NGÀY TÀN CUỘC CHIẾN IV: Ngày Chim Vỡ Tổ

Lời Người Viết:

Một nén hương ḷng thắp lên để tưởng nhớ đến tất cả những vong linh Anh Hùng Chiến Sĩ đă bỏ ḿnh trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Để tưởng nhớ đến cố Trung Tá Khưu Văn Phát, cựu Phi Đoàn Trưởng và cố Thiếu Tá Đặng Đ́nh Vinh, cựu Phi Đoàn Phó cũng như các hoa tiêu Phi Đoàn 215, Thần Tượng đă hy sinh v́ Tổ Quốc.

Lời mở đầu:

Sau khi Ban Mê Thuột rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt ngày 12 tháng 3, bộ tư lệnh Quân đoàn II chỉ thị cho Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù dàn quân, mở pḥng tuyến ngang đèo Phượng Hoàng tại Khánh Dương, con đường độc đạo nối liền tỉnh Dắk Lắk với Khánh Ḥa, để ngăn chặn bước tiến của Bắc quân tràn xuống miền duyên hải. Trên QL-1, tại đèo Cả, vị trí chiến lược nối liền hai tỉnh Phú Yên và Khánh Ḥa được giao trách nhiệm cho hai tiểu đoàn Biệt Động Quân trấn thủ.


Ngày 1 tháng 4 hai nút chặn quan trọng này hầu như bị tan vỡ, Bắc quân chỉ c̣n cách Nha Trang hơn bảy tám chục cây số. Thành phố không có một đơn vị chủ lực quân nào c̣n lại để bảo vệ, coi như đă bỏ ngơ cho đoàn quân xâm lược tiến chiếm.

Trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này, Nha thành hầu như ở trong một t́nh trạng vô chính phủ, vô luật pháp, bắt đầu rơi vào cảnh hỗn loạn. Tù nhân phá cửa quân lao đào thoát lấy súng ống cùng với những thành phần bất hảo lợi dụng thời cơ nước đục thả câu, bắn giết, cướp bóc nhiều nơi. Những người dân mạnh ai nấy t́m cách thoát khỏi thành phố. Một số đi bằng đường bộ hay đường biển và một số nhỏ bằng đường hàng không quân sự.

Trước t́nh thế khẩn trương này, Không đoàn 62 Chiến thuật tại Nha Trang bắt đầu mở cầu không vận di tản những thành phần cơ hữu. Vào ngày cuối cùng của tháng 3 năm 75, những cánh chim sắt của phi đoàn Thần Tượng được lệnh cất cánh rời bỏ tổ ấm. Có lẽ đây là một ngày đau buồn nhất cho những hoa tiêu của phi đoàn 215 Thần Tượng, những người đă may mắn được phục vụ cho một đơn vị đồn trú tại một thành phố đẹp tuyệt vời nằm kế cạnh bờ biển xanh cát trắng này.


PHẦN I

31 tháng 3 năm 1975 – Sáu giờ sáng

Hôm nay thức dậy không nh́n thấy mặt trời,
hay ḿnh đă lạc loài
Vó ngựa trên đời
Hay dấu chim bay (Trịnh Công Sơn)


- Cọc…cọc…, cọc…

Đang nằm ngủ, tiếng gỏ cửa trước nhà làm tôi thức giấc. Người mệt mỏi, toàn thân ướt đẫm mồ hôi sau một giấc ngủ trằn trọc, chập chờn. Tôi nh́n qua khung cửa sổ, trời đă tờ mờ sáng.

-Cọc…cọc…cọc…

-Ai đó?.. Chờ một chút!

Ngồi dậy vớ chiếc áo bay treo trên tường mặc vội lên người tôi đi mở cửa. Trước sân nhà là một bà cụ già bán quán cóc ở đầu đường và đứa bé gái khoảng bảy tám tuổi đang đứng chờ, trên tay mỗi người xách một túi nhỏ. Hơi ngạc nhiên, tôi bước ra sân đi đến gần bà cụ và đứa bé rồi hỏi:

-Chào cụ!…Cụ cần chuyện ǵ không ạ?

-Dạ,..xin lỗi đă làm phiền cậu. Tôi vừa nghe người ta nói Việt Cộng đă qua tới đèo Cả sắp sửa tới đây rồi. Hoàn cảnh tôi đơn chiếc, chỉ có hai bà cháu tôi côi cút,…tôi không biết phải làm sao nữa đây! Cậu có cách nào giúp giùm hai bà cháu tôi ra khỏi đây, bà cháu tôi đội ơn cậu vô cùng!

Nghe bà cụ nói xong, tôi hơi ngỡ ngàng và ngạc nhiên trước lời yêu cầu của một người mà tôi chỉ biết qua những lần ghé mua thuốc lá ở quán cóc góc đường. Đang phân vân chưa biết phải giải quyết như thế nào th́ bà cụ nói tiếp:

-Xin cậu giúp cho,… c̣n như cậu cần bao nhiêu tiền th́ tôi xin gửi!

Bà cụ nói vừa xong liền làm một cử chỉ như đang vạch tà áo cánh lên, móc vào lưng quần để lấy tiền.

Tôi nắm vội lấy tay bà cụ:

-Cụ,…cụ đừng làm như thế, chuyện đó không cần thiết đâu! Tôi ngần ngừ:

-Thưa cụ,…c̣n chuyện giúp cụ…, ngay giờ phút này người ta xét giấy kỹ lắm làm sao cháu đem cụ và bé vào phi trường được. Nếu cụ nói từ mấy ngày trước th́ may ra cháu có thể giúp được.

Vừa nói tôi vừa nh́n bà cụ và bé gái. Bà cụ có một khuôn mặt nhăn nheo, khô héo, đầu quấn một chiếc khăn nhung đen trên mái tóc đă bạc màu sương gió. C̣n đứa bé th́ thật đẹp, đôi mắt bồ câu đen láy, mái tóc đen mun dài bỏ ngang vai, ngây thơ trong trắng như một thiên thần, đang ngước lên nh́n tôi như đồng t́nh với những lời khẩn cầu của bà cụ. H́nh như trong cái ngây thơ trong trắng, chưa biết ǵ về cuộc đời, chưa bao giờ va chạm với khổ đau, đứa bé đă cảm nhận được một sự hung hiểm nào đó đang chờ đợi.

-Xin cậu giúp hai bà cháu tôi! Bà cụ van nài.

Không biết làm sao để giúp bà cụ, tôi suy nghĩ một vài giây rồi nói:

-Thôi được,.. để cháu xem,.. cụ cứ về đi. Cháu phải vào phi trường ngay, nếu cháu t́m được máy bay th́ cháu sẽ chạy ra t́m cụ. Cháu không dám hứa. C̣n không, cháu nghĩ cụ nên đưa bé xuống Cầu Đá, nghe nói ở đó có nhiều ghe thuyền nhận chở người ra khỏi Nha Trang đó cụ ạ!

Bà cụ h́nh như cố t́nh không nghe rơ những ǵ tôi đă nói, cố bám chặt vào tôi như một niềm hy vọng duy nhất:

-Xin cậu giúp giùm, bà cháu tôi sẽ chờ cậu ở quán tôi góc đường nhé!

Không biết làm ǵ hơn, tôi gật đầu miệng ấp úng mấy chữ:

-Cụ về đi!…

Nói xong tôi để tay trên vai bà cụ rồi cùng bước ra khỏi cổng nhà. Đứng nh́n theo hai bà cháu, một già nua ốm yếu, một trẻ thơ vô tội xách hai túi áo quần bước lê bên lề đường, ḷng tôi ái ngại và quặn thắt. Đă bao năm qua v́ cuộc chiến tranh xâm lược của bọn Cộng Sản đă làm hàng triệu người dân lành vô tội, cũng như những người lính chiến của hai miền Nam Bắc phải trả một giá quá đắt cho một chiêu bài giải phóng lường gạt của loài Cộng đỏ khát máu. Tất cả cũng chỉ để thỏa măn cái tham vọng của một đám đầu sỏ súc sanh, vô học, coi mạng sống con người như cỏ rác.

Hôm qua thi hành phi vụ yểm trợ cho Lữ Đoàn III Dù, tôi đă mục kích pḥng tuyến tại Khánh Dương hầu như tan ră, Bắc quân chỉ c̣n cách Nha thành không hơn bảy tám chục cây số. Không có một lực lượng chiến đấu nào c̣n lại của quân lực VNCH được chỉ định bảo vệ Nha Trang, miền “quê hương cát trắng” coi như đă bị bỏ trống cho bọn Cộng Sản xâm lược. Sau hơn hai mươi năm từ ngày bắt đầu cuộc chiến xâm lăng miền Nam, bọn Cộng Sản đă bị bao lần thảm bại qua những lần khởi chiến một mặt trận toàn diện như Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa, và chúng chưa hề chiếm được một tất đất nào của miền Nam tự do. Cho đến ngày hôm nay, chỉ trong ṿng vài tuần lễ nhiều thành phố đă lần lượt buông xuôi cho quân thù. Tại sao một lực lượng hùng hậu, tinh hoa với nhiều kinh nghiệm chiến trường lại tháo chạy, rút lui vô điều kiện trước khi thực sự có một kế hoạch hữu hiệu để chống trả? Thực tại phũ phàng ngoài sự hiểu biết của một hoa tiêu trực thăng như tôi và có lẽ cũng như cho muôn vạn chiến sĩ khác đang sẵn sàng hy sinh tính mạng của ḿnh để bảo vệ quê hương. Tất cả những năm tháng lăn lộn trên nhiều mặt trận đối đầu quân thù với những chiến công đạt được đă trở thành vô nghĩa khi nghĩ đến thực tại. Ḷng tôi vô cùng hoang mang chán nản trước một viễn ảnh quá bấp bênh, đen tối.

Đứng tần ngần một lúc trước cổng nhà, tôi nh́n xung quanh, cảnh vật vắng vẻ một cách khác thường. Hàng xóm láng giềng đi đâu cả, nhiều căn nhà đóng cửa im ĺm. Chiếc xe bán bánh ḿ thịt nguội ngay góc đường thường ngày hôm nay vắng bóng. Một chiếc xe xích lô chạy ngang nhà, trên xe chở một người bàn bà và ba bốn đứa con nít ngồi chồng chất lên nhau, dưới chân để mấy túi vải lớn. Người đàn ông gầy ốm, có lẽ là chồng, c̣ng lưng đạp xe ra biển về hướng Cầu Đá, gần làng chài Cửa Bé nơi hiện nhiều người dân đang dùng phương tiện ghe thuyền để thoát khỏi thành phố. Một chiếc cam nhông chở đầy lính chạy vù ngang vội vă. Những h́nh ảnh đó như tô đậm thêm bầu không khí mỗi lúc mỗi căng thẳng theo từng bước chân của quân thù đang trên đường tiến chiếm một thành phố bỏ ngơ.

Nh́n đồng hồ đă gần tới giờ phải vào phi đoàn, tôi quay gót trở vào nhà thu xếp đồ đạc lên đường. Tuy linh cảm đây là ngày cuối cùng tại thành phố này, tôi chỉ đem theo những ǵ tối cần thiết. Tới tủ áo mở cửa lựa hai bộ đồ dân sự ăn ư nhất, vơ thêm vài đồ dùng vệ sinh và cuốn album h́nh ảnh cũ, tôi nhét tất cả vào túi nón bay. Khi nh́n thấy hai bộ đồ vest “vía” c̣n mới toanh đang treo trong tủ, chỉ dùng trong những ngày lễ lạc hay cưới hỏi, tôi ngần ngừ một vài giây rồi…chắc lưỡi đóng vội cửa lại. Nh́n thấy thùng lựu đạn c̣n nguyên si vừa xin được của đơn vị bộ binh đem về để bắn cá đang nằm dưới gầm gường, tôi liên tưởng tới những tháng ngày nhàn hạ trong thời kỳ cuộc chiến ngưng đọng sau ngày kư hiệp định Paris đầu năm 73. Vào những buổi sáng tinh sương khi mặt trời chưa mọc, tôi thường cùng với anh Năm “dẹp”, người bạn chài lưới ở xóm cửa Bé, gần Cầu Đá đi bắn cá đối biển. Cảm giác đứng đầu mũi chiếc ghe con, dập d́nh trên cửa sông Bé, mặt nước phẳng lặng như hồ Thu, tay cầm trái lựu đạn rút chốt ŕnh đàn cá rẽ nước gợn sóng lăn tăn, hít thở làn không khí trong lành của đại dương đă làm cho tâm hồn tôi lắng đọng, săng khoái. Trong giây phút đó tôi đă tạm quên đi những h́nh ảnh bắn giết của chiến tranh trong những cuộc săn đuổi kẻ thù ở nơi rừng sâu núi thẳm, những thây người śnh thối bọc trong những poncho nằm sắp lớp, quên đi những khẩu súng pḥng không của địch quân lăm le, ŕnh rập, quên đi những con tàu của bạn bè nổ tung bốc cháy trên trời cao hay đâm sầm xuống đất như một trái bom lửa, quên đi những trận pháo kích như mưa rào, những xác chết của quân thù cháy đen, mất đầu mất chân không c̣n ra h́nh hài nằm vương văi trên khắp trận địa…

Một kỷ niệm vui trong giai đoạn cuộc chiến lắng đọng này vẫn c̣n ghi dấu trong đầu tôi. Một buổi trưa hè rực nắng, mặt nước êm ả vổ nhẹ vào bờ cát. Tay cầm trái lựu đạn bơi dọc theo bờ để săn cá. Đang úp mặt nh́n đáy cát vàng lóng lánh phản chiếu ánh mặt trời. qua làn nước trong vắt, đột nhiên bầu trời như tối sầm lại. Hàng ngàn con cá màu trắng bạc đang bơi trước mặt. Không một giây chậm trễ, tôi tung trái lựu đạn. Ục!..tiếng nổ vang, mặt nước sôi sục. Chờ cho nước biển lắng đọng lại, tôi nh́n xuống. Trước mắt tôi hàng ngàn con cá bằng bàn tay óng ánh đang dăy giụa trên mặt cát như một tấm thảm bạc. Phải mất gần vài ba tiếng đồng hồ ngụp lặn tôi và một người bạn mới vớt hết. Tất cả được hơn mấy “cần xế”. Tôi mang tất cả “chiến lợi phẩm” đến nhà Thành râu, một hoa tiêu trong phi đội vơ trang phi đoàn 215. Đó là một căn nhà gỗ nho nhỏ sát biển, bên băi cát vàng. Hôm đó chúng tôi có một bữa ăn bất ngờ với vài anh em trong phi đoàn và nhất là có sự hiện diện đặc biệt của nghệ sĩ Trần Văn Trạch đă t́nh cờ quá giang trên chiếc trực thăng của Trung Úy Thành bay từ Phan Thiết trở về Nha Trang. Mọi người quây quần quanh những dĩa cá tươi mới hấp c̣n bốc khói bày trên nền xi măng lau sạch bóng, cùng với những đĩa rau sống, bánh tráng dưới vài ngọn đèn cầy lung linh, chén anh chén tôi, kể chuyện đời chinh chiến trong tiếng sóng ŕ rào vỗ nhẹ bờ cát. Nh́n ra mặt biển tối đen, hàng ngàn ánh đèn lấp lánh từ những chiếc thuyền đánh cá đêm như một thành phố nổi nhấp nhô cuối chân trời ḥa lẫn với muôn vạn ánh sao đêm, nghe nghệ sĩ Trần Văn Trạch kể chuyện tiếu lâm trong một giọng Nam kỳ đặc kẹo, rồi lại được nghe bài hát bất hủ của anh, “Tai Nạn Tê Lê Phôn”:

Từ đâu nạn đưa tới
Gắn chi cái tê-lê-phôn
Bởi tôi muốn làm tài khôn.
Khiến tôi muốn thành ra ma
Không vào Chợ Quán, cũng đi Biên Ḥa …


Trong men rượu đă ngà, chúng tôi ôm nhau cười đến vỡ bụng!


Dinh Bảo Đại trên đồi, sau lưng là Cầu Đá

Có tiếng xe hơi ngừng trước cổng. Tay xách túi nón bay, tôi đóng cửa nhà bước ra sân. Thấy ông anh trưởng của tôi vừa bước xuống xe “xúng xính” trong bộ đồ nhà binh thẳng nếp, trên cổ áo đeo hai mai đen, đầu đội cái nón sắt bọc lưới mới toanh, tay xách súng M-16, lưng đeo khẩu Colt 45 và không quên đeo thêm một bi đông nước lũng lẵng sau lưng, tôi không khỏi ph́ cười. Ông anh tôi là một loại Trung Úy mà thiên hạ thường gọi là “lính kiểng”, bị động viên, được biệt phái cho ṭa tỉnh Nha Trang, suốt ngày lái xe hơi nhà xách cặp chạy tới chạy lui, chưa hề biết đến mặt trận là ǵ.

-Ủa!…anh c̣n ở đây chưa đi à ? Em tưởng anh đi với chị và mấy cháu từ lâu rồi? Tôi ngạc nhiên hỏi.

-Vợ con anh đi rồi, chỉ c̣n ḿnh anh thôi. Cho anh theo em vào phi trường nghe!

Tôi gật đầu rồi nói đùa:

-Anh làm ǵ mà trang bị “đồ nghề” cẩn thận thế, sắp ra mặt trận à?

Không buồn trả lời, với khuôn mặt nghiêm trọng ông anh tôi lúng túng sửa lại cái nón sắt đội trên đầu và cái bi-đông nước cho ngay ngắn rồi nói với vẻ nôn nóng:

-Ḿnh đi bây giờ chưa?

-Anh à,… anh may đến kịp lúc đó, nếu trễ một chút nữa th́ em đă vào phi đoàn rồi. Sao anh không nói trước với em ǵ cả vậy?

Vừa nói tôi vừa bước đến bên chiếc xe Honda 90 dựng trước sân nhà, trở đầu xe, nổ máy. Hai anh em đèo bồng nhau chạy vô phi trường, bỏ lại đàng sau lưng căn nhà đă che mưa đỡ nắng cho tôi suốt quăng đời niên thiếu.

Phù Cát – Mười giờ sáng

Một bầu không khí nặng nề, u ám đang bao trùm tất cả mọi sinh hoạt tại căn cứ Phù Cát. Sau khi Đà Nẵng lọt vào tay Bắc quân, nhiều nhân viên trong các đơn vị đă t́m mọi cách di tản gia đ́nh cũng như thân nhân ra khỏi vùng đất đang bị đe dọa trầm trọng. Tại pḥng hành quân phi đoàn 243, Mănh Sư, Trung Úy Vơ Đăng Sang vừa nhận được phi lệnh dẫn đầu ba chiếc trực thăng bay phi vụ tiếp tế cho một đơn vị của Sư đoàn 22 Bộ Binh đang bị cô lập gần đèo An Khê. Địa điểm lấy hàng tiếp tế là Bà Gi, nơi đặt bộ chỉ huy Sư Đoàn 22 Bộ binh, nằm giữa phi trường Phù Cát và Qui Nhơn. Bay chiếc trực thăng chỉ huy (C and C) là Đại Úy Nguyễn Xuân Tŕnh, sĩ quan huấn luyện phi đoàn. Theo yểm trợ cho hợp đoàn là hai chiếc trực thăng vơ trang Hắc Sư. Trước t́nh h́nh chiến sự rối loạn diễn ra, căn cứ Phù Cát sắp sửa di tản, Trung Úy Sang cảm thấy lo ngại khi nhận lănh phi vụ.

Trung Úy Vơ Đăng Sang là một hoa tiêu cao ráo, đẹp trai, tánh t́nh vui vẻ ḥa nhă. Trước khi ra phục vụ tại phi đoàn 243, Mănh Sư ở Phù Cát, anh và một số nhân viên phi hành khác đă tạm dung vài tháng tại phi đoàn Thần Tượng ở Nha Trang để chờ phần sở đang xây cất chưa xong. Trung Úy Sang tuy chưa phải là một hoa tiêu thâm niên trong chức vụ, nhưng anh là môt phi công thành thạo trong nghề, có nhiều chiến tích và kinh nghiệm chiến trường qua nhiều mặt trận tại Bồng Sơn, An Lăo…

Chiếc Charlie (tàu chỉ huy) do Đại Úy Nguyễn Xuân Tŕnh cất cánh lên vùng trước. Ba chiếc trực thăng tiếp tế của Mănh Sư đáp xuống một dăi đất đỏ nằm dọc theo Quốc Lộ I để nhận hàng. Một vị sĩ quan cấp Tá có một khuôn mặt nghiêm trọng bước xuống từ chiếc xe Jeep bước đến bên Sang. Sau một vài câu chào hỏi, vị sĩ quan choàng vai viên phi công và nói: “Trong lúc này ‘đám con’ tôi đă cạn đạn dược và lương thực, nếu không tiếp tế kịp thời th́ sẽ rất nguy ngập. Theo tôi biết th́ băi đáp rất an toàn, quư vị an tâm. Xin phi hành đoàn cố gắng giúp giùm”. Nói xong ông ta bắt tay Sang, siết mạnh! Ngay giây phút đó Trung Úy Sang đă không hiểu hết ư nghĩa của cái bắt tay đó cho đến sau này. Trung Úy Sang đang thi hành một phi vụ khởi đầu cho một ngày khó quên trong cuộc đời binh nghiệp của anh!

