Bác sĩ Nguyễn Ư Đức, MD
Sinh tố là những chất hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng và duy tŕ
sức khỏe cơ thể. Sinh tố góp phần điều hành chức năng của các cơ
quan, bộ phận trong người.
Tên tiếng Anh của Sinh Tố là Vitamin, có nguồn gốc tiếng La Tinh “vita” có nghĩa là đời sống và amino là chất dinh dưỡng cần thiết.
Hầu hết các sinh tố cần phải được cung cấp từ thức ăn, v́ cơ thể con người không thể tổng hợp được, ngoại trừ hai sinh tố D và sinh tố K. Điều may mắn là trong thực phẩm có đủ các loại sinh tố.
Mặc dù ta chỉ cần một lượng sinh tố rất nhỏ nhưng lượng nhỏ đó giữ vai tṛ rất quan trọng cho sự sống của cơ thể. Không có sinh tố th́ những sinh vật cao cấp như loài người, không thể tồn tại.
Sau đây là một số công dụng của sinh tố:
– Góp phần vào việc cấu tạo tế bào máu, xương và răng.
– Điều hành có hiệu quả những chức năng của tim và hệ thần kinh,
tăng cường thị lực của mắt.
– Giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng.
– Giữ vai tṛ xúc tác trong các hệ thống sinh hóa và có nhiệm vụ
biến năng lượng để giúp các tế bào và các mô hoàn thành các chức
năng rất cần thiết cho sức khỏe của con người;
– Ngoài ra, sinh tố c̣n có tác dụng hỗ trợ cơ thể sử dụng các khoáng
chất, chất đạm, chất bột đường và nước.
Có 13 loại sinh tố chính. Đó là sinh tố A, C, D, E, K và tám sinh tố thuộc nhóm B như B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3 (niacin) , B5 (pantothenic acid) , B6 (pyridoxine), B12 cobalamin), folacin (acid foli) và biotin.
Đặc biệt, sinh tố A vừa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, trứng lại cũng có ở dạng gọi là caroten trong thực vật. Khi được đưa vào cơ thể, caroten được biến thành sinh tố A. Caroten có nhiều trong cà rốt, rau xanh, cà chua… Caroten c̣n là một chất chống oxy hóa rất hữu hiệu.
Ngoài ra c̣n một số chất không là sinh tố nhưng có các chức năng gần giống như sinh tố (vitaminlike substances). Chẳng hạn như bioflavonoid, carnitine, coenzyme, inositol.
Có hai nhóm sinh tố. Nhóm ḥa tan trong chất béo như các sinh tố A, D, E, và K và nhóm ḥa tan trong nước gồm có sinh tố C và các sinh tố B.
Sự phân biệt này rất quan trọng v́ cơ thể tồn trữ sinh tố ḥa tan trong chất béo ở gan và mô béo tương đối lâu hơn, nên t́nh trạng thiếu hụt các sinh tố nhóm này chậm xẩy ra. C̣n những sinh tố ḥa tan trong nước chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể và cần được bổ sung thường xuyên để tránh các bệnh gây ra do thiếu những sinh tố nhóm này
Đa số sinh tố rất dễ bị sức nóng và ánh sáng hủy hoại. Do đo, trong việc tồn trữ và nấu nướng thực phẩm, một số sinh tố bị mất đi. Sự mất mát càng lớn khi thực phẩm tiếp xúc với ánh sáng, sức nóng hoặc không được ướp lạnh, cất giữ đúng cách.
Sinh tố ḥa tan trong mỡ béo ổn định hơn sinh tố ḥa tan trong nước khi thực phẩm được nấu nướng. Ví dụ, khi đun sôi th́ lượng sinh tố ḥa tan trong nước bị phân hủy trong nước nóng, cho nên muốn duy tŕ lượng sinh tố này th́ không nên nấu quá lâu và chỉ nên nấu với ít nước.
Mỗi sinh tố có nhiệm vụ riêng của nó. Trong một số trường hợp, vài loại sinh tố có tác dụng hỗ tương nhưng không thể thay thế cho nhau.
Ví dụ:
– Sinh tố D có hiệu quả tốt hơn nếu dùng chung với sinh tố A.
– Cặp sinh tố D và A hoạt động tốt hơn nếu có sự hiện diện của sinh
tố B;
– Sinh tố E được tăng hiệu năng khi đi chung với cặp sinh tố D và A;
– Sinh tố C có ảnh hưởng đến tác dụng của sinh tố A;
– Khi thiếu sinh tố B1 th́ sự hấp thụ những sinh tố khác trong cơ
thể gặp trở ngại.
Mặc dầu cơ thể cần sinh tố, nhưng sinh tố không thể thay thế thực phẩm. Nếu thay thế được th́ người ta đă không cần những bữa ăn rườm rà mà chỉ cần uống vài viên sinh tố bán trên thị trường.
Không có thực phẩm th́ sinh tố không được cơ thể hấp thụ vào các hệ thống sinh hóa để làm nhiệm vụ biến năng. Sinh tố không cung cấp năng lượng (calori) và không có khả năng tự nó làm tăng trưởng cơ thể như các chất đạm, chất béo, carbohydrate, khoáng chất và nước.
