ANH LÀ ÁNG MÂY TRÔI

Vi Vân

Những cây đào trong vườn nhà tôi bắt đầu nở hoa, rung rinh trong nắng ấm. Màu trắng, hồng, đỏ làm cho khu vườn trở nên rực rỡ, tươi thắm hơn, nhưng cảnh sắc đó không làm tâm tư tôi thoải mái, vui vẻ. Tôi thơ thẩn dưới hàng đào ngắm từng cây, từng nhánh, hồn dâng lên một niềm bâng khuâng cảm xúc. Mùa xuân đă về rồi, xuân nầy nữa là đúng 47 năm (1968 - 2015) khoảng thời gian dài hơn nửa đời người mà sao tôi cứ ngỡ như một thoáng qua, kỷ niệm ngày ấy như vẫn c̣n hiện rơ trong vùng kư ức. Tôi thở dài, ngước nh́n lên bầu trời xanh thẳm, những đám mây trắng lờ lững trôi về một phương nào xa xôi vô định. Tôi chợt thấy buồn, chợt nhớ về anh, nghĩ về anh… tôi muốn quay về khoảng thời gian đó, về nơi chốn đó, về lứa tuổi đó. Ôi! Một thuở nào để thương, để yêu và một đời nhung nhớ…
* * *
Mùa Xuân năm Mậu Thân 1968 gia đ́nh tôi về quê ngoại ở Vĩnh Long để ăn Tết, và ngày 28 Tết là chúng tôi đă có mặt tại nhà của ngoại rồi.

Nhà ngoại tôi nằm trong khu phố chợ của một quân lỵ, một phía của chợ sát mặt Quốc lộ 4, ba mặt kia toàn là sông nước. Đêm 30 Tết gia đ́nh chúng tôi quây quần ăn uống và đón giao thừa với nhau thật vui vẻ.Trong khoảnh khắc nầy, giữa giờ trừ tịch tôi cảm thấy thời gian như ngừng lại, không thấy có dấu hiệu ǵ của chiến tranh cả.

Rạng sáng mùng 1 Tết trong lúc mọi người chưa tỉnh giấc th́ bỗng đâu từ tứ phía súng đạn nổ vang rền và nhiều tiếng la hét rợn người, hỗn loạn. Tiếng súng lớn, súng nhỏ nổ liên hồi và miểng đạn rớt rào rào trên mái nhà, trước sân nhà… mọi người kinh hoàng tỉnh ngủ kéo nhau vào hầm trú ẩn. Tôi không biết phân biệt được tiếng súng nào là của quân đội ta, tiếng súng nào của bên kia.

Khoảng 4-5 tiếng đồng hồ sau trời đă sáng tỏ, khi nghe tiếng nổ ít hơn một chút ông ngoại tôi mở hé cửa nh́n ra th́ thấy từ ba phía mặt sông, cờ của VC treo rải rác đó đây và nhiều toán người mặc đồ đen, đồ xanh lố nhố bên kia sông. Phía bên nầy chiến sĩ của ta cũng trang bị súng ống đầy đủ sẵn sàng chiến đấu, bên kia bắn qua, bên nầy trả lại. Lần đầu tiên trong đời tôi sống kề cận với mặt trận, nghe đạn réo súng nổ và chứng kiến tận mắt nỗi kinh hoàng của chiến tranh qua những xác người lính của hai phía, trên hai bờ sông. Trận chiến cứ kéo dài như thế. VC mở nhiều đợt tấn công ḥng chiếm Chi Khu. Quân đội ta quyết tâm giữ vững tuyến pḥng thủ, bảo vệ ṿng đai Chi Khu và khu chợ. Rải rác đó đây xác của lính bên kia bỏ lại sau những đợt tấn công bị thất bại. Khoảng giữa trưa tôi nghe có tiếng xe lạ, lén nh́n ra thấy mấy chiếc xe Thiết Giáp đang chạy tới, lui trên Quốc lộ và h́nh như quân đội ta có vẻ đông đảo hơn. Ông ngoại tôi vui mừng loan tin cho cả nhà hay là có lực lượng tăng viện của ta đến rồi. Thật đúng lúc, nếu không, với số binh lính ít ỏi của Chi Khu làm sao chống cự được một lực lượng địch quân đông đảo như thế.

Buổi chiều mùng 2 Tết, súng từ bên kia sông bắn sang ít hơn, ngoại tôi gan dạ mở cửa bước ra ngoài và gặp được một anh sĩ quan trẻ mặc áo giáp, mang súng ngắn bước tới chào ngoại tôi. Ngoại mời anh vào nhà uống cà phê, ngoại c̣n bảo tôi pha một b́nh cà phê lớn và đưa vài cái ly ra mời mấy anh lính đang đóng ngoài kia uống v́ suốt đêm các anh đă không được ngủ, phải cố thủ, canh gác ngăn ngừa đối phương vượt sông qua. Anh sĩ quan trẻ đó nói cho ngoại tôi biết là sáng ngày hôm qua VC đă làm một cuộc tổng tấn công trên toàn lănh thổ Việt Nam Cộng Hoà chớ không riêng ǵ nơi đây. Theo anh chắc sẽ không được tiếp viện hay yểm trợ ǵ nữa v́ những lực lượng quân đội nồng cốt của ta phải về bảo vệ hoặc giải vây cho Sàig̣n và các thành phố lớn. Do đó những cứ điểm nhỏ như nơi đây chắc phải tự lo liệu lấy, cũng c̣n may mắn một chút v́ đơn vị của anh được điều động đến đây kịp lúc.

