NẤM NGỌC HƯƠNG THIỀN

Huyền Lam

Miền Tây bắc Hoa Kỳ núi rừng hùng vĩ, nơi đây mưa nhiều do gần Thái B́nh Dương. Cũng chính v́ yếu tố thiên nhiên này, rừng núi ở đây có vô số loài nấm mọc, trong đó có loài cực kỳ quư hiếm. Là thành viên của Hiệp hội Nấm rừng, người viết thường có những chuyến đi khảo sát
Trong một lần dừng chân tại thị trấn nhỏ dưới rặng núi Cascade, khi tiếp xúc người dân địa phương để t́m hiểu đặc chủng nấm trong vùng, người viết được kể cho nghe về câu chuyện một thiền sư sống đơn độc giữa núi rừng. Người viết xin ghi lại câu chuyện đầy xúc cảm này như một món quà xuân dành tặng quư độc giả .

Thị trấn Ran nhỏ bé, khoảng vài trăm cư dân, nằm giữa rừng già đại ngàn, không xa lắm là dăy núi Cascade hùng vĩ mùa đông phủ tuyết. Mười năm trước, dân nơi đây bàn tán về người đàn ông tuổi ngoài 70 nhưng dáng dấp khỏe mạnh, nhân cách nhẹ nhàng vi diệu như một ông tiên. Cứ mỗi độ hoa lê rừng nở trắng xóa trên triền núi, người dân lại thấy ông lái chiếc xe pickup cũ từ đường ṃn trên núi cao vào trung tâm thị trấn rồi dừng tại nhà dưỡng lăo dành cho người nghèo.

Mỗi tuần ông đến đây hai lần, từ sáng sớm cho đến chiều. Ông nấu cho người già ăn, đánh dương cầm cho người già nghe, chỉ cho họ cách đi, cách ngồi, cách thở. Mà lạ thay, ông làm việc ǵ cũng chậm răi nhưng đầy năng lượng tươi vui. Mỗi lần có ông, nhà dưỡng lăo bừng lên sức sống, được thay luồng khí mới. Các cụ già ánh mắt rạng ngời, nụ cười rạng rỡ như những đóa hoa vừa được tưới tẩm t́nh thương.

Khi lá rừng chuyển sang màu vàng cũng là lúc người dân thị trấn không c̣n thấy ông nữa. Các cụ già cố gắng làm theo lời ông chỉ dẫn để cuộc sống an lạc, tâm linh hơn. Nhưng không có ông, nhà dưỡng lăo như mất đi ḷ sưởi ấm mùa đông, trở nên trầm buồn lạnh lẽo. Các cụ già từng ngày nh́n ra khung cửa sổ giữa màu tuyết trắng mênh mông lại mỏi mắt trông chờ những cánh hoa lê rừng nở trắng.

***
Ông Ken từng thọ giáo, học thiền, học Phật nhiều năm từ Đức Dalai Lama, Thiền sư Suzuki. Ông vốn là nhà khoa học nghiên cứu về tác động môi trường từ chất thải hóa học do con người tạo ra. Một hôm đọc tập san chuyên ngành Khoa học Môi trường, trong đó có bài nói về triết lư Phật giáo nhấn mạnh đến mối tương quan, tương tức của vạn vật đă làm ông ngạc nhiên về tính khoa học của một tôn giáo mà trước đây ông cho là quá cổ xưa lạc hậu.

Ông không ngờ từ ngàn xưa tôn giáo ấy đă biết quư trọng cây cỏ mọi loài sinh linh và chỉ ra mối liên hệ mật thiết cần bảo vệ. Từ đó ông t́m hiểu về Phật giáo nhiều hơn. Ông đă trải qua từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi nghiên cứu kho tàng kinh điển bao la của đạo Phật. Ông quyết định trở thành người con Phật sau chuyến du hành sang Dharamshala - Ấn Độ dự khóa tu do ngài Dalai Lama giảng dạy.

