CÓ NHỮNG CHUYẾN TÀU

Vi Vân.

Trời đă chuyển sang mùa Hạ, hoa phượng tím giăng giăng buồn trên các nẽo đường ở miền Nam California. Chiều nay tôi ngồi trong một nhà hàng bên bờ biển Huntington Beach. Ngoài kia biển xanh bao la bát ngát, sóng ầm ỹ xô đuổi nhau từng đợt, bọt biển tung trắng xóa, đàn hải âu xoăi cánh bay lượn trên lưng chừng trời tuyệt vời như một bức tranh, vài chiếc tàu nhấp nhô xa xa… Tôi từng là chứng nhân của bao nhiêu chuyến tàu ra khơi, trở về; cặp bến rồi rời bến. Tôi cũng đă từng làm người đưa tiễn, nhưng tôi luôn luôn đến muộn, không kịp chuyến tàu, chỉ c̣n biết đứng bơ vơ trên bến vắng ngóng nh́n theo. H́nh ảnh những chiếc tàu Hải Quân trắng tinh lướt sóng ngoài khơi trong chiều nắng Hạ đă làm tâm tư tôi xao động, kỷ niệm những ngày tháng cũ bỗng quay về. Ôi! Sóng biển quyến rũ, trùng dương bao la là niềm đam mê muôn thuở của anh nhưng là nỗi đau dài trong suốt cuộc đời tôi. Tôi c̣n nhớ rất rơ, ngày đó…

Lần đầu tiên tôi được bước lên chiếc tàu biển là lúc tôi 17 tuổi, vào mùa hè của cuối năm Đệ Tam, đó là chiếc Dương Vận Hạm Đà Nẵng HQ 501 đang cặp bến Bạch Đằng. Cậu Ṭng tôi là bạn của vị thuyền trưởng nên cậu đă được mời dùng cơm trưa trên tàu, cậu dẫn chị Thiện Linh và tôi đi cùng.

Chị Thiện Linh lúc đó 20 tuổi, đă vào Đại Học, rất xinh đẹp, nói năng duyên dáng, lưu loát…là cây đinh giữa mấy chàng Hải Quân, c̣n tôi chỉ là cô gái nhỏ bị bỏ quên không ai để ư tới. Có lẽ v́ ái ngại cho tôi nên một anh Thiếu Úy trẻ ngồi cạnh tôi tỏ vẻ quan tâm hỏi han tôi vài câu thân thiện. Anh tự giới thiệu:

- Tôi là Phi Đằng, xin được biết tên cô.

Tôi nh́n chàng thanh niên trẻ có gương mặt rất sáng và nụ cười thật tươi, nhỏ nhẹ trả lời:

- Tôi tên Anh Tâm, là cháu của cậu Ṭng.

Anh gật đầu:

- Tôi biết, vừa rồi tôi có nghe Thiếu Tá giới thiệu. H́nh như cô không phải ở Sàig̣n?

- Dạ phải. Tôi chỉ lên Sàig̣n vào mùa hè thôi. Gia đ́nh chính của tôi ở Cần Thơ, gia đ́nh ba mẹ nuôi cũng là d́ ruột của tôi ở đây. D́ tôi có tới 10 người con, các anh chị đều thương tôi lắm.

Anh nh́n tôi thắc mắc:

- Tại sao lại có chuyện ba mẹ ruột và ba mẹ nuôi vậy?

- V́ lúc trẻ mẹ tôi sinh khó, nuôi con khó, c̣n d́ tôi sinh đẻ dễ dàng và con cái đều mạnh khỏe, dễ nuôi nên mẹ đưa tôi cho d́ nuôi. Nhờ vậy sau nầy mẹ tôi sinh thêm mấy em tôi rất tốt. Khi đến tuổi đi học tôi phải trở về sống với cha mẹ ruột, mỗi năm dành mấy tháng hè cho gia đ́nh thứ hai.

Anh mỉm cười:

- Câu chuyện cô cũng thú vị lắm đó. À! Cô ăn thêm đi, có muốn uống chút rượu nhẹ không?

- Dạ không. Cám ơn anh.

Sau buổi cơm trưa anh dẫn tôi đi xem các nơi trên tàu, từ đài chỉ huy trên cao, pḥng máy, pḥng ăn, nhà bếp, pḥng ngủ…Kế đó chúng tôi ra hành lang nh́n xuống mặt sông. Tôi reo lên:

- Ồ! Cao quá. Đứng đây có thể nh́n ra rất xa. Lúc tàu chạy ngoài biển trời nước mênh mông chắc đẹp và lăng mạn lắm phải không anh?

Anh lại cười. Trời ơi, sao nụ cười tươi và dễ mến như thế! Tôi nghĩ không biết có bao nhiêu cô gái đă khổ v́ nụ cười nầy. Anh nói:

- Không hẳn như vậy đâu cô bé. Nếu chỉ đi du ngoạn ngắm cảnh th́ rất lăng mạn nhưng chúng tôi là lính chớ không phải là những chàng công tử nhà giàu ngồi trên du thuyền hưởng thụ đâu.

