TẾT TRONG KỶ NIỆM

Hồi kư - Vũ Linh

A. Dẫn nhập.

Tuổi trẻ người ta có những ước vọng hướng tới tương lai, tuổi trung niên họ thực hiện ngay trong hiện tại. C̣n tuổi về chiều (già / downhill) lại nh́n về những hoài niệm dĩ văng đă qua.

Trong những ngày cuối năm âm lịch chuẩn bị cho đêm trừ tịch đón giao thừa. Con Dê xồm chuẩn bị bỏ gị lái bàn giao công việc bề bộn, những đống rác lịch sử, tài chánh kinh tế, dân sinh hay đúng hơn là đủ thứ hằm bà lằng năm cũ lại cho chú Khỉ đột sắp sửa nhảy chồm chỗm vào cầm chịch suốt một năm. Chẳng phải năm bản lề hay năm mới thắng lợi mới chi cho nó kêu to mà cái thùng th́ rỗng tuếch. Chẳng qua chỉ là sự thay đổi biến thiên của vũ trụ đất trời.

Lang thang e mất phương hướng lạc đề th́ bỏ mẹ. Tớ bèn véo cái đùi non của ḿnh một nhát (chứ không phải đùi non của ai kia đâu, có mà bầm dập!) để trở lại thực tế cơm áo gạo tiền. Mấy cái lăng nhăng nó quấy ta (nhại thơ bác Tú Vị Xuyên).

Lẽ tuần hoàn của vũ trụ cứ thế mà luân chuyển. Đất trời do Thượng Đế, Đấng Tối Cao tạo thành ban phát cho nhân loại hầu làm đẹp cho đời, cho nhân loại. Hằng năm cứ tới tháng 8 hay 9 Annam. Có cái lạ là Annam ta hễ tới tháng 10 bắt qua tháng 11 ta lại xoay qua tính ngày tháng năm theo Âm lịch. Không gọi là tháng 11 nữa mà bắt đầu gọi là MỘT, CHẠP, GIÊNG. Năm th́ gọi là Gíáp Ất Bính Đinh... của Thập Thiên Can. C̣n Tư Sửu Dần Mẹo...của Thập nhị địa chi (gọi là Can/Chi). Phải chăng ta quen nói Can-Chi là lấy từ chuyện này ra không? “Can Chi chiếu hết mà ông hỏi”. (Nguyễn Trăi). Có lẽ thói quen này nó ăn sâu vào huyết quản của người Việt Nam ta từ thời ông cố ông sơ của ông Bành Tổ. Thời mà tộc Bách Việt cổ xưa c̣n định cư từ sông Dương Tử, Động Đ́nh Hồ tới Nhạn Môn Quan.

Ngày nay nhờ những nghiên cứu của các nhà cổ sử học, Địa chất học, Nhân chủng học, Di truyền học, Dư Địa chí học, Khảo cổ học, Cổ sinh vật học...vv... Bằng phương pháp đo đồng vị phóng xạ Carbon 14 th́ các khoa học gia phát giác ra Tộc Bách Việt đă định cư và phát triển nền văn minh lúa nước, tổ chức xă hội có quy củ trước tộc Hán là dân du mục với văn minh du cư du canh cả hàng ngàn năm trước. Mà những nghiên cứu khám phá này hầu hết lại từ các khoa học gia người Trung Quốc lẫn Tây Âu rất đứng đắn. Họ đă công bố trong các khảo cứu khoa học lịch sử của họ. Nhất là ấn định bằng carbon đồng vị phóng xạ (C14) th́ không chạy đi đâu được. Chớ trước khi những phát giác khoa học này được công bố. Thằng Tàu cứ tự nhận xằng chính nó là một trong những cái nôi, của nền văn minh cổ xưa của nhân loại. Kể cả Tư Mă Thiên nổi tiếng là sử gia đứng đắn nhất của Tàu cũng đă có những kết luận thật hồ đồ. Kỳ thực bọn Tàu là lũ xâm lăng, kẻ thù truyền kiếp của tộc Bách Việt. Chúng ăn cắp lịch (Âm lịch) Chữ viết (Văn tự Khoa đẩu) cách bốc phệ (bói bằng mai rùa) lẽ biến dịch (thuyết âm dương)…vv...của các bô tộc Bách Việt có nền văn minh lúa nước trước bọn du mục chăn thả súc vật cả vài ngàn năm .

Nhiều thứ lắm. Chúng ăn cắp của người ta, vơ vào làm của ḿnh. Đúng là thứ chỉ biết nhận bậy nhận bạ. Cứt trâu để lâu hóa bùn. Nếu chúng ta không t́m cách minh chứng sự thật lịch sử. Thậm chí các sử gia, các nhà nhân chủng học, địa chất, cổ sinh vật học, khoa học gia tây phương cũng vẫn cứ tin Tàu là một trong những nền văn hóa cổ xưa nhất nhân loại mà không biết rằng chính người Việt cổ (Bách Việt) mới là ông tổ của chúng nó.

Bọn chính trị gia đầy tham vọng hết đường ngụy biện nhận vơ, đánh tráo lịch sử. Tự tôn cho cái Đảng cầm quyền, cai trị bóc lột dân chúng của ḿnh. Lại c̣n tôn xưng ḿnh trên cả Thượng Đế, chúng tự cho là chúng tạo ra mùa xuân. Chúng nó cũng tự cho phép ḿnh ban mùa Xuân cho thiên hạ (...Đảng đă cho ta một mùa xuân. Tên 1 bài hát do bọn tuyên giáo đẻ ra, tên nhạc công Xuân Hồng sáng tác ca tụng đảng của nó). Kiêu mạn đến thế là cùng. Cái ǵ cũng nhất Tàu nh́ ta. Năo trạng nô lệ của bọn cai trị cầm quyền cộng sản Việt Nam không biết chừng nào mới gột, tẩy xóa đi được. Có phải thay máu, cải tạo lại chúng nó thời may ra.

Nói tới chuẩn bị ăn Tết, Annam ta cái ǵ cũng ĂN. Lạ vậy đấy, “dĩ thực vi THIÊN mà (Ăn là trên hết) / Giải thích của Giáo Sư Huỳnh Minh Đức, dạy Hán văn ở Văn Khoa Saigon”.

Cứ tới trung tuần tháng tám Âm lịch là bố tôi ra chợ t́m mua một con heo "mọi ". Gọi là heo mọi v́ giống heo này người ta buôn từ các buôn, làng Thượng của đồng bào Sắc Tộc hay từ các bản, phum, sóc của người gốc Cam Pu Chia. Con heo chỉ nhỉnh hơn bàn chân người lớn một tí. Chạy lỏn tỏn, cái bụng nó vơng xuống nom rất tức cười. Nếu ta xem tranh mộc bản Đông Hồ vẽ như thế nào th́ con heo mọi ta đang nuôi nó y chang.

Giống heo này không như heo giống có nguồn gốc nhập cảng (Yorshire, Bershire, Duroc....) to đùng, cao lớn. Mua con heo giống 2 tháng tuổi về nuôi chừng 4 tháng là có cả tạ thịt. C̣n con heo mọi nuôi cả năm trời cho chừng 25 - 30kg thịt là cùng. Ấy cái giống heo nó vậy. Mà với giống heo Mọi th́ trọng lượng như vậy cũng đă được lai giống qua nhiều đời rồi. Chú nhóc này đẻ ra sao người ta nuôi làm vậy. Không cắt nanh mà cũng chẳng thiến (nếu là heo đực). Cho nên mua về đợi vài ngày chú làm quen với môi trường mới là tôi lôi đầu chú ra lấy ḱm cắt bấm 8 cái nanh (4 hàm trên, 4 hàm dưới.) Cẩn thận không khéo chú phập vào mấy ngón tay là phải đi chính ngừa dại và Tetanos (phong đ̣n gánh). Sau đó là kẹp chú vào đùi lắc luôn 2 ḥn dái cho tiện việc sổ sách.

Tiếp tục nuôi chú chờ gần ngày Tết chú sẽ tṛng trọng chừng 25 -30 kg là a lê: lên đoạn đầu đài. Hạ thịt. Cho chú đầu thai kiếp khác.

Hạ thủ chú "mọi" này cũng lư thú lắm, nó là một ngày quan trọng, một biến cố lớn trong gia đ́nh tôi.

Nói tới THIẾN, tức là HOẠN làm tôi liên tưởng ngay tới Ngài Tổng Bí Thư có biệt danh là Mười Thiến. Anh này là phường vô học. Nhà nghèo không chịu làm ăn, học hành chi sốt cà. Tối ngày lêu lổng chơi bời. Kéo bè kết đảng với bọn du thủ du thực, đầu đường xó chợ giựt dọc. Lang thang nơi này nơi nọ học lóm được thủ thuật hoạn lợn. Y hành nghề hoạn lợn dạo.

Cách hoạn lợn ở đây (mà anh chàng này đang kiếm ăn đắp đổi qua ngày). Nó không đơn giản như người ta lắc 2 ḥn dái của con heo đực hay con heo nọc. Cột con heo nọc hay đực vào một góc (bọn việt cộng gọi là cố định). Lật ngửa nó lên, giữ chặt 4 chân rồi lấy lưỡi lam hay vật ǵ thật bén. Cật nứa, miểng chai thủy tinh hay dao thật bén. Cứa rách lớp da bên ngoài chỗ lơm giữa 2 ḥn đủ để có thể nặn 1 trong hai ḥn ở mỗi bên. Lấy tay nặn 1 ḥn trước cho nó căng ra rồi rạch cái màng bao ḥn dái cho nó ḷi ra ngoài. Lấy tay hay pince cặp phần tận cùng nơi mấy gân máu và sợi dây chằng đang dính ḷng tḥng. Xoắn năm bảy ṿng cho nó rời ra rồi lấy lọ nồi (lọ nghẹ) bôi vào. Sau này người ta lấy thuốc đỏ hay teinture iode bôi vào vết thường rồi rắc một tí bột trụ sinh vừa chống nhiễm trùng vừa sát trùng. Sau đó là ḥn c̣n lại. Thường th́ khi lắc xong hai ḥn mới làm thủ tục sát trùng cho khỏi làm độc. Rồi thả con heo mới thiến ra, vài ngày sau vết thương liền lạc không có chuyện ǵ xảy ra. Con heo đực hay heo nọc bắt buộc phải thiến v́ nếu không thiến hay thiến sót. Khi xả thịt nó sẽ có mùi hoi hoi mà lúc đem ra nấu nướng chiên xào, nó bốc mùi hôi ( dái ) chỉ có nước cho ra thùng rác. Không cách chi nuốt trôi.

C̣n chuyện hành nghề hoạn lợn mà lúc bấy giờ anh Tổng Bí vô học kia đang kiếm ăn người ta gọi là nghề thiến heo dạo. Gă rao từ làng trên xóm dưới để nhà ai có heo nái cần thiến th́ anh ta sẽ ra tay tế độ kiếm tí tiền tiêu đắp đổi qua ngày. Anh ta cũng cố định con heo nái vào một chỗ rồi lần theo be sườn tới ống dẫn trứng. Rạch một đường nơi đó. Rạch sâu vào bên trong t́m lấy ống dẫn trứng: một cái ống nho nhỏ dẫn về dạ con. Cắt rời cái ống đó ra. Làm tiếp ống bên kia cũng như vậy. Cái khó ở đây là làm sao rạch cho chính xác vị trí ống dẫn trứng. Chứ lộn chỗ hay không chính xác là ...bỏ mẹ. Không hiểu gặp bữa tổ trác có lẽ đă đánh bạn với thần Bacchus vài ve hay đă chén chú chén bác với Lưu Linh dăm cốc hay sao mà y rạch sai chỗ. Lớ quớ thế nào con heo lăn đùng ra chết tốt. Chủ nhà giận quá đập cho một trận thừa sống thiếu chết tống cổ ra khỏi nhà. Gă lang thang ṃ mẫm đầu đường xó chợ gặp bọn du thủ du thực, lưu manh, đâm cha thuốc chú rủ rê gây bè kết đảng đi ăn cướp. Sau này chúng rêu rao là y được giác ngộ cách mạng (cắt mạng). Thế mới gây cho dân tộc bao nỗi điêu linh ngất trời. Y là tác giả của chính sách trả thù nhân viên quân đội lẫn chính quyền VNCH mà gă gọi là ngụy quân ngụy quyền. Đồng thời va cũng là một trong những tác giả chính của chánh sách cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản, lùa dân Saig̣n đi Kinh Tế Mới. Thực tế là trả thù miền Nam và cướp của cướp nhà cướp tài sản làm nghèo đất nước. Tên này có thể kết luận ngắn gọn là một kẻ tiểu nhân đê hèn chỉ biết phá hoại. Phải chi bữa đó gă đừng làm chết con heo người ta th́ sự thể đất nước này nó sẽ chuyển sang chiều hướng khác chăng. Âu cũng là định mệnh điêu linh quá đỗi tang thương của đất nước này.

Sở dĩ người ta phải thiến heo nái (không cần thiết lắm) v́ khi trưởng thành cứ mỗi tháng nó động dục một lần. Chị nái bỏ ăn đ̣i nọc, rên la y ỷ suốt cả ngày. Nhiều con nhảy ra khỏi chuồng chạy lông nhông trong xóm t́m nọc. Mà những ngày đó chị nái ủ rũ lờ khờ lắm. Láng cháng ai đó lưu manh nó dụ bắt mất là coi như toi mất một số tiền lớn pḥng khi hữu sự hay chuẩn bị cho việc quan hôn tang tế trong gia đ́nh. Những ngày động dục, chị nái giảm trọng lượng mất kg (hơi) khi bán. Cho nên người ta phải thiến để tránh t́nh trạng này. Nhất là ở quê người ta nuôi heo để cho nó ăn cơm thừa canh cặn, thả chạy rông ngoài vườn. Chứ đâu có vốn hay ai cho vay vốn làm chuồng nuôi cả chục cả trăm con heo giống. C̣n cám, các loại thực phẩm khác...Hầu hết heo giống nuôi 4 tháng có cả tạ thịt mà c̣n chưa tới thời kỳ động dục th́ đă tới Vissan hay Chánh Hưng từ lúc nào. Nếu không th́ con đường đưa chú về bên kia thế giới là một ḷ mổ thủ công vô danh ở đâu đó trên khắp mọi miền đất nước. Vật dưỡng nhơn, nhơn dưỡng vật mà. Triết lư cộng sinh cộng hưởng nó đơn giản vậy thôi. Chẳng có tổ chức hay Đảng ủy Đảng quỷ đảng ma nào vào đây mà quản lư cả.
Cho thấy là ngành chăn nuôi của VNCH trước 1975 đă phát triển vượt bực.

