Hẻm lính

Truyện ngắn: Hà Việt Hùng

Không ngờ ở ngay thành phố Sài G̣n giờ này lại c̣n có cái hẻm được gọi tên như vậy. Khó tin quá. Nghe người dân, hay những người sống quanh đó gọi là hẻm “lính”, ai chẳng ngạc nhiên. Ừ, mà hẻm “lính” ǵ? “Lính” VNCH hay lính “mang dép râu”? Lẽ dĩ nhiên là hẻm “lính chế độ cũ”. Bác Bẩy Bán Chè trả lời tỉnh bơ như thế. Gọi là Bác Bẩy Bán Chè, v́ tên bác là Bẩy, lại bán chè. Giản dị chỉ có thế. Ít ra, bác Bẩy đă bán chè ở đầu hẻm này được bốn muơi năm rồi, bác mới nghỉ bán vài năm nay v́ đă tới tuổi. Đến đầu hẻm, hỏi nhà Bác Bẩy Bán Chè là ai cũng biết, hay nếu gặp bác Bẩy, hỏi những người sống trong hẻm, bác sẽ chỉ cho rành mạch.

Rất lấy làm lạ. Sao lại gọi là Xóm “Lính”, hả bác? Có thấy có ông “lính” nào đâu? Sao chính quyền không “dẹp”’đi cho rồi?

Bác Bẩy sẽ nh́n người nói câu đó như ḍ hỏi, trước khi trả lời một cách úp mở:

-Đâu có được.

Thế là, càng nghĩ, càng thắc mắc. Bác Bẩy gần như là “Thủy Tổ” ở đây. Bác đă lớn tuổi, cả đời buôn bán. Tuy tiếng tăm không được nổi bằng Ngă Ba Chú Ía hay Ngă Tư An Nhơn (?), hẻm lính có nhiều nét đặc biệt không giống ai.

Đă vậy, hẻm “lính” c̣n mang một tấm bảng xanh, chữ trắng, với hàng chữ “Khu Phố Văn Hóa” thật “hoành tráng” nữa mới kỳ. Tấm bảng này do anh Công An Khu Vực (CAKV) tên Tân, với sự giúp sức của một anh bạn trong cơ quan, lễ mễ khiêng từ trên Phường tới, rồi đi “vận động” mấy anh thanh niên trong hẻm dựng lên. Cũng may, Phường chỉ cách hẻm lính một đoạn không mấy xa.

Chính mấy người trong hẻm cũng không hiểu v́ sao “hẻm” lại đổi thành “khu phố”. Thôi th́, dù sao “khu phố” vẫn oai hơn “hẻm”. Chỉ khổ một điều, từ ngày cái “hẻm” được đổi thành “khu phố văn hóa”, anh CAKV xuống nhiều hơn. Anh có vẻ quan tâm đặc biệt đến cái hẻm này. Người trong hẻm thường xuyên đi họp hơn. Khi th́ anh hô hào giữ vệ sinh chung, khi th́ anh cổ động phong trào pḥng cháy chữa cháy, khi th́ khuyến cáo vấn đề “người lạ” trà trộn trong hẻm. Buổi họp nào cũng được mọi người trong hẻm “nhất trí”, vỗ tay rào rào.

Chú Chín Xương được cử làm Tổ Trưởng Dân Phố. Mọi người tỏ ra hài ḷng. Ít ra tiếng nói và ư kiến của ḿnh c̣n được bảo vệ và đóng góp. Nghe nói, có nơi, Tổ Trưởng Dân Phố là bà bán xôi, con ở hay anh xích lô. Nghe có vẻ “giai cấp vô sản” gặp thời. Ngoài ra, anh Tân c̣n để ư đến cô Mai, cô cháu nội của chú Chín Xương. Cô Mai có nước da trắng, dễ nh́n. Cô không đẹp lồ lộ, nhưng có duyên, nhất là có tư cách hơn nhiều người khác. Hiện cô là Thư kư Kế toán của một công ty xuất nhập khẩu. Khi vừa tốt nghiệp Tú Tài phần hai (bây giờ gọi là Phổ thông trung học), cô thi vào Trường Y, nhưng bị rớt v́ “lư lịch có vấn đề”. Từ đó cô thất vọng, không c̣n muốn thi vào đâu hết. Một ḿnh cô bươn chải đi làm, nuôi cả ông bà nội. Cô lại là người hiền lành, dễ mến, ăn nói nhỏ nhẹ. Gặp ai, cô cũng nhanh nhẩu chào trước. Cô được ḷng mọi người trong hẻm. Anh CAKV lại có cảm t́nh với cô. Anh có nước da bánh mật, nhưng khoẻ mạnh, sức học han chế, đâu lớp 3 hay lớp 4 ǵ đó, rồi anh bỏ học v́ khó quá và nhà lại nghèo nữa. Anh là người thành thật, “có sao nói vậy”.