Tôi bắt đầu thấy thân thiện với anh nên vui vẻ hỏi chuyện:

- Sao tàu của anh gọi là Dương Vận Hạm, nghe hay quá vậy? Có phải chiếc nào cũng gọi như thế không?

Anh có vẻ thích thú v́ câu hỏi của tôi:

- Thấy cô muốn hiểu biết thêm về Hải Quân nên tôi sẽ nói cho cô rơ. Nhưng trước tiên tôi cần cho cô biết một điều là … thật ra, tôi xuất thân từ trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam.

- Ồ! Sao bây giờ anh là lính biển?

Anh vừa nh́n ra ngoài mặt sông vừa mỉm cười:

- Cũng v́ say mê biển cả, muốn dấn thân vào cuộc sống hải hồ nên tôi theo một số bạn bè cùng khóa xin chuyển qua Hải Quân.

- Như thế cũng được sao anh?

- Được chứ, có người c̣n chuyển qua Không Quân nữa cơ, nhưng chỉ một số ít thôi. Khi được nhận, chúng tôi cũng phải vào Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang học lại như những sinh viên khác vậy.

Tôi ngạc nhiên:

- Như vậy thời gian học tập của anh nhiều quá, có uổng phí ngày tháng không anh?

Anh lắc đầu ngay:

- Không đâu. Càng học tập nhiều, sự hiểu biết càng rộng. Ở trường Vơ Bị tôi rèn luyện được một thân thể tráng kiện, một tinh thần kiên cường, một ư chí mạnh mẽ và hiểu biết thế nào là: TỔ QUỐC, DANH DỰ, TRÁCH NHIÊM hoặc TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY. Chúng tôi biết tôn sư trọng đạo, biết yêu thương, kính nể bạn đồng môn, đồng khóa…Bên quân trường Hải Quân tôi cũng học được những điều tốt đẹp không kém. Phải nói tôi là kẻ có nhiều may mắn hơn bạn bè.

Một cô bé như tôi không hiểu nhiều về việc nhà binh lắm nhưng nghe anh nói tôi rất hâm mộ và nể phục anh, tôi thầm nghĩ đây mới thật là người thanh nhiên hoàn hảo, ḷng thấy có nhiều thiện cảm với anh. Tôi bỗng nhớ ra:

- À! Anh đă quên câu hỏi vừa rồi của tôi? Các tàu đi biển đều có cùng tên sao?

- Không đâu, để tôi nói sơ sơ cho cô nghe nhé! Hải Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có nhiều loại tàu lớn nhỏ đủ cở, được phân chia ra nhiều loại, được mang nhiều tên khác nhau như:

- Khu Trục Hạm như chiếc HQ 1, HQ 4...
- Tuần Dương Hạm HQ2, HQ3, HQ 5, HQ 15…
- Hộ Tống Hạm HQ 06, HQ 07, HQ 10…
- Trợ Chiến Hạm HQ 225, HQ 226, HQ 227…
- Giang Pháo Hạm HQ 328, HQ 329, HQ 331…
- Trục Lôi Hạm HQ 114, HQ 115, HQ 116…
- Tuần Duyên Hạm HQ 605, HQ 607, HQ 608…
- Dương Vận Hạm HQ 500, HQ 501, HQ 502…
- Yểm Trợ Hạm HQ 800, HQ 801…
- Cơ Xưởng Hạm HQ 802.
- Bệnh Viện Hạm HQ 400, HQ 401…
- Hải Vận Hạm HQ 402, HQ 403, HQ 404…
- Hoả Vận Hạm HQ 470, HQ 471, HQ 477…
- Huấn Luyện Hạm HQ 451.

Ngoài ra c̣n có những chiếc Duyên Vận Hạm, Giang Vận Hạm…

Tôi lắc đầu kêu lên:

- Trời ơi! Anh nói tôi không thể nhớ hết. Cái ǵ mà nhiều tên, nhiều thứ quá vậy?

Anh cười:
- Ồ, tôi quên. Cô làm sao nhớ được và chắc cô cũng không có hứng thú khi nghe tôi nói phải không?
- Xin lỗi anh, tôi biết đó là niềm hănh diện của các anh. Tuy tôi không nhớ hết nhưng ít ra tôi cũng biết là tôi đang đứng trên chiếc Dương Vận Hạm 501 của anh. Tôi cũng rất hân hạnh được quen biết anh hôm nay, mong có dịp gặp lại.

Mắt anh nh́n ra xa:

- Tôi cũng mong như vậy.

