Hạ đến mang theo nắng ấm. Nắng ấm trở về trong mong đợi, sau tháng ngày dài qua mùa tuyết rơi, gió lạnh. Lá thêm xanh thẫm nhựa sống từ ánh mặt trời. Nắng ấm cho cánh hoa rực rỡ màu, cho làn da trần được đậm sắc. Không một ngày có mưa rơi từ giữa tháng sáu sang đến tháng bảy. Sang tháng bảy, trời càng gay gắt nắng, có ngày nóng đến 26 độ C. Nắng nơi đây không nóng bằng ở Việt Nam, nhưng cũng đủ cháy rát lớp da trần. Không biết áo lụa Hà Đông ngày nào của Nguyên Sa có làm cho nắng nơi đây "chợt mát" hay chăng? Mùa hạ nơi đây không giống như ở Việt Nam. Nắng ấm nơi đây có cái ǵ đó thiếu vắng không sao t́m lại được của nắng Sài G̣n trong kư ức. Người xa quê hương ngoảnh nh́n về phương Nam bên kia bờ Thái B́nh Dương, xôn xao nhớ thương như Lê Uyên Phương "Khi Xa Sài G̣n"

“Sài-g̣n bây giờ trời mưa hay nắng
Sài-g̣n bây giờ ai khóc thương ai
Sài-g̣n giới nghiêm che kín đêm dài
Sài-g̣n khói bay, Sài-g̣n nắng đổ
Sài-g̣n đă buồn như trời sớm mai"


Sớm mai, chưa thấy ánh mặt trời. Cơn mưa đêm hôm qua có làm dịu bớt nóng bức kéo dài suốt cả tháng dài, nhưng không đủ để dập tắt tất cả các đám cháy rừng trên khắp tỉnh bang. Đă có hơn ngàn khu rừng bị hoả hoạn. Lửa thiêu huỷ một diện tích cây rừng cùng nhà đất lân cận rộng gần 9000 cây số vuông. Cái nóng gay gắt suốt nhiều tuần dai dẳng đă nung cây cỏ khô khốc, trở thành những mồi lửa, chờ đợi lửa để bừng cháy. Ngoài các nguyên nhân thiên nhiên, rừng bị cháy c̣n do con người gây ra, v́ tàn thuốc hút bị quăng liệng bừa băi bởi những kẻ vô tâm.

"The next stop is King George Station!..."

Tiếng nói trên loa êm nhẹ, vừa đủ lớn để đánh thức những người đang mơ màng gật gù ngủ, để biết là sắp đến trạm King George. King George Station là trạm cuối cùng của tuyến đường Expo Line. Expo Line là một đoạn đường thuộc SkyTrain, dài 36.4 Km, gồm 24 trạm. SkyTrain là hệ thống vận chuyển tốc hành hoàn toàn tự động dài nhất ở Canada và trên thế giới. SkyTrain c̣n được biết đến trong kỷ thuật vận chuyển tự động có trên thế giới với Skybridge, cầu bắt qua sông Fraser có đường dây cáp dài nhất dành riêng cho xe điện. Expo Line khởi từ trạm Waterfront ở Downtown của thành phố Vancouver, chạy qua các thành phố Burnaby, New Westminster để đến trạm sau cùng là King George thuộc thành phố Surrey. Tuy không bằng ngồi trên "roller coaster" của tuổi trẻ, nhưng cũng rất thú vị đối với những du khách trung niên; khi đứng nh́n qua khung kính ở đầu toa, xem đoàn xe điện bốn toa lao đi với vận tốc có lúc đến 80 km, uốn lượn từ đường rầy cất cao bên trên đường phố chui xuống ḷng đất, quanh co xuyên qua đường hầm ở bên dưới thành phố rồi lại phóng trở lên và vượt qua sông Fraser trên Skybridge để sang Surrey.

Từ đường rầy xe điện cao bên trên mặt đất nh́n xuống, thành phố Surrey trong buổi sáng sớm cuối tuần thật yên b́nh và tươi mát. Đoàn xe nghiêng nghiêng uốn cong để lượn quanh sang trái, Holland Park bên dưới hiện ra với màu sắc và khung cảnh của ngày lễ hội mùa hè. Hàng hàng lớp lớp lều trắng rộng lớn dành cho gian hàng trong hai ngày Hội chợ Đa Văn Hóa của Surrey, Surrey Fusion Festival. Hàng năm có đến hơn 40 quốc gia tham dự Hội Chợ này. Đây là hội chợ quy tụ nhiều sắc dân, đa văn hoá thành công và lớn nhất ở Canada.

Năm nay, cũng c̣n sự hiện diện của gian hàng dưới tên gọi Việt Nam!