Hỏi anh, nếu mai mốt “thôi” làm cho cách mạng, tính làm nghề ǵ, anh trả lời tỉnh bơ, không cần suy nghĩ:

-Th́…đạp xe ba bánh. Tưởng anh nói chơi cho vui chuyện, ai ngờ anh nói thiệt.

Sau này nhiều nguời chứng kiến, sau khi được Phường “thải” ra, anh mua ngay, hay có nguời cho, một chiếc xe ba bánh, thế là anh đạp tối ngày. Ai thuê ǵ, làm nấy. Anh lại c̣n được “ cách mạng” cho đi học nữa. Nghe nói anh có bằng Luật sư hệ tại chức (Hệ vừa làm vừa học). Ghê chưa? Kể ra anh cũng giỏi thật, biết “vươn lên trong cuộc sống” hay biết “khắc phục mọi khó khăn”.

Anh luôn t́m cách tới hẻm để mong tiếp xúc với cô Mai. Chỉ nh́n thôi, cũng bớt nhớ rồi. C̣n nói, th́ anh vẫn chưa “dám”. Cứ nh́n mắt cô, hay đứng trư ớc mặt cô, anh lại thấy “sợ”, c̣n biết nói năng ǵ nữa. Nhưng mỗi đêm, anh đều ngủ không yên. Anh thấy việc lựa cách nói chuyện với cô Mai c̣n khó hơn đánh “Đế Quốc Mỹ” nữa. Cầm cây AK c̣n dễ hơn nhiều, muốn bắn đâu là bắn, loạn xạ cả lên, tứ hột sen.

Trong hẻm có mấy nhà có thân nhân sống ở nước ngoài, biết anh là dân “vô sản chuyên chính”, một đời “phục vụ cách mạng”, trên chỉ có mỗi hàm răng, duới chẳng có ǵ, thỉnh thoảng, họ lại “tặng” anh một hai món đồ, như cái bàn chải, kem đánh răng, cục sà bông... Anh lấy hết, không từ chối một món nào, và cũng quên, không cần cám ơn người cho. Có người cắc cớ hỏi, chú Tân ghét bọn Mỹ xâm lược, sao lại thích đồ Mỹ? Anh mỉm cười, nói một câu gọn lỏn: “Tôi ghét đế quốc Mỹ, chứ đâu có ghét đồ Mỹ”. Ai cũng biết anh nói như vậy là ngang phè, nhưng mọi người đều mỉm cười hay gật đầu thông cảm.

Một bữa tháng tư, UBND Quận tặng Phường anh một con heo để “ăn mừng chiến thắng”, nhưng Phường anh chỉ có mấy người, đếm đi đếm lại, trên đầu ngón tay, “tiêu thụ” sao cho hết. V́ thế, con heo được giữ lại, cho ăn vỗ, mai mốt bán, được nhiều tiền hơn. Lẽ dĩ nhiên, anh là người có đầy đủ “phẩm chất cách mạng” hơn ai hết trong Phường để săn sóc con heo. Từ đó, giờ giấc anh dành đi thăm Khu phố và cô Mai cũng bị bớt đi. Đó là một “thất thoát” lớn.