Trước khi về hưu, ông t́m mua khu đất rừng rộng mấy mươi ha trên triền núi dăy Cascade miền Tây bắc Hoa Kỳ. Ông cho dựng căn nhà nhỏ làm bằng cây rừng thô ghép lại (cabin). Đây là ước mơ bao năm của ông có được nơi yên tĩnh, hoang dă để tu tập và viết những bài nghiên cứu cho các tạp chí Phật giáo bằng Anh ngữ. Dù đă về hưu nhưng ông rất tinh tấn, năm giờ sáng ông thức dậy pha trà, đốt nén hương ngồi thiền. Sau buổi ăn sáng, ông thiền hành, thả bộ theo con suối bên hông nhà xuống cánh rừng sồi phía dưới.

Trong một buổi thiền hành cuối thu, ngồi nghỉ chân bên bờ suối ngắm nh́n cánh rừng ngợp lá vàng bay trước mặt, ông thấy mấy chú sóc từ trên cây leo xuống, vừa đi chậm răi vừa đánh hơi thảm lá vàng dưới đất. Chợt chúng dừng chân, moi lên dưới thảm lá mục những viên củ rừng to bằng trứng chim cút, có viên to bằng quả chanh rồi đem về tổ trên cây cao cất giấu.

Ṭ ṃ, ông tới nơi chúng đào, dùng nhánh cây rừng khơi xung quanh, vài viên củ rừng trăng trắng hiện ra. Ông đưa lên mũi, thoang thoảng mùi hương nhẹ phảng phất. Như không tin vào thính giác ḿnh, ông đem xuống bờ suối dùng ḥn đá có góc cạnh bén cắt đôi, hương thơm theo vết cắt lan tỏa đậm đà, một thứ hương không nồng, không nặng, rất nhẹ nhàng tinh tế dễ chịu. Ông Ken thầm thốt lên: - Nấm truffle.

Ông không ngờ cánh rừng do ḿnh làm chủ có loại nấm vô cùng quư hiếm này, mỗi kư được bán lên tới cả 5-10 ngàn USD. Đây là loài thực phẩm mắc nhất thế giới. Ông quay lại chỗ sóc đào, lượm thêm một viên nấm rồi tiếp tục thiền hành trở về nhà. Sau khi rửa sạch, ông thành kính bỏ viên nấm vào dĩa dâng lên bàn thờ Phật như dâng lên viên ngọc quư báu ban tặng từ đất trời.

Suốt ngày đó, ông vẫn làm những công việc b́nh thường, mỗi khi ư niệm truffle phấn khích nổi lên, ông theo dơi hơi thở, điều tâm thanh tịnh trở lại. Hôm sau, thay v́ thắp nhang lễ Phật trước khi ngồi thiền như thường lệ, ông cắt một phần viên nấm thành những lát mỏng thay thế mùi nhang. Trong thiền pḥng giữa không gian yên tĩnh núi rừng trùng điệp, mùi hương nấm nhẹ nhàng lan tỏa. Khi hơi thở đă rất nhẹ rất sâu, tâm đă lắng đọng trong sáng, ông Ken bắt đầu suy nghĩ phải làm ǵ với kho báu giữa rừng già?

Ông đă bỏ tất cả để t́m đến chốn này, tiền hưu trí hàng tháng ông dùng chỉ một phần rất nhỏ, hầu hết gởi tặng các tu viện, cơ sở thiện nguyện. Không khéo cánh rừng này sẽ đốt tan công phu tu tập của ông, trở thành nơi tranh chấp gây tạo ác nghiệp.

***
Mùa thu khi lá phong, lá sồi chuyển sang màu vàng cam rực rỡ cũng là lúc ông Ken bắt đầu thu hoạch truffle. Đối với người chuyên môn t́m loại nấm quư này, họ luôn sử dụng chó hoặc heo để phát hiện những viên nấm được giấu kín dưới lớp thảm mục rừng. Riêng ông Ken cách t́m nấm cũng không khác chi hành thiền.

Mỗi ngày ông thiền hành đến cánh rừng, chọn một chỗ khác hôm qua, ngồi xuống hít thở khí trời, nghe tiếng chim hót líu lo, nh́n những chú sóc nhỏ chạy tung tăng t́m nấm. Ông chờ chúng lấy xong, tới chỗ chúng đào lấy những viên nấm c̣n sót lại xung quanh. Loài sóc đă quen h́nh dáng ông bao năm qua nên không hề có chút sợ hăi. Từ ngày thấy ông “mót” nấm mà không tranh giành với chúng, loài sóc hiểu được. Chúng thương ông, đào nhiều nơi nhưng lấy đi rất ít, như làm dấu giúp ông thu hoạch tốt hơn.

