Chuyện Buồn Người Vợ Tù

Trần Thanh Minh

Tôi trở về nhà với một thân xác ră rời, một đầu óc rỗng không, biếng ăn, mất ngủ, chả nói năng ǵ, mắt mở to mà không nh́n thấy ǵ. Tôi đă phải ra, vào nhà thương Chợ Quán mấy lần. Rất may cho tôi và các con là lúc đó tôi có một cô em và một người bạn lo lắng và chăm sóc mẹ con tôi tận t́nh.

Vài tháng sau, tôi nhận được 2 thùng quà trả lại với hàng chữ “Người nhận đă chết. Trại yêu cầu hoàn.” Đến bưu điện lĩnh 2 gói quà xong, vừa ra đến cửa tôi lại ngất đi. Rất may có anh bạn hàng xóm đạp xe xích lô đang chờ để chở tôi về nhà. Tới bữa ăn, nh́n bốn đứa con ngồi ăn ngon lành với tóp mỡ ngào đường và nước mắm, quà của bố trả lại, nước mắt tôi lại chảy như mưa. Rồi tới gần cả năm sau, phường trưởng mới cử đại diện đến chia buồn và đưa cho tôi biên bản “phạm nhân chết”.

Nhờ mảnh giấy này mà mẹ con tôi mới được đi Mỹ theo diện HO. (Tôi vẫn c̣n giữ mảnh giấy này, xin gửi kèm theo đây để mọi người biết “tội ác” của chồng tôi!) Can tội: Giảng viên tâm lư chiến xă hội học Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt. "Án phạt tù: 3 năm"; nhưng khi chết đă 3 năm 7 tháng. Nếu họ đúng lời chắc chồng tôi không thể chết.

Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó tôi sống cũng như chết rồi, nhưng v́ bốn đứa con nhỏ, chúng đâu có tội t́nh ǵ. Bên nội bên ngoại ai cũng muốn nuôi dùm 1, 2 đứa nhưng tôi không thể nào chịu được nếu để 1 đứa con xa tôi. T́nh thương con đă thắng cái “điên” của tôi để lo lắng cho chúng nhưng với phường khóm th́ tôi thật là một “mụ điên dữ dằn”. Tôi không chịu đi họp tổ, họp phường ǵ cả. Công an khu vực tới tận nhà bắt đi họp. Tôi nói: “Người mà các anh thấy có tội là chồng tôi th́ anh đă chết rồi, tôi và 4 con nhỏ không c̣n ǵ phải họp với hành nữa”.

Lúc trước ḿnh ngu nên cứ tin là phải họp hành cho tốt th́ họ xét cho chồng về sớm. Nay tôi không c̣n ǵ để sợ nữa th́ họ lại để tôi được yên thân.

Tôi bắt đâu tính chuyện vượt biên, mấy mẹ con dắt díu nhau đi t́m đất hứa không biết bao nhiêu lần. Hết đi từ Nhà Bè, Vũng Tàu, Mỹ Tho đến Rạch Giá, Sóc Trăng nhưng đều không thoát, ở tù cũng mấy lần. Xuống ghe ra biển lại thấy hối hận v́ thương con, chưa thấy thoát mà chỉ thấy chết tới nơi. Bị bắt tù đày th́ lại càng hối hận hơn v́ các con không có thức ăn, nước uống chỉ có một ca nhỏ. Trong trại chỉ có 1 cái ao tù, ăn cũng đó mà tắm giặt cùng nơi. Bẩn thỉu không thể tả cho nên trẻ con không bị đau bụng ỉa chảy th́ cũng ghẻ lở ghê hồn. Tôi sợ quá đến không dám nghĩ đến đi nữa. Phải cậy nhờ xin đi dạy lại dù biết là nhà giáo chỉ húp cháo thôi. Nhưng dù sao đi nữa cũng c̣n có chỗ để mua “nhu yếu phẩm” và được “thầu” để bán quà cho học tṛ trong trường.