Cộng sản lợi dụng văn hoá để trục lợi cho mưu đồ chính trị. Họ trưng bày cờ cộng sản của Việt Nam và của bọn quan thầy cộng sản Tàu, như để giới thiệu với thế giới: Việt Nam bây giờ là một tỉnh bang của Trung Cộng!

Có phải chăng những kẻ phục vụ cho đảng cộng sản đă bán lương tri, hănh diện với kỳ công bán nước?

Cho dù họ từ đâu đến hay chỉ là những người dân địa phương, v́ lư do nào đó mà can tâm phục vụ cho đảng cộng sản Việt Nam, đem cây cờ đỏ sao vàng cấm vào vết thương chưa bao giờ lành của những người đă vượt thoát chế độ cộng sản. Sự hiện diện của màu cờ máu man rợ trong ngày vui lễ hội đă là những tàn thuốc lá cháy đỏ của những kẻ vô tâm quăng vào niềm đau xót khô cằn và đốt cháy yên b́nh trong ḷng người tỵ nạn cộng sản nơi đây.

Mùa hè năm 76, miền Nam Việt Nam cũng đỏ lửa. Những ngọn lửa bừng cháy từ tháng Tư năm trước chưa tàn lụi lại chợt bùng lên đỏ rực.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, danh xưng Sài G̣n của thủ đô miền Nam bị cộng sản bắt đổi tên!

Sài G̣n phải mang cái tên của kẻ đă từng nộp đơn xin cộng tác với chế độ thực dân Pháp để rồi bị Pháp từ chối, bèn quay sang phục vụ cho đế quốc đỏ; kẻ làm tay sai cho quốc tế cộng sản để thực hiện mưu đồ bành trướng chế độ cộng sản bản xứ ở các nước Đông Dương, tại Việt Nam. Sài G̣n phải mang tên của con người đă đẩm máu đồng bào bị giết một cách man rợ trong các cuộc đấu tố, thanh trừng. Không riêng tên gọi Sài G̣n, rất nhiều đường phố quen thuộc, mang tên những danh tướng trong lịch sử của dân tộc như Nguyễn Huệ, Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Trần Quốc Toản, ... cũng bị thay thế bằng những cái tên xa lạ, chỉ gắn liền với chế độ cộng sản. Ngay cả, Công Lư và Tự Do là hai danh từ mang nhiều ư nghĩa cao đẹp, được nhân loại quư trọng và người dân hy sinh xương máu ḿnh để bảo vệ công lư và tự do của quốc gia. Thế nhưng, công lư và tự do lại là hai trong những điều làm cộng sản sợ hăi và căm thù; sau khi cưỡng chiếm miền Nam bọn chúng đă nhanh chóng thay tên hai con đường Công Lư, Tự Do ở Sài G̣n thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi.

Trong phút chốc, lịch sử trăm năm của Sài G̣n đă bị cộng sản thiêu huỷ.

Mùa hè lại đỏ lửa!

Từ khi quân cộng sản cưởng chiếm miền Nam năm 1975, ḍng người vượt rừng vượt biển vẫn nối nhau. Không chỉ ở miền Nam, mà từ khắp 3 miền trên quê hương Việt Nam, người ta liều lĩnh ra đi, bất chấp đ̣n thù tra tấn, tù đày, kể cả phải đánh đổi tính mạng để được sống tự do. Lắm người từ năm 1954 đă từng phải bỏ thân quyến cùng thôn làng ở miền Bắc để chọn cuộc sống tự do ở miền Nam. Không ít người đă từng vượt qua hiểm nguy để trốn thoát các đồng chí cộng sản của ḿnh để hồi chánh, t́m về với chính quyền miền Nam tự do.

Trong đoạn "TỪ ĐỘNG ÔNG ĐÔ ĐẾN ĐỒN CẢNH SÁT DĂ CHIẾN", trong Hồi kư Tôi T́m Tự Do, Hữu Nguyên kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của ông khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi ông cương quyết đi t́m tự do vào mùa hè đỏ lửa năm 1972.

