Headline 2

(3) Công tác chuẩn bị

Ngày 21-4-1974, Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III triệu tập buổi họp hành quân ở Biên Ḥa do Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh Quân Đoàn III chủ tọa. Có mặt Bộ Tham Mưu Quân Đoàn, Bộ Chỉ huy 3 Tiếp Vận và 3 tư lệnh Sư Đoàn 5, 18, 25: Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo và Đại Tá Nguyễn Hữu Toán. Sau khi Bộ Tham Mưu tŕnh bày t́nh h́nh chung ở Vùng 3 Chiến thuật và t́nh h́nh đặc biệt ở Căn Cứ Đức Huệ, Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn tuyên bố chỉ định tôi thay thế tư lệnh Sư Đoàn 25 Bộ binh chỉ huy mặt trận Đức Ḥa – Đức Huệ và sử dụng LLXKQĐIII phản công, giải vây Căn Cứ Đức Huệ. Tôi đứng lên tŕnh bày ngắn gọn trước hội nghị Kế hoạch Hành quân vượt biên đêm của LLXKQĐIII ở G̣ Dầu Hạ và Hành quân Phản công của LLXKQĐIII trên lănh thổ Campuchia (H́nh 2).

Theo nhu cầu hành quân của tôi, các đơn vị sau đây được Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn III chỉ định tăng phái cho Lữ Đoàn 3 KB để nằm trong tổ chức của LLXKQĐIII:

- Tiểu Đoàn 64 BĐQ đi với Thiết Đoàn 15 KB, thành phần ṇng cốt của Chiến Đoàn 315 do Trung Tá Dư Ngọc Thanh chỉ huy;
- Tiểu Đoàn 36 BĐQ đi với Thiết Đoàn 18 KB, thành phần ṇng cốt của Chiến Đoàn 318 do Trung Tá Phan Văn Sĩ chỉ huy;
- 1 Đại Đội Bộ binh thuộc Tiểu Đoàn 1/43 (Sư Đoàn 18 BB) đi với Thiết Đoàn 22 Chiến xa, thành phần ṇng cốt của Chiến Đoàn 322 do Trung Tá Nguyễn Văn Liên chỉ huy;
- Thiết Đoàn 10 KB (Sư Đoàn 25 BB) + Tiểu Đoàn 1/43 BB (-) (Sư Đoàn 18 BB) + 1 Chi đội Chiến xa M48 thuộc Thiết Đoàn 22 Chiến xa do Trung Tá Trần Văn Nhuận chỉ huy;
- Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh 105 ly + 1 Pháo đội 155 ly thuộc Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh do Thiếu Tá Hoa Vạn Thọ chỉ huy;
- Tiểu Đoàn 302 thuộc Liên Đoàn 30 Công binh do Thiếu Tá Lâm Hồng Sơn chỉ huy; một Trung đội Điện tử (Quân Đoàn) do Thiếu Tá Hiển, Trưởng pḥng 2 Lữ Đoàn kiểm soát;
- 1 Trung đội Truyền Tin Siêu tần số (Quân Đoàn) do Trung Úy Bùi Đ́nh Lộ Trưởng pḥng Truyền tin Lữ Đoàn giám sát;
- 1 Đại Đội yểm trợ Tiếp Vận thuộc Bộ chỉ huy 3 Tiếp vận do thượng sĩ Nhất Phan Thanh Nhàn (Quân cụ) chỉ huy.

Ngoài ra Trung Tướng c̣n ra lệnh cho 3 tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh cho tôi mượn 6 giàn hỏa tiễn chống xe tăng TOW để phân phối cho mỗi Chiến Đoàn Thiết Giáp vượt biên 2 giàn hỏa tiễn TOW gắn trên xe Thiết vận xa M113 đề pḥng trường hợp có chiến xa T 54 của địch xuất hiện trên chiến trường Campuchia.

Trước khi kết thúc buổi họp, Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn chúc tôi thành công trong nhiệm vụ giao phó. Tôi đứng lên đáp lời cám ơn Trung Tướng. Lúc đó trong ḷng tôi có một sự tin tưởng mănh liệt vào chiến thắng của cuộc hành quân này, nên tự nhiên tôi buột miệng thốt ra:

- Thưa Trung Tướng, chúng tôi sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 Cộng Sản!

