Người Việt Nam vẽ kiểu và xây thủ đô Bắc Kinh

LÊ THANH HOA

Bắc Kinh trở thành thủ đô của nước Tầu từ năm 1420. Du khách viếng Trung Hoa từ hơn 500 năm qua đều hết lời khen ngợi kiến trúc độc đáo của thủ đô này. Tác giả công tŕnh kiến trúc thủ đô Bắc Kinh ấy là người Việt Nam: Nguyễn An.
Bài viết này gồm các tiết mục:

1. Sơ lược giai đoạn lịch sử Tầu Việt.

2. Từ Yên kinh đến Bắc Kinh.

3. Nguyễn An là ai?

4. Công tŕnh kiến trúc thành Bắc Kinh.



Nhiều sử gia Trung Hoa cho rằng ngày nay dân thành Bắc Kinh
nên làm lễ ghi ơn công tŕnh sư Nguyễn An, người Việt Nam, đă vẽ kiểu
và xây kinh đô Bắc Kinh với kiến trúc được công nhận là toàn mỹ.

I. SƠ LƯỢC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ:

A: SỬ TẦU:

Sau khi đánh bại nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh từ năm 1368 và tồn tại được 277 năm (đến năm 1644).
Chu Nguyên Chương (Thái Tổ) làm vua từ 1368 đến 1398 bị bệnh mất, lập cháu nội đích tôn là Chu Doăn Văn làm hoàng đế (Huệ Đế). Các người con khác của Minh Thái Tổ không phục vị hoàng đế trẻ này nên cử binh tranh ngôi. Triều thần hợp sức giúp Huệ Đế trừ được hầu hết các ông chú của vua trẻ là Chu vương Chu Túc, Tề vương Chu Loại Chi, Tương vương Chu Bách, Đại vương Chu Quế, Đàn vương Chu Tiện. Chỉ trừ Yên vương Chu Đệ, một thế lực mạnh nhất, là c̣n tồn tại.

Chu Đệ là người như thế nào?
Là con thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cùng Mă hậu, Chu Đệ sinh năm 1360, tướng mạo tuấn vĩ, đặc biệt có bộ râu rất đẹp. Được phong làm Yên vương vào năm Hồng Vũ thứ 3 (năm 1370), lúc ông mới được 10 tuổi nhưng phải đơị đến năm 20 tuổi (1380) mới được lănh đất phong, chính thức trấn giữ Yên kinh (tên cũ của Bắc Kinh).

Chu Đệ nhanh trí, đa mưu, anh dũng quyết đoán, biết trọng hiền đăi sĩ, được thủ hạ kính phục và suy tôn. Chiến công mà vua cha khen ngợi không tiếc lời diễn ra vào năm Chu Đệ 30 tuổi. Bấy giờ Chu Đệ cùng Tấn vương Chu Phong được lệnh cất quân đánh Thái úy Năi Nhi Bất Hoa (Mông Cổ). Trong lúc Tấn vương chần chừ v́ sợ, một ḿnh Chu Đệ dẫn quân vượt cửa Cổ Bắc, tiến thẳng đến Di Đô Sơn. Nhờ Đệ biết lợi dụng thời cơ xuất quân tấn công trong lúc tuyết băng phủ kín đất trời, đă khiến Năi Nhi Bất Hoa trở tay không kịp, phải nộp thành đầu hàng.

Khi vua cha băng hà, biết Huệ Đế muốn tóm thâu quyền bính về một mối, Chu Đệ giả điên nhưng trong bóng tối âm thầm củng cố binh lực, chờ cơ hội. Khi nhà vua trẻ phải đối đầu với nhiều thế lực, kinh thành lúc nào cũng rối loạn. Chu Đệ giương cờ b́nh nạn, lấy danh nghĩa thảo phạt gian thần ngay từ tháng 10 năm 1399 (năm đầu tiên của vua Huệ Đế, niên hiệu Kiến Văn), nhưng kỳ thật là dấy binh làm loạn, cướp ngôi vua từ tay cháu của ḿnh. Đến năm 1402 , Chu Đệ tiến quân thẳng vào kinh đô, bức Huệ Đế phải phóng hỏa thiêu hủy cung điện.
Chu Đệ chính thức lên ngôi vào tháng 6 năm 1402, xưng là Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc).

Trong 4 năm khởi loạn, nhờ đám thái giám của Huệ Đế vốn không phục quan lại triều đ́nh trở cờ nội gián, Yên vương Chu Đệ biết rơ nội t́nh ở kinh đô, một yếu tố then chốt để quyết định thắng bại. Chu Đệ biết ơn đám thái giám này và trọng dụng họ.
Trong số những thái giám được trọng dụng có Nguyễn An, người Việt Nam. Nguyễn An được Minh Thành Tổ Chu Đệ giao cho trách nhiệm chỉ huy công tŕnh xây dựng kinh thành Bắc Kinh từ năm 1404 và măi đến 17 năm sau (1420) mới hoàn tất.