Trở lại chuyện ăn Tết kẻo lan man lạc đề.

B. Các công tác chuẩn bị.

Cứ độ rằm tháng Chạp. Đôi khi có năm trời trở lạnh bất thường. Anh em tôi bảo nhau ra lặt lá mai. Bố tôi trồng mấy cây mai trước sân nhà từ lúc nào anh em chúng tôi không hề hay biết. Dăm ba cây trong chậu mà gốc của nó bự như cái bắp đùi một người lớn. Cành lá xum xuê. Mấy gốc mai lăo trồng trước sân vườn c̣n to lớn hơn nhiều. Thấy ông kể với một người bạn là cây trẻ nhất cũng cả trăm năm. Ông quư mấy lăo mai này lắm. Đi làm về là ông cứ săm soi vào mấy gốc mai không biết chán. Ông c̣n t́m cách tạo cho mấy gốc lăo mai đó có h́nh thù, u nần mà ông đặt cho nó những cái tên nghe lạ hoắc.

Lặt lá mai cũng theo lệnh của ông. Rồi ông có cách săn sóc đặc biệt mấy lăo mai đó sau khi ngắt lá. Ông nói đó là bí mật nghề nghiệp bí quyết dưỡng mai, hăm mai cho lộc non thật ít lá, hoa nhiều mà lâu tàn ánh mai rực rỡ nổi bật. Nhất là những lăo mai kép 2 tầng ba tầng lại phải cẩn trọng hơn bội phần. Tùy thời tiết mưa nắng nóng lạnh ta phải lặt lá mai trước hay sau rằmg tháng Chạp. Sao cho qua đêm trừ tịch. Tới sáng mồng Một Tết là hoa nở đều một màu vàng rực rỡ. Đó là giác quan thứ sáu và là bí quyết nhà nghề. Tôi ṭ ṃ hỏi ông cách chăm sóc, các bí quyết đó th́ ông bảo là những bí mật đó chỉ truyền cho đứa thừa kế. Mà tôi lại là con thứ. Trên tôi c̣n ông anh ổng lại đi tu làm ông cha nhà thờ thế th́ chắc hẳn tôi sẽ thừa hưởng tất cả các bí quyết săn sóc mấy lăo mai này. Nhất là lúc này vừa mới chớp 2 cái tái tù tú tài lên học đại th́ sẽ được hoăn dịch v́ lư do học vấn. Mai mốt ra làm công chức, bất quá đi lính chỉ là học căn bản quân sự mà thôi. Lại lănh lương sai biệt nữa. Khỏi lo trận mạc vào sanh ra tử. Nào ngờ tham vọng của con người quá sức tưởng tượng. Nó gây ra bao nhiêu cuộc hí trường. Đau khổ triền miên trên cái xứ sở đă khốn nạn v́ nạn phe phái giành giật địa vị lại c̣n bị xâu xé v́ lũ cộng nô xâm lăng ác độc. Chúng tới đâu, dân chúng bỏ ruộng vườn tài sản chạy về phía Quốc gia tới đó.
Chiến cuộc leo thang, chiến tranh tàn khốc. Tôi bị cuốn vào cơn lốc chiến tranh. Giặc cờ đỏ tung hoành xâm lăng. Mọi sự trở nên "Thương hải biến vi tang điền".

Trở lại những ngày cận Tết.

Vài ngày sau khi lặt mai, mẹ tôi đi chợ mua các vật dụng tế nhuyễn như: Cải làm dưa chua, carrot, xu hào, cải củ, hành khô, tiêu hành tỏi các loại gia vị... Riêng rau sống như sà lách, cải xanh cải ngọt, cà chua, các loại rau thơm, ớt th́ khỏi lo v́ sau vườn nhà tôi có một mảnh đất trống chừng 4 - 500m2. Là nơi anh em tôi đào hố chứa rác, phân heo, phân gà cho nó hoai, mục ra làm phân bón cho mấy luống rau và cây ăn trái trong vườn. Mấy cái hố rác là nguồn phân bón cho các luống rau và cây trái trong vườn. Chẳng bao giờ tốn tiền mua phân, Mùa nào thức nấy. Cuộc đất nho nhỏ đó cũng là nơi cho anh em tôi có cơ hội xả sú báp, vận động cơ bắp tập làm bác nông dân. Bố tôi bảo thế. Lệnh của ông đố đứa nào hó hé. Ấy vậy mà những lúc rau đậu đă thu hoạch xong, anh em chúng tôi biến cái vườn đó thành sân banh tha hồ đốn gị nhau. Gia đ́nh tôi có 13 anh em thôi (nếu c̣n đủ là 14). Chú út năm 1972 này cũng đă học lớp 5 rồi nên chia được 2 phe biến cái vườn làm sân banh. Có 3 đứa em gái cũng nhào dzô đốn gị với mấy anh trai. Vui đáo để. C̣n Bố tôi sau khi biết ông chỉ tủm tỉm cười. Ông bằng ḷng với nghiệp một công chức sáng cắp ô đi chiều cắp ô về. Dạy dỗ bảo ban săn sóc vợ con.

Càng tới ngày cận Tết, khi đi chợ Mẹ tôi dù tất bật cũng không quên mua thêm mấy cái bắp sú (làm món gỏi gà người Bắc gọi là nộm) dăm kư khoai tây, ít trái xu xu, chục trái khổ qua để nhồi thịt (farsi). Cà chua có sẵn trong vườn. Trước đó mấy tháng mẹ tôi cũng không quên mua sẵn vài kg nếp than để bố tôi hăm lấy mấy lít rượu cẩm khề khà với bạn bè của ông và mấy thằng con lớn. Đôi khi tôi c̣n nghe ông gọi là rượu Bách Nhật. Hỏi ra th́ rượu nếp than lấy nước cốt cất lên thành rượu rồi chôn xuống đất cho âm dương ḥa hợp đúng 100 ngày rồi mới thưởng thức. Mẹ tôi sanh năm một. Cứ mỗi lần bà sanh xong là Bố tôi đă có sẵn vài chai Bách nhật hay Quinkina cho Mẹ tôi bổ dưỡng. Bố tôi vừa là Cán Sự y tế mà thuốc Bắc ông cũng rành sáu câu. Bảo đảm Mẹ tôi sẽ có một vài thang thuốc Bắc sau khi sanh em bé. Mỗi lần cầm toa thuốc Bắc ra mấy tiệm thuốc Bắc bổ, việc đầu tiên là bọn tôi ṃ lấy mấy trái táo tàu xơi trước. C̣n lại mới bỏ vào cái ấm đất sắc thuốc cho Mẹ.

Nói chuyện chôn rượu cẩm xuống đất trăm ngày gọi là rượu Bách Nhật làm tôi liên tưởng tới chuyện sau này ( dăm bảy năm sau ) niềm mơ ước “sao vàng hạ thổ” là ước vọng của cả và mọi người dân Việt Nam trừ vài triệu đảng viên cộng sản.

Năm nay tôi bắt đầu vào đại học nên được đặc cách ngồi chiếu trên với các cụ.

Sau khi tiễn ông táo về trời với thèo lèo, kẹo đậu phọng, bánh chè lam (đây là một món bánh làm bằng bột gạo rang trộn đường kèm thêm tí gừng với thính) mà các gia đ́nh người Bắc di cư vào Nam không ai là không biết. Kèm theo một b́nh trà Thiết Quan Âm mà có tệ là Chính Thái hay Đỗ Hữu nguyên gốc. Bố tôi không thích trà Tàu, ướp sen hay sói lài ǵ sốt cả mà cái gout của ông là trà mộc. Có dịp tôi sẽ lan man về ba cái vụ trà này v́ quê nội tôi ở Bảo Lộc: xứ trà.

Ông Táo về trời ráp bo rồi th́ Mẹ tôi bắt đầu tất bật cho những này đón Tết. Trước đó bà đă chuẩn bị cho chồng con mỗi người một bộ quần áo mới. Riêng bà và ba cô con gái mỗi người phải ít nhất một hay hai bộ cánh cho thật lịch lăm. V́ trước khi lập gia đ́nh với bố tôi, Mẹ tôi là thợ may lành nghề. Bà thường nói là Tết nhất thợ may họ nhiều việc, làm ăn cẩu thả may vá chẳng ra cái thể thống ǵ cả cho nên đích thân bà đi chợ, chọn mua vải về đo đạc cắt may cho cả nhà. Được mặc thử cho bà coi thôi để có ǵ c̣n sửa chữa cho khéo. Bộ quần áo mới chỉ được cả nhà đánh vào sáng mồng Một Tết cho nên từ Bố tới con đều háo hức.

Không hiểu sao An Nam ta Tết nhất là phải có quần áo mới diện lên mới được. Phải chăng theo lẽ biến đổi tuần hoàn của vũ trụ, sau một đên trời đất biến đổi âm dương giao ḥa trong đêm trừ tịch, vạn vật thay da đổi thịt nên mọi cái đều phải đổi mới từ trong ra ngoài chăng.

C. Hạ thịt.

Lệnh của Bố tôi là 27 Tết sẽ tế độ cho chú Trư được siêu thoát. Hôm trước, Mẹ tôi đă đi chợ mua mấy ống giang (một loại tre giữa 2 đốt rất dài, rỗng ruột, dùng làm lạt rất tốt) một ít lá dong gói bánh, gói gị thủ. Mấy ngày cận Tết các trường học coi bộ cũng lơ là chút đỉnh, vậy mà ra Giêng lại cắm đầu cắm cổ học đến nơi đến chốn, không có chuyện xàng xê được. Nhiều trường c̣n cho học sinh làm Bích Báo, Đặc san. Tổ chức văn nghệ, ca hát ăn Tất niên trong lớp với nhau. Có trường c̣n tổ chức đóng góp Cây Mùa Xuân Chiến Sỹ. Em gái hậu phương viết thư cho các anh trai nơi tiền tuyến, ở các tiền đồn. Có khi c̣n đi ủy lạo các chiến sĩ nữa. Rồi nảy nở những mối t́nh em gái hậu phương anh trai tiền tuyến. Thật nên thơ lăng mạn khó có bút nào diễn tả được. Các nữ sinh lớp lớn có cơ hội trải ḷng ḿnh qua các lá thư thật ướt át t́nh tứ. Đôi khi họ sẽ trở thành cặp t́nh nhân, vợ chồng thật nên thơ thắm thiết. Những tưởng chỉ có trong các tiểu thuyết diễm t́nh. Mà thực tế th́ những cuộc t́nh nên thơ, đẹp như trong những giấc mơ cũng không thiếu. Nhưng cũng có những thảm cảnh không bút nào tả xiết. Tuy nhiên, có như thế mới thấy t́nh quân dân, như cá với nước thật không phải chỉ có trong sách báo tuyên truyền. Những mối t́nh em gái Hậu Phương – anh trai Tiền Tuyến thật đẹp, thật tuyệt vời không phải chỉ có trong các tiểu thuyết diễm t́nh mà trong thực tế ai cũng thấy. Dàn trải ra những hy sinh vô bờ của các chiến sĩ cũng như các bà vợ trẻ trong các cuộc t́nh thời chinh chiến.
Có trường c̣n làm Đặc san (học sinh viết, học tṛ đọc) được thầy Giám học cử vài cô cậu khệ nệ chở sang các trường bạn giới thiệu bán gây quỹ có tiền tổ chức picnic, cắm trại....

Trước hôm hạ thủ chú trư, anh em tôi hè nhau ra cắt lá chuối. Lá chuối phải biết chuối nào gói bánh được chuối nào không chứ không phải cứ lá chuối nào cũng rọc vào gói. Không hạp, cái bánh nó thâm x́ thâm xịt bóc cái bánh ra chỉ có nước ngồi ngó (chẳng hạn như chuối già /tiêu. Chỉ ăn trái thôi chớ bắp chuối, lá, củ chẳng dùng được việc ǵ). Bố tôi sai trồng mấy gốc chuối Lá, và chuối sứ để dùng vào việc này. Ông c̣n sai em tôi bẻ vài cái hoa (bắp) chuối để trộn gỏi hay nấu lươn.

Lá chuối cắt xuống, rọc ra rồi phơi một hai nắng cho dốt dốt rồi đem ra rửa cho sạch phơi cho ráo nước mới gói bánh được.

C̣n mấy cái tàu (cuống) cắt lát ra để dành lót đáy nồi bánh chưng.

Kiếm vài cục đá to to nằng nặng cỡ 1 người ôm sẽ được bỏ lên trên bánh để dằn bánh khỏi nổi lềnh bềnh. Bánh sẽ bị sượng, lại gạo. Coi vậy chứ gói bánh chưng không phải dễ dàng ǵ. Tôi có bổn phận chẻ lạt gói bánh, bó gị….: Từ ống giang, chẻ từng thanh nhỏ, rối lấy con dao nhíp thật bén, tước từng sợi mỏng hơn lá lúa. Sau đó phơi qua vài nắng cho nó bớt tươi rồi trước khi dùng bèn ngâm lạt vào nước mấy tiếng đồng hồ cho nó nở ra. Bố tôi không chấp nhận dùng dây nylon cho những công tác này. Ông nói dùng dây nylon nó không ra cái thể thống chi cả. Nh́n nó lai căng kệch cỡm ǵ đâu. Anh em tôi gọi đùa là “cụ bảo thủ”.

Tới giờ tế độ cho chú trư: Chừng 4-5 giờ sáng, Bố dựng đầu tôi dậy. V́ tôi có nhiệm vụ đưa chú sang bên kia thế giới. Có mấy con dao chặt thịt, dao phay, dao chó, dao nhíp, dao bào ...hằm bà lằng dao. Bố tôi lấy ra mài khắp lượt. Con nào con nấy bén ngót. Ông không cho mài bằng máy (đá quay) ông bảo là mài dao mà quay bằng đá nó non thép hết trơn. Thửa dao, ông kiếm mấy cái nhíp xe phế thải sai tôi mang ra ông thợ rèn đầu ngơ để ổng đánh cho đủ mọi loại dao. Ông cũng không muốn dùng dao inoxidable. Tôi không hiểu sao. Hỏi ông chẳng trả lời.