Ngày xưa, “quân số” hẻm lính đông lắm, gần như đầy đủ các binh chủng thuộc QLVNCH, nhưng chỉ gồm HSQ trở xuống. Họ là dân tứ xứ đến lưu trú. Thỉnh thoảng lại có một người “ngă ngựa”, tức là “đền nợ nước”. Những lúc đó, cả hẻm để tang người khuất, không riêng một nhà nào. Khi một nhà gặp khó khăn, cả hẻm lăn sả vào giúp. Đó là cái t́nh của hẻm lính. Sau 1989, các Sĩ quan lục tục kéo nhau đi hết, theo chương tŕnh HO, chỉ c̣n lại các Hạ Sĩ Quan, binh sĩ và Thương binh QLVNCH. Theo bà Khúc Minh Thơ, Hội Trưởng Hội Tù Nhân Chính Trị, hai chữ H.O. do chính phiá “bên kia” đặt ra. Đấy chỉ là tên gọi một chương tŕnh dành cho các Sĩ Quan VNCH ở “tù” từ ba năm trở lên, được ra khỏi VN, do Mỹ và phiá “bên kia” đề xướng. Chữ H.O. không phải là Humantarian Operation như nhiều người vẫn tưởng.

Có nhiều nhà đă từng là nơi đặt áo quan của những người nằm xuống từ khắp bốn vùng chiến thuật. Họ thật sự hy sinh cho quê hương này. Ngày xa xưa đó, đă có những tiếng khóc thút thít hay gào to, ḥa lẫn với khói nhang, tiếng đọc kinh, tiếng kèn, tiếng sáo, tiếng nhị… vang lên khắp con hẻm. Và, có những nhà lính QLVNCH “nghèo rớt mùng tơi”, không kiếm ra tiền ma chay, đành nhờ sự giúp đỡ của bà con cḥm xóm.

“Chính quyền mới” nhiều khi cũng thấy “gai mắt” về cái hẻm lính này, mấy lần định dẹp đi. Thỉnh thoảng Phựng lại tạo ra những khó khăn để những người trong hẻm giải quyết chơi, như cúp điện, cúp nước. Những người trong hẻm “khắc phục” được cả, Phường đành thôi. Thấy họ không làm ǵ ḿnh, ḿnh cũng không nên làm ǵ họ. Dĩ hoà vi qúy mà. Thực ra, dẹp cái hẻm này không phải là khó, nhưng họ muốn giữ uy tín với bàn dân thiên hạ, nên cứ ngậm đắng nuốt cay, chờ dịp tốt.

Ngày xưa, cái hẻm nhỏ có khoảng ba mươi căn nhà, đă có tới mười tám căn là lính, hay con cháu (hậu duệ) của lính. C̣n những người có cảm t́nh với VNCH nhiều lắm, kể ra không hết.

Đến giờ, người tràn đầy, hay nói theo kiểu anh CAKV, “người lạ” trà trộn trong hẻm. Chẳng những “người lạ” trà trộn trong hẻm mà “người lạ” c̣n ngang nhiên nhập cư nữa. Chẳng ai dám hó hé ǵ. Có người vượt biên thất bại, vắng nhà chừng 1-2 ngày, về lại, là mất ngay. Có kiện thưa cũng chỉ như “con kiến kiện củ khoai”. Có người bỏ hết công việc, chạy đi chạy lại cả hai mươi năm, sau cùng, vẫn công cốc. Nhà cửa bây giờ “hót” lắm, không ở, là có người khác ở dùm ngay.

Chú Chín Xương là lính Tiểu Đoàn 7, TQLC, QLVNCH. Chú bị thương trong trận tái chiếm cổ thành (Former Citadel) ở Quảng Trị năm 1972. Ngày đó, chú oai phong lắm. Nghe nói mấy đứa nhỏ trong hẻm thích chú như điếu đổ. Mỗi khi nghe tin chú nghỉ phép, tụi nhỏ đến nhà, bu lại bên chú, ngồi cứng hàng ba, hay chật cả nhà. Chú thường kể những chuyện “oánh nhau” cho tụi trẻ nghe. Chú có lối kể chuyện chậm răi, lôi cuốn người nghe. Mấy đứa nhỏ mê mệt, cứ hả miệng ra mà nghe, mắt không chớp. Những lúc đó, chú cũng say sưa kể, mơ màng nh́n về phương trời xa, ở đó có ai, nếu không phải là bạn bè đồng đội của chú?

