(Viết lại bài đă đăng năm 2016)

"Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lờ lững vờn quanh
Êm xuôi về Nam …"


Con bé hát, tiếng trẻ hát vụng về, ngây thơ. Nghe thật dễ thương. Mẹ nó nghe vậy, hát theo con, cho nó vui. Con bé đưa mấy chữ "về Nam" cuối câu cao vút lên, nên khi hát sang câu kế tiếp th́ mẹ nó hết theo nổi. Trẻ con có giọng cao, lại có hơi, cứ thế hát tiếp:

"Làng tôi…
bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau
Đồng quê mơ màng!"


Bà mẹ đành phải nuốt chữ, ráng mà ừ ư thành âm, để hát theo con ḿnh, cho đến hết đoạn kế, rồi ôm con cuời thật hạnh phúc.

- Con hát hay quá!

Thằng Hai thấy vui lây, tấm tắc khen con. Nó khen rất thật ḷng. Tiếng trẻ thơ, nhất là con ḿnh, cho dù có hát vụng về lạc giọng; cứ nghe sao hay chi lạ.

Nó cười đó, nhưng nh́n vợ và con mà nghe ḿnh đang nao nao, nước mắt. Tội nghiệp, vợ nó có biết hát ḥ chi đâu. Bà ấy chỉ thích bài hát Làng Tôi, từ thời c̣n nhỏ, cái thời c̣n được sống ở Việt Nam. Bây giờ, chỉ c̣n nhớ lơm bơm giọng điệu, dạy cho con hát tiếng Việt ḿnh cho vui, cho ấm nhà, cho ḿnh đỡ nhớ quê hương. Con bé hát theo, riết rồi quen.

Có điều, hai mẹ con chỉ biết có bài Làng Tôi và hát được có bốn câu mà thôi. Rỗi răi, con rủ mẹ hay mẹ rủ con, ê a cùng nhau hát. Cứ thế, hát đi hát lại. Nhưng có sao đâu! Nghe hoài nhưng thằng Hai vẫn chưa thấy chán. Chừng như, lần nào cũng thế, bốn câu hát đă hết, hai vợ chồng nó ngó nhau mà lẳng lặng một lúc. Cái ǵ đó như là bâng khuâng, xao xuyến, làm sao ấy. Âm hưởng của giai điệu và lời nhạc cứ bàng bang, mênh mang trong ḷng người ly hương ḿnh.

Th́ cũng phải!

Năm 1952, bản nhạc Làng Tôi của Chung Quân đă đoạt giải Kim Chung, được chọn làm nhạc nền cho phim Kiếp Hoa, thắng các sáng tác của các bậc đàn anh và sư phụ, khi ông nhạc sĩ này mới mười sáu tuổi th́ phải biết!

Hay thật, thằng Hai ngẫm nghĩ.

Hơn nửa thế kỷ rồi, chứ ít oi ǵ!

Bây giờ, bài hát Làng Tôi càng thấm thía, nát ḷng người tha hương hơn.

Thằng Hai và vợ nó đều lớn lên ở thành thị. Hai đứa không biết nhiều về thôn quê, không có nhiều kỷ niệm sống và lớn lên trong thôn làng. Nó may mắn hơn, được năm bảy lần chi đó, theo cha về vườn, để thăm viếng mộ phần ông bà. Nhưng, mấy chữ "làng tôi", giờ trên đất nước ḿnh định cư, nghe sao… có cái ǵ đó thật gần gũi, hay hay, quyến luyến, trong ḷng hai vợ chồng nó lắm.

Hồi trước, khi trong thôn vườn c̣n yên giặc; mùa nghỉ hè, mấy anh em nó theo cha mẹ về đó chơi, vài ba hôm mới trở lên tỉnh. Sau này, đêm xuống, th́ làng ḿnh thường bị cái đám quân xưng danh là “cách mạng”, mà bà con trong làng hay gọi xách mé là “đồ quỷ quái”, kéo về quấy rầy, phá nát yên b́nh của xóm làng. Đêm đấu tố và thủ tiêu. Họ lùng bắt và giết người rất là kinh hoàng.

Cứ xem, bà Năm ở Làng Bưởi, Hà Nội, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long ở Hải Pḥng, th́ đủ biết cái dă tâm và man rợ của các đội quân này.

Bà Năm-Cát Hanh Long đă được “cách mạng” tâng bốc, đưa cho lên đến chín tầng mây; bà được phong tặng là "Mẹ chiến sĩ", v́ có công đóng góp tài sản cho quân cách mạng và nuôi ăn giúp đỡ cho những người sau này thành những bí danh, những cái tên rất là danh tiếng, đầy quyền lực trong đảng... Bà c̣n góp cả hai đứa con trai là Nguyễn Cát và Nguyễn Hanh, vào đội quân của “cách mạng”, và chính bà được phong cho làm Hội Trưởng Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam của tỉnh Thái Nguyên.