Trên đường về Lữ Đoàn, tôi giật ḿnh khi nghĩ lại những lời ḿnh vừa nói. Tại sao tôi dám liều lĩnh khẳng định trước hội nghị là sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 Cộng Sản? Mặc dù tôi có trong tay LLXKQĐIII là một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ chưa từng bị thất trận và mặc dù tôi đă nắm chặt trong tay những yếu tố có tính cách quyết định thắng lợi, nhưng vẫn c̣n 2 yếu tố khác ngoài tầm tay của tôi có thể làm tôi bị thất bại trong cuộc hành quân này. Đó là thời tiết và kế hoạch hành quân bị bại lộ. Thật vậy, nếu đến ngày N là ngày xuất quân trời đổ mưa trong vùng hành quân, địa thế trở nên lầy lội, tôi sẽ không thể điều động lực lượng Thiết Giáp như ư muốn được, hoặc kế hoạch hành quân của tôi được tŕnh lên phủ Tổng Thống để xin quyết định, nếu bị tiết lộ ra ngoài, chắc chắn sẽ đưa tôi đến thảm bại. Cứ nghĩ đến 2 yếu tố này là tôi không ăn ngủ được. Tôi thấy hối tiếc đă thốt ra những lời khẳng định trước là sẽ đánh thắng quân địch. Lời khẳng định này cứ ám ảnh tôi ngày đêm. Cuối cùng tôi tự nhủ: phải giữ đúng lời hứa; bằng mọi cách, mọi giá, phải đánh thắng Sư Đoàn 5 Cộng Sản.

Ngày 22-4-1974, tôi ra lệnh cho toàn bộ LLXKQĐIII đang hành quân thám sát trong Chi Khu Khiêm Hanh thuộc tỉnh Tây Ninh rút quân về đóng ở Khu C̣ mi thuộc quận Lái Thiêu tỉnh B́nh Dương (Thủ Đầu Một). Tôi cho phao tin là LLXKQĐIII sẽ di chuyển qua Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh. Mục đích của cuộc rút quân này là để đánh lừa địch, làm cho chúng tưởng là quân Thiết Giáp sẽ rút đi luôn không trở lại. Tôi cho trung đội điện tử thường xuyên nghe lén và theo dơi địch trao đổi tin tức với nhau. Khi LLXKQĐIII vừa rút đi khỏi G̣ Dầu Hạ về Lái Thiêu th́ đài t́nh báo của địch ở An Ḥa G̣ Dầu lên tiếng báo cáo: “Quân Thiết Giáp đă rút đi”. Tôi biết chắc là chúng đă bị mắc lừa.

Từ ngày 22-4-74 đến ngày 28-4-74, trong 6 ngày này đóng quân ở Khu C̣ mi quận Lái Thiêu, các Chiến Đoàn 315, 318 và 322 theo lệnh tôi ra sức ôn tập hợp đồng tác chiến giữa Thiết Giáp – Biệt Động Quân – Pháo Binh từ cấp Trung đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn, Chiến Đoàn thật nhuần nhuyễn. Riêng tôi trong 6 ngày đó, tôi tích cực không ngừng làm công tác tư tưởng. Karl Max nói: “Nếu tư tưởng được đả thông, mọi người đều giác ngộ th́ sức mạnh vật chất sẽ tăng lên gấp đôi.” Kinh nghiệm chiến trường cho tôi thấy tinh thần hăng say làm tăng sức mạnh của đơn vị lên gấp bội. Khơi dậy được sự chiến đấu của toàn quân là yếu tố số một của thắng lợi. Tôi lần lượt đi xuống họp với các cấp chỉ huy Trung đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn của các binh chủng và với các Chiến Đoàn trưởng, nói rơ t́nh h́nh của ta và địch, nói rơ nhiệm vụ và cách đánh của LLXKQĐIII để mọi người đều thông suốt và tin tưởng sự tất thắng của chúng ta. Tôi thuyết phục họ tin ở sự chỉ huy của tôi và nói rơ sự quyết tâm của tôi là phải chiến thắng bằng mọi giá. Tôi thúc đẩy họ, tôi nói đến t́nh đồng đội: Chúng ta không thể bỏ rơi đồng đội của ḿnh đang bị địch bao vây và mong chờ chúng ta đến cứu họ. Tôi nhắc đến những chiến thắng vẻ vang năm xưa thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí:

- Chúng ta đă từng gặp nhiều trận khó khăn gây cấn hơn trận này, chúng ta đều chiến thắng, đều vượt qua.