Hợp đoàn trực thăng bắt đầu cất cánh hướng về ngọn đèo An Khê trên Quốc Lộ 19 nối liền Qui Nhơn và Pleiku, khoảng chừng bốn mươi cây số hướng Tây. Ba chiếc trực thăng nối đuôi nhau lên cao độ, theo sau khá xa là hai chiếc trực thăng vơ trang. Chừng hơn hai mươi phút bay sau, trên ghế bay, Trung Úy Sang nh́n xuống con Quốc Lộ 19 trải nhựa đường đen uốn lượn giữa những cánh rừng xanh thẳm. Không một chiếc xe, một bóng người qua lại. Gần hai tuần trước Pleiku đă lọt vào tay Bắc quân, đây là con đường ngắn nhất để chúng tiến quân về miền duyên hải tiến chiếm Qui Nhơn. Không một tin t́nh báo nào cho biết t́nh h́nh của địch trên con đường lộ này. Dưới thấp không xa, đèo An Khê đang nằm im ĺm, hiền ḥa dưới ánh nắng mai. Một điều Trung Úy Sang đă không biết rằng ngọn đèo An Khê đă hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Cộng quân. Tại ngọn đèo này, trước đó địch quân đă dùng làm nơi bắn sẻ hay phục kích những đoàn quân xa của quân ta. Trong quá khứ, quân đội Pháp cũng đă bị Việt Minh đánh tan tành tại ngọn đèo này.

-Hải Sư, đây Hắc Sư gọi! Trên tần số Trung Úy Sang nghe tiếng của Trung Úy Nguyễn Văn Hải, tự là Hải “sẹo”, bay chiếc vơ trang số một.

-Nói đi!…Hải Sư nghe!

-Hắc Sư I đang ở hướng sáu giờ của hợp đoàn, cách một phút bay. Hợp đoàn bay ṿng chờ gần mục tiêu chờ Hắc Sư. Nghe rơ trả lời! Trung Úy Hải đang dẫn chiếc trực thăng số hai bay một khoảng cách khá xa sau lưng hợp đoàn.

-Nghe năm! Trung Úy Sang trả lời.

Vừa nói xong Sang lái con tàu bay ṿng trở lại. Chiếc số hai và số ba theo sau. Đợi cho chiếc trực thăng vơ trang dẫn đầu vừa qua mặt, Sang cho hợp đoàn nối gót. Trước mặt dưới thấp chừng vài cây số, bên cạnh con lộ, một làn khói vàng đang lặng lẽ vươn lên trên mặt rừng xanh. Từ trên cao độ, cảnh vật trông rất yên tỉnh. Trung Úy Sang cảm thấy yên ḷng:

-Hắc Sư… đây Hải Sư!…

-Nghe nói đi…Chiếc trực thăng vơ trang số một trả lời.

-Hắc Sư “clear” băi cho kỹ nghe!

-Hải Sư yên chí…, thấy mini-gun, rockets của Hắc Sư chắc tụi nó ngán, không dám chơi đâu…Ha…ha…ha…Trung Úy Hải “sẹo” cười lớn.

Tiếng cười của Hải “sẹo”chưa dứt trên tần số, chiếc Hắc Sư I đột nhiên nổ tung như một quả pháo bông ngay trước mũi con tàu của Trung Úy Sang. Chiếc trực thăng Sang rung chuyển như vừa bay qua một cơn lốc! Chiếc Hắc Sư số một đâm sầm xuống đất, nổ bùng. Khói đen cuồn cuộn bốc trên mặt rừng xanh.

-SA-7!.. Break!…Break!…SA-7!..Hợp đoàn break!…Trung Úy Sang la to trên tần số.

Hợp đoàn mạnh ai nấy quẹo, tản mác tứ phía!

Chiếc Hắc Sư số hai bay theo sau bên cánh trái hợp đoàn phản ứng: hai khẩu mini-gun quay vù, tưới hàng ngàn viên đạn vô nghĩa xuống mặt rừng mênh mông bát ngát. Giữa bầu trời trong, một cột khói trắng nhỏ uốn éo đang lơ lững -dấu tích c̣n lại của một chiếc hỏa tiễn địa không vừa rời dàn phóng!

-Hắc Sư hai, bạn OK ? Cho biết vị trí?…Sang gọi chiếc vơ trang số hai.

-Đang ở sau lưng hợp đoàn…, cao độ thấp! Tiếng Hắc Sư hai trả lời.

-OK!…Tất cả theo tôi trở về Đề Gi!

Bốn chiếc trực thăng của Mănh Sư cắm đầu bay ra khỏi vùng. Ngồi trong pḥng lái, Trung Úy Sang chưa định thần, h́nh ảnh chiếc trực thăng của một người bạn thân vừa nổ tung trước mặt anh c̣n rơ mồn một. Anh ṃ mẩm trong túi áo bay, móc ra gói thuốc lá lấy một điếu đưa lên miệng. Điếu thuốc run rẩy trên môi, anh châm lửa đốt.

-Mẹ cha chúng nó!..hút một điếu thuốc mà cũng không được nữa hay sao?… Tao mồi hoài sao không cháy đây!

Sang bực dọc lớn tiếng trong intercom.

-Trung Úy mồi ngược đầu rồi,…sao mà cháy được! Người xạ thủ đang ngồi trên những thùng gỗ thông màu vàng nhạt chất đống trên sàn tàu, lên tiếng.

Sang giật điếu thuốc ra khỏi miệng, trở đầu nh́n,..bực dọc liệng qua khung cửa.

-Sơn B́nh!…Sơn B́nh!…đây Hải Sư gọi!…

-Sơn B́nh… nghe… Hải Sư! Tiếng nói rè, đứt đoạn từ bộ chỉ huy Sư Đoàn 22 tại Bà Gi trả lời.

-Sơn B́nh đây Hải Sư!…Báo cáo một chiếc tàu của Hải Sư bị trúng hỏa tiễn địa không của địch!

-Cho biết chi tiết?…Nghe rơ trả lời!…

-Chiếc trực thăng vơ trang của hợp đoàn trúng pḥng không SA-7 trên vùng…

-Hắc Sư,… đây Sơn B́nh. Cho biết t́nh trạng của phi hành đoàn!

-T́nh trạng,…t́nh trạng cái con khỉ!…, SA-7 trúng ngay b́nh xăng.., t́nh trạng cái ǵ?..Sang tức giận hét lớn.

Tiếng nói Sơn B́nh bên kia đầu giây không một phản ứng:

-Hải Sư…, đây Sơn B́nh! Cho biết vị trí hợp đoàn!…

-Hợp đoàn trên đường về, cách mười lăm phút bay!…

-Đây…Sơn B́nh…, yêu cầu ở lại vùng chờ lệnh,…Yêu cầu trở tại vùng, sẽ có chỉ thị ngay!

-Sơn B́nh!…tôi đang trên đường về lại Bà Đi. Nếu Sơn B́nh không nhận lại hàng tôi sẽ đổ tất cả xuống sông. Nghe rơ!..

Bên kia đầu giây im lặng!…tiếp theo là một tiếng nói khác, có vẻ từ một giới chức thẩm quyền cao hơn:

-Hải Sư, đây là lệnh của bộ chỉ huy. Tất cả hợp đoàn chờ tại vùng, sẽ có chỉ thị!

-Negative!…Hợp đoàn đang quay trở về. T́nh trạng của băi đáp quá “hot”, không thể thi hành phi vụ được! Nếu không nhận hàng lại, tôi sẽ cho vất tất cả xuống sông…Tôi lập lại, tất cả sẽ bị vất xuống sông!

Giọng nói từ Sơn B́nh trở nên giận dữ, dọa nạt:

-Đây là Sơn B́nh!..nếu Hải Sư không tuân lệnh, tôi sẽ đưa tất cả phi hành đoàn ra ṭa án quân sự! Nghe rơ trả lời!…

Trung Úy Sang ngập ngừng vài giây…, anh đổi tần số gọi về pḥng Hành quân Chiến cuộc phi trường Phù Cát:

-Lôi Phong,…Lôi Phong,..đây Hải Sư gọi.

-Lôi Phong nghe Hải Sư!…Tiếng nói của Trung Tá Ngọc, trưởng pḥng nghe trên tần số UHF.

-Báo cáo một trực thăng vơ trang của hợp đoàn bị pḥng không bắn nổ trên vùng. Phi hành đoàn “request” trở về căn cứ!

-Lôi Phong nghe năm!…Tất cả hợp đoàn trở về phi trường ngay tức khắc,…chuẩn bị di tản về Nha Trang!

Trung Úy Sang thấy nhẹ nhơm như trút được gánh nặng ngàn cân:

-Nghe năm!…Hải Sư đáp Bà Gi “unload” hàng xong sẽ về đáp. Over!

Nha Trang, hai giờ trưa cùng ngày

Tôi đang đứng trong pḥng hành quân của phi đoàn 215 cùng với một nhóm hoa tiêu, đột nhiên người sĩ quan trực hốt hoảng chạy vào la lớn:

- Xin tất cả chú ư,..lệnh Không đoàn chỉ thị tất cả nhân viên phi hành Thần Tượng tập trung ngay tại sân cờ. Tất cả đem theo nón bay và túi xách theo!

-Ngay bây giờ hay sao? Vài tiếng la to từ cuối pḥng họp.

-Ngay bây giờ!..Tất cả anh em ra ngay sân cờ tập họp…, ngay bây giờ,…lệnh của Không đoàn Trưởng. Người sĩ quan trực lập lại.

Bầu không khí tại phi đoàn bỗng nhiên xao động hẳn lên. Tất cả mọi người kéo nhau ra sân cờ.

Không Đoàn 62 Chiến thuật được thiết kế trên một vùng đất rộng kế cận bờ biển. Phi đạo chạy dài từ hướng đông-nam lên tây-bắc (runway 30-12) chia đôi Không Đoàn ra làm hai phần. Phần đất phía tây-nam phi đạo là Không đoàn Yểm cứ và Chuyển vận. Phần đất phía đông-bắc, sát biển dùng cho Không đoàn Tác chiến như các phần sở của các phi đoàn, băi đậu máy bay, những “hangar” sửa máy bay và Trung tâm Huấn luyện Không Quân. Từ trên hành lang của phi đoàn 215 Thần tượng nh́n ra là sân cờ của Không Đoàn có thể thấy tất cả mọi hoạt động lên xuống của tất cả phi cơ trên phi đạo, cũng như những sự sinh hoạt xa hơn phía bên kia của hậu trạm hàng không quân sự.


Phi Trường Nha Trang

Tại sân cờ, Đại Tá Đặng Duy Lạc, Không Đoàn Trưởng KĐ62/CT đang đứng với Trung Tá Khưu Văn Phát Phi đoàn trưởng phi đoàn Thần Tượng. Trung Tá Phát là một cấp chỉ huy được anh em thương mến qua cách xử sự đối với đàn em. Có một lần Trung Tá Phát hỏi tôi, nhân một lần bay chung phi vụ lên Đà Lạt: “Tôi nghe một số anh em nói anh có thói quen ưa ngủ khi bay, có phải như thế không?“Tôi đă trả lời không một giây suy nghĩ: “Thưa Trung Tá, cuộc đời trực thăng gian khổ, tôi lại có tánh hay đi chơi khuya mà phải dậy sớm, nên nhiều lúc thiếu ngủ. Nhưng thưa Trung Tá, tôi chỉ ngủ để dưỡng sức trên đường đi, hay những lúc bay chờ tàu chở quân tới vùng mà thôi. Tôi không bao giờ ngủ khi đụng trận cả”.

Thật là một câu trả lời vô ư thức nếu không nói là ngu xuẩn. Sau khi nghe xong, Trung Tá Phát chỉ mỉm cười, nhưng không hề có một thái độ nào cả. Cách hành xử của vị chỉ huy này đă không làm tôi trở nên kiêu binh, nhưng ngược lại đă biến tôi thành một thuộc cấp sẵn sàngđi vào hỗ chết nếu cần thiết.

Khi tất cả nhân viên phi hành vừa sắp xong hàng ngũ th́ có tiếng la lớn trước hàng quân:

-Tất cả, vào hàng “phắc”…

Tiếng nói chuyện ồn ào im bặt! Đại tá Lạc bước tới trước mặt hàng quân tuyên bố:

-Xin thông báo cho tất cả anh em, trong chốc lát chúng ta sẽ rời phi trường Nha Trang bay đi Phan Rang. Tôi muốn anh em ra đi trong trật tự, tuy nhiên ngay giây phút này tất cả anh em chờ tại đây đến khi có lệnh. Anh em nào cất cánh trước sẽ bị bắn rơi ngay tại chỗ! Chỉ chừng đó cho anh em rơ. Tất cả anh em nghỉ!

Trong hàng ngũ của phi đoàn 215 vắng bóng nhiều khuôn mặt đă đi bay yểm trợ cho phi vụ bốc những toán Biệt động Quân đang thất lạc trên vùng Lâm Đồng. Một vài người chạy qua bên hậu trạm hàng không Quân Sự, t́m chỗ ngồi trên những phi cơ vận tải đưa gia đ́nh rời căn cứ. Thật trớ trêu khi nghĩ đến những chàng phi công trong tay có những chiếc trực thăng đang nằm ngoài ụ chờ đợi cất cánh, lại phải chạy bương bă đi t́m phương tiện cho thân nhân.

Hôm nay trời hanh nắng, những cụm mây trắng lơ lững trôi trên bầu trời xanh in bóng loang lỗ xuống mặt sân cờ. Hơi nóng bốc lên hừng hực, thoang thoảng một vài làn gió nhẹ từ biển thổi vào không đủ làm khô những lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Trước mặt chúng tôi là phi đạo không một chiếc phi cơn lên xuống. Bỗng từ trên trời cao xuất hiện một chiếc máy bay hàng không dân sự đang giảm cao độ về hướng phi trường. Đó là một chiếc DC-6, bốn động cơ cánh quạt. Một phút sau chiếc máy bay hạ cánh trên phi đạo và chạy dài tới cuối đường. Kế đầu phi đạo là hậu trạm hàng không quân sự, cả ngàn người đang đứng bu đông trên sân chờ phương tiện rời khỏi Nha Trang. Đám đông chạy ùa, tràn ra “tarmac”. H́nh như linh cảm được t́nh thế bất ổn, chiếc DC-6 đột nhiên trở đầu lại, sau lưng là một đám người tất tả chạy theo, trông không khác ǵ một đàn kiến đang rượt theo một con sâu béo bở! Chiếc máy bay hàng không dân sự gầm lên, bốn chong chóng quay tít khạc ra những làn khói trắng rồi phóng nhanh trên phi đạo, để lại sau lưng một đám người tiu nghỉu v́ thất vọng.

-Chèn đét ơi,…chu choa,…cái “thèng” pi-lốt này khùng rồi ta ơi! “Nó” cất cánh gió xuôi bà con ơi!

Trong hàng quân Trung Úy Lê Viết Tánh, đột nhiên la lớn trong một giọng rặc tiếng Quảng. Có mấy tiếng cười rộ đâu đó. Trung Úy Nam “C̣” cùng một phi đội tải quân với Tánh, đứng gần đó chen vào:

-Khùng là mày khùng đó Tánh à!…Bị rượt như vậy mà c̣n ngược với xuôi. Mày biết đ. ǵ mà nói!

Trung Úy Tánh gốc Quảng Nam, người nhỏ con, biệt danh Tánh “xích lô”, rất thích căi. Khi nghe Nam c̣ nói xong liền trả đũa:

- Nam “c̣” à,…kỳ mày chở mấy con nai mày “bén” trong rừng với tao,… mày dặn tao đừng cho ai biết đó,.. mày có cất cánh gió xuôi đâu?

Mọi người xung quanh, lại một lần nữa cười ồ lên. Nam “c̣”, đứng trong hàng, ốm và cao như một con c̣, cái đầu nhô lên khỏi hàng quân, đỏ mặt không trả lời. Không có một đơn vị nào trong Quân lực VNCH giống như những đơn vị phi hành trong quân chủng Không Quân. Hầu như ai ai cũng phải có một tên tục nào đó -đẹp th́ nhờ, xấu th́ cắn răng chấp nhận. Những tên tục đó sẽ không bao giờ thay đổi và dính liền với cá nhân đó cho đến khi anh ta đi đầu thai kiếp khác.

Tại pḥng hành quân phi đoàn 215, Thần Tượng, Trung Úy Vơ Đăng Sang đứng bàn tán xôn xao với một nhóm hoa tiêu Mănh Sư vừa di tản từ căn cứ 60 Chiến Thuật Phù Cát. Tất cả đang chờ đợi chỉ thị mới. Trung Úy Sang đă quá căng thẳng, mệt mỏi sau phi vụ tiếp tế ở đèo An Khê và sau chuyến bay dài từ Phù Cát. Trong đầu anh ngay giây phút này chỉ có một ư tưởng duy nhất là trở về Tân Sơn Nhất để gặp lại gia đ́nh. Anh xách túi bay ra khỏi pḥng, đi đến chiếc chiếc trực thăng đang đậu ngay ụ gần nhất. Đó là chiếc tàu VIP (very important people) của Đại Tá Nguyễn Hồng Tuyền, chỉ huy trưởng căn cứ Phù Cát. Anh đă không biết rằng quyết định của anh trong giây phút đó là một quyết định sai lầm. Hành động của anh đă vô t́nh vi phạm lệnh tuyệt đối cấm cất cánh của vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng căn cứ.

Đứng trong hàng quân, tôi nôn nóng chờ đợi lệnh cất cánh. Bỗng từ một ụ đậu gần đó có tiếng động cơ o…o…quen thuộc của chiếc trực thăng đang quay máy. Từ
chỗ đang đứng, tôi có thể thấy người hoa tiêu ngồi trên ghế phải của một chiếc trực thăng VIP, sàn tàu cửa mở toang, trống trơn không mê vô xạ thủ, đang nhớm ḿnh rời mặt đất. Tàu vừa lên cao chưa được mười thước, một tràng súng M-16 nổ vang, chiếc trực thăng rơi trở lại xuống đất, một bên càng vướng vào bờ tường chống pháo kích, lật nhào! Cánh quạt tàu chém xuống nền xi măng nổ ầm như một trái đạn pháo. Bụi mù lẫn lộn với đám khói đen bốc cao ngất.

Tôi đứng im trong hàng quân chết lặng người,…sững sờ! H́nh ảnh kinh hoàng này đă làm tôi liên tưởng đến một biến cố đau thương đă xảy ra không hơn hai năm trước đây, ngay tại sân cờ này, như sau:

Đại lễ – Đại tang

Bắt đầu vào trung tuần tháng sáu năm 1972, mặt trận miền tây nguyên hầu như đă yên tĩnh. Riêng tại B́nh Định, trận chiến vùng mật khu An Lăo vẫn tiếp diễn ác liệt. Đến gần cuối tháng chín th́ cường độ giao tranh chậm dần rồi ngưng hẳn, địch quân đă âm thầm rút lui về hướng biên giới vùng tam biên Việt-Miên-Lào, sau khi để lại nhiều tổn thất nặng nề tại chiến trường.

Trận chiến Mùa hè đỏ lửa lúc này mới thực sự chấm dứt!

Để ăn mừng chiến thắng, Không đoàn 62 Chiến thuật tại Nha Trang tổ chức một buổi đại lễ khao quân, tưởng thưởng những chiến sĩ anh hùng Không quân đă đóng góp công trạng trong chiến thắng Mùa hè đỏ lữa. Không đoàn sẽ hạ bốn con dê do phi đoàn Thần Tượng đóng góp để gia tăng phần phong phú cho buổi dạ tiệc.

Theo chương tŕnh, chín giờ sáng tất cả các nhân viên phi hành của tất cả phi đoàn sẽ tập hợp tại sân cờ để tham dự buổi lễ gắn huy chương, đồng thời sẽ có một cuộc phi diễn do các phi đoàn đóng tại Nha Trang thực hiện. Buổi lễ được chủ tọa bởi Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng, chỉ huy trưởng Sư đoàn 2 Không Quân. Tiếp đến, tối hôm đó sẽ có một dạ tiệc liên hoan cho tất cả các nhân viên phi hành và chương tŕnh văn nghệ với sự giúp vui của nhiều ca nghệ sĩ nổi tiếng tại thủ đô.

Hôm đó là một ngày đẹp trời, bầu không khí mang sắc thái nhộn nhịp của một ngày hội lớn. Mọi người lăng xăng bận rộn như đang chuẩn bị đón Xuân về. Khoảng chín giờ sáng, những phi công của phi đoàn 215 Thần Tượng hớn hở trong bộ đồ bay đen, đầu đội nón lưỡi trai màu đỏ chói tề tụ tại sân cờ Không đoàn. Một khán đài dă chiến lộ thiên mới dựng lên, dành cho quan khách và những sĩ quan cao cấp.

Buổi lễ bắt đầu!

Sau phần chào cờ và nghi lễ, những chiến sĩ có công trạng được đọc tên trên loa phóng thanh đặt trên mặt đất, lên đứng ngay đầu hàng chào lănh nhận huy chương. Trên trời, tiếng trực thăng vang vọng, hợp đoàn của phi đoàn Thần Tượng khởi đầu cuộc phi diễn. Ban nhạc Không Quân gần bên phải của khán đài lộ thiên trổi lên bài nhạc hùng ca. Âm thanh vang lừng ḥa lẫn với tiếng động cơ và tiếng phành phạch của cánh quạt tạo nên một cảm giác hào hùng, hứng khởi trong ḷng tất cả mọi người.

Hợp đoàn trực thăng gồm bốn chiếc, bay theo đội h́nh thoi (diamond formation).

-Chiếc số một dẫn đầu do Thiết tá Đặng Đ́nh Vinh, phi đoàn phó 215 cầm cần lái, hoa tiêu phụ là Trung Úy Hoàng Canh Tân.

