Trí nhớ giảm sút, phải làm sao ?

Đôi lúc, bạn có cảm giác mất trí nhớ tạm thời nên chẳng biết mình đang và cần làm gì? Càng lớn tuổi, con người càng hay quên.

Đó là lý do bạn nên quan tâm, chăm sóc cho "bộ nhớ" của mình từ bây giờ.

Trí nhớ và hoạt động trí tuệ nói chung là chức năng thần kinh cao cấp của con người. Ở mỗi người, trí nhớ lại có những phương thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp, gia đình, vị thế xã hội của họ.

Trí nhớ ngắn hay dài hạn đều phụ thuộc vào não bộ

Người ta phân biệt hai loại trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu giữ những thông tin mới tiếp nhận trong vài giây, trước khi nó được củng cố để giữ lại lâu dài. Trí nhớ dài hạn là quá trình lưu giữ các thông tin tiếp nhận được và con người có thể nhớ tới chúng sau một thời gian.

Dù ngắn hay dài hạn, việc hình thành và duy trì trí nhớ đều trông cậy vào một khu vực nằm sâu trong não bộ, gọi là vùng hippocampus. Bên cạnh nó là vùng hạnh nhân (amygdala), tạo cảm xúc, in dấu những ký ức của mỗi người. Lớp ngoài của võ não lưu giữ trí nhớ dài hạn ở những khu vực khác nhau nhờ những loại hình thông tin đa dạng như ngôn ngữ, cử chỉ, cảm giác...

Để những vùng nói trên hoạt động hiệu quả, các động mạch nuôi não phải thông suốt để não có đủ ô-xy, năng lượng, các chất dẫn truyền thần kinh không thiếu hụt và các "khớp thần kinh" (synase) được bảo tồn.

Tuy nhiên, trong thực tế, những điều kiện đó dễ bị xâm hại do tác động của nhiều yếu tố, khiến chúng ta sa sút trí tuệ, mất trí nhớ, bị bệnh Alzheimer, Parkinson...

Những phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả :

Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus.

Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc "truy cập" ký ức đã được lưu giữ.

Dưới đây là các cách giúp cải thiện trí nhớ.

1. Hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay yoga. Đây là cách gỡ bỏ các áp lực, làm trùng giãn tâm thần, tăng khả năng tập trung... Ngoài ra, bạn có thể luyện tập thể lực ngoài trờ như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic... Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái.

2. Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. Đồng thời, bạn nên chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng (hoặc cờ vua), học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó... Cách này làm tăng lượng ô-xy tới não, thúc đẩy quá trình dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn.

3. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nhiều rau, trái cây, giúp tăng cường các chất dinh dưỡng như lecithin (có trong dầu đậu nành, trứng, lạc, mầm lúa mạch, gan), vitamin C (trong cam, chanh, rau, quả) và các vitamin nhóm B (trong gan, thận, thịt nạc, sữa, yoghurt). Tất cả các chất này hỗ trợ cho việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylchline.

Các a-xít béo omega-3 như DHA được coi là "thức ăn của não". Chúng có nhiều trong các loài cá biển vùng nước lạnh như cá hồi, các trích... giúp bù đắp một lượng đáng kể chất xám của não. Chất béo trong não làm thành các màng tế bào và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống còn của tế bào não. Các nơ-ron thần kinh cũng rất giàu a-xít béo omega-3 còn giúp cân bằng xảm xúc lành mạnh và tâm trạng tích cực ở người cao tuổi. DHA cũng là thành phần chính của các "khớp thần kinh".

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, các chất chống ô-xy hóa từ rau, trái cây, các quả mọng (mâm xôi), khoai lang, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, quả cherry, kiwi, gấc... làm giảm đáng kể nguy cơ suy giảm trí nhớ di chứng trung hòa hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do. Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa còn cải thiện dòng chảy ô-xy qua cơ thể và não.

