CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972 - Phần 4

CHƯƠNG 9 - MẶT TRẬN QUỐC LỘ 13

NHỮNG TRẬN CHIẾN ĐẪM MÁU DỌC THEO QUỐC LỘ 13 :

• Trận Snoul:
từ ngày 24 tháng 04 năm 1971 đến ngày 31 tháng 05 năm 1971

• Trận Lộc Ninh:
từ ngày 04 tháng 04 năm 1972 đến ngày 07 tháng 04 năm 1972

• Trận Cầu Cần Lê:
từ ngày 07 đến 12 tháng 04 năm 1972

• Trận chiến đầu tiên trong thành phố An Lộc dọc theo Quốc Lộ 13 :
từ ngày 13 tháng 04 đến ngày 19 tháng 05 năm 1972

• Trận Suối Tàu Ô và Xa Cam :
từ ngày 07 tháng 04 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972

1. TRẬN SNOUL

(24-04-1971 đến 31-05-1971)

Quốc Lộ 13 Việt Nam Cộng Hoà được tiếp nối với Quốc Lộ 7 (Cambodia) nối liền đến thị trấn Snoul, 25 cây số về hướng Bắc, bên ngoài lănh thổ Việt Nam Cộng Hoà, kéo dài về phía Nam trong lănh thổ Việt Nam Cộng Hoà ngang qua Căn Cứ Hoả Lực Hoa Lư qua Quận Lỵ Lộc Ninh, xuống đến căn cứ hoả lực Cầu Cần Lê xuyên qua Tỉnh Lỵ Tỉnh B́nh Long, qua Xă Xa Cam, Xa Trạch, Xa Cát, Tân Khai, Tàu Ô, Quận Lỵ Chơn Thành, đến căn cứ Lai Khê, Quận Bến Cát, thuộc Tỉnh B́nh Dương. (xem bản đồ số 9) .


Chiếu theo nhật kư của Bộ Tư Lệnh Hành quân, Quân Khu 3, về Trận Snoul, khởi phát vào ngày 24 tháng 04 đến ngày 31 tháng 05 năm 1971 giữa Trung Đoàn 8 Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà và Sư Đoàn 5 (Công Trường 5) Cộng Sản Bắc Việt .

Vào buổi giao thời lúc Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn phi cơ, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh được chỉ định làm Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, Chiến Đoàn 8 Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà bị Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt vây hăm tại cứ điểm Snoul, chờ viện binh măi không thấy, nên phải đột phá ṿng vây, và về đến Lộc Ninh ngày 31 tháng 05 năm 1971, bị tổn thất nặng, về nhân mạng và chiến cụ.

Khi Tướng Minh được chỉ định thay thế cố Đại Tướng Trí , 2/3 lực lượng của Quân Khu III đang c̣n kẹt ở dọc trên Quốc Lộ 7 và ở phía Nam bờ sông Chu Long trong lănh thổ Miên : Chủ lực : Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn gồm Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh do Đại Tá Trần Quang Khôi chỉ huy,Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân do Đại Tá Nguyễn Văn Dương chỉ huy + Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân do Đại Tá Phạm Văn Phúc chỉ huy + Liên Đoàn 3 Công Binh Chiến Đấu do Đại Tá Vũ Tiến Quang chỉ huy, đă tiến đến phía Nam bờ sông Chu Long, 25 cây số phía Nam Quận Lỵ Kratié chờ cho Sư Đoàn Dù (Việt Nam Cộng Hoà) trực thăng vận bọc hậu tấn công ngay vào đầu năo của Trung Ương Cục MIền Nam (Cục R), vừa mới di chuyễn về từ vùng đồn điền cao su Mi Mốt, Katié cũng là điểm tiếp liệu hậu cần lớn nhất trong vùng, Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, do Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ Tư Lệnh Sư Đoàn, làm trừ bị tiếp ứng cấp thời khi cần, đang chực chờ dọc theo Quốc Lộ 7 (Miên), về phía Đông Bắc, tại Snoul có Trung Đoàn 8 Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà do ĐạiTá Bùi Trạch Dzần chỉ huy, trú đóng theo thế bao vây địch thành một ṿng cung từ tỉnh Kompong Chàm phía Tây bờ sông Mékong bọc ṿng cung qua toàn vùng Chup, Đam Be, Mimot, Snoul, đến Kratié .

Đó là di sản của vị Tư Lệnh tiền nhiệm, Tướng Trí để lại cho Tướng Minh, không một lời dặn ḍ hay hướng dẫn những điểm nội t́nh bí ẩn như : a/.- việc một viên tướng Mỹ Tư Lệnh Phó của Lực Lượng 2 Dă Chiến Hoa Kỳ, đến tận bản doanh của Quân Đoàn 3 tại Biên Hoà, vào gặp Tướng Trí, khuyên Tướng Trí nên bỏ kế hoạch đổ bộ lên Kratié, nếu chịu rút quân về th́ không quân Hoa Kỳ chiến thuật cũng như chiến lược và trực thăng sẽ yểm trợ, tản thương, cũng như tiếp tế đầy đủ xăng dầu cho đoàn cơ giới của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh. Sau khi nghe tướng Mỹ nói như thế, Tướng Trí hỏi lại, v́ sao trước đây Lực Lượng 2 Dă Chiến đă hứa sẽ cung cấp đủ trực thăng đổ quân và tiếp tế đủ cho cả một sư đoàn, bây giờ lại đổi ư, và ra điều kiện với tôi như vậy? Tướng Mỹ trả lời, chúng tôi có thể trả lời cho ông biết, chỉ v́ lư do chính trị, chúng tôi không thể giải thích thêm ǵ được nữa. b/.- việc vào giờ phút chót Tổng Thống Thiệu ra lệnh điều động Sư Đoàn Dù (-) ra vùng hoả tuyến Quân Khu I, để tham gia vào cuộc hành quân Lam Sơn 719, c/,- ư định của Đại Tướng Trí sẽ dùng Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà thay thế Sư Đoàn Dù tiếp tục đổ bộ qua Kratié, v.v.... Tướng Minh không hề hay biết. V́ lẽ Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí nhất định bắt cho bằng được các nhân vật đầu năo Cục R, nên bàn tay lông lá nào đó đă ra lệnh phải triệt hạ Tướng Trí bằng cách cho nổ trực thăng. Tướng Trí chết không một lời trăn trối cho bất cứ một ai.

Khi Tướng Minh lên nắm quyền chỉ huy Quân Đoàn :

a.- Về uy tín đối với các tướng lănh thuộc các quân binh chủng khác như Tư Lệnh Không Quân, chắc không nể v́ như Đại Tướng Trí được, với lời hứa trước đây cho Đại Tướng Trí gom hết các trực thăng đổ quân và tản thương cỡ cấp sư đoàn và các Chi- nook để tiếp tế xăng dầu cho đoàn thiết kỵ hàng trăm chiếc của 3 Sư Đoàn Không Quân, tại Biên Hoà, Sư Đoàn 5 Không Quân tại Tân Sơn Nhất và Sư Đoàn 4 Không Quân tại Cần Thơ. Bây giờ th́ chắc không c̣n được nữa.

b.- Đối với lực lượng 2 Dă Chiến Hoa Kỳ th́ đă cho biết là sẽ không có trực thăng để giúp cho việc đổ quân cấp Sư Đoàn kể cả Chinook tiếp tế xăng dầu cho hàng trăm chiến xa M.41 và thiết vận xa M.113 nếu cứ tiếp tục tiến đến Kratié,và khi lâm trận th́ sẽ không có hỏa lực của Không Quân Hoa Kỳ ( Chiến Thuật cũng như Chiến Lược ), c̣n nếu đồng ư rút quân trở về th́ muốn thứ ǵ cũng có hết .

c.- Ḷng quân phân tán

Đây là yếu tố tâm lư rất quan trọng cho sự thắng bại trên chiến trường. Thật vậy, từ khi nghe tin vị chủ soái tài ba là Trung Tướng Đỗ Cao Trí bị nổ trực thăng, tất cả các chiến sĩ trong đoàn quân vượt biên, nhất là các cấp chỉ huy đều có tâm trạng hoang mang, ư chí quyết chiến quyết thắng bị giảm sụt trầm trọng, có thể nói là mất đi hết nhuệ khí chiến thắng của lúc ban đầu.

Tóm lại, khi tổ chức một cuộc hành quân nào, dù lớn hay nhỏ, các yếu tố căn bản cần phải có là : a.- ḷng quân phải được phấn chấn, nghĩa là phải có tư tưởng quyết chiến thắng, từ các chiến binh cho đến chủ soái, b.- phải có đủ phương tiện trực thăng đổ quân đủ cho cấp số dự trù, c.- khi đụng trận th́ phải có hoả lực phi pháo yểm trợ đầy đủ, d.- Sau cùng là việc tiếp tế ( Đạn dược ,nhu yếu phẩm, nhiên liệu v..v..) . Tất cả các yếu tố nêu trên, đều không đạt được như sở cầu, của vị Tư Lệnh mới là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh.

Buộc ḷng Trung Tướng Minh, phải ra lệnh cho rút đoàn quân vượt biên trở về nội địa, để bảo toàn lực lượng của Quân Đoàn3/Quân Khu III.

Trở lại Chiến Đoàn 8 Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại Snoul :

Trong khi đang dồn hết tâm trí lo rút đoàn quân chính, từ bờ sông Chu Long đến các cánh quân dọc theo Quốc Lộ 7 (Cam- bodia), tướng Minh triệu hồi Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Ḥa, nhờ lo nghiên cứu việc rút Chiến Đoàn 8 trở về nội địa càng sớm càng tốt, Tướng Hiếu tŕnh bày, là cần phải có thêm một lực lượng ít nhất là một Chiến Đoàn cơ động, kéo lên tăng cường để yểm trợ về mặt ( Hỏa Lực) giúp cho Chiến Đoàn 8 rút lui trở về, như thế mới được an toàn. Tướng Minh hứa, khi Lữ Đoàn 3 Xung Kích về đến nội địa, Ông sẽ tăng phái cho Sư Sư Đoàn 5 Bộ Binh chỉ huy và thiết kế việc rút quân .

Sau khi rời khỏi Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Tướng Minh đang đặt tại Tây Ninh, vào ngày 23 tháng 05 năm 1971 Tướng Hiếu bay thẳng đến Snoul gặp Đại Tá Bùi Trạch Dzần để cho lệnh chuẩn bị thu các cánh quân cơ hữu tập trung chờ lệnh.

Lúc đó Lực Lượng Xung Kích c̣n đang giáp trận với địch tại Đam Be và mới vượt được ṿng vây của địch, trở về đến căn cứ Thiện Ngôn thuộc tỉnh Tây Ninh vào sáng ngày 25 tháng 5 năm 1971.

Tướng Minh liền chỉ định Đại Tá Khôi, cùng lực lượng Biệt Động Quân tùng thiết, di chuyển tức thời đến An Lộc để đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Ḥa. Trên thực tế, sau khi rút từ Đam Be về, th́ lực lượng xung kích Quân Đoàn chỉ c̣n chừng 2 Thiết Đoàn và gần 2 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân tùng thiết. Lệnh tăng phái, được giao cho Đại Tá Khôi đồng thời cũng được chuyễn đến Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào buổi trưa ngày 25 tháng 05 năm 1971. Giao toàn quyền điều động cho Tướng Hiếu kể từ giờ phút đó .

Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Xung Kích cùng Biệt Động quân rời căn cứ Thiện Ngôn vào buổi trưa ngày 25 tháng 5 năm 1971, di chuyễn trên Quốc Lộ 22, đến Tây Ninh và dọc theo Quốc Lộ 1 xuống Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa rồi băng tắt đến B́nh Dương, từ B́nh Dương dọc theo Quốc Lộ 13 trở về hướng Bắc đến An Lộc, nơi điểm tiếp liệu và bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, tiếp tục tiến về hướng Bắc theo Quốc Lộ 13 xuyên qua Quận Lộc Ninh, vượt qua ranh giới Việt Miên, tiếp nối Quốc Lộ 7 rồi đến Snoul..

Đoạn đường từ căn cứ Thiện Ngôn Tây Ninh đến cứ điểm Snoul, khoảng 250 cây số. Với tính cơ động của đoàn thiết giáp, chỉ cần di chuyển khoảng hai ngày đường .

Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, kể từ khi nắm quyền điều động Lữ Đoàn 3 Xung kích, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Ḥa, bổng nhiên mất liên lạc với Lực Lượng của Lữ Đoàn 3 Xung Kích. Tướng Hiếu, liền điện báo sự việc mất liên lạc vô tuyến với đoàn Thiết Kỵ, về Quân Đoàn 3 .

Cùng lúc này, Chiến Đoàn 8 cũng báo cáo về cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh là địch đang xiết chặt ṿng vây, pháo nhiều vào căn cứ hỏa lực Snoul, và Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Ḥa.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tức tốc cho L.19 bay lên t́m đoàn chiến xa, dọc theo lộ tŕnh di chuyển dự trù, từ Tây Ninh đến B́nh Dương và An Lộc, nhưng vẫn không thấy. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 điện về Bộ Tổng Tham Mưu theo hệ thống SOS, Bộ Tổng Tham Mưu trả lời là không bắt được tần số nào của Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3.

Nỗ lực t́m kiếm Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh vẫn liên tục, và kéo dài cho đến trưa ngày 29 tháng 5 năm 1971, khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cho L.19 lên vùng lùng kiếm, Lần này L.19 nhận được chỉ thị bay thấp để nh́n rơ những sự vật bên dưới. Khoảng 11 giờ trưa ngày 29 tháng 05 năm 1971, phi công phát hiện một chiến xa, lộ h́nh bên cạnh một cụm cây. Viên phi công liền lạng qua lạng lại nhiều lần, và báo cáo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết đă t́m thấy đoàn xe tại một Ấp vùng quận Củ Chi.

Măi đến khi thấy L.19 phát hiện, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh mới mở máy, bắt liên lạc vô tuyến b́nh thường trở lại, với tất cả các đơn vị được ghi trong đặc lệnh truyền tin hiện hữu.

Quân Đoàn 3 tiếp tục theo dơi diễn tiến, và được biết, đến ngày 31 tháng 05 năm 1971, Lực Lượng Xung Kích mới lần ṃ vượt qua ranh giới Việt Miên, phía Bắc Lộc Ninh trên Quốc Lộ 13, khi vừa tiếp giáp Quốc Lộ 7 về hướng Snoul, gặp được đơn vị đầu quân của Chiến Đoàn 8, đă bị Cộng quân chặn đánh tơi tả từ mấy ngày qua .

Nói về Chiến Đoàn 8 bắt đầu ngày 25 tháng 05 năm 1971, chờ viện binh cho đến ngày 28 tháng 5, không thấy,trong lúc áp lực địch càng gia tăng đè nặng, nên Tướng Hiếu đành phải chấp thuận, theo lời yêu cầu của Đại Tá Dzần, cho rút lui với thành phần bộ binh cơ hữu của Chiến Đoàn.

Sau đó, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cắt cử một phái đoàn điều tra hỗn hợp để biết rơ sự việc. Sau khi đọc biên bản điều tra, và tường tŕnh của Đại Tá Khôi, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, Trung tướng Minh nhận biết, sau trận Đam Be,( trên Quốc Lộ 7 Cambodia ), tinh thần chiến đấu của Đại Tá Khôi đă bị sụt giảm trầm trọng. Tuy nhiên, Đại Tá Khôi cũng là một quan tài giỏi, đă từng lập nhiều chiến công cho Quân Đoàn 3, thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Cho nên Trung Tướng Minh không đành truy tố Đại Tá Khôi ra Toà Án Quân Sự Mặt Trận, mà chỉ áp dụng biện pháp kỹ luật cách chức Tư Lệnh Lữ Đoàn, và theo lời yêu cầu của Đại Tá Khôi, Tướng Minh chấp thuận cho ông ta đi ngoại quốc tu nghiệp về Thiết Giáp.

Tóm lại, di sản của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí để lại cho Trung Tướng Nguyễn Văn Minh gồm có :

Tại vùng phía Tây hướng Bắc Quốc Lộ 7 (Cambodia) : 3 Trung Đoàn của Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đang bố trí quân dọc theo phía Tây Quốc Lộ 7 (Cambodia), Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 gồm có Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 3 Công Binh Chiến Đấu, đang tập trung phía Nam bờ sông Chu Long .

Hướng Đông Bắc có trung Đoàn 8 Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đang án ngữ tại vùng thị trấn Snoul. Tướng Minh phải chu toàn nhiệm vụ rút quân cả hai nơi phía Tây cho lệnh triệt thoái trước rồi đến phía Đông Bắc giao cho Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Hiếu toàn quyền điểu động Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn cho việc triệt thoái Trung Đoàn 8 Bộ Binh cơ hữu 11 tháng sau đó (từ ngày 31 tháng 05 năm 1971 đến ngày 04 tháng 04 năm 1972), cũng dọc theo Quốc Lộ 13, Cộng quân đă trực diện xua 4 Sư Đoàn, đa số là quân chính quy Bắc Việt cùng với xe tăng và trọng pháo 130 ly, ồ ạt tấn chiếm quận lỵ Lộc Ninh thuộc tỉnh B́nh Long, thừa thắng xông lên tấn chiếm căn cứ hoả lực Cầu Cần Lê (bỏ trống), rồi đến bao vây An Lộc, thị trấn tỉnh B́nh Long, tḥng về phía Nam An Lộc dọc theo Quốc Lộ 13 một lực luợng cấp Sư Đoàn thiết lập các ổ phục kích, các chốt (kiền), các hầm hố sâu dưới đường rày xe lửa tại vùng Xa Cam và dọc theo suốt đoạn đường dài từ suối Tàu Ô đến Xa Cam, với mục đích bắt sống đoàn quân Việt Nam Cộng Hoà từ An Lộc tháo chạy về B́nh Dương (nếu có ), chận viện quân Việt Nam Cộng Hoà, cắt đứt đường giao thông tiếp tế cho An Lộc, và khi cần th́ dùng làn nỗ lực chính để tấn chiếm An Lộc .

Những trận đánh dọc theo Quốc Lộ 13 rất là khốc liệt, tại hai cứ điểm Suối Tầu Ô, 12 cây số Bắc quận Chơn Thành giữa các thành phần: Một Trung Đoàn quân chủ lực của Công Trường 7 và 1 Trung Đoàn Địa Phương Cộng Sản Bắc Việt, với Lữ Đoàn 1Dù và Trung Đoàn 43 của Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (trong giai đoạn dầu), và với Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (trong giai đoạn 2), cứ điểm thứ hai tại Xa Cam khoảng 4 cây số Nam An Lộc giữa 2 Trung Đoàn chủ lực của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt với Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh, và Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà + Tiểu Đoàn 6 hỗn hợp Nhảy Dù (cả trên 3,000 quân).

MẶT TRẬN LỘC NINH,
MẶT TRẬN CẦU CẦN LÊ,
MẶT TRẬN TRONG THÀNH PHỐ AN LỘC DỌC THEO QUỐC LỘ 13.

(Đă tŕnh bày ở đoạn trên)

2. MẶT TRẬN TẦU Ô VÀ XA CAM

Tại hai mặt trận này, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trong thế công, và lực lượng Cộng quân ở thế thủ (khởi đầu vào ngày 07 tháng 04 năm 1972 và chấm dứt vào ngày 08 tháng 06 năm 1972).

Tương quan Lực Lượng đôi bên (giai đoạn 1)

Địch :

• Trung Đoàn 209 Công Trường.7, và 1 Trung Đoàn Địa Phương . Quân Cộng Sản Bắc Việt .

• Sư Đoàn 69 Pháo gồm 1 Trung Đoàn Pháo 130 ly, 1 Trung Đoàn Phóng Hoả Tiễn 122 ly và 107 ly, 1 Trung Đoàn Cơ Giới Pḥng Không

Bạn :

• Trung Đoàn 43 Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà

• Thiết Đoàn 5 Chiến Xa M.41 và M.113

• Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù.

MẶT TRẬN SUỐI TẦU Ô
(12 cây số Bắc Quận Chơn Thành)

Trung Đoàn 43 Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà duy nhất c̣n lại trong tay vị tân Tư Lệnh Đại Tá Lê Minh Đảo, cùng Trung Tá Trần Bá Thành, Trung Đoàn Trưởng chỉ huy, được tăng cường Thiết Đoàn 5 Chiến Xa Hỗn Hợp M.41 và M.113 do Đại Tá Trương Hữu Đức chỉ huy, xuất quân khởi đầu từ căn cứ Lai Khê mở đường lên quận Chơn Thành, trong ngày đầu, chỉ bị cản trở bởi pháo binh tầm xa 130 ly của địch bắn chận, các đơn vị diện địa cấp nhỏ của Cộng quân bắn khuấy nhiễu như kiểu du kích tại vùng Bầu Bàng, bị các chiến binh Trung Đoàn 43 Bộ Binh và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh rượt đuổi chạy ḷn quanh các giao thông hào đă được đào sẵn từ mấy ngày trước. Cuối cùng, Trung Đoàn 43 Bộ Binh và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hoà cũng đến được quận Chơn Thành vào chiều ngày 07 tháng 04 năm 1972, tạm hoàn tất khai thông trục lộ Quốc Lộ 13 từ Lai Khê đến quận Chơn Thành.

Tiếp qua ngày 08-04, Trung Đoàn 43 và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh vượt quận Chơn Thành tiến về An Lộc, nhưng khi các đơn vị hỗn hợp Bộ Binh và Chiến Xa vừa đến con suối có tên là Suối Tầu Ô, th́ bị chạm súng nặng với đơn vị cấp trung đoàn của Cộng quân có công sự pḥng thủ hẳn ḥi, và bị pháo tập rất nặng, buộc phải dừng lại bên nầy bờ suối, yêu cầu Pháo Binh tại Quận Chơn Thành bắn yểm trợ và Không Quân Việt Nam Cộng Hoà oanh kích, cuộc chạm trán kéo dài gần suốt ngày, lực lượng Việt Nam Cộng Hoà , không tiến lên được, bởi hàng loạt hầm hố kiên cố có nắp che pháo, chi chít khắp nơi trên hướng tiến của quân Việt Nam Cộng Hoà, loại hầm hố này của Cộng quân được gọi là chốt kiền . Sau vài đợt xung phong của các chiến binh Trung Đoàn 43 Bộ Binh, thây người ngă gục, máu người bắt đầu đổ dẩy dẫy trên ǵ̣ng suối cạn, và rồi, tin không lành đưa đến giữa lúc chiều gần tàn, Đại Tá Trưong Hữu Đức bị trúng đạn pḥng không của Cộng quân đă tử trận, ngay trên trực thăng của Ông bay điều khiển đoàn cơ giới vượt qua suối đánh, bọc phá vỡ vài chốt kiền của Cộng quân. Cuộc tấn công phải khựng lại, và các Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 43 Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, sau 3 lần tấn công vào chốt địch có chiến xa và thiết vận xa bắn trực xạ vào những chốt của địch quân, cũng phải rút lui trở lại v́ mỗi vùng chốt địch đều được bao trùm một trận địa pháo có toạ độ sẵn từ xa, khi được sự yêu cầu của cán bộ chỉ huy địch quân trên vùng trận địa đó, cho tới chiếu tối, các đơn vị bạn phải rời vùng cứ địa chốt, rút ra ngoài ṿng pháo, với sự hao hụt khoảng 30% quân số, cần phải được bổ sung sau 2 ngày chiến đấu liên tục từ Lai Khê đến Tàu Ô.