-Chiếc số hai theo bởi trưởng phi cơ Trung Úy Lâm Trọng Sơn, biệt danh là Sơn “năm. Hoa tiêu phụ là Trung Úy Phan Đắc Công.

-Chiếc số ba, bên phải chiếc dẫn đầu là Trung Úy Nguyễn Hồng Huỳnh, phi đội trưởng phi đội tải quân và Trung Úy Trần Anh Hải, tự là Hải “nhảy dù” làm hoa tiêu phụ.

-Chiếc cuối cùng do Đại Úy Tạ Thành Nhân cầm cần lái cùng với hoa tiêu phó, Trung Úy Đạt, tự Đạt “Paker”.

Trên bầu trời xanh, trong vắt không một áng mây, bốn chiếc trực thăng của phi đoàn Thần Tượng bay từ ngoài biển vào, song song với phi đạo hướng về phía khán đài. Những cánh quạt quay vù trên đầu những chiếc trực thăng gần đến độ như muốn chồng lên nhau. Không như loại máy bay có cánh khác (fixed wing aircraft), bay đội h́nh (closed formation) đối với trực thăng là một điều tối nguy hiểm, đ̣i hỏi sự tập tung cao độ và tài điều khiển khéo léo của hoa tiêu.

Trung Úy Nguyễn Hồng Huỳnh, ngồi trên ghế trưởng phi cơ chiếc số ba theo sát chiếc dẫn đầu phía bên phải. Trong tiếng động cơ rầm rộ ḥa với tiếng chém gió phành phạch của bốn chiếc trực thăng, Trung Úy Hải “nhảy dù” ngồi bên ghế bay trái, nh́n ra ngoài trời im lặng theo dơi hợp đoàn. Đột nhiên Hải buộc miệng nói :

-Này Huỳnh, mấy sợi lông trên mép thằng Sơn tao đếm đủ hết mày tin không. Mẹ!… nó bay gần quá! Mày đừng vào gần nữa, kệ nó…Cẩn thận nghe mày!

Nghe Hải “nhảy dù” nói xong Huỳnh liếc mắt nh́n chiếc của Sơn “năm”:

-Ừa,..mẹ…, thằng Sơn “năm” bay quá gần, tao đeo theo chết mẹ luôn…

Rồi như linh cảm một điều ǵ bất thường sắp xảy đến, Huỳnh nói tiếp:

- Hải,…nói cho mày đề pḥng, lở có chuyện ǵ xảy ra tao đỡ không kịp th́ mày chụp cần lái cho tao,…quẹo phải ra hướng biển nghe mày…Đ.m nó bay cái ǵ mà…

Huỳnh râu vừa nói chưa dứt câu th́ nghe một tiếng nổ lớn như một trái pháo giữa thinh không. Từ sau ống thoát động cơ bán phản lực chiếc số hai của Trung Úy Sơn phụt ra một khối lửa đỏ, chiếc trực thăng chúi mũi tới trước, cánh quạt quay vùn vụt trên đầu chém vào cánh quạt chiếc dẫn đầu của Thiếu Tá Vinh phát ra một âm thanh ghê rợn, rổn rảng như những thanh sắt khổng lồ chặt vào nhau. Tàu của Sơn “năm” ngửa đầu lên trời, ṿng quay cánh quạt chậm hẳn lại, lơ lững một vài giây trong không khí rồi rơi thẳng xuống như một trái mít rụng, chạm mặt đất nổ bùng lên như một quả bom lửa.

Trước mặt, chiếc dẫn đầu của Thiếu Tá Vinh chúi mũi lài xuống đất như một chiếc lá úa ĺa cành.

Bay chiếc số ba bên phải chiếc lead, Huỳnh “râu” quẹo gắt rời đội h́nh, thoát thân về hướng biển.

Bay chiếc sau cùng, Đại Úy Nhân nhanh trí giật cần lái, chiếc trực thăng nhỏng đầu vươn lên vừa kịp tránh chiếc số hai đang lơ lững giữa trời.

Thiếu Úy Nguyễn Thế Ṭng, vừa trở về từ mặt trận Bồng Sơn cùng với biệt đội 215 để tham dự ngày đại lễ, đang đứng trước hành lang phi đoàn Thần Tượng vội vàng chạy đến chiếc trực thăng Thiếu Tá Vinh đang nằm bẹp dí trên mặt đất, khói đen bốc lên từ buồng máy. Gần đó, xác của một người lính phi đạo đang nằm úp trên vũng máu, mặt đập xuống nền xi măng bể nát không c̣n nhận ra h́nh hài, bên cạnh một miếng xương hàm với vài cái răng c̣n dính máu đỏ tươi. Người lính bất hạnh này đă nhảy ra khỏi tàu trong cơn hoảng hốt khi tàu đang c̣n ở quá cao!

Chiếc số bốn của Đại Úy Nhân sau khi may mắn thoát nạn, lanh trí ṿng lại đáp xuống sát bên cạnh chiếc của Thiếu Tá Vinh chở phi hành đoàn bị thương đến bệnh viện Quân y nằm sát ngay bên kia hàng rào của phi trường.

Gần đó, một đám đông đang h́ hục đẩy chiếc phản lực cơ A-37 ra xa chiếc trực thăng đang cháy phừng phừng.


Aerogage Nha Trang 1963 - Băi đậu của khu trục A-1 trước được tu bổ lại làm sân cờ KĐ/62TC. Ṭa nhà màu trắng sau này là phần sở của phi đoàn 215 Thần Tượng

Một cảnh tượng hỗn loạn chưa từng thấy trên sân cờ của Không đoàn 62 Chiến thuật.

Mười một giờ sáng tại phi trường Tân Sơn Nhất, tôi và Đại Úy Lê Thiện Tích ngồi trên ghế bay “ba hoe chích cḥe” với những ca nghệ sĩ đang ngồi sau khoang tàu để bay về Nha Trang giúp vui đêm nay. Ḷng tôi phơi phới khi nghĩ đến cuộc vui đêm nay. Đột nhiên nghe tin báo buổi dạ tiệc hủy bỏ, tôi lặng người. Buổi dạ vũ tôi đă nôn nóng, chờ đợi từ bấy lâu nay để có dịp dẫn cô bạn gái “em đẹp nhất đêm nay” đi “tŕnh diễn” với bạn bè tan theo mây khói. Từ một Đại Lể trong phút chốc đă biến thành một Đại Tang! Tại nạn xảy tại sân cờ Không đoàn 62 Chiến Thuật đă nhắc cho tôi nhớ đến Murphy’s law của người Mỹ: “Anything that can go wrong, will go wrong” và sự nguy hiểm của trực thăng trong những cuộc bay đội h́nh phi diễn (fly closed formation).

Nguyên nhân tai nạn đáng tiếc đă xảy ra do chiếc số hai máy bị F. O. D (Foreign Object Damage). Máy phản lực trên chiếc số hai đă nổ khi bị một vật lạ xâm nhập đă làm chiếc trực thăng mất thăng bằng nhào tới chém chiếc tàu đang bay gần trước mặt.

Tai nạn đau thương đă cướp mất bảy nhân mạng, tính cả người lính phi đạo đi theo tàu chơi. Thiếu Tá Vinh bị tét môi, găy mấy cái răng cửa và bị dập ngực v́ đập vào cần lái, đă trở lại phi đoàn sau vài tháng tĩnh dưỡng. Trung Úy Hoàng Canh Tân ngồi kế bên bị sụn xương sống. Tuy đă hoàn toàn b́nh phục sáu bảy tháng sau nhưng đáng tiếc anh đă không c̣n đủ điều kiện sức khỏe để tiếp tục nghiệp bay.

Những ṿng hoa chiến thắng dành cho những anh hùng trong Mùa Hè Đỏ Lửa, đă biến thành những ṿng hoa tang cho những phi công đột nhiên găy cánh nửa đường trong một tai nạn vô nghĩa.

Riêng về cái chết của Trung Úy Công đă có một ảnh hưỡng tâm lư sâu đậm về t́nh cảm trong trong ḷng một số bạn thân trong phi đoàn. Trước khi tai nạn xảy ra, mỗi khi có dịp bay hành quân vùng Đà Lạt, chúng tôi thường cùng đi với Công ghé ăn trưa tại mấy quầy hàng bán đồ ăn trong ḷng chợ Ḥa B́nh, sau đó luôn thể ghé thăm mẹ Công có sạp bán rau quả gần đấy. Thường thường, sau khi từ giă ra về thế nào mỗi đứa chúng tôi cũng được bà dúi cho một ít rau quả để đem về Nha Trang làm quà.

Một thời gian ngắn sau tai nạn xảy ra, tôi và Huỳnh râu trong một phi vụ lên Đà Lạt đă vào chợ Ḥa b́nh để ăn trưa, nhân tiện ghé thăm mẹ Công. Bà già hẳn đi! Trên khuông mặt héo hon, bà đă khóc nức nở khi nh́n thấy hai đứa tôi. H́nh như bộ đồ bay của chúng tôi đă gợi nhớ lại h́nh ảnh đứa con trai yêu quư của bà đă vĩnh viễn ra đi – lá vàng chưa rụng, lá xanh rụng rồi. Tôi và Huỳnh “râu” đứng yên trước quầy hàng rau quả, nh́n nhau chịu trận, không biết nói một câu ǵ cho ra hồn để an ủi bà. Chắc có lẽ nói ǵ th́ cũng vậy thôi! Chỉ c̣n thời gian mới có thể làm phai nhạt được nổi thống khổ của bà, cũng như muôn vạn người dân nước Việt đă gặp phải qua bao nhiêu năm chinh chiến điêu linh trên mảnh đất quê hương bất hạnh này.

Kể từ giây phút đó chúng tôi không bao giờ dám đến ăn trong chợ Ḥa B́nh nữa!

Một sự kiện bất ngờ

Đang đứng trong hàng quân tại sân cờ th́ một thằng bạn đứng kế bên vỗ vai tôi:

-Ê!…có người kiếm mày ḱa!

Tôi quay đầu nh́n. Đứng kế bên chiếc xe Jeep Không quân mui trần, Trung Tá Thông, Chỉ huy trưởng Liên đoàn Pḥng thủ Pḥng vệ Không Đoàn 62 Chiến Thuật đang đảo mắt kiếm tôi. Trung Tá Thông là một sĩ quan xuất thân từ Quân Trường Vơ Bị, người cao lớn khỏe mạnh, ăn nói hoạt bát. Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, ăn chơi tại Quán Mộng ở đường Biệt Thự*. Tôi lách ḿnh ra khỏi hàng quân.

-Có chuyện ǵ không Trung Tá? .

-Tao có chuyện muốn nói với mày,…lên xe đi!

-Không được đâu!.. tụi tôi sắp “zulu” (cất cánh) rồi, có ǵ quan trọng không vậy “thầy” ?

-Th́ cứ lên xe cái đă!

Thấy tôi nh́n Trung Tá Phát đang đứng nói chuyện gần đó, Trung Tá Thông hiểu ư:

- Đừng lo,… tao đă xin phép Trung Tá Khưu Văn Phát sếp mày rồi. Lên xe nhanh đi!..tao sẽ giải thích sau.

Tôi ngoắc anh tôi ra khỏi hàng quân. Hai anh em leo lên băng sau chiếc xe Jeep. Xe phóng nhanh trên con đường nhựa đen chạy bọc theo ṿng đai ngang đầu phi đạo sát biển. Gió mát từ ngoài khơi lồng lộng thổi vào mái tóc đầu trần, xuyên qua bộ đồ bay nóng bức cho tôi một cảm giác thật khoan khoái và dễ chịu. Tay xách khẩu súng trường M-18 của Biệt kích, lưng đeo súng “rouleaux”, ngồi trên chiếc xe Jeep mui trần chạy trong giờ phút dầu sôi lửa bỏng này đă cho tôi cảm tưởng như ḿnh là một sĩ quan an ninh hơn là một phi công.

-Sao “ông”,.. có chuyện ǵ bí mật vậy, nói tôi nghe đi!

-OK!.., hiện đang có một cầu không vận đưa tất cả nhân viên trong căn cứ của ḿnh đi Tân Sơn Nhất. Mày biết tao có trách nhiệm pḥng thủ căn cứ và sẽ là người đi sau cùng. Nếu trong trường hợp tao bị kẹt lại đây v́ lư do ǵ, tao cần người bốc tao ra khỏi đây. Tao nghĩ chỉ có mày là người sẽ giúp tao. Để tao đưa mày ra tàu lấy máy bay đi Phan Rang trước một ḿnh.

Nghe Trung Tá Thông nói xong, tôi bật ngửa. Tôi có cảm tưởng như đang nhận chỉ thị của một thượng cấp trực tiếp, hơn là một sự nhờ vả của một người anh!

Trước một lời “đề nghị” quá bất ngờ, tôi khựng lại một lúc rồi mới mở miệng được:

-Chuyện này hơi khó xử cho tôi. Làm sao mà tôi có thể bỏ hợp đoàn bay riêng như thế được? Sao chuyện này ông không nói trước cho tôi biết ǵ cả vậy?

-Chính tao cũng không biết lệnh di tản này làm sao cho mày hay được. Mày có giúp tao không th́ bảo?

Bị đưa vào thế chẳng đặng đừng, tôi ngập ngừng:

-Th́,…được,..nhưng mà lúc đó tôi ở Phan Rang rồi, ông làm cách nào liên lạc được với tôi?

-Chuyện đó tao lo. Sẽ có “đệ tử” tao ở Phan Rang liên lạc với mày. Ngay bây giờ ghé hậu trạm coi t́nh thế như thế nào, rồi tao sẽ đưa mày ra băi đậu. Này,…mày cầm cái “Motorola” này, có ǵ th́ liên lạc.

Không có sự lựa chọn nào khác, tôi miễn cưởng cầm cái máy to gần bằng cục gạch trong tay, đầu óc lơ lửng… không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra?

Xe ngừng trước hậu trạm hàng không quân sự. Ngồi trên xe, trước rừng người đứng đông như kiến cỏ, lính có dân có, đang chen chúc xô đẩy cố vào bên trong, tôi ngạc nhiên thấy Đại Úy Lê Hùng Phong, test pilot của phi đoàn đang chen ngược ra ngoài.

-Phong!…Phong!…Tôi hét lớn.

Nhận ra tôi, anh ta chạy lại đến gần.

-Bạn làm ǵ ở đây vậy?

Trên một khuôn mặt da đen ngăm xương xẩu, ướt đầy mồ hôi, Phong hổn hển trả lời:

-”Ḿnh”… đang kiếm tàu cho gia đ́nh vợ con đi Sài G̣n…Chắc không xong, loạn tới nơi rồi…

- Thôi đừng ở đây nữa, phi đoàn sắp “nhổ neo” rồi…Đưa vợ con về đi,.. mau lên !

Nghe tôi nói Phong mừng rỡ, xoay người chạy ngược trở lại, rồi biến mất hút vào rừng người đang chen lấn.

Phong là một trong những người cao niên nhất phi đoàn, được thuyên chuyển từ Bộ binh qua Không quân khi đang mang lon Trung Úy. Một giai thoại về nhân vật này thường được anh em trong phi đoàn nhắc lại như là một đề tài tiếu lâm.

Trong một vài năm trước đây phong trào chơi trượt bánh xe (Roller-skate hay Patin) được gia nhập từ nước ngoài, lan tràn bành trướng khắp mọi nơi, nhất là trong những thành phố lớn. Phong trào này đă làm cho bao nhiêu người dệt mộng giàu sang, và trong số đó có Đại Úy Lê Hùng Phong của phi đoàn Thần Tượng.

Làm chủ một căn nhà nho nhỏ, bao bọc bởi một vườn cây bóng mát tọa lạc tại khu xóm Phước Hải, một khu tân lập đa số đường xá chưa được tráng nhựa, toàn bằng đất đỏ. Những cây ăn trái như xoài, ổi, măng cầu, sa bô chê…v…v…trong vườn đă bị đốn sạch để nhường chỗ xây sân Patin khang trang rộng răi. Những con heo kêu ụt ịt trong cái chuồng ở sân sau, cùng với chiếc xe Mobilette cũ kỹ để đi làm đă bị “thanh toán” để lấy thêm vốn đầu tư. Đại Úy phi công Lê Hùng Phong đă nghiễm nhiên trở thành một ông chủ của một “cơ sở thương mại” có một cái tên rất kêu: Sân Patin Mây Đỏ!

Ngày khai trương được tổ chức thật rầm rộ, tiếng đàn tiếng nhạc vang rền cả xóm. Trẻ con tụ tập đông đảo. Nhưng than ôi!… giai đoạn nhộn nhịp tưng bừng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, thương vụ này bắt đầu tuột dốc không thắng. Tưng bừng khai trương, âm thầm đóng cửa! Từ dạo đó, mỗi khi thấy Phong g̣ ḿnh lọc cọc vào phi đoàn bằng chiếc xe đạp xọc xạch, anh em thường hay đùa giỡn, chọc ghẹo “Sao Đại Úy,…có định nuôi heo lại không?”; “Sân Patin Mắt Đỏ bây giờ tới đâu rồi?”; “Cái sân rộng trước nhà để phơi thóc là hết xẩy đó nha!…” Trên khuôn mặt khắc khổ lại càng khắc khổ thêm, Phong chỉ mỉm cười không phản ứng.

Tại hậu trạm hàng không quân sự, Trung Tá Thông hốt hoảng chạy ra, khuôn mặt đỏ ửng, lưng áo ướt đẫm mồ hôi đến gần bên tôi:

-Lên xe đi…, để tao đưa mày ra tàu. Loạn tới nơi rồi, tao phải kêu thêm lính tăng cường mới được.

Xe Jeep chạy đến băi đậu, hai anh em tôi nhảy xuống đất.

- OK! Mày cất cánh đi Phan Rang trước đi, có ǵ tao sẽ t́m mày sau. Tao đi đây!

- Không được,..tôi sẽ chờ phi đoàn cất cánh cùng một lần luôn!

-OK…tùy mày!

Nói xong Trung Tá Thông rồ ga, chiếc xe Jeep phóng nhanh trên đường dọc theo phi đạo, nhỏ dần rồi biến mất sau làn hơi nóng lung linh trên mặt đất.

Một sự đổi chác t́nh cờ

Băi đậu hôm nay vắng vẻ một cách khác thường, chỉ thấy một vài anh lính pḥng thủ đứng lấp ló sau mấy chiếc trực thăng trong ụ. Tôi chọn một chiếc trực thăng xa nhất, nằm ở cuối băi. Ở đó, một anh lính trẻ, khoảng mười bảy mười tám tuổi, đầu đội nón lưỡi trai màu đen, vai đeo súng M-16 đang ngồi núp nắng dưới đuôi tàu. Thấy tôi anh ta đứng dậy đưa tay chào. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy khuôn mặt anh ta rất b́nh thản, không hề tỏ lộ một nét lo âu nào trước t́nh thế vô cùng khẩn trương này. Không hiểu anh ta sẽ nghĩ ǵ khi tất cả những chiếc tàu anh ta đang đứng gác đây sẽ rời căn cứ và có thể không bao giờ trở lại?


Băi đậu trực thăng của phi đoàn 215 Thần Tượng

Sau khi chọn được một chiếc tàu khả dụng và đầy xăng, tôi vô cùng vững bụng. Ngă người trên lưng ghế xả hơi, tôi lấy một điếu thuốc ra châm lửa đốt. Thả hồn theo làn khói thuốc quyện bay trước mặt, tôi b́nh thản chờ giờ cất cánh. Bất chợt ánh mắt tôi bắt gặp một chiếc xe Honda Dame màu xanh lá mạ đang nằm ngửa trên mặt đất, chỉ cách tàu chừng trăm mét. Tôi tḥ đầu ra khỏi cửa hỏi anh lính đang đứng im lặng kế bên hông tàu:

- Này anh!…thấy chiếc Honda nằm trên phi đạo đằng kia ḱa không,…ai đă bỏ lại vậy hả?

-Tui thấy họ vứt xe xung quanh phi trường nhiều lắm, không biết của ai cả. Ai muốn lấy th́ lấy à…Anh lính trả lời.

Nghe xong, tôi ngồi bật dậy mở cửa nhảy xuống đất. Đến bên chiếc xe c̣n mới, ch́a vẫn c̣n cắm trong ổ khóa, tôi hí hửng dắt về tàu. Thoáng nghĩ đến chiếc Honda 90 già nua bịnh hoạn tôi đă bỏ lại tại phi đoàn sáng hôm nay, tôi nhếch mép cười, tự hỏi không biết ai sẽ là sở hửu chủ của nó? Cuộc đời đôi khi có những sự đổi chác thật t́nh cờ!

Chiếc Honda 90 tôi đă bỏ lại ngay gốc thông già sáng hôm nay trước phần sở phi đoàn Thần Tượng là một cái ǵ đă gắn bó và chia sẻ với tôi quá nhiều kỷ niệm trong những năm qua. Nhớ lúc mới trở về nước sau khi du học, tôi luôn có ư định mua một chiếc xe Honda 90 để chạy. Theo luật lệ hiện hành th́ tất cả xe hai bánh có gắn máy cao hơn 50 phân khối phải đóng tiền nhập nội. Một số tiền đắt hơn vài lần giá trị của nó. Với số lương ít ỏi của quân đội tôi không thể nào đủ khả năng để hợp thức hóa chiếc xe tôi vừa mới tậu được. Thế là một liều ba bảy cũng liều, trong nhiều năm trường tôi đă chạy chiếc xe với tiếng nổ b́nh bịch này trên mọi đường phố,.. không có bảng số! Chính v́ tiếng nổ b́nh bịch đó đă gây nên sự chú ư của mấy anh Quân Cảnh quân trấn đi tuần hành, và đă gây cho tôi biết bao nhiêu điều phiền nhiễu, nhức đầu về sau này.

