CHA và CON với BIỂN và CÁ

Tam Vu

NGƯỜI CHA và CẬU CON TRAI VÙNG NGOẠI Ô

Rồi người cha và cậu con trai nhỏ đi bộ về phía khu công viên có hàng cây cao xanh mát trước dinh tổng thống cũ. Trên các lối đi và ghế đá bên những vuông cỏ xanh rì đang có nhiều người ngồi nói chuyện, uống cà fê, đàn hát, đọc sách … rải rác khắp nơi. Ông dẩn cậu con trai nhỏ của mình băng qua con đường cắt ngang khu công viên đi về phía tòa kiến trúc to lớn bên kia đường. Ông muốn chỉ cho cậu con trai nhỏ tòa dinh thự to lớn nằm giửa môt khu khuôn viên có sân cỏ xanh bát ngát và rừng cây cao, từng một thời là biểu tượng cho quyền lực của Miền Nam VN trước năm 1975.
Bổng nhiên ở phía sau họ có nhiều tiếng lao xao, rồi nhiều tiếng hát vang lên. Người cha đang nói chuyện với cậu con trai nhỏ liền quay về hướng đó. Một đám đông người với những tờ giấy được cầm trên hai tay đặt trước ngực hoặc đưa lên cao. Họ đứng ôn hòa dưới tàn những cây cổ thụ xanh mát, trên những tờ giấy của họ viết những dòng chử về ô nhiểm, về biển, về những con cá.
Bổng từ mọi góc đường, một đợt sóng những người đàn ông mặc áo màu xanh, vàng đổ ra vây quanh họ.
Cậu bé và người cha đứng từ góc công viên nhìn về hướng đoàn người bắt đầu di chuyển. Tiếng hát của có âm điệu hào hùng vang vang dưới ánh nắng lấp lánh xuyên kia các tàng lá.
Những đoàn người mặc áo màu xanh chặn họ lại. Những cái tay vung lên đầy bạo lực, những ánh mắt trừng lên dữ dội. Những cái bóng màu xanh lao vào trộn lẩn phía dưới những cánh tay đang cầm những tờ giấy màu trắng với những dòng chữ hay hình những con cá đưa lên cao.
Những tiếng thét, những tiếng la vang lên khi có người trong đoàn biểu tình bị những cái áo xanh len vào dùng tay đánh đập và lôi kéo ra ngoài.
Bây giờ lại có thêm những người đàn ông mặc y phục như người tuần hành xuất hiện giửa đám đông. Họ họp lực với những cái áo xanh khóa tay, kẹp cổ và tấn công đoàn người biểu tình. Vài người ngã dúi dụi vì những cú đánh đấm và bị lôi lên những chiếc xe buýt. Cả những người phụ nữ và người trung niên cũng bị lôi kéo té ngã lăn ra đường.
Cậu bé sợ hải khi nhìn thấy cảnh tượng kinh khiếp đó. Người đàn ông năm chặt tay con mình khiến cậu bé thấy hơi đau và ngửng đầu lên nhìn người cha. Đôi mắt ông nhíu lại khi nhìn cảnh những người đi tuần hành tay không bị tấn công không thương tiếc.
Về đến căn nhà nhỏ vùng ngoại ô, trong đôi mắt của cậu con trai nhỏ vẩn còn đọng lại sự sợ hải, cậu bé hỏi người cha:
-Sao mấy chú và cô đó bị đánh vậy ba?
Người đàn ông đôi mắt nhíu lại xa xôi trả lời:
-Chắc là vì đi biểu tình đó con!
-Tội nghiệp họ quá ba, sao họ không đánh lại mấy người kia vậy ba?
-Ờ, không đâu con, họ đi biểu tình ôn hòa mà!
-Mà tại sao phải chống ô nhiểm biển và cá chết ?
Người cha ngần ngừ trả lời:
-Chống ô nhiểm và cá chết là để bảo vệ biển và môi trường được sạch sẽ đó
Cậu bé nhớ lại những lần được đi ra biển tắm với cả nhà rất thích nên nói:
-Vậy mấy chú, mấy cô đó là người tốt sao lại bị đánh hả ba?
Khuôn mặt người cha lộ nét ưu tư, cậu con trai nói tiếp:
-Vậy những người kia là người xấu hả ba, đàn ông mà đánh phụ nử giống như mẹ là hèn phải không ba ?
Người cha trả lời:
-Ừ, đánh phụ nữ và người tay không là không có đạo đức, có tội và xấu hổ !
-Vậy chắc chiều nay khi họ về nhà, họ sẽ thấy xấu hổ phải không ba ?

