Chiến thắng Xuân Lộc: Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vẫn ngạo nghễ dù bị bức tử

Vann Phan

1. Dẫn nhập

Nhân kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm nay của Miền Nam Tự Do, những người Việt Nam yêu chuộng tự do, dân chủ từ Nam chí Bắc, kể cả những người dân của nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, lần đầu trong đời, tay vẩy lá cờ vàng ba sọc đỏ và ḿnh khoác lên bộ quân phục người lính Cộng Ḥa năm xưa với ḷng ngưỡng mộ và hănh diện vô biên, cùng kính cẩn nghiêng ḿnh tưởng niệm hàng ngh́n, hàng vạn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă vị quốc vong thân, với ước vọng cao vời là đất nước Việt Nam được trường tồn và dân tộc Việt Nam, qua bao cuộc bể dâu, được hưởng đầy đủ những quyền tự do, dân chủ của một con người.

Hoa Kỳ đă “tháo chạy” khỏi Miền Nam Tự Do và bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Ḥa của họ không phải là v́ các chiến sĩ Mỹ hèn nhát hay vô cảm với người bạn chiến đấu tại Miền Nam Việt Nam mà v́ Quốc Hội Mỹ đă bị bọn phản chiến lũng đoạn và các nhà hoạch định chính sách Mỹ không nh́n thấy viễn tượng rằng, một khi đánh mất Miền Nam Việt Nam, tức xóa sổ nước Việt Nam Cộng Ḥa, chẳng những nền tự do, dân chủ do nhiều đời tổng thống Mỹ dày công giúp gầy dựng tại phần đất này ở Đông Nam Á bị tiêu tan mà thủy lộ quốc tế chạy từ Đài Loan, Phi Luật Tân qua Thái Lan, Mă Lai Á và Indonesia tới Ấn Độ Dương, chẳng chóng th́ chầy, sẽ bị chặn lại tại Biển Đông, mà thế giới thường gọi là Biển Nam Hoa, tức South China Sea, do chính nhà cầm quyền trên cái lục địa mà họ đă lấy tên để đặt cho vùng biển quan trọng này gây ra. Chưa đầy nửa thế kỷ sau, lịch sử đă chứng minh việc Hoa Kỳ rút khỏi Miền Nam Việt Nam là một đại họa cho cuộc sinh tồn và quyền tự do lưu thông hàng hải của cả Hoa Kỳ lẫn các đồng minh dân chủ của họ từ Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Singapore, cho đến Thái Lan, và Ấn Độ.

Kỷ niệm Ngày Quân Lực năm nay, 42 năm sau khi Miền Nam Tự Do thất thủ vào tay quân xâm lược cộng sản từ Miền Bắc tiến vào để khởi đầu tiến tŕnh nô lệ hóa dân tộc Việt Nam, lần lượt dưới ách cai trị độc tài, sắt máu của Bắc Bộ Phủ và Trung Nam Hải, những người Việt Nam yêu chuộng tự do tại quốc nội và trên khắp thế giới có quyền hănh diện ôn lại một trong những chiến thắng lẫy lừng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hào trong cuộc chiến đấu thần thánh của quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Ḥa chống lại cuộc xâm lược bạo tàn của Cộng Sản Quốc Tế gần nửa thế kỷ qua, đó là chiến thắng Xuân Lộc, hào quang sau cùng của một quân đội bị bức tử.

Chính chiến thắng này đă, một lần nữa, vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, một dội quân thiện chiến vào bậc nhất tại Á Châu vào hạ bán thế kỷ trước, đồng thời vạch rơ chân tướng của một “đồng minh tháo chạy” cũng như buộc các nhà báo thiên tả cùng các tác giả thân Cộng phải nghiêm chỉnh viết lại lịch sử nước Việt Nam Cộng Ḥa và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

2. Chiến thắng Xuân Lộc: Vầng hào quang cuối của một quân đội bị bức tử

– Mặt trận Xuân Lộc:

Vào đầu Tháng Tư năm 1975, sau khi từng tỉnh một thuộc các Quân Khu 1 và 2 lần lượt bị Cộng quân đánh chiếm, Phan Rang và Xuân Lộc trở thành cửa ngơ để Cộng Sản Bắc Việt tiến vào Saigon trên hai Quốc Lộ 1 và 20. Thị xă Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh là vùng núi thấp, đồi cao và rừng thưa với các đồn điền cao su. Long Khánh giữ vị trí chiến lược quan trọng v́ nằm trên giao điểm hai Quốc Lộ 1 và 20. Đồng thời, Xuân Lộc lại nằm chặn trên đường giao liên giữa các chiến khu C và D của Việt Cộng, với các mật khu Cù Mi, Xuyên Mộc, Mây Tào, Đất Đỏ của Tỉnh Phước Tuy.