V́ vai tṛ quan trọng của sinh tố đối với cơ thể như đă nói ở trên, ta nên xét qua từng loại hoặc nhóm sinh tố để biết chúng có những chức năng ǵ cũng như nhu cầu của chúng ta đối với các sinh tố đó ra sao.
Sinh tố được chia ra làm hai nhóm: nhóm ḥa tan trong dầu mỡ như
A,D,E và K; và nhóm ḥa tan trong nước như nhóm sinh tố B, C,
Folatin..
Sinh tố ḥa tan trong dầu mỡ
Sinh Tố A
Sinh tố A ḥa tan trong chất béo và có nhiều trong thực phẩm như
sữa, bơ, phó-mát, ḷng đỏ trứng, gan, dầu cá.
Một số thực vật như cà rốt, cà chua, rau xanh … có chất carotene
hoặc tiền sinh tố A Provitamin A và sẽ được biến thành sinh tố A khi
đưa vào cơ thể.
Sinh tố A
Có nhiều h́nh thức sinh tố A với tác dụng hơi khác nhau. Hai loại
thông thường nhất là Retinol và Dehydroretinol.
Dehydroretinol chỉ có ở cá nước ngọt và chim ăn cá đó nên không quan
trọng lắm.
Retinol có trong dầu cá biển, mỡ béo, gan, ḷng đỏ trứng.
Sinh tố A là chữ gọi chung cho cả hai loại.
Sinh tố A có mầu vàng nhạt, không ḥa tan trong nước nên không mất
đi khi nấu nướng thực phẩm.
Sinh tố được hấp thụ ở ruột non dưới tác dụng của mật. Sự hấp thụ có
thể bị trở ngại bởi dầu khoáng chất. Dầu này không ḥa tan trong
nước, thu hút sinh tố A và thải ra ngoài theo phân. Sinh tố không có
trong nước tiểu v́ không ḥa tan trong nước.
Trong cơ thể, sinh tố A được dự trữ nhiều nhất ở gan, một số nhỏ ở
tế bào mỡ, phổi, thận.
Công dụng
Sinh tố A:
– Giúp mắt nh́n rơ trong ánh sáng mờ.
– Giúp chế tạo và bảo tŕ da, răng, xương, tinh trùng, những mô mềm,
những màng nhầy;
– Giúp sự sinh sản được b́nh thường. Mang thai mà thiếu sinh tố này
trong ba tháng đầu có thể bị sẩy thai.
– Có thể có tác dụng ngăn chận sự phát triển của tế bào ung thư.
– Các cuộc nghiên cứu mới nhất cho thấy sinh tố A có khả năng giúp
trẻ em chống nhiễm độc, giúp thai nhi tăng trưởng tốt.
Nguồn cung cấp
Sinh tố A có nhiều trong các thực phẩm gốc động vật như dầu mỡ cá
thu, gan, cật, sữa, ḷng đỏ trứng và các thực phẩm chế biến từ sữa
như cà rem, phó mát. Gan ḅ nuôi bằng cỏ xanh và ḅ lớn tuổi có
nhiều sinh tố A hơn ḅ non và ḅ ăn cỏ khô. Dầu gan cá là nguồn cung
cấp sinh tố A nhiều nhất.
Sinh tố A tổng hợp cũng công hiệu và an toàn như sinh tố từ động vật
nhưng rẻ tiền hơn.
Nhu cầu
Nhu cầu mỗi ngày là 900mcg cho đàn ông, 700mcg cho đàn bà. Tối đa
3000mcg.
Không cần tăng sinh tố A khi có thai, nhưng khi cho con bú sữa mẹ
th́ người mẹ cần tiêu thụ thêm khoảng 200mcg mỗi ngày.
Thiếu sinh tố A
Thiếu sinh tố A con người dễ bị nhiễm trùng miệng, cuống họng; giảm
thị giác, khô và đục giác mạc (cornea); cơ thể c̣i cọc, xương chậm
mọc, răng yếu mau hư; da khô có vầy; kém khả năng thụ thai, thai nhi
kém tăng trưởng.
Tuy nhiên, t́nh trạng thiếu sinh tố A ít khi xẩy ra v́ trong thực
phẩm hàng ngày thường có đầy đủ sinh tố này.
Thừa sinh tố A
Dùng thêm nhiều sinh tố A có thể gây ra ăn mất ngon, nhức đầu, rụng
tóc, mắt mờ, tính t́nh nóng nẩy, da khô, ngứa, tiêu chẩy, ói mửa,
sưng gan. Người cao tuổi dùng trên 5000 mcg một ngày có thể bị suy
gan.
Đàn bà có thai không nên dùng quá 5,000mcg/ ngày v́ nguy cơ gây
khuyết tật ở thai nhi. Tôt nhất là dùng những thực phẩm chứa nhiều
sinh tố A thay v́ dùng dạng chế biến.
Caroten
Có ba dạng caroten là alpha, beta và gamma, đều được gọi chung là
tiền-sinh-tố A v́ khi cơ thể hấp thụ những chất này sẽ biến đổi
chúng thành sinh tố A.