Mẹ tôi đă nấu một nồi nước nóng chàm dzàm để cạo lông. Chiều, tôi đă lấy 1 sợi dây điện tước cái vỏ nhựa để ḷi một đoạn dây đồng trần. Làm một ṿng tṛn để tṛng vào cái tai chú "mọi". Bố tôi lấy ra cái thau nhôm nho nhỏ, ông bỏ vào đó một nắm muối. Tôi vào chuồng, chú mọi đang thoải mái ngáy ồ ồ. Nhẹ nhàng tṛng cái ṿng dây điện vào tai chú. Tưới lên đầu chú một vài gáo nước để dẫn điện cho smooth. Bỗng Mẹ tôi hớt hải bước vào.

- Con à, con vật nó cũng có linh hồn như con người. Để Mẹ cầu nguyện cho nó trước khi nó được siêu thoát. Mẹ tôi là con chiên ngoan đạo. Lễ lạc bà giữ rất cẩn trọng. Bà có niềm tin không lay chuyển. Tôi vâng lời không thắc mắc dù chẳng hiểu cái mô tê ǵ cứ đứng yên. Bà vào chuồng đứng bên cạnh ông ột lẩm nhẩm cái ǵ đó trong miệng vài ba câu rồi đi ra. Ông Ột thấy động đứng lên đi ṿng ṿng.

Tôi lấy đầu sợi dây điện chọt vào cái ổ cắm (outlet, Bố tôi quen gọi là cái prise courrant). Ông Ột bị điện giật, la éc lên một tiếng, nhảy chồm về trước một cái rồi lăn ra sàn dăy tê tê. Tôi để chừng 15 - 20 giây rồi rút dây điện ra. Hai đứa em bước vào chuồng khiêng chú ra bỏ lên cái phản để chuẩn bị giai đoạn sau.

Tôi lấy con dao chó, cứa một đường ngang dưới cái nọng. Có chỗ mở rồi, từ đó lấy mũi dao nhắm xéo ngay trái tim chú cắm xuống một nhát cho ngọt. Một tia máu tươi vọt ra. Bố tôi lấy cái thau nhỏ có sẵn ít muối hứng ngay vào một lát rồi ông lấy cái muỗng quậy cho huyết ḥa tan với muối. Ông bảo: "Để đánh tiết canh." V́ là cán sự y tế nên khi mua chú trư về nhà tôi, lúc chú đang độ phổng phao, Bố tôi đă cho chú uống thuốc trị giun sán cẩn thận.
Khi Bố lui ra là lúc tôi lấy cái thau khác hứng số huyết c̣n lại. Phần làm dồi, phần nấu cháo huyết. Không bỏ phí đi cái ǵ nếu c̣n dùng được. Bố Mẹ tôi rất kỹ trong việc tiêu xài. Cái nào đáng th́ không tiếc như việc học của con cái chẳng hạn. Nhưng đứa nào lợi dụng mà phí phạm th́ thế nào cũng hưởng một hay nhiều trận đ̣n nhớ đời.

Nói th́ lâu chứ tất cả những chuyện này chỉ xảy không đầy 10 phút. Lúc nồi nước bắt đầu reo là độ nóng đủ để cạo lông. Để sôi quá lửa dội lên lông, nó dính bết vào trong da. Cạo rất cực mà không sạch nom miếng thịt mất cảm t́nh. Bố tôi chỉ cho mấy đứa em tôi cách làm lông heo bằng mấy cái muỗng inox để cạo lông heo cho sạch.

Con heo bây giờ đă sạch sẽ chỗ trắng chỗ khoang. Tôi bắt đầu xả thịt. Trước hết là lấy con dao phay khoanh cắt rời cái thủ (có nơi c̣n gọi là cái sỏ). Cắt ṿng ṿng sát cái nọng, xong một ṿng, ta nắm 2 cái tai vừa xoay vừa gặt mạnh một cái ngay cái đốt xương cổ là nó rời ra ngay lập tức. Mẹ tôi nhận cái thủ, giao cho mấy cô em làm lại cho sạch sẽ hoàn toàn rồi từ đó lóc thịt làm vài cái gị thủ, mua thêm mấy cái tai heo ở chợ về làm một keo dưa đầu heo (tai heo, mũi heo ngâm dấm). C̣n cái thủ sau khi đă lóc hết da thịt. Được bỏ vào nồi cháo cho ngọt nước.

Tôi ra thịt bằng cánh lắc 4 cái gị ngay đầu gối giao cho chú út thui và lấy móng ra làm sạch lông lần nữa để làm món gị heo nấu xáo măng. Lật ngửa lên, rạch 1 đường ngay giữa từ trên xuống dưới. Ngay chỗ ức con heo nơi tiếp giáp 2 bên sườn. Chỗ này rất cứng phải lấy con dao chặt xương mà làm vài nhát thật mạnh cho chính xác. Khi chỗ này được chặt rời ra là ta mở 2 bên sườn được một tí. Lấy mũi con dao chó rạch nhẹ 2 bên sườn trong. Hai tay đẩy nhẹ 2 bên là phần trên con heo nó bày ra: Phổi, cuống họng, tim, 2 bộ sườn. Hai thăn thịt nạc 2 bên xương sống. Xuống nữa là cái hoành cách mô ôm bộ đồ ḷng: Gan, lá lách, bao tử, 2 trái cật, ruột non ruột già , phèo....Tôi lôi tất cả vào trong một cái chậu lớn để tách ra từng cái một cho có chuyện sau này rồi để ruột ra một bên làm riêng v́ làm ruột không ai thích cả.

Đừng quên c̣n một bát tiết đọng nơi hốc trái tim. Hốt nó vào một cái tô nhỏ. Nồi cháo huyết thêm đậm đà. Đă bảo là không bỏ phí bất cứ cái ǵ trong con heo c̣n có thể dùng được.

C̣n cái phèo th́ phải biết cách bắt. Bố tôi đích thân làm chuyện này, ông bảo: "Bố phải bắt phèo để c̣n coi nó có sán lăi ǵ không. Nếu có th́ sẽ không có tiết canh. Chỉ có nước cho vào nồi cháo. Ông làm rất kỹ. Thật cẩn trọng. V́ ông quan niệm ḿnh ăn hay biếu ai cũng phải coi trọng người khác như thân thuộc của ḿnh. Anh em chúng tôi học được ở ông rất nhiều bài học đối xử ở đời.

Tôi tiếp tục cắt rời 4 cái đùi, 2 bộ sườn. Lấy xương sống bỏ riêng ra. Chân gị lóc lấy thịt vai thịt đùi gói bánh, lóc một ít da cho bố tôi làm nem.
Hai cái thăn thịt th́ giao cho ḷ họ sẽ làm cho 2 cái gị lụa v́ ḿnh không biết làm gị loại này.

Phần tôi ra thịt là xong. C̣n những phần khác mọi người trong nhà chia nhau ra làm.

Mẹ tôi cắt lấy bộ đồ ḷng mỗi món một miếng, kể cả ruột non ruột già. Có thể nói mọi phần trong con heo đều có đóng góp cho nồi cháo huyết mỗi thứ một miếng. Bà đă chuẩn bị một nồi cháo huyết bự tổ chảng cho cả nhà ăn sáng rồi tiếp tục bắt tay vào từng chi tiết cho những ngày Tết đến cận kề. (Tôi kể chi tiết như vậy chứ các bạn đừng hiểu lầm tôi là thằng cha đồ tể th́ oan cho tôi lắm lắm. Chỉ lo cắm đầu cắm cổ gạo bài đi thi hầu kiếm cái chứng chỉ kéo dài thời hoa niên đầy hoa bướm để khỏi phụ ḷng Cha Mẹ).

D. Sắm Tết - Công tác chuẩn bị

Anh tôi, Tết về nhà nghỉ vacations nửa tháng. Bọn tôi giao cho anh dọn dẹp trang trí nhà cửa. Quét vôi lại mặt tiền nhà, chưng hoa chưng kiểng. Bố sai anh tôi lấy cơm mẻ và thuốc đánh đồng ra đánh bóng lư hương, mấy cây nến bằng đồng ra đánh bóng cho mới v́ sau 1 năm đă bi oxyt hoá nh́n nó xỉn xỉn màu coi rất cũ. Tết nhất, cái ǵ cũng phải mới mà. Anh tôi bàn: sao không mang ra chợ cho thợ người ta có máy quay một tí là bóng loáng. Bố tôi chỉ trừng mắt một cái là cả bọn xếp re. Lẳng lặng cắm đầu cắm cổ chà chà lau lau không một tiếng hó hé. Cho tới lúc bóng loáng có thể làm gương soi mới thôi. Trong những lúc căng thẳng chỉ có Mẹ tôi can thiệp là hiệu nghiệm. Mà những lúc dầu sôi lửa bỏng, Mẹ chẳng bao giờ nói lấy một tiếng. Bà cứ chờ cho mọi sự lắng xuống rồi mới có tiếng nói. Ngoài ra anh tôi c̣n được chia việc lo giặt quần áo và tiếp khách. Lúc này c̣n giặt quần áo bằng tay. Nhà đông người mỗi ngày thay ra cả núi quần áo dơ. Mọi người đều đóng góp phần vụ của ḿnh cho sinh hoạt chung trong gia đ́nh. T́nh cảm, t́nh thân liên đới giữa cha me, vợ chồng, con cái, anh em trong một gia đ́nh nó thiêng liêng thân mật như một sợi dây liên kết mọi người thắt chặt lại với nhau. Hà cớ ǵ mà bọn Việt cộng nó lại chủ trương khuyến khích người ta thoát ly gia đ́nh? Có phải tàn nhẫn lắm không?

Quay lại công việc đang dở dang đó là những tảng thịt, bộ đồ ḷng của ông Ụt nay đă được hóa kiếp.

Mọi người từ Bố Mẹ cho chí anh chị em trai gái. Cả nhà xúm vào túi bụi làm việc. Tất cả việc ǵ có liên quan tới sự chuẩn bị cho những ngày đón Tết.
Đang tất bật việc nọ việc kia th́ Mẹ tôi ban lệnh: “Cháo được rồi cả nhà nghỉ tay ăn sáng”. Tất cả bỏ việc ngang xương để lo ăn sáng. Bây giờ mới thấy …đói.

Nồi cháo ḷng bốc khói nghi ngút. Mỗi người một tô tượng. Mẹ cẩn thận để sẵn một keo tiêu sọ, 1 chén nước mắm nhĩ, mấy trái ớt cắt lát và không quên hành ng̣ rắc lên trên. Một đĩa giá sống bự chàm dzàm cho ai muốn có tí rau tươi trong người. Có nghĩa trong lúc mọi người đang bận túi bụi, Mẹ đă sai cô gái lớn chạy ra chợ mua ít giá sống cho bữa điểm tâm. Không quên ly càphê sữa cho Bố và mấy anh con giai lớn. Trong bữa ăn Bố chia công tác cho từng đứa. Cứ thế mà nhận lệnh. H́nh như ông đă xin lấy phép thường niên dành cho mấy ngày Tết. Ai có khách mời hay muốn đăi bạn bè bồ bịch ǵ đó th́ nhân dịp này cũng nói ra. Bố Mẹ sẽ t́m cách đáp ứng. Mà cũng chỉ trong mấy ngày c̣n mùng thôi. Ra mền th́ lo mà học. Chớ có kèo nài mà nát đít.

Chú Trư bây giờ thành từng món đại để như sau:
1/ Cái đầu làm gị thủ, dưa đầu heo (tai, mũi, lưỡi, nọng…)
2/ Bốn cái gị cho nồi xáo măng gị heo.(măng tươi hay khô ǵ cũng được. Có khi c̣n làm giả cầy hay giả thịt chim khi nướng (thui) mấy cái chân gị.
3/ Mấy cái đùi dành cho một nồi thịt kho tàu nước dừa, một nồi thịt đông. Gị heo rút xương (1 loại thịt nguội ăn với bánh ḿ).
4/ Thịt đùi và một ít ba chỉ dành cho việc gói bánh chưng. Việc này cầu kỳ lắm sẽ kể trong chương gói bánh chưng.
5/ Một số ḷng, mỡ chài, thịt vụn huyết….để cho cái dồi (ruột non).
6/ Cái nọng và một ít thịt nạc dăm là của mấy đĩa tiết canh.
7/ Da, thịt nạc là phần của món nem. Hứng chí bố làm nem chua là c̣n thêm việc.
Ối thôi có 1 chú trư thôi mà chế biến ra đủ thứ món ăn chơi dành cho ba ngày Tết. Đó là chưa kể nhiều thứ rau dưa, cây trái thịt gà, thịt vịt.

Bây giờ ta sang phần gói bánh chưng.

E. Gói Bánh & Bó Gị Thủ.

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu (nêu cao) tràng pháo bánh chưng xanh”. (Ca Dao).

Thú thật, gói bánh chưng không phải dễ dàng đơn giản tí nào. Có hai loại nguyên liệu hoàn toàn giống nhau nhưng h́nh thức bên ngoài khác hẳn nhau. Đó là bánh chưng và bánh tét. Bánh chưng th́ dễ hiểu rồi (sự tích Bánh dày bánh chưng và Lang Liêu thời Hùng vương thứ 6) c̣n tại sao lại gọi là bánh tét th́ cho tới bây giờ sau mấy chục năm t́m hiểu ngọn nguồn. Tôi vẫn chưa biết tại sao gọi là bánh tét. Có nhiều cách giải thích khác nhau. Chẳng cái nào giống cái nào cả. Ai biết, xin nêu ra cho bà con nhờ.

Kể về bánh chưng trước: Như câu ca dao nói là: “Bánh Chưng xanh”. Quả thật, Tết nhất mà không có vài cặp bánh chưng trong nhà có lẽ sẽ chẳng ra cái Tết đâu.