B- VIỆT SỬ:

Khi Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi, Hồ Hán Thương cử sứ sang mừng, nhân thể xin nhà Minh phong tước cho. Vua nhà Minh cử Dương Bột sang sứ nước ta phủ dụ, và phong cho Thương làm An Nam quốc vương. Từ đấy, sứ thần nhà Minh sang nước ta thường xuyên, chủ yếu là hạch sách, đ̣i cống nạp, giữ phận chư hầu. Trong số cống nạp, theo lệ, nhà Minh bắt xứ ta phải nạp cho họ các hạng người tài giỏi.
Đúng vào năm Nguyễn An lănh nhận việc xây dựng thành Bắc Kinh (1404), Hồ Hán Thương sai Phan Ḥa Phủ đi sứ sang chầu nhà Minh, dâng voi làm lễ cống.

V́ cha của Hán Thương là Hồ Quư Ly cướp ngôi nhà Trần nhưng cha con họ Hồ khéo che dấu, ban đầu bịt mắt được sứ nhà Minh nhưng sau triều Minh đă biết rơ thực hư, muốn gây việc binh đao.

Vào mùa xuân năm 1405, Minh Thành Tổ sai sứ sang nước ta đ̣i lại đất mà họ nói là ta đă chiếm của họ. Nguyên trước đây khi Hồ Quư Ly mới cướp ngôi, Hoàng Quảng Thành, thổ quan châu Tư Minh, tâu với vua Minh rằng Lộc Châu nguyên là đất cũ của châu Tư Minh, bị An Nam lấn chiếm. Vua Minh cho sứ sang đ̣i đất này nhưng Quư Ly không nghe. Đến nay (1404), Minh Thành Tổ lại sai sứ sang ta đ̣i lại đất ấy. Bấy giờ cha con Quư Ly sai Hành khiển Hoàng Hối Khanh làm cát địa sứ (sứ thần có trách nhiệm cắt đất). Hối Khanh bèn cắt đất của 59 thôn ở Cổ Lâu dâng cho nhà Minh.

II. TỪ YÊN KINH ĐẾN BẮC KINH:

Hai cha con Chu Nguyên Chương và Chu Đệ đều lấy đất dấy nghiệp đặt làm kinh đô.
Cha th́ chọn Nam Kinh (nay thuộc Giang Tô), vốn là cố đô của Lục triều và Nam Đường xưa kia, làm kinh đô. Với Chu Nguyên Chương, biến cố năm 1356 khi ông đem quân đánh chiếm Nam Kinh, tỏ lộ chí lớn cho bàn dân thiên hạ biết, tự xưng là Ngô Quốc Công. Từ đây, Nam Kinh trở thành đại bản doanh để ông phát triển lực lượng, từ đó dựng nên nghiệp đế. Nam Kinh được làm thủ đô nhà Minh ngót 50 năm.

Con th́ chọn Yên kinh bởi v́ đây là đất phong của Chu Đệ. Từ đây lực lượng chủ lực của Chu Đệ được h́nh thành. Chiến công diệt Mông hiển hách của Chu Đệ cũng được xuất phát từ địa bàn này và qua mấy chục năm liền khổ công vun đắp, không c̣n nơi nào sánh bằng. Thứ đến, việc Chu Đệ dời đô về Yên kinh c̣n có chủ đích làm giảm thế lực của Huệ Đế, vị vua trẻ mới bị mất ngôi và không biết sống chết như thế nào. Cuối cùng, ở vào giai đoạn lịch sử này, Tầu c̣n đang phải đối đầu với Mông Cổ ở phương Bắc, Nam Kinh nằm xéo về phía Nam trong khi Yên kinh nằm về phương Bắc nên có nhiều ưu thế hơn.

Muốn dời đô, trước hết phải di dân. Đó là việc Chu Đệ làm trước hết, ngay sau khi lên ngôi. Vào năm 1403, đổi Yên kinh thành Bắc Kinh. Đến năm 1404 giao cho Nguyễn An làm tổng kiến trúc sư xây dựng thủ đô Bắc Kinh đến 17 năm sau (1420) mới hoàn tất. Từ đó đến nay Bắc Kinh luôn được chọn làm thủ đô của nước Tầu. (Cụm từ "kiến trúc sư" thật ra chỉ mới có kể từ khi giao tiếp với Tây Phương, vào thời khởi công xây thành Bắc Kinh, Nguyễn An là người vẽ kiểu và chỉ huy công việc xây cất.)

Nguyễn An trở thành thái giám từ lúc nào?
Muốn t́m hiểu nhân vật đặc biệt này, trước hết hăy lược qua về lịch sử hoạn quan triều Minh, một lực lượng mà các sử gia Trung Hoa đánh giá là đông hơn cung tần mỹ nữ. Một câu nói của vua Khang Hy đời Thanh thường được các nhà nghiên cứu trích dẫn, ghi rằng: "Thời Minh có chín ngh́n cung nữ th́ nội giám có tới mười vạn người, ăn uống không đủ nên có người bị chết đói."