Carotene có nhiều trong thức ăn gốc thực vật như các loại rau màu
lục đậm và các loại trái cây có mầu vàng cam đặc biệt là trong trái
xoài, trái mơ, củ cà rốt, súp lơ, cà chua.
Nhiều nghiên cứu cho thấy beta carotene có thể ngăn ngừa bệnh ung
thư nhờ tính chống oxy hóa, vô hiệu hóa gốc tự do trong các phản ứng
chuyển hóa của cơ thể.
Nghiên cứu ở Trung Hoa cho hay khi dùng chungvới sinh tố E, beta
carotene có thể ngăn ngừa bệnh ung thư bao tử. Kết quả nghiên cứu
khác cho thấy beta carotene c̣n có khả năng giảm sự truyền bệnh AIDS
từ mẹ sang con.
Khác với sinh tố A, beta carotene không gây rủi ro khi được dùng
với liều lượng lớn, bởi v́ cơ thể chuyển chất này thành sinh tố A
dần dần, tùy theo nhu cầu. Trường hợp dùng với lượng quá cao (thí dụ
mỗi ngày ăn một kí cà rốt) cũng chỉ làm cho da trở nên vàng hay cam.
Hiện tượng này sẽ mất đi khi ta điều chỉnh chế độ ăn.
Mỗi ngày ta có thể dùng từ 10-20 mcg carotene mà không có ảnh hưởng
xấu cho cơ thể.
Nguồn cung cấp carotene gồm có: cà rốt, khoai lang, bí ngô, dưa
canteloupe, bưởi hồng, rau bina (spinache), mận, broccoli và nhiều
loại rau có lá màu lục đậm. Rau trái càng đậm màu lục và màu cam th́
càng chứa nhiều carotene.
SINH TỐ D
Sinh tố D là chất bột mầu trắng, không mùi, ḥa tan trong mỡ, không
ḥa tan trong nước, không bị phân hủy ở nhiệt độ cao và không bị oxy
hóa. Do đó sinh tố này không bị mất đi trong khi chế biến hoặc cất
giữ thức ăn.
Công dụng
Sinh tố D rất cần cho sự tăng trưởng của xương và răng. Sinh tố duy
tŕ chất calci và phosphor trong máu ở mức b́nh thường bằng cách
điều ḥa sự hấp thụ hai khoáng chất này từ thực phẩm.
Nếu không có sinh tố D, calci trong thực phẩm không được ruột non
hấp thụ, cơ thể sẽ lấy calci dự trữ trong xương ra để cung ứng cho
nhu cầu khác của cơ thể.
Một số nhà chuyên môn y tế cho rằng sinh tố D có thể làm giảm nguy
cơ ung thư ruột già, vú và các bệnh phong nhức khớp, nhưng vấn đề
này vẫn c̣n đang trong ṿng vi nghiên cứu.
Nguồn cung cấp
Thực phẩm cung cấp rất ít sinh tố D, nhưng may mắn là thiên nhiên
giúp chúng ta tạo ra loại sinh tố này qua tác dụng của ánh nắng mặt
trời chiếu trên da.
Các loại cá béo như cá trích (herring), cá thu (mackerel), cá hồi
(salmon), cá ngừ (Tuna), cá sardine là nguồn cung cấp chính của sinh
tố D. Cá ăn các sinh vật phù du (plankton) phơi ḿnh trên mặt biển
nắng chói.
Gan, ḷng đỏ trứng, bơ có một ít sinh tố D.
Sữa người và sữa ḅ có rất ít sinh tố D.
Rau trái hầu như không có hoặc chỉ có vài dấu vết sinh tố D.
V́ thế, các thứ sữa và thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh đều được bổ
sung sinh tố D, chẳng hạn như một lít sữa thường được bổ sung 10mcg
sinh tố D (tương đương với 400 IU). Ngoài ra, ngũ cốc khô ăn sáng,
bánh mỳ, margarine, nước trái cây cũng thường được cho thêm sinh tố
D.
Sinh tố D được ruột non hấp thụ với sự trợ giúp của mật.
Sinh tố D được tạo ra khi ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn có tia cực
tím chiếu lên da. Tia cực tím biến một hóa chất dưới da thành một
loại sinh tố D rồi gan và thận tiếp tay biến thành sinh tố D hữu
hiệu cho cơ thể. Ta chỉ cần phơi nắng 10-15 phút, hai hoặc ba lần
mỗi tuần là có đủ lượng sinh tố D cần thiết cho cơ thể. V́ lẽ đó,
sinh tố này c̣n được gọi là (“Sinh tố Ánh Nắng” Sunshine Vitamin).
Lượng sinh tố được tạo ra theo cách này thay đổi tùy theo thời gian
và mức độ tiếp cận với ánh sáng. Da có mầu đậm cản ánh sáng tới 95%,
quần áo và cửa kính, không khí ô nhiễm cũng cản tia tử ngoại vào da;
mùa đông ít ánh nắng hơn mủa hè.
Phần lớn sinh tố D được dự trữ ở tế bào mỡ, xương và thịt. Một số
nhỏ ở gan, óc, phổi và thận. Phần không dùng tới hầu hết được bài
tiết theo phân, chỉ có dưới 4% theo nước tiểu.
Nhu cầu
Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 5mcg (tương đương khoảng 200 IU) và
không nhiều quá 10mcg (tương đương khoảng 400IU).