Thịt mỡ th́ dễ rồi. Cái beo béo ngầy ngậy của miếng thịt heo. Nào là thịt đùi, ba chỉ (ba rọi) hằm bà lằng các loại thịt của con heo. Đối với dân Bắc Kỳ, ngày Tết trong nhà mà không có nồi thịt đông th́ không ra cái Tết. C̣n dân Nam Kỳ quốc th́ trong nhà phải có một nồi thịt heo kho tàu. Tức là nồi thịt heo miếng nào miếng nấy to chàm dzàm kho lạt với nước dừa xiêm mà kho thật rục à nhen. Đụng đũa vào miếng thịt, gắp một miếng đưa vào miệng nó beo béo thơm thơm mùi dừa, làn lạt mà dường như nó tan biến trong miệng. Nó vừa ngon vừa “đă” tới tận củ tỉ. Mô tả bằng lời bằng chữ viết th́ không bao giờ bằng được thưởng thức ngay tắp lự. Nhất là có thêm vài lát dưa chua kèm củ kiệu nữa rồi đưa cay bằng một nhắp G̣ Đen th́ nhất xứ. Tiên trên trời cũng phải chào thua.

Dưa hành: có lẽ trong các gia đ́nh người Bắc không lạ ǵ mà cũng không thể thiếu trong những ngày Tết. Đó là hành củ (hành khô) mua về lột vỏ bên ngoài cho sạch, rửa sạch phơi vài nắng rồi nấu một nồi nước muối (đừng mặn quá) tất cả bỏ vào một cái keo hay một cái vại nhỏ. Nước muối phải ngập hành. Lấy cục gạch dằn lên trên cho ngập nước muối. Để chừng tuần lễ, hành hết hăng và bắt đầu chua th́ dùng được. Dưa hành thường ăn kèm với dưa cải, thịt đông, gị thủ và bánh chưng… Ngày Tết nhà tôi không bao giời thiếu dưa hành và dưa cải…

C̣n dân Nam kỳ quốc có lẽ thay v́ dưa hành là dưa củ kiệu với mấy chú tôm khô chăng. Bạn bè tôi hầu hết là dân Nam kỳ quốc nên vào dịp Tết tới chơi hay chúc tuổi cha mẹ ông bà bạn bè. Chắc chắn không bao giờ thiếu hai món tôm khô củ kiệu được bày ra kèm chai nếp than hay G̣ Đen cho chó tí chếnh choáng đầu năm lấy hên. Nếu được mời ăn chung với gia đ́nh hay chén chú chén anh với mấy anh bạn giá sống. Chắc chắn trong bữa cơn phải có hai món căn bả là thị heo kho tàu với hột vịt và canh khổ qua nhồi thịt. Ăn bá phát, cái bụng nó căng phưỡn ra rồi mà cái miệng nó vẫn cứ bắt ăn. Đúng là cái miệng làm khổ cái bụng. Có điều không bao giờ dám hành ông bao tử v́ c̣n để dành cho nhiều độ khác.

Tới nhà người ta mà không xơi tận t́nh, gia chủ sẽ không được vui. Không biết tại sao nhưng người dân miền Nam hiếu khách dễ thương chi lạ. Câu đối đỏ: Thú chơi câu đối Tết. Cái này mới là lạ à nghen. Câu đối Tết phải được viết bằng mực Tàu (là cục mực đen thui như hắc ín, phải mài nó tan ra trong nước) viết trên mấy miếng giấy điều (đỏ). Viết xong, mấy câu đối được dán dọc theo hai bên cột cái nhà hay các cột chính trong từ đường. Câu đối được viết bằng chữ Nho. Do các ông Đồ cứ vào dịp cận Tết lại ra chợ bày mực Tàu giấy điều trên vỉa hè để ông đi qua bà đi lại đặt thuê cụ viết cho mấy câu về treo ở nhà.

Hồi 8-9 tuổi, cứ cận Tết Bố lại lột mấy câu đối năm trước, cuộn lại sai tôi mang ít tiền ra chỗ cụ Đồ ngồi viết câu đối nhờ cụ thửa cho mấy câu về treo trong nhà. Có một năm khi tôi đưa câu đối cũ ra. Cụ ngần ngừ măi rồi không viết. Tôi lấy làm lạ. Viết có tiền mà cụ Đồ th́ nghèo kiết xác, có người đặt viết là mừng lắm chứ cớ sao cụ này lại...chê? Mang câu đối cũ (4 cuộn giấy, 4 câu mỗi câu 7 chữ) về hỏi Bố. Ông biết chữ Nho nhưng cứ đọc đi đọc lại mà vẫn không hiểu tại sao mấy năm trước khi đưa thuê viết th́ thầy Đồ chẳng ư kiến ư c̣ ǵ. Sao lần này lại có chuyện lạ thế. Xin nhắc lại là mặc dù lúc này Nho học suy vi nhưng h́nh ảnh Thầy Đồ vẫn c̣n là cái ǵ đó thiêng liêng cao cả, được trọng vọng trong ḷng nhiều người. Chợt như nhớ ra tôi thưa với Bố là ông Thầy này khác với ông Thầy năm ngoái. Ông này coi bộ trẻ hơn ông trước một tí mà giọng nói khó nghe lắm.

Bố bèn bảo tôi thử cầm mấy câu đối lên hỏi Cha Xứ xem thế nào. Số là gia đ́nh tôi cư ngụ trong một xứ đạo di cư. Ông Cha Xứ vốn là một nhà thâm Nho rất thủ cựu. Vâng lời tôi mang lên. Cha Xứ cũng thân với gia đ́nh tôi nên gặp Ngài không khó khăn cho lắm. Ngài cũng đối chiếu 4 câu, coi đi coi lại. Đọc đi đọc lại cũng chẳng phát giác ra điều ǵ khác lạ cả. Ngài c̣n nói là mấy câu cũ hay quá đi rồi. Cớ sao lại phải thay đổi làm ǵ. Chợt Cha Xứ bảo tôi: “Hay là con mang ra cho Thầy coi rồi nói Thầy cần sửa chữ nào, Thầy khuyên vào đó rồi Thầy cho biết chữ thầy đề nghị sửa là chữ ǵ. Tôi vâng lời mang lại cho Thầy Đồ lập lại y hệt lời Cha Xứ đề nghị. Ông làm liền. Mang bản nháp về cho Bố coi, ông cũng chẳng hiểu chuyện ǵ lạ kỳ như vậy. Lại cất công lên cha Xứ. Ngài nh́n vào chỗ sửa và chữ của Thầy Đồ đề nghị. Ngài vỗ tay vào mặt bureau cái rầm làm tôi thót người lại tưởng là ḿnh phạm tội ǵ lớn lắm. Ngài thốt lên:”Có thế chứ! Thầy sửa như thế mới tuyệt. Con biết không chữ này là phạm húy. Không được dùng. Phải đổi lại chữ kia mà đọc trại đi. Thú thật tôi cứ như trên trời rớt xuống. Ú ớ như miệng ngậm hột thị. Cha Xứ giục: “con đợi cha thay cái áo the rồi ra gặp Thầy Đồ. Mau mau không thầy dọn tráp về là uổng vô cùng”. Lần này đi cùng với Cha Xứ, may mắn Thầy Đồ c̣n đó cũng có vài người đang đợi Thầy múa bút. Tôi liên tưởng tới bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đ́nh Liên và giai thoại cụ Nghè Yên Đổ viết câu đối cho một anh hàng xóm có nghề nuôi heo. Xin cụ câu đối Tết, cụ ban cho một chữ TRƯỜNG. Bà con chưng hửng. Cụ bèn giải thích: nuôi heo th́ cần cái ǵ?

“TRƯỜNG TRƯỜNG TRƯỞNG TRƯỞNG TRƯỜNG TRƯỜNG TRƯỞNG,
TRƯỞNG TRƯỞNG TRƯỜNG TRƯỜNG TRƯỞNG TRƯỞNG TRƯỜNG”

Nuôi heo cần nó lớn mau, vừa lớn vừa dài đ̣n th́ bán. Vừa đối ư đối câu vừa ư nghĩa c̣n đ̣i cái ǵ? Con chịu cụ.!
Sau khi đi với Cha Xứ gặp thầy Đồ về thưa chuyện với Bố, mà câu đối cũng đă xong. Cha Xứ sai tôi mang biếu cho Thầy Đồ trà, mứt, bánh, trái cây c̣n Bố tôi sai tôi trả tiền công cho Thầy rồi biếu Thầy cặp bánh chưng, một ít tiền cho thầy tiêu tết. Cha xứ lẫn Bố c̣n dặn là phải thưa với thầy cho tử tế nữa. Trẻ con tánh lí lắc nghịch ngợm ưa chọc phá mà. Nay nhớ lại. “Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ”. Thấy buồn man mác. Thời nay bọn Vịt cộng làm như sính chữ, yêu Thầy lắm không bằng. Chúng “đẻ“ra cái phố ông Đồ nom nó vừa khôi hài vừa dại dại kệch cỡm vừa nặng phần buôn bán phô trương. Chứ chúng nó biết làm văn hóa cái khỉ khô ǵ. Nói nghe kêu hơn cái chuông rè, chữ nghĩa chúng nó xài th́ to hơn cái thúng úp voi mà trật lất hết trơn. Chẳng ra cái thể thống chi cả. Chúng nó hiếp dâm chữ nghĩa th́ đúng hơn. Người ta không hợp tác với chúng nó th́ chúng chụp cho cái mũ “phản động”tổ chảng, bắt nhốt. Đúng là thời buổi sâu bọ làm người. Vàng thau lẫn lộn, chẳng biết ai với ai như thế nào.

Nêu cao (hay cây nêu): Nói tới cây nêu hay có nơi c̣n gọi là nêu cao. Ngày nay có lẽ hiếm thấy cây nêu nữa. Lúc c̣n nhỏ thỉnh thoảng tôi c̣n thấy cây nêu vào dịp cận Tết người ta trồng đây đó. Nhất là ở các vùng c̣n tồn cổ mà anh em chúng tôi hay gọi là vùng đất thấp người ta sống bằng nghề nông. Trồng trọt, cày ruộng, trồng lúa, trồng hoa màu.

Sau ngày tiễn ông Táo (23 tháng chạp) xa xa đó đây đă thấy vươn lên khỏi nóc nhà những cây tre miễu cao nḥng. Trên ngọn cây tre người ta treo một số dụng cụ như chuông, mấy lon bia không hay vật dụng nào phát ra tiếng kêu khua leng keng. Nhất là không bao giờ thiếu một lá bùa viết ngoằn ngoèo treo cùng với mấy món đó. Tiếc là hồi đó cái phong linh chưa thông dụng chứ nếu có cũng hay hay. Đôi cây nêu người ta c̣n bỏ lên đó ống sáo ống địch, tiêu nên khi gió thổi qua nó phát ra tiếy réo rắt du dương vui đáo để. Càng về sau này cây nêu càng hiếm xuất hiện. Tôi đă đi về những vùng xa xa, nhiều vùng quê vào những dịp cuối năm nhưng cũng chỉ lác đác vài gia đ́nh c̣n dựng nêu ăn Tết. Người ta bỏ dần theo thời gian. Không biết có phải không c̣n hợp thời hay bây giờ người ta chạy đua với thị hiếu kim tiền. Con ma kinh tế nó lái, nó điều khiển tất cả mọi sự. Thay đổi cả phong tục tập quán của ông bà tổ tiên đă để lại cho con cháu từ nhiều ngàn năm qua.

Nêu chỉ dựng sau khi tiễn ông Táo và hạ nêu nếu tôi không lầm là khoảng rằm tháng Giêng. Lúc đó bắt đầu gieo mạ. Hết tết bắt đầu vào mùa gieo mạ, trồng lúa. V́ An Nam ta là xứ sống bằng nông nghiệp, nghề chính là nghề trồng lúa nước mà.

Tràng pháo: Quả thật Tết nhất mà không có tiếng pháo đ́ đùng đ́ đẹt đây đó hay lâu lâu nghe lốp bốp đùng đùng….th́ mất không khí vui nhộn háo hức của những ngày rộn ràng chuẩn bị. Người lớn th́ lo, trẻ con th́ mừng. Những gia đ́nh trung lưu khá giả không nói làm ǵ. C̣n các gia đ́nh nghèo (đa số) chạy ăn từng bữa th́ lo ngay ngáy, âu sầu ra mặt. Lấy ǵ sắm sửa Tết với nhất đây? Chưa nói tới chuyện nợ nần vay trả trả vay. Tiền lời tiền lóm, quà cáp biếu xén. Trăm thứ phải lo toan. An Nam ta có cái lệ là nếu vay mượn ai cái ǵ người ta lo thanh toán, trả cả nợ lẫn lời làm sao gom góp trả cho chủ nợ trước giao thừa Ba Mươi Tết. Không ai muốn để qua năm. Người ta ngại để qua năm sẽ bị dông, xui xẻo, gọi là món nợ 2 năm.

Tục lệ đốt pháo nó cũng đă ăn sâu vào phong tục tập quán của người Việt Nam. Ngày Tết mà không có pháo nó không rộn ràng nhộn nhịp. Thiếu cái tươi vui rực rỡ của mùa xuân đất trời. Nói tới pháo tết có rất nhiều chuyện đáng phải quan tâm. Không biết ngày xưa người ta làm pháo như thế nào chứ ở trong miền Nam th́ khu vực Xóm Mới, Quận G̣ Vấp nổi tiếng vể nghề làm pháo. Dĩ nhiên cũng c̣n nhiều nơi khác làm pháo như một vài nơi lẻ tẻ khác ở Hố Nai Biên Ḥa cũng có làm pháo nhưng không nổi tiếng bằng. Nguyên liệu làm pháo chính là thuốc súng. Sau khi bọn Việt cộng chiếm miền Nam, không kiếm đâu ra thuốc súng, bà con bèn lấy phân uré điện giải ra Ammonium làm nguyên liệu thuốc nổ. Cho nên khi làm pháo, tiêu thụ điện rất nhiều.
Pháo thường kết thành từng bánh 100 viên một phong gọi là phong pháo. Mỗi phong pháo được gói xanh đỏ dán giấy bóng kính đỏ coi cũng bắt mắt hấp dẫn ra tṛ. Mỗi dây pháo là 10 bánh, cứ mỗi bánh phân biệt bằng 1 viên pháo đại. Hồi nhỏ anh em tôi bắt chước trẻ con trong xóm gọi là pháo Đùng. Đôi khi c̣ng gọi một dây pháo đó là NỒI pháo.Tṛ nghịch pháo th́ trẻ con ở đâu cũng có những cách tinh quái không tưởng tượng nổi. Cho nên từ việc sản xuất pháo đến việc đốt pháo năm nào cũng vậy đều xảy ra tai nạn: cháy nhà, hỏa hoạn thương tật: mù mắt, cụt tay…. Vậy mà có ai chừa đâu. V́ cái ǵ th́ không ai hiểu nổi. Mà thú thật tiếng pháo nổ nghe lôi cuốn hấp dẫn lắm nghen. Chưa cần tới pháo dây, chỉ cần một tràng pháo chuột lốp bốp đâu đó là làm như không khí Tết đến ngay trước cửa.