Theo sử sách Trung Hoa, hoạn quan có mấy nguồn gốc như sau:

* Những tội phạm chịu nhận h́nh phạt bị thiến bộ phận sinh dục.

* Triều đ́nh chủ trương t́m các thanh thiếu niên tuấn tú của các chư hầu bắt về thiến để dùng làm hầu cận ở hậu cung.

* Một số người tự thiến để được vào cung (từ khi hoạn quan lên hương, được trọng dụng).

III. NGUYỄN AN LÀ AI?

Minh sử có ghi rằng vào những năm cuối của Minh Thái Tổ và mấy năm đầu của Minh Thành Tổ, Trương Phụ thường đi sứ sang nước ta. Phụ bắt triều đ́nh nhà Hồ phải cống nạp những người tài và nam nhân tuấn tú. Phụ đem những người này về Tầu bắt phải bị thiến để sung vào lực lượng hoạn quan. Những hoạn quan gốc Việt Nam do Trương Phụ bắt về nổi tiếng có Phạm Hoằng, Vương Cẩn, Nguyễn An, Nguyễn Lăng.

Tài của Nguyễn An sẽ được đề cập sau. Trong số những người đặc biệt ấy, có người được vua Anh Tông nhà Minh tặng biệt danh "Bồng Lai Cát Sĩ". Sách chép rằng Phạm Hoằng nhă nhặn, b́nh tĩnh, thanh nhă, có văn tài, thông tuệ hơn người. Thành Tổ rất thích, biết Hoằng có thể đào tạo được, phá lệ cho Hoằng đọc sách trong cung. Sau Hoằng phục vụ mấy đời hoàng đế, hết thảy các đế đều sủng ái. Anh Tông là người sủng ái Hoằng nhất, đă tặng Hoằng biệt danh siêu phàm thoát tục: "Bồng Lai Cát Sĩ".

Trong sách "Thủy Động Nhật Kư" của Diệp Thịnh thời Minh có viết: "Nguyễn An cũng gọi là A Lưu, người Giao Chỉ, thanh khiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công tŕnh xây dựng kinh thành Bắc Kinh và 9 cửa lầu, 2 cung 3 điện, 3 phủ 6 bộ đều có nhiều công lao to lớn."
Sách "Chính Thống Thực Lục" đời Anh Tông ghi: "Ngày 10 tháng 2 năm Chính Thống thứ 6 (1441), 2 cung 3 điện hoàn thành, vua ban thưởng cho Nguyễn An 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, một vạn quan tiền."

Minh Sử cũng ghi: "Nguyễn An người Giao Chỉ, đầu óc minh mẫn, kỹ thuật tài giỏi hơn người, vâng mệnh vua Thành Tổ xây dựng thành tŕ, cung điện và các dinh thự của các phủ, bộ, mắt đo bụng nhẩm tính toán đâu vào đó, kết quả đều đúng kế hoạch dự trù, Công bộ chỉ biết tuân theo đó mà chấp hành."

Sách Kinh Kỳ Kư Thắng (tác giả Dương Sỹ Kỳ) đời Minh có ghi thuật công tŕnh kiến trúc quần thể cung điện hoàng đế ở thủ đô Bắc Kinh, đặc biệt ca ngợi biệt tài của Nguyễn An trong công tŕnh tu tạo Cố cung.

Tuần san Sử Địa Cái Thế xuất bản ở Thiên Tân, số đề ngày 11 tháng 11 năm 1947, sử gia lừng danh của Trung Hoa là Trương Tú Dân đă đặc biệt viết nhiều bài ghi ơn công lao của Nguyễn An, trong đó chủ yếu nhắc nhở: "Dân thành Bắc Kinh ngày nay nên kỷ niệm Nguyễn An, vị công tŕnh sư đời nhà Minh, người An Nam."

Trong bộ sử The Cambridge History of China, phần sử nhà Minh, có ghi lại nhiều chi tiết về việc kiến trúc thành Bắc Kinh, trong đó c̣n có chú thích Nguyễn An (Juan An - mất năm 1453) bằng chữ Nho nữa. Chúng tôi lược dịch một phần nói về vai tṛ của kiến trúc sư trưởng Nguyễn An như sau: "... Công tŕnh xây dựng thành đô Bắc Kinh đ̣i hỏi sự động viên một lực lượng đông đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ những đơn vị quân binh hoặc những tội phạm khó trị bị kết án khổ sai, cũng như việc trưng dụng vật liệu xây cất từ khắp nơi trong nước, kể cả những nơi xa xôi như An Nam vừa mới được sát nhập. Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên tới hàng trăm ngh́n người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên Nguyễn An (mất năm 1453), ông này cũng c̣n đóng vai tṛ quan trọng trong công tŕnh tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vủa Anh Tông."



Phóng ảnh các trang sách nói đến công tŕnh kiến trúc kinh thành Bắc Kinh
trong bộ sử "The Cambridge History of China, phần Minh sử, Vol. 7, trang 241.
Sách này có khắp các thư viện Hoa Kỳ.