Giống như mặt trận Ban Mê Thuột trước đó, Cộng Sản Bắc Việt luôn dùng chiến thuật biển người để tấn công các cứ điểm của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Để giải quyết chiến trường tại mặt trận Xuân Lộc, Cộng Sản Bắc Việt tung vào mặt trận Quân Đoàn 4 gồm 3 Sư Đoàn 6, 7 và 341 cùng các lực lượng pháo binh, chiến xa, pḥng không hùng hậu và các đơn vị của Quân Khu 7. Mặt trận này do Thiếu Tướng Cộng Sản Hoàng Cầm làm tư lệnh, và Thiếu Tướng Hoàng Thế Hiệp làm chính ủy. Cộng quân đồng loạt mở cuộc tấn công từ 3 pḥng tuyến ở ngă Ba Dầu Giây, thị xă Xuân Lộc và Gia Rai.

Về phía Việt Nam Cộng Ḥa, có Sư Đoàn 18 Bộ Binh (dưới quyền Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, sau được vinh thăng thiếu tướng), gồm các Trung Đoàn 43 (của Đại Tá Lê Xuân Hiếu), 48 (của Trung Tá Trần Minh Công) và 52 (của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng), cùng các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Sau đó, một số đơn vị nữa được tăng phái cho Xuân Lộc, gồm có Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Dù (dưới quyền Đại Tá Nguyễn Văn Đỉnh, lữ đoàn trưởng, và Trung Tá Lê Hồng, lữ đoàn phó) gồm các Tiểu Đoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Dù (mặc dầu các chiến sĩ Dù chưa được nghỉ dưỡng sau khi rút từ Miền Trung về) cùng một đơn vị Thiết Giáp. Phần không yểm do Sư Đoàn 3 Không Quân từ Cần Thơ đảm nhiệm. Tất cả các lực lượng trên đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Tư Lệnh Lê Minh Đảo, Đại Tá Lê Xuân Mai, tư lệnh phó Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Đại Tá Biệt Động Quân Phạm Văn Phúc, tỉnh trưởng Long Khánh.

Tờ mờ sáng ngày 9 Tháng Tư, các lực lượng cộng quân pháo kích vào Thị Xă Xuân Lộc với hơn 3,000 quả pháo đủ loại khiến dân lành vô tội chết và bị thương vô số. Đến 8 giờ sáng, pháo địch ngưng, Cộng quân tấn công vào thị xă nhưng gặp sức kháng cự mănh liệt của Trung Đoàn 43 và lực lượng Địa Phương Quân, nên đành phải “chém vè,” bỏ lại tại chỗ cả trăm xác lính Việt Cộng và nhiều xe tăng T-45 cùng PT-76 bị bắn cháy v́ hỏa tiễn chống chiến xa M-72 và do Không Quân oanh tạc. Sáng ngày 10 Tháng Tư, Cộng Sản Bắc Việt dùng hai Sư Đoàn 2 và 6 cùng lực lượng xe tăng ào ạt tấn công khắp bốn mặt vào Xuân Lộc. Quân trú pḥng chống trả mănh liệt, và hai bên tranh giành từng ngôi nhà, từng con đường, góc phố. Nhiều pḥng tuyến có khi bị mất và lấy lại nhiều lần. Các phi tuần phản lực F-5 yểm trợ quân bạn bên dưới rất hữu hiệu. Cộng quân tổn thất nặng nề sau nhiều ngày giao tranh, khiến sau này chính Tướng Văn Tiến Dũng, trong quyển hồi kư nhan đề “Đại Thắng Mùa Xuân,” cũng phải thú nhận.

Đến ngày 14 Tháng Tư, Lữ Đoàn 1 Dù và Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Dù được tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc. Cả hai Sư Đoàn 3 và 4 Không Quân tận dụng tất cả khoảng gần 100 trực thăng hiện có để chuyển quân Dù vào Xuân Lộc. Các đại bác của pháo đội Dù được trực thăng vận tải Chinook thả quanh Bộ Chỉ Huy Hành Quân Dù đóng gần Bô Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Hai tiểu đoàn Dù nhảy thẳng từ trên đầu địch để đánh chiếm Bảo Định trên Quốc Lộ 1, nơi hai trung đoàn địch thuộc Công Trường 6 đang tập trung chuẩn bị tấn công Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Đồng thời, một tiểu đoàn Dù khác được trực thăng thả xuống khu vườn cây của cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ và phần c̣n lại được thả vào Xuân Lộc để giải vây cho lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân cùng Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Long Khánh.