Thật thiếu sót nếu không nhắc tới tiếng pháo Mậu Thân 1968. Năm nay dù đang chiến tranh sôi động trên toàn quốc nhưng hai bên Quốc – Cộng đều thỏa thuận ngừng bắn (hưu chiến) một thời gian để cho dân chúng 2 miền ăn Tết thiêng liêng của tổ tiên. Chính phủ VNCH cho phép dân chúng được đốt pháo đón Tết. Lại c̣n cho phép quân nhân lính tráng các cấp nghỉ phép về quê ăn Tết 50% nữa. Bọn Việt cộng lợi dụng những ngày bà con chộn rộn lo chẩn bị Tết nhất, chúng mang vũ khí, chuyển quân vào các tỉnh, thị xă, thành phố. Cả thủ đô Sàig̣n nữa. Để chuẩn bị cho việc mà chúng nó gọi là Tổng Khởi Nghĩa. Sự thật là Tổng phản bội th́ đúng hơn. Tuy nhiên chúng nó hoàn toàn thất bại cay đắng nhục nhă mà ngoài miệng th́ cứ ra rả là chiến thắng. Bởi lẽ dân chúng ở đâu thấy bóng dáng bọn Việt cộng xuất hiện là bỏ cả mồ mả tổ tiên nhà cửa ruộng đồng làng mạc tài sản chạy trối chết, bán mạng. Chúng nó chỉ được cái tài ăn cướp và khủng bố dân lành. Dân chúng cứ nghe bọn Việt cộng xuất hiện ở đâu đó là chạy trốn chúng hơn người ta chạy dịch. Sợ chúng hơn sợ ôn hoàng dịch lệ. Vậy chứ tuyên truyền láo lếu bịp bợm th́ chúng sẽ đoạt giải quán quân. V́ đằng sau lời lẽ tuyên truyền đó là cả khối đe dọa khủng bố thù hằn.

Sau cái Tết Mậu Thân chính phủ ra lệnh Tổng Động Viên thanh niên đi lính và Tết nhất không được phép đốt pháo nữa. Đúng là mất gà mới rào dậu. Tuy nhiên vào những ngày cận Tết vẫn c̣n đây đó vài tiếng nổ đ́ đẹt của tràng pháo chuột. Lúc c̣n cho phép đốt pháo, ngay đêm trừ tịch, vào lúc Giao Thừa chuông, chiêng, trống nổi lên th́ pháo nổ râm ran khắp nơi làm như chiến tranh xảy đến không bằng. Đôi khi c̣ng nghe tiếng súng đạn thật nổ đâu đó. Đạn lửa veo véo trên nền trời. Trái sáng trái châu phụt lên lóe sáng một góc trời.

Thực ra tục lệ cây nêu và đốt pháo cũng như quét vôi mới lại căn nhà ăn Tết là những tục lệ cổ xưa ông bà truyền lại cho con cháu do truyền thuyết Ông Đùng, Bà Đà, Thần Trà, Uất Lũy…Nói tới tục lệ ngày Tết lẫn những sự kiêng cữ th́ nhiều vô thiên lủng. Chẳng hạn như việc cữ quét nhà: trong 3 ngày Tết mẹ tôi cứ lấy chổi quét rác dập vào một góc nhà không cho hốt đi đâu cả. Sau Tết mới dọn sạch. Lạ vậy đó. Kể cả câu chuyện Bánh Chưng Xanh dưới đây.

Bánh Chưng Xanh: Bánh chưng là do sự tích Hoàng Tử Lang Liêu (Tiết Liêu) thời Hùng Vương thứ 6. (Sự tích bánh dày bánh chưng). Phàm là người VN ai mà không biết.

Mà tại sao phải là bánh chưng xanh? Cái ǵ cũng vậy. Do thói quen chăng? Chẳng phải vậy đâu. Cái bánh chưng khi từ khi gói, nấu hay luộc xong. Lột ra bỏ trên đĩa bàn mà nh́n nó xám xịt, đen không ra đen, nó dại dại, bẩn bẩn nằm trên cái đĩa th́ chẳng ai muốn đụng đũa. Mặc dầu không biết bên trong nó có ngon có rền không.

Coi vậy chứ, ra được cái bánh chưng vừa xanh vừa ngon vừa rền vừa đẹp không phải dễ à nghen. Nguyên liệu chính là nếp mà phải là nếp ngon không pha tẻ. Lá gói bánh là lá chuối và lá dong.

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu. Bố đă đặt bác phó mộc thửa cho 4,5 cái khuôn gói bánh chưng. Có 2 cỡ khác nhau (lớn/nhỏ). Bố gói buông (tức không cần khuôn) rất đẹp. C̣n anh em tôi phải có khuôn mới gói được. Gói bánh cũng là cái thú. Cả nhà xúm xít lại cùng làm cùng nói chuyện cười đùa vui vẻ thân mật đoàn kết thương yêu nhau đậm đà. Ai có việc nấy cứ tuần tự mà làm. Chẳng hề kèn cựa hay sanh nạnh. Dù bận rộn, vất vả mồ hôi mồ kê nhễ nhại v́ ngững ngày cận Tết không khí, thời tiết có vẻ hơi nong nóng nhưng trong không khí rộn ràng như vậy ai cũng vui vẻ tươi cười háo hức mong chớ cái ǵ không biết. Quả là điều thiêng liêng không thể lư giải theo lẽ thường t́nh được.

Lá dong rửa sạch sắp ra sẵn. Lá chuối rửa sạch, lau khô. Dùng lá chuối cho nó rẻ nhưng trong cùng bao giờ cũng là lá dong cho cái bánh nó xanh, đẹp vuông vức. Lá xếp, bẻ góc cạnh đặt trong khuôn ngay ngắn. Nếp ngâm nước qua đêm vo qua vài nước để ráo. Múc một bát nếp bỏ vào trước, trải đều theo khuôn. Đậu xanh đăi sạch vỏ, đồ (xôi) lên cho chín rồi giă nát. Lấy chừng vài muỗng canh bỏ trên nếp. Chắc ăn là nắm sẵn từng nắm xôi đậu xanh cho nó cân phân đều như nhau. Thịt heo xắt lát dài dài 4,5cm kèm với mấy lát hành ta giă dập trộn chung với thịt heo khi chín mùi hành quyện với nếp, đậu xanh, thịt heo quyện vào nhau có mùi thơm kỳ lạ. Anh tôi nói đó là mùi quê hương. Nếu không có lá dong hay lá chuối sẽ không c̣n được gọi là bánh chưng nữa. Lấy vài ba miếng thịt đặt trên đậu xanh. Sau đó lập lại đậu xanh và nếp giống như lúc đầu. Rồi bẻ lá xung quanh trên mặt. Trước khi lấy khuôn ra nhớ luồn vài sợi lạt dưới cái bánh để cột hờ bánh lại cho khỏi bung. Cái khó là làm sao bẻ các góc cạnh của bánh cho vuông vức, cho khéo kẻo nó pḥi bánh ra khi gạo nở. Lạt giang cột vuông ngay ngắn xung quanh bánh. Lạt này c̣n được dùng để cắt bánh khi c̣n trên đĩa trước khi dùng. Tất cả nguyên liệu tính toán sao cho khéo để khi vừa xong, hoàn tất là các thứ cũng vừa hết. Đỡ mất công dọn dẹp mà tiết kiệm được tiền. Một điều tối quan trọng là bánh ngon hay dở là do người nêm nếm khi trộn nếp với muối. Mặn quá không ăn được, lạt quá ăn cũng không ngon cho nên vấn đề nêm nếm rất quan trọng nó quyết định phần lớn trong các công đoạn mà có mấy ai để ư tới đâu. Việc này Mẹ tôi chẳng nói chẳng rằng cứ lẳng lặng làm một ḿnh. Sau này Mẹ tôi truyền lại cho cô con gái lớn và mấy đứa em trai. Bà chẳng giữ cái ǵ làm của riêng cho ḿnh cả. Năm nào cũng vậy, bố mẹ tôi bàn với nhau là gói chừng vài chục cái nhà ăn và đăi khách, chục cái biếu bà con, chỗ ơn nghĩa. Bánh gói nấu tại nhà nó mới quư mới sang. Chứ bánh mua người ta không thích lắm. Gói xong th́ nguyên liệu cũng vừa hết. Chỉ c̣n ba cái cuống lá vụn vặt. Tôi có nhiệm vụ dọn dẹp cũng đỡ vất vả. Lư do tay chân tôi vụng về làm đâu hư đó. Chỉ phụ Bố bó gị và xếp bánh vào nồi. Đốt ḷ rồi kể chuyện ma trong lúc canh nồi bánh.

Kể thêm chuyện vụn vặt liên quan: Số là anh tôi vốn là Linh Mục ở một tu viện hẻo lánh trên Cao Nguyên. Hiếm khi Tết nhất được về nhà, thường th́ người ta chia nhau người năm này kẻ năm khác có dịp về quê thăm gia đ́nh. Ổng về nhà khoảng một tuần trước Tết và trở lại tu viện một tuần sau Tết có nghĩa sẽ ở nhà 2 tuần. Ông cha về nhà được chia công tác ngay lập tức: Cưa củi nấu bánh, chẻ củi lo cho mấy ngày tết. Tôi và ổng đang c̣ cưa khúc củi bự tổ chảng th́ thấy có người th́ thào ngoài hang rào: Có một bà cụ vời tôi ra hỏi: “có phải Cha đấy không? Tôi gật đầu đáp: phải. – Giêsu Ma…sao lại bắt cha cưa củi….” Làm như ông Cha cưa củi là một sự cả thể không bằng. Anh em tôi chỉ tủm tỉm cười với nhau ngầm hiểu ư. Không có sự phân biệt giai cấp trong gia đ́nh này, chỉ có cha mẹ, con cái anh chị em với nhau mà thôi.

Canh nồi bánh chưng cũng là một cái thú. Những buổi chiều cuối năm thường có gió hiu hiu lành lạnh, mở nhạc nghe Thánh ca hay mấy bài hát đời mùa Noel. Lúc này c̣n dung dăng dung dẻ vui đời học sinh nên chưa cảm được bao nhiêu. Sau này đă vào quân ngũ mới cảm thấy những bản nhạc đó có ư nghĩa dù lăng mạn hay cải lương hay mỵ lính ǵ th́ ǵ. “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay” là thế.

Cái lạ là bà con nhất là quư vị phụ nữ, quư bà quư cô rất thích nghe chuyện ma. Thấy ai đó kể chuyện ma th́ xúm lại nghe rồi co lại ngồi dúm dó với nhau v́….sợ bóng sợ gió mà vẫn cứ thích nghe bên ánh lửa bập bùng trong đêm tối làm tăng thêm vẻ ma quái hấp dẫn của câu truyện. Nhất là nồi bánh chưng được đặt ở một chỗ khuất bên hông nhà. Nơi thường ngày cũng ít người lai văng.

Tiếp tục nấu bánh: Đáy nồi bỏ một ít tàu chuối cho bánh khỏi đụng đáy nồi nó cháy. Xếp bánh tuần tự, không được bỏ đại vào nồi mà phải có lớp lang thứ tự, chặt chẽ không được lỏng lẻo nó mất ngon. Trên cùng đan một cái vỉ để chận cho bánh không bị nổi khi đổ nước hay lúc bánh sôi. Lấy cục đá hay vật ǵ nặng dằn lên trên cho chắc ăn. Một nồi nước lớn để lên trên nồi bánh luôn luôn nóng để châm thêm vào nồi khi nước trong nồi bánh bắt đầu vơi. Không bao giờ để bánh thiếu nước mà phải luôn luôn ngậm nước sôi từ 10 – 12 tiếng đồng hồ. Củi nấu phải chuẩn bị trước không để thiếu. Chúng tôi thường th́ quanh năm đun củi, nếu có những khúc củi gộc (mắt, gốc, rễ …) không dùng vào việc ǵ được th́ chúng được tận dụng trong lúc này. Sau này người ta dùng dầu lửa hay gaz để đốt thay cho củi, mất đi cái thú ngồi canh nồi bánh trong đêm nghe chuyện ma và những chuyện đường rừng của Thế Lữ, Phạm Cao Củng hay Lê Minh Hoàng Thái Sơn. Nồi bánh sôi liên tục chừng 10 hay 12 tiếng đồng hồ th́ vớt bánh ra. Vớt bánh bỏ trên cái phản, xếp đều đặn, ngay ngắn xong, lấy ván đặt lên trên. Trên ván đặt vài thau nước dằn lên gọi là ép bánh cho nó ráo bánh để được cả tuần lễ tới 10 ngày mà không sao.

Có nơi khi gói bánh người ta chế thêm: trộn dầu ăn vào nếp trước khi gói cho bánh nó bóng đẹp mắt. Bỏ thêm phẩm màu xanh vào nếp nh́n cái bánh thêm phần hấp dẫn, nó đánh lừa cặp mắt thiên hạ. Trộn thêm bicarbonate de soude (gọi là thuốc tiêu) nấu cho mau đỡ tốn củi dầu hay gaz. Nhất là thời gian, tiết kiệm được một nửa. Không biết thiên hạ bắt chước cái gian dối đó từ đâu chớ thời VNCH chẳng hề có ai có cái sáng kiến (hay tối kiến) đó bao giờ. Bố tôi biết được là ông dẹp hết không chấp nhận cái gian dối giả trá ngụy tạo. Ông nói bỏ ba cái bicarbonate de soude vào thấy có lợi thật đấy nhưng “lợi bất cập hại” Bị phản ứng hóa học hay di hại về sau này ai mà biết trước được. Ông bà ḿnh làm cả bao nhiêu ngàn năm qua có sao đâu nào… Có lần anh em tôi bàn với ông v́ cho đó là sáng kiến, vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Ông “TẾ” cho một bài, cả bọn nín khe.