Nhận được tin báo của Đại Tá Lê Minh Đảo, về t́nh h́nh chiến trận hiện hữu khó vượt qua được các chốt kiền chi chit trên trận địa rộng khoảng 1 cây số vuông xung quanh ấp Tầu Ô, và cái chết của Đại Tá Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Hỗn Hợp, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 chấp thuận cho các đơn vị thu quân về phía Nam con suối để chờ bổ sung quân số, và nghiên cứu lại loại chốt kiền khúc mắc này.

3. THẾ NÀO LÀ CHỐT KIỀN ?
(xiềng chân cán binh bằng giây ḷi tói sắt)

Chiếu theo lời một cán bộ trong một trại cải tạo, c̣n sống sót trong trận chiến Tầu Ô kể lại với các Chiến Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chốt kiền có những đặc tính như sau :

a.- Chốt kiền được đào theo h́nh tam giác có nắp che, rất kiên cố, nắp hầm đủ sức chịu đựng pháo 105 ly của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và đạn nổ chụp của pháo tầm xa 130 ly của quân Cộng Sản Bắc Việt. Cho nên khi Pháo 105 ly của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bắn dọn đường cho những trận xung phong, địch quân ở dưới hầm không bị sát hại, c̣n khi Quân Bạn Việt Nam Cộng Hoà vừa tràn được đến nắp hầm của chốt, là lập tức đạn pháo 130 ly nổ chụp trên đầu, nên bị thương vong rất nhiều trong giai đoạn sơ khởi,

b.- Công sự đào địa đạo cũng khác hơn chốt thường, mỗi hầm có thể chứa đến cấp tiểu đội, theo kiểu giao thông hào 2 lớp bắt thành h́nh tam giác (3 cạnh) để hổ tương từng trung đội (3 chốt) liên kết yểm trợ cho nhau bằng hoả lực bắn thẳng. Nếu bị pháo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bắn sập một góc hầm nào đó th́ ngay trung tâm của chốt cũng như các cán binh Cộng Sản ở hai mặt kia không bị thiệt hại.

c.- Hầu hết các tổ khinh binh ở dưới các hầm của các chốt kiền, đều bị xiềng chân với nhau từng tổ tam tam chế ba người.

Lữ Đoàn 1 Dù vừa được tăng phái cho Quân Đoàn 3/Quân Khu III được lệnh di chuyển đến quận Chơn Thành, và vượt đến chốt Tàu Ô cũng lâm vào trận chiến cùng với Trung Đoàn 43 của Sư Đoàn 18.

Lệnh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III chỉ thị cho Lữ Đoàn 1 Dù cùng với Thiết Đoàn 5 Chiến Xa lên tuyến đầu thay thế cho Trung Đoàn 43 rút về bảo vệ an ninh truc lộ 13 từ Lai Khê đến quận Chơn Thành.

Tướng Minh ra lệnh cho Đại Tá Đảo bàn giao trận địa cho Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù do Đại Tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy vừa mới được Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tăng phái, điều nghiên t́m cách phá chốt kiền .

Đơn vị Lữ Đoàn 1 Dù và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà do Đại Tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy thống nhất, cùng với các vị Tiểu Đoàn Trưởng 5, 6, 8 bàn cách phá chốt kiền của địch. Lực Lượng Dù và Thiết Kỵ liền thay đổi chiến thuật, phân tán mỏng chia cắt bao vây vùng chốt địch. Ban ngày th́ dùng đại bác của chiến xa M.41 và Không Quân oanh kích vào các chốt để công phá hầm hố của chốt khi nhận rơ vị trí, ban đêm th́ cho từng toán khinh binh dùng lựu đạn ḅ sát vào các chốt kiền tấn công chớp nhoáng rồi rút đi nhanh để tránh pháo địch. Theo chiến thuật tấn công bất thần và rút đi nhanh ra khỏi tầm pháo địch của các chiến sĩ Dù đă tiêu diệt và khoá im rất nhiều chốt kiền của địch trên trận tuyến, và cứ như thế cho đến hết đêm 13 rạng ngày 14 tháng 04 năm 1972, lực lượng Dù nhận được lệnh rút ra khỏi ṿng chiến,bàn giao trận địa lại cho Trung Đoàn 32 Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Ḥa, trở về quận Chơn Thành, tái bổ sung và chờ lệnh mới theo kế hoạch trực thăng vận đổ quân vào tiếp cứu cho An Lộc vào ngày 14 và 15 tháng 04 năm 1972. (20)

Chú Thích : (20) Nhật kư hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III năm 1972 ghi về trận An Lộc

Mặt trận Suối Tàu Ô (giai đoạn 1) đến đây kể như được chấm dứt giữa 2 trung đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt và 2 đơn vị cấp Trung Đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có thiết đoàn chiến xa yểm trợ.

Tổn thất đôi bên :

Địch : khoảng 15 vùng chốt kiền của địch bị khóa im tiếng súng có thể nói là bị tiêu diệt hoàn toàn (khoảng trên 500 cán binh bị chôn vùi dưới các chốt bị đánh sập).

Bạn : Trung Đoàn 43 Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà thiệt hạI 30 % quân số, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù thiệt hạI 10 % quân số, Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh : 5 Thiết Vận Xa + 2 M.41, và con chim đầu đàn Đại Tá Trương Hữu Đức cùng một số binh sĩ tử trận. (Xem bản đồ số 10)

4. B̀NH LUẬN

Quân Cộng Sản Bắc Việt trong thế thủ (đóng chốt), Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ở trong thế công.

Trong giai đoạn đầu, quân Cộng Sản Bắc Việt có hai trung đoàn để đóng chốt. Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cũng chỉ có hai trung đoàn để nhổ chốt.

Trong giai đoạn hai, quân Cộng Sản Bắc Việt cũng vẫn hai trung đoàn. Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cũng có cùng một lực lượng tương đương.

Kết quả : chốt của quân Cộng Sản Bắc Việt bị bứng. Quân Lực Việt Nam Công Hoà đă xuyên qua được chốt Tàu Ô.

Có nghĩa là Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ở thế công với cấp số hai trung đoàn mà vẫn thắng được quân Cộng Sản ở thế pḥng ngự cũng hai trung đoàn.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà được lợi điểm là có chiến xa, pháo binh và Không quân yểm trợ, nhất là áp dụng chiến thuật xa luân chiến ( luân phiên nhau tấn công hay đột kích, có thay thế và bổ sung). Trái lại quân Cộng Sản th́ bị chiến thuật xa luân chiến của Việt Nam Cộng Hoà tỉa hao ṃn lần, không có bổ sung, nên rốt cục đành phải bị tiêu diệt .

TƯỚNG MINH THAY ĐỔI CHIẾN THUẬT ĐIỀU QUÂN

Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh Quân Đoàn 4 tham chiến bắt đầu ngày 14 tháng 04 năm 1972, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù cũng có mặt tại Lai Khê vào sáng ngày 16 tháng 04 năm 1972.

Tương quan lực lượng đôi bên dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam sau ngày 14 tháng 04 năm 1972 :

Địch : Sư Đoàn 7 (Công Trường 7) gồm có 3 Trung Đoàn 209, 141, 165 Bộ Binh Cộng Sản Bắc Việt + 1 Trung Đoàn Địa Phương, 1 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 203 Chiến Xa Hỗn Hợp (T.54 và PT.76), Sư Đoàn Pháo 69 hỗn hợp gồm có Trung Đoàn Pháo 130 ly, Trung Đoàn phóng hoả tiễn 122 ly và 107 ly, và Trung Đoàn cơ giới pḥng không di động.

Bạn : Sư Đoàn 21 Bộ Binh gồm 3 Trung Đoàn 31, 32, 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh, Thiết Đoàn 5 của Quân Đoàn 3 + Thiết Đoàn 9 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh Quân Đoàn 4 (Thiết Vận Xa M.113),Thiết Đoàn Thiết Vận Xa của Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh, Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh và Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu Việt Nam Cộng Hoà.

Sau khi nghiên cứu t́nh h́nh, và trận thế tại chiến trường An Lộc và Tàu Ô cũng như t́nh trạng gia tăng chiến sự trong toàn lănh thổ Quân Khu III, nhất là tại hai quận Trị Tâm và Phú Giáo, tỉnh B́nh Dương, nơi trước đây Trung Đoàn 8 và Trung Đoàn 7

Bộ Binh Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hoà rút đi để tăng cường cho chiến trường An Lộc vào trung tuần tháng 04 năm 1972, tại mỗi nơi được thay thế bằng 1 Tiểu Đoàn Địa Phuơng Quân của Tiểu Khu B́nh Dương, hoàn toàn không có lực lượng quân chủ lực trừ bị cho hai hành lang xâm nhập cũa Cộng quân xâm nhập vào lănh thổ Việt Nam Cộng Hoà từ vùng Mỏ Vẹt (vùng giáp ranh lănh thổ của Miên ăn sâu vào Việt Nam Cộng Hoà cận kề bên tỉnh B́nh Dương và Hậu Nghĩa của Việt Nam Cộng Hoà). Tướng Minh và Bộ Tham Mưu duyệt lại kế sách tái phối trí việc pḥng thủ lănh thổ và quân tăng viện cấp thời cho mặt trận An Lộc cho hợp với t́nh h́nh hiện tại, nhất là khi toàn thể Sư Đoàn 21 và Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh vừa mới được đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III theo thứ tự ưu tiên như sau:

Ưu tiên 1: Trực thăng vận Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào tăng cường cho chiến trường An Lộc.

Ưu tiên 2: Trực thăng vận và điều động Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà vào ṿng chiến để khai thông đường tiếp tế và tản thương cho mặt trận An Lộc dọc theo phía Nam Quốc Lộ 13 từ Nam lên Bắc.

Ưu tiên 3: Rút lực lượng của Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (chỉ c̣n lại 4 Tiểu Đoàn) làm lực lượng chủ lực trừ bị cho lănh thổ Quân Khu III đặc biệt là Tiểu Khu B́nh Dương.