Mỗi lần bị mấy ông Quân cảnh Quân trấn chận lại hỏi giấy và tịch thu xe đem về đồn là mỗi lần tôi lại phải chạy đi kiếm ông bạn Trung, Đại Úy trưởng pḥng Quân Cảnh Không đoàn 62 Tác Chiến đi lănh xe về giùm. Và dĩ nhiên sau đó tôi phải “t́nh nguyện” mời một chầu ăn sáng cho hơn một tiểu đội Quân cảnh tại một quán ăn lịch sự để chứng tỏ t́nh “huynh đệ chi binh”, cho dù bữa ăn đó làm lủng một lổ lớn trên thẻ lương cũ mèm của tôi.

Có một lần trên đường về nhà từ phi trường, trong túi quần áo bay có hai trái lựu đạn vừa mới xin được của người bạn. Đang chạy phom phom trên đường, miệng huưt gió, ḷng ngập tràn một niềm vui vô cớ. Đột nhiên không biết từ đâu xuất hiện một chiếc xe Jeep của Quân cảnh Quân Trấn chạy từ sau tới, ép sát xe tôi bắt ngừng lại để xét giấy. Trên chiếc xe Jeep, một anh Quân cảnh có khuôn mặt nghiêm trọng bước xuống. Khi bước đến gần, anh ta nh́n tôi ḍ xét, rồi nh́n xuống túi quần bay tôi thấy hai trái lựu đạn nặng chĩu đang nằm bên trong. “Trung Úy, cái ǵ dưới túi quần cho tôi xem được không?” Móc hai trái lựu đạn đưa cho anh ta. “Thứ này Trung Úy lấy ở đâu ra vậy? Tôi phải tịch thu đem về đồn“! Tim tôi nhói lên. Hai trái lựu đạn vừa mới xin của thằng bạn định bụng chút nữa về sẽ đi ra biển bắn cá, giờ đây bị anh Quân cảnh này “chôm” một cách hợp pháp. Tôi phản đối:” Này,.. tôi mới xin về để đi bắn cá, Trung sĩ có lấy th́ chừa lại cho tôi một trái, sao lại lấy hết,..tôi lấy ǵ mà xài“! Anh Quân Cảnh ngạc nhiên, trố mắt nh́n tôi. Sau vài giây suy nghĩ anh ta bèn thốt lên một câu nghe rất “chói tai”: ” Tôi không hỏi giấy xe của Trung Úy là tốt rồi…“. Nói xong anh ta quay người bước lên chiếc xe Jeep đậu kế bên rồ máy chạy. C̣n lại tôi đứng một ḿnh bên lề đường nh́n theo, miệng lầm bầm chửi thề rồi leo lên xe Honda nổ máy dzọt, trong ḷng tràn đầy tức tối.

Một hôm khác, khi xe đang chạy trên đường Trần Quư Cáp th́ bị một xe tuần tiểu hỗn hợp chận lại xét giấy xe. Sau một vài phút “ca bài con cá” không xong, tôi chợt nhớ đến ông bạn tôi là Đại Úy Đoan Cảnh Sát, Trưởng pḥng Kiểm tục, đang chờ tôi ở quán Mộng*, liền nói với người Thiếu Úy trưởng toán: “Giấy xe tôi để ở nhà, nếu được cho tôi về lấy“. Nh́n thấy tôi cũng là một sĩ quan Không quân trong bộ áo liền quần, viên sĩ quan trưởng toán cũng nể nang đôi chút, liền ra lệnh cho một người Hạ sĩ Cảnh sát Dă Chiến leo lên xe theo tôi về nhà lấy giấy tờ xe. Thế là “chúng ḿnh hai đứa” leo lên xe phóng về quán Mộng. Vừa tới quán, tôi mừng hơn bắt được vàng khi thấy vị cứu tinh đang ngồi nhậu chờ tôi.

-”Đại Úy Đoan!.. lính của ông đang chờ ở ngoài cửa, nó hỏi giấy xe tôi đó”.

Ngoài cửa tiệm, anh Hạ sĩ thuộc cấp đang đứng kế bên chiếc xe Honda 90 của tôi, bất ngờ gặp “xếp” hốt hoảng đứng vào thế nghiêm:

-”Chào Đại Úy!”

-”Ủa Tư,… mày làm ǵ đây vậy..”.

-”Dạ,..em chờ coi giấy xe này!”

-”À,… chiếc này hả?… Thôi được,.. cái vụ này để tao lo, mày về đi.”

Nói xong Đại Úy Đoan quay qua tôi:

-”Này,… bạn có vài chục đồng đưa cho nó đi xích lô về đồn”!

Mỗi lúc nhớ đến h́nh ảnh một anh Cảnh sát Dă chiến, đầu đội nón sắt, tay cầm súng M-16 ngồi trên xe xích lô tôi không khỏi bật cười!

Đó là những chuyện nhức đầu về phần pháp lư, chưa kể tới những lúc bị nhiều trở ngại “kỹ thuật” bất ngờ khác… Vào một buổi trưa hè tại quán Mộng* (lại cũng tại quán Mộng nữa!), sau khi ăn trưa xong tôi và người bạn gái mới quen bước ra chiếc xe Honda 90 đang đậu trước cửa để cùng đi xem cinê. Không biết hôm nay có chuyện ǵ mà con ngựa già của tôi ĺ lợm không chịu nổ máy. Sau hơn mười phút đồng hồ đạp máy, mồ hôi đổ nhể nhại ướt cả áo bay, chiếc xe vẫn ù lỳ! Trong ḷng chửi thầm cái xe mất dịch, lựa thật đúng lúc để nằm vạ. Nh́n cô bạn gái mới bẻn lẻn đứng kế bên, càng làm cho tôi thêm nóng ruột, lộn gan. Sau cùng dựng xe đứng lên, tôi cúi xuống nh́n dưới b́nh xăng. Hỡi ôi, cái phao xăng nằm trong “cạt bua ra tơ” không cánh mà bay! Giận tím người tôi nh́n quanh.

Sau gốc dừa gần đó lấp ló thằng bé đánh giày thường ngày vẫn quanh quẩn trước cửa quán. Tôi phóng người tới chụp tay nó lôi xềnh xệch đến bên chiếc xe:

-”Mày ăn cắp phao xăng của tao phải không ?” Tôi hét lớn như muốn ăn tươi nuốt sống thằng bé đánh giày.

Thằng bé thun người lại nhăn nhó chối bây bẩy:

-”Không có, …em đâu có lấy…, em…không biết!”

Không một giây suy nghĩ tôi rút ngay khẩu súng rouleaux đeo bên hông chỉa xuống đất sát bên bàn chân thằng bé bóp c̣.

-”Đoành!”..Một tiếng nổ chát chúa vang dội giữa buổi trưa hè yên tỉnh. Một anh đạp xích lô đang ngủ gà ngủ gật trên xe trước cửa quán đón khách, giật bắn ḿnh, mở mắt ngơ ngác ra nh́n quanh vài ba giây rồi quẹo đầu ngủ tiếp. Chỉ tội con chó mực đang chơi gần đó, hốt hoảng cúp đuôi cong đít phóng chạy như bị ma đuổi. Cô bạn gái mới quen đứng kế bên th́ hoảng sợ co rúm người lại như vừa bị sét đánh ngang tai. C̣n thằng bé đánh giày nhảy hổng lên khỏi mặt đất la thất thanh:

-”Em lấy…, em lấy…, đừng bắn …đừng bắn!”

-”Mày bán cho ai ? …Bao nhiêu?…Đi chuộc về không th́ tao bắn vào đầu mày, nghe chưa?”

-”Dạ em bán cho anh Bảy sửa xe,..em bán hai chục đồng…”

Cái phao xăng đáng giá cả vài trăm đồng mà thằng bé chỉ bán cho thằng cha sửa xe đầu đường với giá chưa đủ để mua một ổ bánh ḿ thịt. Không có cái “tàn nhẫn” nào hơn! Nghe xong tôi càng điên tiết vịt, cầm tai thằng bé nhấc bổng lên. Nó tru lên như heo cắt tiết. Biết nó sợ đủ rồi, tôi móc túi lấy ba chục đồng ra đưa cho nó:

-”Tao cho mày mười phút đi chuộc lại…Tao coi đồng hồ nếu mày không về đúng giờ th́ đừng có bao giờ bén mảng tới quán này nữa, nghe chưa? C̣n dư mười đồng cho mày đó. Liệu hồn!”

Nói xong tôi quay qua với người bạn gái mới quen, đang đứng khép nép bên gốc dừa, trên khuôn mặt ửng đỏ, lấm tấm mồ hôi v́ nắng càng làm tăng thêm vẻ mặn mà duyên dáng:

-”Thôi em chịu phiền,.. ráng chờ chút nghe,.. ḿnh đi xuất sau cũng được. Vả lại anh muốn về thay đồ civil đi chơi cho thoải mái hơn.”

Đàn chim vở tổ

Ngồi trên ghế bay chờ tại băi đậu đă hơn nửa tiếng đồng hồ, tôi bắt đầu sốt ruột. Thấy anh pḥng thủ đứng xớ rớ dưới đất kế bên hông tàu, tôi gợi chuyện cho qua giờ:

-Chắc anh biết t́nh trạng ở bên ngoài rồi chứ? Tôi sẽ đi Phan Rang, anh có muốn theo tàu tôi hay không?

Anh lính trẻ suy nghĩ một giây, rồi ngập ngừng nói:

-Tui c̣n ông bà già và đứa em gái đang ở nhà…tui muốn về đem họ vô đây đi luôn có được không?

-OK…được!..Nhưng sợ anh đem họ vô đây không kịp thôi…Tùy anh!

Nghe tôi nói xong, anh lính trẻ bỗng dưng đăm chiêu, xa vắng. Biết anh lính đang ở vào một t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan, tôi quay đầu nh́n vào trong pḥng lái, để yên cho anh ta suy nghĩ. H́nh như đă có quyết định, anh lính leo lên ngồi bệt trên sàn tàu, im lặng không nói một lời.

Chừng hơn mười phút sau, có tiếng kêu o…o…quay máy quen thuộc của nhiều chiếc trực thăng vang lên đồng loạt. Tiếng động mỗi lúc mỗi ầm ỉ cùng tiếng chém gió phần phật của cánh quạt khuấy động bầu không khí vắng lặng. Giờ khởi hành đă điểm! Tôi ngồi bật dậy, vói tay bật nút battery làm thủ tục nổ máy. Trên tần số tiếng nói của Trung Tá Phát, phi đoàn trưởng 215 đang liên lạc với đài kiểm soát không lưu. Ṿng quay cánh quạt đă lên cao, tôi kéo cần cao độ. Tàu vừa rời khỏi mặt đất, đột nhiên tôi cảm thấy như có ai đang nắm giây seatbelt sau lưng ghế tôi giật mạnh!

-Cho tui xuống, cho tui xuống!..

Tôi quay đầu lại thấy anh lính pḥng thủ đang ngồi chồm hổm sát cửa, nhấp nhỏm như sắp nhảy ra khỏi tàu.

-Ê!…, Ê!…, làm ǵ vậy?…Từ từ…đừng nhảy,..muốn chết à? Để tao đáp!

Vừa nói tôi vừa đè cần cao độ. Càng tàu chưa chạm đất, anh lính trẻ vội vă nhảy phóc xuống. Vai đeo súng trường tay đè chiếc nón lưỡi trai đội trên đầu cho khỏi gió bay, anh ta băng qua phi đạo chạy đến hàng rào gần đó. Tôi ngồi nh́n theo đến khi anh ta chui qua lỗ chó, biến mất sau những bụi rậm. Ḷng ngậm ngùi thương cảm, tôi kéo cần lái cắm đầu cất cánh về hướng biển. Khác hẳn với những chiếc vơ trang nặng nề đầy đạn dược tôi phải bay thường ngày, chiếc trực thăng trống trải nhẹ nhàng tách rời mặt đất, vươn lên không trung nhanh như diều gặp gió. Nh́n về hướng phi đạo chính, mấy chiếc phi cơ quan sát đang lăn bánh, gần đó một số trực thăng đang c̣n ở trong ụ đậu, cánh quạt quay vùn vụt dưới ánh nắng mặt trời. Tất cả con chim sắt của Không Đoàn 62 Tác Chiến bắt đầu rời tổ ấm bay về vùng trời an toàn hơn. Trên tần số tôi nghe nhiều tiếng nói lao xao của những hoa tiêu liên lạc với nhau, cùng với tiếng điện đàm rộn rịp giữa đài kiểm soát và các phi cơ. Tôi giữ im lặng trên tần số, muốn được một ḿnh tự do bay lượn một lần trên thành phố một lần cuối cùng trước khi ra đi.

Tàu đă lên cao, tôi nghiêng ḿnh nh́n xuống thành phố Nha Trang đang im ĺm sưởi nắng bên băi cát vàng h́nh ṿng cung cạnh bờ đại dương. Càng rời xa mặt đất, gió càng mát lạnh đập phần phật vào khoang tàu trống trải. Bên dưới mặt biển mênh mông, xanh biếc một màu. Những ḥn đảo đang nằm im ĺm sưởi nắng ấm. Những con sóng bạc đầu lăn tăn nô đùa rượt đuổi. H́nh ảnh thành phố yên b́nh, hiền ḥa qua những buổi chiều vàng mở rộng ṿng tay chào đón những con chim sắt trở về tổ ấm từ vùng trời hỏa tuyến như trở lại trong tâm trí tôi. Bao nhiêu căng thẳng, mệt mỏi mang về từ mặt trận như tan biến theo giải mây trắng treo lơ lững trên bầu trời trong xanh. Tất cả đó bây giờ chỉ c̣n là dĩ văng. Tôi đưa mắt nh́n về phương Bắc, những cột khói đen đang bốc lên đâu đó, nhắc nhở tôi quân thù đang ngấp nghé ngoài cửa thành. Tim tôi quặn thắt! Bên ghế trái, anh tôi đầu đội nón sắt bộ binh, lưng đeo bi đông nước, đang quay đầu ra khung cửa, chăm chú nh́n xuống bên dưới. Trong tiếng ầm ỉ của động cơ cùng tiếng cánh quạt đập gió kêu phần phật, tôi quay nh́n anh tôi, nói to như hét:

-Này,…anh hăy nh́n kỹ thành phố của chúng ta đi,… không biết bao giờ ḿnh mới trở lại được!


Nha Trang, miền quê hương cát trắng

Lúc xưa c̣n là đứa bé sáu bảy tuổi tôi theo chân cha mẹ từ Huế đến định cư tại Nha Trang. Ngày đầu tiên, tôi c̣n nhớ là một buổi sáng Chủ nhật thật đẹp trời, anh tôi thuê một chiếc xe thổ mộ để đưa hai anh em đi ngoạn cảnh dọc theo bờ biển trên đường Duy Tân. Ḷng tôi vô cùng rộn ràng và sung sướng. Không phải v́ được ngắm nh́n phong cảnh nên thơ hữu t́nh của bờ biển Nha Trang mà v́ lần đầu tiên tôi được ngồi trên chiếc xe có ngựa kéo. Tôi ngồi trên băng ghế ngay sau lưng anh nài, trố mắt nh́n con ngựa phóng nước kiệu, bốn móng gơ lộp cộp xuống mặt đường nhựa đen kéo theo chiếc xe thổ mộ trên hai bánh xe hơi chạy dọc theo bờ biển. Ḷng tôi lâng lâng tràn đầy những cảm xúc khó tả. Gần hai mươi năm sau tôi t́nh cờ có dịp trả lễ, đưa anh tôi xem thành phố,..từ trên ṿm trời cao. Có thể đây là một lần cuối cùng!

Xa xa trước mũi con tàu, những chấm đen của một đoàn trực thăng đang nối đuôi nhau bay về phương Nam, trông như một đàn chim đang bỏ tổ vỗ cánh di cư về vùng đất mới. Tôi nghiêng ḿnh luyến tiếc nh́n xuống qua khung cửa một lần nữa rồi quay đầu con tàu theo dấu chân chim, nước mắt lưng tṛng…

Khoảng năm phút sau, tàu bay ngang một vùng vịnh nhỏ ăn sâu vào đất liền. Qua làn nước trong veo, ở cao độ hai ngàn bộ, h́nh dáng của một con cá màu trắng xám hiện rơ, đang lơ lửng bơi sát mặt nước. Có lẽ đây là một con cá voi đă lạc vào vùng nước cạn. Tôi ṭ ṃ bay một ṿng tṛn nh́n xuống xong trở đầu tiếp tục cuộc hành tŕnh.

Trước mặt tôi, trên Quốc Lộ I, hàng ngàn chiếc xe đủ loại, nối đuôi nhau, chen chúc chạy về hướng Phan Rang, mang những người dân chạy loạn từ vùng II. Những h́nh ảnh trên “Đại lộ kinh hoàng” tại Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa năm 72 cũng như trên Liên tỉnh lộ 7B tại Tuy Ḥa mới đây đă gây một ấn tượng sâu đậm trong ḷng hàng triệu người dân miền Nam về sự tàn ác khủng khiếp của loài quỷ đỏ. Người dân lành đă chấp nhận bỏ lại sau lưng tất cả những ǵ đă gầy dựng được để đánh đổi mạng sống cũng như sự tự do.

Ngay bên phải phía dưới là “Cây số 9″, một địa điểm gần thị xă Ban Ng̣i, giáp giới với Cam Ranh. Có lẽ tất cả anh em Không quân tại Phan Rang hay Nha Trang đều biết đến địa danh này. Khi căn cứ Cam Ranh của Hoa Kỳ đang c̣n hoạt động, rất nhiều dịch vụ thương mại, nhất là dịch vụ giải quyết sinh lư cho hàng chục ngàn lính Mỹ, đă quy tụ tại một tọa điểm trên Quốc Lộ I, cách Ban Ng̣i chín cây số. Do đó danh xưng cây số 9 đă trở thành một danh từ riêng. Sau khi căn cứ Cam Ranh đóng cửa, hàng loạt “night clubs” rẻ tiền – tường ván, mái tôn- san sát bên nhau dọc theo con đường lộ đă bị dở đi hoặc bỏ trống.

Dưới bụng con tàu bây giờ là phi trường Cam Ranh, mấy năm trước là một căn cứ vĩ đại của Hải Quân Hoa Kỳ nay đă bị bỏ hoang cho cỏ dại. Tất cả c̣n sót lại chỉ là những nền xi măng của những ngôi nhà hay những barrack đă bị phá hủy hoặc bị tháo gỡ tận gốc nằm kế bên một phi đạo hoang vắng dài ngun ngút. H́nh ảnh của một phi trường bận rộn với hàng trăm chiếc phi cơ đủ loại lên liên tục lên xuống cùng những tàu chiến neo đầy mặt biển nay không c̣n nữa. Người bạn đồng minh đă tháo chạy từ mấy năm trước, để lại sau lưng một cuộc chiến chưa kết thúc. Gần sáu chục ngàn sinh mạng người lính Mỹ đă hy sinh, sau khi đă đổ xuống xứ sở này hàng trăm tỷ đô la.

Đang thả hồn theo cảnh vật bên dưới, chợt phía bên trái, sát nách chiếc trực thăng tôi đang bay lù lù xuất hiện một chiếc phi cơ quan sát ở cùng cao độ. Trên phi cơ chất đầy người như cá hộp, năm bảy cái cẳng mang bốt-đờ-sô tḥ hẳn ra bên ngoài cánh cửa bên hông, nửa đóng nửa mở. Phía trước cockpit, cái nón bay trắng của anh hoa tiêu lấp ló giữa những cái đầu đen lúc nhúc. Hai anh em chúng tôi trố mắt nh́n, miệng há hốc! Không biết anh phi công này đă vô t́nh hay cố ư “tŕnh diễn” cho tôi biết rằng anh đă “(Không quân) không bỏ anh em, không bỏ bạn bè” trong lúc ly loạn, không giống như tôi đă bay một chiếc tàu trống rỗng, ngay cả mê vô xạ thủ cũng không có? H́nh như màn “tŕnh diễn” đă xong, chiếc phi cơ “quá tải” này từ từ qua mặt chúng tôi rồi biến mất sau những cụm mây trắng xóa!

Phi trường Phan Rang mờ ẩn trước mặt, tôi đổi tần số radio, chuẩn bị đáp.

o O o 

PHẦN II

T́nh huống của Trung Úy Vơ Đăng Sang và Hậu trạm trong những giờ phút cuối

Tại bệnh xá Không đoàn 62CT, Nha Trang, Trung Úy Vơ Đăng Sang tỉnh dậy, thấy ḿnh đang nằm trong căn pḥng nhỏ. Anh mơ hồ nhớ lại một vài tiếng trước đây anh đă bị “crashed” và sau đó không c̣n biết ǵ nữa. Đầu óc choáng váng v́ thuốc mê chưa tan hẳn, Sang vẫn ư thức được rằng anh phải rời nơi này càng sớm càng tốt. Anh lảo đảo bước ra khỏi bệnh xá trong bộ đồ bay loang lổ máu đen, đầu quấn kín mít băng trắng chỉ chừa đôi mắt. Trước mặt là con đường nhựa vắng hoe, không một bóng người.

Một chiếc xe hai bánh chạy ngang hối hả, người lính trên xe không buồn nh́n Sang đang đứng vẫy tay bên lề đường. Thất vọng, Trung Úy Sang quay người nhắm hướng hậu trạm hàng không quân sự lê bước. Sau một đoạn đường dài, băng qua một vài barracks và một băi đất trống Sang đến trước một phi đạo vắng vẻ, không một phi cơ lên xuống. Bỗng dưng anh nghe một tràng súng nổ vang.