Có tiếng cậu Ṭng gọi tôi, anh có vẻ lưu luyến từ giă tôi và hẹn gặp lại lần sau. Một buổi trưa đầy ư nghĩa, một kỷ niệm khó quên với chàng trai của biển, tuy mới quen nhưng chúng tôi cảm thấy như đă là bạn bè từ lâu rồi vậy. Trời mới bắt đầu vào Hạ nắng chưa gay gắt, mây trắng bồng bềnh trôi trên nền trời xanh bao la, tôi bỗng thấy tâm hồn ḿnh thư thái, êm đềm, mát dịu như cơn gió nhẹ thổi lên từ ḍng sông.
* * *
Chiều cuối tuần tôi và chị Thiện Linh lang thang trên đường Hàm Nghi. Mây xám giăng giăng trên bầu trời Sàig̣n, gió chiều lồng lộng, tôi chợt thấy buồn vu vơ. Chị Linh nắm tay tôi chen ra khỏi gịng người xuôi ngược. Bỗng từ xa tôi thấy một người đi nhanh về phía chúng tôi, người đó là Đằng, chàng Thiếu Úy Hải Quân mà chúng tôi mới gặp mấy hôm trước. Anh mừng rỡ, vồn vả với chúng tôi như người thân thuộc. Tôi thấy chị Linh vui nhiều so với vài hôm trước khi chị có việc giận hờn cùng bạn trai là anh Gilbert đang du học ở Tây Đức. Anh Đằng thả bộ cùng chúng tôi một lúc rồi anh mời chị em tôi vào quán cà phê gần đó. Đằng và chị Linh nói chuyện với nhau có vẻ tâm đắc lắm.

Khi chúng tôi trở về nhà, tôi ngạc nhiên v́ nghe chị Linh nhắc về anh Đằng măi, tôi hỏi chị:

- Chị à, chị và anh Gilbert chỉ giận nhau thôi hay đă dứt khoát rồi? Sao chị nhắc anh Đằng hoài vậy? Trong ḷng chị hiện giờ ai quan trong hơn?

- Chị cũng không biết nữa. Có điều khi nói chuyện với anh Đằng chị thấy rất vui mặc dù mới quen. Thôi suy nghĩ nhiều làm ǵ, vui được th́ cứ vui đi. À, anh Đằng có hẹn tối mai ḿnh đi pḥng trà Olympia chơi, mẹ chị có thẻ 20% bớt giá của bà chủ tặng, chị sẽ mang theo. Chị có nói anh dẫn thêm một người bạn để em và chị đi chung cho vui.

- Em không muốn đi đâu. Chị kêu anh Đằng dắt thêm bạn tức là chị định đẩy em cho anh chàng nào đó sao? Em không cần đâu.

Chị Linh ôm vai tôi:

- Thôi mà em, đừng giận chị. Vài ngày sau là tàu anh Đằng rời bến rồi không biết bao lâu mới trở về, coi như ḿnh tiễn ảnh vậy.

- Ảnh sắp đi rồi sao? Vậy th́ em đi, coi như chào tạm biệt anh ấy.

Chị gật đầu:

- Ừ! Vậy mới được chứ!

Ḷng tôi chợt trĩu buồn. Thật lạ, chị Linh và Đằng mới gặp nhau nhưng sao họ mau thân thiện quá vậy? Không lẽ họ bị “ tiếng sét ái t́nh” rồi sao? Không thể nào chị Linh xa anh Gilbert được. Anh Gilbert và chị quen nhau từ nhỏ, anh đang học ở nước ngoài, là bác sĩ trong tương lai, có lư do ǵ để chị phụ anh ấy? Bao nhiêu câu hỏi ẩn hiện trong đầu nhưng tôi ngại hỏi chị, sợ chị hiểu lầm, thật t́nh tôi không muốn chị thân mật với anh Đằng v́ tôi quen anh trước chị mà.

Đêm hôm sau đó, trước mặt tôi là anh Quư, một thanh niên trẻ, bạn anh Đằng. Anh Quư là bạn cùng khóa Vơ Bị với anh Đằng, đang phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù ở trại Hoàng Hoa Thám. Anh rất lịch thiệp, rất vui vẻ nhưng tôi chỉ nh́n thấy h́nh ảnh anh Đằng và chị Thiện Linh trong những điệu nhảy khắng khít, đắm say. Anh Quư mời tôi nhảy nhưng tôi từ chối với lư do nhức đầu. Tôi ngồi im, bất động. Trên sân khấu một giọng ca nữ cất lên, bài hát buồn và nức nở như tiếng khóc của một người con gái, bài “ Quand le film est triste”. Bài nầy tôi đă nghe Sylvie Vartan hát mấy lần rồi nhưng sao hôm nay tôi thấy thật hay và thấm thía như nỗi buồn trong ḷng tôi …

“ Quand le film est triste, ca m’a fait pleurer.
Ce soir j’ai du travail, il m’a dit vas sans moi. Je m’en suis allée toute seule au cinéma. Les actuallités venaient de commencer. Au bras de mon meilleur amie il est arrivé. Ils sont passés tous les deux sans me voir. Et devant moi, il sont venus s’asseoir
J’ai cru mourir car ils se sont embrassés. Oh beau milieu du dessin animé, moi j’ai pleuré.
Oh, Oh, Oh! Quand le film est triste, ca m’a fait pleurer…”

Mắt tôi bỗng cay sè, tôi đ̣i uống rượu nhưng anh Quư cản lại:

- Em c̣n nhỏ không được uống đâu. Uống nước ngọt đi.