Chiếu theo thứ tự ưu tiên kể trên, Không Đoàn 43 Trực Thăng của Sư Đoàn 3 Không Quân căn cứ tại Biên Hoà, lănh lệnh thi hành một cách rất là thành công và kịp lúc, mặc dầu cũng đă có nhiều anh em trong Không Đoàn phải hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ đầy gian lao này, dưới áp lực pḥng không dường như dày đặc của Cộng quân trên khắp mọi nơi dọc theo hai bên Quốc Lộ 13 từ quận Chơn Thành đến An Lộc. Vui cười, phẫn nộ, khóc thương, … hàng ngày đều có xảy ra cho các chiến sĩ Không Quân gan ĺ của Không Đoàn 43 Trực Thăng này.

Về ưu tiên 1: Không Đoàn 43 Trực Thăng thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, được sự yểm trợ và phối hợp của Đại Đội Trực Thăng số 362 của Hoa Kỳ cùng các trực thăng vơ trang có bố trí đại liên và các giàn phóng hoả tiễn yểm trợ đă thành công gần như hoàn mỹ việc đổ Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù vào 2 ngày 14 và 15 tháng 04 năm 1972 và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 16 tháng 04 năm 1972 rất kịp thời và kịp lúc để cứu nguy An Lộc.

CHƯƠNG 10 - HẦM VÀ CHỐT XA CAM

Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà sau khi được đổ quân xuống Tân Khai, nhận được lệnh của Quân Đoàn 3, tiếp tục tiến lên để thu ngắn đoạn đường 12 cây số c̣n lạ hướng về An Lộc, khi rời khỏi Tân Khai 5 cây số về hướng Đông Bắc,Tiểu Đoàn đi đầu của Trung Đoài 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh chạm súng nặng với một đơn vị Cộng quân cấp Trung Đoàn, Cộng quân có pháo 130 ly và hoả tiễn cũng như chiến xa PT.76 yểm trợ. Trung Tá Nguyễn Viết Cần, điều động 2 tiểu đoàn c̣n lạI lên tiếp ứng, tại căn cứ hoả lực Tân Khai, khai pháo yểm trợ không ngừng. Cuộc quần thảo với quân Cộng Sản Bắc Việt bất phân thắng bại, kéo dài đến chiều tối ngày 21 tháng 05 năm 1972, Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh, buộc phải dừng lại, và Trung Tá Cần ra lệnh cho các đơn vị phải bố trí, đào hầm hố dă chiến pḥng thủ qua đêm, đồng thời yêu cầu pháo binh tại căn cứ hoả lực Tân Khai thiết lập sơ đồ pháo tập tiên liệu để yểm trợ khi bị địch tấn công (ưu tiên 1) và những toạ độ khác bắn khuấy phá vài tràng định kỳ, tập trung sâu trong ḷng địch.

Khi biết được vị trí của đơn vị Việt Nam Cộng Hoà, ở phía Nam trong khu rừng gần Xa Cam, Cộng quân liền nă trên 500 quả đạn 130 ly và hoả tiển 122 ly, pháo tập, ngay vào vị trí đóng quân của Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh, và đă gây tử thương cho vị Trung Đoàn Trưởng tài ba Nguyễn Viết Cần ngay trong đêm đó (khoảng 10 giờ đêm ngày 21 tháng 05 năm 1972). Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh, bị địch bao vây và cầm chân tại vị trí đó.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 sau khi nhận được tin Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh bị địch cầm chân và vị Trung Đoàn Trưởng trúng pháo tử vong, liền ra lệnh cho Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh đợi khi 2 Tiểu Đoàn c̣n lại của Chiến Đoàn, tùng thiết cho Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh đến căn cứ hoả lực Tân Khai xong vào ngày 23 tháng 05 năm 1972, để lại căn cứ hỏa lực Tân Khai,1 Tiểu Đoàn và 1 Chi Đoàn Thiết Vận Xa, ủi ụ pḥng thủ, do vị Trung Đoàn Phó Nguyễn Ánh Lê chỉ huy tổng quát, c̣n lại Chiến Đoàn 15 Bộ Binh (-) gồm 2 Tiểu Đoàn Bộ Binh và Đại Đội Trinh Sát 9, do đích thân Trung Tá Chiến Đoàn Trưởng Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy, tức tốc trực chỉ đến tiếp ứng cho Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào sáng sớm ngày 24 tháng 05 năm 1972. Trung Tá Cẩn di chuyển quân, nương theo khu rừng phía Tây Quốc Lộ 13 gần đến 6 cây số hướng về An Lộc và chuyển hướng ép về phải, vượt qua Quốc Lộ 13 và đổi về phía Đông từ mặt Bắc đánh xuống hướng Nam, có nghĩa là từ phía sau lưng địch đánh tới, đột phá ṿng vây cho Trung Đoàn 33 c̣n đang mắc kẹt tại đây, 2 mặt giáp công, lực lượng Cộng quân có PT.76 yểm trợ, rút lui trở về khu đồn điền Xa Cam để lại trên 150 xác tại trận địa và 2 PT.76 bị các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà bắn hạ. Sau khi giải vây cho Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh,cả hai đơn vị bung ra lục soát và giữ an ninh băi đáp cho đoàn trực thăng Việt Mỹ tản thương các chiến sĩ của quân bạn trong đó có xác của vị Trung Đoàn Trưởng Nguyễn Viết Cần c̣n đang được trùm kín trong chiếc poncho từ mấy ngày qua.

Tản thương và chỉnh đốn lại hàng ngũ, Chiến Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 3, hỗ tương di chuyển hai bên Quốc Lộ 13 tiến dần lên phía An Lộc, cho đến khi hai đơn vị của Việt Nam Cộng Hoà chiếm được b́a rừng phía Nam Xa Cam (6 cây số Nam An Lộc) th́ chạm trán ngay với các chốt của Cộng quân đă đào sẵn chi chit bên trong rừng cây cao su dày đặc, mặc dù được Pháo 105 ly từ căn cứ hoả lực Tân Khai bắn yểm trợ, cùng các trực thăng vơ trang Cobra của Mỹ và hàng chục phi tuần phản lực của Không Lực Hoa Kỳ oanh tạc vào đội h́nh quân địch. Chiến Đoàn 15 phải tạt qua cánh trái Quốc Lộ để đào hầm hố pḥng thủ song song bên phải là Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Cả 2 đơn vị luôn bị pháo 130 ly và hoả tiễn 122 ly địch bắn chặn, khó có thể tiến hơn dù rằng chỉ vài trăm thước phía trước.

Đoạn đường c̣n lại 6 cây số từ Xa Cam đến An Lộc thật là khó nuốt, ở giữa Xa Cam trong khoảng rừng cao su, 4 cây số Nam An Lộc, Cộng quân có đào một hầm khá rộng và sâu bên dưới đường rày xe lửa, xung quanh hầm chỉ huy này c̣n có nhiều chốt và giao thông hào chằng chịt yểm trợ hỗ tương lẫn nhau rất chặt chẽ. Đó là chốt cấp Trung Đoàn (Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 165 chính quy của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt), cùng được sự trợ lực của Trung Đoàn 141 Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt trấn thủ, chặn quân tăng viện. Cái chốt tai hại này đă cầm quân Chiến Đoàn 15 và trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà do vị Thiếu Tá Trung Đoàn Phó nắm quyền chỉ huy Trung Đoàn Trưởng không thể nào vượt qua được, mặc dù các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà đă nhiều lần tấn công hay đột kích để diệt chốt, nhưng đều phải trả một giá rất đắt cho mỗi lần tấn công. Quân số lần hồi hao hụt mà không bổ sung được bởi các khẩu đại liên pḥng không được đặt trên các thiết giáp cơ giới di động của Cộng Quân và các súng hoả tiễn SA.7 đă khống chế các trực thăng tiếp tế hay tản thương không c̣n đáp xuống được nữa.

Chiến Đoàn 15 (-) đào hầm hố cố thủ bên cánh trái và Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà pḥng thủ song song bên cánh phải, tản quân rộng dài ra để tránh pháo địch. Lay hoay tại chỗ gần một tuần liên tiếp, về việc tiếp tế đạn dược, lương khô và thuốc men đểu được các C.123 của Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà xuất phát từ căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất Sài G̣n thả dù xuống. Đa số đồ tiếp tế, cả hai đơn vị đều nhận được tương đối đầy đủ, c̣n các thương binh th́ phải đành băng bó tạm để nằm tại chỗ, không tản thương được.

Toán mật mă tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn bắt được tần số liên lạc và xác định được vị trí của 2 đơn vị Cộng quân. Bộ Chỉ Huy Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt vùng 7 cây số Tây Nam An Lộc và Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 165, ẩn trú dưới các hầm rất kiên cố tại vùng 4 cây số Nam An Lộc.

Toán chuyên viên Việt Mỹ đặc trách về B.52, cho tọa độ kể cả tính chất mục tiêu, đă yêu cầu 2 lần liên tiếp vào ngày 20 tháng 05 và 22 tháng 05 năm 1972, nhưng phía Hoa Kỳ đều không thoả măn yêu cầu của phía Việt Nam Cộng Hoà, cứ lờ đi, cũng không giải thích lư do không thực hiện. Toán chuyên viên đặc trách về B.52 liền tŕnh sự việc lên cho Tướng Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn.

Đây là lần thứ ba phía cố vấn Hoa Kỳ của Quân Đoàn 3 từ chối không cần giải thích với phía Việt Nam Cộng Hoà. Lần đầu vào ngày 18 tháng 04 năm 1972, tọa độ thả bom là vùng phi trường Quản Lợi, tính chất mục tiêu là Bộ Chỉ Huy đầu năo của Cộng quân (Cục R) + hầu hết thành phần của Chính Phủ Bù Nh́n Mặt Trận Giải Phóng MIền Nam + 2 Trung Đoàn Bộ Binh quân Cộng Sản Bắc Việt. Lần thứ nh́ và thứ ba vào 2 ngày 20 và 22 tháng 05 năm 1972 tọa độ vùng 7 cây số Tây Nam và vùng 4 cây số Nam An Lộc, tính chất mục tiêu là hầm chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Công Trường 7 và hầm chỉ huy của Trung Đoàn 165 Công Trường 7 đặt dưới đường rày xe lửa dọc theo Quốc Lộ 13, được thiết kế kiên cố có thể chống được Pháo và bom thường của Không Quân Việt Mỹ.

Việc phía Hoa Kỳ từ chối oanh tạc bằng B.52, đă kéo dài thêm chiến trận, đúng ra đă được kết thúc từ ngày 18 tháng 04 năm 1972, nhưng đă để kéo dài thêm chiến trận, khiến cho hàng ngàn binh sĩ và dân chúng Việt Nam Cộng Hoà cũng như các cán binh Cộng Sản Bắc Việt phải đổ xương máu, qua các trận Đồi Gió , trận tấn công An Lộc lần thứ ba (19-04-1972), trận tấn công lần thứ tư (10-05-1972), trận đánh chốt Suối Tàu Ô và cuộc tấn công lần thứ năm (18-05-1972) và sau cùng trận Xa Cam (kéo dài từ 13 tháng 05 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972). (xem bản đồ số 11)

1. TƯỚNG MINH HỌP THAM MƯU T̀M CÁCH CÔNG PHÁ CHỐT XA CAM

Theo ước tính của những chuyên viên công binh, và các giới chức Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, nếu muốn đánh sập và tiêu diệt các hầm và chốt nầy, chỉ có hai cách là dùng B.52 trải thảm bom hoặc thả bom CBU (loại bom nổ tạo áp suất cao, có thể tiêu diệt con người vẫn c̣n nguyên vẹn nhờ áp suất của bom tạo ra và hầm càng sâu dưới ḷng đất sự công phá của loại bom này càng mănh liệt hơn nhiều lần).