Mỗi lần nói chuyện với các sĩ quan thuộc cấp tôi đều kết luận:

- Kỳ này nhất định phải chiến thắng, tôi sẽ cùng đi với các anh, kỳ này nếu thất bại th́ tất cả chúng ta kể cả tôi, sẽ không một ai trở về Việt Nam.

Ư của tôi, quyết tâm của tôi đă rơ ràng: một là chiến thắng trở về, hai là chết trên đất Miên. Không có con đường nào khác.

4. Veni, Vidi, Vici

(1) Ngày N đă đến. Đó là ngày 28-4-1974. Chiều ngày 28-4-1974, Công Binh đă sẵn sàng; Thiếu Tá Lâm Hồng Sơn, Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 302 CB, theo lệnh tôi đă kín đáo cho bố trí từ chiều tối ngày hôm trước ở hai bên bờ sông G̣ Dầu Hạ, gần cầu, các phà cao su để đưa chiến xa M48 qua sông. Lúc 20:00 giờ, tôi cải trang đích thân đến tận 2 bờ sông G̣ Dầu Hạ kiểm tra Công Binh làm công tác chuẩn bị cho chiến xa vượt sông.

Đúng 22:00 giờ đêm, toàn bộ LLXKQĐIII gồm 3 Chiến Đoàn 315, 318 và 322 cùng Bộ Chỉ huy nhẹ Lữ Đoàn và Pháo Binh Lữ Đoàn bắt đầu rời vùng tập trung ở Lái Thiêu (Thủ Đầu Một) di chuyển bằng đèn mắt mèo và im lặng truyền tin trực chỉ G̣ Dầu Hạ.

(2) Ngày 29-4-1974, lúc 00:00 giờ, các chiến xa M48 bắt đầu xuống phà qua sông G̣ Dầu Hạ. Các loại xe xích khác và xe chạy bánh qua cầu G̣ Dầu Hạ theo Quốc lộ 1 trực chỉ ra hướng biên giới Việt Miên.

Từ 01:00 giờ sáng đến 03:00 giờ sáng, các Chiến Đoàn, Bộ Chỉ huy nhẹ Lữ Đoàn và Pháo Binh Lữ Đoàn lần lượt vượt biên sang lănh thổ Campuchia và vào vùng tập trung nằm sâu trong đất Miên về hướng Đông Nam thị trấn Chipu (Xem h́nh 2 và 3).

Đến 03:15 giờ, tất cả các đơn vị đă bố trí xong, trong vùng tập trung, sẵn sàng chờ lệnh xuất phát. Trung đội điện tử theo dơi nghe địch, không thấy chỉ dấu ǵ chúng nghi ngờ.

Đúng 03:30 giờ, tôi ra lệnh cho hai Chiến Đoàn 315 và 318 vượt tuyến xuất phát, tấn công song song tiến xuống phía Nam, Chiến Đoàn 315 bên phải, Chiến Đoàn 318 bên trái, Bộ Chỉ huy của tôi theo sau Chiến Đoàn 315; Chiến Đoàn 322 trừ bị, bố trí phía Nam Quốc lộ 1 chờ lệnh (Xem h́nh 3).

Đúng 04:30 giờ, Pháo Binh Lữ Đoàn bắt đầu khai hỏa, tác xạ đồng loạt tập trung vào các mục tiêu của địch nằm phía Tây Căn Cứ Đức Huệ, đồng thời Thiết Đoàn 10 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 1/43 BB (-) vượt tuyến xuất phát mở đường từ căn cứ Phước Chỉ xuống Căn Cứ Đức Huệ. (Xem h́nh 3).
Đến 05:00 giờ sáng ngày 29-4-74, các cánh quân của Chiến Đoàn 315 và 318 báo cáo chạm địch. Quân ta liền điều động bao vây, chia cắt, tấn công liên tục. Quân địch bị đánh bất ngờ tháo chạy, quân ta truy đuổi chặn bắt. Các Bộ Chỉ huy Trung đoàn, Sư Đoàn, Bộ Chỉ huy Hậu cần và các căn cứ Pháo Binh của quân địch bị quân ta tràn ngập và lần lượt bị quét sạch. Nhiều dàn pháo các loại 4 ống, 8 ống và 12 ống, và hàng ngàn hỏa tiễn 107 ly và 122 ly bị quân ta tịch thu và tiêu hủy tại chỗ. Đặc biệt hơn cả có hơn 30 hỏa tiễn chống xe tăng AT3 của Liên Xô nằm trên giàn phóng, chưa kịp khai hỏa bị quân ta chiếm đoạt.