"Đầu năm 1972, cộng sản Hà Nội một lần nữa, chuẩn bị ráo riết mở chiến dịch xâm lăng VNCH thật quy mô. Tại mặt trận Quảng Trị, Thừa Thiên, Cộng sản tập trung 3 sư đoàn chính quy trong đó có sư đoàn 324B. Lúc đó tôi chỉ là người lính binh nh́ thuộc đại đội thông tin hữu tuyến của sư đoàn 324B. Đơn vị của tôi được lệnh tiến lên Động Ông Đô, một căn cứ pháo binh của QLVNCH lúc đó đă triệt thoái. Tuy trước đó khoảng nửa năm, tôi đă theo sư đoàn 324B vô tận vùng rừng núi Nam Lào, rồi trở ra Bắc, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được nh́n thấy quân trang, quân dụng của QLVNCH. Và chính những cuốn sách truyện, những trang báo, những tờ tạp chí, cùng những tấm h́nh, những vật dụng cá nhân, vứt bừa băi trên Động Ông Đô vào thời gian đó, đă giúp tôi thấy được cuộc sống tự do của người dân, người lính VNCH. Điều này đă giúp tôi quyết định đi t́m tự do.

Điều quan trọng nữa khiến tôi đi t́m tự do là lúc đó, tôi thiệt ngạc nhiên và hoảng sợ khi chính mắt tôi chứng kiến những người bộ đội thuộc đại đội bộ binh, không phải binh chủng pháo binh, xúm vô mầy ṃ, sử dụng những khẩu pháo 105 ly, bắn bừa băi về phía thị xă Quảng Trị. Tôi không biết những viên đạn pháo 105 ly trong những ngày "mở màn mùa hè đỏ lửa" đó, có gieo tai tóc tang thương cho người dân Miền Nam nào không, nhưng chỉ nh́n những người lính bộ đội ḥ hét, cười đùa, nhảy múa bên cạnh 3 khẩu pháo 105 ly, coi những phương tiện giết người bừa băi đó như những đồ chơi, tôi hiểu rằng, cuộc chiến tranh của người cộng sản không những là cuộc chiến xâm lăng, mà c̣n là cuộc chiến gây tội ác bừa băi. Chính những ǵ tôi được chứng kiến trong những ngày ngắn ngủi tại Động Ông Đô, đă khiến tôi thêm quyết tâm rời bỏ hàng ngũ cộng sản bằng mọi giá.

Nhưng rời Động Ông Đô như thế nào để không bị chỉ huy và những người bộ đội khác phát hiện? Và trong hoàn cảnh hai bên đang giao tranh quyết liệt như vậy, liệu khi gặp tôi trong bộ đồ bộ đội, nón cối dép râu, những người lính, người dân VNCH có chịu để tôi sống hay không? Nếu tôi đi ban ngày, tôi dễ dàng trở thành mục tiêu cho cả hai bên. Nếu tôi đi ban đêm, sự bất ngờ xuất hiện trong đêm tối của tôi cũng cực kỳ nguy hiểm. Và liệu tôi có nên mang theo súng, lựu đạn, hay chỉ đi chân tay không? Nhất là chiếc nón cối trên đầu là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, khiến tôi có thể ăn đạn dễ dàng, trước khi tôi kịp thốt nên lời... Từ Động Ông Đô, ban ngày cũng ban đêm, tôi nh́n về hướng đông và thấy được thị xă Quảng Trị. Ban ngày th́ nh́n thấy thị xă ở xa tít tắp chân trời. Ban đêm th́ ở đó là cả một vùng ánh sáng hắt lên, đầy quyến rũ. Tôi giống như một con thiêu thân, khao khát ánh sáng tự do. Và tôi hiểu, với tấm ḷng chân t́nh của tôi, với quá khứ cuộc đời đau khổ của tôi, với những kinh nghiệm đau thương của một người cha bị đấu tố địa chủ, và 5 người chị ruột đang ở trên mảnh đất Miền Nam, tôi tin tưởng, một khi tôi đặt chân trên vùng đất tự do của Miền Nam, tôi sẽ được đối xử tử tế trong ṿng tay thương yêu của những người bạn, những người anh, người chú, người bác.... Tôi là con thiêu thân đam mê t́m đến vùng ánh sáng tự do, nhưng sẽ không chết gục như con thiêu thân, mà sẽ được lột xác để hóa thành bướm..."

Từ trạm King George, nh́n sang bên kia đường, người ta đă thấy cờ vàng tự do cùng những biểu ngữ phản đối sự hiện diện của cờ cộng sản Việt nam trong Surrey Fusion Festival. Cờ vàng, biểu tượng của tự do, tung bay trong gió từ cổng vào đến gian hàng bên trong hội chợ của Vietnamese Canadian Community, Cộng đồng người Việt Nam tại Canada. Màu cờ tự do rực sáng ánh vàng, vươn cao ngang hàng quốc kỳ của các quốc gia hiện diện. Cờ vàng trên quốc phục trong đoàn diễn hành của Vietnamese Canadian Community.

Không có cờ đỏ sao vàng trong đoàn diễn hành năm nay!