Theo tài liệu biên khảo của các nhà nghiên cứu lịch sử Đài Loan, tổng kiến trúc sư Nguyễn An đă chỉ huy lực lượng cả triệu nhân công thực hiện công tŕnh xây cất suốt 17 năm. Phí tổn về nhân lực và vật liệu thật lớn lao. Trong số những nhân công này có cả 7 ngàn người Việt Nam.

Một số tài liệu khác được biết thêm: Nguyễn An sinh năm 1381 (Tân Dậu) và mất năm 1453 (Quí Dậu), thọ 72 tuổi. Là kiến trúc sư đời Trần Thuận Tông, bị sứ Tầu bắt (người tài) đem về thiến để dùng làm hoạn quan.

IV. CÔNG TR̀NH KIẾN TRÚC BẮC KINH:

Kiến trúc sư trưởng Nguyễn An hoạch định việc xây dựng Bắc Kinh gồm 1 ṿng thành h́nh chữ nhật bao quanh cả kinh thành, về hướng Bắc thu nhỏ hơn đại đô 2 km, trái lại về phía Nam th́ rộng hơn 1/2 km. Toàn thành có 9 cổng, có 3 lớp ṿng thành (tam trùng thành quách).

So với Nam Kinh và các kinh thành trước đó của Tầu, h́nh dáng của Bắc Kinh biến từ vuông vức ra chữ nhật (biến dạng). Sự thay đổi này được đánh giá là do người vẽ kiểu (Nguyễn An) chịu ảnh hưởng tất nhiên của kiến trúc Việt Nam (từ thành Cổ Loa, được xây vào thời An Dương Vương (257-207 trước Công nguyên), có 3 ṿng thành).

Một số ghi nhận: Thời Ân Thương, An Ấp là kinh thành (c̣n gọi là An Dương, nay thuộc Hà Nam), Cảo Kinh đời Chu, Hàm Dương đời Tần, Nam Kinh đầu triều Minh đều được xây bọc quanh bằng 1 hoặc 2 lớp ṿng thành. Đến các thời sau kế tiếp, quy hoạch của kinh thành Tầu dựa theo nguyên tắc "tiền triều, hậu thị" (cung điện triều đ́nh phía trước, chợ búa phía sau), thuờng cấu trúc h́nh vuông.

Công tŕnh kiến trúc đô thành Bắc Kinh được tiến hành như sau:

* Năm 1404, xây thành quách bao quanh Hoàng thành và Đại nội, mở ra 4 cửa: Ngọ môn, cửa chính ở mặt thành Nam, Thần Vũ môn ở phía Bắc, Đông Ḥa môn và Tây Ḥa môn 2 hai bên. Phía trong Ngọ môn lát đá một quảng rộng h́nh vuông, giữa đào một con sông uốn khúc (sông Kim Thủy), trên có 5 cây cầu bắc qua đều mang tên chung là Kim Thủy Kiều.

* Từ năm 1406 đến 1420, kiến trúc đại nội gồm cung điện, nghi môn, đường sá, sân, vườn hoa, cung thất.

Hoàng cung hay Cố cung được khởi công vào 1406 và trùng tu vào thế kỷ 16, 17 và 19. Các hoàng gia 2 triều Minh Thanh thay phiên nhau trú ngụ tại đây cho đến năm 1924. Khu này nay là Bảo tàng viện quốc gia.

Tử Cấm Thành được xây theo h́nh chữ nhật, diện tích 720 ngàn mét vuông, được bao quanh bằng 1 bức tường cao 7 mét và 1 hào rộng. Đông Ḥa và Tây Ḥa môn gồm 3 cửa 4 ṿng cung, nhưng nằm lệch sâu xuống phía Nam, mở lối cho bá quan văn vơ vào cung điện hành lễ. Bốn góc kinh thành đều có xây vọng lâu, nơi các đội ngự tiền thị vệ trú đóng, canh gác. Thiên An môn có một quăng sân dài, nơi thường được dùng làm nơi thao diễn hay duyệt binh (Trung Cộng nay vẫn dùng Thiên An môn). Đoan môn phân đôi sân rộng thênh thang này thành 2 phần không đều nhau: ngoài hẹp hơn, phần rộng nằm bên trong kéo dài tới Ngọ môn, cổng chính của kinh thành.