-Tặc…tặc…tặc…tặc..

Sang giật ḿnh, quay đầu nh́n.

-Tặc…tặc…tặc…tặc..Sang vội vàng ngồi xuống, đưa hai tay lên đầu trong một phản ứng tự nhiên.

Từ xa một chiếc xe Jeep màu xanh mui trần đang phóng tới, trên xe khẩu đại liên c̣n bốc khói. Viên Trung sĩ Quân cảnh ngồi trên xe hét t

-Anh là ai, làm ǵ ở đây? Anh biết đây là khu cấm địa hay không ?

-Tôi là Trung Úy Sang, thuộc phi đoàn Mănh Sư!…

-Trung Úy có phải là người phi công vừa bị bắn rớt trước sân cờ mới đây không ?

-Chính tôi đây..! Chở giúp cho tôi tới hậu trạm giùm đi! Tôi muốn đi Sài G̣n gấp. Sang vội vă trả lời.

Nghe xong, viên Trung sĩ Quân Cảnh xuống giọng:

-Trung Úy lên xe đi!

Chiếc xe Jeep chở Sang chạy dọc theo taxiway về phiá hậu trạm của hàng không quân sự. Người Trung sĩ Quân Cảnh ngồi phía trước quay đầu nói với Sang:

-Năy giờ chưa có chiếc máy bay nào vào băi đậu cả. Hậu trạm quá hỗn loạn, làm sao tôi giúp Trung Úy được đây?

Thấy trước mặt một chiếc C-130 đang lăn bánh trên taxiway, Trung Úy Sang la lớn:

-Anh chạy theo chiếc vận tải giùm tôi đi,.. không chừng thấy tôi họ ngừng lại đó!

-Không được đâu, để tôi liên lạc với đài kiểm soát không lưu đă,…để họ liên lạc thẳng với phi công th́ tốt hơn. Viên Trung sĩ bấm máy gọi đài .

Trên ghế bay, trưởng phi cơ của chiếc vận tăi C-130 của phi đoàn 437 vừa nhận được tin từ đài kiểm soát không lưu cho biết một Trung Úy hoa tiêu trực thăng đang bị thương cần được sự giúp đỡ của phi hành đoàn. Viên phi công cho chiếc tàu ngừng lại. Phía sau thân tàu, người áp tải tḥ đầu ra khỏi cánh cửa đưa tay ngoắc chiếc xe Jeep đang trên đường chạy đến. Trung Úy Sang vội vàng đứng lên chiếc xe Jeep chờ sẵn. Khi xe vừa cặp sát hông tàu, Sang nắm tay người áp tải, nhón người chui lọt vào bên trong. Đàng xa, hàng trăm đang đứng trước hậu trạm ùa tới đúng lúc chiếc vận tải C-130 vừa lăn bánh.

Tất cả những phi cơ của những phi đoàn đồn trú tại Không Đoàn 62 Chiến Thuật đă ra đi. C̣n lại là vài ba ngàn người trong đơn vị yểm cứ và thân nhân đang di tản khỏi phi trường bằng đường hàng không. Khoảng ba giờ chiều tại hậu trạm hàng không Quân Sự, t́nh thế vô cùng rối ren, hỗn loạn. Ngoài những số hành khách chính thức nằm trong danh sách để được di tản, hàng ngàn quân nhân khác cùng gia đ́nh un ùn kéo đến hậu trạm chờ đợi, nghe ngóng, hy vọng t́m được một chỗ ngồi nào đó trên những chiếc vận tải cơ C-130. Rất nhiều quân nhân trang bị vũ khí cá nhân đầy đủ như đang chuẩn bị ra mặt trận. Sự kiện đó sẽ là một mầm mống nguy hiểm khi t́nh trạng vô trật tự xảy ra.

Tại pḥng đợi không c̣n đủ chỗ chứa, đột nhiên cả ngàn người, lính cũng như dân sự tràn ra đứng bên ngoài sân đông như kiến cỏ khi nh́n thấy chiếc vận tải cơ đang lăn bánh vào băi đậu. Tiếng súng từ trạm gác trên cao nổ vang, những viên đạn bay xẹt trên đầu đám người đang chạy, chạm vào nền xi măng tóe lửa. T́nh thế tại đây mỗi lúc càng thêm tệ hại. Tại văn pḥng trên lầu hậu trạm trong những tiếng ồn ào náo nhiệt như họp chợ vang lên từ bên dưới, Trung Úy Hoa, Trưởng trạm khuôn mặt đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi, mắt đeo đôi kiếng cận trắng, hét lớn trong điện thoại: “Thưa Đại tá,…Đại tá giúp cho, tôi cần rất nhiều chuyến C-130 mới chở hết tất cả những quân nhân gia đ́nh binh sĩ KQ đang ở tại đây“. Bên kia đầu dây, Đại Tá Nguyễn Khoa Điềm, Chỉ Huy Trưởng Không Vận Không Quân trả lời:” Tôi không thể nào cho tàu ngừng lại để chở hành khách trong t́nh trạng hỗn loạn như thế…Anh phải nói với chỉ huy trưởng của anh làm sao để văn hồi trật tự th́ tôi mới tiếp tục…Tôi đă cho một số tàu chờ tại Phan Rang đến khi t́nh thế thay đổi.”

Tại băi đậu vận tải trước mặt building của hậu trạm hàng không quân sự, khoảng ba giờ chiều Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng, Chỉ huy trưởng Sư Đoàn II Không Quân, đích thân xuất hiện cùng với Trung Tá Thông chỉ huy trưởng pḥng vệ pḥng thủ. Theo sau là một chiếc thiết vận xa M-113, trên xe người xạ thủ đại liên đang ngồi thủ súng. Chuẩn Tướng Lượng ra lệnh tất cả quân nhân có mặt tại hiện trường phải tháo bỏ vũ khí cá nhân ngay tức khắc. Vũ khí đạn dược được tháo bỏ liệng xuống nền xi măng kêu rổn rảng. Tất cả được chất lại thành một đống cao. Trật tự tạm văn hồi. Cầu không vận bắt đầu. Những chiếc C-130 của hai phi đoàn 435 và 437 đóng tại Tân Sơn Nhất được lệnh cất cánh. Từ ba giờ trưa những chiếc vận tải cơ liên tục đáp xuống phi trường Nha Trang bốc đi hàng ngàn người đang đứng chen chúc trước hậu trạm.

Mọi sự tiến hành trong êm đẹp cho đến khuya. Giờ phút cuối cùng, những người lính pḥng vệ pḥng thủ c̣n lại được chỉ thị rời bỏ vị trí canh gác ở những cổng ra vào phi trường, rút về hậu trạm để được di tản. Giây phút này tất cả cổng ra vào phi trường coi như bỏ ngơ. Trên bầu trời tối đen như mực, những viên đạn lửa bay vút lên cao như những v́ sao xẹt, cùng với những tiếng súng nổ lác đác đ́ đùng đâu đó. H́nh ảnh đó càng gia tăng thêm sự căng thẳng, ngột ngạt của một cuộc chiến hầu như đang đến hồi chung cuộc. Trong sự im lắng của đêm khuya có tiếng ́ ầm vang vọng. Một chiếc C-130 từ trên trời cao đang hạ cao độ để vào cận tiến. Những chiếc đèn xanh đỏ gắn trên thân tàu lập ḷe, nhấp nháy trong bóng đêm. Trong chốc lát, một tiếng rít khô khan nổi lên giữa đêm khuya thanh vắng, chiếc vận tải cơ chạm mặt đất lướt nhanh trên mặt phi đạo. Từ xa, trong bóng tối con tàu trông như một con quái điểu khổng lồ đang gầm gừ, dọa nạt. Ngồi trên chiếc ghế trưởng phi cơ, Đại Úy Phan Đ́nh Hùng thuộc phi đoàn 437, cho con tàu chạy giữa hai hàng đèn màu xanh dương. Ánh sáng mờ ảo trong pḥng lái phản chiếu khuôn mặt căng thẳng mệt mỏi của Đại Úy Hùng sau những phi vụ liên tục. Đây là chuyến bay cuối cùng của anh và cũng là chiếc C-130 cuối cùng của cầu không vận đáp xuống căn cứ Nha Trang để chở những người lính pḥng thủ và pḥng vệ đảm trách an ninh cho phi trường.


Chiếc vận tải cơ C-130 của phi đoàn 437cuối cùng của cầu không vận đáp xuống phi trường Nha Trang

Chiếc phi cơ lăn bánh chầm chậm trên taxiway hướng về hậu trạm. Như đă chuẩn bị trước, hàng trăm xe hai bánh, trên mỗi chiếc đèo bồng hai ba người, phóng như bay về hướng chiếc C-130. Ánh sáng của hàng trăm ngọn đèn xe chói ḷa trong đêm tối trông vô cùng ngoạn mục. Tấm bửng sau đuôi tàu bắt đầu hạ xuống, hàng trăm người ào ạt chạy đến, chen lấn leo lên chiếc tàu đang lăn bánh, vứt bỏ sau lưng những chiếc xe gắn máy nằm ngổn ngang cùng với nhiều hành lư rải rác trên tarmac. Nhiều chiếc xe chưa chủ nhân chưa kịp tắt máy, ngọn đèn trước mũi c̣n cháy sáng, rọi tứ phía bốn bề xuyên qua bóng đêm, tạo nên một h́nh ảnh vô cùng hỗn loạn.

Từ pḥng lái, Đại Úy Hùng nh́n qua ánh sáng nhập nḥa, một người đàn ông cỡ trung niên đứng sát bên người đàn bà tay bồng đứa con nhỏ, kế bên là ba bốn đứa trẻ đang ngồi bên những hành lư chất đống trên nền xi măng. Cả gia đ́nh đă quá mệt mỏi, không c̣n đủ sức đối đầu với đám người đang giành giựt chen lấn leo lên tấm bửng mở rộng sau đuôi tàu, thờ ơ buồn bă nh́n chiếc máy bay to lớn đang lăn bánh trước mặt. Họ đă bỏ cuộc và chấp nhận ở lại, phó mặc cho số mệnh.

Nh́n cảnh tượng đáng thương này, Đại Úy Hùng thấy xót xa trong ḷng, muốn giúp gia đ́nh này ra khỏi căn cứ. Nhưng khi nh́n lại thực tại, anh biết là không thể được. Rồi trong một cử chỉ dứt khoát, Đại Úy Hùng tăng vận tốc, chiếc phi cơ lăn bánh ra phi đạo. H́nh ảnh cả gia đ́nh đang ngồi bên đống hành lư mờ dần theo bóng tối.

Chiếc C-130 cuối cùng của phi đoàn 437 đă rời phi trường Nha Trang. Cầu không vận coi đă như hoàn tất tốt đẹp. Tuy nhiên, đối với Đại Úy Phan Đ́nh Hùng, nhiệm vụ của anh trong chuyến bay cuối cùng đó chưa bao giờ hoàn tất cả! H́nh ảnh của một gia đ́nh đứng sát bên nhau trên nền xi măng lạnh lẽo, tranh tối tranh sáng trong một đêm khuya khoắc đó vẫn luôn luôn ám ảnh trong tâm khảm anh,.. măi măi không bao giờ xóa nḥa…

Chín giờ tối – Phan Rang

Đứng trên triền đất cao, tôi đứng lặng yên nh́n xuống phi trường Phan Rang. Giữa hai hàng đèn màu xanh lơ chạy dọc theo phi đạo, một chiếc phi cơ đang cất cánh, những ngọn đèn màu trên thân tàu nhấp nháy. Xa hơn trước mặt, một vùng tối đen, những đốm sáng từ những làng mạc le lói trong bóng đêm. Thành phố Phan Rang gió cát đang yên ngủ. Nh́n về hướng bắc, Nha Trang chỉ cách vài chục phút bay đang chờ đợi bước chân của đoàn quân xâm lược. Ư nghĩ Trung Tá Thông đang c̣n kẹt lại phi trường Nha Trang làm tôi lo ngại. Ḷng mang một mối sầu nặng chĩu trước viễn ảnh đen tối. Phan Rang giờ phút này đă trở thành Đông Hà, địa đầu giới tuyến. Một thực tại không tưởng!

Chiều này, khi theo chân hợp đoàn Thần Tượng hạ cánh xuống căn cứ 20 Chiến Thuật, tôi đă chứng kiến một cảnh tượng hỗn độn chưa từng thấy. Trên phi đạo, những chiếc phi cơ liên tục lên xuống. Đủ loại máy bay di tản từ phi trường Phù Cát và Nha Trang bay nườm nượp như đàn chim bị động ổ. Tại trạm nhiên liệu, trực thăng chen chúc, chờ đợi đổ xăng. Tiếng động cơ bán phản lực nổ ầm ỉ, cùng với tiếng chém gió kêu phần phật vang động cả một vùng. Những người lính không quân cũng như bộ binh đeo súng ống, chạy lui tới, cố giành dựt chỗ ngồi trên một chiếc tàu nào đó. Bầu không khí phản ảnh sắc thái cuộc chiến đến hồi chung cuộc.


Phi Trường Phan Rang

Căn cứ Phan Rang hiện có ba phi đoàn A-37 đang trú đóng và một phi đội trực thăng tải thương 259D. Thêm vào đó là một phi đoàn trực thăng Lạc Long 229, đồn trú tại căn cứ 72CT, những con trâu cày của mùa hè đỏ lửa năm 72 vừa mới được bỏ xung sau khi Pleiku bỏ trống cho Bắc quân. Tại đây chưa một lực lượng chủ lực quân nào đủ mạnh được chỉ định để bao để bảo vệ phi trường này. Những đơn vị ṇng cốt như Lữ Đoàn 3 Nhảy dù đang bị vùi dập, tan nát tại mặt trận Khánh Dương; Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hiện đang trấn thủ Sài g̣n; Sư Đoàn 22 Bộ Binh đang bị áp lực mạnh của Cộng Quân tại B́nh Định, trên đà tan vỡ; Hai Trung đoàn thiện chiến 44 và 45 của Sư Đoàn 23 Bộ Binh tại Pleiku cũng như các đơn vị Biệt Động Quân đă bị thiệt hại nặng sau cuộc lui quân trên con lộ máu 7B tại Tuy Ḥa; Những tiểu đoàn tinh hoa của Thủy Quân Lục chiến, c̣n đang lênh đênh những hải vận hạm trong cuộc rút quân hỗn loạn tại Đà Nẵng. Trước t́nh thế hiện tại, với áp lực của Cộng Sản đang trên đà tiến nhanh tiến mạnh, sự sống c̣n của căn cứ 20 Chiến Thuật Phan Rang chỉ c̣n là yếu tố thời gian.

Theo như chỉ thị nhận được, phi đoàn Thần Tượng sẽ ở lại Phan Rang đêm nay và có thể bay về Tân Sơn Nhất ngày mai. Sau khi theo chân phi đoàn đáp đổ xăng, tôi chọn một băi đất biệt lập, an toàn trên một ngọn đồi gần khu gia đ́nh sĩ quan để đậu tàu qua đêm, không sợ bị đám người đang t́m phương tiện rời căn cứ tràn ngập.

Căn cứ Phan Rang với tôi là một vùng đất quá quen thuộc và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Vào năm 73, sau khi quân đội Mỹ tại Phan Rang rút lui, căn cứ được chuyển giao lại cho Không quân Việt Nam. Lực lượng pḥng thủ của Không đoàn Yểm cứ tại Phan Rang không đủ nhân lực để bảo vệ hữu hiệu cho một phi trường quá rộng lớn, có chu vi hơn hai chục cây số. Một trường hợp phá hoại đă xảy ra, khi hai chiến đấu cơ F-5E do Hoa Kỳ vừa mới tăng viện đă bị đặc công Việt Cộng dùng B-40 bắn cháy. Ngay sau đó, phi đoàn Thần Tượng liền được lệnh biệt phái hai chiếc trực thăng vơ trang để tăng cường bảo vệ an ninh cho ṿng đai căn cứ.

Sau những trận chiếc khốc liệt của mùa hè đỏ lửa năm 72 tại Tây nguyên cũng như tại mật khu An Lăo Bồng Sơn, B́nh Định, những ngày trực ứng chiến tại Phan Rang đối với chúng tôi được coi như là thiên đường.

Biệt đội 215 được chỉ định ở trong một “trailer” lớn, đặt dưới ṿm xi măng bán nguyệt khổng lồ sát đầu phi đạo 04, khi xưa dùng để đậu những phản lực cơ chiến đấu của Không quân Mỹ, nay đă bỏ trống. Đây là khu cấm địa, nằm đơn độc, biệt lập, xa hẳn những cơ sở khác. Hai chiếc trực thăng vơ trang có bổn phận ứng chiếc 24 trên 24, sẵn sàng cất cánh bất cứ lúc nào nếu có biến. Trong giai đoạn ngưng chiến “da beo“, sau khi hiệp định Paris kư kết ngày 27 tháng 1 cuộc chiến hầu như ngưng đọng, chỉ c̣n những phi vụ cắm cờ, ngăn chặn đặc công phá phách lẻ tẻ. Mười mấy nhân viên của biệt đội suốt ngày rảnh rổi, tha hồ đi đây đó trong căn cứ, hay lên Câu lạc bộ Sĩ quan trên ngọn đồi độc nhất của căn cứ ăn uống, đấu láo. Buổi trưa th́ ra phố ăn cơm. Ai có đủ khả năng th́ nhậu món chim sẻ nướng, một đặc sản đặt biệt của địa phương. Để giết th́ giờ, một số anh em đă biến khu biệt đội thành một “xưởng” thủ công nghệ. Một anh cơ phi rất có tài về hội họa, đă lấy những tấm “móp” từ những thùng đạn dược vẽ h́nh lên rồi dùng dao nhỏ khắc h́nh nổi, tạo nên những bức h́nh tuyệt đẹp. Mỗi khi về lại Nha Trang, anh nào cũng lủ khủ xách về nhà nhiều bức tranh làm kỷ niệm. Thỉnh thoảng phi đội có những phi vụ liên lạc, đặt biệt là những chuyến bay lên Đà Lạt, để mua sắm rau cỏ, trái cây hay đi bát phố hoặc ngồi nhâm nhi cà phê Thủy Tạ sát bên bờ Hồ Xuân Hương. Một số hoa tiêu khu trục thường tháp tùng theo chơi. Có lẽ v́ lư do đó nên chúng tôi rất được trọng dụng và “cưng ch́u”.

Trong thời gian lưu trú tại đây tôi đă làm quen với số phi công khu trục. Trong đó có Thiếu Tá Hạnh, Trưởng pḥng hành quân chiến cuộc, Đại Úy Dương Thiệu Chí thuộc phi đoàn Kim Ngưu 534. Riêng Thiếu Tá Hạnh đă may mắn có cơ duyên thoát khỏi Việt Nam cùng với tôi trên chuyến bay định mệnh của phi đoàn Thần Tượng vào giờ phút thứ 25*. ĐặC biệt Đại Úy Dương Thiệu Chí là một người tôi thường xuyên gặp gỡ. Anh thường theo tôi đi chơi trong những chuyến bay Đà Lạt, hay cùng về Nha Trang du hí tại quán Mộng nằm trên đường Biệt Thự*. Có những lúc đi bay được con mễng nào, tôi lại nhờ Đại Úy Chí “giúp đỡ” khi anh đang c̣n làm quản lư câu lạc bộ sĩ quan. Anh Chí là nhân vật khá đặt biệt. Anh có một khuôn mặt tṛn với bộ râu chổi xể, lúc nào cũng nở nụ cười khẩy, ẩn chứa một cá tánh ngang tàng. Một lần vị chỉ huy trưởng đến thăm khu cư xá độc thân anh đang ở. Trước barrack có tấm bản lớn đề: “Khu độc thân ANDY“. Vị chỉ huy trưởng hỏi tại sao anh lại đặt cái tên Mỹ vô nghĩa lư như thế. Anh đă lễ phép trả lời:” Dạ thưa Đại Tá, đây không phải là tên Mỹ mà chữ viết tắt của “Ăn, Ngủ, Đ. I “.