Đến 08:00 giờ sáng, Không Quân Chiến Thuật lên vùng; Đại Tá Trần Văn Thoàn, tư lệnh phó Lữ Đoàn bay trực thăng chỉ huy, điều khiển Không Lực liên tục oanh kích và oanh tạc địch từ sáng đến chiều tối. Đến 19:00 giờ ngày 29 4 74, đại quân của Sư Đoàn 5 CS bị đánh tan ră rút chạy về hướng Mộc Hóa thuộc Vùng 4 Chiến Thuật. Tôi liền tung cả ba Chiến Đoàn đồng loạt truy đuổi địch và cho Không Quân Chiến Thuật tập trung truy kích chúng sâu trong lănh thổ Vùng 4 Chiến Thuật. Hàng ngàn quân địch bị giết và bị thương và hàng trăm tên bị quân ta bắt sống.

(3) Sáng ngày 30-4-74, các đơn vị địch c̣n kẹt lại chung quanh Căn Cứ Đức Huệ chống trả yếu ớt, lần lượt bị quân ta tiêu diệt gần hết. Đến trưa, một cánh quân của Thiết Đoàn 10 đă bắt tay được với Biệt Động Quân trong Căn Cứ Đức Huệ và đến chiều toàn bộ Sư Đoàn 5 CS hoàn toàn bị quân ta quét sạch.

Bộ Chỉ huy của tôi nằm sâu trong lănh thổ Campuchia về phía Đông Nam Chipu trong một làng nhỏ hoang vắng. Tin chiến thắng làm nức ḷng mọi người. Màn đêm xuống, tiếng súng im bặt. Đêm hôm đó thật êm ả, trời trong vắt, đầy sao, ḷng tôi tràn ngập một niềm sung sướng khó tả. Có lẽ đây là một đêm đẹp nhất trong đời tôi. Tôi đă khẳng định trước với Quân Đoàn là chúng tôi sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 CS và bây giờ chúng tôi đă đánh bại chúng. Tôi đă nói trước khi xuất quân với thuộc cấp là nếu thất bại th́ sẽ không một ai được trở về Việt Nam và bây giờ chúng tôi đă chiến thắng có thể trở về. Đối với tôi cũng giống như một canh bạc mà tôi đă lấy mạng sống của tôi ra đánh và bây giờ tôi đă thắng. Cho tới ngày hôm đó trong đời tôi, thật không có một niềm hạnh phúc nào lớn hơn được.

Chưa bao giờ trong lịch sử của hai cuộc chiến tranh Việt Nam có một trận vận động chiến nào mà quân ta hoặc quân Đồng Minh đă chiến thắng một đại đơn vị CS nhanh chóng như thế, triệt để như thế. Tôi chợt nhớ đến cung cách và những lời của Julius Ceasar trong chiến dịch thần tốc ở Zela vùng Tiểu Á báo cáo chiến thắng về La Mă “Veni, Vidi, Vici: “Tôi đến, Tôi thấy, Tôi chiến thắng”, tôi liền lấy một mẫu giấy nhỏ, tự tay thảo ngay bức công điện ngắn báo cáo chiến thắng về Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III.
Trân trọng báo cáo:
- Ngày 28-4-74: Xuất quân
- Ngày 29-4-74: Phản công
- Ngày 30-4-74: Tiêu diệt địch

(4) Ngày 2-5-1974, tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Lữ Đoàn ở G̣ Dầu Hạ, phóng viên đài VOA phỏng vấn hỏi tôi:

- Có phải Thiếu Tướng đă đưa quân sang lănh thổ Campuchia không?

Tôi liền đáp ngay:

- Không, tôi hành quân dọc theo biên giới trong lănh thổ của Việt Nam. Chính Cộng Sản Việt Nam mới có quân trên lănh thổ Campuchia.

Tối đến, đài VOA và đài BBC loan tin chiến thắng của Quân Lực ta ở Căn Cứ Đức Huệ. Riêng đài BBC nói thêm:

- Tướng Trần Quang Khôi nói không có đưa quân sang lănh thổ Campuchia, nhưng theo tin tức của chúng tôi nhận được th́ Quân lực VNCH có truy đuổi quân Cộng Sản Bắc Việt trên lănh thổ Campuchia.