NGƯỜI CHA “NÓI DỐI” BỊ RÁCH ÁO và CÔ CON GÁI NHỎ

Người đàn ông về đến nhà khi bóng chiều đã xuống. Con hẻm nhỏ chạy sâu hun hút dưới ánh đèn đường mờ mờ trong xóm. Anh mở cửa cái cổng sắt và đẩy chiếc xe gắn máy vào trong sân. Nghe tiếng xe, một cô gái nhỏ chạy ra cửa nói to:
-Mẹ ơi, ba về rồi nè mẹ !
Rồi cô bé chợt khựng lại nhìn vì thấy quần áo người cha bị rách, lấm lem nhăn nhíu và vết thâm tím to trên gò má như vừa trải qua trận đánh nhau với chằng tinh. Vì thỉnh thoảng khi hai cha con đùa giởn với nhau, thì người cha hay nói chằng tinh là con quái vật dử tợn nhất ở trên trái đất này. Cô bé vội kêu mẹ:
-Mẹ ơi, ba bị thương rồi mẹ ơi
Người vợ đang ở trong bếp nghe vậy liền hoảng hốt chạy ngay lên nhà. Nhìn chồng trong bộ dạng tơi tả, trên mặt lại có vết thâm đen, đôi mắt cô mở to lộ vẽ sợ hải. Nhớ lại lúc sáng khi ra khỏi nhà, chồng mình quần áo rất gọn gàng, lịch sự và nói đi uống cà- fê với bạn bè … sao bây giờ áo rách vai, quần áo nhăn nhíu dính đầy bụi bặm, mồ hôi nên hỏi:
-Trời ! sao vậy anh, bị tai nạn hả ?
Người đàn ông mìm cười nhìn vợ và cô con gái nhỏ đang chờ đợi câu trả lời:
-Không, anh và mấy người bạn ủng hộ xuống đường biểu tình chống ô nhiểm và cá chết ở miền Trung đó …
-Vậy mà tưởng anh đi uống cà-fê thôi, rồi sao mà mặt bị thương và áo bị rách vậy ?
-Sáng nay dân Saigon biểu tình ở gần nhà thờ Đức Bà, mọi người rất ôn hòa nhưng bị mấy ông áo xanh và mấy ông mặc thường phục đánh, bắt nhốt … Họ đánh luôn mấy cô phụ nữ và làm té ngã mấy người lớn tuổi, anh và mấy ông bạn tới giúp đỡ họ dậy !
Cô gái nhỏ lo lắng hỏi:
-Ba ơi, ba có đau không, có bị sao không ba?
Người cha mỉm cười vuốt tóc cô con gái nhỏ:
-Không sao đâu con, ba là đàn ông mà, mình bảo vệ cái gì phải thì tốt mà con …
-Vậy làm đàn ông như ba phải bảo vệ điều tốt và phụ nữ như mẹ mới là đàn ông hả ba?
-Ừ, cả con nửa vì mai mốt lớn lên con cũng là phụ nữ mà !
Người cha mỉm cười với cô con gái nhỏ đang nắm bàn tay trầy trụa sưng húp của mình. Anh cảm thấy lòng mình nhẹ nhỏm cho dù toàn thân vẩn còn đau ê ẩm. Cô bé hãnh diện nhìn người cha của mình trong căn nhà nhỏ đã lên đèn.

NGƯỜI CHA ÁO XANH và CẬU CON TRAI KHÔNG NGỦ

Người vợ trẻ ngồi chờ trong căn nhà im lìm, đã hơn 10 giờ khuya mà người chồng vẩn chưa về. Cậu con trai nhỏ của họ cũng không chịu ngủ, thỉnh thoảng nó chạy xuống nhà dưới để hỏi tại sao hôm nay ba nó chưa thấy về, thường thì chủ nhật ba nó về sớm hơn mọi khi.
Thêm vào từ lúc chiều, bà Năm và mấy người hàng xóm kế bên nhà, gặp chị đều kêu lại nói, hồi sáng nay mấy đứa cháu và con họ, tụi nó cùng với bạn bè là sinh viên ra Saigon chơi. Gặp lúc dân xuống đường biểu tình tuần hành ở gần nhà thờ Đức Bà và Bưu điện thành phố, thấy có rất đông mấy ông áo mặc xanh đang xô xát, lôi kéo để dẹp người biểu tình. Tụi nó đứng lại xem, tình cờ thấy chồng chị cùng mấy đồng nghiệp “hăng hái” nhào vô bắt, đánh… đàn ông và cả phụ nữ, đàn bà đều bị xô đẩy, té ngả rất tội nghiệp. Tụi nó chạy đến giúp họ đứng dậy mà cũng bị mấy ông mặc áo xanh đó hăm he, ngăn cản. Hàng xóm không hề trách móc chị, nhưng những lời kể lại đó về người chồng làm chị thấy có gì đó rất khó chịu và xấu hổ. Vì chị nghĩ nghề nghiệp của người chồng là bên đội trật tự đô thị thành phố, họ đâu phải là cảnh sát hay công an mà làm công việc dọn dẹp, đánh đập và bắt bớ người dân.
Có tiếng xe máy và mở cổng rào. Người vợ đứng dậy nhìn người chồng mặc sắc phục xanh lơ dắt xe vào nhà. Đứa con trai nhỏ nghe tiếng xe của người cha về cũng chạy xuống lầu để hỏi sao hôm nay về trể. Người vợ lo âu hỏi:
-Hôm nay chủ nhật sao về trể vậy anh?
Mùi rượu bia nồng từ người chồng tỏa ra trong không gian nhỏ của gian phòng khách:
-Xong công việc rồi tui đi nhậu với bạn bè trong cơ quan
-Nghe trong xóm nói ngoài Saigon có xuống đường rồi bị áo xanh, trật tự đô thị ra ngăn cản có xô xát với đám đông, anh có bị sao không?
Người chồng quắc mắt lên:
-Trong xóm nói hả, chắc cũng có mấy đứa ở đây ra đó xuống đường gây rối ngoài đó, phải bắt nhốt cho tụi nó sợ …
-Nghe nói có cả đàn bà, phụ nử, trẻ con bị kéo té ngả bị thương … khóc la quá trời, sao mấy ổng làm gì dử vậy ?
-Mấy tụi đó nghe bọn phản động nước ngoài xúi giục xuống đường phá rối
-Mà sao họ đứng yên không làm gì ai cũng bị đánh!
Người chồng im lặng, khật khưởng cởi áo bỏ đi vào trong. Đứa con trai nhỏ còn đứng trên cầu thang nghe ba mẹ nó nói chuyện với nhau. Nó thấy buồn vì đúng như lúc chiều nay, khi nó ra chơi với mấy đứa trong xóm, tụi nó nói là người ta thấy ba nó cùng mấy ông áo xanh đánh, lôi té mấy người đi biểu tình ngoài Saigon thấy dữ quá, rồi tụi trong xóm chạy đi mất để nó đứng đó một mình.