Rồi anh kề tai tôi nói nhỏ:

- “Cô bé ngốc” nầy làm sao vậy? Buồn lắm phải không? Nh́n qua là anh biết chuyện ǵ rồi.

Tôi nổi nóng:

- Ai cho anh kêu tôi là cô bé ngốc? Anh nói ǵ lung tung vậy? Nhưng tôi… ngốc thật phải không anh?

- Ờ, đúng vậy.

Mắt tôi chợt ướt không biết v́ sao. Anh Quư lắc đầu nói với chị Linh:

- Để tôi đưa Anh Tâm về nhà trước nhé! Cô bé nhức đầu rồi.

Chị Linh ái ngại:

- Hay để Linh về luôn.

- Không, Linh ở lại với Đằng đi. Tôi bảo đảm đưa cô bé về an toàn.

Nói xong anh kéo tay tôi ra cửa:

- Ra đây với anh. Anh dẫn em ra Chợ Cũ ăn ḅ viên nhé? Như vậy vui hơn. Ở đây không thích hợp với em đâu.

- Sao anh tốt với tôi quá vậy?

- V́ anh xem Tâm như em gái anh vậy, bằng ḷng không?

- Dạ, th́…cũng được.

Anh Đằng chạy theo, rút một mảnh giấy từ túi áo ra nhét vào bóp tôi, có lẽ anh đă viết sẵn rồi. Tôi không muốn nghĩ ngợi ǵ nữa, cứ thờ thẩn đi theo anh Quư. Tôi thấy tủi thân vô cùng, có cảm giác như kẻ bị bỏ rơi. Không ai hiểu được tâm t́nh của cô gái 17 tuổi và chính tôi cũng không hiểu rơ ḷng ḿnh tại sao, v́ sao như thế. Trong đầu óc tôi cứ măi nghĩ đến anh Đằng. Rồi mai đây tàu anh rời bến, anh sẽ ra đi, bao giờ gặp lại? Anh vượt ngàn trùng hải lư để rời xa một bờ bến nhỏ anh không muốn ghé, anh muốn cặp vào một bến khác thơ mộng hơn, đẹp đẽ hơn. Tôi bỗng thấy đêm Sàig̣n buồn lê thê và gió ngoài sông thổi về mang theo nhiều giá lạnh.

Anh Quư đưa tôi về nhà, chị Linh vẫn chưa về. Tôi uể oải mở tờ giấy anh Đằng bỏ vào bóp tôi lúc tối, trong đó anh hẹn tôi sáng mai lúc 9 giờ trước cửa rạp Rex, anh có việc cần nói với tôi. Tôi nghĩ thầm : nói ǵ đây chứ? Tôi và anh chẳng là ǵ cả, và anh cũng đă thân thiện với chị Linh rồi. Tôi đi ngủ và tự nhủ ḿnh sẽ không đi gặp anh làm chi.

Khi tôi mở mắt ra đă 8 giờ sáng, chợt nhớ lời anh tôi phân vân suy nghĩ. Sau một lúc đắn đo tôi quyết định đi gặp anh để xem anh muốn nói ǵ. Tôi kêu taxi đến rạp Rex hơi sớm nhưng Đằng đă đúng ở đó rồi. Thấy tôi anh chạy đến ân cần:

- Em đến sớm quá.

- Anh c̣n sớm hơn mà.

Anh cười chỉ tay về phía trước:

- Anh để xe đằng kia. Hôm nay anh đưa em đi Thủ Đức chơi và anh cũng muốn nói chuyện với em nhiều hơn.

Tôi từ chối:

- Em không thể đi được, anh có cần nói ǵ với em th́ nói và cho em về nhà sớm.

Đằng nh́n tôi hơi chút ngạc nhiên:

- Làm ǵ mà gấp vậy? Thôi được, giờ anh đưa em ra chợ Bến Thành nhờ em mua cho anh vài thứ để anh mang theo tàu. Sau đó anh chở em đi ăn cơm, sẽ nói chuyện với em, rồi đưa em về được không?

- Dạ, vậy cũng được.

Sau khi tôi mua giùm anh vài vật dụng cần thiết cho một chuyến hải hành dài, anh đưa tôi ăn cơm trưa ở nhà hàng Thanh Thế. Những lời anh muốn nói với tôi hôm nay là đính chính cho sự hiểu lầm của tôi vào đêm hôm trước. Anh bảo v́ nghe chị Thiện Linh có chuyện buồn nên anh cố làm cho chị vui chớ anh không có t́nh ư ǵ với chị. Tôi nh́n vào mắt anh thật lâu, tôi muốn t́m hiểu v́ sao anh lại nói với tôi những điều đó, tại sao anh lại đính chính. Tôi hỏi anh:

- Anh nói với em những việc đó để làm ǵ?

- V́ anh không muốn em hiểu lầm. Anh chưa dám hứa điều ǵ nhưng anh cảm thấy anh hợp với em hơn, anh mến em hơn. Ít ra trong giờ phút nầy chúng ta cũng coi như bạn thân, có được không em? Ḿnh bắt đầu từ một T̀NH BẠN nhé?