Mùa nấm truffle kéo dài 2 tháng, bắt đầu từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 11. Mỗi tuần ông Ken thu hoạch được vài kư, ông bán hết cho nhà thu mua, chỉ giữ lại một ít thay nhang cúng Phật mỗi sáng ngồi thiền. Ông gởi trọn số tiền bán nấm thông qua trương mục vô danh cho viện dưỡng lăo dưới chân núi nơi ông thường làm việc thiện nguyện.

***
 
Mùa xuân năm ấy, khi hoa lê rừng nở trắng trên triền núi, các cụ già trong viện dưỡng lăo lại háo hức chờ đón ông Ken. Một tuần qua, hai tuần qua, hoa lê đă rụng tàn, màu xanh lá rừng đă trỗi dậy nhưng ông Ken vẫn không xuất hiện. Người dân thị trấn Ran xôn xao bàn tán không biết chuyện ǵ đă xảy ra trên núi cao. Họ vận động chính quyền địa phương cùng cư dân dành một ngày cuối tuần lên núi t́m hiểu sự t́nh.

Sáng sớm, đoàn xe vài chục chiếc chậm răi theo con đường ṃn gồ ghề đầy sỏi đá tiến vào dăy núi Cascade. Trên con đường độc đạo hoang vu, giữa lưng chừng núi, căn nhà gỗ đơn sơ đậm nét dưới ánh mặt trời. Viên cảnh sát thị trấn (Sheriff) dẫn đầu cho xe dừng lại, đi bộ đến căn nhà có nhiều cỏ dại mọc cao như báo hiệu đă lâu không ai chăm sóc. Viên cảnh sát gơ nhẹ cửa nhiều lần nhưng không tiếng trả lời. Bỗng người dân đi theo hốt hoảng la lên bên cánh cửa sổ hông nhà:

- Coi ḱa! Có phải ông Ken?

Phía sau khung kiếng bụi mờ, một thân thể bất động da nhăn khô đang ngồi trước tượng Phật cổ xưa. Viên cảnh sát phá vội ổ khóa cánh cửa ra vào: Mùi hương thơm từ trong nhà thoát ra làm mấy chục cư dân thị trấn Ran ngạc nhiên trầm trồ. Bước vào trong, bên cạnh thân thể khô cứng đang nhập định c̣n có nhiều khay đựng đầy nấm truffle thái mỏng đă khô nhưng vẫn tỏa mùi hương ngào ngạt.

Người ta t́m thấy tờ di chúc để lại trên bàn Phật, ông hiến tặng toàn bộ đất đai tài sản cho viện dưỡng lăo, đồng thời tiết lộ điều bí mật được giữ kín lâu nay về cánh rừng có nấm truffle. Ông cẩn thận ghi chép điều kiện bắt buộc để nhận tài sản là phải có một ủy ban giám sát khai thác nấm truffle theo cách ông làm: Tôn trọng và bảo vệ loài sóc trước khi thu hoạch cho loài người v́ chúng là chủ nhân đầu tiên kho báu này.

Mọi người không ngờ chính ông là nhà hảo tâm vô danh đóng góp tài chánh duy tŕ viện dưỡng lăo nhiều năm qua! Ngày làm lễ hỏa thiêu rải tro bên bờ suối theo lời ông dặn trong di chúc, thị trấn Ran hầu như tham dự không thiếu một người. Từ cậu bé nhà nghèo bỏ báo buổi sớm mai cho đến cụ già trong viện dưỡng lăo đều được giúp đỡ phương tiện lên núi. Lần đầu tiên cư dân thị trấn Ran gắn bó chăm sóc lẫn nhau như đại gia đ́nh.

Đoàn xe hơn trăm chiếc chậm chạp trên con đường gồ ghề tiễn ông đi. Cư dân khóc sướt mướt, thương mến cảm phục một nhân cách vi diệu sống trọn đời không những cho tha nhân mà ngay cả muôn loài.