Thiếu sinh tố D có thể đưa đến bệnh c̣i xương ở trẻ em, mềm xương
(osteomalacia) ở người cao tuổi và xơ cứng mạch máu.
Trong bệnh c̣i xương, xương mềm và biến dạng, xương ngực nhô về phía
trước (pigeon breast), xương sọ chậm khép kín, xương sống cong, răng
sữa chậm mọc, răng khôn mỏng manh, men răng mau hư. Tất cả đều do
thiếu calci và phosphor trong xương.
Dùng sinh tố D với liều lượng lớn như trên 50mcg trong một ngày
(tương đương 2000 U.I) có thể nguy hiểm. Calci trong máu sẽ lên cao,
kết tụ vào các tế bào tim, mạch máu, thận, phổi … và cao quá có thể
đưa tới tử vong.
Phụ nữ có thai và trẻ em sơ sinh dùng nhiều sinh tố D quá th́ van
tim thu hẹp, em bé bị chậm phát triển trí năo và khuyết tật. Thường
thường chỉ khi dùng sinh tố D dạng chế biến th́ mới có nguy cơ này,
cho nên cần tham khảo ư kiến bác sĩ trước khi dùng.
Sinh Tố D và Ánh Sáng Mặt Trời
Sinh tố D là một chất bột mầu trắng, không mùi, ḥa tan trong mỡ,
không ḥa tan trong nước, không bị phân hủy ở nhiệt độ cao và không
bị oxy hóa. Do đó sinh tố này không bị mất đi trong chế biến hoặc
cất trữ thức ăn.
Sinh tố D có dưới nhiều dạng và mỗi dạng có tác dụng riêng.
Calciferol là h́nh thức có tác dụng mạnh nhất.
Gan và thận giúp chuyển hóa sinh tố D tiêu thụ trong thực phẩm hoặc
do tác dụng của tia nắng sang dạng hormone 1.25 dihydrooxyvitamin D.
Hormon này gửi tín hiệu cho ruột non để tăng hấp thụ calci và
phosphor.
Công dụng
Sinh tố D rất cần cho sự tăng trưởng của xương và răng.
Sinh tố duy tŕ chất calci và phospho trong máu ở mức b́nh thường
bằng cách điều ḥa sự hấp thụ hai khoáng chất này từ thực phẩm.
Nếu không có sinh tố D, calci trong thực phẩm không được ruột non
hấp thụ, cơ thể sẽ lấy calci dự trữ trong xương ra để cung ứng cho
nhu cầu khác của các cơ quan, bộ phận.
Một số chuyên viên y tế cho rằng sinh tố D có thể làm giảm nguy cơ
ung thư ruột già, vú và các bệnh phong nhức khớp, nhưng vấn đề này
vẫn c̣n đang trong phạm vi nghiên cứu.
Một số nghiên cứu khác cho là sinh tố D có khả năng duy tŕ tốt hệ
miễn dịch, giúp tế bào tăng trưởng và phân sinh thành các loại đặc
biệt
Nguồn cung cấp
Thực phẩm cung cấp rất ít sinh tố D, nhưng may mắn là thiên nhiên
giúp chúng ta tạo ra loại sinh tố này qua tác dụng của ánh nắng mặt
trời chiếu trên da.
Tia cực tím của nắng biến hóa chất ergosterol dưới da thành một loại
sinh tố D rồi gan và thận tiếp tay biến thành sinh tố D hữu hiệu cho
cơ thể. Chỉ cần phơi nắng 10-15 phút, hai hoặc ba lần mỗi tuần là có
đủ lượng sinh tố D cần thiết. V́ lẽ đó, sinh tố này c̣n được gọi là
(“Sinh tố Ánh Nắng” Sunshine Vitamin).
Điều cần lưu ư là:
– Nên tắm nắng vào buổi sáng khi tia nắng c̣n dịu hoặc xế chiều khi
nắng không gay gắt;
– Không nên bôi quá nhiều kém chống nắng v́ kem ngăn tia cực tím hấp
thụ qua da.
Nên phơi ḿnh trần càng nhiều càng tốt.
– Cẩn thận để da khỏi bị cháy nắng và có thể gây ung thư da.
Lượng sinh tố D do nắng tạo ra thay đổi tùy theo thời gian và mức độ
tiếp cận với ánh sáng.
Da có mầu đậm cản ánh sáng tới 95%, quần áo và cửa kính, không khí ô
nhiễm cũng cản tia tử ngoại vào da; mùa đông ít ánh nắng hơn mủa hè.
Các loại cá béo như cá trích (bloater, herring), cá thu (mackerel),
cá hồi (salmon), cá ngừ (Tuna), cá sardine là nguồn cung cấp chính
của sinh tố D. Cá ăn các sinh vật phù du (plankton) phơi ḿnh trên
mặt biển nắng chói.
Gan, ḷng đỏ trứng, bơ có một ít sinh tố D.
Rau trái hầu như không có hoặc chỉ có vài dấu vết sinh tố D
Sữa người và sữa ḅ có rất ít sinh tố D. V́ thế, các thứ sữa và thực
phẩm dùng cho trẻ sơ sinh đều được bổ sung sinh tố D, chẳng hạn như
một lít sữa thường được bổ sung 10mcg sinh tố D (tương đương với 400
IU).