Từ ngày 12 đến 14 Tháng Tư, Cộng quân mở cuộc tấn công mạnh vào Trung Đoàn 52 tại Ngă Ba Dầu Giây bằng pháo xe tăng hùng hậu và biển người. Với hỏa lực và quân số vượt trội của Cộng Sản Bắc Việt, pḥng tuyến của Trung Đoàn 52/Sư Đoàn 18 Bộ Binh trên Quốc Lộ 1 từ Kiệm Tân đến ấp Phan Bội Châu lần lượt bị tràn ngập.

Chiều ngày 15 Tháng Tư, cuộc chiến trở nên vô cùng ác liệt ngay tại xă Dầu Giây, ngă ba Quốc Lộ 1 và 20 giữa Chiến Đoàn 52 (do Đại Tá Ngô Kỳ Dũng chỉ huy), gồm Trung Đoàn 52 và Địa Phương Quân Tiểu Khu Kiệm Tân, Long Khánh với Quân Đoàn 4 Cộng Sản Bắc Việt, trong đó có cả Sư Đoàn 341 vừa từ Thanh Hóa vào và do Tướng Trần Văn Trà trực tiếp chỉ huy thay Tướng Hoàng Cầm, sau khi Tướng Hoàng Cầm “nướng” quá nhiều quân mà không chiếm được Xuân Lộc. Trong trận chiến long trời, lở đất này, mỗi người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă phải chống chọi với 10 quân Bắc Việt có pháo xe tăng hùng hậu yểm trợ, khiến Chiến Đoàn 52 bị thiệt hại nặng, các chiến sĩ thiết giáp, pháo binh và bộ binh Việt Nam Cộng Ḥa bị tổn thất nặng nề.

Đêm 15 Tháng Tư, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân Đoàn 3, được Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cho phép, đă ra lệnh sử dụng loại bom khổng lồ Daisy Cutter có sức tàn phá và khả năng sát thương mănh liệt chưa từng thấy. Ngày hôm sau, lúc 10 giờ sáng, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 được báo cáo về rừng người, chiến xa và dại pháo Cộng Sản Bắc Việt tập trung trong thị xă Dầu Giây để chuẩn bị tiến về Saigon, sau khi đă đè bẹp Chiến Đoàn 52 trước đó. Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn ra lệnh Không Quân từ phi trường Tân Sơn Nhứt chở 2 quả bom Daisy Cutter, mỗi quả cân nặng 15,000 cân Anh, thả xuống Ngă Ba Dầu Giây, vùng tập trung quân Cộng Sản Bắc Việt sau khi Chiến Đoàn 52 tan ră, khiến gần 10,000 quân Bắc Việt cùng xe tăng và pháo binh đang di chuyển trên Quốc Lộ 20 bị tiêu diệt gọn.

Sau đó, v́ không nuốt trôi được Xuân Lộc trong khi phải chịu tổn thất hết sức nặng nề, các đơn vị chủ lực Cộng quân được lệnh rời bỏ Xuân Lộc, dùng Quốc Lộ 20 tiến về Biên Ḥa. Nhận định t́nh h́nh với Biên Ḥa sẽ là mặt trận kế tiếp, ngày 20 Tháng Tư, Tướng Toàn ra lệnh bỏ Long Khánh và ra lệnh cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh rút về Biên Ḥa. Để rút quân, các lực lượng chiến đấu dùng Liên Tỉnh Lộ 2, phát xuất từ Tân Phong, Long Giao rút về Phước Tuy, với ba cánh quân Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Tiểu Khu Long Khánh và Địa Phương Quân-Nghĩa Quân, cùng đơn vị Dù.

Qua 12 ngày giao tranh ác liệt, pḥng tuyến Xuân Lộc vẫn đứng vững, bằng xương máu của các chiến sĩ Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Lữ Đoàn 1 Dù, Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh, Không Quân cùng các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân tiểu khu. Người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không hề bị khuất phục trước biển người, mưa pháo, cùng tiếng gầm rú của xe tăng T-54 cày xé quê hương. Trong giờ phút gian nguy đến cùng cực, người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vẫn b́nh tĩnh cầm khẩu M-72 đứng chờ xe tăng Việt Cộng đến thật gần mới nhả đạn.

Và đây, oái oăm thay, cũng là chiến thắng sau cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trước khi quân đội này bị bức tử vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975.

– Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa ngời sáng với chiến công sau cùng

Chiến thắng Xuân Lộc được coi là chiến công sau cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trước khi quân đội này bị buộc phải tan hàng mặc dù họ chưa bao giờ đầu hàng địch quân sau khi tân Tổng Thống Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng và không do dân bầu của chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa, ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa phải buông súng vào trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Quyết định của Đại Tướng Minh tuy tránh được một cuộc đổ máu vô ích giữa Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và quân đội Cộng Sản Bắc Việt trong cái ngày tàn của cuộc chiến đó nhưng đă làm cho 5 vị tướng lănh kiêu hùng của quân đội ấy, là Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, và Phạm Văn Phú, cùng với Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long tự sát để bảo toàn danh tiết, trong khi, sau đó, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện, đă cùng các chiến hữu của ḿnh chiến đấu đến viên đạn cuối cùng cho đến khi bị địch bắt và xử tử. Trong lịch sử cổ kim, liệu có một quân đội nào trên thế giới cung cấp đủ 7 vị tướng quân, vào cùng một thời điểm, để cùng tuẫn tiết và hy sinh tánh mạng với mục đích bảo tồn danh dự quân đội và tạ tội cùng quốc dân trước cảnh nước mất, nhà tan như thế hay không?

Sau trận thư hùng quyết tử trên ngọn đồi máu 1062 Thường Đức để giành lấy chiến thắng trong bối cảnh rơ ràng là đồng minh Hoa Kỳ đang dần dần “tháo chạy” khỏi Việt Nam, Quân Lực Việt Nam đă bị dồn vào chân tường khi quân viện từ Ngũ Giác Đài bị cắt giảm dần song song với việc cắt bớt kinh viện từ Hoa Thịnh Đốn dưới áp lực của một Quốc Hội Mỹ đang cần tới lá phiếu của phe phản chiến. Sau gần một thế kỷ chiến tranh liên miên dưới thời Pháp thuộc và Nhật thuộc, điều hiển nhiên là cả Bắc và Nam Việt Nam đều xác xơ và không có bên nào đủ tài nguyên để đánh nhau thêm nữa nếu không được các lực lượng khác từ thế giới bên ngoài hà hơi, tiếp sức và hỗ trợ. Trong khi phía Cộng Sản Bắc Việt vẫn c̣n có sự yểm trợ cực kỳ to lớn từ các đồng minh Liên Sô, Trung Cộng, Bắc Hàn và Cuba của họ, phía Miền Nam Tự Do lại bị người bạn đồng minh duy nhất c̣n lại, là Hoa Kỳ, phản bội và bỏ rơi v́ nội bộ lủng củng cũng có, v́ cái nh́n thiển cận về chiến lược cũng có, và v́ những nhận định sai lệch về khả năng cùng ư chí chiến đấu chống Cộng của quân và dân Miền Nam Việt Nam cũng có. (1)

3. Trận Xuân Lộc để lộ chân tướng của một ‘đồng minh tháo chạy’

Trận Xuân Lộc, với chiến thắng lẫy lừng của các chiến sĩ Sư Đoàn 18 Bộ Binh dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo cùng các đơn vị bạn, như Lữ Đoàn 1 Dù, Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Không Quân, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, cho thấy Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vẫn đứng vững trong mọi t́nh huống ngặt nghèo, miễn là đồng minh Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hỗ trợ quân bạn về mặt tài chánh và quân trang, quân dụng như những ngày đầu sau khi Hiệp Định Paris 1973 được kư kết. Rủi thay, chính phủ Hoa Kỳ – chứ không phải quân đội Hoa Kỳ – vị chịu áp lực nặng nề của phe phản chiến Mỹ, đă nhất quyết phủi tay để “tháo chạy” (2) khỏi Việt Nam sau gần hai thập niên can thiệp mạnh mẽ, đôi khi c̣n quyết liệt tới độ trực tiếp nhúng tay vào một cuộc đảo chánh để sát hại vị nguyên thủ quốc gia của một đồng minh vừa trung thành vừa kiên cường tại Đông Nam Á này, chỉ v́ nhà lănh đạo Miền Nam Tự Do lúc đó (1963) không muốn người bạn đồng minh lấy mất quyền tự do quyết định vận mạng của dân tộc ḿnh. Việc bỏ rơi Việt Nam đă khởi sự lộ rơ kể từ sau Hiệp Định Paris 1973, lúc mà Hoa Kỳ đă nhận lại được tất cả các tù binh chiến tranh từng bị Cộng Sản Bắc Việt giam giữ trong cuộc chiến.