Về khả năng dùng B.52 th́ kể như không có, chỉ c̣n trông chờ vào khả năng của Không Quân Việt Nam Cộng Hoà mà thôi !

Một buổi họp kín giữa Trung Tướng Nguyên Văn Minh và vài chức cao cấp của Bộ Tư Lệnh Không Quân, Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, Đại Tá Nguyễn Văn Tường (Tường Mực), Tư lệnh Phó Sư đ̣an 3 Không quân, Tướng Minh đem việc Chiến Đoàn 15 và Trung Đoàn 33 Bộ Binh c̣n đang bị kẹt tại khu rừng 6 cây số Nam An Lộc, gặp phải lực lượng Cộng quân cấp 2 trung đoàn chính quy của Công Trường 7 kháng cự rất mănh liệt, và bị cầm chân tại chỗ, đă gần 1 tuần qua, và sự tổn thất do pháo địch càng ngày càng lên cao, các đơn vị bạn không thể vượt qua được cái chốt có hầm đào sâu dưới đường rày xe lửa, và các chốt nổi xung quanh vùng Xa Cam, dưới sự yểm trợ rất đắc lực của pháo và hoả tiễn địch, địa điểm chốt đă được toán mật mă xác định được rơ ràng : Muốn khai thông đoạn đường 6 cây số c̣n lại th́ trước tiên Bộ Binh của quân Bạn, phải vượt qua được cái chướng ngại duy nhất c̣n lại nầy .Cần Không Quân đánh bom, san bằng hay tiêu diệt địch đang ẩn trú dưới các hầm kiên cố đó. Dùng B.52 để san bằng th́ đă 2 lần vẽ Box, nhưng phía Hoa Kỳ đă ra mặt từ chối hẳn, chỉ c̣n lại giải pháp, là phải dùng loại bom CBU để tiêu diệt bọn chúng mà thôi !

Tướng Minh tâm sự :

- Như các Anh Em đă biết, lực lượng đang tử thủ bên trong An Lộc đang chờ Amh Em chúng ta đến tiếp ứng từng giờ từng phút, c̣n lực lượng tăng viện của chúng ta, đă tiến đến gần mục tiêu An Lộc, chỉ c̣n cách có 6 cây số, nhưng không vượt qua nổi cái hầm chốt Xa Cam này, mặc dù lực lượng của Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh và Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh đă cố gắng bứng chốt nhiều lần trong suốt 2, 3 ngày đầu nhưng vẫn chưa bứng nổi và c̣n bị tổn thất khá nhiều. Hầm chốt Xa Cam này, c̣n khó hơn cái chốt ở Suối Tàu Ô khi trước, nên tôi phải nhờ đến mấy Anh Em Không Quân giúp cho ư kiến, để làm sao phá được chốt địch. Ư tôi muốn hỏi là có loại bom nào thích hợp như bom CBU chẳng hạn, cũng như loại phi cơ nào có thể dùng thả bom ngay vào hầm của địch, để giúp cho Bộ Binh của chúng ta có cơ hội vượt qua được cái chốt đó hay không !!

Tướng Minh tiếp : Ba cái trở ngại lớn nhất của chúng ta hiện giờ, là làm sao xoá bỏ thoả ước về lằn ranh yểm trợ hỏa lực cho chiến trường giữa Không Quân Việt Nam và Không Quân Mỹ, nếu không khéo, th́ người bạn đồng minh của chúng ta lại nại cớ này lư do nọ mà phủi tay ra đi, rồi không có yểm trợ ǵ nữa hết, trong khi Anh Em ở An Lộc ngày đêm đang cần đến Không Quân Hoa Kỳ yểm trợ. Đó là vấn nạn thứ nhất. Vấn nạn thứ hai là làm sao có loại bom CBU (Không Lực Việt Nam Cộng Hoà có loại bom đó hay không) ? Vấn nạn thứ ba là loại phi cơ nào mới có thể thả bom CBU được ?

Sau khi Tướng Minh dứt lời, Tướng Tính quay qua hội ư với Đại Tá Tường, và giải đáp mọi thắc mắc, gỡ rối các vấn nạn mà Tướng Minh vừa mới nêu lên như sau:

- Kính thưa Trung Tướng, giải pháp đánh chốt có hầm sâu bằng B.52 là hay và tiện lợi nhất trong mọi giải pháp khác, nhưng rất tiếc người bạn đồng minh của ḿnh, đă nhất quyết không giúp, thật là đáng buồn cho t́nh nghĩa đồng minh… Bây giờ người ta (Không Lực Mỹ) không làm, th́ ḿnh làm bằng Không Lực của Sư Đoàn 3 Không Quân cơ hữu của ḿnh, cũng có thể chơi vài trái CBU ( cỡ nhỏ )ngay trên hầm địch để san bằng giết hết tụi nó, đang có mặt dưới hầm hay các giao thông hào kế cận, tôi c̣n được biết, các phản lực cơ Hoa Kỳ, sau 6 giờ chiều là phải rời vùng trách nhiệm bay trở về căn cứ xuất phát, (các Hàng Không Mẫu Hạm đang đậu ngoài khơi phía Đông Nam biển Nam Hải) ,nghĩa là chúng ta cứ âm thầm hành động theo kế hoạch riêng của Việt Nam ḿnh, không cần cho Mỹ biết làm ǵ, cho họ kiểu cách và kiếm chuyện này nọ, và dù phía Mỹ có biết được sau này, chúng nó cũng không trách ǵ ḿnh được. Ḿnh ném CBU bằng Skyraider AD.6 của Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà sau 6 giờ chiều là ổn thoả nhất.

Và Tướng Tính giới thiệu Đại Tá Tường, Tư Lệnh Phó kiêm Không Đoàn Trưởng Khu Trục và Phản Lực Không Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hoà hiện diện, tŕnh bày tiếp.

Đại Tá Tường cho biết hiện nay, trong kho bom của Sư Đoàn 3 Không Quân nếu ông nhớ không lầm th́ vẫn c̣n 5, 7 quả CBU( cỡ nhỏ ) có ng̣i nổ đầy đủ, Mỹ đă phát trừ bị cho ông c̣n chưa xử dụng, c̣n loại phi cơ nào thả bom CBU th́ phản lực cơ A.37 hay phi cơ cánh quạt AD.6 (Skyraider) loại nào thả cũng được hết, nếu dùng phản lực cơ bay nhanh hơn, nhưng lại đôi khi sai lạc mục tiêu chút đỉnh, không được trúng phóc ngay trên hầm chốt, c̣n Skyraider AD.6 th́ có tốc độ kém hơn phản lực cơ, nhưng nó có cái ưu điểm là có thế bay sát gần mục tiêu để ném bom chính xác vào mục tiêu hơn …

Cuộc họp được kết thúc trong bầu không khí cởi mở và đầy niềm tin hy vọng, sau cùng, Tướng Minh quyết định cho phá hầm và chốt Xa Cam bằng bom CBU do các Skyraider AD6 (cánh quạt) của Không Quân Việt Nam Cộng Hoà vào ngày N.

2. KẾ HOẠCH ĐỔ QUÂN TIỂU ĐOÀN 6 NHẢY DÙ
LÀM NỖ LỰC CHÍNH ĐÁNH CHỐT XA CAM KÈM THEO ĐOÀN QUÂN BỔ SUNG CHO CÁC ĐƠN VỊ ĐANG CÓ MẶT TRÊN QUỐC LỘ 13 VÀ CÁC ĐƠN VỊ ĐANG TỬ THỦ TẠI AN LỘC

Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù bị thiệt hại khá nặng tại căn cứ Đồi Gió, 2 Đại Đội được rút vào sát nhập với Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 bên trong Thị Xă An Lộc, 3 Đại Đội khác do Trung Tá Nguyẽn Văn Đĩnh, Tiểu Đoàn Trưởng vượt phá ṿng vây về hướng Tây Nam, và được trực thăng của Không Quân Việt Nam Cộng Hoà bốc về Lai Khê, vào chiều ngày 20 tháng 04 năm 1972, quân số c̣n lại của 3 Đại Đội chỉ c̣n có trên 100 chiến sĩ mà thôi. Sau đó được hậu cứ Sư Đoàn Dù bổ sung tại chỗ quân số lên đến 600, tái tổ chức, và tiếp tục đặt dưới quyền xử dụng của Quân Đoàn 3, để liên kết với đơn vị Mẹ ( Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đang c̣n chiến đấu trong An Lộc ) .

Quyết Định ngày N được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân ấn định được tuần tự diễn tiến như sau :

a.- Trực Thăng Vận 600 chiến binh Dù và 2,200 chiến sĩ của các quân binh chủng khác vào tăng cường cho chiến trận An Lộc và các đơn vị bạn, dọc trên Quốc Lộ 13 tại vùng căn cứ hoả lực Tân Khai, vào 2 ngày 06 và 07 tháng 06 năm 1972 gồm : Tiểu Đoàn 6 Dù 600 quân, quân bổ sung cho Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh + Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh, để đủ khả năng cùng với Tiểu Đoàn 6 Dù đi tiên phong, dứt điểm chốt Xa Cam, một số chiến binh khác, cho theo bên cạnh Tiểu Đoàn 6 Dù cả trên 1,000 quân, để bổ sung cho các đơn vị Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù và Lữ Đoàn 1 Dù, đang tử thủ tại An Lộc ( kể từ ngày khởi diễn trận chiến 13 tháng 04 năm 1972 cho đến nay chưa được bổ sung ) .

Như vậy, mũi dùi tấn công vào chốt Xa Cam lần này, ở ngay tuyến đầu với Tiểu Đoàn 6 Dù có khoảng 1 Trung Đoàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà gồm cả Nhảy Dù, Biệt Cách Dù, Biệt Động Quân, và Bộ Binh. Mỗi đơn vị tháp tùng theo Tiểu Đoàn 6 Dù đều có cắt cử một sĩ quan điểu động đơn vị trực thuộc của đơn vị ḿnh dưới sự chỉ huy thống nhất của Trung Tá Nghuyễ văn Đĩnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù. Trung Tá Đĩnh được chỉ thị và sự khích lệ của Tướng Minh : sau khi chạm đất, thống nhất chỉ huy đoàn quân 2,200 chiến sĩ, lập tức di chuyển đến tiếp xúc với Chiến Đoàn 15 (-) của Trung Tá Cẩn và Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh đang án ngữ hai bên Quốc Lộ 13, 6 cây số Bắc Tân Khai và giao các chiến binh bổ sung cho hai đơn vị này, xong rồi di chuyển tiếp lên tuyến đầu cách chốt Xa Cam vào khoảng 1 cây số dừng lại và chờ lệnh dứt điểm chốt Xa Cam, sau kh́ các khu trục cơ AD.6 thả CBU, dự trù sau 18 giờ 30 ngày 07 tháng 06 năm 1972.

Tại phi trường Biên Hoà, hai phi tuần khu trục A.37 yểm trợ cho 4 khu trục cơ AD.6 mang 4 quả bom CBU được lệnh cất cánh vào lúc 18 giờ 15 chiều ngày 07 tháng 06 năm 1972 trực chỉ Xa Cam.