Những tuổi trẻ bị hổ thẹn, lúng túng che dấu mặt khi phải diễn hành với cờ đỏ sao vàng năm trước, năm nay đă từ chối diễn hành cho Việt nam cộng sản. Chế độ cộng sản đă bị nhân loại vạch trần tội ác và chính người dân trong nước căm hờn, khinh bỉ.

Mùa hè đỏ lửa!

Lửa thiêu đốt sinh mạng và tài sản.

Nhưng lửa cộng sản bạo tàn không bao giờ huỷ diệt được niềm tin và chính nghĩa của tự do và nhân quyền cho Việt Nam.

Bùi Đức Tính

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2016
Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Tears of pride  
We remember
Con chim biển
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Điệu Boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH
Món quà Giáng Sinh
A special Christmas memory  
Cũng chưa muộn màng  
Qui Nhơn, B́nh Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư  
Hành trang trên tuyền đường về  
Điều ǵ khiến Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc..

Định mệnh
Chín... chín... chín... nhưng chưa rục  
Ái hữu & hậu duệ Khóa 5 V́ Dân TĐ họp mặt
Đoạn trường Tuyết Nga....  
Nỗi uất hận của vị Tướng mất nước  
Ta về  
Nấm ngọc hương thiền
Giấc mơ Đại Dương (Ocean Dream)
Hẻm lính  
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa
Mây vẫn c̣n bay  
Buồn vui quân trường  
Trần Hoài Thư & Thủ Đức gọi ta về  
Ngày tháng buồn hiu  
Những mùa Trung Thu 
Để lâu, c… trâu hóa bùn  
Người Pleiku năm cũ
Mối bận tâm xă hội
Quê hương của tôi  
Đằng trước và đằng sau  
Mấy mánh lừa mới tại Quận Cam  
Hồi kư của Vương Mộng Long  
Làng Việt kiều  
Viết cho ngày lên tám… mươi  
Tôi người Mỹ, vợ tôi người Việt
Trả nợ ân t́nh  
Đói  
Đà Lạt sương mù: Năm tháng ngao du 
Người cao tuổi
Chuyện tù của Phó Tổng Thanh Tra NHQG VNCH  
Những bàn tay đă nắm  
Cái lon Guigoz  
Thằng khùng
Một nụ cười  
Hai cô thôn nữ  
Chiến thắng Xuân Lộc: QLVNCH vẫn ngạo nghễ
dù bị bức tử
 
Con cọn nợ ba  
Truyện ngắn Ư Nga  
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Phải chăng là định mệnh  
Con gái Hà Nội ở đâu?  
Trai Petrus Kư, Gái Gia Long & Trai Chu Văn An, Gái Trưng Vương  
Đoản văn của một người tử trận  
Người Việt gốc Mỹ  
Trời buồn tháng hạ  
Dân chơi cầu 4 cẳng   
Đất nước vĩ đại và lạ lùng !
Câu chuyện người lính VNCH  
Chàng... Donald Trump 
Trần Hoài Thư, người ngồi vá lại những linh hồn  
Người đàn bà trên cầu Nitelva
Thư số 67c - Gửi người lính QĐND  
Nói chơi mà không phải nói giỡn  
Mẹ
Chôn súng
Đứa con thất lạc  
Tháng Tư nhớ về các chiến sĩ đă hy sinh oanh liệt  
Phúc ấm con ban !!!  
Formosa với nỗi buồn Tháng Tư
Một ngôi sao quư vừa tắt  
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Sau 42 năm mất SaiGon
Nghĩ về người vợ lính
Chân dung người vợ lính VNCH
Tôi không chết đâu  
Tháng tư đen, không dễ ǵ quên  
Câu chuyện về đôi đũa  
Những ngày tháng ba  
Những ngày tháng tư  
Tâm thư - Những ngày cuối tháng 4  
Nguyễn Đức Quang, khi bài hát trở về
Hăy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi
Ngày 29-3-1975: Đà Nẵng trong cơn hấp hối  
Nh́n lại ḿnh sau 42 năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975  
Đờn ca tài tử miền tây
Nói với người trung đội trưởng cũ ...  
Đồi Delta  
Những bước chân vào đời

Bao giờ cho tôi quên
Vài kỷ niệm về Tết trong tù Hà Nội
Mùa xuân trên quê hương ngoài kư ức  
Xin một đời góa bụa cùng anh  
Đón xuân này nhờ xuân xưa  
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng
Như vằng trăng khuya
Góc tối  
Cho nhuẩn nhuyễn ra  
Người bạn Khóa 2 Học Viện Cảng Sát Quốc Gia  
Chúc Tết  
Đầu năm viết cho con gái  
Bên nhau đi nốt cuộc đời