Tôi lặng thinh, chẳng biết trả lời sao trước mặt người con trai mà ḷng ḿnh đă lưu luyến ngay từ phút ban đầu. Đằng đưa tôi về, trước khi vào nhà anh nói:

- Ngày mai tàu anh đi rồi. Em có muốn ra bến tàu tiễn anh không, cô bạn nhỏ của anh?

Tôi không trả lời anh, đưa mắt nh́n lên hàng me xanh biếc, vài lá me rơi lác đác trên áo tôi sau cơn gió nhẹ thoảng qua. Tôi chợt nghe ḷng ḿnh đang bồi hồi xao xuyến.

Suốt đêm tôi thao thức, ngủ trễ nên hôm sau khi bừng mắt ra th́ đă hơn 9 giờ sáng. Tôi kêu xe chạy nhanh ra bến Bạch Đằng hy vọng c̣n kịp tiễn anh ra khơi nhưng đă muộn. Tàu anh đă chạy ra giữa sông Sàig̣n, chỉ c̣n những cái vẫy tay lưu luyến của kẻ ở lẫn người đi.Tôi nghe như có chút nghèn nghẹn trong ḷng, có chút buồn buồn trong mắt, một chút hối tiếc bâng khuâng…
* * *
Tôi trở về Cần Thơ để bắt đầu cho niên học kế tiếp. Trong lúc tôi đang hoài nghi về t́nh cảm của anh dành cho tôi th́ tôi nhận được lá thư đầu tiên của anh viết từ Nha Trang. Trong thư anh chỉ nói về biển xanh cát trắng của miền thùy dương và nỗi cô đơn, nhung nhớ vu vơ của người lính biển. Đến lá thư thứ hai anh dần dần đem sự nhớ mong hướng về một người con gái mới quen. Rồi lá thư thứ ba, thứ tư, thứ năm …t́nh cảm anh vẫn trao về người con gái ấy, tôi đă ngầm hiểu anh muốn nói đến tôi. Dù nhung nhớ ngập tràn trong thư nhưng anh vẫn chưa thẳng thắn nói ra ba chữ : Anh yêu em, I love you, Je t’aime… Riêng tôi cũng chưa dám chấp nhận anh v́ tôi rất sợ sự bay bướm, hào hoa của lính biển. Tôi sợ anh làm tổn thương trái tim non nớt của tôi. Thư viết trả lời anh tôi cho anh biết tôi cũng buồn và nhung nhớ mông lung, nhưng tâm trí tôi đang dành trọn cho mùa thi sắp đến.

Một buổi chiều trước khi vào lớp học Hội Việt Mỹ, tôi đang đứng nói chuyện với B́nh và Hiếu hai người bạn cùng lớp th́ có người bước tới trước mặt tôi nói lớn:

- Anh Tâm, đi theo anh về nhà.

Tôi nhận ra anh Đằng nên mừng rỡ:

- A! Anh Đằng. Sao anh đến đây giờ nầy?

- Anh đến đón em. Sao không vào lớp mà đứng đây “nhiều chuyện” quá vậy?

Tôi phụng phịu:

- Cái anh nầy, tự nhiên ở đâu về không báo trước ǵ hết rồi mắng người ta “ nhiều chuyện” chứ? Mà anh về hồi nào? Sao biết em ở đây?

- Tàu anh mới vừa cặp bến. Trong thư trước không phải em có nói với anh là mỗi thứ hai, thứ tư, thứ sáu, em có lớp ở Hội Việt Mỹ lúc 6 giờ chiều sao?

Hai người bạn tôi thấy thái độ không vui của Đằng lẵng lặng bỏ đi mất. Mặc dù anh làm tôi hơi giận một chút nhưng tôi thật vui mừng v́ sự xuất hiện của anh. Đằng cho biết anh đă đổi qua một chiếc tàu khác, đó là chiếc Giang Pháo Hạm Thần Tiễn HQ 328, tàu nầy tung hoành trên khắp vùng 4 sông ng̣i. Anh nh́n tôi nói như lời tâm sự:

- Anh vẫn say mê biển cả, nhưng đời anh cứ lênh đênh từ các bờ biển miền Trung, từ đại dương mênh mông đến những sông ng̣i, kênh rạch của vùng Cửu Long Giang… Nay ghé bến nầy, mai dời bến khác, bạn quen sơ giao th́ nhiều, chưa biết ai thật ḷng với ḿnh nên anh thấy cô đơn thiếu vắng vô cùng, anh mong sao…

Tôi ngắt lời anh:

- Thôi đi ông ơi, có ma tin ông chớ ai tin. Mấy ông Hải Quân nổi tiếng đa t́nh, mỗi bến nước một mối t́nh, rồi ra đi không bao giờ quay về bến cũ. Đừng làm bộ gạt con nít nữa.

Anh trố mắt nh́n tôi:

- Cái cô nầy hay nhỉ? Ngày thường nhu ḿ, hiền thục sao giờ lại chua như giấm thế?

- Tại anh nói nghe “ chướng tai” quá nên em không nhịn được.