Dĩ nhiên cổng này được xây công phu nhất gồm 3 lâu thành kết hợp lại theo h́nh chữ U, bắc qua hào nước rộng. Như vậy ngoài lâu thành ở giữa xây 9 gian và nóc 2 mái chồng lợp bằng ngói tráng men vàng như các cổng khác, Ngọ môn cũng có cột, vách gỗ, cửa sơn son, đà son xanh vàng tím. Ngọ môn c̣n được thêm 4 vọng lâu h́nh vuông nằm ở 2 đầu cánh chữ U, nối nhau bằng dăy trụ lợp một mái. Sân trước Ngọ môn rộng 600 mét. Đây là Đại Nội, có tường xây thấp chỉ 2 mét. Giữa sân Đại Nội lát đá là Kim Thủy hà uốn khúc ngăn đôi, hai vách bờ được cẩn đá hoa. Muốn qua lại, phải dùng các Kim Thủy Kiều. Những chiếc cầu ở giữa dẫn vào chính lộ đưa thẳng đến cầu thang lên sân thượng Thái Ḥa môn. Đây là nơi chỉ dành cho hoàng để sử dụng. Các cầu hai bên cho các quan văn vơ (theo thứ bậc). Tả hữu đôi bên được đóng lại bằng 2 dăy trụ chỉ chừa 2 của Đông, Tây mở ra Thái Miếu. (Thái Miếu phía Đông cũng được Minh Thành Tổ giao cho Nguyễn An xây dựng vào năm cuối đời của ông). Trước cổng Thái Ḥa có 2 tượng lân lớn, ngồi trên 2 bệ đá, lâu nay vốn được xem là biểu tượng cho Tử Cấm Thành. (Lân đực đạp 1 chân lên cái banh tṛn tượng trưng cho uy quyền nhà vua bao trùm hoàn vũ. Lân cái đạp 1 chân lên lân con tượng trưng cho quyền cai quản tam cung lục viện. Từ biểu tượng này, các nhà bói toán Tầu ứng dụng vào dân gian, biến thành biểu tượng trừ tà, yểm quỷ c̣n phổ biến cho đến ngày nay).

Tử Cấm Thành có 3 cầu thang dẫn lên cầu cung môn hai mái chồng lên 9 gian, mà gian giữa rộng nhất. Từ đây giăng ra bên 2 dăy trụ dài đến 2 vọng lâu. Cầu thang giữa tuy cũng mở rộng hơn cho tương xứng với gian giữa nhưng lại được phân ra 2 bên xây các các bậc thang chỉ vừa đủ chỗ cho các phu khiêng kiệu (vua) đi, chừa hết bề rộng c̣n lại để cẩn nguyên tảng cẩm thạch trắng chạm rồng mây, dựng thành thang xiêng, để xa giá của nhà vua lên xuống. Từ đây vào Đại Nội, tất cả các nghi môn, cung điện chính đều được thực hiện 3 cầu thang lên xuống tạo thành Long đạo (lối đi dành riêng cho nhà vua) lát Hán bạch ngọc, băng qua các sân, xuyên suốt Cố Cung, nằm trên trục chính Bắc Nam của Tử Cấm Thành.

Đại Nội được chia làm 2: phía Nam gọi là Triều Ngoại dùng làm nơi tiếp xúc với bên ngoài (c̣n gọi là Tiền Triều), phía Bắc nằm bên trong dành riêng cho hoàng gia, quen gọi là Nội Đ́nh (cũng c̣n được gọi là Hướng Đ́nh).

Triều Ngoại gồm 3 điện lớn nhất, xây trên 3 tầng sân thượng với những lan can lát Hán bạch ngọc. 3 điện này thời Minh mang tên: Phụng Thiên, Ḥa Khải và Cần Thân. Thời Thanh đổi thành: Thái Ḥa, Trung Ḥa và Bảo Ḥa.

Sân bao quanh khu Triều Ngoại được lát bằng 15 tầng gạch đá xếp chéo nhau, trên cùng là đá trắng nổi tiếng của xứ Yên Sơn được cắt thành h́nh chữ nhật. Cả 3 sân của 3 điện này không có 1 bóng cây v́ sợ thích khách lợi dụng tàng cây để ám hại nhà vua. Sân triều giữa Thái Ḥa môn Thái Ḥa điện rộng tới 180 mét. Vào những ngày lễ lớn hoặc lúc vua lâm triều, bá quan văn vơ đứng xếp hàng sẵn thành 18 nhóm, tùy theo phẩm trật: nhất phẩm ở trong cùng, cửu phẩm ngoài b́a.

Thái Ḥa điện xây trên 3 tầng sân thượng, được cẩn và dựng lan can chạm trổ bằng loại Hán bạch ngọc loại tốt nhất và lợp 2 tầng mái bằng ngói lưu ly tráng men nhũ vàng. Đây là cung điện cao rộng nhất của Tầu, được xây 1 tầng mái ngói và 2 tầng nóc, chỉ có vua mới được ở, dân quan chỉ được phép xây nhà cửa, dinh thự gồm 1 tầng nền, 1 tầng mái mà thôi. (Triều đ́nh lại c̣n quy định dân thường được cất tối đa 3 gian, quan lại th́ 5 gian. Bậc vương hầu, thừa tướng mới được 7 gian). Ngay gian giữa của điện, hơi lùi vào bên trong 1 tí, có 6 cây cột lớn thếp vàng, chạm rồng nổi quấn quanh chầu ngai vàng của nhà vua. Ngai vàng được làm bằng gỗ quư sơn mài mạ vàng, trang hoàng 9 con rồng chạm thật lộng lẫy để trên 2 lần sập: sập nhỏ thếp vàng để ngay giữa sập lớn bảy bậc trải thảm, ngụ ư cho đủ cửu trùng (9 bậc). Phía sau ngai vàng dựng 9 bức b́nh phong chạm rồng ghép lại tạo thế như ôm đỡ ngai vàng đúng theo thế "Cửu long hộ thể". Hai bên c̣n chưng tượng hạc chầu, voi mang độc b́nh. Trước mặt chưng 4 lư hương lam ngọc kê trên đôn gỗ 5 chân chạm trổ, đặt giữa 2 lan can, để phân các bậc thang ra làm 3, phần rộng nhất ở giữa dành cho nhà vua, hai bên hẹp dành cho thái giám hay cận thần lên xuống. Tượng hạc, voi, độc b́nh, lư hương tượng trưng cho trường thọ và phúc lộc may mắn. Trên ngai vàng có gắn minh kính, phản chiếu toàn bộ ngai vàng, tượng trưng cho quang minh chính đại. Từ Minh Thành Tổ đến Phổ Nghi cuối đời Thanh, các vua thiết triều và cử hành đại lễ tại Thái Ḥa điện.