Ngoài ra, ngũ cốc khô ăn sáng, bánh mỳ, margarine, nước trái cây
cũng thường được cho thêm sinh tố D.
Sinh tố D được ruột non hấp thụ với sự trợ giúp của mật.
Phần lớn sinh tố D được dự trữ ở tế bào mỡ, xương và thịt, một số
nhỏ ở gan, óc, phổi và thận.
Phần không dùng tới hầu hết được bài tiết theo phân, chỉ có dưới 4%
theo nước tiểu ra ngoài.
Nhu cầu
Viện Y học Hoa Kỳ đề nghị mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 5mcg (tương
đương với 200 IU) và không nhiều quá 10mcg (tương đương với 400IU).
Tuy nhiên, một số nhà dinh dưỡng khác, như bác sĩ người Canada
Reinhold Vieth, lại cho rằng cơ thể cần số lượng sinh tố D cao hơn,
khoảng 4000IU/ ngày.
Thiếu sinh tố D
Thiếu sinh tố D có thể đưa đến bệnh c̣i xương ở trẻ em (ricket), mềm
xương (osteomalacia) ở người cao tuổi và xơ cứng mạch máu.
Trong bệnh c̣i xương, xương mềm và biến dạng, xương ngực nhô về phía
trước (pigeon breast), xương sọ chậm khép kín, xương sống cong, răng
sữa chậm mọc, răng khôn mỏng manh, men răng mau hư. Tất cả đều là do
thiếu calci và phosphor trong xương.
Thiếu sinh tố D xảy ra khi:
* Tiêu thụ ít hơn số lượng được khuyến khích
* Ít tiếp xúc với tia nắng
* Thận không chuyển hóa sinh tố D sang dạng hormone
* Cơ thể không hấp thụ được sinh tố D ở ruột
Người dị ứng với sữa hoặc ăn rau thuần túy đề dễ bị thiếu sinh tố D.
Trẻ em chỉ nuôi với sữa mẹ cũng thiếu sinh tố D, nếu các em không
được dùng thêm calci phụ.
Những trường hợp sau đây cần dùng thêm sinh tố D:
– Em bé nuôi với sữa mẹ.
– Người trên 50 tuổi. Lư do là da của họ không tổng hợp hữu hiệu
được sinh tố D và thận cũng kém chuyển hóa sinh tố D thành dạng kích
thích tố.
Theo thống kê, có từ 30-40% người cao tuổi bị găy xương hông v́
thiếu sinh tố D. Do đó lớp người này có thể được bảo vệ hơn, nếu
dùng thêm sinh tố D.
– Những người ít tiếp xúc với mặt trời như cư dân miền bắc cực, dân
chúng mặc quần áo chùm kín cơ thể, người làm việc trong không gian
không có mặt trời.
– Người da mầu, có nhiều chất màu melanin bao phủ khiến tia tử ngoại
không xâm nhập được vào da.
Người có rối loạn hấp thụ chất béo như trong bệnh viêm ruột (bệnh
Crohn), bệnh xơ nang tụy tạng (cystic fibrosis), bệnh gan, tụy tạng,
giải phẫu cắt bỏ một phần bao tử hoặc ruột.
Thừa sinh tố D
Dùng sinh tố D với liều lượng lớn như trên 50mcg trong một ngày
(tương đương 2000 U.I) có thể gây ra nôn mửa, táo bón, ăn không
ngon, mệt mỏi, xuống cân, tăng lượng calci trong máu, rối loạn tâm
trí.
Quá cao calci trong máu có thể đưa tới rối loạn nhịp tim, kết tụ
calci vào các tế bào tim, mạch máu, thận, phổi.
Các nhà dinh dưỡng định mức độ tối đa sinh tố D mà cơ thể chịu đựng
được là 25µ (1000IU) cho trẻ em tới 12 tháng; 50µ (2000IU) cho trẻ
em, phụ nữ có thai và mẹ cho con bú sữa của mính.
Một số nghiên cứu cho hay, phụ nữ có thai và trẻ em sơ sinh dùng
nhiều sinh tố D quá th́ van tim thu hẹp, bé bị chậm phát triển trí
năo và bị khuyết tật. Thường thường chỉ khi dùng sinh tố D phụ thêm
th́ mới có nguy cơ này. V́ thế, nên tham khảo ư kiến bác sĩ trước
khi dùng.
Sinh tố E
Sinh tố E được các khoa học gia tại Đại học Berkeley, California
khám phá ra cách nay hơn 80 năm. Trong những thập niên vừa qua, sinh
tố này đă là một trong những ngôi sao sáng trong số các chất dinh
dưỡng.
Có hai nhóm sinh tố E chính: nhóm tocopherols và tocotrienol với 4
isomers.
Trong hai nhóm này, nhóm alpha-tocopherol isomer có tác dụng mạnh
nhất ở trong cơ thể. Cơ thể hấp thụ được cả tocopherol thiên nhiên
và nhân tạo nhưng loại thiên nhiên trong thực phẩm có nhiều tác dụng
tốt hơn.