Việc Hoa Kỳ, vào những ngày tàn của cuộc chiến, có thêm loại bom Daisy Cutter (Bạch Cúc), với sức tàn phá khủng khiếp chỉ sau loại bom nguyên tử cỡ nhỏ và sẵn sàng đem ra dùng tại Việt Nam, nhưng lại chỉ cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa sử dụng có 2 trái trong tổng số 11 trái mà họ đă đem qua để dùng trong trận chiến Xuân Lộc, một lần nữa, cho thấy Quốc Hội và chính phủ Hoa Kỳ quyết tâm hy sinh người bạn đồng minh chí cốt hoàn tất kế hoạch của ḿnh tại Đông Nam Á là một ḿnh “tháo chạy” về nước, mặc dù nước Mỹ vẫn c̣n thừa khả năng cung cấp kinh viện và quân viện để giúp người bạn đồng minh đó sống c̣n. (3)

4. Chiến thắng Xuân Lộc buộc lịch sử Việt Nam Cộng Ḥa và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa phải được nghiêm chỉnh viết lại

Ngày nay, khi mọi cảm xúc ban đầu về sự kết thúc đột ngột và đau thương của cuộc Chiến Tranh Việt Nam đă phai dần và khi các nhà viết quân sử cùng các sử gia, nhờ tham khảo được vô số hồ sơ mật đă được giải mă cùng nhiều bí ẩn trong cuộc chiến bắt đầu được đưa ra ánh sáng, cũng chính là lúc các sử gia đó phải khởi sự viết lại lịch sử Việt Nam thời cận đại cũng như bộ quân sử Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa để đem lại công bằng và giúp đánh giá đúng mức công và tội của hai chế độ Việt Nam Cộng Ḥa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa – mà hiện nay là Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – trong và sau cuộc Chiến Tranh Việt Nam.

Những quan điểm và thành kiến cố hữu về hai phía Nam và Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh vừa qua cần được viết lại cho nghiêm chỉnh và khách quan hơn bao gồm huyền thoại Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra cuộc nội chiến Nam-Bắc tương tàn v́ yêu nước thương ṇi; huyền thoại “Bộ Đội Cụ Hồ” một ḿnh có khả năng đánh thắng một hơi bốn “đế quốc” xâm lược Tàu-Pháp-Nhật-Mỹ; huyền thoại chính phủ Cộng Sản ở Miền Bắc lúc nào cũng thanh liêm và thương xót dân nghèo hơn chính phủ dân chủ tự do ở Miền Nam; và thành kiến cho rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa thiếu khả năng và tinh thần chiến đấu. (4)

Các nhà báo và các nhà viết sách, tương tự như thế, cũng được tha thiết yêu cầu hăy tỏ ra công bằng hơn khi viết về những nhân vật và biến cố liên quan tới cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Đặc biệt, những thành phần này phải biết ăn năn, hối lỗi, hay ít ra th́ cũng phải biết phục thiện đôi chút khi các sự thật lịch sử mới được phanh phui ngày nay khiến những suy nghĩ và lập luận của họ trước đây trở nên sai sự thật hoặc lố bịch. Đặc Biệt, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, thực thể xứng đáng được nhân dân Việt Nam và cộng đồng nhân loại yêu chuộng tự do, dân chủ “phong thánh,” không hề cần được khen ngợi một cách thiên vị mà chỉ muốn được mọi người đánh giá lại một cách trung thực thôi, kể cả những ǵ được viết về họ trong các bộ sách giáo khoa tại các học đường Mỹ hiện nay. (5)

5. Thay lời kết

Nhân kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6 năm 2017, quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Ḥa bày tỏ ḷng ngưỡng mộ sâu xa trước công lao và các chiến công hiển hách của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa nói chung, bao gồm cả các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia, Nghĩa Quân và Xây Dựng Nông Thôn, những kẻ đă đem chính máu đào của ḿnh tô thắm lá cờ vàng ba sọc đỏ thân thương của tổ quốc cho tới những giây phút tuyệt vọng sau cùng v́ “mănh hổ nan địch quần hồ,” một ḿnh Việt Nam Cộng Ḥa không thể nào đủ sức chống lại toàn thể khối Cộng Sản Quốc Tế được sau khi đồng minh Mỹ duy nhất c̣n lại đă tháo chạy. (6)

Giờ đây, 42 năm đă trôi qua kể từ ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tan ră, để rồi đất nước Việt Nam – không những chỉ có Miền Nam Việt Nam mà luôn cả Miền Bắc Việt Nam – cùng đắm ch́m trong ách cai trị độc tài, tàn ác của đảng Cộng Sản Việt Nam trước khi đảng này, đang bị kiệt quệ v́ bất tài, ăn tiêu xa xỉ và tham nhũng, đành dâng toàn bộ đất nước Việt Nam cho Trung Cộng căn cứ vào Thỏa Hiệp Thành Đô mà hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đă bí mật kư kết với nhau hồi năm 1990, với năm 2020 là kỳ hạn sau cùng để Việt Nam trở thành chủng tộc thứ 6 trong 6 chủng tộc, là Măn, Mông, Hồi, Tạng, Việt và Hán, thống nhất dưới quyền lănh đạo của các lănh tụ Trung Nam Hải, những vị chúa tể mới của một Đế Quốc Đại Hán Trung Hoa bao la, với lănh thổ nới rộng thêm theo trục Nam-Bắc, kéo dài từ Mũi Cà Mau cho tới tận biên giới Tây Bá Lợi Á (Siberia) của Nga.