Trung Ḥa điện nằm trên khoảng hẹp ở giữa nền sân thượng 3 tầng, chỉ lợp 1 lớp mái như ṭa điện trung gian nối liền hai đại điện nằm trước và sau. Nội điện cũng đặt ngai vàng nhưng đơn giản hơn. Nơi đây dùng để vua tiếp sứ các nước và các quan đại thần. Trung Ḥa điện cũng là nơi nhà vua nghỉ giải lao, thay y phục mỗi khi ra vào Thái miếu cúng các bậc tiên vương. Sân trước Trung Ḥa điện c̣n được dùng làm nơi các quan chức đặc trách việc nông tang chưng các nông cụ cũng như hạt giống vào mỗi đầu mùa.

Bảo Ḥa điện giống Thái Ḥa điện hơn. Nơi đây cũng có ngai vàng sơ sài, được dùng để nhà vua bày tiệc đăi quốc vương các nước chư hầu, sứ giả, các vị hoàng thân quốc thích và văn vơ quần thần. Đến đời Thanh, Bảo Ḥa điện c̣n được dùng làm nơi mở các cuộc thi tuyển chọn quan chức để sung vào viện Hàn Lâm.

Nội Đ́nh cũng có 3 cung điện nằm trên trục chính được thiết kế tương tự như 3 ṭa đại điện ở Triều Ngoại nhưng kích thước nhỏ hơn và chỉ được xây trên 1 tầng sân thượng, nằm gọn lọt vào phía sau 1 sân vuông hẹp hơn sân trước. Các dăy trụ lang bao quanh 4 mặt sân với cổng lớn ở hướng Nam, 3 cổng nhỏ ở các mặt Đông Tây và 2 cửa phụ thông qua lục viện ở hai bên. Sau khu này là lối thông vào vườn thượng uyển. Bước trên những bậc thang của điện Thái Ḥa, đi dọc xuống 2 bên thang xiêng dành cho kiệu vua di chuyển, thưc hiện bằng nguyên tảng Hán bạch thạch có chạm ngũ long tranh châu uốn khúc trong các đám mây. Tiếp tục đi qua sân đá hẹp, trải rộng theo chiều ngang, ngăn 2 khu Triều Ngoại và Nội Đ́nh, bước lên sân thượng để vào cổng chính: Càn Thanh môn với 2 dăy tường dày mầu đỏ tía, dưới có đế, trên lợp mái ngói vàng. Qua cửa Càn Thanh này là 3 ṭa hậu điện xếp thành hàng chữ nhất: Càn Thanh cung là tẩm cung của các hoàng đế triều Minh và các vua Thuận Trị triều Thanh.

Trên đây là một số tài liệu sưu tầm và tổng hợp nhằm soi sáng một công tŕnh kiến trúc mà bấy lâu nay bị bụi thời gian phủ kín.
Đặc biệt bài viết này được nhiều thân hữu yêu cầu để phần nào trả lời cho luận điệu thưc dân văn hóa Tầu cho rằng người Việt Nam không có kiến trúc riêng mà chỉ "bắt chước" Tầu mà thôi.

LÊ THANH HOA

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

· Đại Việt Sử Kư Toàn Thư.

· Khâm Định Việt Sừ Thông Giám Cương Mục.

· Minh Sử.

· The Cambridge History of China (Vol. VII).

· National Geographic Magazine.

· Trung Quốc Lịch Triều Hoàng Cung Sinh Hoạt Thư.

· Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam.

· Báo Văn Nghệ Tiền Phong (Hoa Kỳ).

· Báo Viên Giác (Đức quốc).

· Một số tài liệu của Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam (Nhân Ái Foundation, Thư Viện Việt Nam, Nam California, Hoa Kỳ).

· Lịch Sử Kiến Trúc Việt Nam.

· Kiến Trúc Truyền Thống Việt Nam (Giáo sư Kiêm Đạt, Hoa Kỳ 2000).