   

(5) Ngày 3-5-1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đi trực thăng đến G̣ Dầu Hạ thị sát chiến trường. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần và tôi tiếp đón Tổng Thống. Ông vui vẻ bắt tay chúng tôi rồi đi đến xem chiến lợi phẩm tịch thu của quân địch: Rất nhiều vũ khí cộng đồng các loại. Nổi bật là các giàn phóng hỏa tiễn 4 ống, 8 ống và 12 ống cùng hàng trăm hỏa tiễn 107 và 122 ly. Đặc biệt hơn cả là hơn 30 hỏa tiễn AT-3, loại mới nhất của Liên Sô có hệ thống điều khiển chống tăng, lần đầu tiên bị quân ta tịch thu trên chiến trường miền Nam. Các tùy viên quân sự Tây phương mỗi người xin một quả nói để đem về nước nghiên cứu. Nh́n số vũ khí khổng lồ của địch bị quân ta tịch thu mới hiểu được sự tàn phá khủng khiếp trong Căn Cứ Đức Huệ và sự chiến đấu anh hùng của Tiểu Đoàn 83 BĐQ. Tiếp đến, Tổng Thống đi thăm Bộ Tham Mưu Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và các đơn vị trưởng của các binh chủng trong tổ chức LLXKQĐIII, ông bắt tay khen ngợi từng người và gắn cấp bậc Đại Tá cho Trung Tá Thiết Giáp Dư Ngọc Thanh, Chiến Đoàn trưởng Chiến Đoàn 315. Sau đó Tổng Thống lên trực thăng chỉ huy của tôi cùng tôi bay đến Đức Huệ. Các trực thăng của Trung Tướng Phạm Quốc Thuần và phái đoàn Phủ Tổng Thống bay theo sau.
Trên đường bay, Tổng Thống bắt chuyện với tôi:

- Tôi rất thích tính táo bạo liều lĩnh trong kế hoạch hành quân của anh.

- Thưa Tổng Thống, đây là sự liều lĩnh có tính toán.

Tôi đáp lại. Thấy Tổng Thống vui vẻ, sự hân hoan hiện trên nét mặt, tôi nói đùa một câu tiếng Pháp với Tổng Thống:

- La chance sourit toujours aux audacieux. (Sự may mắn luôn luôn “cười” với những kẻ liều lĩnh).

Ông gật gù cười có vẻ đắc ư lắm.
Trực thăng đáp xuống Căn Cứ Đức Huệ. Các chiến sĩ Tiểu Đoàn 83 BĐQ và Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ hân hoan tiếp đón Tổng Thống. Ông đi bộ một ṿng viếng thăm, ủy lạo và ban thưởng. Doanh trại trong căn cứ bị Pháo Binh địch tàn phá đổ sập gần hết, nhưng sự hănh diện giữ vững được đồn hiện ra trong đôi mắt của mỗi chiến sĩ BĐQ.

     

Một chuẩn úy BĐQ c̣n rất trẻ đi đến tôi, đứng nghiêm chào, rồi th́nh ĺnh anh bước tới gần tôi, hai tay nắm chặt lấy tay tôi bật khóc và nói:

- Cám ơn Thiếu tướng đă cứu mạng chúng em.

Tôi cảm động ôn tồn đáp lại:

- Chính anh phải cám ơn các em mới đúng. Sự chiến đấu vô cùng dũng cảm của các em là một tấm gương sáng chói, là niềm hănh diện chung của Quân lực chúng ta. Chúng em mới thật sự là những anh hùng của Quân đội mà mọi người Việt Nam Tự do phải mang ơn các em.

(6) Một tuần sau tôi nhận được một thư của DAO (Defense Attaché Office) trong đó tướng Homer Smith chuyển lời khen ngợi của đại sứ Graham Martin đến tôi: Đây là lần đầu tiên kể từ khi kư kết Ḥa Đàm Paris, một kế hoạch hành quân được thiết kế tuyệt hảo và được thực hiện tuyệt hảo (1).
Hai tuần sau, tôi nhận được một thư của Đại Tá Raymond Battreall nguyên Cố Vấn Trưởng của Bộ Chỉ huy Thiết Giáp Binh QLVNCH. Battreall cho rằng đây là một chiến thắng ngoạn mục và xuất sắc nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Cuối thư ông viết bằng chữ Việt Nam: Kỵ Binh Việt Nam Muôn Năm.

