Quán mới mở cửa. Dăy bàn bên cửa sổ, chỉ có một người, ngồi nh́n ra ngoài đường. Chưa có ánh mặt trời. Buổi sáng sương mù, thành phố trắng mờ thơ mộng, trông rất mùa đông. Giọt cà phê đậm màu khoan thai rơi, kéo dài chờ đợi, không gian nồng nàn, quyến rũ. Cà phê sáng. Cà phê, gần như người ta có thể uống bất cứ lúc nào tùy thích, nhâm nhi ở bất cứ đâu thuận tiện, chẳng nhất thiết phải là cà phê sáng. Cà phê sáng lại càng quá b́nh thường. Thế nhưng, cà phê sáng, sáng sớm, sáng sớm cuối tuần, có cái ǵ đó khác hơn b́nh thường; cái ǵ đó lạ lẫm, lắng đọng, đậm t́nh mà không phải lúc nào người ta cũng t́m được ở thời điểm khác.

Mỗi thời điểm trong ngày đều có cái thú riêng của nó. Cái thú ngồi quán bên ly cà phê sáng, sáng cuối tuần, có lẻ là lúc thú vị nhất để người ta chậm răi nh́n ngắm thành phố lững thững thức dậy sau một đêm dài, đủng đỉnh tỉnh giấc. Những bận rộn, hối hả của một ngày dài, của cả tuần dài, được lắng đọng chỉ một khoảng thời gian nhàn rỗi ít ỏi đầu ngày, được ngồi ung dung nhấm nháp ly cà phê, đầu lưỡi mân mê cái vị đắng đậm đà.

Bài thánh ca đó c̣n nhớ không em?
Noël năm nào chúng ḿnh có nhau.
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt.
Áo trắng em bay như cánh thiên thần.
Ngọt môi hôn dưới tháp chuông ngân.

Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang.
Xin cho đôi ḿnh suốt đời có nhau.
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa.
Khẽ hát theo câu: “Đêm Thánh Vô Cùng.”
Ôi! Giọng hát em mênh mang buồn.

Bài Thánh Ca Buồn từ màn h́nh trong góc quán, âm vang thoáng nhẹ vừa đủ nghe. Bàn tay khe khẻ gát chiếc muỗng kim loại trở xuống thành dĩa sứ, ngại ngùng khuấy động không gian thơ mộng thanh thoát. Lời hát mang theo nhớ nhung. Có lẽ, ngồi xoay lưng không nh́n h́nh ảnh, chỉ lắng nghe nhạc, ḿnh dễ t́m về với ngày xưa ấy hơn. Ḍng nhạc đưa ḷng người lờ lững trên con sông kỷ niệm. Như c̣n đây, giọng hát mênh mang buồn. Ngày xưa mới lớn, biết yêu thương hay chưa từng ngỏ ư, kẻ ngoại đạo hay là tín đồ, tâm hồn đồng lăng mạn, cùng ngẫn ngơ; cùng một nỗi buồn như lời hát kể lại chuyện t́nh của chính ḿnh. Chuyện t́nh của tác giả khi mới 14 tuổi, đă làm chuyện người như chuyện chính ḿnh.

Thuở ấy, Nguyễn Vũ chỉ mới 14 tuổi. Ngày ngày cậu bé Nguyễn Vũ rất chịu khó đi lễ ở nhà thờ; nhà thờ chính ṭa Đà Lạt (c̣n có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà, v́ trên đỉnh tháp chuông có h́nh con gà lớn). Đây là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công tŕnh kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại.

“Không hẳn v́ tôi ngoan đạo, v́ tôi phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn ngang qua ngơ nhà ḿnh để đến nhà thờ…
Trái tim vụng dại của đứa con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng h́nh thiếu nữ tóc xơa vai mềm bềnh bồng trong gió cao nguyên. Ngày lại qua ngày, suốt hơn ba tháng trời tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” cô ấy, kẻ trước người sau đi về mỗi bận trên 3 km đường đèo, nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt. “Ḷng thành” của tôi chỉ được hưởng một “ân huệ” cỏn con: Tôi được biết cô ấy tên Th., lớn hơn tôi 2 tuổi…