Khi lột bánh tất cả đều dính quyện vào nhau. Thịt mỡ tan ra trong bánh nh́n nó bóng bảy tự nhiên. Màu xanh tươi của chiếc bánh bắt mắt có cảm t́nh. Thấy là đă thèm, nếp quyện cùng với đậu và thịt vừa dẻo vừa thơm gọi là rền. Dùng lạt cắt bánh ra từng miếng vuông vức vừa miệng ăn. Dùng với củ kiệu hay dưa hành dưa chua đều được. Có nơi người ta lấy đường tán đổ tí nước, nấu sôi lên làm mật chấm với bánh. C̣n ǵ bằng? Dùng miếng bánh mà như nuốt cả một ḍng sử Việt, gương tiền nhân xây dựng và ǵn giữ giang san. Miếng bánh gói trọn quê hương.

*Bó Gị Thủ: Thịt heo như tai, mũi, nọng được tận dụng làm vài cái gị thủ. Cách bó gị thủ của Bố tôi là từ ngoài Bắc mang theo vào không thay đổi. Không như cách bó sau này, tôi học được ở cha mẹ mấy anh bạn học dân Nam Kỳ quốc: đơn giản hơn, ngon hơn chẳng cầu kỳ tí nào.
Bố tôi làm thế này: lấy 2 thanh tre đực hay hai thanh gỗ cỡ bắp tay. Lá chuối cuộn thành khuôn tṛn tṛn dài dài, lá chuối cho thật dày. Thịt, sau khi nêm nếm, tiêu hành, trộn rất ít nấm mèo (gọi là mộc nhĩ) nhồi tất cả vào khuôn lá chuối. Lấy lạt cột xung quanh. Lạt cột cho nhiều kẻo khi ép nó ḷi thịt ra. Bỏ gị vào nồi bánh chưng luộc chừng 4-5 tiếng. Vớt ra đang nóng lấy 2 thanh gỗ kẹp 2 bên cây gị rồi cột lạt một đầu. Đầu kia ra sức ép càng chặt càng tốt. Thịt bên trong đă chín nhừ nó quyện lại ép chặt vào nhau thật chắc không rời. Để nguội, cắt ra từng khoanh, khi cắt phải theo thứ tự lớp lang rồi bỏ vào đĩa tŕnh bày cho đẹp mắt. Ăn với bánh chưng, tôm khô củ kiệu hay dưa hành, dưa chua. Cũng là món đưa cay cho mấy ông bợm khề khà chén chú chén bác chén anh chén tôi vào những ngày Tết rảnh rang.

Ngày Tết không thể thiếu vại dưa chua. Mẹ tôi và mấy cô em gái c̣n ra công làm dưa món. Thứ này nó cầu kỳ nhiều công mà nhà tôi đông người lại con trai đang lớn, ăn như rồng cuốn, Mọi thứ cứ tiêu thụ veo veo. Ngoài ra, c̣n một nồi thịt heo bằm (thịt xay) nhồi khổ qua, nồi cà chua nhồi thịt. Một nồi thịt đông bự sư cha. Bố tôi có lệ Tết không có thịt đông là không được. Sau này mới biết toàn là những thứ cholestérone tổ sư bồ đề.

Tôi cứ thắc mắc là tại sao có mấy ngày Tết thôi mà phải chuẩn bị rắc rối, nhiều thứ nhiều món quá thế. Mà món mào món nấy đều cầu kỳ không giống ngày thường.

Chưa hết đâu, Bố c̣n dặn Mẹ tôi mua thêm mấy con gà, vài ba con vịt nhốt sẵn trong chuồng để pḥng khi hữu sự nữa. Ấy là nhà có sẵn một chuồng thỏ. Nếu cần là có nồi cari thỏ, ragout và mấy đĩa tiết canh thỏ. Đời tôi đă dùng rất nhiều thứ tiết canh nhưng có lẽ hai thứ phải xếp hạng số 1 là tiết canh thỏ và tiết canh vịt.

F. Trang hoàng nhà cửa:

Số là Tết nhất, cho dù là đi đâu làm ăn ở bất cứ xó xỉnh hay nơi nào đi chăng nữa th́ An Nam ta có cái lệ coi ngày để đóng cửa tiệm hay khai trương. Rồi thi nhau quy cố hương tức là về quê ăn tết. Chính v́ thế, những ngày Tết nhất hầu hết các cửa tiệm đều đóng cửa. Mà phàm đă đóng cửa th́ phải có ngày khai trương. Nhiều tiệm đóng cửa vài ba tuần là chuyện thường. Mấy anh thầy bói rờ mu rùa được mùa hốt bạc. Các mợ rút được lá xâm, rối rít kiếm thầy giải cho xem nó nói cái đí ǵ. Nào là coi hướng xuất hành. Nhất là các bà các cô có thói quen đi coi bói đầu năm. Nếu ta dùng lư luận hay logique khoa học th́ đúng là những tṛ mê tín dị đoan. Hủ tục làm lạc hậu làm tŕ trệ đất nước. Cần phải đào thải càng sớm càng tốt. Tôi nhờ vơ vẽ được dăm ba chữ Nho do ông Ngoại lúc c̣n sống bắt học từ Tam Tự kinh tới Ngũ Thiên Tự… nên cũng nghịch ngợm lai rai. Lại ṭ ṃ biết thêm môn graphologie và chiromancie nghĩa là bút pháp tự và xem tướng mệnh trên bàn tay (chỉ v́ ṭ ṃ hiếu kỳ. Đọc lam nham nhớ chuyện nọ lan sang chuyện khác). Chỉ giỏi tán phét, kiếm được mấy cuốn sách tiếng Tây nói về ba cái món coi chỉ tay, chữ kư. Mấy cuốn sách này này tôi mua son ở ngoài lề đường có vài đồng/ cuốn ṭ ṃ mua về coi chơi cho bạn bè rồi nói dóc thôi. Vậy mà vào những ngày Tết, không biết đồn thổi ở đâu. Mấy cô xin xâm ở chùa Một Cột. Để đỡ tốn tiền nhờ thầy giải ở chùa, mấy cổ mang quẻ sâm vào nhờ tôi giải. Đồng thời nhờ coi chỉ tay luôn.

Tôi cũng làm bộ trịnh trọng lại c̣n dở sách toàn là chữ nho (giải quẻ xâm) xí xô xí xào coi bộ kỳ bí. C̣n ba cái tṛ chỉ tay chữ kư. Thú thật không phải khoe chớ đời tôi được hân hạnh cầm không biết bao nhiêu bàn tay từ già trẻ lớn bé. Nam phụ lăo ấu đủ cả. Lắm cô tin như cái giống ǵ. Mặc dầu tôi đă nói chỉ là tṛ giải trí. Một thứ vui chơi cho qua ngày đoạn tháng. Hèn nào mấy anh thầy bói (Maitre) ăn nên làm ra trong mấy ngày này. Đúng ra là tṛ nói dựa lếu láo bịp bợm. Bố tôi chỉ dễ dăi trong 3 ngày Tết. Tới 4 Tết mà c̣n dở dói ra là cho dù lớn xác rồi cũng ăn trận đ̣n nên thân nhớ đời. Cho chừa cái tật ham chơi hơn ham học.

Cho nên không mấy ngạc nhiên khi nhà nào nhà nấy dọn dẹp, sắm sửa chuẩn bị ăn tết thật cẩn thận kỹ càng. Nhất là kinh nghiệm cái tết Mậu Thân 1968 một sự phản bội, vi phạm trắng trợn của bọn lưu manh cộng sản khủng bố. Phàm ai tin vào chúng nó mà c̣n giữ được hai hột lúa giống là phúc bảy mươi đời. Chưa táng gia bại sản là may mắn phúc đức ông bà để lại.

Thường th́ anh em tôi hẹn nhau đi chợ Tết vào khoảng 26, 27 Tết. V́ sau mấy ngày này nhất là tới 29, 30 là chợ bắt đầu vắng tanh vắng ngắt. Tiếng là chợ Tết cho vui chứ thực ra là đi ngắm người ta sắm Tết. Đi chợ Tết thế nào cũng có cặp dưa to đùng để trên bà thờ ông bà. Một mâm ngũ quả, vài kư lạp xưởng. Một ít mứt thập cẩm, hộp mứt sen trần. Trà th́ không thiếu v́ gốc gác bên Nội tôi ở Bảo Lộc nên năm nào cũng có sẵn trà mộc. Ở đời có cái lạ là dân Sàig̣n lại không thích trà Tàu mà lại thích dùng trà mộc hay trà tươi. Hạt dưa th́ tôi sẽ lại nhà anh bạn mua vài kg. V́ nhà anh ta sống bằng nghề rang hạt dưa cung cấp cho gần như cả Quận Thủ Đức và vài vùng phụ cận.

Mặc dầu nhà có Mai vàng, mai chiếu thủy, bùm sụm nhưng không bao giờ thiếu vài chậu cúc, hay mấy gị thủy tiên. Vài bó glaieul, hay vài chục bông hồng Đàlạt cho nhà thêm rực rỡ mới mẻ. Tôi vốn dĩ không được khéo tay mà con mắt thẩm mỹ là càng tệ hơn nên mọi sự bày biện trang trí là do ông anh Cả và mấy cô em gái phụ trách.

Sau khi điểm qua mọi sự chuẩn bị cho những ngày Tết tạm thời tươm tất. Mẹ tôi không quên thủ sẵn một ít phong bao để ĺ x́ (mừng tuổi) cho con cháu lúc chúng tự ên tới hay theo cha mẹ đi chúc Tết đầu năm. Mẹ tôi không thích hạt dưa v́ bà nói ăn hạt dưa nó dăi nhà cứ phải quét. Nhưng vẫn cứ nhắc các con mua ít kí hạt dưa về…đăi khách. An Nam ta có cái đặc biệt rất ư là hiếu khách.

Không hiểu sao Bố tôi rất ghét hai chữ Ĺ X́. Ông nói đầu năm người ta mừng tuổi cho trẻ con. C̣n người lớn phải là chúc tuổi chúc thọ. Ĺ X́ là cái tṛ ǵ ? Chẳng qua nó là tiếng Quảng Đông đọc trại ra. Tiếng Việt dịch là Lợi Thị. Bọn Tàu nó thiên về thương mại buôn bán. Đầu năm nó tặng cho nhau một ít tiền lẻ gọi là lợi thị để lấy hên làm ăn buôn may bán đắt. Ḿnh đâu có thiên về ba cái tṛ nói dóc nói láo buôn bán một vốn bốn lời đâu mà ĺ x́ với lại lợi thị. Ḿnh theo tục lệ ông bà là mừng tuổi và chúc thọ để ḿnh phụng dưỡng ông bà lúc tuổi già. Đầu năm cầu trời ban phước lộc cho các cụ trường thọ sống cùng con cháu chứ ai lại đi bắt chước tụi Tàu?

G. Đón Giao Thừa.

Thời chiến, các nhà thờ thường cử hành lễ GiaoThừa khá sớm. Có nơi 9 giờ tối đă có lễ. Muộn lắm là 10 giờ. Lễ xong là gần tới giờ giao thừa. Tới giờ giao thừa, chiêng trống nổi lên là pháo các nơi cũng nổ râm ran. Không khí thật khó diễn tả bằng văn tự. Tuy nhiên từ sau cái Tết Mậu Thân 1968 giờ GiaoThừa mọi nơi lặng lẽ êm re. Mất đi cái không khí rộn ràng của đêm trừ tịch bàn giao giữa năm cũ sang năm mới. Cũng chỉ v́ sự vi phạm lật lọng trắng trợn của bọn cộng sản vô thần khốn nạn.

Đúng giao thừa, cả nhà tôi an vị ở pḥng khách trước bàn thờ Thiên Chúa và Tổ Tiên. Ba cây nhang trầm được đốt lên, khói bay nghi ngút thay cho lời cầu của con cháu dâng lên Đấng Tối Cao và Tổ Tiên ông bà. Cả nhà đứng trước bàn thờ. Anh tôi thay mặt cho cả gia đ́nh dâng lời tạ ơn Thượng Đế và ông bà đă độ tŕ cho con cháu được b́nh an mạnh khỏe trong năm vừa qua. Đồng thời xin mời ông bà về đây chứng giám cho ḷng thành của con cháu nhớ tới ông bà, mời ông bà về ăn Tết với con cháu trong những ngày xum họp đầu năm này. Chừng 10- 15 phút thôi mà những bộ mắt từ già tới trẻ đều bày tỏ sự trang nghiêm ngưỡng mộ, ḷng thành kính hiện rơ từng khuôn mặt. Không khí thật trang trọng mọi người đều có cảm tưởng sự thiêng liêng, h́nh ảnh Thượng Đế và ông bà tổ tiên phảng phất quanh đây đang ban phước lành cho con cháu.

Khi mọi người đă an tọa, ai ngồi chỗ nấy. Lúc này Bố c̣n đi làm, anh em tôi c̣n trong tuổi đi học chưa có dâu lẫn rể. Cả bọn c̣n độc thân. Anh Cả tôi thay mặt cho các con chúc tuổi Bố Mẹ. Những lời cầu chúc tốt đẹp: an khang, trường thọ…Lúc này là giờ phút thiêng liêng nhất trong năm. Mọi người bỏ qua tất cả mọi dị biệt mà chỉ nh́n vào cái hạnh phúc đang bao phủ quanh đây. Một niềm an lạc không cách nào diễn tả bằng lời mà chỉ bằng cảm nghiệm và t́nh cảm mà thôi.

Đáp lại Bố tôi cũng khuyên anh em tôi yêu thương nâng đỡ nhau, kèm nhau học hành, chịu khó lo việc chung trong gia đ́nh…vv và vv… tất cả những lời lẽ ân cần chan chứa yêu thương của cả cha mẹ lẫn con cái trong cảnh đầm ấm yêu thương. Có lúc tôi đă ví chắc nơi miền lạc cảnh cũng cỡ thế này là cùng.

