêm nhạc để tưởng nhớ ông.

“Nếu ông ở đây th́ tối nay tôi rủ ông đi nghe nhạc,” người bạn ở Nam Cali gọi cho tôi. “Một chương tŕnh nhạc đặc biệt, chỉ phổ biến trong thân hữu.”

“Nghe nhạc Phạm Duy phải không?” tôi hỏi.

“Sao biết?” người bạn hỏi lại.

“Nhạc Phạm Duy th́ người ta vẫn hát vẫn nghe dài dài từ bao nhiêu năm nay,” tôi nói, “chứ đâu phải đợi đến lúc ông ấy nằm xuống mới rủ nhau đi nghe.”

Tôi không rơ những “thân hữu” trong đêm nhạc ấy gồm những ai ai, và v́ sao lại “chỉ phổ biến trong thân hữu”. Theo lời người bạn kể, một “tiết mục” khá ấn tượng trong đêm Phạm Duy, Ngàn Lời Ca ấy: Kết thúc chương tŕnh, không ai bảo ai tất cả mọi người đều cùng đứng dậy và cùng cất cao tiếng hát bài “Việt Nam, Việt Nam”.

“Cảm động nhất là màn cuối ấy,” người bạn nói.

V́ sao lại “cảm động”? Phải chăng v́ những cảm xúc rưng rưng pha trộn: v́ cảm thương cho con người nghệ sĩ lắm tài hoa mà cũng nhiều nghiệt ngă, cho đến những năm tháng cuối đời vẫn cứ nuôi măi một “giấc mộng dài”. Hoặc v́ cảm thương cho thân phận đất nước, dân tộc ḿnh, cho những kiếp người nổi trôi, những số phận lênh đênh không bờ không bến. Hoặc v́ bài hát gợi nhớ về những năm tháng nào xa xăm, những năm tháng tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ với ước mơ trong veo về một ngày ḥa b́nh trên quê hương đổi mới.

Người nhạc sĩ già đă nhắm mắt xuôi tay, “người t́nh già” đă đi về đầu non. “Việt Nam, Việt Nam”, bài hát ấy, tiếng hát ấy, đă như một giấc mơ rạn vỡ.

Một trùng hợp ngẫu nhiên, ít hôm sau đó, vào những phút cuối của đám táng người nhạc sĩ, trong lúc người người đứng vây quanh huyệt mộ, trong lúc những nắm đất, những bông hoa đủ sắc màu lần lượt thả xuống nắp áo quan, một tiếng nói bỗng cất lên, “Chúng ta hăy cùng hát bài Việt Nam, Việt Nam.” Rồi một giọng hát cất lên, Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời… Rồi những giọng hát khác cất lên, cất lên, ḥa quyện vào nhau. Những câu hát bật ra, bài hát bật ra, càng lúc càng lớn, trong lúc những nắm đất, những nhánh hoa vẫn không ngừng thả xuống nắp áo quan... Người ta đă chọn bài hát ấy để nói lời chia tay với người nhạc sĩ.

Việt Nam, hai câu nói trên vành nôi…

Việt Nam, hai câu nói sau cùng khi ĺa đời…

Vẫn là những câu hát ấy:

T́nh Yêu, đây là khí giới

T́nh thương đem về muôn nơi

Việt Nam, đây tiếng nói đi xây t́nh người

Ở ngoài nước, kết thúc đêm nhạc tưởng niệm người nhạc sĩ, người ta cùng hát với nhau bài “Việt Nam, Việt Nam”. Ở trong nước, kết thúc đám táng người nhạc sĩ, người ta cùng hát với nhau bài “Việt Nam, Việt Nam”.

Đoàn người cất cao tiếng hát bài “Việt Nam, Việt Nam” trong nghĩa trang mông mênh ấy là những ai? Nhiều phần là những người lớn tuổi, những người từng sống ở miền Nam trước năm 1975. Những người trẻ tuổi, một số đă không hát theo được v́ không thuộc hay không biết bài hát ấy.

Một bà cụ tóc trắng nêu thắc mắc, “Sao không in ra thành nhiều bản phát ra cho mọi người để cùng hát với nhau cho có khí thế hơn?!” (Bà cụ không rơ bài hát chưa được nhà nước… cho phép hát).

Vài người quay sang hỏi nhau, “Tại sao một bài hát có ư nghĩa như thế lại không được nhà nước cấp phép?”