Thời gian này tạm ổn định, lo cho các con tới trường cũng phải chạy chọt v́ “nhất thân, nh́ thế” của xă hội lúc bấy giờ. Phận ḿnh th́ xong rồi, bạn bè tôi c̣n rất nhiều có chồng đang tù tội. Thỉnh thoảng chúng tôi họp nhau để “lá rách nát đùm lá tả tơi” đứa nào có thứ ǵ cho tù ăn được th́ mang tới gom lại để chia cho những bạn sắp đi thăm. Trong cái t́nh đó tôi lại thấy được nhiều sự đau khổ mà người vợ tù phải chịu đựng nhục nhằn mà không ai có thể chia xẻ với họ. Chẳng hạn như một chuyện rất thật của một người bạn thân của tôi, chúng tôi đă chia sẻ từng bó rau muống từng chén nước mắm “muối + nước màu” cho các con ăn. Từng viên đường thẻ để mang vào tù cho chồng. Chỗ chồng bạn tôi ở lại có “nhà hạnh phúc” và các anh tù phải làm việc thật tốt th́ cán bộ mới cho phép gặp vợ tại đó. Lẽ dĩ nhiên chồng bạn tôi làm khổ sai cật lực để được ân huệ đó. Chị cũng là một cô giáo, sống rất đạo dức và thành tín, thương chồng vô cùng, nhưng khi vào thăm đă thấy “nhà hạnh phúc” có mấy cái trơng tre và mấy anh cán bộ ngồi canh. Chị đă không thể “cho anh” và điều này đă khiến anh nổi giận nghĩ là chị đă có “ai khác” ngoài đời. Chị đă bị anh chửi bới tơi bời c̣n ǵ thê thảm hơn nữa không? Thời gian đă qua tôi hy vọng anh đă thông cảm với chị về cái “không thể cho anh” đó. Mặc dù giờ th́ anh chị cũng đă xa nhau, thật là một điều rất đáng tiếc.

Lại thêm một cô bạn láng giềng, may mắn có ông chồng được thả về sau bảy năm tù tội. Những tháng ngày trong lao tù khiến con người cũng thay đổi nhiều lắm. Dễ nóng giận và mặc cảm đầy ḿnh. Một hôm cô bạn tôi được nhà nước cho mua một khúc vải may quần với giá rẻ dành cho các công nhân viên nhà nước. Cô mang về khoe nói là bán đi sẽ lời được sáu ngàn đồng. Ông chồng lại muốn may để mặc v́ ông ta thấy cũng cần phải có một cái quần mới. Bạn tôi ngần ngại nửa muốn cho chồng may, nửa muốn bán đi để thêm tư tiền lo cho gia đ́nh nên nói với chồng: “Khúc vải này sáu ngàn lận đó anh.” Chưa nói dứt lời là bạn tôi bị một cái tát tai choáng váng mặt mày, sự việc xảy ra quá sức tưởng tượng của mọi người. Anh chồng rất hối hận về hành động vũ phu của ḿnh; tuy nhiên anh vẫn đổ lỗi cho bạn tôi cái tội “coi cái quần hơn chồng”. Đó lại là một trong muôn ngàn cảnh ngộ trớ trêu của vợ tù "cải tạo".

Thắm thoát đă qua 7 năm lúc này cuộc sống mấy mẹ con tôi đă dễ thở v́ chị em bạn bè ở ngoại quốc đă bắt đầu gửi tiền về cứu trợ. Tôi được mẹ chồng cho theo đi để bốc mộ Anh. Tâm trạng tôi thật rối bời và lo sợ liệu bốc lên có phải là Anh không hay lại là mồ của ai khác?!! Trên đường đi cũng không kém gian nan cực khổ như khi đi thăm nuôi tại Kà Tum.

Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi mới biết bốc mộ là ǵ và nhất là thấu hiểu được câu nói “cát bụi trở về với cát bụi”. Thịt da đă tan vào với cát, chỉ c̣n bộ xương trắng mà các bạn anh đă từ từ cầm lên từng cái đầu, xương vai, xương cổ ống tay ống chân, và ngay cả những đốt xương nhỏ họ cũng ṃ t́m cho đủ. Một sợi dây làm bằng giây thép nhỏ, cái mặt làm bằng kính máy bay có h́nh dáng 2 người đứng bên nhau đă được anh bạn lấy lên trao cho tôi và nói chính chồng tôi đă làm để tặng cho tôi khi nào tôi lên thăm gặp mặt. Anh đă phải cất giấu bao ngày v́ nếu "cán bộ" thấy là bị tịch thu ngay. Rất may là có mẹ tôi và người cháu lo lắng lấy rượu rửa xương rồi quấn vào vải bỏ vào trong một cái bị to để chúng tôi mang về . C̣n tôi ngồi chết cứng với nước mắt rơi sầu tủi. Xót thương anh!