5. Kết luận:

Đúng một năm sau, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân Đoàn 4 CSBV do Thượng tướng Hoàng Cầm chỉ huy đă thất bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Ḥa, và Sư Đoàn 341 CSBV bị LLXKQĐIII đánh bại ở Biên Ḥa buộc phải rút đi sau khi chịu nhiều tổn thất to lớn (2).

Ngay sau đó, LLXKQĐIII kéo quân về tiếp cứu Thủ Đô Sài G̣n th́ được lệnh buông vũ khí đầu hàng lúc 10:25 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ai là người chịu trách nhiệm làm mất MNVN? Ai là thủ phạm đưa QLVNCH đến chỗ thua trận?

Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh kể từ ngày thành lập 7-11-1970 đến ngày 30-4-1975 do tôi chỉ huy, luôn luôn chiến thắng hết trận này đến trận khác cho đến phút chót. Không một ai trong chúng tôi lùi bước trước quân thù. Không một ai trong chúng tôi bỏ trốn ra nước ngoài. Tất cả ở tại hàng và chấp nhận định mệnh không than van kêu khóc.

Trong tác phẩm Servitude et Grandeur Militaires, thi sĩ Pháp Alfred De Vigny (1810-1857) nói:
“Danh Dự và Trách Nhiệm đôi khi kết thúc một cách bi thảm. Cho nên, đứng trước một định mệnh tàn khốc, con người phải biết thân phận của ḿnh mà chấp nhận nó một cách can đảm”.

Tháng Giêng 2009

Ghi chú:
(1) GEN Homer Smith wrote: “On behalf of the Honorable Graham Martin, the Ambassador of the United States and myself, I wish to express our felicitations upon the brilliant success of your recent operation.
This was the first time since the Paris Peace Agreement, a plan of operation has been so well planned and so well executed…”
(2) Xin đọc:
- “Danh Dự và Tổ Quốc”, 1995, CT Trần Quang Khôi “Fighting to the Finish”, BG Tran Quang Khoi, p.19 25, ARMOR, March April 1996.
- Hồi Kư “Chặng Đường Mười Ngh́n Ngày”, Thượng Tướng Hoàng Cầm.


Lời giới thiệu tác giả:
* TRẦN QUANG KHÔI xuất thân từ khóa 6 TVBQG Đà Lạt 1952.
* Tốt nghiệp:
- Trường Kỵ Binh SAUMUR, Pháp 1955.
- Trường Thiết Giáp Lục Quân Hoa Kỳ FORT KNOX, Kentucky 1959.
- Trường Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ FORT LEAVENWORTH, Kansas 1973.
* Cấp bậc và chức vụ sau cùng: Chuẩn Tướng, Tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh thuộc Quân Đoàn III/QLVNCH.
* Sau chiến tranh Việt Nam, tướng Khôi bị bắt và bị tù Cộng Sản 17 năm.
* Định cư tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ năm 1993.
* Tốt nghiệp Trường Đại Học George Mason University, Hoa Kỳ với cấp bằng MA Văn Chương Pháp 1998.

 


TÀI LIỆU

QLVNCH

Tháng Tư đen


Video về quân cách lễ nghi
Cách thức đeo dây biểu chương...
Lễ nghi quân cách - Vị trí các lá cờ và toán quốc quân kỳ
Quân phục, cấp hiệu, huy hiệu... QLVNCH
Tiến tŕnh h́nh thành Quốc Kỳ & Quốc Ca VN  
Tim hiểu về ngày Quân Lực VNCH 19-6
Lịch sử Hướng Đạo Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa  
và Trường Trung Học Vơ Khoa Thủ Đức
 
Đệ nhất Cộng Hoà - Ngày Quốc Khánh 26 tháng 10
Vài Nét Về Quân Lực VNCH Và Sự H́nh Thành Ngày Quân Lực 19.6


Gươm lạc giữa rừng hoa  
“ Triều đại “ Tổng Thống lạ lùng nhất lịch sử Hoa Kỳ  
Sắc lệnh về quần đảo Hoàng Sa
Vị Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ
Giờ phút cuối cùng của một thành phố – Tháng 3 - 1975
Từ chiến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân   
5 điều có thể bạn chưa biết về lá cờ Hoa Kỳ
Sự ra đời của chữ quốc ngữ...
Nh́n lại cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953
Lời phản biện tại buổi tŕnh chiếu sơ lược
phim the Việt Nam War
 