Một lần nữa, những người công dân yêu nước của Việt Nam ngậm ngùi kỷ niệm ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu lịch sử và kính cẩn nghiêng ḿnh trước anh linh của hằng trăm ngh́n chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă vị quốc vong thân để bảo vệ nền tự do, dân chủ và sự toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam, từ vùng núi rừng Trường Sơn heo hút cho tới các quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa xa xăm trên Biển Đông.

Nếu chiều hướng hiện tại không thay đổi tại Việt Nam, Biển Đông, Trung Cộng, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Singapore, Ấn Độ… một trong hai viễn cảnh này sẽ diễn ra:

Một là, trường hợp cả Hoa Kỳ cùng các đồng minh Thái B́nh Dương của họ chịu nhượng bộ Trung Cộng và bằng ḷng xin phép cường quốc cộng sản này hầu được quyền sử dụng thông lộ South China Sea để từ Thái B́nh Dương đi qua Án Độ Dương, thế giới sẽ ḥa b́nh dưới ách thống trị của Đảng Cộng Sản Trung Hoa từ Trung Nam Hải;

Hai là, trường hợp Hoa Kỳ và các đồng minh cương quyết ngăn chặn Trung Cộng để giữ cho South China Sea c̣n là một thủy lộ quan trọng cho tự do lưu thông quốc tế như từ bao thế kỷ qua th́ chiến tranh sẽ không thể nào tránh khỏi, và Thái B́nh Dương sẽ loang máu các chiến sĩ Hoa Kỳ cùng hai đồng minh Nhật Bản và Úc thân thiết của họ, và không chừng c̣n loang máu của các chiền sĩ Nam Hàn, Phi Luật Tân, Singapore, Đài Loan và cả Ấn Độ nữa.

Khi viễn cảnh này trở thành hiện thực, thế giới hăy nhớ rằng, nửa thế kỷ trước đây, máu đào của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă từng đổ ra v́ cùng chung lư tưởng với các chiến sĩ Thế Giới Tự Do của ngày hôm nay…


Ghi chú:

(1) Đa số những tác giả viết sách về Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vẫn ưa nêu trận đánh với Việt Cộng tại Ấp Bắc ở Mỹ Tho hồi đầu năm 1963 để chê bai quân đội này. Họ đâu có biết rằng, trước cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968 của Cộng Sản Bắc Việt, Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa – và sau đó là Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa – v́ bị đồng minh Hoa Kỳ cố t́nh trang bị yếu kém để dễ khống chế và v́ thiếu kinh nghiệm chiến trường so với bộ đội Cộng Sản (với hàng chục năm kháng chiến chống Pháp) nên đôi khi đă không thể đương đầu nổi với các lực lượng tấn công, có lúc đông hơn gấp 4, 5 lần quân bạn. Tuy nhiên kể từ sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, khi tất cả các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đều được vơ trang bằng súng trường M-16, chiến xa M-48, trọng pháo 155mm, oanh tạc cơ B-57 và phản lực chiến đấu cơ F5-E, quân đội này đă tự ḿnh đứng vững mà không cần quân Mỹ trợ chiến và rồi tạo chiến thắng trong hầu hết các cuộc hành quân và phản công quân Cộng Sản Bắc Việt, từ cuộc hành quân Toàn Thắng 43 vào Cambodia, cuộc tử thủ tại An Lộc, cuộc giao tranh tại Kontum và cuộc tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị hồi năm 1972 cho đến cuộc thư hùng Nam-Bắc tại Thường Đức hồi năm 1974 và cuộc tử thủ pḥng tuyến Xuân Lộc hồi năm 1975. Điều rủi ro nhất vẫn là, giữa lúc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă trưởng thành trong khói lửa và đang trở thành một đội quân tinh nhuệ bách chiến, bách thắng tại Á Châu th́ lại bị đồng minh Hoa Kỳ phản bội và bỏ rơi nửa chừng để cho Cộng Sản quốc tế chiến thắng.

(2) Chữ dùng của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu phụ tá tái thiết của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, trong một quyển sách khác nhan đề “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (2005) mà ông là tác giả.