Trên đường về mới gặp toán người thăm nuôi. Gặp cô bạn cũng đi với mẹ già, đang chuyển quà từng khúc một, tôi chạy lại đỡ một tay. Khi tôi dắt bà cụ qua một người tù đang cuốc đất dưới ruộng, ngẩn nh́n và khẽ gọi mẹ. Tôi quay lại giúp cô bạn c̣n vài giỏ đồ ăn, chúng tôi vừa đi ngang th́ lại nghe anh ta gọi “em Liễu”. Cô bạn tôi nghe tên, ngoảnh mặt lại nh́n và lại bỏ đi luôn. Chạm mặt nhau rồi mà Liễu vẫn không nhận ra. Tới khi anh ta quên cả sợ "cán bộ", chồm lên đường kêu “Liễu. Anh đây”. Lúc đó bà cụ cũng đă trở lại và nhận ra con, cụ khóc oà ôm lấy anh tù, c̣n Liễu cũng khóc nhưng la “Không phải anh mà, không phải anh đâu”. Người chồng yêu quư v́ tháng năm đói khổ phải ăn khoai ḿ nên mặt anh ta biến dạng v́ quai hàm bạnh ra và nhựa độc của khoai ḿ làm cho tất cả tù nhân đều có cái mặt vuông gần giống nhau cả. Tôi cũng không cầm được nước mắt lại nghĩ rằng chắc chồng tôi c̣n sống th́ mặt mũi cũng chỉ như vậy mà thôi.

Từ trại về chỉ có độc nhất một chiếc xe đ̣, mọi người ngồi chật cứng trong xe, c̣n có nhiều người phải đứng bám vào cửa xe rất là nguy hiểm. Mẹ con tôi về đến ga Vinh là trời đă tối, lại ôm cồng kềnh một cái bị hài cốt của chồng tôi. Ngồi sân ga đợi tàu rất là nguy hiểm v́ mẹ con tôi nhơ ngác với xứ lạ quê người. Mẹ tôi phải lấy giây buộc cái bị và cuốn quanh người. Chỉ sợ lỡ mất đi th́ khổ lắm. Tôi hồi hộp sợ hăi c̣n hơn khi đi vượt biên nữa. Tôi đánh liều vào nhà nghỉ mát của nhân viên xe lửa. Sau một lúc nói chuyện gây cảm t́nh và nhờ có “thủ tục đầu tiên” (xin trả tiền trước) nên mẹ con tôi được vào tạm trú qua đêm yên lành. Sáng hôm sau cũng nhờ có ông "quản lư" nhà nghỉ đó mà chúng tôi được lên tàu ở trong toa xe của các nhân viên đi nghỉ mát. Tôi phải tin tưởng là chúng tôi đă có ơn trên che chở nên đă mang thoát được bộ xương của chồng tôi về đến nơi đến chốn. V́ nếu không được ở trong xe đó chắc chắn chúng tôi không thể thoát khỏi xự khám xét trên tàu. Họ phát giác ra là có xương người là lập tức đuổi chúng tôi xuống giữa rừng hoặc quăng bỏ mớ hài cốt đó. Sau đó lại nằm xuống với nước mắt trào ra không thể ngăn nổi v́ nhớ thương anh và tủi phận ḿnh đơn độc.

Hiện tại th́ chồng tôi đă được yên nghỉ tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo ở B́nh Dương. Nhưng cũng không biết được bao lâu nữa v́ họ c̣n tính dẹp cả nghĩa trang mặc dù đó là đất tư mà gia đ́nh tôi đă phải mua bằng những cây vàng lúc họ dẹp nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ngay trong thành phố Saigon.

Bốn mẹ con tôi xuống phi trường Dulles vào một buổi tối mưa tầm tă của tháng 6 năm 1994. Được gia đ́nh cô em ra đón, tôi mừng quá nhưng vẫn chưa hết lo sợ, không biết đây là thật hay mơ. Nỗi ám ảnh bị bốc đi vùng kinh tế mới và sự không nói có, có nói không của nhà nước công sản đă khiến tôi mất hết niềm tin. Tôi chỉ c̣n biết cầu Đức Mẹ ban cho tôi một phép lạ.