Rồi chú lập gia đ́nh với thím Xương, hai người có một cậu con trai tên Chiến , rồi chiến tranh diễn biến to hơn, chú bị thương. Không ai nghe kể chú bị thương như thế nào, chính chú cũng không muốn kể lại. Chỉ biết sau đó chú ngồi xe lăn, đi lại thập bề khó khăn. Chuyện đi lại trong nhà, đều do vợ chú đẩy. Đă mấy năm, chú không ra ngoài. Mọi chuyện đều do vợ chú kể lại. Khi nghe kể về ngày 30 tháng tư, năm 75, chú đă không cầm được nước mắt. Chú khóc một ḿnh, khóc cho đồng đội đă nằm xuống cho quê hương này, khóc v́ chiếc xe lăn đă cản trở chú. Chú đă ngơ ngác khi nghe có những người ra đi. Con trai chú thím vác đơn đi xin việc làm, nhưng ở đâu nó cũng đều bị từ chối khéo v́ lư do lư lịch. Trong khi chán nản, nó t́nh nguyện đi Thanh Niên Xung Phong. Rồi lấy vợ ở cùng một đơn vị. Mấy tháng sau, nó đạp phải ḿn, nát chân trái, bị cưa. Nghe tin chồng bị cưa mất một chân, vợ nó bỏ đi ngay tức th́. Hai chú thím bưng mặt gào khóc. Lúc đó cô Mai c̣n quá nhỏ. Có hàng triệu người phải rời xa quê hương, ra đi với há bàn tay trắng v́ thấy không thể sống mất tự do.

Người thứ hai mấy đứa nhỏ thường nhắc tới là chú Hạp. Chú Hạp là Hạ Sĩ Nhất Liên Đoàn Nhẩy Dù. Chú đi lính từ những năm rất sớm. Chú đă đánh nhiều trận, hầu như trận nào cũng thắng. Chú hănh diện về binh chủng của ḿnh.

Trong trí óc non nớt của những cậu bé ngày đó (hiện nay đă là những ông già), hẻm lính c̣n nhiều người tài giỏi nữa, nào là anh Xuân Biệt Động Quân, anh Tứ Biệt Cách 81, chú Hai Sư Đoàn 18 Bộ Binh của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo tử thủ tại Xuân Lộc trước khi mất vào tay phiá “bên kia”, anh Thoại Lôi Hổ... Họ rủ nhau gia nhập toàn những thứ “dữ dằn”, những đơn vị từng làm phiá “bên kia” khiếp viá một thời.

Một buổi chiều, khi người trong hẻm đă đi làm về, anh Tân đến hẻm lính, thông báo họp tổ dân phố, và nhân dịp này, định đánh bạo bầy tỏ nỗi ḷng với cô Mai, cháu nội chú thím Xương. Lúc đó, thím Xương đang bận trong bếp, c̣n chú Xương đang ngồi trên xe lăn trong pḥng. Kể ra, anh Tân cũng bạo người ra phết.

-Mai, tôi muốn nói với Mai một chuyện.

Mai lấp lửng trả lời:

-Ủa? Anh nói đi. Tôi đâu biết anh muốn nói ǵ.

Linh tính như báo trước một việc không mấy suôn sẻ. Nhưng anh Tân lại nghĩ “đă phóng lao, phải theo lao”.

-Mai à…

Mai nói như đùa giỡn:

-Tôi thấy anh khá rào đón đấy. Anh nói đi.

Anh Tân thật sự sượng sùng. Anh ta tỏ ra lúng túng:

-Mai làm tôi mất hứng…

-Ơ ḱa… Tôi nghĩ những chuyện anh muốn nói với tôi, anh nên giữ kỹ th́ hơn. Tôi rất kính mến anh, nhưng tôi c̣n phải làm việc nuôi ông bà nội tôi nữa chứ. Mỗi người trong chúng ta đều có một bổn phận.

Anh Tân chỉ nghe đến đó.

Dân trong hẻm chẳng biết chuyện ǵ xẩy ra, nói chuyện vui như pháo. Chẳng mấy khi họp tổ dân phố lại được giải tán sớm như vậy. Tụi nhỏ đang chơi bên ngoài, vỗ tay, cười hinh hích.

Ngồi sau mấy tấm ván phân chia pḥng khách và pḥng ngủ, chú Xương nghe rơ mồn một lời cô cháu nội nói với anh CAKV. Chập sau, Mai đi vào, nói bâng quơ, nhưng là với chú Xương:

-“Giấy rách, phải giữ lấy lề” chứ? Lành cho sạch, rách cho thơm”, mà, ông nội.