Một nhân vật khác không thể nào không đề cập đến là Trung Úy Lư Tống thuộc phi đoàn Ó Đen 548, phi công khu trục thuộc loại đẹp trai, cao ráo. Có thể nói Lư Tống là một phi công ngông nghênh và cứng đầu nhất trong giới phi hành, qua những “thành tích” anh đă chứng tỏ trong thời gian tại ngũ. Anh đă đi du học tại Mỹ năm 1966 nhưng v́ hành hung một cấp cán bộ nên đă bị sa thải về nước. Vài năm sau, nhờ sự can thiệp của Đại Tá Vũ Văn Ước, anh đă được tái gia nhập Không Quân, học Cessna (phi cơ quan sát loại nhẹ) ở trường bay Nha Trang. Đến năm 1973 Lư Tống được chuyển qua học khu trục cơ A-37 và được bổ nhiệm vào phi đoàn Ó Đen đồn trú tại Phan Rang. Lần đầu tiên tôi gặp anh khi tham dự buổi dạ vũ do anh tổ chức trên câu lạc bộ Si quan trên đồi, lúc anh đang làm quản lư. V́ bộ râu Hitler của anh đă làm cho tôi đặc biệt chú ư đến Lư Tống. Tôi hỏi tại sao anh lại để bộ râu trông buồn cười và quái đản như thế? Anh đă trả lời:” V́ lúc xưa c̣n nhỏ Hitler là thần tượng của anh, bây giờ anh muốn giống như h́nh ảnh đó“. Trong giai đoạn này, Đại Tá Đỗ Trang Phúc đang làm căn cứ trưởng. Ông là một vị Đại Tá nghiêm khắc, kỷ luật và có thể nói là bảo thủ. Nhảy đầm là một điều cấm kỵ, ngay cho cả những phi công hào hoa, lả lướt. Tuy nhiên việc cấm nhảy đầm đă được hủy bỏ v́ một sự kiện đă xảy ra sau đây. Trong một buổi dạ vũ tổ chức cho Không đoàn, Lư Tống đă mướn một cô gái vũ “sexy” được trả tiền hậu hĩ để đến trước mặt Đại Tá chủ tọa biểu diễn. Theo sự dàn xếp, cô gái này phải đứng ngay trước mặt bàn “VIP” nhảy múa, không được đi đâu khác. Thấy cô gái này múa trước mặt quá lâu, Đại Tá Phúc đỏ mặt v́ ngượng với các bà, đă kêu Lư Tống đến và ghé tai anh, bảo” Chú mày bảo cô ta đi chỗ khác ngay!” Anh Lư Tông đă nhanh nhẩu trả lời: “Đại Tá hoặc tiếp tục ngồi xem hoặc ra về chứ tôi không có quyền xen vào nghiệp vụ của cổ, nhất là do cô tự ‘ái mộ’ Đại Tá , chứ tôi không dính dáng ǵ cả“. Đại Tá Phúc hỏi gằn: “Vậy chú mày muốn tao làm ǵ?” Lư Tống bèn trả lời: “Anh em chỉ muốn nhảy đầm như thường lệ. Đâu có Căn cứ Không Quân nào cấm nhảy đầm đâu?” Vị chỉ huy trưởng bực ḿnh nói:“Rồi!.. Tao cho phép nhảy đầm. Xong chưa?” Thấy Đại Tá Phúc xuống giọng, anh phi công ngang bướng này lợi dụng t́nh thế đ̣i điều kiện: “Xin Đại Tá phải đi một đường bay bướm trước anh em mới dám ra nhảy chứ!?” Đại Tá Phúc ở vào thế chẳng đặng đừng miệng càu nhàu: “Cả đời tao chỉ có hai ông Tướng Kỳ và Tướng Minh mới bắt được tao nhảy đầm thôi. Mầy là người thứ ba làm chuyện đó!” Trước sự reo ḥ của tất cả mọi người trong buổi tiệc, vị Chỉ huy trưởng “recglo” này miễn cưỡng bước ra sàn nhảy.

Ngoài việc nghiêm khắc trong vấn đề ăn chơi, tóc tai của nhân viên trong căn cứ cũng được kiểm soát chặt chẽ. Tất cả nhân viên phải ăn bận chỉnh tề và đầu tóc phải luôn luôn húi cao theo tiêu chuẩn ba phân. Mỗi buổi sáng thứ Bảy tại sân cờ, Đại Tá Phúc đi thanh tra với một anh Quân Cảnh. Vị nào tóc dài sẽ bị xén một đường “tông đơ” và sau đó sẽ tự ra tiệm “điều chỉnh” lấy. Một hôm Đại Tá Phúc đi ăn ở Câu Lạc Bộ Sĩ quan t́nh cờ gặp Lư Tống với mái tóc “hippy” đang ngồi đấu láo với bạn bè. Ông bèn hỏi:” Tại sao anh không đi chào cờ?” Lư Tống trả lời: “Thưa Đại Tá, tôi bận lo kiểm tra nhà bếp nên không đi chào cờ được“. Đại Tá Phúc giận dữ: “Tôi không cần biết lư do ǵ! Ngày mai anh tŕnh diện tôi với đầu tóc ngắn ba phân, nghe chưa!” Sáng hôm sau Lư Tống tŕnh diện vị Chỉ Huy Trưởng với cái đầu cạo trọc lóc cùng với bộ râu Hitler quái đản. Đại Tá Phúc tức giận gọi thẳng Đại Tá Không Đoàn Trưởng 92, Lê Văn Thảo, cự nự: “Thằng Lư Tống cạo trọc đầu có giấy phép bác sĩ chưa?” Cũng nên biết rằng nhân viên phi hành không được cạo đầu trừ khi có giấy đồng ư của bác sĩ v́ lư do sức khỏe. Đại Tá Thảo binh đệ tử, trả lời: ” Tôi nghĩ ông không nên chọc tên khùng đó là hơn!”.

Đó là một vài hành động nói lên sự ngang ngược của Lư Tống. Tuy nhiên, ngoài cá tánh dị biệt đó, anh là một phi công can đảm, lỳ lợm, không bao giờ sợ hăi trước họng súng pḥng không của địch quân. Sau khi Nha Trang mất, trong một phi vụ oanh kích để phá hủy chiếc cầu trên Quốc Lộ I, giữa Phan Rang và Nha Trang, ở cao độ bốn trăm bộ trên mặt đất, Trung Úy Lư Tống đă bị hỏa tiễn pḥng không bắn rơi chiếc phản lực cơ A-37 của anh và đă bị Việt Cộng bắt làm tù binh.

Trong thời gian lưu trú tại Phan Rang, vài biến cố xăy ra đă ghi dấu ấn sâu đậm trong đầu tôi. Một buổi sáng đẹp trời, khoảng chín giờ, như thường lệ tôi lái chiếc xe pick-up chạy từ biệt đội lên Câu Lạc Bộ trên đồi để ăn sáng. Khi đang chạy trên taxiway, tôi nh́n về hướng phi đạo, một chiếc C-47 đang cất cánh. Khi chiếc phi cơ vừa lên được cao độ chừng vài trăm bộ, đột nhiên chiếc phi cơ nghiêng cánh quẹo 180 độ, chúi mũi đâm sầm xuống đất nổ bùng như một quả bom lửa. Tôi há hốc miệng, tưởng chừng như ḿnh vừa bị hoa mắt! Về sau tôi được biết chiếc phi cơ bị lâm nạn đó thuộc phi đoàn 817 Hỏa Long, đồn trú sát nách phi đoàn Thần Tượng. Cảnh tượng chiếc phi cơ cháy bùng trong biển lửa cùng với phi hành đoàn đă xáo động tâm hồn tôi không ít. Tai nạn đó như đă nhắc nhở tôi rằng cuộc đời tung mây lướt gió của người phi công như chỉ mành treo chuông. Cái sống cái chết chỉ là một cái trở bàn tay.

Một biến cố thứ hai đă xảy ra dưới một sắc thái khác. Một đêm nọ, trong một bữa tiệc tiển đưa một người bạn cố vấn dân sự Mỹ về nước tại câu lạc bộ Sĩ quan trên đồi, khi tôi đang ngồi ba hoe chích cḥe với mấy người bạn Hoa Kỳ, đột nhiên Thiếu Tá Trương Khương, Trưởng đoàn Pḥng Thủ, từ ngoài hốt hoảng chạy vào. Thiếu Tá Khương là anh ruột của một người bạn thân học chung lớp ở trường trung học, có một thời gian đă ở đối diện nhà tôi tại Nha Trang. Tôi luôn luôn xem Thiếu Tá Khương như là một người anh trong gia đ́nh. Thấy tôi, Thiếu Tá Khương vội vàng đến gần nói:” Có mấy thằng đặc công Việt Cộng vừa cắt hàng rào chui vào căn cứ! …Tao với mày lên trời soi đèn kiếm tụi nó. Lẹ lên!” Nh́n nét mặt đỏ ửng của tôi, anh khựng lại vài giây: “Mày say chưa!…bay có được không đó?” Tôi bật cười, trấn an: ” Chưa đâu anh Khương ơi!… Anh đừng lo, có mấy chai bia ăn nhằm ǵ. Để tôi thông báo với phi hành đoàn bay chiếc vơ trang thứ hai chuẩn bị.” “Không cần đâu!…một chiếc đủ rồi!”

Chiếc xe pick-up chở tôi và người hoa tiêu phụ phóng hết ga về biệt đội. Leo lên chiếc trực thăng vơ trang, tôi vội vàng quay máy. Thiếu Tá Khương nhảy lên ngồi giữa hai ghế bay, trên thùng đạn mini-gun. Cho con tàu ở độ thấp vài trăm bộ, tôi cắm đầu hướng về địa điểm nghi ngờ đặc công Việt Cộng đột nhập. Tới gần hàng rào kẽm gai pḥng thủ, tôi bật ngọn đèn pha dưới bụng tàu. Cuộc săn người bắt đầu!

Cho con tàu bay thật chậm, tôi rọi đèn dọc theo hàng rào pḥng thủ. Tiếng động cơ cùng tiếng chặt gió phành phạch, vang dội trong đêm tối. Một con mễn bất ngờ bị bắt gặp, hốt hoảng phóng vụt ngang bụng tàu rồi biến mất dạng vào bóng đêm. Tàu bay ngang một vọng gác bằng gỗ khá cao, một anh lính đang quét ngọn đèn pha qua lại trên đầu những lùm cây.

Sau gần một tiếng đồng hồ quần quật sục sạo, tôi bắt đầu thấy hết hy vọng. Cái cảm giác căng thẳng, nôn nóng lúc ban đầu đă tan biến, tôi bắt đầu thấy mệt. Định lấy điếu thuốc ra hút xả hơi, đột nhiên linh cảm một điều ǵ khác thường, tôi quay đầu nh́n ra sau khoang tàu:

-”Ủa!…xạ thủ đâu rồi, sao không thấy?”

Anh mê vô đang ngồi thủ cây súng sáu ṇng trả lời tỉnh rót:

-”Thằng Lan nó… nhảy xuống lúc nảy rồi!” .

-”Cái ǵ!…mày nói cái ǵ? Nó nhảy hồi nào?…Lúc sắp cất cánh tao c̣n thấy nó mà!”

-”Nó nhảy lúc Trung Úy đang taxi…Khi tàu quay máy, nó có nói với tôi h́nh như Trung Úy đang say rượu, chắc nó không dám bay đâu.”

-”Mẹ!..thằng cà chớn,..về biết tay tao! Ông Thiếu Tá đây không sợ bay với tao mà nó sợ. Đồ..”

Tôi chưa dứt câu, th́ thấy Thiếu Tá Khương chồm lên từ sau lưng ghế bay chỉ xuống dưới la t

-”Có người chạy!… đó…đó…bắn!…bắn!…”

Vừa nghe Thiếu Tá Khương la, tôi vội vàng nh́n xuống dưới. Loáng thoáng vài bóng đen từ mấy bụi rậm vụt ngang dưới bụng chiếc trực thăng.

-”Minigun!…Minigun!” Vừa la, tôi vừa tôi vừa gặt cần lái. Con tàu chao đảo! Ngọn đèn pha quét những luồng ánh sáng hối hả ngang dọc trên mặt những bụi rậm.

Khẩu mini-gun quay tít, gầm lên như ḅ rống. Trước mũi súng, một bầu lửa sáng rực, chói sáng cả con tàu. Hàng ngàn viên đạn hối hả tuôn ra, vung văi, tưới xuống đất những lằn lửa đỏ ối. Ở một cao độ quá thấp, những viên đạn lửa chạm mặt đất cát tiếp tục cháy, tạo nên những đốm đỏ chi chít trong bóng tối. Thiếu Tá Khương chồm hẳn ra ngoài sàn tàu, mở mắt t́m. Thần kinh kích động mạnh, mấy lon bia trong cơ thể tôi như tan biến theo âm thanh nhức nhối của khẩu súng sáu ṇng nổ sát bên tai.

-”Ngừng bắn!…Ngưng bắn!…Đủ rồi!” Tôi hét to.

Tiếng súng ngưng bặt!… c̣n tiếng đập gió phành phạch của cánh quạt cùng với tiếng động cơ ầm ĩ trong đêm thanh vắng.

Mấy bóng đen biến mất dạng trong bóng tối! Như con hổ đói vuột mất con mồi, tôi cuống quưt lái chiếc trực thăng ṿng vèo trên đầu mấy bụi cây, sục sạo. Ánh đèn vụt ngang những lùm cây thấp im ĺm. Không một dấu vết của những tên giặc trong tầm mắt! Bốn cặp mắt mở lớn t́m kiếm trong vô vọng. Một con thỏ, đôi mắt sáng xanh, đứng sững dưới ánh đèn, ngơ ngác như vừa bị đánh thức dậy v́ tiếng động ầm ĩ của con tàu.

Đêm đă khuya. Sau một thời gian bay ṿng vèo sục sạo không dấu vết, mọi người bắt đầu mệt mỏi. Thiếu Tá Khương vói tay khều vai tôi:

-”Thôi đáp đi,…đủ rồi! Để lính pḥng thủ lo.”

Tôi hướng con tàu về băi đậu chỉ cách vài ba cây số. Giờ này có lẽ mọi người trong biệt đội đă ngủ say. Tắt máy tàu, tôi bước xuống đất, tay xách nón bay, chân lê bước trên “tarmac”. H́nh ảnh của mấy bóng đen thấp thoáng trong bóng đêm vẫn c̣n ám ảnh trong tâm trí.

Ngày hôm sau thức dậy, tôi được tin báo của Thiếu Khương cho biết: lính pḥng thủ phác giác hai tử thi bận đồ đen, nằm chết xa ngoài ṿng đai ngoài phi trường. Tôi tự hỏi, có phải hàng ngàn viên đạn vung văi trong bóng tối đêm qua là nguyên nhân cái chết của những tên đặc công phá hoại? Câu trả lời chắc không cần thiết nữa. Những tên giặc đă trả giá đắt cho âm mưu phá hoại của chúng!

Ngoài phi vụ t́m kiếm mấy tên đặc công, thời gian biệt phái trực ứng chiến được coi như là giai đoạn nhàn nhă, “ăn không ngồi rồi“. Người ta thường nói “nhàn cư vi bất thiện” quả không sai. Một ngày nọ nổi máu ham nhảy đầm, tôi tổ chức một buổi dạ vũ “bỏ túi” tại “trailer” của biệt đội. Rượu chè đă có mấy anh cố vấn Mỹ cung cấp, chỉ cần có mấy em gái hậu phương là cuộc vui thành h́nh. Đêm hôm ấy, dưới ánh đèn màu dă chiến của mấy đèn nê ông bọc vải đỏ và tiếng nhạc du dương từ cái máy cassette nhỏ xíu, chúng tôi bắt đầu cuộc vui. Đột nhiên có tiếng điện thoại reo. Tôi bốc máy trả lời. Bên kia đầu giây là một giọng nói Bắc kỳ ngọt ngào nhưng không kém phần lạnh lùng:

-Cho tôi gặp Trung Úy H…!

-Tôi đây!.. xin lỗi ai đầu giây?

-Tôi là Trung Tá Phạm Bính!…có phải anh đang có party nhảy đầm ở đó hay không?

Vừa nghe xong, tay chân tôi rụng rời! Không phải rụng rời v́ sợ tù tội, nhưng rụng rời v́ sợ “chưa vui sum hợp đă buồn chia ly“. Trung Tá Phạm Bính là một cựu phi đoàn trưởng Thần Tượng của tôi, rất đẹp trai nhưng không kém phần nghiêm khắc. Tôi đă bao lần khốn đốn với vị chỉ huy này v́ những hành động vượt ngoài quân kỷ của phi đoàn như có mái tóc quá dài, trốn chào cờ hay là chở bạn gái cũng như chiếc xe Honda 90 trên tàu gunship (trực thăng vơ trang tuyệt đối không được chở bất cứ ǵ) trong những kỳ đi biệt phái. Có những lần bay hành quân tôi đă giật (jettition) bỏ hai cánh cửa hai bên pḥng lái để cho mát và dễ thấy Việt Cộng hơn. Sau đó tôi đă bị Trung Tá Bính cảnh cáo và dọa sẽ nghiêm phạt nếu tái phạm. Nhưng chính tôi cũng đă bị trả giá đắc v́ hành động đó. Nhiều phi vụ xạ kích, v́ không có cửa che nên nhiều lần những tàn lửa của hỏa tiễn phóng đi đă chui lọt vào trong cổ áo bay đốt cháy da cổ, nóng đến độ tôi muốn nhảy ra khỏi tàu. Một lần khác tàn lửa đă đốt cháy lớp bọc áo giáp sau lưng làm tôi tưởng là tàu bị bốc khói. Một thời gian sau Trung Tá Bính được thuyên chuyển ra Căn cứ 20/CT tại Phan Rang với chức vụ Liên đoàn trưởng LĐ 92 CT.

Đúng là chạy trời không khỏi nắng! Và giây phút này tôi đang đối diện với “người xưa”. Miệng lúng búng, ngập ngừng chưa biết trả lời sao cho hợp lư th́ Trung Tá Bính gằn dọng nói tiếp:

-Anh có biết khu anh đang ở là khu cấm địa hay không? Ngay cả những quân nhân Không quân cũng không được lai văng, thế mà anh lại dẫn gái vào! Anh cho biết tên người lính gác cổng nào đă cho anh đem gái vào tôi sẽ có biện pháp…

Biết là không xong rồi, tôi đành phải thành thực “khai báo“:

-Thưa Trung Tá, đâu có người lính nào cho phép đâu. Tôi chở mấy cô bạn gái vào bằng trực thăng, dạ thưa Trung Tá!…

-Được rồi,.. anh bỏ điện thoại xuống và đi ra ngoài cửa, thấy ǵ báo cáo cho tôi biết!

Hơi ngạc nhiên, tôi bỏ điện thoại xuống bước ra tới cửa nh́n ra ngoài. Dưới ánh đèn pha rọi sáng trưng, ngay trước cửa cạnh hai chiếc trực thăng đang đậu là hai chiếc xe Quân Cảnh chở đầy nhóc lính.

-Thưa Trung Tá,… tôi thấy mấy xe Quân Cảnh.

-V́ c̣n nể anh, tôi chưa ra lệnh Quân Cảnh vào trong biệt đội. Bây giờ anh phải giải tán mấy cô gái ngay tức khắc không th́ tôi sẽ bảo Quân Cảnh bắt nhốt anh ngay!

Nghe xong tôi cố vớt vát:

-Thưa Trung Tá, đêm đă khuya rồi làm sao mà tôi dám chở mấy cô bạn ra phố Phan Rang được, đường xa không an ninh. Xin Trung Tá cho phép tôi tới sáng mai được không ạ?

Bên kia im lặng một vài giây:

-Được,…lần này tôi tha cho anh. Ngày mai anh biết phải làm ǵ rồi phải không?

Hơi mất vui v́ không được nhăy đầm, nhưng không đến nổi “đau khổ” v́ chưa mất lô “an ủi” đêm nay, tôi vội vàng trả lời:

-Dạ vâng,…Trung Tá! Nói xong tôi cúp điện thoại rồi quay qua mấy cô bạn đang đứng lẩn quẩn gần cái máy cassette đang phát rỉ rả tiếng nhạc xập x́nh:

- Tụi ḿnh bị bể độ rồi!..Thôi!… tối nay ḿnh nhậu lai rai đỡ buồn đi!

Cuốn phim dĩ văng đang quay tới đoạn này,.. bỗng có tiếng xé gió làm tôi tỉnh giấc, ngẩn đầu nh́n. Trên trời cao, hai chiếc khu trục cơ A-37 vừa hoàn tất phi vụ đánh đêm, nghiêng cánh chuẩn bị đáp. Những cánh chim sắt vừa thi hành xong nghĩa vụ bảo vệ sơn hà trong cơn nguy biến trở về. Bài Không Quân Hành Khúc văng vẵng trong đêm vắng.

Đôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh
Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
Đây đó hồn nước ơi !
Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió…

Một niềm kiêu hănh chợt dâng ngập ḷng! Đứng yên một lúc nh́n xuống phi đạo rồi tôi quay người bước đến bên chiếc trực thăng đang đậu im ĺm trong bóng đêm. Trên khoang tàu cửa mở, anh tôi đang nằm gối đầu trên chiếc nón sắt, mắt mở lớn nh́n vào khoảng không.

-Chắc anh đói lắm rồi phải không? Ḿnh đi kiếm ǵ ăn nghe!

Anh tôi ngồi bật dậy. Hai anh em sánh vai rảo bước trên con đường đến Câu lạc bộ nằm trên đồi cao. Trên con đường nhựa nhỏ dẫn lên đồi, nhiều người, từng nhóm đang vội vă rảo bước. Căn cứ Phan Rang hôm nay rộn rịp khác thường. Cái rộn rịp của sự căng thẳng, sặc mùi chiến tranh! Lên tới đỉnh đồi đến trước cửa nhà ăn. Một nhóm người bận đồ bay vừa bước ra khỏi Câu lạc Bộ.

-Ê,…đi đâu đó?…Mănh Hổ!

Tôi ngạc nhiên nghe ai gọi. Chỉ có những hoa tiêu trực thăng gần gủi với tôi mới biết danh hiệu này (tên gọi của trực thăng vơ trang phi đoàn Thần Tượng). Trước mặt tôi, năm sáu pilots, trang bị áo lưới, súng ống đầy người, tay xách túi bay vừa bước ra khỏi nhà ăn. Tôi nhận ra ngay hai thằng bạn cùng khóa, hoa tiêu của phi đoàn 229 Lạc Long.

-Trời đất!…lâu quá! Tôi vừa nói lớn, vừa bước đến gần “hai con trâu cày” của miền Cao nguyên đất đỏ, “phố núi cao“.