Thế rồi, một buổi chiều gần lễ Giáng Sinh. Tan lễ ra th́ trời đổ mưa, “đối tượng” của tôi nép vội vào mái hiên trú mưa, tôi cũng… trú tạm bên cạnh, hai người chỉ cách nhau độ một gang tay. Ḥa lẫn trong tiếng mưa là giai điệu quen thuộc của bản Thánh ca Đêm Thánh vô cùng (Silent night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy: Đêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời, se chữ đồng, đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ…. Th. đưa tay hứng lấy những giọt nước mưa và khẽ hát theo. Tôi lặng người. Giọng hát Th. sao mà buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy hết… sợ quê, khẽ đưa tay vuốt nhẹ lên… những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo ấm của Th., bất chợt Th. quay sang tôi nhoẻn miệng cười: “Cảm ơn nghen!”. Mưa tạnh, “người trong mộng” đă khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn c̣n đứng ngẩn ngơ như “một nửa hồn tôi mất”.

Ba ngày sau, gia đ́nh tôi chuyển vào Sài G̣n sinh sống, thế là hết. Tâm trạng tôi lúc đó y như người vừa đánh mất một vật quư giá. Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng, ḷng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”. Ôm h́nh bóng ấy cho đến măi 14 năm sau, t́nh cờ nghe lại Đêm Thánh Vô Cùng từ chiếc máy đĩa, bỗng dưng cảm xúc từ một mối t́nh thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đă vùi sâu dưới lớp bụi thời gian – chợt ùa về trong kư ức, thôi thúc tôi”.

Rồi những đêm thánh đường đón Noël.
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu.
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối.
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn!
Đêm Thánh Vô Cùng, lạnh giá hồn tôi.


Chuyện t́nh miên man buồn, thật đẹp, thật t́nh.

Tuổi thơ của miền Nam ngày xưa được may mắn lớn lên trong thương yêu, giáo dục đầy tính nhân bản. Lời hát nhắc đến bài Đêm Thánh Vô Cùng (Silent Night). Gịng nhạc đón mừng ngôi Hai, trầm lắng thánh thiện. "Silent night, Holy night. All is calm, all is bright…" Bài Thánh Ca cổ kính, được một linh mục người Áo biên soạn từ thế kỷ 18, vẫn được các thế hệ lưu truyền qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Từng lời nhạc êm đềm thấm vào ḷng người, làm quân cộng sản sợ hăi, điên cuồng dùng quyền lực ngăn cấm Thánh ca hay nhạc Giáng Sinh. Nhưng bạo quyền cộng sản, không bao giờ hủy diệt được đức tin và chính nghĩa. Thánh ca và những bài hát mùa Giáng Sinh vẫn bất diệt!

Rồi mùa giá buốt cũng trở về.

Cái giá buốt trên vùng đất ẩm ướt của Bắc Mỹ, làm mùa đông nơi đây, đêm dài thêm, thêm day dứt nỗi nhớ quê nhà. Quê nhà và người ngày xưa giờ chỉ c̣n t́m lại được trong kư ức mà thôi. Sài G̣n, miền Nam, khi c̣n tự do ngày xưa, cả tháng Mười Hai với muôn vàn ca khúc làm xao xuyến tâm hồn: Đêm Đông, Mùa Sao Sáng, Tà Áo Đêm Noël, Chiều Bên Giáo Đường, Cao Cung Lên, Niềm Tin,… Ngày ấy, năm nào cũng nghe, rồi nghe lại, nhưng những ḍng nhạc quen thuộc như ṿng tay người t́nh trở về ôm ấp. Dư Âm Mùa Giáng Sinh như môi hôn ấm mềm tâm t́nh: “Bài hát đêm đông chạnh ḷng tôi nhớ nhiều. Tà áo Noël thiết tha trong chiều nào. Dập d́u trên đường đi lễ. Lấp lánh sao đêm tuyệt vời. Đẹp thay ôi mùa sao sáng…” Bài Thánh Ca ngày nào ngọt đầu môi, vẫn c̣n vang vọng trong ḷng người xa nhà.

Rồi khách cũng vào quán đông hơn.