18 giờ 30 ngày 07 tháng 06 năm 1972,hai phi tuần A.37 bay trước oanh kích dọn đường cho 4 Skyraider AD.6 tiếp nối theo sau thả liền 4 trái CBU ngay trên địa điểm Hẫm chốt Xa Cam, gây ra 4 tiếng nổ lớn, san bằng tiêu diệt một vùng gần 1 cây số đường bán kính xung quanh.

Sau đợt thả bom CBU chấm dứt, chiếc trực thăng C&C của Tướng Minh trên vùng trời Xa Cam, báo cho Tiểu Đoàn 6 Dù, khởi phát cuộc tấn công lên hướng Bắc, đoàn quân tràn qua nhiều hầm hố đầy xác Cộng quân c̣n nguyên vẹn, v́ sức ép của CBU đă gây ra những cái chết như thế. Đoàn quân của Tiểu Đoàn 6 Dù tiếp tục tiến lên, và khám phá ra được một hầm rộng trên 300 thuớc vuông sâu dưới mặt đất, cở 3 thước dưới đường rầy xe lửa, với trên 200 xác chết của cán binh Cộng Sản, trong đó có xác của một sĩ quan mang cấp bậc thượng tá, cùng các máy truyền tin của cấp trung đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt.

Đến đây, trời cũng vừa tối, Trung Tá Đĩnh ra lệnh cho Tiểu Đoàn 6 Dù và các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tháp tùng theo Tiểu Đoàn 6 Dù, lục soát và chiếm cứ các hầm hố của Cộng quân để pḥng ngự qua đêm, đồng thời gọi căn cứ hoả lực Tân Khai thiết trí sơ đồ hoả tập pháo binh, để yểm trợ pḥng ngừa khi địch phản công.

Tiếp đến qua sáng ngày 08 tháng 06 năm 1972, các đon vị Việt Nam Cộng Hoà chỉ c̣n cách An Lộc khoảng 4 cây số . Kể như chốt Xa Cam đă bị bứng đi.

Tiếp tục tiến lên dưới sự kháng cự cầm chừng của vài chốt c̣n lại, cuối cùng khi c̣n cách An Lộc khoảng 2 cây số về hướng Nam, đơn vị đi đầu bắt được liên lạc bằng tiếng súng hiệu và cuối cùng bằng thủ lệnh của các chiến binh thuộc Tiểu Đoàn 8 Dù đang trấn đóng vùng phía Nam An Lộc.

Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Dù và Trung Tá Trần Thiện Tuyển Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Dù, anh em cùng trường Mẹ Vơ Bị Đà Lạt, ôm chầm lấy nhau mà ḷng khấp khởi vui mừng sau bao ngày chinh chiến thập tự nhất sinh.

Tiếng reo ḥ mừng vui vang dậy, giữa các chiến sĩ Dù và đoàn quân bổ sung, tay bắt mặt mừng ôm chầm lấy nhau.

Tin Tiểu Đoàn 6 Dù và Tiểu Đoàn 8 Dù bắt tay được với nhau, đă khai thông nốt đoạn đường Quốc Lộ 13 từ An Lộc đến Lai Khê (B́nh Dương), qua 3 cửa ải chốt chận Xa Cam, Suối Tàu Ô và Bầu Bàng . Trung Tá Đĩnh gọi tŕnh tức thời, cho vị Tư Lệnh Quân Đoàn, đang bay theo dơi và khích lệ đoàn quân giải tỏa, trên ṿm trời Xa Cam, và sau đó Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Tướng Hưng tại An Lộc và cả Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Quân Đoàn ở Lai Khê đều nghe nhận được trên tần số truyền tin .

Tướng Minh thở phào nhẹ nhơm, và gọi gởi lời khen ngợi Trung Tá Đĩnh cùng toàn thể các chiến sĩ Tiểu Đoàn 6 Dù cũng như các chiến sĩ tháp tùng. Tướng Minh nói với Trung Tá Đĩnh : Tiểu Đoàn 6 Dù đă phục hận được trận Đồi Gió trước đây (xảy ra vào ngày 19 tháng 04 năm 1972), tôi sẽ đề nghị cho Anh lên Đại Tá đặc cách mặt trận để thưởng công …

Tiểu Đoàn 6 Dù và các chiến sĩ của Chiến Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh sau cùng đă càn quét các chốt địch và các đơn vị pḥng không của địch quân dọc trên đoạn đường dài 6 cây số về phía Nam An Lộc để bảo đảm an toàn cho đoàn trực thăng 45 chiếc bay vào tản thương hàng ngàn binh sĩ và dân chúng đang nằm la liệt tại các đỊa điểm tản thương trong Tiểu Khu B́nh Long và dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam .

Tin Tiểu Đoàn 6 Dù bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Dù tại vùng 2 cây số phía Nam An Lộc, tin Chiến Đoàn 15 và Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh sau cùng đă càn quét được các chốt địch và các đơn vị pḥng không của địch quân dọc trên đoạn đường dài 6 cây số về phía Nam An Lộc, để bảo đảm an toàn cho đoàn trực thăng 45 chiếc HU1D bay vào tản thương hàng ngàn binh sĩ và dân chúng ra khỏi An Lộc sau hơn 2 tháng bị Cộng quân bao vây về đến Tổng Y Viện Cộng Hoà và các bệnh viện quân dân sự ở các Tỉnh B́nh Dương và Biên Hoà, tin giải tỏa và tản thương, được loan truyền đi rất nhanh ...

Khi trực thăng của Tướng Minh vừa đáp xuống phi trường Lai Khê, th́ hầu hết các sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Tham Mưu Hành Quân Quân Đoàn đều có mặt tại sân bay, để đón mừng vị Tư Lệnh Quân Đoàn, vừa mang được kết quả từ mặt trận trở về. Và khi vừa vào đến bản doanh Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn, Tướng Minh liền gọi điện báo tŕnh với Đại Tướng Cao Văn Viên. Câu nói đầu tiên của Tướng Minh là ca tụng Lực Lượng Dù (Tiểu Đoàn 6 Dù). Đại Tướng Viên cũng rất hài ḷng về tin tức mới nhất này, và vội tŕnh lên Đại Tướng Khiêm, Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Pḥng, và Tổng Thống Thiệu ngay sau đó.

Qua ngày hôm sau (ngày 09 tháng 06 năm 1972), một cuộc họp báo được tổ chức tại Lai Khê. Tướng Minh tuyên bố : Cuộc chiến được xem như kết thúc, mặc dù Cộng quân vẫn c̣n cố gắng pháo kích vào thành phố, nhưng với cường độ nhẹ. Việc tiếp tế và tản thương không c̣n gặp trở ngại, mặc dù pháo của Cộng quân vẫn c̣n bắn cầm chừng, khi thấy trực thăng đáp xuống, các đơn vị bạn đang mở rộng ṿng đai hoạt động, tiến chiếm lại những cao địa xung quanh An Lộc như Đồi Đồng Long, Đồi 100, v.v... Toàn bộ 4 Công Trường ( Sư Đoàn ) quân chủ lực Cộng Sản Bắc Việt đă bị kiệt quệ, và đă âm thầm rút lui khỏi trận chiến. Chúng tôi ca ngợi tinh thần kiên tŕ, can đảm, chịu đựng rất nhiều thử thách, đầy gian nan khổ cực, của tất cả các đơn vị tử thủ, cũng như tham chiến, từ binh sĩ cho đến các cấp chỉ huy. Chúng tôi cũng kính cẩn nghiêng ḿnh trước Anh Linh của khoảng trên 3,000 chiến sĩ các cấp trực thuộc các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đă vĩnh viễn giă từ đồng đội, v́ Đại Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc và trên 5,000 thường dân vô tội của Tỉnh B́nh Long đă bị chôn vùi dưới các trận mưa pháo của Cộng quân, đă sát cánh bên cạnh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, chỉ v́ muốn được sống có TỰ DO DÂN CHỦ, và cầu chúc cho hàng chục ngàn Quân Cán Chính chẳng may bị thương tích trong trận chiến, đang nằm điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hoà và tại các bệnh viện quân dân sự thuộc lănh thổ Quân Khu III và bệnh viện 3 dă chiến của Hoa Kỳ, sớm được b́nh phục và sớm được xum họp với gia đ́nh.

Tôi cũng vừa nhận được lệnh của vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đặc cách cho mỗi quân nhân tử thủ, mỗi người được lên một cấp bậc.

Trong dịp này, để trả lời một số câu hỏi của báo chí trong và ngoài nước, Tướng Minh phát biểu như sau : Trận chiến An Lộc đă được tượng h́nh từ năm 1971, sau những cuộc hành quân Toàn Thắng 71 Quân Khu III của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, trong đó Đại Tướng Trí có dự định đổ quân lên Kratié (một quận lỵ phía Bắc của nước Cambodia) nơi đặt bản doanh đầu năo của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) để càn quét và tiêu diệt sào huyệt này của Cộng quân. Nhưng sau đó Đại Tướng Trí chẳng may bị nổ trực thăng đền xong nợ nước, và tôi được thượng cấp chỉ định thay thế người tiền nhiệm tài ba và đầy ḷng yêu nước đó.

Trong cái thế chẳng đặng đừng, có thể nói rơ nghĩa hơn là dù trong bụng muốn tiếp tục giữ đúng như kế hoạch của Đại Tướng Trí đă đề ra chăng nữa, nhưng kiểm điểm lại với t́nh huống thực tại lúc bấy giờ, tôi không làm ǵ hơn được, và buộc phải có quyết định rút quân, một lực lượng cơ hữu trên phân nữa thực lực của Quân Đoàn 3 lúc bấy giờ, đang c̣n trên lănh thổ Cambodia trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà, để bảo toàn lực lượng, v́ theo tin t́nh báo cao cấp, tôi được biết sau trận thảm bại Tết Mậu Thân, Cộng quân vẫn tiếp tục nuôi mưu đồ tấn chiếm nước Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta, hàng đoàn xe, hàng chục ngàn tấn thực phẩm, nhiên liệu, đạn dược ngày đêm không ngừng nghỉ được chuyên chở hay di chuyển vào Nam trên suốt dọc đường ṃn Hố Chí Minh. Và cuộc rút đoàn quân từ ngoại biên trở về đến nội địa lănh thổ Việt Nam Cộng Hoà được hoàn tất vào cuối tháng 05 năm 1971.

Việc rút đoàn quân trên 2 Sư Đoàn về đến nội địa để chỉnh đốn hàng ngũ, vừa kịp lúc. Nhờ vậy mà khi quân Cộng Sản Bắc Việt mở cuộc tấn công vào nội địa thuộc lănh thổ Quân Khu III vào ngày 05 tháng 04 năm 1972, phần lớn lực lượng từ ngoại biên này trở về nội địa, như hai Trung Đoàn 52 và 43 của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Trung Đoàn 8 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, 2 Thiết Đoàn 1 và 5 của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hoà, đă trở thành những thành phần nồng cốt, tương đối đủ khả năng cấp thời để ngăn chặn đà tấn công của 4 Công Trường (Sư Đoàn) quân Cộng Sản Bắc Việt, vào mùa hè đỏ lửa.(tháng 04 năm 1972).