Chú Xương nh́n ra cửa sổ, không biết nói ǵ. Có những chiếc lá rơi ngoài kia.

Hà Việt Hùng

 

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2016
Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Tears of pride  
We remember
Con chim biển
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Điệu Boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH
Món quà Giáng Sinh
A special Christmas memory  
Cũng chưa muộn màng  
Qui Nhơn, B́nh Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư  
Hành trang trên tuyền đường về  
Điều ǵ khiến Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc..

Định mệnh
Chín... chín... chín... nhưng chưa rục  
Ái hữu & hậu duệ Khóa 5 V́ Dân TĐ họp mặt
Đoạn trường Tuyết Nga....  
Nỗi uất hận của vị Tướng mất nước  
Ta về  
Nấm ngọc hương thiền
Giấc mơ Đại Dương (Ocean Dream)
Hẻm lính  
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa
Mây vẫn c̣n bay  
Buồn vui quân trường  
Trần Hoài Thư & Thủ Đức gọi ta về  
Ngày tháng buồn hiu  
Những mùa Trung Thu 
Để lâu, c… trâu hóa bùn  
Người Pleiku năm cũ
Mối bận tâm xă hội
Quê hương của tôi  
Đằng trước và đằng sau  
Mấy mánh lừa mới tại Quận Cam  
Hồi kư của Vương Mộng Long  
Làng Việt kiều  
Viết cho ngày lên tám… mươi  
Tôi người Mỹ, vợ tôi người Việt
Trả nợ ân t́nh  
Đói  
Đà Lạt sương mù: Năm tháng ngao du 
Người cao tuổi
Chuyện tù của Phó Tổng Thanh Tra NHQG VNCH  
Những bàn tay đă nắm  
Cái lon Guigoz  
Thằng khùng
Một nụ cười  
Hai cô thôn nữ  
Chiến thắng Xuân Lộc: QLVNCH vẫn ngạo nghễ
dù bị bức tử
 
Con cọn nợ ba  
Truyện ngắn Ư Nga  
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Phải chăng là định mệnh  
Con gái Hà Nội ở đâu?  
Trai Petrus Kư, Gái Gia Long & Trai Chu Văn An, Gái Trưng Vương  
Đoản văn của một người tử trận  
Người Việt gốc Mỹ  
Trời buồn tháng hạ  
Dân chơi cầu 4 cẳng   
Đất nước vĩ đại và lạ lùng !
Câu chuyện người lính VNCH  
Chàng... Donald Trump 
Trần Hoài Thư, người ngồi vá lại những linh hồn  
Người đàn bà trên cầu Nitelva
Thư số 67c - Gửi người lính QĐND  
Nói chơi mà không phải nói giỡn  
Mẹ
Chôn súng
Đứa con thất lạc  
Tháng Tư nhớ về các chiến sĩ đă hy sinh oanh liệt  
Phúc ấm con ban !!!  
Formosa với nỗi buồn Tháng Tư
Một ngôi sao quư vừa tắt  
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Sau 42 năm mất SaiGon
Nghĩ về người vợ lính
Chân dung người vợ lính VNCH
Tôi không chết đâu  
Tháng tư đen, không dễ ǵ quên  
Câu chuyện về đôi đũa  
Những ngày tháng ba  
Những ngày tháng tư  
Tâm thư - Những ngày cuối tháng 4  
Nguyễn Đức Quang, khi bài hát trở về
Hăy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi
Ngày 29-3-1975: Đà Nẵng trong cơn hấp hối  
Nh́n lại ḿnh sau 42 năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975  
Đờn ca tài tử miền tây
Nói với người trung đội trưởng cũ ...  
Đồi Delta  
Những bước chân vào đời

Bao giờ cho tôi quên
Vài kỷ niệm về Tết trong tù Hà Nội
Mùa xuân trên quê hương ngoài kư ức  
Xin một đời góa bụa cùng anh  
Đón xuân này nhờ xuân xưa  
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng
Như vằng trăng khuya
Góc tối  
Cho nhuẩn nhuyễn ra  
Người bạn Khóa 2 Học Viện Cảng Sát Quốc Gia  
Chúc Tết  
Đầu năm viết cho con gái  
Bên nhau đi nốt cuộc đời