Và rồi quân “cách mạng” chiếm được miền Bắc của nước Việt Nam ḿnh!

Rốt cuộc, cũng chính bà Năm-Cát Hanh Long "Mẹ chiến sĩ", lại trở thành nạn nhân đầu tiên bị xử tử làm gương, theo chính sách vô cùng man rợ; gọi là “Trí-phú-địa-hào, đào tận gốc-trốc tận rễ”, của đảng và cái nhà nước “cách mạng” này.

Chính sách man rợ!

Quân man rợ giết người càng man rợ hơn!

Trong hồi kư Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh có ghi lại cuộc hành quyết bà Năm-Cát Hanh Long, cũng là bà "mẹ chiến sĩ" của “cách mạng”; qua lời kể của Tiêu Lang, phóng viên báo Cứu Quốc, thuộc đội quân cải cách như sau:

"Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đă cảm thấy có ǵ, nên cứ lạy van:

"các anh làm ǵ th́ bảo em trước, để em c̣n tụng kinh."

Du kích quát:

"đưa đi chỗ giam khác thôi, im!"

Rồi bà ta vừa quay người, th́ mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng.

Ḿnh được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị th́ là chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua để chôn địa chủ. Sợ nói như thế, sẽ đề cao uy thế, uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc: “chưa thấy ai đi mua áo quan cho người nhà mà cứ đ̣i cái rẻ tiền nhất.”

Cái áo quan mua được, th́ giờ không cho bà ta vào lọt.

Du kích, mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo, rồi nhảy lên vừa giẫm, vừa hô:

"Chết c̣n ngoan cố này! Chết c̣n ngoan cố này!.. Ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?"

Nghe xương kêu răng rắc, mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ…

Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy!.”

“Trí-phú-địa-hào, đào tận gốc-trốc tận rễ”

Đó là khẩu hiệu kinh khiếp, trong thời “cải cách ruộng đất” của nhà nước.

Thầy Chín thừa biết thân phận của ḿnh!

Ḿnh làm nghề thầy giáo, th́ bị đảng kết vào loại “trí”, tức là kẻ thù số một. Thầy được xếp tận trên cùng, th́ chắc chắn phải bị "đào tận gốc, trốc tận rễ”. Đào và trốc kiểu này th́ chết là cái chắc!
Cho nên, mấy năm sau này, thầy Chín chỉ c̣n ráng cầu may, ban ngày ban mặt, lén đạp xe về thăm viếng mộ cha mẹ ḿnh, trong chốc lát rồi quay về tỉnh ngay.

Nhớ hồi đó, thằng Hai khoái được ngồi trên cái yên xe phía sau, cho thầy Chín đạp chở đi đây đó lắm. Chuyến đi về vườn thăm mộ ông bà, nó xa xôi nhất; được thầy Chín chở cho đi chơi lâu như vậy, nó chịu lắm. Rời thành phố càng xa, xe cộ càng thưa vắng hơn. Khung cảnh hai bên đường yên b́nh, tươi vui với ruộng đồng mênh mông, cùng các rặng cây xanh. Nắng mùa Hè như dịu mát, dễ chịu hơn. Nét đẹp hiền ḥa, đơn sơ, từ ngọn lúa, lá tre xôn xao trong gió, đến con đường ṃn khúc khuỷu, bên ḍng sông quanh co êm đềm uốn lượn.
Đây, làng tôi!

" Làng tôi…
có cây đa cao ngất từng xanh.
Có sông sâu lờ lững vờn quanh
êm xuôi về Nam.
Làng tôi…
bao mái tranh san sát kề nhau.
Bóng tre ru bên mấy hàng cau.
Đồng quê mơ màng!"


Thế rồi!

Một lần về thăm vườn, thằng Hai không hiểu hết ngọn ngành, nhưng biết là lần này chỉ đi đến chợ làng mà thôi.

Nó thấy thầy Chín nói chuyện với mấy người trong làng, bên dưới đoàn ghe chạy trốn Việt cộng, đậu cập bờ sông. Rồi thầy quay chiếc xe đạp hướng về thành, bảo nó:

- Ḿnh về nhà, con!

Thằng Hai nghe lời cha, leo lên yên xe ngồi.

Hồi đi vui bao nhiêu, bây giờ quay về buồn bấy nhiêu. Buồn c̣n hơn thế!

Thấy thầy Chín yên lặng đạp xe, nó cũng không c̣n thấy ǵ vui. Thầy Chín đạp xe về trông buồn quá, nó không dám nói hay hỏi han chi thêm.