Sinh tố E (tocopherol) có dạng dầu sền sệt, mầu vàng nhạt, ḥa tan
trong chất béo hoặc cồn và không ḥa tan trong nước.
Sinh tố chịu đựng được sức nóng và acid nhưng bị phân hủy bởi tia tử
ngoại hoặc oxygen.
Đun nấu với nhiệt độ b́nh thường không làm mất sinh tố E, nhưng khi
chiên rán ch́m trong chất béo hoặc đóng hộp, sấy khô th́ sinh tố E
mất đi khá nhiều.
Vai tṛ của sinh tố E trong cơ thể
Trong cơ thể, vitamin E có vai tṛ quan trọng trong việc chuyển hóa
của các tế bào, bảo vệ sinh tố A và chất béo khỏi bị oxy hóa, tạo
hồng cầu, pḥng ngừa sự hư hao của tế bào và giúp cơ thể sử dụng
sinh tố K.
Công dụng
Sinh tố E được đề nghị để pḥng ngừa hoặc điều trị một số vấn đề của
sức khỏe do tác dụng chống oxy hóa của chúng. Tuy nhiên, cho tới nay
kết quả các nghiên cứu đều chưa được thống nhất, chưa có tính cách
kết luận hoặc mới có ư kiến trung dung (neutral), đôi khi tiêu cực
(negative).
Theo một số tác giả, sinh tố E là một chất chống oxy hóa rất hữu
hiệu. Sinh tố bảo vệ các mô, giúp chế tạo và bảo vệ hồng huyết cầu;
giúp cơ thể sử dụng sinh tố K.
V́ là chất chống oxy hóa, một số tác giả cho biết sinh tố E có thể
tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do (free radicals) do đó có
thể giữ một vai tṛ nào đó trong sự pḥng ngừa ung thư và làm chậm
tiến tŕnh lăo suy. Selenium và sinh tố E có thể thay thế, hỗ trợ
cho nhau trong công dụng này.
Nghiên cứu sơ khởi cho thấy sinh tố E có thể ngăn ngừa các chứng
bệnh tim mạch, kể cả những chứng nhồi máu cơ tim hay tai biến động
mạch năo, v́ nó làm giảm bớt sự kết tụ của cholesterol xấu LDL (low
density lipoprotein) ở trong mạch máu.
Một số nghiên cứu khác cho thấy sinh tố E có thể làm tăng tính miễn
dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó sức đề kháng
của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng mạnh hơn. Đặc tính này có lẽ
cũng giúp tŕ hoăn các triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ.
Sinh tố E c̣n làm giảm nguy cơ bệnh cườm mắt (cataract) nhờ khả năng
chống oxy hóa.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy sự sinh đẻ của chuột khả quan hơn
khi cho dùng sinh tố E.
Trái với tin tưởng của nhiều người, sinh tố này không có vai tṛ ǵ
trong việc làm đời sống t́nh dục người nam mạnh hơn.
Nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp chính sinh tố E là thực phẩm gốc thực vật như dầu đậu
nành, dầu hột bông g̣n (cotton seed oil), dầu hướng dương (sunflower
oil), dầu bắp, phó sản của các dầu vừa kể như margarine; trong mầm
lúa ḿ (wheat germ); trong bắp, các loại hạt có vỏ cứng, hạt dưa
(seed), quả ô liu, măng tây và các loại rau có lá màu lục.
Thực phẩm gốc động vật có rất ít sinh tố E.
Sinh tố E được hấp thụ ở ruột non với sự hỗ trợ của mật và chất béo.
Sinh tố E lưu chuyển trong máu và được dự trữ trong tế bào mỡ, gan,
bắp thịt, phần dư thừa được bài tiết qua phân.
Không giống như sinh tố A và D, sinh tố E không gây ra triệu chứng
ngộ độc khi ta dùng một số lượng cao.
Tuy nhiên, đang uống thuốc Coumadin chống loăng máu cần cẩn thận, v́
sinh tố E cao quá có thể làm xuất huyết nhiều hơn.
Nhu cầu
Nhu cầu sinh tố E thay đổi tùy theo tuổi tác, nam hoặc nữ, t́nh
trạng sức khỏe và số lượng chất béo băo ḥa mà người đó tiêu thụ.
Chất béo băo ḥa dễ bị oxy hóa v́ thế cần tăng sinh tố E nếu ăn
nhiều chất này.
Liều (dose) sinh tố được ghi theo đơn vị milligram hoặc IU
(International units). 1mg alpha-tocopherol tương đương với 1.5 IU.
Tại Hoa Kỳ, giới chức y tế dinh dưỡng đề nghị (Recommended Daily
Allowance – RDA) là:
– Nam nữ từ 14 tuổi và phụ nữ có thai ở mọi tuổi cần 15mg (hoặc
22.5IU),
– Phụ nữ cho con bú sữa mẹ cần 19mg (hoặc 28.5IU) sinh tố E mỗi
ngày.
Số lượng này đều có trong phần ăn hàng ngày nếu ta tiêu thụ đầy đủ
các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Với trẻ em sơ sinh, không có RDA nhưng có đề nghị:
– Các em khỏe mạnh bú sữa mẹ từ lúc sanh tới 6 tháng cần 4mg/ngày
(6IU/ngày);
Từ 7-12 tháng cần 5mg/ngày (7.5 IU/ngày).