Với những người cao tuổi, chế độ ăn hạn chế năng lượng xem ra rất hữu ích. Họ sẽ tránh được các nguy cơ thừa cân, béo phì, dẫn tới những bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... Chúng không những đe dọa khả năng ghi nhớ mà cả sinh mạng người cao tuổi.

Não có chừng 50% nước cho nên bạn phải uống đủ nước (1.500-2.000ml mỗi ngày) để thủy hợp (hydrate hóa) não dễ dàng. Thiếu nước hoặc mất nước nhẹ có thể làm gia tăng hormone stress, khiến não bị tổn thương, giảm thiểu trí nhứ. Bạn có thể uống nước sôi để nguội hoặc nước trà. Trong trà có nhiều chất tăng thư giãn tâm thần, tăng sự lanh lợi, hoạt bát... Thế nhưng, bạn cần tránh uống trà đặc vào buổi tối vì có thể dẫn đến mất ngủ.

Mỗi ngày, bạn nên uống một đến hai ly rượu vang đỏ. Chúng có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Các chất chống ô-xy hóa trong rượu còn bảo vệ tế bào não, qua đó cải thiện trí nhớ của bạn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng rượu vì uống nhiều làm tăng cholesterol, nguy cơ xơ vữa động mạch và cản trở dòng máu tới não. Các nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, đã chứng minh, người lạm dụng rượu thường kém tập trung. Khi tham gia những thử nghiệm về nhận thức, họ kém hơn hẳn những người uống rượu vang có chừng mực.

4. Phải tạo được giấc ngủ tốt để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứ của Đại học Lubeck, Đức, đã cho thấy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề có liên quan mật thiết đến giấc ngủ đầy đủ của mỗi người. Chứng mất ngủ hay chứng ngừng thở khi ngủ làm cho người ta mệt mỏi nên không thể tập trung.

5. Kiểm soát tốt những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái đường... cũng là một giải pháp hữu hiệu để tăng cường trí nhớ.

6. Lối sống tích cực, lạc quan, cởi mở có tác động rất lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ trầm cảm, nhất là đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và những người cao tuổi. Đồng thời, cách này còn cải thiện đáng kể trí nhớ và các hoạt động trí tuệ nói chung.

 


Y HỌC

Phục dương đại bổ tửu
Toa rượu thuốc Minh Mạng
11 bài thuốc trị bệnh bất lực


Tin tốt về Covid-19  
Bạn có biết quả tim thứ 2 thứ 3 là gì?  
Ai cũng nghĩ tiểu đường là do ăn ngọt  
Bệnh mất trí nhớ  
Loại rau có thể làm giảm lượng đường...
Tiếng Anh trong Y khoa
Bệnh thận dưới cái nhìn của một bệnh nhân
10 tín hiệu cảnh báo “vỡ” mạch máu não  
COVID - Cách bảo toàn sinh mạng  
Thuốc hết hạn vẫn còn hữu dụng  
10 thực phẩm tốt nhất cho tim
Nước tiểu và những điều cần biết  
Làm sao để áp huyết không cao?  
Một bác sĩ Mỹ tìm ra thuốc trị virus Vũ Hán
Tác dụng của thuốc trị khớp glucosamine, colchicine, thuốc trị sốt rét
Triệu chứng nhiễm bệnh Covid-19
Cholesterol
Sinh tố
Bệnh tiểu đường loại 2
Bệnh sạn thận
Kiến thức y khoa  
21 cách đơn giản giúp bạn sống khỏe mạnh ...  
Chống lại cảm cúm, cảm lạnh vào mùa đông
Ung thư cuống phổi
Toa thuốc trị ung thư gan
Công thức thông tắc động mạch, “làm sạch” mỡ máu
Tự điều trị bại liệt sau đột qụi
Trị bệnh mẹo
Công dụng của trái BƠ (avocado)
Bệnh GOUT đến từ đâu ?!
Tập Yoga để bảo vệ sức khỏe
Bệnh nấc cụt, bài thuốc lạ kỳ
Húng chó – vị thuốc dân gian
Chữa bệnh gai cột sống
Toa thuốc trị ung thư gan