Anh bật cười:

- Bây giờ tôi mới biết rơ cô đấy nhé!

Tôi không chịu thua:

- Anh c̣n nhiều điều chưa biết về em đâu.

Anh chợt nghiêm mặt lại:

- Thôi không đùa nữa. Hôm nay anh ghé thăm em, ngày mai tàu anh sẽ đi Cà Mau. Gặp lại thấy em vui, khỏe và đang cố gắng học anh rất mừng. Anh biết năm nay em bận học thi Tú Tài I, cố gắng lên nhé! À, hè nầy em có về Sàig̣n không?

- Chắc không anh ạ! Em bận lắm. Anh biết chị Thiện Linh của em đính hôn với anh Gilbert rồi phải không? Anh ấy đă về nước.

- Anh đă biết khi anh cặp bến Sàig̣n lần trước. Anh mừng cho cô ấy, c̣n em th́…bao giờ?

Tôi cười nhẹ:

- Anh nói giỡn sao? Em c̣n nhỏ chưa học hành tới đâu mà. Vả lại ai thích cô bé nhà quê như em hả anh?

Anh chợt nắm tay tôi:

- Nếu có người thích th́ em nghĩ sao?

Tôi hơi bối rối khi biết anh chọc ḿnh:

- Có ai nói ǵ đâu mà em biết.

Anh chợt thở dài:

- Anh không có th́ giờ ở đây lâu, em nghỉ buổi học tối nay được không? Anh có nhiều chuyện muốn nói với em.

Tôi làm sao từ chối anh được v́ dù tôi cố gắng không dám tỏ thật ḷng ḿnh nhưng tự đáy tim tôi h́nh bóng anh đă ngự trị từ lâu rồi. Tôi đành phải “cúp cua” để đi cùng anh. Đằng hỏi tôi:

- Ḿnh đi ăn được không em? Anh chưa ăn ǵ cả.

- Tùy anh, em ăn rồi . Anh cứ ăn và em sẽ ngồi nh́n anh thôi.

Đằng và tôi đến một quán ăn bên bờ sông Ninh Kiều gần Bộ Chỉ Huy Hải Quân vùng 4 Sông Ng̣i, nơi tàu anh đang neo bến. Đằng kêu thức ăn, tôi ngồi trước mặt anh với ly nước ngọt. Nh́n anh tôi thấy một niềm vui vô hạn. Tôi thật sự đă cảm mến anh rồi, không thể dối ḷng ḿnh được nữa. Nếu lần nầy anh hỏi ư tôi chắc tôi sẽ chấp nhận dù có linh cảm rằng mai nầy mưa gió băo bùng sẽ ngập kín đời tôi.

Ngoài kia đêm dần xuống, thành phố lên đèn. Ánh điện phản chiếu toả sáng lấp lánh, chập chờn trên ḍng sông Hậu. Điệu t́nh ca buồn từ một quán nước nào đó theo cơn gió bay xa, ḍng sông ŕ rào, thủ tỉ chuyện yêu đương, đêm Tây Đô huyền ảo mơ màng như ru hồn viễn khách dật vờ say cơn mộng. Tôi ước ǵ đêm nay dài vô tận, đêm trùng phùng đầu tiên của anh và tôi tuyệt vời làm sao, khó phai nhạt ở mai sau. Đằng vẫn ngồi đó trong tư thế chửng chạc, nghiêm trang. Mắt anh hướng về tôi, lời nói nhiều ở đầu môi nhưng tôi mơ màng nghe không rơ, chỉ loáng thoáng biết h́nh như anh đang tỏ t́nh cùng tôi và hy vọng có một tương lai tươi đẹp cho hai đứa. Lời cuối cùng anh hỏi “ em có bằng ḷng không, ” tôi nhớ ḿnh đă gật đầu. Bỗng nhiên tôi giật ḿnh hỏi lại anh:

- Ồ! Xin lỗi, anh vừa nói ǵ?

- Em đă bằng ḷng rồi, anh không lặp lại đâu.

Trời ơi! Tôi đă bằng ḷng với anh chuyện ǵ chứ? Hứa làm người yêu của anh hay hứa sẽ làm vợ anh? Tôi tự trách ḿnh vô ư quá. Nhưng không sao, dù ǵ ḷng tôi cũng đă hướng về anh rồi, tôi không hối hận. Chúng tôi rời tiệm ăn bên bờ sông đi ngược lên thành phố. Khi đi ngang Câu Lạc Bộ Sĩ Quan anh đề nghị:

- Chúng ta vào đây nghe nhạc được không em?

- Dạ, tùy anh.

Anh nh́n tôi cười:

- Sao lúc nào em cũng có hai chữ “ tùy anh” hoài vậy?

- V́ em muốn anh vui, không muốn trái ư anh mà.