 


TÀI LIỆU

QLVNCH

Tháng Tư đen


Video về quân cách lễ nghi
Cách thức đeo dây biểu chương...
Lễ nghi quân cách - Vị trí các lá cờ và toán quốc quân kỳ
Quân phục, cấp hiệu, huy hiệu... QLVNCH
Tiến tŕnh h́nh thành Quốc Kỳ & Quốc Ca VN  
Tim hiểu về ngày Quân Lực VNCH 19-6
Lịch sử Hướng Đạo Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa  
và Trường Trung Học Vơ Khoa Thủ Đức
 
Đệ nhất Cộng Hoà - Ngày Quốc Khánh 26 tháng 10
Vài Nét Về Quân Lực VNCH Và Sự H́nh Thành Ngày Quân Lực 19.6


Gươm lạc giữa rừng hoa  
“ Triều đại “ Tổng Thống lạ lùng nhất lịch sử Hoa Kỳ  
Sắc lệnh về quần đảo Hoàng Sa
Vị Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ
Giờ phút cuối cùng của một thành phố – Tháng 3 - 1975
Từ chiến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân   
5 điều có thể bạn chưa biết về lá cờ Hoa Kỳ
Sự ra đời của chữ quốc ngữ...
Nh́n lại cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953
Lời phản biện tại buổi tŕnh chiếu sơ lược
phim the Việt Nam War
 
Không quên biến cố kinh hoàng 11 tháng 9 – 2001 !  
140 chữ với mẹo nhớ Hỏi, Ngă & chính tả  
Cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19/8/1945 tại VN  
Vị Tổng Thống giữ chức vụ lâu nhất Nước Mỹ  
Tổng Thống Abraham Lincoln  
Video về quân cách lễ nghi
VNCH 10 ngày cuối cùng...
Bảo vệ an toàn cho công dân Hoa Kỳ khi ở Việt Nam
Lễ Hùng Vương
Cần bảo trọng niềm tự hào dân tộc  
Luận về Tậm Lư Chính Trị  
Từ chến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân  
Cố Tổng Thống Ronald Reagan và… H.O.  
Diễn tiến cuộc đảo chánh lật đổ Ông Ngô Đ́nh Diệm  
Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Đ́nh Diệm  
Ai ra lệnh giết Ông Ngô Đ́nh Diệm? Tại sao?

Một tài liệu 42 năm cũ  
Dựng Lại Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ 
Quốc Kỳ chúng ta giương cao khắp nơi

