MÓN QUÀ GIÁNG SINH

Kim và Mai là đôi bạn thân. Họ thân nhau ngay từ đầu năm học. Điều đó cũng thường thôi. Hai cô bé bằng tuổi nhau, cùng chăm học và ngoan ngoãn thì thân nhau có chi là lạ. Nhưng thật ra thì chưa hẳn thế. Hai mươi sáu học sinh trong lớp Bảy A này có đến phân nửa là con gái. Họ cũng xấp xỉ tuổi nhau. Có hơn kém chăng chỉ là vài tháng và gần như cô bé nào cũng chăm ngoan cả, nhưng thân nhau như hình với bóng thì dường như lại chỉ có Kim và Mai.

Trong gia đình Mai, Mai là con gái đầu lòng. Mai có hai em Đức, gần năm tuổi và bé Nguyệt lên ba. Mẹ con Mai dọn về thành phố này vài tháng sau khi ba Mai mất. Một mình mẹ với ba đứa con thơ, khó khăn xoay trở nên bà dọn về ở gần người em gái mà Mai gọi là Dì Nga. Mẹ bảo, gần dì để phòng khi trái gió, trở trời còn có chị em mà nương tựa.

Mẹ hay kể chuyện về ba cho Mai nghe. Mẹ nói, xưa, ba là một người lính tác chiến của quân lực miền Nam, cấp bậc đại úy. Ba mẹ gặp nhau và thương nhau trong một buổi mẹ đi ủy lạo thương binh ở bịnh viện Cộng Hòa. Mấy năm sau, ba cưới mẹ. Khi mẹ có thai Mai ít tháng thì ba đi tù vì Cộng sản chiếm miền Nam. Sau sáu năm tù đầy, ba được về. Không bao lâu, bà ngoại Mai có người quen tổ chức vượt biên và bà gởi ba đi. Mẹ lúc đó mang thai đứa con thứ hai, em Đức. Mẹ muốn đem Mai cùng đi với ba nhưng bà ngoại cản. Mẹ phải năn nỉ mãi, ngoại mới chiều lòng. Sau mười ngày gian nan với cuộc hải trình mà cái chết nhiều hơn đường sống. Tàu bị bão ba ngày trên biển và bị cướp hai lần. May mà ba lên cơn sốt, nằm li bì một xó tàu và mẹ có thai và gầy ốm quá nên bọn hải tặc tha cho. Cuối cùng, khi mọi người mệt lả, phó mặc đời mình cho định mệnh thì con tàu tấp vào một hòn đảo thuộc Indonesia. Ở đây ít lâu, gia đình Mai được chính phủ Mỹ cho đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Khi mẹ sanh em Nguyệt thì cũng là lúc bịnh gan của ba đến thời kỳ nguy ngập. Mẹ nói, đó là hậu quả của những ngày ba khốn khổ trong tù. Ba mất khi em Nguyệt tròn hai tháng và dì Nga năm lần bảy lượt thúc giục mẹ dọn về đây.

Ngày đầu đến lớp học mới, Mai buồn lắm. Lạ trường, lạ bạn. Giờ ăn trưa, Mai đến hộc tủ, lấy gói đồ ăn mà mẹ chuẩn bị từ tối hôm trước. Cô bé ngồi lặng lẽ ở phòng ăn. Vài cô bé cùng lớp nhìn Mai, "hello" rồi bỏ đi, ngồi với nhau ở một bàn khác. Buổi học ngày thứ ba, Kim đi học lại sau vài ngày bị cảm. Kim ngồi ngay bên cạnh Mai. Hai cô bé chào nhau bằng một nụ cười. Họ nhận ra họ có cùng một màu da và nói cùng ngôn ngữ. Hai cô bé lại ở cách nhau có một con phố và họ thân nhau từ đó.