Anh vỗ đầu tôi rồi kéo tay tôi bước vào Hội Quán. Bên trong hầu hết là những cặp t́nh nhân trẻ, ban nhạc đang chơi nhạc nhẹ, lăng mạn và nhiều cặp đang trên sàn nhảy. Chúng tôi t́m một bàn ở cuối pḥng để tránh gặp người quen quấy nhiễu thời giờ ít ỏi đang có. Trên kia một chàng ca sĩ đang giận hờn trách móc người yêu:

“ …Biết bao lần em đă hứa, hứa cho nhiều rồi lại quên, anh biết tin ai bây giờ?… Nầy em hỡi con đường em đi đó, con đường em theo đó đúng hay sao em? Xa nhau rồi Thiên Đường thôi lỡ, cho thần tiên chấp cánh xót đau người t́nh si…”*

Đằng nh́n tôi nheo mắt:

- Anh hy vọng em không phải là người con gái đó.

- Anh nói ǵ vậy, lăng xẹt hà!

Ly rượu chát trên tay Đằng vơi cạn, tôi cũng thấy hồn như chấp cánh bay lên cao, chúng tôi rời Hội Quán. Đằng đưa tôi về nhà bằng những bước chân khua buồn trên đường phố. Anh đùa:

- Buổi học ở Hội Việt Mỹ của em tối nay phải làm bài nhiều quá nhỉ?

- Lỗi tại anh, giờ c̣n chọc em nữa sao.

Đằng nghiêm chỉnh lại:

- Ráng chờ anh nghe Tâm, dù đi xa đến đâu anh cũng sẽ quay về. Lần tới anh sẽ nói với em một chuyện thật quan trọng, nghiêm túc. Bây giờ ḿnh không đủ th́ giờ, anh không muốn nói ra trong lúc gấp gáp thế nầy.

Chúng tôi đi qua nhiều con phố, cả hai im lặng thật lâu, sầu dâng đầy trong mắt. Cơn gió đêm lành lạnh làm tôi chợt rùng ḿnh,

Đằng bỗng đưa tay ôm choàng tôi và nói:

- Em lạnh phải không? Anh không có áo khoác cho em nên đành thế nầy vậy nhé!

Tôi nghe hơi thở nồng nàn từ anh, tim tôi dường như sai nhịp đập, tôi như người mộng du chỉ biết bước theo anh. Ước ǵ thời gian ngừng đọng lại để tôi được ở măi bên anh! Nhưng sáng mai tàu anh rời bến, lại một lần nữa tiễn đưa, em sẽ đến thật sớm để kịp tiễn anh, để kịp nh́n tàu anh ra khơi, để kịp vẫy tay chào tạm biệt.

Trên trời cao có v́ sao cô đơn le lói trong đêm tối, không gian im vắng lạ thường. Tôi nghe một chút nghèn nghẹn trong ḷng và có những giọt nước từ đâu vừa rớt xuống mi tôi.

Sáng hôm sau tôi ra bến tàu thật sớm, không thấy chiếc HQ 328 của anh đâu cả, một chiếc Giang Thuyền nằm ngay vào chỗ tàu anh hôm qua, tôi biết là tôi đă một lần nữa trễ hẹn. Tàu anh đă ra khơi, rời khỏi thành phố Cần Thơ xuôi theo ḍng Đại Ngăi… xuống tận Cà Mau. Tôi đứng thật lâu trên bến, mắt hướng nh́n sông Bassac rầm ŕ bủa sóng ngoài xa, một vùng trời nước mênh mông, một h́nh ảnh thân quen của những người lính thủy, có anh trong đó. Tôi lửng thửng ra về ḷng ngập tràn ưu tư khó tả.
* * *

Hai tuần trôi qua tôi chẳng được tin tức ǵ về anh cả. Ḷng tôi hồi hộp lo âu không xiết, tôi linh cảm có điều ǵ không tốt đă xảy ra với anh. Tôi t́m anh Điệp là anh họ của tôi đang làm việc tại Bộ Chỉ Huy Hải Quân vùng 4, nhờ anh hỏi thăm về chiếc tàu anh Đằng. Anh Điệp cho biết chiếc HQ 328 khi đang thi hành nhiệm vụ trên sông Ông Đốc đă bị một trái B40 của địch bắn trúng, có một sĩ quan tử thương hai thủy thủ bị thương. Trong lúc tôi đang hoảng sợ, lo lắng hoài nghi th́ cũng vừa nhận được thư anh Quư, anh báo tin Đằng đă đền xong nợ nước trên sông Ông Đốc ở Cà Mau, anh bảo khi nào tôi về Sàig̣n anh sẽ dẫn tôi đi thăm mộ Đằng. Không c̣n nghi ngờ, lầm lẫn ǵ nữa, thật sự anh đă vĩnh viễn ra đi rồi. Tim tôi đau nhói như vừa bị một nhát dao nhọn đâm bất ngờ, tôi tưởng ḿnh đang giữa cơn mơ, tôi không dám tin đó là sự thật. Mới hai tuần trước anh c̣n ở đây, c̣n mắng tôi “ nhiều chuyện” cùng bạn học, c̣n cùng tôi nghe nhạc, c̣n đưa tôi về qua những con đường im vắng. Anh hứa lần sau trở về sẽ nói một chuyện thật quan trọng và nghiêm túc với tôi, nhưng anh chưa kịp nói, tôi cũng chưa được nghe…