Lá lốt chữa đau nhức xương khớp
Tai biến mạch máu não
Dấu hiệu cảnh báo các bệnh hiểm nghèo
7 loại thực phẩm tốt nhất cho gan
Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác
Ðôi Điều về bệnh Lú Lẫn Alzheimer
12 bí quyết loại bỏ bệnh tiểu đường đơn giản
Công dụng của Cần Tây
15 tác dụng chữa bệnh không ngờ của củ hành
Những bài thuốc trị bệnh...
Mật ong trị lành vết thương
Thuốc ở trong rau
Trị bệnh nắc cụt
Toa thuốc trị bệnh tê bại....
BÍ ĐÁI - Tiên Dược Cứu Bịnh...
24 triệu chứng trong người bạn không thể lơ là
Chanh trừ được các bệnh ung thư
Cảm lạnh và những hậu quả biến chứng
Công dụng Củ Cải - Trái Chanh - Củ Nghệ cho sức khỏe
Hạt Methi - Trị tiểu đường
Đậu Bắp - Vị Khắc Tinh Của Bệnh Tiểu Đường
Lọc thận không đến 1 đô-la
Thuốc chống tai biến
Lá đu đủ chống ung thư...
Trị bịnh tiền liệt tuyến
Trí nhớ giảm sút, phải làm sao ?
Phòng bệnh Alzheimer
Lợi ích của đi bộ
Những triệu chứng cần lưu ý cho tuổi già
Chữa bệnh GOUT không cần uống thuốc
Tại sao bạn cần chất béo...  (saturated-fat)?
Các loại bệnh thấp khớp
Clean your kidneys
Măng tây và bệnh ung thư
Clean your kidneys
Trị Sạn, Ho và Ung Thư
Trị cảm cúm đơn giản
Khoai lang tốt cho bệnh tiểu đường
Chất bổ từ quả nho
Bài thuốc trị bệnh viêm gan
Trị bệnh Gout đơn giản
Sách thuốc gia truyền
Trị ho đơn giản nhưng mầu nhiệm
Củ nghệ trị ...
Sự kỳ diệu của đôi bàn tay
Thuốc bổ thận
Bài thuốc trị Gout
Bài thuốc hữu hiệu để giảm : máu cao, mỡ cao
Chữa phỏng
Dầu dừa - Thần dược của nhiều bệnh
Dầu dừa chữa bá bệnh !!!
Huyết áp thấp
Nấm sữa Kefir
Tỏi với sức khỏe
Thuốc trong rau
Bệnh cúm heo
Cập nhật về bệnh ung thư
Trị bệnh đau ngang thắt lưng
Tin vui cho người bệnh nghèo
Dầu dừa chữa bệnh...
Huấn thị điều hành căn bản cho người cao niên
Sơ Gan
Cây Sả chữa bệnh ung thư!!!
Cholesterol Tốt, Xấu ...
5 phương pháp tập thể dục buổi sáng
Chữa bệnh Gout không cần thuốc
Bệnh Dời Bò (Shingle)
Toa thuốc trị cao máu và mỡ trong máu
Trị Cholesterol bằng lá Aloe-Vera
Trị bệnh bằng "Đậu Đen"
Thuốc xông chữa cảm cúm
Phương pháp cầm máu dị thường
Bệnh Gout đến từ đâu
Dùng "dấm táo & mật ong" để trị bá bênh
Heart attacks and drinking warm water
Tắm âm dương
Canh chua bạc hà - Gây chứng bệnh Gout
Lá dứa trị bện tiểu đường
Cây Aloe Vera
Những lợi ích về việc đi bộ
Nước gạo lức, thần dược !!!
Với cây kim, ta có thể cứu người
Làm thế nào để khỏi già ?
Thuốc trị tê bại, đau nhức ...
Thuốc thần chữa bệnh "gout"
Những toa thuốc "mẹo"
Khám phá mới về gạo lức
Viêm gan