Chúng tôi cố gắng học hỏi để hoà nhập vào cuộc sống mới ở Mỹ. Nay các con tôi đă lớn, đă thành đạt và rất hiếu thảo. Chúng hết ḷng lo lắng, chăm sóc tôi. Tôi thật măn nguyện, nhưng tôi biết tôi không thể ôm giữ chúng măi được. Chúng phải có cuộc sống riêng, hạnh phúc riêng. Dù biết vậy, nhưng mỗi khi chúng vắng nhà, c̣n lại một ḿnh tôi, tôi lại thấy sợ hăi. Những năm tháng khổ cực, hăi hùng của thời dĩ văng lại kéo đến ám ảnh tôi. H́nh ảnh chồng tôi lúc oai hùng, mạnh mẽ trong bộ quân phục, lúc rách nát, tả tơi, thoi thóp trên chơng tre lại chập chờn quanh tôi. Tôi đă th́ thầm với anh: “Đợi em đi cùng!” Vâng, tôi ước mong được sớm ra đi b́nh yên dể được xum họp với chồng tôi. Chúng tôi chỉ mới được hưởng hạnh phúc gia đ́nh có 4 năm 5 tháng. Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống măi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ văng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi măi măi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ!

Kính tặng Giáo Sư Tố Lan, người đă cho tôi can đảm để thực hiện bài viết này.

18/02/2016
Trần Thanh Minh

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Giấc mộng kinh hoàng  
Hồi Kư của vợ người tù “cải tạo”  
Viễn thám
Trong bóng hoàng hôn
Tâm sự cùng Nữ Sĩ Dư Thị Diễm Buồn  
Phản bội Đồng Minh hay thay đổi chiến lược chống CS
Cái áo Jacket Không Quân
Ánh sáng cuối đường hầm
Sức mạnh của đồng tiền  
Di chúc tuyệt mệnh  
Rồi tôi sẽ hạnh phúc  
Anh không chết đâu anh  
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân?  
Nồi chè của Ông Tướng  
Người cha trăm tuổi  
Hai ngày gác ở Nghĩa Trang Quân Đội
Dự lễ Phật Đản  
Từ mặt đường dậy sóng ...  
Viết cho một người lính  
Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972 
Nghĩa Quân 
Chia sẻ với các em của chị
Có những chuyến tàu
Những mảnh hồn phiêu bạt ...
Cho nhau cuộc đời  
Cha và con với biển và cá  
Kẹt cứng gọng kềm

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba  
Cái bóng của vị thầy tu  
Cái nón sắt của người lính VNCH  
Trăm ngh́n nhánh khổ  
Sài-G̣n miền đất địa linh nhân kiệt
Triết lư nhân sinh - Luận về mộng mơ qua Văn chương và Triết học  
Tấm thẻ bài  
Tung cánh chim t́m về tổ ấm  
T́nh nghĩa Vợ, Chồng khi kẻ mất, người c̣n đời sống sẽ ra sao?  
Viết cho Nguyễn Viết Dũng  
Việt cộng - Việt cộng
Tháng Ba chôn súng  
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt 
Tiểu Đoàn 9 TQLC - Trận chiến sau cùng  
Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ !  
Mất Đà Nẵng  
Sự quan tâm của vị Tướng  
Saigon xưa ...cái thời xé tiền để .. thối lại !  
Giọt nước mắt của lính
BTL/HQ/V4 DH – Di tản với 3000 đồng bào  
Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 30 tháng Tư  
Bàn thờ hai mặt  
Ngôi nhà thờ cổ bên ḍng sông Saigon 
Ṿng tṛn nhân quả  
Bạn tôi người lính trẻ
Nhớ kỉ niệm .…
Một lần mất mát  
Chuyện buồn người vợ tù  
Nhẩy Dù tử chiến tại mặt trận Quảng Trị 
Ngô Quang Trưởng - Cổ kim như danh tướng 
Khai bút đầu Xuân Bính Thân 2016 - Sát cộng nô hịch

Về thăm quân trường cũ 
Xuân đă tàn chưa?

Tưởng như … Mùa xuân không c̣n nữa 
Táo quân về trời 
Đi chợ... Tri thiên mệnh  
Điều bố không dặn lại

Một đời lận đận chiến tranh  
Gió mùa xuân  
Viên đại bác cuối cùng nơi phà Cát Lái 
Người vợ là một vĩ nhân

Chưa tu đă thành Phật  
Tướng Ngô Quang Trưởng - Cô kim như danh tướng

Bắc Kỳ 9 nút - Bắc Kỳ 2 nút