(3) Trong cuốn “Palace File” (Harper & Row Publishers xuất bản, 1986, và được dịch ra tiếng Việt với nhan đề “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập”), tác giả Nguyễn Tiến Hưng, phụ tá thân cận của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nói về mối bang giao Việt-Mỹ trong những năm cuối cùng của cuộc Chiến Tranh Việt Nam, nhất là những biến cố xoay quanh cuộc hoà đàm và Hiệp Định Paris 1973, đặc biệt đưa ra những mật thư giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và các Tổng Thống Mỹ Richard Nixon và Gerald Ford, từ 1971 đến 1975, xác nhận Mỹ cam kết yểm trợ mạnh mẽ cho Việt Nam Cộng Ḥa, nhưng rút cục Mỹ lại bỏ rơi Miền Nam Tự Do vào tay cộng sản quốc tế.

(4) Miền Nam Tự Do và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă thua trận không phải v́ thiếu khả năng và ư chí chiến đấu chống Cộng mà v́ bị khủng hoảng tâm lư khi biết người bạn đồng minh duy nhất của ḿnh là Hoa Kỳ thế nào cũng bỏ rơi ḿnh. T́nh trạng suy sụp tinh thần đó khởi sự ngay khi Hoa Kỳ t́m mọi cách thương thuyết với Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để chấm dứt cuộc Chiến Tranh Việt Nam và việc Hoa Kỳ tiến hành kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 của quân cộng sản. T́nh trạng “mất tinh thần” của quân và dân Miền Nam Việt Nam càng thêm trầm trọng khi kinh viện và quân viện của Mỹ dành cho Việt Nam Cộng Ḥa bị Quốc Hội Mỹ thiên tả cắt dần rồi cắt hẳn vào những ngày đầu của năm 1975. Họa vô đơn chí, sau khi Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Ḥa Vương Văn Bắc mới thuyết phục được Quốc Vương Faisal bin Abdulaziz Al Saud của Ả Rập Saudi chịu viện trợ cho Miền Nam Tự Do mỗi năm 500 triệu Mỹ kim để tiếp tục chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản vô thần mà người Hồi Giáo rất căm ghét, nhà vua bất ngờ bị ám sát vào ngày 25 Tháng Ba năm 1975, khiến quân và dân Việt Nam Cộng Ḥa đành tuyệt vọng.

(5) Kể từ khi quyển “A Better War” về cuộc Chiến Tranh Việt Nam của Lewis Sorley ra đời hồi cuối thập niên 1980 đến nay và quyển “Ride The Thunder” (đă được dựng thành phim) của Richard Botkin (2009) về khả năng chiến đấu siêu đẳng của một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Ḥa, khuynh hướng phê phán trung thực hơn về khả năng và tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă được thể hiện. Trước đó, hầu hết các sách sử viết về cuộc Chiến Tranh Việt Nam và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đều mang tính thiên vị phe Cộng Sản hay ít ra cũng thiếu khách quan, kể cả những bộ sách như “Decent Interval“của Frank Snepp (1977), “Self-Destruction” của Cecil B. Currey (1981), “A Bright Shining Lie” của Neil Sheehan (1988)…

(6) Các tài liệu lịch sử mới nhất cho thấy, kể từ đầu thập niên 1950, Trung Cộng và Liên Xô đă bí mật đưa hàng chục ngh́n quân chí nguyện và cố vấn vào các đơn vị cộng sản Việt Nam để trợ giúp họ trong các hoạt động chiến đấu và tiếp vận, từ tiền tuyến đến hậu phương. Thành thử, ngay cả chiến thắng Điện Biên Phủ trước quân đội Pháp hồi Tháng Năm năm 1954 – mà Cộng Sản Bắc Việt vẫn luôn rêu rao là do chiến công của riêng họ – thật ra vẫn là chiến thắng chung của hai quân đội cộng sản Việt-Trung, mà nhà chỉ huy quân sự “nhất tướng công thành vạn cốt khô” Vơ Nguyên Giáp đă được các đồng chí Trung Quốc tế nhị nhường công. Trong cuộc xâm lược Việt Nam Cộng Ḥa 6 năm sau đó, ngoài quân Trung Cộng và Liên Sô ra, chí nguyện quân từ các nước cộng sản “anh em” khác, như Cuba và Bắc Hàn, cũng đă đóng góp xương máu vào việc yểm trợ đắc lực cho bộ đội cộng sản Bắc Việt, trong đó có các phi công Trung Cộng và Liên Sô trong các cuộc kịch chiến với phi cơ Mỹ cũng như các lính pḥng không Liên Xô, Cuba và Bắc Hàn tại những ụ súng và giàn hỏa tiễn pḥng không chống máy bay của Không Lực Mỹ và Không Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Chính phía Trung Cộng, khi đem quân đánh kẻ đệ tử vong ân, bội nghĩa Cộng Sản Bắc Việt từ đất liền cho tới biển khơi, đă tiết lộ những trợ giúp lớn lao không có ǵ sánh nổi mà họ đă dành cho phía Cộng Sản Bắc Việt suốt 3 thập niên chiến tranh để đ̣i được đền bù xứng đáng, không phải chỉ bằng tiền bạc mà c̣n bằng lănh thổ trên đất liền cùng các đảo mà Cộng Sản Việt Nam tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông.