RDA cho trẻ em
– Từ 1-3 tuổi: 6mg/ngày (7.5 IU);
– Từ 4-8 tuổi: 7mg/ngày (10.5 IU)
– Trẻ em từ 9-13 tuổi: 11mg/ngày (16 IU/ngày).
Thiếu sinh tố E
Thiếu sinh tố E rất ít khi xảy ra và có thể thấy trong bệnh nhân kém
hấp thụ chất béo ở ruột như bệnh Crohn, sau giải phẫu, khi kém dinh
dưỡng, khi tiêu thụ rất ít sinh tố E hoặc trong vài bệnh di truyền
đặc biệt.
Thiếu sinh tố trong thời gian lâu có thể đưa tới không vững trong
việc đi đứng và không có phối hợp giữa các cơ bắp, yếu cơ bắp, giảm
phản xạ (reflex). Thiếu kinh niên có thể đưa tới mù ḷa, sa sút trí
tuệ, thay đổi nhịp tim.
Điều trị khi thiếu sinh tố E cần được bác sĩ xác định và theo dơi v́
có nhiều chứng minh khoa học cho hay, dùng thêm sinh tố E có thể gây
hậu quả không tốt cho cơ thể.
An toàn của sinh tố E
Cho tới nay, chưa có chứng minh khoa học về sự công hiệu của sinh tố
E khi dùng quá liều để được cơ quan y tế đưa ra (RDA). Do đó, cần
cân nhắc lợi hại trước khi quyết định dùng thêm sinh tố E.
Dùng thêm trong thời gian ngắn với liều tối đa 1000mg/ ngày (tương
đương với 1100 IU) được coi như tương đối an toàn và có thể có ích
lợi.
Ảnh hưởng lâu dài khi dùng nhiều sinh tố E vẫn chưa được làm rơ cho
nên các giới chức y tế khuyên không nên dùng quá nhiều sinh tố này.
Quá nhiều sinh tố E có thể đưa tới viêm da, đau bụng, tiêu chẩy, ói
mửa, tăng rủi ro xuất huyết, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, mờ mắt…
SINH TỐ K
Sinh tố K (c̣n gọi là sinh tố chống xuất huyết) ḥa tan trong chất
béo và có hai loại: K1 có tự nhiên trong rau mầu lục và K2 được tổng
hợp bởi các vi sinh vật trong ruột của người và động vật. Sinh tố K3
được tổng hợp bằng phương pháp khoa học.
Công dụng
Sinh tố K có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống chẩy máu khi bị vết thương
trên da thịt hay xuất huyết trong cơ quan nội tạng. Sinh tố K giúp
gan tổng hợp bốn yếu tố đông máu II, VII, IX và X mà khi thiếu các
yếu tố này th́ máu không đông được .
Nhiều nghiên cứu sơ khởi cho thấy sinh tố K có thể tăng cường sức
chịu đựng của bộ xương ở người cao tuổi.
Nguồn cung cấp
Các vi khuẩn trong ruột con người tạo khoảng 80% sinh tố K, số c̣n
lại do thức ăn cung cấp.
Sinh tố K có nhiều trong trà xanh, cây củ cải (turnip), bắp su
(cabbage), su lơ (cauliflower), những loại rau có lá lớn, đậu nành
và nhiều loại dầu thực vật, gan, thịt lợn.
Sinh tố K chịu đựng được sức nóng và độ ẩm nhưng bị tia tử ngoại,
acid, kiềm, oxygen phân hủy. Việc nấu nướng thức ăn thường không làm
mất sinh tố K.
Sinh tố K tổng hợp menadione hay K3 cũng có tác dụng như sinh tố K.
Nhu cầu
Mỗi ngày nên tiêu thụ từ 30 mcg-80 mcg tùy theo độ tuổi. Số lượng
này đều có trong thực phẩm nên không cần phải uống thêm sinh tố K.
Lư do thiếu sinh tố K thường là do uống nhiều thuốc kháng sinh khiến
vi khuẩn trong ruột bị tiêu diệt, hoặc không có khả năng hấp thụ
sinh tố K từ thực phẩm.
Trẻ sơ sanh chưa có vi sinh vật trong ruột, cũng thường hay thiếu
sinh tố K nên sau khi sinh, được tiêm một lượng nhỏ sinh tố này để
ngừa chảy máu.
Bác sĩ Nguyễn Ư Đức, MD
Phục dương đại bổ tửu
Toa rượu thuốc Minh Mạng
11 bài thuốc trị
bệnh bất lực
Tin tốt về Covid-19
Bạn có biết quả tim thứ 2 thứ 3 là gì?
Ai
cũng nghĩ tiểu đường là do ăn ngọt
Bệnh mất trí nhớ
Loại rau
có thể làm giảm lượng đường...
Tiếng Anh trong Y khoa
Bệnh
thận dưới cái nh́n của một bệnh nhân
10 tín hiệu cảnh
báo “vỡ” mạch máu năo
COVID - Cách bảo toàn
sinh mạng
Thuốc hết hạn vẫn c̣n hữu dụng
10 thực
phẩm tốt nhất cho tim
Nước tiểu và những điều cần biết
Làm sao để áp huyết không cao?