Không quên biến cố kinh hoàng 11 tháng 9 – 2001 !  
140 chữ với mẹo nhớ Hỏi, Ngă & chính tả  
Cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19/8/1945 tại VN  
Vị Tổng Thống giữ chức vụ lâu nhất Nước Mỹ  
Tổng Thống Abraham Lincoln  
Video về quân cách lễ nghi
VNCH 10 ngày cuối cùng...
Bảo vệ an toàn cho công dân Hoa Kỳ khi ở Việt Nam
Lễ Hùng Vương
Cần bảo trọng niềm tự hào dân tộc  
Luận về Tậm Lư Chính Trị  
Từ chến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân  
Cố Tổng Thống Ronald Reagan và… H.O.  
Diễn tiến cuộc đảo chánh lật đổ Ông Ngô Đ́nh Diệm  
Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Đ́nh Diệm  
Ai ra lệnh giết Ông Ngô Đ́nh Diệm? Tại sao?

Một tài liệu 42 năm cũ  
Dựng Lại Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ 
Quốc Kỳ chúng ta giương cao khắp nơi

Tài liệu về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974  
Những điều nên biết về Medicare 2016
Remember C-Rations?  
Ai đă bắn nát chân Tướng Nguyễn Ngọc Loan?  
Tướng lănh VNCH  
Bài phỏng vấn cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  
Hồi kư về Tướng Lê Văn Hưng và trận An Lộc 
Sư Đoàn 23 Bộ Binh và cuộc quyết chiến Ban Mê Thuột tháng 3, 1975
Đại Tá Nguyễn Văn Cư
Trường Sa: Băi Cỏ Mây
Thiên Thần Mũ Đỏ ai c̣n ai mất
Tổng Thống Trần Văn Hương những ngày cuối tháng Tư 1975 tại Sài G̣n
Chuyện của một ngôi trường  
Luận về khoa bảng  
Liên Hiệp Quốc và vấn đề: Bảo vệ nhân quyền  
Phiếm luận về mộng mơ qua văn chương và triết học  
Chính sách thuế khóa
Cách viết hoa trong tiếng Việt
Đoàn thể Xă hội và Sinh hoạt Chính Trị
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
John Paul Vann, một viên tướng CIA
Văn hóa ảnh hưởng ngôn ngữ như thế nào?
Một vài nét về văn hóa Việt Nam  
Tiếng Việt ba miền - Tiếng nào là ‘chuẩn’ ?  
TT Ngô Đ́nh Diệm đă từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?  
HCM đă âm mưu bán nước từ năm 1924  
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Hải chiến Midway  
Adm Chester Nimitz  
Nguồn gốc thuyết âm dương tám quẻ...
SĐ Nhảy Dù và cuộc hành quân Lam Sơn 719  
Những trận đánh đi vào quân sử 
Nguyên nhân xụp đổ VNCH 1975
Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương
Tưởng Niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa
Thuyết bất biến
Chương tŕnh chiêu hồi của VNCH
Chiến tranh Việt Nam (1945-1975)
50 năm đọc và coi lại clip cuộc đảo chánh 1963
An Lộc anh dũng  
Nguyên do chính khiến VN bất tử  
Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Trận Ấp Bắc: Thực tế và huyền thoại
Vài nét hoạt động của Biệt Cách Dù tại Bắc Việt
Cảnh Sát Dă Chiến VNCH
Trung Đoàn 44 trong Mùa Hè Đỏ Lửa ở Kontum
QLVNCH - 1968-1975
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Đại đội 72, TĐ7 ND mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965
Nhảy Dù và Cổ Thành Đinh Công Tráng
Nhân chứng lịch sử: Mậu thân Huế
Trận KAMPONG TRACH 1972
Trả lại sự thật v/v Sư Đoàn 3BB lui binh...
Thống Tướng Lê Văn Tỵ
Tướng Đỗ Cao Trí và Tôi
Những ngày cuối cùng của QLVNCH
Tướng Dư Quốc Đống
Dư âm Cửa Việt
Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG...
Lịch sử Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
Người Nhái VNCH
Mùa hè đỏ lửa 1972
Không Quân VNCH và Chiến trường An lộc