Câu chuyện quanh ḿnh bây giờ nghe ồn ào, rôm rả. Người ta hề hà kể lại những kinh nghiệm, khuyến khích nhau trở về nơi đă từng trốn đi. Có phải chăng, đă hết rồi cái thời c̣n làm người tỵ nạn cộng sản, vai đeo cái túi con con có dấu hiệu Chữ Thập Đỏ hay Trăng Lưỡi Liềm Đỏ của Cao Ủy Tỵ Nạn phát cho, ánh mắt ngơ ngác, ḷng bồi hồi ngồi trên nệm phi cơ êm ấm để đến đất nước nhận lănh và ban cho ḿnh được thật sự làm người tự do. Bây giờ, người ta tự do bay đi, bay về, kháo nhau các tiết mục du hành hưởng lạc trong khắp ngơ ngách của đất nước mang tên Việt Nam. Một người khoe rằng, ḿnh mới vớ được mớ vé phi cơ về chơi Giáng Sinh và ăn Tết cho cả gia đ́nh, rẻ đến bạc triệu. Người trở về đă quen với cung cách ăn nói, tung tiền cả triệu đồng.

Nghe ai đó khen Sài G̣n bây giờ Noël và Tết “hoành tráng” lắm, nhiều “dấu ấn” lắm… Ngôn từ bây giờ lạ thường, không rơ ư, nhưng chắc là lắm thứ thích thú, đầy hoan lạc nên người ta mới vui mừng mà tiêu đến triệu bạc để về mà chơi. Cũng mừng, ai đó không dùng cái tên của xác chết họ Hồ, lănh chúa của quân cưỡng chiếm Sài G̣n; người ta c̣n quen miệng dùng chữ Sài G̣n.

Thế đấy! những mùa Giáng Sinh trong đời, vẫn vậy, vẫn không thể nào quên. Và nhớ cả tháng Mười Hai hằng năm khi cái se se lạnh đổ về, với lời hát êm đềm trong gió đông: “Lạy Mẹ sầu bi ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây, sáng đức tin Chúa trên trời cao”.

Đất nước này đây, giờ đây người ta nhân danh “nhân dân” giam cầm, giết hại người yêu nước; như phiên ṭa phúc thẩm hôm 30 tháng 11 vừa qua, ĺ lợm kết án 10 năm tù giam Nguyễn Ngọc Như Huỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm. Mười năm tù chỉ v́ cái tội dám lên tiếng đấu tranh cho thảm họa môi trường Formosa, cho những bất công, phi lư, những vấn đề bạo ngược của kẻ cầm quyền như nạn công an lạm dụng quyền lực, man rợ hành hung người dân đến chết khi đang trong lúc bị tạm giam để điều tra…

Công an tỉnh Khánh Ḥa khi bắt Như Quỳnh, cáo buộc bà đă "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..."

Trước đó, Nguyễn Ngọc Như Huỳnh cũng đă bị bắt nhiều lần v́ tham gia các hoạt động dân sự, đ̣i dân quyền, biểu t́nh phản đối Trung cộng chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa ở Hà Tĩnh thải chất độc làm cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh là một người miền Bắc, năm 1954 bà phải di cư vào miền Nam để trốn tránh cộng sản. Bà Tuyết Lan đă tâm t́nh:

Trước mắt tôi là một cái khoảng đêm đen rất là dài…
Thiệt ra, tôi lớn lên ở một xă hội khác, một nền giáo dục khác, nên những chuyện con tôi làm, tôi coi đó là cái chuyện b́nh thường.
Khi xă hội không tốt ở mặt này mặt nọ, chúng ta phải lên tiếng để người lănh đạo họ xem xét. Tôi nuôi dạy con tôi bằng điều đó.
Nhưng con tôi làm điều b́nh thường ở cái xă hội bất b́nh thường nên phải trả giá bằng tù đày, bằng các đ̣n thù.
"

Cà phê c̣n trong ly, c̣n đậm màu cà phê, nhưng hương vị nhạt nhẽo; cái vị đắng bây giờ đắng vô duyên. Mùa Lễ Giáng Sinh ở Sài G̣n bây giờ chắc hẳn khác lạ hơn khi xưa nhiều lắm. Trong ánh đèn màu lấp lánh của bạo quyền có giọt nước mắt câm hờn, uất hận của người tù chính trị. Sài G̣n bây giờ c̣n mang tên họ Hồ. Sài G̣n bây giờ như người t́nh áo trắng thay màu. Nhớ nhung. Xót xa đau. Bài Thánh ca buồn.