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2016
Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Tears of pride  
We remember
Con chim biển
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Điệu Boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH
Món quà Giáng Sinh
A special Christmas memory  
Cũng chưa muộn màng  
Qui Nhơn, B́nh Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư  
Hành trang trên tuyền đường về  
Điều ǵ khiến Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc..

Định mệnh
Chín... chín... chín... nhưng chưa rục  
Ái hữu & hậu duệ Khóa 5 V́ Dân TĐ họp mặt
Đoạn trường Tuyết Nga....  
Nỗi uất hận của vị Tướng mất nước  
Ta về  
Nấm ngọc hương thiền
Giấc mơ Đại Dương (Ocean Dream)
Hẻm lính  
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa
Mây vẫn c̣n bay  
Buồn vui quân trường  
Trần Hoài Thư & Thủ Đức gọi ta về  
Ngày tháng buồn hiu  
Những mùa Trung Thu 
Để lâu, c… trâu hóa bùn  
Người Pleiku năm cũ
Mối bận tâm xă hội
Quê hương của tôi  
Đằng trước và đằng sau  
Mấy mánh lừa mới tại Quận Cam  
Hồi kư của Vương Mộng Long  
Làng Việt kiều  
Viết cho ngày lên tám… mươi  
Tôi người Mỹ, vợ tôi người Việt
Trả nợ ân t́nh  
Đói  
Đà Lạt sương mù: Năm tháng ngao du 
Người cao tuổi
Chuyện tù của Phó Tổng Thanh Tra NHQG VNCH  
Những bàn tay đă nắm  
Cái lon Guigoz  
Thằng khùng
Một nụ cười  
Hai cô thôn nữ  
Chiến thắng Xuân Lộc: QLVNCH vẫn ngạo nghễ
dù bị bức tử
 
Con cọn nợ ba  
Truyện ngắn Ư Nga  
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Phải chăng là định mệnh  
Con gái Hà Nội ở đâu?  
Trai Petrus Kư, Gái Gia Long & Trai Chu Văn An, Gái Trưng Vương  
Đoản văn của một người tử trận  
Người Việt gốc Mỹ  
Trời buồn tháng hạ  
Dân chơi cầu 4 cẳng   
Đất nước vĩ đại và lạ lùng !
Câu chuyện người lính VNCH  
Chàng... Donald Trump 
Trần Hoài Thư, người ngồi vá lại những linh hồn  
Người đàn bà trên cầu Nitelva
Thư số 67c - Gửi người lính QĐND  
Nói chơi mà không phải nói giỡn  
Mẹ
Chôn súng
Đứa con thất lạc  
Tháng Tư nhớ về các chiến sĩ đă hy sinh oanh liệt  
Phúc ấm con ban !!!  
Formosa với nỗi buồn Tháng Tư
Một ngôi sao quư vừa tắt  
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Sau 42 năm mất SaiGon
Nghĩ về người vợ lính
Chân dung người vợ lính VNCH
Tôi không chết đâu  
Tháng tư đen, không dễ ǵ quên  
Câu chuyện về đôi đũa  
Những ngày tháng ba  
Những ngày tháng tư  
Tâm thư - Những ngày cuối tháng 4  
Nguyễn Đức Quang, khi bài hát trở về
Hăy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi
Ngày 29-3-1975: Đà Nẵng trong cơn hấp hối  
Nh́n lại ḿnh sau 42 năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975  
Đờn ca tài tử miền tây
Nói với người trung đội trưởng cũ ...  
Đồi Delta  
Những bước chân vào đời

Bao giờ cho tôi quên
Vài kỷ niệm về Tết trong tù Hà Nội
Mùa xuân trên quê hương ngoài kư ức  
Xin một đời góa bụa cùng anh  
Đón xuân này nhờ xuân xưa  
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng
Như vằng trăng khuya
Góc tối  
Cho nhuẩn nhuyễn ra  
Người bạn Khóa 2 Học Viện Cảng Sát Quốc Gia  
Chúc Tết  
Đầu năm viết cho con gái  
Bên nhau đi nốt cuộc đời