NT Nguyễn Mạnh Tường
Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4
Bậc thầy vĩ đại
Quân Dù tiến về thành nội Tết Mậu Thân  
Một ngày với Đô Đốc Chung Tấn Cang
Tr/T Huế, chiến binh anh dũng và trung thành với Tổ Quốc  
Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần - Trung Tướng Dương Văn Đức
Viễn thám
Hổ Cáp - Gia đ́nh 9 Kỵ Binh cuối tháng tư 75
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân
Sống anh dũng, chết hiên ngang
Chuyến công tác cuối cùng
Cái chết của Cố Thiếu Tá BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ
Chuyện một người chiến binh...
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tháng 3 buồn hiu...
Người Lính Ǵà Không Bao Giờ Chết
Thành h́nh của Quân Lực VNCH
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Những ngày cuối cùng của Truờng Bộ Binh
Một chuyến đi toán phạt
Những NT Vơ Khoa TQLC
Tôi nh́n đồi 31 thất thủ
Ngày tàn cuộc chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù - Trấn thủ B́nh Long; thượng kỳ Quảng Trị
Quân trường
Những người lính bị bỏ rơi
Tết với người lính cũ
Thái Dương - Nguyễn Văn Xanh
Phi vụ Tống Lệ Chân
Trên đỉnh Chu Pao
Trung Tá Nguyễn Văn Cư
Vài biến cố đàng sau mặt trận Tây Nguyên 75
Trận đánh phi trường Phụng Dực...
Sinh nhật thứ 58 - Trường BB/TĐ
Trung Sĩ Vũ Tiến Quang
Mũ Đỏ, mũ Đen
Chân dung người Chiến Sĩ
CIA và các ông Tướng
Dựng Cờ
Bức tượng Thương Tiếc
Kẽm gai bọc thây anh hùng
Lịch sử h́nh thành QLVNCH
Văn tế Chiến Sĩ Trận Vong
Người lính VNCH trong mắt tôi (video)
Cà-fê nha, Chuẩn Úy?
Chân dung người lính VNCH
Chiến thắng An Lộc 1972
Quảng Trị - Mùa hè đỏ lửa
Trương Văn Sương - Người tù bất khuất
Chết trận Đồng Xoài
Ư nghĩa ngày QL 19/6
Viết cho ngày QL 19/6
Sự h́nh thành QL 19/6
Nhân ngày QL 19/6
Tâm t́nh ngày QL 19/6
Bối cảnh chính trị quân sự trước 19/6
VNCH bị bức tử
Thủ Đức... gọi ta về
Chân dung người lính VNCH
Sự thật về cái chết của Tướng Lê Văn Hưng
Người lính không có số quân
Giày Saut trong tử địa
Chuyện tháng 4 của những chàng BK
Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long
Những v́ sao thời lửa đạn
Mùa hè đỏ lửa: Phần 1, Phần 2, Phần 3
Lịch sử chiến tranh VN từ 1945...
Thời chinh chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù
Tưởng niệm Tướng Trần Văn Hai
Vài kỷ niệm với Tướng Lê Nguyên Vỹ
Tiểu Đoàn 42 BĐQ - Cọp Ba Đầu Rằn
Địa Phương Quân và Nghĩa Quân QLVNCH
Những người trở về với đại gia đ́nh dân tộc
Khe Sanh trong ṿng vây
Vietnam, Vietnam
Từ Mậu Thân 68 đến mùa hè đỏ lửa 72...
Trận đánh Đức Huệ
Lam Sơn 207A - Khe Sanh
Trận chiến Khe Sanh
Mật trận Thượng Đức - 1974

Linh Tinh

Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Sự đáng sợ cuả nước Mỹ
Oan hồn trên xứ Huế
Sau 42 Năm, Nh́n Lại Vụ Tết Mậu Thân
Mưa Đồng Tháp Mười
Chăn gối với kẻ thù
Ông Lộc Hộ - Anh hùng vô danh
Cải cách ruộng đất...
Giờ thứ 25
Biến động miền Trung
Người Mỹ phản bội chúng ta
cs nằm vùng
Những ngày cuối của TT Nguyễn Văn Thiệu ở SG
T́m hiều về h́nh Tiếc Thương và Vá Cờ
Tháng Tư đen
Giờ phút hấp hối Thành Phố Đà Nẵng
Ai giết đức thầy Huỳnh Phú Sổ
H́nh ảnh VN từ 1884-1884
Thổn thức cho VN
Valentine trong di sản Chiến Tranh
Hoàng Hậu Nam Phương
Thảm sát ở Tân Lập
Hố chôn người ...
T́nh h́nh nhân quyền ở VN năm 2007
Người Việt xây thành Bắc Kinh