Tôi đứng lặng yên một ḿnh trên bến Ninh Kiều, mắt đăm đăm nh́n về phía trước của Bộ Chỉ Huy Hải Quân. Vẫn c̣n đó những con tàu lớn, nhỏ neo trên bến nhưng vắng bóng tàu anh. Anh đâu rồi? Trùng dương bao la réo gọi, sông nước dạt dào muôn thuở đợi chờ. Ước mơ, đam mê của anh đó! Và người em nhỏ đang chờ anh trên bến cũ, dù đă mấy lần lỡ chuyến tiễn đưa, vẫn chờ lời hứa hẹn của anh với đôi mắt buồn đọng lệ. Anh đă bỏ tất cả rồi sao?

Đằng ơi! Con tàu nào đưa anh rời bến? Ḍng sông nào khóc chuyện biệt ly? Ôi! Những chuyến tàu không có em cùng anh xuôi ngược. Ôi! những chuyến tàu đi măi không về. Chuyến tàu cuối cùng anh đi có phải là chuyến tàu định mệnh của chúng ta không? V́ ḿnh sẽ không bao giờ c̣n gặp nhau trên bến đợi. C̣n nỗi đau nào dành cho em nữa không anh? Vết thương nầy sẽ theo em trong suốt cuộc đời buồn, khó thể mờ phai.

Đằng ơi! Đằng ơi! Em gọi tên anh giữa tiếng rầm ŕ của ḍng sông đang tiếc thương, đưa tiễn một người về với thiên thu:

Một chuyến ra khơi vĩnh biệt rồi
Tôi thầm gọi măi cố nhân ơi!
Gửi anh tha thiết lời tâm sự
Thả cánh thư buồn theo sóng trôi…

Vi Vân.

* Bài không tên cuối cùng- Vũ Thành An.







 

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Giấc mộng kinh hoàng  
Hồi Kư của vợ người tù “cải tạo”  
Viễn thám
Trong bóng hoàng hôn
Tâm sự cùng Nữ Sĩ Dư Thị Diễm Buồn  
Phản bội Đồng Minh hay thay đổi chiến lược chống CS
Cái áo Jacket Không Quân
Ánh sáng cuối đường hầm
Sức mạnh của đồng tiền  
Di chúc tuyệt mệnh  
Rồi tôi sẽ hạnh phúc  
Anh không chết đâu anh  
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân?  
Nồi chè của Ông Tướng  
Người cha trăm tuổi  
Hai ngày gác ở Nghĩa Trang Quân Đội
Dự lễ Phật Đản  
Từ mặt đường dậy sóng ...  
Viết cho một người lính  
Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972 
Nghĩa Quân 
Chia sẻ với các em của chị
Có những chuyến tàu
Những mảnh hồn phiêu bạt ...
Cho nhau cuộc đời  
Cha và con với biển và cá  
Kẹt cứng gọng kềm

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba  
Cái bóng của vị thầy tu  
Cái nón sắt của người lính VNCH  
Trăm ngh́n nhánh khổ  
Sài-G̣n miền đất địa linh nhân kiệt
Triết lư nhân sinh - Luận về mộng mơ qua Văn chương và Triết học  
Tấm thẻ bài  
Tung cánh chim t́m về tổ ấm  
T́nh nghĩa Vợ, Chồng khi kẻ mất, người c̣n đời sống sẽ ra sao?  
Viết cho Nguyễn Viết Dũng  
Việt cộng - Việt cộng
Tháng Ba chôn súng  
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt 
Tiểu Đoàn 9 TQLC - Trận chiến sau cùng  
Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ !  
Mất Đà Nẵng  
Sự quan tâm của vị Tướng  
Saigon xưa ...cái thời xé tiền để .. thối lại !  
Giọt nước mắt của lính
BTL/HQ/V4 DH – Di tản với 3000 đồng bào  
Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 30 tháng Tư  
Bàn thờ hai mặt  
Ngôi nhà thờ cổ bên ḍng sông Saigon 
Ṿng tṛn nhân quả  
Bạn tôi người lính trẻ
Nhớ kỉ niệm .…
Một lần mất mát  
Chuyện buồn người vợ tù  
Nhẩy Dù tử chiến tại mặt trận Quảng Trị 
Ngô Quang Trưởng - Cổ kim như danh tướng 
Khai bút đầu Xuân Bính Thân 2016 - Sát cộng nô hịch

Về thăm quân trường cũ 
Xuân đă tàn chưa?

Tưởng như … Mùa xuân không c̣n nữa 
Táo quân về trời 
Đi chợ... Tri thiên mệnh  
Điều bố không dặn lại

Một đời lận đận chiến tranh  
Gió mùa xuân  
Viên đại bác cuối cùng nơi phà Cát Lái 
Người vợ là một vĩ nhân

Chưa tu đă thành Phật  
Tướng Ngô Quang Trưởng - Cô kim như danh tướng

Bắc Kỳ 9 nút - Bắc Kỳ 2 nút