Trước mặt tôi, Đại Úy Hoàng “mun“, phụ tá sĩ quan hành quân của Lạc Long. Kế bên là Đại Úy Trịnh Toàn Tân, anh em thường gọi là “Trịnh ṭn teng“, sĩ quan huấn luyện phi đoàn 229, là một người bạn rất thân, vừa là “roommate” vừa là “flightmate” của tôi bên trường bay. Đi phía sau là Trung Úy Lê Quang Vinh, phi đội trưởng trực thăng vơ trang thoát chết trong một phi vụ đi bốc một hoa tiêu khu trục bị bắn rơi trong ḷng địch tại mặt trận Cao nguyên.

Khóa tôi có gần ba chục tên về nước, ngoại trừ năm bảy tên được bổ nhiệm đi các nơi khác, tất cả số c̣n lại “được” chỉ định lên Pleiku làm ṇng cốt cho phi đoàn tân lập 229, Lạc Long. Riêng tôi và Phạm Thành Rinh, chết trong mặt trận Kontum “Mùa hè đỏ lửa”, là được bổ nhiệm về phi đoàn Thần Tượng, trú đóng tại “miền thùy dương cát trắng”. Tên gọi Hoàng “mun” đă tự giải thích lấy, anh là một nhân vật đặc biệt. Lúc c̣n học sinh ngữ tại Lackland, Texas, đa số anh em đều nói tiếng Anh ú ớ, ngọng nghịu. Riêng có Hoàng “mun” là nói tiếng Anh như máy. Không những sành sơi về văn phạm, mà cách phát âm của hắn không khác ǵ là một anh Mỹ chính cống “con nai vàng”. Sau mới biết Hoàng “mun” là con nuôi của một mục sư Tin Lành từ lúc c̣n nhỏ. Cũng nên biết Đại Úy Hoàng “mun” là một hoa tiêu đậu ưu hạng tại trường bay ỏ Hoa Kỳ.

Tay bắt mặt mừng, chưa kịp chào hỏi xong th́ đột nhiên Hoàng “mun” lên tiếng trước:

-Ê!…, mày có biết ông Trung Tá Thông nào không? Lúc năy tụi tao thấy ổng chạy đi kiếm mày đó!

Nghe giọng nói của Hoàng “mun” như có pha một ít âm hưởng của một người Mỹ nói tiếng Việt.

-Ủa!…thiệt không mày? Tao nghỉ rằng ông đang c̣n ở Nha Trang chớ!

-Tụi tao không biết! Khi tụi tao đang ăn tại Câu lạc Bộ th́ thấy ông rất hốt hoảng, chạy lung tung kiếm mày đó.

Hoàng “mun” nói tới đó, đột nhiên từ cửa Câu Lạc Bộ, Trung Tá Thông bước ra. Đầu không nón, trên mặt lấm tấm mồ hôi, thấy tôi đang đứng Trung Tá Thông ngạc nhiên và mừng rỡ, nói:

-Trời…, mày trốn chỗ nào mà tao kiếm khắp nơi không thấy?

Tôi trố mắt nh́n, ngạc nhiên không kém:

-Ủa Trung Tá vô đây hồi nào vậy? Tôi cứ đinh ninh ông đang c̣n ở Nha Trang chứ!

-Tao có chuyện quan trọng ở Phan Rang. Lúc nảy tao theo C-130 xuống đây, bây giờ cần phải trở ra lại Nha Trang gấp. Không có máy bay nào từ Phan Rang đi Nha Trang giờ phút này cả. Mày giúp giùm, chở tao ra Nha Trang lại đi!

Vừa nghe Trung Tá Thông nói xong, tôi hoảng hồn:

-Trời,…ông nói thiệt hay nói chơi đó? Tụi Việt Cộng giờ này chắc vô tới Nha Trang rồi,…không được đâu!

-Tụi nó chưa vô tới đâu. Tao cần phải ra lại Nha Trang bất cứ giá nào. Chỉ có ḿnh mày giúp tao được mà thôi.

Tôi ngần ngừ một lúc:

- OK!… nhưng tôi chỉ thả ông thôi, chứ không trở lại đón đâu nghe! Nhưng khoan đă chờ tôi kiếm ǵ ăn. Đói bụng quá rồi!

Trung Tá Thông lộ nét mừng rỡ:

-Trên xe tao có mấy ổ bánh ḿ thịt, ăn đỡ đi. C̣n vụ đón tao,… mày đừng lo, tao sẽ tự xoay xở lấy!

Tôi quay qua hai thằng bạn Lạc Long đang c̣n đứng trước mặt:

-Nè,..tàu tao thiếu nhiều đèn “instrument” lắm. Không có là không bay đêm được, tụi mày cho mượn tạm một số được không?

Đại Úy Trịnh “ṭn ten” năy giờ đứng im, chen vô:

-Được!… mày chạy xuống chỗ tàu tụi tao đậu gần phi đạo, muốn gỡ bóng đèn nào th́ cứ tự nhiên.

Rồi như quan tâm cho sự an toàn của tôi, Tân nói tiếp:

-Cẩn thận nghe mày… Theo tao nghĩ th́ mày nên tắt tất cả đèn khi bay vào không phận Nha Trang cho chắc ăn.

Tao nghe nói tụi đặc công đă đột nhập vào thành phố nhiều lắm. Thôi mày đi đi…Chúc mày may mắn!

Nói xong Tân ôm tôi siết chặt. Cử chỉ bất ngờ của một người bạn thân đă làm tôi xúc động. Tôi chào từ giă rồi quay người cùng người anh ruột bước nhanh đến bên chiếc xe Jeep của Trung Tá Thông đang chờ. Chiếc xe chạy nhanh xuống đồi. Bất chợt nh́n thấy một hoa tiêu đang đứng bên đường, tôi vẫy tay la lớn:

-Thạch…, Thạch! Chiếc xe Jeep ngừng lại.

-Ê Thạch!…Lại đây tôi nói cái này…, tôi sắp bay về lại Nha Trang bạn bay với tôi nghe!

Miệng đang ph́ phèo điếu thuốc, Thạch trố mắt nh́n tôi:

-Trời!… giờ này mà c̣n đi Nha Trang à? Anh có điên không, tụi Việt Cộng vô tới nơi rồi đó!…

Thạch là một hoa tiêu phụ đă bay với tôi nhiều phi vụ nhất trong phi đội trực thăng vơ trang và một người bạn rất thân t́nh. Trong một chuyến đi du hành Đà Lạt khi đang c̣n biệt phái cho căn cứ Phan Rang, Thạch và tôi t́nh cờ gặp hai cô con gái trẻ, xinh đẹp, đang ngồi ăn kem trong tiệm cà phê Thủy Tạ, sát bên bờ Hồ Xuân Hương. Sau vài câu tán tỉnh làm quen chúng tôi được phép ngồi chung bàn. Thạch là một phi công dong dỏng cao, đẹp trai và rất “hippy” nên được ḷng nhiều cô gái trẻ. Sau vài tiếng đồng hồ nói chuyện vui vẻ, chúng tôi đă thuyết phục được hai cô gái nhí nhảnh này leo lên chiếc trực thăng đang đậu sát bờ hồ, về Phan Rang “chơi” một đêm cho biết thành phố. Ngày mai sẽ có máy bay đưa hai cô trở lại Đà Lạt. Tưởng đây chỉ là chuyện vui bên lề của đời phi công, ai ngờ chỉ sau một đêm gần gũi, một cô đă yêu Thạch say đắm và chấp nhận làm vợ chàng phi công “hippy” đó suốt đời. Đúng là một chuyến bay định mệnh!

Thấy Thạch có vẻ lo ngại, tôi thuyết phục:

-Tụi nó chưa vô tới đâu. Trung Tá Thông vừa ở đó về đây nè!

Nghe tôi nói xong, Thạch gật đầu rồi leo lên xe chiếc xe Jeep. Chuyến bay đă được xếp đặt ổn thỏa.

Từ trên đồi cao, chiếc trực thăng cất cánh lên bầu trời tối đen, nhắm hướng Nha Trang trực chỉ! Trong ánh sáng mờ ảo của pḥng lái, thấy Thạch đang dán mắt nh́n vào dàn phi kế được soi sáng bằng những bóng đèn màu đỏ, nét mặt lộ nét ưu tư, tôi hỏi:

-Sao!…bây giờ bà xă Thạch đang ở đâu vậy?

-Tôi gởi đi Sài G̣n hôm qua rồi!

Đột nhiên Thạch chuyển đề tài:

-Này,..tôi thấy ḿnh không nên phải mạo hiểm làm ǵ. Nếu muốn từ chối mà Trung Tá Thông khỏi buồn th́… ḿnh cứ nói đại là tàu hư rồi quay về ông đâu có biết. Vả lại bay trong đêm tối thui này mất vui quá!

-Không nên vậy Thạch à,… tôi đă hứa!..Đừng lo Thạch,…không có ǵ xảy ra đâu! Tôi vỗ về, trấn an người hoa tiêu phụ.

Chiếc trực thăng đơn độc giữa bầu trời tối đen sâu thẳm. Phía dưới, những đốm sáng nhỏ từ những làng mạc nhấp nháy cho ảo tưởng của những v́ sao đêm. Một vài đám cháy rừng đang âm ỉ cháy tỏa ánh sáng lung linh. Trên Quốc lộ-1 đang ch́m trong bóng đêm, rải rác ánh đèn của những chiếc xe chạy về hướng Phan Rang.

Giao cần lái cho Thạch, tôi lướt nh́n dàn đồng hồ phi kế, tất cả đều b́nh thường. Tiếng động cơ nổ đều đặn. Đa số trực thăng không được trang bị đầy đủ phi cụ để bay đêm như những phi cơ có cánh (fixed wings). Tại trường bay, những khóa sinh chỉ được huấn luyện bay IFR (Instrument Flight Rules) qua loa một vài giờ là trở về nước. Cho nên bay trong những đêm tối đen ở những vùng rừng núi, hay bay vô mây là một điều tối nguy hiểm cho những hoa tiêu chưa đủ kinh nghiệm.

Khi bay trong đêm tối trời, hay là bị vô mây, phi công không c̣n thấy mặt đất cũng như đường chân trời và phải dựa hoàn toàn vào những đồng hồ phi kế để điều khiển con tàu. “Vertigo” là một danh từ quen thuộc đối với nhân viên phi hành, dùng để chỉ người phi công bị lâm vào t́nh trạng bị ảo giác (hallucination) mất khả năng định hướng (disorientation) và không c̣n điều khiển con tàu chính xác được nữa. Một vài trường hợp đă xảy ra khi bay trong đêm tối không trăng sao, trên những vùng xa xôi hẻo lánh, những ánh đèn le lói từ những thôn xóm có khi làm những phi công đang lâm vào t́nh trạng bị “vertigo” đă tưởng là ánh sao trời và cuối cùng đă đâm tàu xuống đất. Đa số tai nạn xảy ra v́ “vertigo” thường đưa đến tử vong.

Một trường hợp hoa tiêu bị “vertigo” đă xảy ra cho một phi hành đoàn Thần Tượng. Đây có thể nói là một giai thoại hay là cũng một bi hài kịch. Anh em trong phi đoàn khi được nghe kể lại đă cười ra nước mắt! Trong một phi vụ trở về Nha Trang từ phi trường Pleiku, Trung Úy Ḥa “test” (test pilot) trưởng phi cơ đă bay cùng với Trung Úy Tân “kiến” là hoa tiêu phó. Ngồi thùng – danh từ của trực thăng ám chỉ những hoa tiêu ngồi phía sau khoang tàu- có khoảng ba bốn hoa tiêu của phi đoàn cùng mấy người mê vô xạ thủ trở về căn cứ gốc sau hai tuần biệt phái tại Pleiku.

Đường về Nha Trang từ Pleiku vào mùa mưa hay bị sương mù che phủ, trần mây thấp. Mấy năm trước đây, một chiếc máy bay của phi đoàn Thần Tượng đă đâm sầm vào triền núi vào một buổi chiều mù sương trên đường trở về căn cứ Nha Trang. Không một ai trên tàu sống sót. Ngày hôm đó cho dù thời tiết rất xấu, Trung Úy Ḥa ngồi ghế trưởng phi cơ đă quyết định cất cánh bay về Nha Trang. Sau hơn ba mươi phút bay, khi tàu vừa qua khỏi Cheo reo, Phú Bổn th́ thời tiết càng tệ hại. Bầu không khí mù mịt, nặng chĩu hơi sương. Trong pḥng lái, Trung Úy Ḥa nh́n ra ngoài trời, trong ḷng bấn loạn. Chiếc trực thăng đơn độc tiếp tục lầm lủi lướt trên mặt rừng cây, bay xuyên qua những cụm mây treo lơ lững trong không khí. Trần mây xám xịt mỗi lúc mỗi hạ thấp dần trên mặt rừng âm u. Thấy thời tiết quá bi đát, Trung Úy Ḥa quyết định quay trở về Pleiku trước khi quá trễ. Đột nhiên, giữa trần mây xám trước mặt tàu một khoảng trống nhỏ vừa hé mở, để lộ bầu trời trong xanh. Như t́m được lối thoát, không một giây suy nghĩ, Trung Úy Ḥa kéo cần lái. Chiếc trực thăng ngóc đầu vươn lên cao độ chui qua lỗ trống. Chưa lên tới nửa tần mây, bầu trời xanh đột nhiên biến mất. Mây trắng bủa vây chiếc trực thăng chậm chạp. Từ pḥng lái nh́n ra chỉ thấy toàn một màu mây trắng đục. Bên ghế co-pilot, Tân “kiến” tái xanh mặt, c̣n Trung Úy Ḥa th́ thất thần, tay cầm cần lái mắt mở lớn nh́n vào dăy đồng hồ trước mặt. Ba đồng hồ quan trọng nhất trong trường hợp bay vào mây là đồng hồ vận tốc, đồng hồ cao độ và đồng hồ vị thế (gyroscope dùng để chỉ vị thế của con tàu đối với đường chân trời).

Sau vài phút trong mây mù, Trung Úy Ḥa mất b́nh tỉnh, tay chân bắt đầu quờ quạng thấy rơ. Ngồi ngay sau hai ghế bay là Trung Úy Vinh và Trung Úy Học, hai hoa tiêu người Huế, có giọng nói đặc kẹo, đang chen nhau chồm về phía trước. Đột nhiên Trung Úy Học chỉ vào cái đồng hồ trước mặt, la lớn:

-”Ê!..ê…ê…, coi chừng! “

Bốn cặp mắt đổ dồn vào cái đồng hồ vận tốc đang chỉ gần như”zero” knots! Chiếc trực thăng hầu như đang đứng lại giữa không trung. Trung Úy Tân “kiến” là người có phản ứng đầu tiên, vội tḥ tay nắm cần lái (cyclic) đẩy về phía trước. Kim đồng hồ vận tốc tăng dần…Trong vài phút sau, chiếc trực thăng đột ngột rung mạnh. Đồng hồ chỉ vận tốc con tàu đang bay 120 knots và đang gia tăng tốc độ (vận tốc tối đa của UH-1 là 120 knots).

-”Trời!…trời!…trời!… kẹo…kẹo…kẹo”. Ngồi sau, Trung Úy Vinh “huế” vừa chồm người lên trên cockpit, miệng vừa la làng, vừa vói tay chụp cần lái trước mặt Trung Úy Ḥa kéo về phía sau.

-”Đậy…, đậy…!” Tới phiên Trung Úy Học hốt hoảng chồm người đẩy cần lái về phía trước.

-”Kẹo!…kẹo…, kẹo!” Vinh “huế” lắp bắp: “Đ. mạ chết tui rồi!…trời đất ơi là trời đất!…sao mà con “vặng” số thế này! Kẹo.., kẹo…! Trời ơi là trời!…” Tiếng la ai oán của Trung Úy Vinh “huế” càng làm gia tăng thêm vẽ kinh hoàng trong ḷng những “chiến sĩ của không gian“.

-”Trại!…trại…, trại.” Tới phiên Trung Úy Học. Anh nhào tới phía trước chụp cần lái trước mặt Tân “kiến” bẻ qua bên trái. Trên đồng hồ vị thế chỉ con tàu đang nghiêng hẳn về phía bên phải.

Bốn anh hoa tiêu cùng lái con tàu một lúc!

Hết “đậy, đậy rồi tới kẹo kẹo!” Hết “trại, trại rồi phại, phại!” Chiếc trực thăng bồng bềnh, ngả nghiêng, gục ngặc như chiếc lá vàng đang trôi nổi trên con thác lũ hơn mười phút đồng hồ. Phía sau sàn tàu, mọi người nhốn nháo, nh́n tứ phía bốn bề. Một anh mê vô đang lầm bầm đọc kinh. Kế đó là Trung Úy Phạm Mẫn đang lết người ra ngồi sát cửa, sẵn sàng để nhảy ra khỏi tàu. Làn da ngâm đen “mặn mà” của anh bắt đầu đổi sang màu xám xịt! Không có một ngôn ngữ nào đủ để diễn tả sự kinh hoàng khủng khiếp đang ngự trị trên chiếc trực thăng “khốn khổ” này.

Hơn mười phút vật lộn với tử thần trôi qua như bất tận…H́nh như Thần chết đă chán chê đùa dỡn tánh mạng của gần mười anh nhân viên phi hành, bỏ lửng tṛ chơi ngang xương! Bầu trời bỗng dưng trong sáng! Mây mù biến mất như một phép lạ. Tất cả mọi người há hốc nh́n ra ngoài. Ngay trước mặt chiếc trực thăng sừng sững vách núi đá dựng đứng. Chiếc trực thăng đang ở trong một vị thế bay ngang như một con cua… suưt bị rang muối!

Dăy núi Mẹ Bồng Con nằm giữa Tuy Ḥa và Nha Trang đang chạy dài trước mặt. Hai viên phi công run rẩy lết về Nha Trang. Tất cả mọi người trên tàu c̣n bàng hoàng chưa tỉnh cơn ác mộng, không ai c̣n sức mở miệng nói một lời nào. Gần hai mươi phút bay sau, những nhịp đập cuồng loạn trong trái tim tất cả những người trai trẻ đă chậm lại, phi trường Nha Trang hiện ra dưới một bầu trời hanh nắng. Tại băi đáp, Trung Úy Ḥa “test” đă mất hơn hai phút đồng hồ để đặt hai cái càng của chiếc máy bay trực thăng xuống mặt đất cao…không quá một sải tay!

Nhớ lại câu chuyện “vertigo” do Phạm Mẫn kể lại với một lối diễn tả khôi hài hóa độc đáo, tôi bật cười thành tiếng.

Sau hơn hai mươi phút bay, dăy núi Đồng Ḅ phía bắc thành phố Nha Trang mờ ẩn trước mặt con tàu. Tôi vứt điếu thuốc đang hút dở ra khỏi cửa:

-Này,..Thạch để tôi bay cho! Vừa nói tôi vừa lấy lại cần lái.

Chiếc trực thăng đang băng ngang rặng núi phía bắc của phi trường, bắt đầu vào không phận Nha Trang. Trên bầu trời đen, những viên đạn lửa liên tục bay vụt lên trời như như những v́ sao xẹt. Tôi bảo Thạch tắt hết tất cả đèn bên ngoài. Chiếc trực thăng biến mất giữa trời khuya!…c̣n lại tiếng máy nổ đều đặn và tiếng chém gió phần phật của cánh quạt.

-Sao…, Trung Tá muốn tôi thả xuống
chỗ nào đây? Tôi quay đầu nh́n Trung Tá Thông đang ngồi yên lặng sau lưng.

-Chỗ nào cũng được! Hay là…mày thả tao trên phi đạo cho chắc ăn đi!

Ở cao độ bốn ngàn bộ, phi trường Nha Trang hiện ra trong tầm mắt. Những ngọn đèn xanh lơ, mù mờ chạy dọc hai bên phi đạo. Xa hơn thành phố vẫn c̣n thức. Đốm sáng từ ánh đèn vàng vọt của những ngọn đèn đường chạy thẳng tắp, ngang dọc giữa những cụm đèn le lói trông buồn bă. Đa số dân chúng đă bỏ đi, c̣n lại những người không đủ phương tiện hoặc già yếu phải ở lại.

Cho tàu hướng về phi đạo phụ. Chiếc trực thăng lù lù trong bóng đêm hạ cao độ giữa hai hàng đèn xanh mù mờ cách khoảng. Đâu đây, những viên đạn lửa bất chợt vút lên trời cao cùng với những tràng súng vang vọng càng rơ rệt. Lái chiếc trực thăng trống rỗng, không có một khí giới để tự vệ tôi cảm thấy hồi hộp, căng thẳng… Tay siết chặt cần lái tôi hạ dần cao độ. Dưới bụng con tàu toàn một màu đen như mực, không hề thấy mặt đất. Bất chợt một tràng súng nổ vang gần đó. Giật thót người!..tôi đè cần cao độ xuống tận đáy. Chiếc trực thăng rơi như một cục đá, chạm mặt đất nhảy tưng lên. Một vật ǵ cứng đập mạnh vào đầu gối tiếp theo là một tiếng động khô khan phát ra từ sàn tàu dưới chân. Tim đập th́nh thịch!..Sau sàn tàu Trung Tá Thông đă biến mất vào bóng tối từ lúc nào! Kéo vội cần cao độ, chiếc trực thăng trống trải vươn ḿnh bốc cao lên bầu trời đêm. Sờ đầu gối,.. không thấy ǵ…tôi hoàn hồn! Chờ cho tàu lên cao tôi vói tay bật ngọn đèn bản đồ trên đầu. Ngay dưới chân tôi, cái máy “motorola” to như cục gạch đang nằm “trơ trẻn” trên sàn. Tôi lầm bầm như để tự chữa thẹn: “Mẹ nó,…bố khỉ!…mày làm tao hết hồn!”