Những câu hỏi không có câu trả lời.

Khác với tác giả bài hát, người ta không phải đợi “nhà nước” duyệt hay cấp phép. Hàng ngàn người đồng hành với ông trong ngày Chủ Nhật Buồn ấy đă “duyệt” cho ông bài hát ấy. Hoặc, nói như cách nói ở trong nước, “một bộ phận quần chúng nhân dân” đă cấp phép cho bài hát ấy; hơn thế nữa, đă “biểu diễn” bài hát ấy như một dàn đồng ca tự phát.

Bài hát, lần đầu tiên được cất lên kể từ ngày ông về nước. Phải đợi đến lúc hạ huyệt, đến lúc xác thân ông được gửi vào ḷng đất mẹ th́ bài hát ấy mới cất lên. Cũng đâu có ǵ là muộn màng, phải không? Có c̣n hơn không, có c̣n hơn không, như câu hát trong một bài hát quen thuộc của ông. Bây giờ th́ ông không c̣n phải chờ đợi thêm nữa.

“Việt Nam, Việt Nam” từng là một trong những bài hát cộng đồng khá phổ biến trên môi tuổi trẻ, sinh viên, học sinh ở miền Nam tự do một thời nào. Bài hát vang lên trong những sân trường, lớp học, trong những đêm không ngủ, trong những ngày lên đường, xuống đường rực lửa đấu tranh. Mọi người vừa hát vừa vỗ tay rất nhịp nhàng, rất khí thế, rất sôi nổi. Bài hát ấy, nhiều năm sau lại vang lên bên huyệt mộ người nhạc sĩ một ngày cuối đông. Người ta đă hát cho ông nghe bài hát bao năm ông hằng chờ đợi, bài hát ông gửi vào những tâm huyết, tâm nguyện, tâm t́nh. Ông c̣n mong ǵ hơn nữa!

Việt Nam, hai câu nói trên vành nôi. Tôi nhớ, ngày trước có lần tôi hỏi nhạc sĩ Phạm Duy, “Trên vành nôi, hay bên vành nôi?” Ông nói, “Trên vành nôi”. Thực sự, “trên” hay “bên”, ư nào cũng hay. Chỉ có điều, cả ông và tôi đều không ngờ được rằng, ngày hôm ấy, trong nghĩa trang mênh mông ấy, câu hát ấy đă hóa thành “Việt Nam, hai câu nói trên… chiếc áo quan” của tác giả bài hát.

Hát “Việt Nam, Việt Nam” là hát về những giấc mơ, những khát vọng của người dân Việt tội t́nh. Giấc mơ “Việt Nam, Việt Nam”, giấc mơ của Phạm Duy, giấc mơ của tuổi trẻ ngày ấy, của tuổi trẻ hôm nay, của người Việt khắp nơi khắp chốn, giấc mơ ấy vẫn c̣n… xa vời vợi.

“Việt Nam, Việt Nam”, sau năm mươi năm, bài hát vẫn c̣n là giấc mơ.

“Việt Nam, Việt Nam”, chung khúc ấy là viễn mơ.

Bài chung khúc ông viết cho Mẹ Việt Nam, cho dân Việt Nam và cho tâm nguyện của riêng ông cách nay nửa thế kỷ, chung cục trở thành “Bài hát tiễn đưa” ông về ḷng Đất Mẹ, như là những ǵ thuộc về ông nay chính thức trả về ông, cho ông mang theo làm hành trang của Những ǵ sẽ đem theo về cơi chết.

Nhạc sĩ Phạm Duy, trong bài trả lời phỏng vấn của đài RFA (23/6/2012), gọi là “Những bộc bạch cuối đời”, đă không giấu nỗi chua xót trong ḷng ḿnh: “Các anh yêu tôi th́ nói là tôi có sự nghiệp hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi, cho đến giờ phút này, tôi thấy là tôi hoàn toàn thất bại. Bởi v́ đất nước đă thống nhất rồi mà ḷng người th́ không thống nhất, thành thử nếu tôi có chết đi th́ gần như là tôi không có được thỏa măn.” Trả lời câu hỏi “Tại sao?” ông nói, “Giản dị lắm, các anh muốn biết tại sao như vậy th́ các anh phải hỏi thẳng chính quyền ấy.”