Nói về cuộc rút quân từ chiến trường ngoại biên trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1971, rút quân khi địch quân được thông tin biết truớc, và cuộc pḥng thủ tại mặt trận An Lộc vào năm 1972, pḥng thủ để chống trả với một lực lượng địch đông hơn quân bạn gấp 6 lần và chiếm ưu thế về Thiết Giáp và Pháo Binh, là những sự kiện đă gây cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời binh nghiệp của riêng tôi.

Trận chiến Quốc Lộ 13 kể như được chấm dứt vào ngày 08 tháng 06 năm 1972, với sự thiệt hại của đôi bên như sau :

ĐỊCH: Sư Đoàn (Công Trường) 7 Cộng Sản Bắc Việt + Trung Đoàn Địa Phương, thiệt hại 80% quân số bộ chiến; Tiểu Đoàn Chiến Xa của Trung Đoàn Chiến Xa 203 + Trung Đoàn Cơ Động Pḥng Không + Sư Đoàn Pháo 130 ly và các Trung Đoàn phóng hoả tiễn 122 ly và 107 ly bị Không Quân Hoa Kỳ tiêu diệt 70%.

BẠN :

Giai Đoạn 1 : Trung Đoàn 48 Sư Đoàn 18 Bộ Binh + Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù bị thiệt hại 30% quân số.

Giai Đoạn 2 : Sư Đoàn 21 BB & Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 bị thiệt hại 40% quân số.

Giai Đoạn 3 : (sau cùng, khai thông) Tiểu Đoàn 6 Dù & Trung Đoàn hỗn hợp bổ sung bị thiệt hại 5% quân số. Thiết Đoàn 15 (hỗn hợp M.41 & M.113 Quân Đoàn 3) + Thiết Đoàn 21 M.113 Quân Đoàn 4 + Thiết Đoàn M.113 Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh Quân Đoàn 4, bị thiệt hại 1/3 chiến xa M.41 và M.113.



Về ưu tiên 2: Không Đoàn 43 Trực Thăng kể trên, sau đó tiếp tục trực thăng vận Trung Đoàn 31 Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm, Trung Đoàn Trưởng chỉ huy, và 1 Đại Đội của Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu lên vùng Tân Khai (12 cây số Nam An Lộc và 8 cây số Bắc Tàu Ô, dọc theo Quốc Lộ 13) để thiết lập căn cứ hoả lực dă chiến làm đầu cầu hoả lực yểm trợ cho đoàn quân tăng viện và diệt chốt, đang từ phía Nam tiến dần lên, và bảo vệ cho tuyến pḥng thủ của lực lượng Dù ở phía Nam An Lộc, tiếp theo đổ Trung Đoàn 33 Sư Đoàn 21 Bộ Binh do Trung Tá Nguyễn Viết Cần chỉ huy, xuống Tân Khai dùng làm bàn đạp tiến lần về hướng An Lộc, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 15 + Đại Đội Trinh Sát + Tiểu Đoàn 1 Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh. Trong khi đó Trung Đoàn 32 Sư Đoàn 21 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, Trung Đoàn Trưởng chỉ huy, di chuyển bằng đường bộ, từ Lai Khê càn ngang qua chốt địch, Bầu Bàng (Bắc Lai Khê 7 cây số), quận Chơn Thành rồi đến Tàu Ô (12 cây số Bắc Chơn Thành).

Về ưu tiên 3: Lực lượng Trung Đoàn 43 của Sư Đoàn 18 Bộ Binh đang trấn giữ đoạn đường từ Lai Khê lên Chơn Thành, từ khi Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà vào trận chiến, đă mở rộng vùng hoạt động trên Quốc Lộ 13. Các đơn vị Cộng quân núp dưới các giao thông hào, gần như bị dẹp tan vào lúc ban ngày, xe cộ, chiến xa và quân lính thường xuyên di chuyển lên xuống tương đối an toàn, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tăng cường thêm cho Trung Đoàn 43 Bộ Binh một lực lượng Thiết Giáp, Thiết Đoàn 5 (-) Thiết Vận Xa M.113 của Quân Đoàn 3, rút về từ mặt trận suối Tàu Ô, để thành một Chiến Đoàn lưu động trừ bị có Thiết Vận Xa yểm trợ, sẵn sàng tiếp ứng cho các đơn vị Địa Phương Quân trong vùng diện địa lănh thổ Quân Khu III (đặc biệt chú trọng vào 2 quận Trị Tâm và Phú Giáo tỉnh B́nh Dương).

Chiến Đoàn 43 lưu động này có gần 2,000 chiến sĩ kể cả 30 Thiết Vận Xa M.113 của Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (-) Việt Nam Cộng Hoà.

Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà gồm có 3 Trung Đoàn Bộ Binh - Trung Đoàn 31 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm (giai đoạn đầu), Trung Tá Nguyễn Văn Xuân (giai đoạn sau) Trung Đoàn Trưởng chỉ huy, Trung Đoàn 32 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, Trung Đoàn Trưởng chỉ huy (giai đoạn đầu), Trung Tá Đoàn Cư (giai đoạn sau), Trung Đoàn 33 Bộ Binh do Trung Tá Nguyễn Viết Cẩn, Trung Đoàn Trưởng chỉ huy (Trung Tá Cần bị trúng đạn pháo của Cộng quân tử trận tại 4 cây số về hướng Bắc Tân Khai, trong thời gian điều động Trung Đoàn 33 Bộ Binh rời căn cứ hoă lực Tân Khai để tiến về hướng An Lộc, vị Trung Đoàn Phó lên thay thế để tiếp tục chỉ huy Trung Đoàn). Và Bộ Chỉ Huy Hành Quân (hay Trung Tâm Hành Quân) Sư Đoàn 21 Bộ Binh đặt căn cứ tại Lai Khê (vị trí của Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà) Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, là vị Sĩ Quan cao cấp sau Tướng Minh có mặt tại mặt trận, chỉ huy toàn bộ Sư Đoàn 21 Bộ Binh và các đơn vị cơ hữu theo quan niệm điều quân của Quân Đoàn 3 do Tướng Minh chỉ huy. Cho đến ngày 12 tháng 05 năm 1972 th́ được công điện của Phủ Tổng Thống cằt cử lên làm Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, thay thế Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, được điều động ra nắm chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Quân Khu I, thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm. Sư Đoàn 21 Bộ Binh được bàn giao lại cho Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Nhảy Dù. Lễ bàn giao Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Tướng Hậu,được diễn ra trong ngày 14 tháng 05 năm 1972 tại Lai Khê, và lễ bàn giao chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4 giữa 2 vị Cựu và Tân Tư Lệnh, được hoàn tầt trong ngày 15 tháng 05 năm 1972 tại Cần Thơ..

MẶT TRẬN PHÍA NAM DỌC THEO QUỐC LỘ 13 (GIAI ĐOẠN 2)

Sau khi toàn bộ Trung Đoàn 31 Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà an toàn đặt chân đến vùng Tân Khai (12 cây số Nam An Lộc), Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho thiết lập ngay một căn cứ hoả lực dă chiến với 1 Pháo Đội của Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh gồm có 6 khẩu pháo 105 ly và hàng ngàn quả đạn cũng như xe ủi đất, được các trực thăng Chinook câu đến, làm đầu cầu yểm trợ cho đoàn quân phía Nam tiến về An Lộc .

Việc thiết lập căn cứ hoả lực dă chiến tại Tân Khai của Trung Đoàn 31 Bộ Binh cũng như việc thiết lập căn cứ hoả lực dă chiến tại Đồi Gió trước đây của Lữ Đoàn Dù, cũng là kế hoạch mới dựa theo nhu cầu chiến trận của phía Việt Nam Cộng Hoà, không có ghi trong bản điều nghiên chiến trận của địch, đă tạo cho địch một vần đề nan giải, v́ không c̣n lực lượng hay thành phần nào, đủ sức để nhổ căn cứ Tân Khai như Đồi Gió nữa. Và căn cứ hoả lực Tân Khai nầy, vẫn c̣n chễm chệ đứng vững cho đền ngày tàn của trận chiến, khi toàn thể Sư Đoàn 21 Bộ Binh được hoàn trả về cho Quân Đoàn 4 (đầu tháng 08 năm 1972).

Tại mặt trận Suối Tàu Ô, trước khi quân Dù và quân của Trung Đoàn 43 Bộ Binh và Thiết Đoàn 5 Thiết Kỵ Việt Nam Cộng Hoà rút đi, hai đoàn quân này đă gây cho lực lượng Cộng quân hao tổn gần 2 tiểu đoàn bộ binh đóng chốt. Số c̣n lại th́ ăn bom và đạn xuyên phá của Pháo Binh Việt Nam Cộng Hoà hàng ngày, cán binh của địch không được điền khuyết, cứ tiếp tục hao hụt, đâm ra mất tinh thần, muốn rời bỏ chốt mà chạy. Sau này, khi lực lượng của Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, khi đă ủi xong hết các chốt ở vùng Suối Tàu Ô, lục soát trong các chốt, phát hiện những chiếc ḷi tói, c̣n xích liền dưới cườm chân trên thân xác của mỗi tổ 3 cán binh thành một chùm (kiền – xích liền chân với nhau).

Sau khi căn cứ hoả lực Tân Khai được thiết lập, và vùng chốt địch tại Suối Tàu Ô bị 2 Trung Đoàn 31 và 32 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh từ 2 mặt Bắc Nam có Thiết Đoàn 9 hỗn hợp Chiến Xa M.41 c̣n chừa lại của Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh Quân Đoàn 3 và khoảng 60 chiếc M.113 cơ hữu yểm trợ đánh ép mạnh, một lực lượng khác gồm 2 Tiểu Đoàn 2 và 3 c̣n lại của Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà lănh nhiệm vụ tùng thiết Thiết Đoàn 9 Thiết Vận Xa của Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh cơ hữu, di chuyển bằng đường bộ ép về phía Đông (tay phải) Quốc Lộ 13 tính từ Nam lên Bắc đánh bật thêm một số chốt nữa để càn vượt qua chặng suối Tàu Ô, tiến đến Tân Khai bắt tay với Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh, đă từng được trực thăng vận đổ xuống trận địa vài ngày trước đó.

Cuộc giằng co giữa hai Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt và 2 Trung Đoàn của Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà có phi pháo yểm trợ, tại mặt trận suối Tàu Ô kéo dài đến đêm 18 tháng 05 năm 1972 cùng lúc lực lượng Cộng quân tập trung toàn diện nỗ lực (bộ binh, chiến xa, pháo binh ), tấn công cố dứt điểm An Lộc.

9 giờ tối đêm 18 tháng 05, một đơn vị của Trung Đoàn 32 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà bất th́nh ĺnh đánh tan nhiều chốt địch trên vùng Suối Tàu Ô, mà không bị pháo tập trên nắp hầm, không giống như trước đây đă gặp phải, nên 2 vị Trung Đoàn Trưởng 2 Trung Đoàn 31 và 32, Đại Tá Kiểm và Đại Tá Biết hội ư chia nhau dùng bộ binh và thiết vận xa M.113 tấn công chia cắt tràn ngập toàn diện các chốt kiền trên toàn vùng Suối Tàu Ô, chiều ngày hôm sau 19 tháng 05 năm 1972, lực lượng Sư Đoàn 21 Bộ Binh, càn quét xong đến cái chốt cuối cùng, nơi đặt bản doanh của Trung Đoàn 209 Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, là ngày đánh dấu dứt điểm được chốt kiền tại Suối Tàu Ô, khai thông luôn đoạn đường từ Quận Chơn Thành đến Tân Khai dài 23 cây số, với nhiều thiệt hại máu xương của đôi bên.