Cũng từ mùa hè năm ấy!

Đó là lần sau cùng về thăm vườn, mộ phần ông bà. Từ đó, thầy Chín không c̣n đạp xe chở nó về vườn chơi được nửa.

Thật vậy!

Sáu mươi tám năm rồi, chứ ít oi ǵ, lời bài hát “Làng Tôi” bây giờ càng thấm thía, nát ḷng người tha hương hơn.

" Nhưng than ôi!
Có một chiều Thu, lá thu rơi.
Có một chiều Thu, lá thu rơi.
Ôm súng nh́n quê, tôi thầm mơ bóng… ngày về.

Mơ trông… bóng ngày về.
Quê tôi, ch́m chân trời mờ sương.
Quê tôi, là bao nguồn yêu thương.
Quê tôi, là bao nhớ nhung se buồn.
Là bao vấn vương…
tâm hồn…
người bốn phương."


Vậy đó!

Hơn 45 năm rồi!

Thằng Hai nôn nao mơ một ngày về.

Ngày về thăm lại "làng tôi", với tro tàn của thầy Chín.

Nó mơ một ngày:

Đêm tàn, ngày rạng,
Rực nắng ban mai.
Con đường tôi về,
Có hàng phượng đỏ,
Mùa hè thắm tươi,
Áo trắng học tṛ,
Chân bước tự do!


Hè 2020
Bùi Đức Tính
 

 

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Giấc mộng kinh hoàng  
Hồi Kư của vợ người tù “cải tạo”  
Viễn thám
Trong bóng hoàng hôn
Tâm sự cùng Nữ Sĩ Dư Thị Diễm Buồn  
Phản bội Đồng Minh hay thay đổi chiến lược chống CS
Cái áo Jacket Không Quân
Ánh sáng cuối đường hầm
Sức mạnh của đồng tiền  
Di chúc tuyệt mệnh  
Rồi tôi sẽ hạnh phúc  
Anh không chết đâu anh  
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân?  
Nồi chè của Ông Tướng  
Người cha trăm tuổi  
Hai ngày gác ở Nghĩa Trang Quân Đội
Dự lễ Phật Đản  
Từ mặt đường dậy sóng ...  
Viết cho một người lính  
Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972 
Nghĩa Quân 
Chia sẻ với các em của chị
Có những chuyến tàu
Những mảnh hồn phiêu bạt ...
Cho nhau cuộc đời  
Cha và con với biển và cá  
Kẹt cứng gọng kềm

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba  
Cái bóng của vị thầy tu  
Cái nón sắt của người lính VNCH  
Trăm ngh́n nhánh khổ  
Sài-G̣n miền đất địa linh nhân kiệt
Triết lư nhân sinh - Luận về mộng mơ qua Văn chương và Triết học  
Tấm thẻ bài  
Tung cánh chim t́m về tổ ấm  
T́nh nghĩa Vợ, Chồng khi kẻ mất, người c̣n đời sống sẽ ra sao?  
Viết cho Nguyễn Viết Dũng  
Việt cộng - Việt cộng
Tháng Ba chôn súng  
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt 
Tiểu Đoàn 9 TQLC - Trận chiến sau cùng  
Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ !  
Mất Đà Nẵng  
Sự quan tâm của vị Tướng  
Saigon xưa ...cái thời xé tiền để .. thối lại !  
Giọt nước mắt của lính
BTL/HQ/V4 DH – Di tản với 3000 đồng bào  
Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 30 tháng Tư  
Bàn thờ hai mặt  
Ngôi nhà thờ cổ bên ḍng sông Saigon 
Ṿng tṛn nhân quả  
Bạn tôi người lính trẻ
Nhớ kỉ niệm .…
Một lần mất mát  
Chuyện buồn người vợ tù  
Nhẩy Dù tử chiến tại mặt trận Quảng Trị 
Ngô Quang Trưởng - Cổ kim như danh tướng 
Khai bút đầu Xuân Bính Thân 2016 - Sát cộng nô hịch

Về thăm quân trường cũ 
Xuân đă tàn chưa?

Tưởng như … Mùa xuân không c̣n nữa 
Táo quân về trời 
Đi chợ... Tri thiên mệnh  
Điều bố không dặn lại

Một đời lận đận chiến tranh  
Gió mùa xuân  
Viên đại bác cuối cùng nơi phà Cát Lái 
Người vợ là một vĩ nhân

Chưa tu đă thành Phật  
Tướng Ngô Quang Trưởng - Cô kim như danh tướng

Bắc Kỳ 9 nút - Bắc Kỳ 2 nút