Tài liệu về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974  
Những điều nên biết về Medicare 2016
Remember C-Rations?  
Ai đă bắn nát chân Tướng Nguyễn Ngọc Loan?  
Tướng lănh VNCH  
Bài phỏng vấn cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  
Hồi kư về Tướng Lê Văn Hưng và trận An Lộc 
Sư Đoàn 23 Bộ Binh và cuộc quyết chiến Ban Mê Thuột tháng 3, 1975
Đại Tá Nguyễn Văn Cư
Trường Sa: Băi Cỏ Mây
Thiên Thần Mũ Đỏ ai c̣n ai mất
Tổng Thống Trần Văn Hương những ngày cuối tháng Tư 1975 tại Sài G̣n
Chuyện của một ngôi trường  
Luận về khoa bảng  
Liên Hiệp Quốc và vấn đề: Bảo vệ nhân quyền  
Phiếm luận về mộng mơ qua văn chương và triết học  
Chính sách thuế khóa
Cách viết hoa trong tiếng Việt
Đoàn thể Xă hội và Sinh hoạt Chính Trị
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
John Paul Vann, một viên tướng CIA
Văn hóa ảnh hưởng ngôn ngữ như thế nào?
Một vài nét về văn hóa Việt Nam  
Tiếng Việt ba miền - Tiếng nào là ‘chuẩn’ ?  
TT Ngô Đ́nh Diệm đă từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?  
HCM đă âm mưu bán nước từ năm 1924  
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Hải chiến Midway  
Adm Chester Nimitz  
Nguồn gốc thuyết âm dương tám quẻ...
SĐ Nhảy Dù và cuộc hành quân Lam Sơn 719  
Những trận đánh đi vào quân sử 
Nguyên nhân xụp đổ VNCH 1975
Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương
Tưởng Niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa
Thuyết bất biến
Chương tŕnh chiêu hồi của VNCH
Chiến tranh Việt Nam (1945-1975)
50 năm đọc và coi lại clip cuộc đảo chánh 1963
An Lộc anh dũng  
Nguyên do chính khiến VN bất tử  
Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Trận Ấp Bắc: Thực tế và huyền thoại
Vài nét hoạt động của Biệt Cách Dù tại Bắc Việt
Cảnh Sát Dă Chiến VNCH
Trung Đoàn 44 trong Mùa Hè Đỏ Lửa ở Kontum
QLVNCH - 1968-1975
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Đại đội 72, TĐ7 ND mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965
Nhảy Dù và Cổ Thành Đinh Công Tráng
Nhân chứng lịch sử: Mậu thân Huế
Trận KAMPONG TRACH 1972
Trả lại sự thật v/v Sư Đoàn 3BB lui binh...
Thống Tướng Lê Văn Tỵ
Tướng Đỗ Cao Trí và Tôi
Những ngày cuối cùng của QLVNCH
Tướng Dư Quốc Đống
Dư âm Cửa Việt
Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG...
Lịch sử Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
Người Nhái VNCH
Mùa hè đỏ lửa 1972
Không Quân VNCH và Chiến trường An lộc
NT Nguyễn Mạnh Tường
Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4
Bậc thầy vĩ đại
Quân Dù tiến về thành nội Tết Mậu Thân  
Một ngày với Đô Đốc Chung Tấn Cang
Tr/T Huế, chiến binh anh dũng và trung thành với Tổ Quốc  
Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần - Trung Tướng Dương Văn Đức
Viễn thám
Hổ Cáp - Gia đ́nh 9 Kỵ Binh cuối tháng tư 75
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân
Sống anh dũng, chết hiên ngang
Chuyến công tác cuối cùng
Cái chết của Cố Thiếu Tá BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ
Chuyện một người chiến binh...
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tháng 3 buồn hiu...
Người Lính Ǵà Không Bao Giờ Chết
Thành h́nh của Quân Lực VNCH
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Những ngày cuối cùng của Truờng Bộ Binh
Một chuyến đi toán phạt
Những NT Vơ Khoa TQLC
Tôi nh́n đồi 31 thất thủ
Ngày tàn cuộc chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù - Trấn thủ B́nh Long; thượng kỳ Quảng Trị
Quân trường
Những người lính bị bỏ rơi
Tết với người lính cũ
Thái Dương - Nguyễn Văn Xanh
Phi vụ Tống Lệ Chân
Trên đỉnh Chu Pao
Trung Tá Nguyễn Văn Cư
Vài biến cố đàng sau mặt trận Tây Nguyên 75
Trận đánh phi trường Phụng Dực...
Sinh nhật thứ 58 - Trường BB/TĐ
Trung Sĩ Vũ Tiến Quang
Mũ Đỏ, mũ Đen
Chân dung người Chiến Sĩ
CIA và các ông Tướng
Dựng Cờ
Bức tượng Thương Tiếc
Kẽm gai bọc thây anh hùng
Lịch sử h́nh thành QLVNCH
Văn tế Chiến Sĩ Trận Vong
Người lính VNCH trong mắt tôi (video)
Cà-fê nha, Chuẩn Úy?
Chân dung người lính VNCH
Chiến thắng An Lộc 1972
Quảng Trị - Mùa hè đỏ lửa
Trương Văn Sương - Người tù bất khuất
Chết trận Đồng Xoài
Ư nghĩa ngày QL 19/6
Viết cho ngày QL 19/6
Sự h́nh thành QL 19/6
Nhân ngày QL 19/6
Tâm t́nh ngày QL 19/6
Bối cảnh chính trị quân sự trước 19/6
VNCH bị bức tử
Thủ Đức... gọi ta về
Chân dung người lính VNCH
Sự thật về cái chết của Tướng Lê Văn Hưng
Người lính không có số quân
Giày Saut trong tử địa
Chuyện tháng 4 của những chàng BK
Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long
Những v́ sao thời lửa đạn
Mùa hè đỏ lửa: Phần 1, Phần 2, Phần 3
Lịch sử chiến tranh VN từ 1945...
Thời chinh chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù
Tưởng niệm Tướng Trần Văn Hai
Vài kỷ niệm với Tướng Lê Nguyên Vỹ
Tiểu Đoàn 42 BĐQ - Cọp Ba Đầu Rằn
Địa Phương Quân và Nghĩa Quân QLVNCH
Những người trở về với đại gia đ́nh dân tộc
Khe Sanh trong ṿng vây
Vietnam, Vietnam
Từ Mậu Thân 68 đến mùa hè đỏ lửa 72...
Trận đánh Đức Huệ
Lam Sơn 207A - Khe Sanh
Trận chiến Khe Sanh
Mật trận Thượng Đức - 1974

Linh Tinh

Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Sự đáng sợ cuả nước Mỹ
Oan hồn trên xứ Huế
Sau 42 Năm, Nh́n Lại Vụ Tết Mậu Thân
Mưa Đồng Tháp Mười
Chăn gối với kẻ thù
Ông Lộc Hộ - Anh hùng vô danh
Cải cách ruộng đất...
Giờ thứ 25
Biến động miền Trung
Người Mỹ phản bội chúng ta
cs nằm vùng
Những ngày cuối của TT Nguyễn Văn Thiệu ở SG
T́m hiều về h́nh Tiếc Thương và Vá Cờ
Tháng Tư đen
Giờ phút hấp hối Thành Phố Đà Nẵng
Ai giết đức thầy Huỳnh Phú Sổ
H́nh ảnh VN từ 1884-1884
Thổn thức cho VN
Valentine trong di sản Chiến Tranh
Hoàng Hậu Nam Phương
Thảm sát ở Tân Lập
Hố chôn người ...
T́nh h́nh nhân quyền ở VN năm 2007
Người Việt xây thành Bắc Kinh