Tạm tổng kết thiệt hại đôi bên tại Mặt Trận Suối Tàu Ô như sau :

Địch: 90% cán binh của 2 Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt bị tiêu diệt (khoảng 2430 cán binh tử vong).

Bạn: Trung Đoàn 43 Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Lữ Đoàn 1 Dù, Trung Đoàn 31 Sư Đoàn 21 BB, Trung Đoàn 32 Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Chiến Đoàn 15 Sư Đoàn 9 Bộ Binh, Thiết Đoàn 5 của Quân Đoàn 3 và Thiết Đoàn 9 của Quân Đoàn 4 Việt Nam Cộng Hoà tổn thất nhân mạng 30% (1850 Chiến Sĩ hy sinh), + 10 chiến xa M.41 và 20 Thiết Vận Xa M.113 bị hư hại.

Sau khi 2 Trung Đoàn 31 và 32 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà bứng xong chốt Suối Tàu Ô, tiếp tục chia quân giữ an ninh đoạn đường dài 40 cây số từ căn cứ Lai Khê về đến căn cứ hoả lực Tân Khai.

Phần 5 - Hết

 


TÀI LIỆU

QLVNCH

Tháng Tư đen


Video về quân cách lễ nghi
Cách thức đeo dây biểu chương...
Lễ nghi quân cách - Vị trí các lá cờ và toán quốc quân kỳ
Quân phục, cấp hiệu, huy hiệu... QLVNCH
Tiến tŕnh h́nh thành Quốc Kỳ & Quốc Ca VN  
Tim hiểu về ngày Quân Lực VNCH 19-6
Lịch sử Hướng Đạo Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa  
và Trường Trung Học Vơ Khoa Thủ Đức
 
Đệ nhất Cộng Hoà - Ngày Quốc Khánh 26 tháng 10
Vài Nét Về Quân Lực VNCH Và Sự H́nh Thành Ngày Quân Lực 19.6


Gươm lạc giữa rừng hoa  
“ Triều đại “ Tổng Thống lạ lùng nhất lịch sử Hoa Kỳ  
Sắc lệnh về quần đảo Hoàng Sa
Vị Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ
Giờ phút cuối cùng của một thành phố – Tháng 3 - 1975
Từ chiến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân   
5 điều có thể bạn chưa biết về lá cờ Hoa Kỳ
Sự ra đời của chữ quốc ngữ...
Nh́n lại cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953
Lời phản biện tại buổi tŕnh chiếu sơ lược
phim the Việt Nam War
 
Không quên biến cố kinh hoàng 11 tháng 9 – 2001 !  
140 chữ với mẹo nhớ Hỏi, Ngă & chính tả  
Cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19/8/1945 tại VN  
Vị Tổng Thống giữ chức vụ lâu nhất Nước Mỹ  
Tổng Thống Abraham Lincoln  
Video về quân cách lễ nghi
VNCH 10 ngày cuối cùng...
Bảo vệ an toàn cho công dân Hoa Kỳ khi ở Việt Nam
Lễ Hùng Vương
Cần bảo trọng niềm tự hào dân tộc  
Luận về Tậm Lư Chính Trị  
Từ chến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân  
Cố Tổng Thống Ronald Reagan và… H.O.  
Diễn tiến cuộc đảo chánh lật đổ Ông Ngô Đ́nh Diệm  
Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Đ́nh Diệm  
Ai ra lệnh giết Ông Ngô Đ́nh Diệm? Tại sao?

Một tài liệu 42 năm cũ  
Dựng Lại Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ 
Quốc Kỳ chúng ta giương cao khắp nơi

Tài liệu về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974  
Những điều nên biết về Medicare 2016
Remember C-Rations?  
Ai đă bắn nát chân Tướng Nguyễn Ngọc Loan?  
Tướng lănh VNCH  
Bài phỏng vấn cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  
Hồi kư về Tướng Lê Văn Hưng và trận An Lộc 
Sư Đoàn 23 Bộ Binh và cuộc quyết chiến Ban Mê Thuột tháng 3, 1975
Đại Tá Nguyễn Văn Cư
Trường Sa: Băi Cỏ Mây
Thiên Thần Mũ Đỏ ai c̣n ai mất
Tổng Thống Trần Văn Hương những ngày cuối tháng Tư 1975 tại Sài G̣n
Chuyện của một ngôi trường  
Luận về khoa bảng  
Liên Hiệp Quốc và vấn đề: Bảo vệ nhân quyền  
Phiếm luận về mộng mơ qua văn chương và triết học  
Chính sách thuế khóa
Cách viết hoa trong tiếng Việt
Đoàn thể Xă hội và Sinh hoạt Chính Trị
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
John Paul Vann, một viên tướng CIA
Văn hóa ảnh hưởng ngôn ngữ như thế nào?
Một vài nét về văn hóa Việt Nam  
Tiếng Việt ba miền - Tiếng nào là ‘chuẩn’ ?  
TT Ngô Đ́nh Diệm đă từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?  
HCM đă âm mưu bán nước từ năm 1924  
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Hải chiến Midway  
Adm Chester Nimitz  
Nguồn gốc thuyết âm dương tám quẻ...
SĐ Nhảy Dù và cuộc hành quân Lam Sơn 719  
Những trận đánh đi vào quân sử 
Nguyên nhân xụp đổ VNCH 1975
Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương
Tưởng Niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa
Thuyết bất biến
Chương tŕnh chiêu hồi của VNCH
Chiến tranh Việt Nam (1945-1975)
50 năm đọc và coi lại clip cuộc đảo chánh 1963
An Lộc anh dũng  
Nguyên do chính khiến VN bất tử  
Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Trận Ấp Bắc: Thực tế và huyền thoại
Vài nét hoạt động của Biệt Cách Dù tại Bắc Việt
Cảnh Sát Dă Chiến VNCH
Trung Đoàn 44 trong Mùa Hè Đỏ Lửa ở Kontum
QLVNCH - 1968-1975
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Đại đội 72, TĐ7 ND mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965
Nhảy Dù và Cổ Thành Đinh Công Tráng
Nhân chứng lịch sử: Mậu thân Huế
Trận KAMPONG TRACH 1972
Trả lại sự thật v/v Sư Đoàn 3BB lui binh...
Thống Tướng Lê Văn Tỵ
Tướng Đỗ Cao Trí và Tôi
Những ngày cuối cùng của QLVNCH
Tướng Dư Quốc Đống
Dư âm Cửa Việt
Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG...
Lịch sử Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
Người Nhái VNCH
Mùa hè đỏ lửa 1972
Không Quân VNCH và Chiến trường An lộc
NT Nguyễn Mạnh Tường
Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4
Bậc thầy vĩ đại
Quân Dù tiến về thành nội Tết Mậu Thân  
Một ngày với Đô Đốc Chung Tấn Cang
Tr/T Huế, chiến binh anh dũng và trung thành với Tổ Quốc  
Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần - Trung Tướng Dương Văn Đức
Viễn thám
Hổ Cáp - Gia đ́nh 9 Kỵ Binh cuối tháng tư 75
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân
Sống anh dũng, chết hiên ngang
Chuyến công tác cuối cùng
Cái chết của Cố Thiếu Tá BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ
Chuyện một người chiến binh...
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tháng 3 buồn hiu...
Người Lính Ǵà Không Bao Giờ Chết
Thành h́nh của Quân Lực VNCH
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Những ngày cuối cùng của Truờng Bộ Binh
Một chuyến đi toán phạt
Những NT Vơ Khoa TQLC
Tôi nh́n đồi 31 thất thủ
Ngày tàn cuộc chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù - Trấn thủ B́nh Long; thượng kỳ Quảng Trị
Quân trường
Những người lính bị bỏ rơi
Tết với người lính cũ
Thái Dương - Nguyễn Văn Xanh
Phi vụ Tống Lệ Chân
Trên đỉnh Chu Pao
Trung Tá Nguyễn Văn Cư
Vài biến cố đàng sau mặt trận Tây Nguyên 75
Trận đánh phi trường Phụng Dực...
Sinh nhật thứ 58 - Trường BB/TĐ
Trung Sĩ Vũ Tiến Quang
Mũ Đỏ, mũ Đen
Chân dung người Chiến Sĩ
CIA và các ông Tướng
Dựng Cờ
Bức tượng Thương Tiếc
Kẽm gai bọc thây anh hùng
Lịch sử h́nh thành QLVNCH
Văn tế Chiến Sĩ Trận Vong
Người lính VNCH trong mắt tôi (video)
Cà-fê nha, Chuẩn Úy?
Chân dung người lính VNCH
Chiến thắng An Lộc 1972
Quảng Trị - Mùa hè đỏ lửa
Trương Văn Sương - Người tù bất khuất
Chết trận Đồng Xoài
Ư nghĩa ngày QL 19/6
Viết cho ngày QL 19/6
Sự h́nh thành QL 19/6
Nhân ngày QL 19/6
Tâm t́nh ngày QL 19/6
Bối cảnh chính trị quân sự trước 19/6
VNCH bị bức tử
Thủ Đức... gọi ta về
Chân dung người lính VNCH
Sự thật về cái chết của Tướng Lê Văn Hưng
Người lính không có số quân
Giày Saut trong tử địa
Chuyện tháng 4 của những chàng BK
Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long
Những v́ sao thời lửa đạn
Mùa hè đỏ lửa: Phần 1, Phần 2, Phần 3
Lịch sử chiến tranh VN từ 1945...
Thời chinh chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù
Tưởng niệm Tướng Trần Văn Hai
Vài kỷ niệm với Tướng Lê Nguyên Vỹ
Tiểu Đoàn 42 BĐQ - Cọp Ba Đầu Rằn
Địa Phương Quân và Nghĩa Quân QLVNCH
Những người trở về với đại gia đ́nh dân tộc
Khe Sanh trong ṿng vây
Vietnam, Vietnam
Từ Mậu Thân 68 đến mùa hè đỏ lửa 72...
Trận đánh Đức Huệ
Lam Sơn 207A - Khe Sanh
Trận chiến Khe Sanh
Mật trận Thượng Đức - 1974

Linh Tinh

Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Sự đáng sợ cuả nước Mỹ
Oan hồn trên xứ Huế
Sau 42 Năm, Nh́n Lại Vụ Tết Mậu Thân
Mưa Đồng Tháp Mười
Chăn gối với kẻ thù
Ông Lộc Hộ - Anh hùng vô danh
Cải cách ruộng đất...
Giờ thứ 25
Biến động miền Trung
Người Mỹ phản bội chúng ta
cs nằm vùng
Những ngày cuối của TT Nguyễn Văn Thiệu ở SG
T́m hiều về h́nh Tiếc Thương và Vá Cờ
Tháng Tư đen
Giờ phút hấp hối Thành Phố Đà Nẵng
Ai giết đức thầy Huỳnh Phú Sổ
H́nh ảnh VN từ 1884-1884
Thổn thức cho VN
Valentine trong di sản Chiến Tranh
Hoàng Hậu Nam Phương
Thảm sát ở Tân Lập
Hố chôn người ...
T́nh h́nh nhân quyền ở VN năm 2007
Người Việt xây thành Bắc Kinh