Ngày ông nằm xuống, người Việt vẫn chưa đi đến được một “chung khúc”.

“Việt Nam, Việt Nam”, bài hát ông viết ra từ thời chiến như gửi đi một thông điệp của thương yêu và ḥa giải, của thống nhất đất nước và thống nhất ḷng người. Thông điệp ấy đến nay người ta vẫn chưa sẵn sàng đón nhận.

Nếu có “thống nhất” được với nhau điểm nào th́ chỉ là cả “hai phía” đều gọi ông là “cây đại thụ” của làng nhạc Việt. Sau ngày cây đại thụ ấy bật gốc, cả hai phía ấy và cả những người yêu ông và ghét ông đều nói rằng đến cả trăm năm nữa cũng khó mà có được một tài năng âm nhạc nào như ông.

Người ta vẫn hay gọi một văn nghệ sĩ tên tuổi là “tác giả”, theo sau là tên tác phẩm phổ biến nhất và được yêu chuộng nhất. Cách gọi ấy gọi được cả “tác giả và tác phẩm”.

Phạm Duy, tôi chắc nhiều người sẽ gọi ông là “Tác giả Việt Nam, Việt Nam”.

Lê Hữu

Những chữ in nghiêng là tên bài hát và những câu hát của Phạm Duy

- Chung khúc “Việt Nam, Việt Nam”, Phạm Duy

Ban hợp xướng Ngàn Khơi (ḥa âm Lê Văn Khoa, nhạc trưởng Trần Chúc):

http://www.youtube.com/watch?v=kVeFaxRRFVM&feature

https://www.youtube.com/watch?v=kAXVgbgQtGg

------------------------------------------------------------------------------------------

Cái Chết Trong Ca Khúc Phạm Duy

Phạm Xuân Đài

Trong buổi lễ tưởng niệm Đỗ Ngọc Yến vào tối ngày 23 tháng Tám 2006 tại pḥng sinh hoạt Lê Đ́nh Điểu , Bích Liên với giọng cao vút trong phong cách opéra, đă hát những lời này:

1.

Hồn xuân vừa tàn hơi
Hay nắng ấm lung linh qua đời
Hay gió tuyết mưa sa bay ngang trời

       

 

 


B̀NH LUẬN

2020
2019
2018
2017
2016

"Việt Nam, Việt Nam" & cái chết trong ca khúc PD
Làm sao thiết lập chính thể vô thần....

Luận về tâm lư chính trị
Công lư không thể được giải thích theo...  
Cách mạng văn hóa  
Bia đá không đau
Nói chuyện thuế với SBTN  
Những đại họa của Biden  
Trận quyết chiến cuối cùng của nước Mỹ  
“Giai cấp mới” tại Việt Nam
Tiền Biden mất giá
Nước Mỹ đại loạn?
Sử gia Trần Huy Liệu: ông thầy bịa sử
Chỉ tự do chính trị mới giúp VN chống tham nhũng
Xạo sự về chuyện "CUA"
TT Trần Văn Hương mẫu người quốc gia tiêu biểu  
Thời mạt vận  
Liệu Hoa Kỳ có thể tiếp tục lănh đạo thế giới ?
Nhân tưởng niệm về Quốc Hận 30/4/75
Người Mỹ thực dụng
CP Biden tiếp tục đường lối cứng rắn với Bắc Kinh?
Người Mỹ nhận xét về người VN
Luận về tâm lư chính trị  
Những lănh đạo tệ hại của đảng Dân Chủ  
Chính Trị cộng đồng  
Chủ nghĩa Trump là ǵ mà thay đổi được nước Mỹ ?
Đại diện nước Mỹ trên thế giới
V́ sao ông Trump vẫn được nhiều người ủng hộ ?
CNN trở mặt?
Tổng thống Biden: Con rối của cánh tả cực đoan
Việc phá hoại nước Mỹ của dân chủ
Đấu tố kiểu Mỹ
Hệ thống siêu quyền lực tại Hoa Kỳ
Quanh chuyện cờ VNCH trong băo tố chính trị Mỹ
Đâu là giới hạn tự do dân chủ ở Mỹ?  
Nước Mỹ hôm nay: Ảo tưởng về sự tự do
Bốn năm nội chiến không đổ máu tạm chấm dứt  
Tự do báo chí dưới thời Tổng thống Trump