BK Bùi Đức Tính 323

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2016
Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Tears of pride  
We remember
Con chim biển
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Điệu Boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH
Món quà Giáng Sinh
A special Christmas memory  
Cũng chưa muộn màng  
Qui Nhơn, B́nh Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư  
Hành trang trên tuyền đường về  
Điều ǵ khiến Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc..

Định mệnh
Chín... chín... chín... nhưng chưa rục  
Ái hữu & hậu duệ Khóa 5 V́ Dân TĐ họp mặt
Đoạn trường Tuyết Nga....  
Nỗi uất hận của vị Tướng mất nước  
Ta về  
Nấm ngọc hương thiền
Giấc mơ Đại Dương (Ocean Dream)
Hẻm lính  
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa
Mây vẫn c̣n bay  
Buồn vui quân trường  
Trần Hoài Thư & Thủ Đức gọi ta về  
Ngày tháng buồn hiu  
Những mùa Trung Thu 
Để lâu, c… trâu hóa bùn  
Người Pleiku năm cũ
Mối bận tâm xă hội
Quê hương của tôi  
Đằng trước và đằng sau  
Mấy mánh lừa mới tại Quận Cam  
Hồi kư của Vương Mộng Long  
Làng Việt kiều  
Viết cho ngày lên tám… mươi  
Tôi người Mỹ, vợ tôi người Việt
Trả nợ ân t́nh  
Đói  
Đà Lạt sương mù: Năm tháng ngao du 
Người cao tuổi
Chuyện tù của Phó Tổng Thanh Tra NHQG VNCH  
Những bàn tay đă nắm  
Cái lon Guigoz  
Thằng khùng
Một nụ cười  
Hai cô thôn nữ  
Chiến thắng Xuân Lộc: QLVNCH vẫn ngạo nghễ
dù bị bức tử
 
Con cọn nợ ba  
Truyện ngắn Ư Nga  
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Phải chăng là định mệnh  
Con gái Hà Nội ở đâu?  
Trai Petrus Kư, Gái Gia Long & Trai Chu Văn An, Gái Trưng Vương  
Đoản văn của một người tử trận  
Người Việt gốc Mỹ  
Trời buồn tháng hạ  
Dân chơi cầu 4 cẳng   
Đất nước vĩ đại và lạ lùng !
Câu chuyện người lính VNCH  
Chàng... Donald Trump 
Trần Hoài Thư, người ngồi vá lại những linh hồn  
Người đàn bà trên cầu Nitelva
Thư số 67c - Gửi người lính QĐND  
Nói chơi mà không phải nói giỡn  
Mẹ
Chôn súng
Đứa con thất lạc  
Tháng Tư nhớ về các chiến sĩ đă hy sinh oanh liệt  
Phúc ấm con ban !!!  
Formosa với nỗi buồn Tháng Tư
Một ngôi sao quư vừa tắt  
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Sau 42 năm mất SaiGon
Nghĩ về người vợ lính
Chân dung người vợ lính VNCH
Tôi không chết đâu  
Tháng tư đen, không dễ ǵ quên  
Câu chuyện về đôi đũa  
Những ngày tháng ba  
Những ngày tháng tư  
Tâm thư - Những ngày cuối tháng 4  
Nguyễn Đức Quang, khi bài hát trở về
Hăy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi
Ngày 29-3-1975: Đà Nẵng trong cơn hấp hối  
Nh́n lại ḿnh sau 42 năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975  
Đờn ca tài tử miền tây
Nói với người trung đội trưởng cũ ...  
Đồi Delta  
Những bước chân vào đời

Bao giờ cho tôi quên
Vài kỷ niệm về Tết trong tù Hà Nội
Mùa xuân trên quê hương ngoài kư ức  
Xin một đời góa bụa cùng anh  
Đón xuân này nhờ xuân xưa  
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng
Như vằng trăng khuya
Góc tối  
Cho nhuẩn nhuyễn ra  
Người bạn Khóa 2 Học Viện Cảng Sát Quốc Gia  
Chúc Tết  
Đầu năm viết cho con gái  
Bên nhau đi nốt cuộc đời