Huyền Lam (Hoa Kỳ)

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2016
Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Tears of pride  
We remember
Con chim biển
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Điệu Boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH
Món quà Giáng Sinh
A special Christmas memory  
Cũng chưa muộn màng  
Qui Nhơn, B́nh Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư  
Hành trang trên tuyền đường về  
Điều ǵ khiến Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc..

Định mệnh
Chín... chín... chín... nhưng chưa rục  
Ái hữu & hậu duệ Khóa 5 V́ Dân TĐ họp mặt
Đoạn trường Tuyết Nga....  
Nỗi uất hận của vị Tướng mất nước  
Ta về  
Nấm ngọc hương thiền
Giấc mơ Đại Dương (Ocean Dream)
Hẻm lính  
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa
Mây vẫn c̣n bay  
Buồn vui quân trường  
Trần Hoài Thư & Thủ Đức gọi ta về  
Ngày tháng buồn hiu  
Những mùa Trung Thu 
Để lâu, c… trâu hóa bùn  
Người Pleiku năm cũ
Mối bận tâm xă hội
Quê hương của tôi  
Đằng trước và đằng sau  
Mấy mánh lừa mới tại Quận Cam  
Hồi kư của Vương Mộng Long  
Làng Việt kiều  
Viết cho ngày lên tám… mươi  
Tôi người Mỹ, vợ tôi người Việt
Trả nợ ân t́nh  
Đói  
Đà Lạt sương mù: Năm tháng ngao du 
Người cao tuổi
Chuyện tù của Phó Tổng Thanh Tra NHQG VNCH  
Những bàn tay đă nắm  
Cái lon Guigoz  
Thằng khùng
Một nụ cười  
Hai cô thôn nữ  
Chiến thắng Xuân Lộc: QLVNCH vẫn ngạo nghễ
dù bị bức tử
 
Con cọn nợ ba  
Truyện ngắn Ư Nga  
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Phải chăng là định mệnh  
Con gái Hà Nội ở đâu?  
Trai Petrus Kư, Gái Gia Long & Trai Chu Văn An, Gái Trưng Vương  
Đoản văn của một người tử trận  
Người Việt gốc Mỹ  
Trời buồn tháng hạ  
Dân chơi cầu 4 cẳng   
Đất nước vĩ đại và lạ lùng !
Câu chuyện người lính VNCH  
Chàng... Donald Trump 
Trần Hoài Thư, người ngồi vá lại những linh hồn  
Người đàn bà trên cầu Nitelva
Thư số 67c - Gửi người lính QĐND  
Nói chơi mà không phải nói giỡn  
Mẹ
Chôn súng
Đứa con thất lạc  
Tháng Tư nhớ về các chiến sĩ đă hy sinh oanh liệt  
Phúc ấm con ban !!!  
Formosa với nỗi buồn Tháng Tư
Một ngôi sao quư vừa tắt  
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Sau 42 năm mất SaiGon
Nghĩ về người vợ lính
Chân dung người vợ lính VNCH
Tôi không chết đâu  
Tháng tư đen, không dễ ǵ quên  
Câu chuyện về đôi đũa  
Những ngày tháng ba  
Những ngày tháng tư  
Tâm thư - Những ngày cuối tháng 4  
Nguyễn Đức Quang, khi bài hát trở về
Hăy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi
Ngày 29-3-1975: Đà Nẵng trong cơn hấp hối  
Nh́n lại ḿnh sau 42 năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975  
Đờn ca tài tử miền tây
Nói với người trung đội trưởng cũ ...  
Đồi Delta  
Những bước chân vào đời

Bao giờ cho tôi quên
Vài kỷ niệm về Tết trong tù Hà Nội
Mùa xuân trên quê hương ngoài kư ức  
Xin một đời góa bụa cùng anh  
Đón xuân này nhờ xuân xưa  
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng
Như vằng trăng khuya
Góc tối  
Cho nhuẩn nhuyễn ra  
Người bạn Khóa 2 Học Viện Cảng Sát Quốc Gia  
Chúc Tết  
Đầu năm viết cho con gái  
Bên nhau đi nốt cuộc đời