Sau màn chúc chiếc là mừng tuổi: Quà biếu Tết Bố Mẹ th́ anh em chúng tôi đă thực hiện vào nhữngngày trước. Bây giờ là Mừng tuổi lấy hên thôi. Tượng trưng mà. Mẹ tôi từ trên xuống dưới nghĩa là từ anh Cả cho tới chú Út. Bố tôi ngồi quan sát lâu lâu lại chiêu một ngụm trà. Sau khi Mẹ mừng tuổi là tới phiêncác con. Bắt đầu từ anh Cả đi xuống. Đứa nào có cơ hội kiếm tiền (như tôi có đi dạy kèm thêm, có tiền nên cũng tốn mớ phong bao đỏ có nhân) C̣n lại những đứa lau nhau th́ hùn nhau (do tiền để dành) làm một hộp bự sư cha. Mở ra hết lớp giấy gói này tới lớp giấy gói khác. Dễ chừng cả vào chục lớp giấy báo gói con heo đất to bằng 2 nắm tay để bỏ tiền giấy…để dành. Có lẽ đây là sáng kiến bất ngờ của chú Út. Cả nhà được một phen bị một vố chơi khăm rất vô tư thoải mái cười ngặt nghẽo vui vẻ mà hạnh phúc tràn trề. Lâu lâu nhắc tới vẫn c̣n cảm thấy hạnh phúc quanh quẩn đâu đây.

Lúc này cái bụng cũng đă ngon ngót bữa cơm chiều. Mỗi người một tô cháo gà rắc tiêu hành ng̣ bốc khói nghi ngút. Quả là thần tiên. Tối nay, giao thừa Bố đặc cách khui chai rượu lễ do cha xứ tặng trong năm. V́ ông được coi như là thầy thuốc riêng lo sức khỏe cho cha xứ. Anh em tôi được dịp “chém” chai rượu thật tận t́nh đến không c̣n một giọt.

Húp tô cháo gà mà như là là húp mật ngọt, yêu thương của cả cha mẹ lẫn con cái trong gia đ́nh. Bố tôi c̣n nhắc thêm là phải dành ra một ít phẩm vật, mấy cái bánh chưng, ít gạo nếp. Bánh trái trong nhà, ḿnh ăn Tết chẳng lẽ người ta không à ? Phải dành ra một ít để biếu cho một số bà con hàng xóm gần nhà ḿnh mà hằng ngày người ta đă phải chạy ăn từng bữa. Chẳng biết Tết nhất họ có ǵ đặc biệt hơn ngày thường không. Họ cũng cần đón Tết lắm chớ.

Trong số các gia đ́nh đó cũng có khoảng chục em nhỏ quanh năm suốt tháng chỉ độc nhất y nhất quởn. Chúng tôi có một thùng giấy bự tổ chảng. Con trai th́ lớn sông sổng. Đầu năm mặc vừa, cuối năm đă cộc tớn lên rồi. Bèn giặt sạch bỏ vào đó. Quần áo con trai một thùng, con gái thùng khác. Trước Tết anh em tôi dùng cái vườn trống bày tṛ chơi cho bọn trẻ hàng xóm vào chơi rồi sau đó con trai con gái một vài nhà hàng xóm mỗi đứa đều có một bộ cánh (cũ người mới ta) mới mặc khoe Tết. Mẹ mua vải, may quần áo cho anh em chúng tôi cũng không phải là thứ sang trọng ǵ. Trung b́nh thôi, tươm tất là được rồi.

C̣n bánh trái, gạo (nếp, tẻ) bố bắt anh em chúng tôi phải đích thân mang sang nhà người ta biếu quà ăn Tết đàng hoàng. Không phải tạo cho ḿnh thái độ ban ơn bố thí cho người ta v́ người ta đâu có phải là đi ăn xin. Có lần thằng em tôi nói vài câu vô lễ xấc xược ǵ đó, Bố nghe được. Thằng nhỏ nghe giảng morale một buổi. Sau đó là một trận đ̣n quắn đít. Không đứa nào dám coi thường.

Sau tô cháo gà là mừng tuổi chúc thọ rồi lai rai trà hay càphê, bánh kẹo…Cũng không quên nhắc ở đây là Bố tôi làm kẹo kéo, kẹo lạc (đậu phộng) rất ngon. Sở dĩ ông biết làm là v́ thuở ông c̣n đi học, cũng đă phải đi bán kẹo kéo một thời gian (lúc c̣n ở ngoài Bắc) để tự lực cánh sinh. V́ ông nội tôi là cụ đồ nho hết thời nên mọi sự đều trông vào gánh hàng xén của bà nội thôi. Bố hay kể lại chuyện đời xưa vào những dịp long trọng.

Nhắm chừng 2, 3 giờ sáng là tự động văn tuồng. Ai về pḥng nấy v́ sau Giao Thừa vài tiếng đồng hồ là mọi sự yên ắng. Phải nghỉ ngơi lấy sức tiếp khách cho mấy ngày hôm sau.

H. Mồng Một Tết

Sáng 1 Tết. Ngộ thật, những ngày này, không ai gọi hay dùng ngày Tây (dương lịch) mà cứ xài ngày Ta (âm lịch) thoải mái. Lúc này trời đă hửng sáng (coi đồng hồ mới xấp xỉ 7 giờ. Ngày thường Bố dựng đầu chúng tôi dậy thường là 6 giờ : vừa vệ sinh vừa tập thể dục vừa ăn sáng. Bảy giờ là người đi làm, kẻ lục tục tới trường. Mẹ đi chợ.

Bữa nay lợi dụng Tết nhất, mọi người nghỉ ngơi. Tối qua thức hơi khuya nên có phần uể oải. Rán ườn ra câu giờ ngủ nướng một tí cho…đă. Làm sao qua mắt được Bố tôi? Ông phán: “chúng mày cứ ườn ra đó, không biết là lính tráng người ta lo trực gác cho chúng mày ăn Tết hay sao? Họ phải thay phiên nhau người gác giặc, người ngủ. Chắc ǵ đă có chăn êm nệm ấm? Người lính mấy thuở được ăn một bữa cho ra hồn mà giờ này chúng mày c̣n cứ ườn ra đấy? Chắc ǵ người lính họ có được cái Tết cho êm ấm với gia đ́nh?

Bố tôi ông chẳng kiêng cữ ǵ sốt cả. Sáng 1 Tết ông cũng tế sống như thường.
Mẹ và mấy cô em gái đang lột bánh chưng, cái gị thủ và chuẩn bị cho bữa ăn sáng đầu năm.
Việc đầu tiên là kiếm bộ đồ vía mới may diện vào cho bảnh.
Bữa sáng 1 Tết coi bộ thịnh soạn quá tay: bánh chưng, gị thủ. Dưa chua, dưa món, dưa hành.
Trong bữa ăn sáng, công tác được chia liền một khi:
- Tiếp khách.
- Dọn dẹp.
- Chuẩn bị bữa trưa và chiều.
- Rửa bát chén.
- Giặt quần áo…vv…
Ai cũng có việc cả. Ngày hôm sau lại luân phiên. V́ đông người nên sẽ không có ai bị trùng lặp. Chỉ có mấy cô em gái là lo chuyện bếp núc đều chi. Tuy nhiên bọn con trai cũng phải nhào vào phụ để cho biết việc. Bạn tôi tới chơi nó thấy tôi lăng xăng trong bếp. Chúng nó nói tôi sau này có số làm…mọi vợ. V́ tử vi tôi có cung…nô bộc.

Ấy, mấy ngày Tết hay có mấy cái chuyện lẩm cẩm mà ngày thường đố đứa nào dám lôi ra dỡn mặt.

Ăn sáng xong, ai vào việc nấy. Bọn lau nhau chưa có việc ǵ th́ bắt đầu gầy…ṣng bạc. Không hiểu tiền ở đâu mà anh em tôi lại rủng rỉnh có ít tiền lẻ sát phạt nhau. Mà cũng chẳng đứa nào thắc mắc chi cả. Quanh năm chẳng thấy bất cứ đứa nào kêu ca hay khiếu nại là bị mất tiền để dành. Nhiều khi tiền vứt lăn lóc trên bàn trên kệ, trên tủ quanh năm suốt tháng chẳng mấy ai thắc mắc làm ǵ. Thường th́ có hai hay ba ṣng: 1 ṣng cát tê 52 lá. Bộ này chơi được lắm thứ chẳng hạn như: ba lá (9 nút, bài cào là cào nhà cào cửa). X́ lác (21 nút), Tiến lên, 13 con ma (xập xám), x́ tố…nhiều tṛ lắm mà dường như đă là học tṛ th́ không đứa nào là không biết. Chẳng biết học từ lúc nào mà đứa nào đứa nấy rành sáu câu. Lắm lúc bố tôi chép miệng than: Phải chi việc học mà chúng nó được như vậy th́ đỡ biết bao nhiêu.

Ṣng Tam Cúc là các bà các cô sát phạt nhau. C̣n cá ngựa hay lắc bầu cua là mấy đứa nhỏ nhất bày ra với nhau. Lắm lúc căi nhau ỏm tỏi.
Làm ǵ th́ làm, chơi ǵ th́ chơi. Trong 3 ngày Tết, Bố không nói tiếng nào. Tới ngày mồng 4 tết đứa nào dại dột gợi ư gầy ṣng th́ nhẹ nhất cũng một bài morale nên thân. Láng cháng ăn vài bạt tai hay dăm ba con lươn là chuyện nhỏ.

Ngày Tết khách ai người nấy tiếp. Tuy nhiên để nhân vật chính kịp chuẩn bị tươm tất th́ người nào lo phần tiếp khách câu giờ hay t́m cách ầu ơ ví dầu cho nhân vật kia kịp chuẩn bị. Thường th́ nhà tôi trong những ngày này bao giờ cũng có tiệc đăi bà con anh em các nơi tới chúc Tết. C̣n bà con cḥm xóm th́ chỉ thăm xă giao chút đỉnh. Chúc nhau mọi sự tốt lành trong năm mới. V́ chính ḿnh và mọi người cũng phải ba chân bốn cẳng làm sao đi cho kịp cho hết những nơi cần phải đi. Mấy ngày nay không họp chợ th́ nếu không dự trữ đồ ăn lấy đâu ra mà đăi khách?

Bữa trưa mồng một thường là phải có một đĩa tổ chảng gỏi gà (nộm). Gồm: Thịt gà xé phay, bắp cải thái chỉ, hành hoa, ng̣ rí, rau răm. Có ngon hay không là nhờ nước mắm ớt và dấm hay chanh. Món này rất hấp dẫn v́ ăn thịt thà nhiều cần phải có tí rau chớ. Một đĩa gà luộc. Một tô miến ḷng gà là nhất xứ. C̣n lại vẫn là những món truyền thống của ngày Tết. Mấy ngày này bố đặc cách cho khui rượu bia thoải mái. Có mấy chai rượu vang, kể cả Coindreau (rượu tinh dầu cam) nặng như cái giống ǵ ( bố rất thích thằng này ) cũng được anh em tôi lôi ra “chém” tận t́nh.

Các bà các cô cũng cụng ly ra tṛ mà cụng...nước ngọt. Thỉnh thoảng Bố đặc cách khui một chai bách nhật hay Martini, có khi là là chai Bordeau (vang đỏ). C̣n thằng Martell hay Ông Già chống gậy (Johnny Walker) th́ chỉ được thỉnh ra khi nào có khách quư mà thôi. Mấy thứ này với anh em chúng tôi chỉ là kính nhi viễn chi v́ Bố nói chúng mày chưa tới tuổi uống mấy thứ này. Có lần len lén nếm thử, v́ ṭ ṃ. Cái giống ǵ mà vừa cay vừa nồng vừa nặng. Nghe đâu phải dùng nó chung với soda. Thấy có cả Scott, Whiskey mà không dám hó hé. Vài chục năm sau này t́m hiểu thêm về các loại rượu và thức uống. Nhất là những thứ pha chế coctail. Tôi thấy nó chẳng đơn giản ǵ, nhiêu khê rắc rối vô cùng. Cái ǵ cũng vậy, “nghề chơi cũng lắm công phu”. Quả thế, cứ sự thường ở ngoài nh́n vào tưởng ngon ăn dễ dàng lắm nhưng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Đi sâu vào chi tiết, muốn cho ra ngô ra khoai, rành rẽ đâu đó sẽ không dễ như người ta tưởng.

Ăn Tết th́ ăn, nhưng việc nhà, công tác thường nhật vẫn phải duy tŕ. Không được trễ nải, anh em chúng tôi mới bàn tính chia công tác cho ba ngày Tết. Các phần việc được chia trước tết nếu ai có khiếu nại th́ báo trước để sắp xếp lại. Cũng may, chưa có đứa nào lập gia đ́nh nên không ai có bổn phận bên nhà chồng hay bên nhà vợ. Có chăng là đi thăm bồ hay thăm bạn phải cho biết trước để khỏi bị trở ngại cho việc chung cả nhà. Riêng anh tôi v́ mục đích về ăn Tết với gia đ́nh nên chẳng có chương tŕnh ǵ phải đi ra ngoài. Ngoại trừ dâng lễ mấy ngày Tết với Cha Xứ hay tiếp khách ở nhà.

Sáng mồng một Tết.

Sau khi ăn sáng, một bữa sáng thịnh soạn, càphê cà pháo rề rà. Anh em chúng tôi cùng tụ họp xung quanh bố mẹ, tất cả đều diện quần áo mới. Bố hôm nay áo chemise mới, quần dài đi chung với áo vest sau này gọi là suit. Thắt cà la oách thật trịnh trọng. Mẹ, áo dài nhung, khăn san mới, chơi thêm đôi hài cườm đang là mốt của các bà. Khăn nhung quấn lọn tóc trên đầu ra dáng mệnh phụ. Mấy đứa nhỏ xúm vào cḥng: “Mẹ hôm nay giống cô dâu về nhà chồng….” bà già lỏn lẻn mắc cở. Bố chỉ trừng mắt một cái là cả lũ xuôi xị nín khe. Vẫn anh tôi thay mặc các con chúc thọ bố mẹ những điều tốt lành, cầu cho các cụ sống lâu với con cái để c̣n có thêm dâu, rể, có cháu nội cháu ngoại đầy nhà… Đáp lại Bố tôi cùng Mẹ khuyên con cái thương yêu đoàn kết đùm bọc lẫn nhau giống bài bản tối giao thừa nhưng sáng nay cụ khuyên từng đứa chứ không chung chung như tối qua. Sau lời khuyên của Bố, anh em chúng tôi xếp hàng từ nhỏ tới lớn để mẹ trao cho một cái phong bao đo đỏ gọi là mừng tuổi đầu năm. Xong là giải tán vui chơi gầy ṣng. Mồng Một anh tôi nhận nhiệm vụ tiếp khách nên ông Cha áo xống nghiêm chỉnh để đón mọi người. Tôi lo rửa chén bát 3 bữa ăn. Mẹ dặn đi dặn lại là không được quét nhà, nếu quét th́ phải dập vào một góc, sau 3 ngày Tết mới được hốt đổ ra hố rác. Vậy chớ sáng sớm cô em lột bánh chưng, mở cái gị thủ và vài món lặt vặt, thồn hết vào một cái bao lớn cho nó chu du nơi hố rác hồi nào không ai hay.