Một
bác sĩ Mỹ t́m ra thuốc trị virus Vũ Hán
Tác
dụng của thuốc trị khớp glucosamine, colchicine, thuốc
trị sốt rét
Triệu chứng nhiễm bệnh Covid-19
Cholesterol
Sinh tố
Bệnh tiểu đường
loại 2
Bệnh sạn thận
Kiến thức y khoa
21
cách đơn giản giúp bạn sống khỏe mạnh ...
Chống lại cảm cúm, cảm lạnh vào mùa đông
Ung thư cuống phổi
Toa thuốc trị
ung thư gan
Công thức thông tắc động mạch, “làm sạch” mỡ máu
Tự điều trị bại liệt sau đột qụi
Trị bệnh mẹo
Công dụng
của trái BƠ (avocado)
Bệnh GOUT đến
từ đâu ?!
Tập Yoga để bảo vệ sức
khỏe
Bệnh nấc cụt, bài
thuốc lạ kỳ
Húng chó
– vị thuốc dân gian
Chữa bệnh gai cột
sống
Toa thuốc trị
ung thư gan
Lá lốt chữa đau
nhức xương khớp
Tai biến mạch
máu năo
Dấu
hiệu cảnh báo các bệnh hiểm nghèo
7 loại
thực phẩm tốt nhất cho gan
Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác
Đôi Điều về bệnh
Lú Lẫn Alzheimer
12 bí quyết
loại bỏ bệnh tiểu đường đơn giản
Công dụng của
Cần Tây
15 tác
dụng chữa bệnh không ngờ của củ hành
Những bài thuốc
trị bệnh...
Mật ong trị lành
vết thương
Thuốc ở trong rau
Trị bệnh nắc cụt
Toa thuốc
trị bệnh tê bại....
BÍ ĐÁI -
Tiên Dược Cứu Bịnh...
24 triệu chứng
trong người bạn không thể lơ là
Chanh trừ được
các bệnh ung thư
Cảm lạnh và
những hậu quả biến chứng
Công
dụng Củ Cải - Trái Chanh - Củ Nghệ cho sức khỏe
Hạt Methi - Trị tiểu
đường
Đậu Bắp - Vị Khắc Tinh
Của Bệnh Tiểu Đường
Lọc thận không đến 1 đô-la
Thuốc chống tai biến
Lá đu đủ chống ung
thư...
Trị bịnh tiền liệt tuyến
Trí nhớ giảm sút, phải làm
sao ?
Pḥng bệnh
Alzheimer
Lợi ích của đi bộ
Những triệu chứng
cần lưu ư cho tuổi già
Chữa bệnh
GOUT không cần uống thuốc
Tại sao bạn cần chất béo...
(saturated-fat)?
Các loại
bệnh thấp khớp
Clean your
kidneys
Măng tây và bệnh ung thư
Clean your kidneys
Trị Sạn, Ho và Ung Thư
Trị cảm cúm đơn giản
Khoai lang tốt
cho bệnh tiểu đường
Chất bổ từ quả nho
Bài thuốc trị bệnh viêm
gan
Trị bệnh Gout đơn giản
Sách thuốc gia truyền
Trị ho đơn giản nhưng mầu
nhiệm
Củ nghệ trị ...
Sự kỳ diệu của đôi bàn tay
Thuốc bổ thận
Bài thuốc trị Gout
Bài thuốc hữu hiệu để giảm :
máu cao, mỡ cao
Chữa phỏng
Dầu dừa - Thần dược của nhiều
bệnh
Dầu dừa chữa bá bệnh !!!
Huyết áp thấp
Nấm sữa Kefir
Tỏi với sức khỏe
Thuốc trong rau
Bệnh cúm heo
Cập nhật về bệnh ung thư
Trị bệnh đau ngang thắt
lưng
Tin vui cho người bệnh
nghèo
Dầu dừa chữa bệnh...
Huấn thị điều hành căn bản cho
người cao niên
Sơ Gan
Cây Sả chữa bệnh ung thư!!!
Cholesterol Tốt, Xấu ...
5 phương pháp tập thể dục
buổi sáng
Chữa bệnh Gout
không cần thuốc
Bệnh Dời Ḅ (Shingle)
Toa thuốc trị cao máu và mỡ
trong máu
Trị Cholesterol bằng
lá Aloe-Vera
Trị bệnh bằng "Đậu Đen"
Thuốc xông chữa cảm cúm
Phương pháp cầm máu
dị thường
Bệnh Gout đến từ đâu
Dùng "dấm táo & mật ong" để
trị bá bênh
Heart attacks
and drinking warm water
Tắm âm dương
Canh chua bạc
hà - Gây chứng bệnh Gout
Lá dứa trị bện tiểu đường
Cây Aloe Vera
Những lợi ích về việc đi bộ
Nước gạo lức, thần dược !!!
Với cây kim, ta có thể cứu
người
Làm thế nào để khỏi già ?
Thuốc trị tê bại, đau nhức
...
Thuốc thần chữa bệnh "gout"
Những toa thuốc "mẹo"
Khám phá mới về gạo lức
Viêm gan