Trong bóng tối mù mờ phản chiếu từ những đồng hồ phi cụ, Thạch đang nh́n tôi cười!

-Thạch,…bạn bay giùm đi! Nói xong tôi giao cần lái cho Thạch.

Con tàu hướng về phi trường Phan Rang, để lại sau lưng vùng ánh sáng nhập nḥa mỗi lúc mỗi mờ dần rồi biến mất sau rặng núi cao. Ngồi dựa ngửa đầu vào lưng ghế bay nghỉ mệt. Ngày mai tôi và những cánh chim vỡ tổ sẽ bay về phương Nam t́m lại tổ ấm. Điếu thuốc lá trên tay, tôi miên man suy nghĩ mông lung về một viễn ảnh đen tối đang chờ đợi. Bất chợt thoáng hiện h́nh ảnh người em gái với nụ cười tươi trên đôi môi mọng đỏ, đang chờ đợi mở rộng ṿng tay chào đón, những nỗi phiền muộn lo âu trong tâm hồn bỗng tan biến vào hư vô…

Trước mặt con tàu, phi trường Phan Rang mờ ẩn, những ánh đèn màu nhấp nháy dưới bầu trời đen. Hạ dần cao độ chuẩn bị đáp, tôi th́ thầm trong hơi gió: “Việc ǵ đến sẽ đến!”  

LỜI KẾT

Ngày 10 tháng 3 năm 1975 Cộng Sản Bắc Việt khởi động cuộc chiến tấn công thành phố Ban Mê Thuột. Ba ngày sau, 13 tháng 3, trái tim của miền cao nguyên đất đỏ rơi vào tay địch quân.

Ngày 17 tháng 3, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Quân khu II khỏi Cao nguyên, bỏ trống Kontum, Pleiku.

Ngày 21 tháng 3 Huế thất thủ.

Ngày 24 tháng 3 Quảng Đức và Quảng Ngăi rơi vào tay Cộng quân.

Ngày 27 tháng 3, Đà Nẵng lung lay trước áp lực của Bắc Việt và lọt vào tay địch một vài ngày sau đó.

Ngày 1 tháng 4, Qui Nhơn, Phú Yên, Nha Trang hoàn toàn lọt vào tay phía Bắc Việt, 14 trên 44 tỉnh của miền Nam bị mất. Hơn hai tuần lễ sau, ngày 16 tháng 4 căn cứ Phan Rang thất thủ.

Ngày 30 tháng 4, xe tăng Cộng Sản Bắc Việt ủi sập cổng dinh Độc Lập, chiếm thủ đô Sài G̣n. Cuộc chiến tranh Việt Nam thật sự chấp dứt khi vị Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa là Dương văn Minh đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Từ ngày Cộng Sản khởi động cuộc chiến tấn công Ban Mê Thuộy đến ngày miền Nam thất thủ chưa hơn một tháng hai mươi ngày!

Chiến tranh Việt Nam đă bắt đầu v́ sự dính líu của Hoa Kỳ và sau cùng chấm dứt cũng v́ sự “tháo chạy” của Hoa Kỳ.


Chiến Sĩ VNCH anh dũng chiến đấu trong giai đoạn "Ngày Tàn Cuộc Chiến"

Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, sự bành trướng của Cộng Sản được xem như là một đe dọa lớn cho thế giới tự do. V́ lẽ đó, miền Nam Việt Nam được những nhà lănh đạo Mỹ xem như là một “tiền đồn chống Cộng” tại vùng Đông Nam Á. Khi Cộng Sản Bắc Việt khởi sự cuộc xâm lấn, Hoa Kỳ bắt đầu yểm trợ quân sự và kinh tế cho miền Nam. Ngày 8 tháng 3 năm 1965, 3.500 thuỷ quân lục chiến của quân đội Hoa Kỳ lần đầu tiên đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, khởi đầu giai đoạn Hoa Kỳ thực sự tham chiến vào chiến tranh Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam kéo dài và gia tăng cường độ, sự thiệt hại nhân mạng của lính Mỹ lên cao, ngân quỹ chi phí cho chiến tranh càng gia tăng, cộng thêm phong trào phản chiến bành trướng mạnh trên đất Mỹ đă làm cho chính phủ Hoa Kỳ muốn rút chân ra khỏi “vũng lầy” Việt Nam. Ḥa đàm Paris được Hoa Kỳ khởi xướng năm 1968, với mục đích ḥa giải đôi bên, nhưng thực chất của nó là để Hoa Kỳ có lư do rút khỏi Việt Nam mà không mất mặt đối với dư luận thế giới. Sau chuyến viếng thăm Trung Hoa năm 1972 của Tổng Thống Nixon, sự bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tiến triển, miền Nam Việt Nam bắt đầu mất vị thế quan trọng trong vai tṛ “tiền đồn chống Cộng”. Hội đàm Paris được kư kết ngày 27 tháng 1 năm 1973, với sự đồng ư miễn cưỡng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu dưới áp lực mạnh của phía Hoa Kỳ.

Năm 1974, quốc hội Mỹ phủ quyết nghị định viện trợ 800 triệu đô la cho chính phủ miền Nam đang thiếu hụt đạn dược, khí giới. Đó là một bản án tử h́nh cho miền Nam tự do. Năm tuần sau khi nghị định phủ quyết của Quốc hội Mỹ, CSBV sửa soạn cuộc tổng công kích vào vùng Cao nguyên, sau khi biết chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không can thiệp. Cuộc chiến tranh Việt Nam coi như sắp chấm dứt, với một kết quả thấy trước.

Đầu năm 1975, khi t́nh báo ghi nhận và phát giác được nhiều hoạt động của Cộng Sản dọc theo biên giới Cambochia và Lào, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn II tiên đoán địch quân đang chuẩn bị một cuộc tổng công kích vào vùng Cao Nguyên. Trong buổi họp tại Quân Đoàn II, Tổng Thống Thiệu tiên đoán rằng Bắc quân sẽ tấn công Ban Mê Thuột thay v́ Pleiku. Tổng Thống Thiệu tin tưởng rằng v́ Pleiku nằm giữa đồi núi trọc, địch quân sẽ không bao giờ muốn làm mồi cho phi pháo. Ngược lại Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Khu II, nghĩ rằng Cộng Sản sẽ tấn công vào Pleiku, đầu năo của Quân Đoàn II qua những hoạt động nghi nhận được. Thay v́ đem Sư Đoàn 23 từ Pleiku xuống bảo vệ Ban Mê Thuột, Tướng Phú chỉ để Trung Đoàn 53 trấn giữ thành phố với vài ba ngàn lính địa phương. Và đúng như lời tiên đoán của Tổng Thống Thiệu, Bắc quân mở cuộc tấn công vào thành phố đất đỏ vào ngày 10 tháng 3 năm 75. Ba ngày sau Ba Mê Thuộc mất vào tay Cộng Sản. Từ đó đă dẫn đến cuộc triệt thoái Cao Nguyên và đưa đến sự sụp đổ toàn diện của miền Nam.

Chiến tranh Việt Nam đă đi vào lịch sử. Những ǵ sau đây chỉ là những sự luận bàn để giải tỏa những uẩn ức, khắc khoải trong ḷng tất cả những người Việt yêu nước đă hy sinh và mất mát trong cuộc chiến tranh tương tàn này.

Hai quyết định tối quan trọng sau đây của cấp lănh đạo trong giai đoạn tổng tấn công của CSBV, mặc dù sẽ không thay đổi được sự thắng bại, nhưng sẽ làm ảnh hưởng lớn lao đến hậu quả của cuộc chiến trong giai đoạn chung cuộc.

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Khu II đang bay chỉ huy hành quân tại mặt trận Cao Nguyên

Hăy đi ngược ḍng lịch sử với chữ “Nếu” và mỗi người Việt chúng sẽ suy ngẫm và tự trả lời lấy câu hỏi:

1- Nếu Thiếu Tướng Phú đưa mấy trung đoàn tinh nhuệ của Sư Đoàn 23 trấn thủ Ba Mê Thuộc trước khi Bắc quân mở cuộc tấn công thay v́ cố thủ Pleiku th́ hậu quả cuộc chiến sẽ thay đổi như thế nào về phương diện nhân mạng cũng như vật chất?

2-Nếu Tổng Thống Thiệu ra lệnh tái chiếm Ba Mê Thuột bằng mọi giá, thay v́ ra lệnh triệt thoái Quân Đoàn II về miền duyên hải trong buổi họp các Tướng lănh cao cấp tại Cam Rang ngày 14 tháng 3 năm 1975, th́ hậu quả cuộc chiến sẽ thay đổi dưới h́nh thức nào?

Để cho sự nhận định được khách quan, sau đây là cuộc đối thoại của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trong buổi họp cao cấp, sau khi Bắc quân mở cuộc tổng công kích:

- “Thưa Tổng Thống, cho tôi được tử thủ Pleiku, giữ cao nguyên. Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II tŕnh với vị Chỉ Huy Tối Cao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Tổng Thống Thiệu hỏi:

- Tử thủ? Với quân số, đạn dược hiện có, liệu anh chiến đấu được bao nhiêu ngày với Cộng Sản?

- Thưa Tổng Thống từ 40 đến 60 ngày.

- Rồi sao nữa?

Tướng Phú khựng lại, đưa mắt nh́n tướng Viên cầu cứu, nhưng tướng Viên quay đi chỗ khác. Tướng Phú đáp:

- Tôi sẽ chiến đấu đến cùng, cho đến khi không c̣n được tiếp tế súng đạn, lương thực nữa.

Và tướng Phú vẫn liều lĩnh nói với giọng hơi lớn:

- Thưa Tổng Thống, thưa quí vị tướng lănh, nếu rút khỏi cao nguyên năm nay, th́ một cuộc tấn công khác của Cộng Sản, có thể vào năm tới, sẽ làm mất duyên hải và mất nước. Tôi và các chiến sĩ của tôi có chết ở cao nguyên bây giờ cũng không khác ǵ chết ở Sài G̣n trong năm tới.”

Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc là một cuộc chiến tranh khốc liệt, phức tạp, khó hiểu mà sự thắng bại không định đoạt bằng ḷng can đảm và ư chí chiến đấu của những người lính trên chiến trường mà trên của quyền lợi của những cường quốc. Sự sụp đổ của miền Nam Tự Do là một nổi đau đớn vô cùng tận cho những người Việt đấu tranh cho tự do, chính nghĩa. Đó là số phận chung mà tất cả chúng ta phải chấp nhận. Tuy nhiên chúng ta phải mănh liệt tin tưởng rằng, một chế độ Cộng Sản độc tài, đảng trị sẽ không thể nào tồn tại lâu dài khi tự do và hạnh phúc của con người vẫn bị khống chế và áp bức!

Hăy nhớ rằng, lịch sử chưa ngừng tại đây và đang c̣n tiếp diễn…

HẾT
Ngày 17 tháng 2 năm 1010

Thành thật cám tạ các Niên Trưởng và các bạn sau đây đă đóng góp những chi tiết trong bài viết:

- Phan Đ́nh Hùng, Dương Thiệu Chí, Lư Tống, Phạm Quang Khiêm, Phạm Mẫn, Vơ Đăng Sang, Hoa “hậu trạm” và đặc biệt anh Cohuong của Cánh Thép với bức h́nh tuyệt đẹp C-130 Night Landing.

Chú thích:

* Xin đọc bài Phi Đoàn Thần Tượng: Giờ Thứ 25

*Xin đọc bài Ngày Tàn Cuộc Chiến III: Vĩnh Biệt Nha Trang

* Trung úy Vơ Đăng Sang hiện đang sống tại Las Vegas, Nevada với gia đ́nh. Trên sóng mũi anh hiện vẫn c̣n vết sẹo do biến cố xảy ra tại sân cờ K Đ/62CT .

 


TÀI LIỆU

QLVNCH

Tháng Tư đen


Video về quân cách lễ nghi
Cách thức đeo dây biểu chương...
Lễ nghi quân cách - Vị trí các lá cờ và toán quốc quân kỳ
Quân phục, cấp hiệu, huy hiệu... QLVNCH
Tiến tŕnh h́nh thành Quốc Kỳ & Quốc Ca VN  
Tim hiểu về ngày Quân Lực VNCH 19-6
Lịch sử Hướng Đạo Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa  
và Trường Trung Học Vơ Khoa Thủ Đức
 
Đệ nhất Cộng Hoà - Ngày Quốc Khánh 26 tháng 10
Vài Nét Về Quân Lực VNCH Và Sự H́nh Thành Ngày Quân Lực 19.6


Gươm lạc giữa rừng hoa  
“ Triều đại “ Tổng Thống lạ lùng nhất lịch sử Hoa Kỳ  
Sắc lệnh về quần đảo Hoàng Sa
Vị Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ
Giờ phút cuối cùng của một thành phố – Tháng 3 - 1975
Từ chiến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân   
5 điều có thể bạn chưa biết về lá cờ Hoa Kỳ
Sự ra đời của chữ quốc ngữ...
Nh́n lại cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953
Lời phản biện tại buổi tŕnh chiếu sơ lược
phim the Việt Nam War
 
Không quên biến cố kinh hoàng 11 tháng 9 – 2001 !  
140 chữ với mẹo nhớ Hỏi, Ngă & chính tả  
Cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19/8/1945 tại VN  
Vị Tổng Thống giữ chức vụ lâu nhất Nước Mỹ  
Tổng Thống Abraham Lincoln  
Video về quân cách lễ nghi
VNCH 10 ngày cuối cùng...
Bảo vệ an toàn cho công dân Hoa Kỳ khi ở Việt Nam
Lễ Hùng Vương
Cần bảo trọng niềm tự hào dân tộc  
Luận về Tậm Lư Chính Trị  
Từ chến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân  
Cố Tổng Thống Ronald Reagan và… H.O.  
Diễn tiến cuộc đảo chánh lật đổ Ông Ngô Đ́nh Diệm  
Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Đ́nh Diệm  
Ai ra lệnh giết Ông Ngô Đ́nh Diệm? Tại sao?

Một tài liệu 42 năm cũ  
Dựng Lại Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ 
Quốc Kỳ chúng ta giương cao khắp nơi

Tài liệu về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974  
Những điều nên biết về Medicare 2016
Remember C-Rations?  
Ai đă bắn nát chân Tướng Nguyễn Ngọc Loan?  
Tướng lănh VNCH  
Bài phỏng vấn cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  
Hồi kư về Tướng Lê Văn Hưng và trận An Lộc 
Sư Đoàn 23 Bộ Binh và cuộc quyết chiến Ban Mê Thuột tháng 3, 1975
Đại Tá Nguyễn Văn Cư
Trường Sa: Băi Cỏ Mây
Thiên Thần Mũ Đỏ ai c̣n ai mất
Tổng Thống Trần Văn Hương những ngày cuối tháng Tư 1975 tại Sài G̣n
Chuyện của một ngôi trường  
Luận về khoa bảng  
Liên Hiệp Quốc và vấn đề: Bảo vệ nhân quyền  
Phiếm luận về mộng mơ qua văn chương và triết học  
Chính sách thuế khóa
Cách viết hoa trong tiếng Việt
Đoàn thể Xă hội và Sinh hoạt Chính Trị
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
John Paul Vann, một viên tướng CIA
Văn hóa ảnh hưởng ngôn ngữ như thế nào?
Một vài nét về văn hóa Việt Nam  
Tiếng Việt ba miền - Tiếng nào là ‘chuẩn’ ?  
TT Ngô Đ́nh Diệm đă từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?  
HCM đă âm mưu bán nước từ năm 1924  
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Hải chiến Midway  
Adm Chester Nimitz  
Nguồn gốc thuyết âm dương tám quẻ...
SĐ Nhảy Dù và cuộc hành quân Lam Sơn 719  
Những trận đánh đi vào quân sử 
Nguyên nhân xụp đổ VNCH 1975
Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương
Tưởng Niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa
Thuyết bất biến
Chương tŕnh chiêu hồi của VNCH
Chiến tranh Việt Nam (1945-1975)
50 năm đọc và coi lại clip cuộc đảo chánh 1963
An Lộc anh dũng  
Nguyên do chính khiến VN bất tử  
Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Trận Ấp Bắc: Thực tế và huyền thoại
Vài nét hoạt động của Biệt Cách Dù tại Bắc Việt
Cảnh Sát Dă Chiến VNCH
Trung Đoàn 44 trong Mùa Hè Đỏ Lửa ở Kontum
QLVNCH - 1968-1975
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Đại đội 72, TĐ7 ND mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965
Nhảy Dù và Cổ Thành Đinh Công Tráng
Nhân chứng lịch sử: Mậu thân Huế
Trận KAMPONG TRACH 1972
Trả lại sự thật v/v Sư Đoàn 3BB lui binh...
Thống Tướng Lê Văn Tỵ
Tướng Đỗ Cao Trí và Tôi
Những ngày cuối cùng của QLVNCH
Tướng Dư Quốc Đống
Dư âm Cửa Việt
Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG...
Lịch sử Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
Người Nhái VNCH
Mùa hè đỏ lửa 1972
Không Quân VNCH và Chiến trường An lộc
NT Nguyễn Mạnh Tường
Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4
Bậc thầy vĩ đại
Quân Dù tiến về thành nội Tết Mậu Thân  
Một ngày với Đô Đốc Chung Tấn Cang
Tr/T Huế, chiến binh anh dũng và trung thành với Tổ Quốc  
Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần - Trung Tướng Dương Văn Đức
Viễn thám
Hổ Cáp - Gia đ́nh 9 Kỵ Binh cuối tháng tư 75
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân
Sống anh dũng, chết hiên ngang
Chuyến công tác cuối cùng
Cái chết của Cố Thiếu Tá BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ
Chuyện một người chiến binh...
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tháng 3 buồn hiu...
Người Lính Ǵà Không Bao Giờ Chết
Thành h́nh của Quân Lực VNCH
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Những ngày cuối cùng của Truờng Bộ Binh
Một chuyến đi toán phạt
Những NT Vơ Khoa TQLC
Tôi nh́n đồi 31 thất thủ
Ngày tàn cuộc chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù - Trấn thủ B́nh Long; thượng kỳ Quảng Trị
Quân trường
Những người lính bị bỏ rơi
Tết với người lính cũ
Thái Dương - Nguyễn Văn Xanh
Phi vụ Tống Lệ Chân
Trên đỉnh Chu Pao
Trung Tá Nguyễn Văn Cư
Vài biến cố đàng sau mặt trận Tây Nguyên 75
Trận đánh phi trường Phụng Dực...
Sinh nhật thứ 58 - Trường BB/TĐ
Trung Sĩ Vũ Tiến Quang
Mũ Đỏ, mũ Đen
Chân dung người Chiến Sĩ
CIA và các ông Tướng
Dựng Cờ
Bức tượng Thương Tiếc
Kẽm gai bọc thây anh hùng
Lịch sử h́nh thành QLVNCH
Văn tế Chiến Sĩ Trận Vong
Người lính VNCH trong mắt tôi (video)
Cà-fê nha, Chuẩn Úy?
Chân dung người lính VNCH
Chiến thắng An Lộc 1972
Quảng Trị - Mùa hè đỏ lửa
Trương Văn Sương - Người tù bất khuất
Chết trận Đồng Xoài
Ư nghĩa ngày QL 19/6
Viết cho ngày QL 19/6
Sự h́nh thành QL 19/6
Nhân ngày QL 19/6
Tâm t́nh ngày QL 19/6
Bối cảnh chính trị quân sự trước 19/6
VNCH bị bức tử
Thủ Đức... gọi ta về
Chân dung người lính VNCH
Sự thật về cái chết của Tướng Lê Văn Hưng
Người lính không có số quân
Giày Saut trong tử địa
Chuyện tháng 4 của những chàng BK
Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long
Những v́ sao thời lửa đạn
Mùa hè đỏ lửa: Phần 1, Phần 2, Phần 3
Lịch sử chiến tranh VN từ 1945...
Thời chinh chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù
Tưởng niệm Tướng Trần Văn Hai
Vài kỷ niệm với Tướng Lê Nguyên Vỹ
Tiểu Đoàn 42 BĐQ - Cọp Ba Đầu Rằn
Địa Phương Quân và Nghĩa Quân QLVNCH
Những người trở về với đại gia đ́nh dân tộc
Khe Sanh trong ṿng vây
Vietnam, Vietnam
Từ Mậu Thân 68 đến mùa hè đỏ lửa 72...
Trận đánh Đức Huệ
Lam Sơn 207A - Khe Sanh
Trận chiến Khe Sanh
Mật trận Thượng Đức - 1974

Linh Tinh

Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Sự đáng sợ cuả nước Mỹ
Oan hồn trên xứ Huế
Sau 42 Năm, Nh́n Lại Vụ Tết Mậu Thân
Mưa Đồng Tháp Mười
Chăn gối với kẻ thù
Ông Lộc Hộ - Anh hùng vô danh
Cải cách ruộng đất...
Giờ thứ 25
Biến động miền Trung
Người Mỹ phản bội chúng ta
cs nằm vùng
Những ngày cuối của TT Nguyễn Văn Thiệu ở SG
T́m hiều về h́nh Tiếc Thương và Vá Cờ
Tháng Tư đen
Giờ phút hấp hối Thành Phố Đà Nẵng
Ai giết đức thầy Huỳnh Phú Sổ
H́nh ảnh VN từ 1884-1884
Thổn thức cho VN
Valentine trong di sản Chiến Tranh
Hoàng Hậu Nam Phương
Thảm sát ở Tân Lập
Hố chôn người ...
T́nh h́nh nhân quyền ở VN năm 2007
Người Việt xây thành Bắc Kinh