Khách tới chúc đầu năm đa số là hàng xóm, quanh năm suốt tháng gặp mặt nhau hoài nhưng hôm nay có vẻ trịnh trọng ăn nói đường bệ đặc biệt hơn những ngày khác. Bố, Mẹ vẫn bộ cánh ban sáng tiếp khách coi bộ sang trọng hẳn ra, khác hẳn ngày thường. Khách vào gặp anh tôi họ hơi khớp v́ mấy thuở đầu năm đầu hôm lại được tiếp chuyện với ông Cha.

Tới trưa, có bà Bác chị ruột Bố tới chúc Tết ở lại ăn Tết với nhà tôi mấy ngày. Ông Nội tôi chỉ có 2 người con là bà Bác và Bố nên Bác rất thương Cậu. Cái ǵ cũng dành cho Cậu. Thêm hai vợ chồng ông Bác anh ruột Mẹ tôi tới thăm nên bữa trưa gia đ́nh có khách là bà con trong nhà. Một bữa ăn thịnh soạn đầy đủ những món đặc biệt của ngày Tết.

Buổi chiều mồng Một, có vài ông Cha bạn học với anh tôi từ nhỏ nghe tin ổng về nhà ăn Tết, họ vào thăm và nhận lời mời ở lại dùng bữa với gia đ́nh tôi. Vài con thỏ được hóa phép sang thế giới bên kia thế giới thoát khỏi kiếp tù túng trong mấy ô vuông nho nhỏ của cái chuồng nhốt ḿnh trong đó từ lúc chào đời cho đến khi vào nồi.

H́nh dáng con thỏ coi vậy chứ khi làm thịt mà lột da cùng bỏ bộ đồ ḷng đi th́ chẳng c̣n mấy tí thịt. Nếu biết thuộc da th́ lấy mấy bộ da thỏ thuộc đi làm áo lạnh hay foulard quấn cổ chống lạnh cũng giá trị lắm.Tuy nhiên, sau khi lấy ít huyết thỏ để đánh tiết canh c̣n th́ nấu nước sôi làm lông rồi thui cả con thỏ. Như thế mới có nhiều thịt và tận dụng được hầu như cả con thỏ. So với tiết canh thỏ th́ tiết canh vịt chẳng thấm vào đâu.

Theo thói quen lâu năm của gia đ́nh tôi, khi dùng bữa xong cả nhà xúm lại dọn dẹp rửa ráy những thứ vừa dùng như chén bát, tô đĩa, đũa, muỗng, dao nĩa…gọn gàng. Bất kể lớn nhỏ trừ các cụ ra. Sau đó thoải mái nghỉ ngơi lo việc riêng hay sinh hoạt chung cả gia đ́nh. Nhà có cái tivi ở pḥng khách ai muốn coi th́ cứ tự nhiên. Lúc này truyền h́nh chỉ có băng tần số 9. Ngày Tết chương tŕnh được chuẩn bị khá phong phú, nhiều mục cũng đặc sắc hơn.
Thông thường sau 9 giờ tối là đọc kinh chung cả nhà rồi đi ngủ. Hôm nay, ngày Tết, mọi người nghỉ ba ngày nên được đặc cách chơi khuya hơn ngày thường v́ vẫn c̣n trong những ngày nghỉ. Dù muốn dù không cũng tới giờ phải lên giường đánh một giấc thẳng cẳng tới sáng hôm sau.

I. Mồng hai (2) Tết:

Sáng sớm Bố tôi dựng đầu cả nhà dậy để đi lễ. Mồng hai Tết Cầu cho Ông Bà Tổ Tiên. Về nhà ăn sáng. Ai có cần đi đâu đó như: thăm bạn bè, hàng xóm hay người thân quen, thầy dạy…th́ cứ việc lo chuyện riêng nhưng tới giờ công tác việc nhà là phải có mặt chứ vắng mặt không báo trước th́ lănh đủ thứ hậu quả.

Hôm nay tôi có nhiệm vụ ở nhà tiếp khách. Của đáng tội, nhà có ông cha về ăn Tết, nhất là trong xóm đạo nữa,thiên hạ nghe tin kéo tới chúc tết, Chúc chiếc th́ ít, ṭ ṃ hiếu kỳ hỏi han chuyện thiê hạ sự th́ nhiều. Làm tên có nhiê75m vụ tiếp khach bở hơi tai. Nhiều cô nhờ xủ quẻ đầu năm bèn thoái thác xin kiếu, hẹn mồng ba hay mồng bốn Tết tính sau.

Xế chiều, văn khách th́ tới giờ cơm tối. Không biết trời xui đất khiến làm sao, vừa xong bữa cơm chiều, một đoàn mấy bà soeur 7-8 mạng kéo tới chúc Tết đầu năm. Báo hại tôi lại ra tiếp khách, trí trá câu giờ cho anh tôi kịp chuẩn bị. Bố th́ lai rai thăm hàng xóm hết nhà nọ tới nhà kia không biết đến bao giờ. Hôm nay anh tôi được chia phiên rửa chén (bát). Mấy đứa em vừa byuông đũa là biến đi chơi với bạn bè, báo hại ông anh Cả trân ḿnh ra rửa, lau một núi bát đĩa bá thở.

Mấy soeur trẻ có già có cứ vừa nói chuyện vừa ngong ngóng xem cha có nhà không. Tôi đă nói trước là cha bận rộn chút việc đàng sau thủng thẳng ổng sẽ tiếp mấy soeur. Nếu cần hỏi sự ǵ thí cứ chuẩn bị đi là vừa. Cứ bị hỏi dồn tôi huỵch toẹt:

- Cha đang rửa chén đàng sau!

Ối trời đất thiên địa ơi! Làm như trời sụp hay động đất ngay dưới chân.

- Giêsu ma, Lạy Chúa tôi….Sao lại bắt Cha rửa bát ? Thế các anh các chị đi đâu hết mà để Cha phải rửa bát thế kia? Tai sao, tại sao và tại sao….bao nhiêu câu hỏi dồn.

Túng thế, tôi….tới luôn bác tài:

- Ổng ở nhà này th́ chia công tác cho ổng th́ ổng phải thi hành thôi chớ thắc mắc làm ǵ có hại cho sức khỏe. Ở nhà này ổng là con, là anh chứ có làm thống chế ǵ với ai? Chẳng ai phục dịch hầu hạ ai cả. Chỉ ông bà Cố (cha mẹ ông cha) là không ai dám chia việc cho thôi.

Không ai ho he một tiếng.

Anh tôi tươi cười ra tiếp khách, mấy soeur coi bộ làm như chuyện cả thể lắm không bằng. Toàn là hỏi thăm chuyện rửa chén. Đó là chuyện thường t́nh chẳng có ǵ là quan trọng cả. Chuyện hàng ngày hàng giờ ấy mà. Tôi từng chứng kiến trong tu viện của anh tôi, sau bữa cơm từ ông Cha Bề Trên trở xuống , già hay trẻ đều mỗi người một tay rửa ráy dọn dẹp đồ nhà bếp bát đĩa đâu đó đàng hoàng chớ chẳng có ai vào đây mà làm công quả cho ai cả. Có ǵ là lạ đâu nào.

Ngày mồng hai Tết qua đi êm đềm. Ước mong sao quê hương thanh b́nh, họa chiến tranh không đe dọa mạng sống hay sự an nguy của con người, mọi người yên ổn lo làm việc, học hành. Quốc Gia pgát triển đều đặng theo tiến tŕnh của nhân loại th́ hạnh phúc biết là dường nào. Những ước mơ nhỏ bé cho một quê hương thanh b́nh êm đềm với những ước mơ cho một tương lai xán lạn ch́m vào giấc ngủ của một chàng thanh niên đầy ắp lư tưởng cao đẹp.

Ngày mồng ba Tết coi như chấm dứt những rộn rịp, háo hức chuẩn bị đầu năm dần dần trôi theo cái kim đồng hồ. Theo tôi nghĩ, ba ngàt Tết là quá đủ, có khi c̣n dư thừa nữa. Thêm ra làm xao nhăng việc học.

Chớ quan niệm ngày xưa, tháng Giêng là tháng ăn chơi coi bộ quá lạm dụng sẽ sanh ra rất nhiều thói xấu, hủ tục như ăn nhậu chè chén be bét say xỉn hay cờ bạc làm đất nước đă không phát triển lại c̣n sanh ra rất nhiều tệ trạng làm băng hoại xă hội với bao nhiêu thói hư tật xấu. Con người ta sinh ra yếm thế, lười biếng có hay ho lợi lộc ǵ cho đất nước xă hội đâu. Lợi dụng t́nh thế, gia đ́nh xào xáo thật tệ hai vô cùng.

Sau mùa hè, theo lệnh Tổng Động Viên là lệnh Đôn quân của chính phủ, lớp tuổi của chúng tôi bị tăng thêm một tuổi trong hạn tuổi quân dịch. Thế là hết cả mơ với mộng, những ngày dung dăng dung dẻ với người trong mộng cũng tan thành mây, biến thành khói.

Ba năm ăn Tết trong quân ngũ mới thấm thía những bài hát trước đây cứ cho là mỵ lính. Những ngày cuối năm ăn Tết đời lính sao nó da diết, nhớ nhung, thương nhớ những ngày tháng êm đền trong ṿng tay thân yêu của gia đ́nh cùng những lúc thủ thỉ ḥ hẹn quấn quưt với người yêu nay là em 16 lạnh buốt giữa những đêm trường tối như mực căng mắt ra chờ đợi hay ŕnh rập tử thần đang chờ chực giữa ta và địch. Ngày Tết nay c̣n bạn bè đồng đội và cái chết ŕnh rập quanh quẩn đâu đây. Lấy những ngày dưỡng quân hay nghỉ hành quân ăn Tết làm vui ngày đầu Xuân. Nh́n cảnh dân chúng sống trong vùng xôi đậu mà cám cảnh, ái ngại cho họ. Chẳng bù cho những nhộn nhịp rộn ràng ở hậu phương an toàn. Lại c̣n những màn vui chơi ung dung không màng đến an nguy của các chiến sĩ ngoài tiền đồn xa xăm trấn ngoài biên ải địa đầu đèo heo hút gió.

Tuy nhiên c̣n hơn chán vạn những cái Tết trong thân phận “cá chậu chim lồng” tù đày, nhục mạ xỉ vả những oan khuất cùng sự vênh váo của kẻ man rợ chiến thắng cai trị người văn minh.

Cả hàng ngàn tù nhân, những người con ưu tú nhất của đất nước nay nằm co ro gặm nhấn nỗi nhục mất nước. Thân tàn ma dại, bụng đói triền miên nhưng cặp mắt vẫn ngời sáng niềm hy vọng vào ngày mai huy hoàng./.

Hoa Kỳ, những ngày cuối năm con khỉ.

Vũ Ngọc Linh
 

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Giấc mộng kinh hoàng  
Hồi Kư của vợ người tù “cải tạo”  
Viễn thám
Trong bóng hoàng hôn
Tâm sự cùng Nữ Sĩ Dư Thị Diễm Buồn  
Phản bội Đồng Minh hay thay đổi chiến lược chống CS
Cái áo Jacket Không Quân
Ánh sáng cuối đường hầm
Sức mạnh của đồng tiền  
Di chúc tuyệt mệnh  
Rồi tôi sẽ hạnh phúc  
Anh không chết đâu anh  
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân?  
Nồi chè của Ông Tướng  
Người cha trăm tuổi  
Hai ngày gác ở Nghĩa Trang Quân Đội
Dự lễ Phật Đản  
Từ mặt đường dậy sóng ...  
Viết cho một người lính  
Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972 
Nghĩa Quân 
Chia sẻ với các em của chị
Có những chuyến tàu
Những mảnh hồn phiêu bạt ...
Cho nhau cuộc đời  
Cha và con với biển và cá  
Kẹt cứng gọng kềm

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba  
Cái bóng của vị thầy tu  
Cái nón sắt của người lính VNCH  
Trăm ngh́n nhánh khổ  
Sài-G̣n miền đất địa linh nhân kiệt
Triết lư nhân sinh - Luận về mộng mơ qua Văn chương và Triết học  
Tấm thẻ bài  
Tung cánh chim t́m về tổ ấm  
T́nh nghĩa Vợ, Chồng khi kẻ mất, người c̣n đời sống sẽ ra sao?  
Viết cho Nguyễn Viết Dũng  
Việt cộng - Việt cộng
Tháng Ba chôn súng  
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt 
Tiểu Đoàn 9 TQLC - Trận chiến sau cùng  
Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ !  
Mất Đà Nẵng  
Sự quan tâm của vị Tướng  
Saigon xưa ...cái thời xé tiền để .. thối lại !  
Giọt nước mắt của lính
BTL/HQ/V4 DH – Di tản với 3000 đồng bào  
Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 30 tháng Tư  
Bàn thờ hai mặt  
Ngôi nhà thờ cổ bên ḍng sông Saigon 
Ṿng tṛn nhân quả  
Bạn tôi người lính trẻ
Nhớ kỉ niệm .…
Một lần mất mát  
Chuyện buồn người vợ tù  
Nhẩy Dù tử chiến tại mặt trận Quảng Trị 
Ngô Quang Trưởng - Cổ kim như danh tướng 
Khai bút đầu Xuân Bính Thân 2016 - Sát cộng nô hịch

Về thăm quân trường cũ 
Xuân đă tàn chưa?

Tưởng như … Mùa xuân không c̣n nữa 
Táo quân về trời 
Đi chợ... Tri thiên mệnh  
Điều bố không dặn lại

Một đời lận đận chiến tranh  
Gió mùa xuân  
Viên đại bác cuối cùng nơi phà Cát Lái 
Người vợ là một vĩ nhân

Chưa tu đă thành Phật  
Tướng Ngô Quang Trưởng - Cô kim như danh tướng

Bắc Kỳ 9 nút - Bắc Kỳ 2 nút