Kim có một hoàn cảnh khác Mai. Ba mẹ Kim cũng vượt biên đến Mỹ theo diện tỵ nạn nhưng trước gia đình Mai mấy năm. Ba Kim làm việc cho một tiệm giặt ủi. Mẹ Kim làm part-time ở một tiệm bán thực phẩm á đông khá đông khách. Cuộc sống vật chất của gia đinh Kim dễ chịu hơn Mai, vì thế, cô lại càng thương bạn. Cô nghĩ mình còn đầy đủ cha mẹ và nhà lại chỉ có hai người con, anh Khôi và Kim. Anh Khôi đã lên đại học. Anh học xa, lâu lâu mới về. Vì thế, bạn thân nhất của Kim là Mai. Ngoài giờ gặp nhau ở trường, Kim hay đến nhà Mai để cùng học, cùng chơi. Khi nào mẹ nấu món gì ngon, Kim thường rủ Mai tới hoặc đem cho Mai để cùng chia sẻ. Tình bạn của hai cô bé đậm đà hơn theo ngày tháng. Thấm thoắt, mùa Thu trôi qua và mùa Đông đã đến. Trong lớp cũng như ngoài đường, thiên hạ đua nhau trang trí, chuẩn bị mừng ngày lễ Chúa Giáng Sinh.

Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày lễ. Chiều hôm ấy, sau khi tan học, Kim về thẳng nhà Mai để làm home work. Trong cái lạnh của mùa Đông, hai cô bé vừa đi sát vào nhau vừa nhìn cảnh tấp nập trên đường phố. Những ngôi sao năm cánh óng ánh đầy kim tuyến, những vòng wreath, những dây đèn xanh đỏ giăng đầy trên các cột đèn, trên các cành cây hai bên đường, trong các cửa tiệm, làm khung cảnh càng thêm tưng bừng vui vẻ. Tuổi thơ thật hồn nhiên, trong một phút, Mai chợt đắm chìm trong muôn vàn màu sắc, dù cô vẫn nghĩ đến em và rảo bước vì hôm nay Nguyệt bịnh.

Thời khóa biểu của mẹ con Mai là mỗi ngày, trước khi đi làm mẹ đem Đức và Bé Nguyệt gởi bên nhà dì Nga. Dì Nga đưa đón Đức đến vườn trẻ cùng với cu Thái, con dì. Dì ở nhà nhận đồ về sửa và coi chừng bé Nguyệt. Chiều tan học, trên đường về, Mai ghé dì Nga, đón hai em. Mẹ Mai đi làm, tối mới về.

Kim ôm tập vở cho Mai để Mai bồng bé Nguyệt. Đức lụp xụp chạy theo Mai, tay cầm cái giỏ nhỏ có vài lọ thuốc. Nhìn Mai ôm em vừa đi, vừa xuýt xoa nựng nịu, Kim có cảm tưởng Mai là một bà mẹ hơn là một người chị mới mười ba. Vì cha mất sớm, mẹ tối ngày phải đi làm kiếm sống và là chị của hai đứa em nên Mai lớn vội. Nghĩ thế, lòng Kim xót xa thương bạn lạ lùng.

Cửa mở, mấy chị em tràn vào căn chung cư bỏ cơn gió mùa Đông lại ngoài cánh cửa. Mai hối Đức cởi áo lạnh. Cô cũng cởi áo cho bé Nguyệt và đặt bé ngồi lên chiếc ghế sa lông. Bé khó chịu trong người nên không chịu ngồi mà khóc ré lên, bám lấy chị. Mai chưa kịp cất áo vội quay lại ôm lấy em, dỗ dành. Cô nhoài tay vói lấy con búp bê cũ đưa cho em:
- Đây, đây, đồ chơi của em đây. Bé cầm đi, để chị cất áo lạnh rồi lấy thuốc cho bé uống. Tội nghiệp, người bé còn nóng quá!

Bé Nguyệt nín khóc, cúi nhìn con búp bê, không hiểu sao, bé đưa tay gạt phăng đi. Con búp bê văng xuống sàn nhà. Bé lại khóc.

Mai kiên nhẫn nhặt con búp bê đưa cho bé:

- Đừng nhé, bé đừng làm thế, búp bê té, đau, tội nghiệp. Ngoan, rồi hôm nào mẹ có tiền, chị xin mẹ mua con búp bê mới cho em.

Lần này thì bé Nguyệt cầm lấy búp bê và nín khóc. Mai vội vã cởi áo lạnh máng vào chiếc móc áo rồi bảo Đức đưa cho cái giỏ. Cô thò tay vào giỏ lấy chai thuốc cẩn thận rót ra chiếc muỗng nhỏ dỗ dành:

- Ngoan nào, hả miệng ra, chị cho uống thuốc.

Bé Nguyệt nhìn chị, bậm môi, nghiêng đầu qua một bên tránh muỗng thuốc. Kim lại nghe Mai nhỏ nhẹ:

- Ngoan đi, bé. Uống thuốc cho hết bịnh. Bé hết bịnh, chị đưa bé đi dự lễ Giáng Sinh, Có hình Chúa nằm trong máng cỏ, có nhiều đèn màu xanh đỏ, đẹp lắm, bé...