Tam Vu




 

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Giấc mộng kinh hoàng  
Hồi Ký của vợ người tù “cải tạo”  
Viễn thám
Trong bóng hoàng hôn
Tâm sự cùng Nữ Sĩ Dư Thị Diễm Buồn  
Phản bội Đồng Minh hay thay đổi chiến lược chống CS
Cái áo Jacket Không Quân
Ánh sáng cuối đường hầm
Sức mạnh của đồng tiền  
Di chúc tuyệt mệnh  
Rồi tôi sẽ hạnh phúc  
Anh không chết đâu anh  
Vì sao tôi là Nữ Quân Nhân?  
Nồi chè của Ông Tướng  
Người cha trăm tuổi  
Hai ngày gác ở Nghĩa Trang Quân Đội
Dự lễ Phật Đản  
Từ mặt đường dậy sóng ...  
Viết cho một người lính  
Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972 
Nghĩa Quân 
Chia sẻ với các em của chị
Có những chuyến tàu
Những mảnh hồn phiêu bạt ...
Cho nhau cuộc đời  
Cha và con với biển và cá  
Kẹt cứng gọng kềm

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba  
Cái bóng của vị thầy tu  
Cái nón sắt của người lính VNCH  
Trăm nghìn nhánh khổ  
Sài-Gòn miền đất địa linh nhân kiệt
Triết lý nhân sinh - Luận về mộng mơ qua Văn chương và Triết học  
Tấm thẻ bài  
Tung cánh chim tìm về tổ ấm  
Tình nghĩa Vợ, Chồng khi kẻ mất, người còn đời sống sẽ ra sao?  
Viết cho Nguyễn Viết Dũng  
Việt cộng - Việt cộng
Tháng Ba chôn súng  
Bãi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt 
Tiểu Đoàn 9 TQLC - Trận chiến sau cùng  
Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ !  
Mất Đà Nẵng  
Sự quan tâm của vị Tướng  
Saigon xưa ...cái thời xé tiền để .. thối lại !  
Giọt nước mắt của lính
BTL/HQ/V4 DH – Di tản với 3000 đồng bào  
Người lính Việt Nam Cộng Hòa sau 30 tháng Tư  
Bàn thờ hai mặt  
Ngôi nhà thờ cổ bên dòng sông Saigon 
Vòng tròn nhân quả  
Bạn tôi người lính trẻ
Nhớ kỉ niệm .…
Một lần mất mát  
Chuyện buồn người vợ tù  
Nhẩy Dù tử chiến tại mặt trận Quảng Trị 
Ngô Quang Trưởng - Cổ kim như danh tướng 
Khai bút đầu Xuân Bính Thân 2016 - Sát cộng nô hịch

Về thăm quân trường cũ 
Xuân đã tàn chưa?

Tưởng như … Mùa xuân không còn nữa 
Táo quân về trời 
Đi chợ... Tri thiên mệnh  
Điều bố không dặn lại

Một đời lận đận chiến tranh  
Gió mùa xuân  
Viên đại bác cuối cùng nơi phà Cát Lái 
Người vợ là một vĩ nhân

Chưa tu đã thành Phật  
Tướng Ngô Quang Trưởng - Cô kim như danh tướng

Bắc Kỳ 9 nút - Bắc Kỳ 2 nút