Nghe nói đến máng cỏ, đèn màu, Bé Nguyệt ngước nhìn Mai:

- Có hang đá hông, chị Mai?

- Có chứ. Hang đá đẹp lắm. Có mục đồng và mấy con chiên nữa. Nhỏ xíu hà!

- Cho em đi xem nhá.

- Ừ, ngoan, uống thuốc, hết bịnh, chị cho đi. Bé hết bịnh, mẹ vui nữa. Bé có yêu mẹ không?
Nghe nhắc mẹ, mắt bé sáng rỡ:

- Mẹ hả? Bé yêu mẹ.

- Thế bé yêu mẹ thì bé hả miệng ra chị cho bé uống thuốc cho hết bịnh.

Bé Nguyệt ngoan ngoãn gật đầu rồi uống hết muỗng thuốc, em ôm con búp bê, nằm xuống sa lông. Mai lấy tấm chăn mỏng đắp cho em. Nguyệt chơi với con búp bê một lúc rồi ngủ thiếp đi. Con búp bê nằm bên cạnh bé.

*

Trên đường từ nhà Mai về, tâm trí Kim cứ chập chờn hình ảnh bé Nguyệt mắt sáng rực nói yêu mẹ và cái miệng bé tròn vo khi uống thuốc.

Vừa bước vào nhà, Kim đã ngửi thấy mùi xào nấu thơm ngon của mẹ. Cô bé bỏ vội túi sách vở xuống sàn nhà, đứng thẳng người, hít một hơi đầy vào lồng ngực. Xong, cô chạy thẳng vào bếp, đặt hai tay lên vai mẹ:

- Mẹ, chỉ có căn bếp của mẹ mới có những mùi vị thơm ngon đầm ấm thế này thôi! Có xa bao nhiêu con phố, khi ngửi mùi, con cũng biết ngay là mùi thức ăn của mẹ.

Bà Tâm quay lại nhìn con cười âu yếm:

- Con đã đói chưa?

Cô nghĩ đến căn bếp lạnh lẽo ở nhà Mai:

- Con đói lắm. Trong "căn bếp của mẹ" lúc nào con cũng đói.

Bà Tâm không để ý đến bốn chữ "căn bếp của mẹ" mà cô cố tình nhấn mạnh, tay vẫn xào chảo đồ ăn:

- Chà, con gái mẹ hôm nay văn vẻ quá. Lại biết nịnh mẹ nữa chứ ! Thôi, rửa tay rồi giúp mẹ dọn bàn. Hôm nay ba về sớm và anh Khôi cũng về.

- Cả anh Khôi nữa hả mẹ. Ồ, nhà mình vui quá!

Kim lại nhớ đến cảnh nhà Mai, lòng cô chùng lại. Cô không nói thêm gì, lặng lẽ dọn chén dĩa lên bàn.

Cơm nước xong, cả nhà quây quần bên lò sưởi. Dưới chân cây Noel ông Tâm dựng từ hai tuần trước, bà Tâm đã đặt đầy những gói quà gói bằng giấy màu và gắn nơ thật đẹp. Anh Khôi đứng lên, vào phòng, lấy ra một túi lớn đem lại bên cây Noel. Thêm mấy hộp quà nữa được đặt vào. Chợt, anh nhìn Kim:

- Kim này, anh nhờ Kim chút nhé. Món này anh ra đến phi trường, thấy đẹp anh mua thêm cho Kim nên chưa gói. Em gói giùm anh nhé.

Kim chưa kịp hỏi, anh Khôi đã giơ ra một bao plastic trong suốt có con búp bê mặc áo đầm xanh tuyệt đẹp. Kim nhìn sững con búp bê trên tay anh Khôi và cô nghĩ ngay đến con búp bê cũ của bé Nguyệt. Không kịp nói gì, cô cầm con búp bê chạy bay vào bếp, tìm giấy và nơ gói lại. Vừa gói, lòng cô vừa vui như tết. Chỉ có cô mới biết được rằng tại sao cô lại phải gói con búp bê này cho thật đẹp. Và chỉ cô mới biết được rằng cô sẽ làm gì sau khi gói nó.

Đêm nay... đêm nay...nó sẽ được ngủ ở phòng cô. Ngày mai...ngày mai... nó sẽ được đi học với cô. Và sau đó....sau đó, chỉ có cô mới biết được rằng con búp bê này sẽ... được ở đâu.

Ngoài phòng khách, bản thánh ca Giáng Sinh được ông Tâm vặn to hơn. Kim nhẹ nhàng cất tiếng hát theo....

Ngô Minh Hằng

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2016
Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Tears of pride  
We remember
Con chim biển
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ mình!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai mì
Khinh Binh 344
Tết


Điệu Boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH
Món quà Giáng Sinh
A special Christmas memory  
Cũng chưa muộn màng  
Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư  
Hành trang trên tuyền đường về  
Điều gì khiến Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc..

Định mệnh
Chín... chín... chín... nhưng chưa rục  
Ái hữu & hậu duệ Khóa 5 Vì Dân TĐ họp mặt
Đoạn trường Tuyết Nga....  
Nỗi uất hận của vị Tướng mất nước  
Ta về  
Nấm ngọc hương thiền
Giấc mơ Đại Dương (Ocean Dream)
Hẻm lính  
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa
Mây vẫn còn bay  
Buồn vui quân trường  
Trần Hoài Thư & Thủ Đức gọi ta về  
Ngày tháng buồn hiu  
Những mùa Trung Thu 
Để lâu, c… trâu hóa bùn  
Người Pleiku năm cũ
Mối bận tâm xã hội
Quê hương của tôi  
Đằng trước và đằng sau  
Mấy mánh lừa mới tại Quận Cam  
Hồi ký của Vương Mộng Long  
Làng Việt kiều  
Viết cho ngày lên tám… mươi  
Tôi người Mỹ, vợ tôi người Việt
Trả nợ ân tình  
Đói  
Đà Lạt sương mù: Năm tháng ngao du 
Người cao tuổi
Chuyện tù của Phó Tổng Thanh Tra NHQG VNCH  
Những bàn tay đã nắm  
Cái lon Guigoz  
Thằng khùng
Một nụ cười  
Hai cô thôn nữ  
Chiến thắng Xuân Lộc: QLVNCH vẫn ngạo nghễ
dù bị bức tử
 
Con cọn nợ ba  
Truyện ngắn Ý Nga  
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Phải chăng là định mệnh  
Con gái Hà Nội ở đâu?  
Trai Petrus Ký, Gái Gia Long & Trai Chu Văn An, Gái Trưng Vương  
Đoản văn của một người tử trận  
Người Việt gốc Mỹ  
Trời buồn tháng hạ  
Dân chơi cầu 4 cẳng   
Đất nước vĩ đại và lạ lùng !
Câu chuyện người lính VNCH  
Chàng... Donald Trump 
Trần Hoài Thư, người ngồi vá lại những linh hồn  
Người đàn bà trên cầu Nitelva
Thư số 67c - Gửi người lính QĐND  
Nói chơi mà không phải nói giỡn  
Mẹ
Chôn súng
Đứa con thất lạc  
Tháng Tư nhớ về các chiến sĩ đã hy sinh oanh liệt  
Phúc ấm con ban !!!  
Formosa với nỗi buồn Tháng Tư
Một ngôi sao quý vừa tắt  
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Sau 42 năm mất SaiGon
Nghĩ về người vợ lính
Chân dung người vợ lính VNCH
Tôi không chết đâu  
Tháng tư đen, không dễ gì quên  
Câu chuyện về đôi đũa  
Những ngày tháng ba  
Những ngày tháng tư  
Tâm thư - Những ngày cuối tháng 4  
Nguyễn Ðức Quang, khi bài hát trở về
Hãy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi
Ngày 29-3-1975: Đà Nẵng trong cơn hấp hối  
Nhìn lại mình sau 42 năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975  
Đờn ca tài tử miền tây
Nói với người trung đội trưởng cũ ...  
Đồi Delta  
Những bước chân vào đời

Bao giờ cho tôi quên
Vài kỷ niệm về Tết trong tù Hà Nội
Mùa xuân trên quê hương ngoài ký ức  
Xin một đời góa bụa cùng anh  
Đón xuân này nhờ xuân xưa  
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng
Như vằng trăng khuya
Góc tối  
Cho nhuẩn nhuyễn ra  
Người bạn Khóa 2 Học Viện Cảng Sát Quốc Gia  
Chúc Tết  
Đầu năm viết cho con gái  
Bên nhau đi nốt cuộc đời