Tôi được biết anh sĩ quan đó tên Nguyên v́ bảng tên trên áo, anh cho biết, theo tin tức vừa được báo cáo là hiện giờ chỗ nầy đă bị cô lập, hai ngă đường một về tỉnh Vĩnh Long, một về tỉnh Cần Thơ đă bị gián đoạn v́ VC đă chiếm đóng, ba mặt sông kia cũng đều là người của họ.

Ngày mùng 4 Tết anh Nguyên đến cho ngoại tôi biết, anh em binh sĩ không c̣n lương thực, phía bên Chi Khu cũng không có khả năng cung cấp lương thực cho lính của anh nên anh nhờ ngoại tôi xin dân chúng giúp đỡ. Rất may mắn, dù thức ăn của ngày Tết đă hết nhưng ở đây là vùng quê của miền Nam nên nhà nào cũng có sẵn 1 hoặc 2 bao gạo trong nhà. Khi tin tức nầy được truyền ra, dân chúng trong các khu phố chợ kẻ nấu cơm, người nấu cháo, mang bánh, nước ra ủng hộ, chia xẻ với các chiến sĩ, chính lúc nầy mới thấy được t́nh quân dân cá nước, thật thắm thiết và cảm động.Và cũng có một chuyện thật khó quên trong đời tôi được chứng kiến, đó là ông chủ ḷ “ấp vịt con” ở đối diện với nhà ngoại tôi đă đem cả ḷ trứng vịt ra phân phát cho bà con và ủy lạo các anh chiến sĩ. Ông cho biết, trước Tết ông đă mua vào năm mươi ngàn ( 50.000) trứng vịt tươi để cho vào ḷ ấp thành vịt con bán cho nông dân sau Tết, nhưng trước t́nh thế quân dân thiếu lương thực ông mang ra cho tất cả, gia đ́nh tôi cũng có phần. Tôi không thể nào quên hoàn cảnh lúc đó, ngày nào cũng ăn trứng vịt, nhà nào cũng ăn trứng vịt, ai ai cũng ăn trứng vịt. Lúc đầu c̣n được ăn trứng vịt tươi, từ từ trứng đổi màu rồi thành trứng có con ( trứng vịt lộn), ban đầu con nhỏ sau th́ con lớn hơn nhưng cũng phải ăn v́ đâu có chợ. Mấy năm sau đó mỗi lần thấy trứng vịt là tôi ngán vô cùng.

Những ngày quân dân chúng tôi bị bao vây ở cái quận lỵ xa xôi đó, anh Nguyên thường ghé qua nhà tôi, có khi uống cà phê với ngoại, khi th́ ăn cơm với gia đ́nh tôi. Tôi dần dần quen anh, anh cứ gọi tôi là cô bé, tôi đă18 tuổi rồi, bé ǵ mà bé chứ! Anh nói anh đă 25 tuổi, th́ ra anh lớn hơn tôi tới 7 tuổi, hèn nào cứ chê ḿnh là bé con.

Tôi rất nể phục anh từ phong cách chỉ huy lính tráng, từ sự lo lắng quan tâm cho đồng đội, từ bổn phận và trách nhiệm của anh đối với dân chúng trong giai đoạn sống c̣n nầy, có lẽ quân trường đă rèn luyện cho anh thành một người chỉ huy giỏi, xuất sắc. Anh nói với ngoại tôi rằng anh xuất thân từ trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, tôi cũng có hai người anh họ học ở trường đó nên ngoại tôi càng mến anh hơn và coi anh như con cháu trong nhà. Bên cạnh sự cứng rắn, nghiêm chỉnh anh cũng có nhiều t́nh cảm, thân thiết, dễ mến. Tôi đă từng nh́n thấy anh rơi nước mắt, trông thật đau đớn xót xa trước thi thể người lính bị tử thương. Tôi rất cảm kích anh và xem anh như người thân thiết trong gia đ́nh.
Có một ngày anh đă hỏi tôi:

-Cô bé học tới đâu rồi?

Tôi tức giận v́ câu hỏi ra vẻ kẻ cả của anh nên trả lời:

-Mới học lớp Ba trường Tiểu Học, vừa mới biết đọc, biết viết…thư t́nh thôi.

Anh thản nhiên trước thái độ của tôi:

-Giận rồi phải không? Anh hỏi vậy có xúc phạm ǵ tới cô bé đâu mà giận dữ thế?

Tôi sừng sộ trả lời:

-Tết nầy tôi đă 18 tuổi rồi, anh nghĩ tôi đang học lớp mấy? Không thông minh chút nào cả.

Anh mỉm cười:

-Thôi huề nhé! Không ngờ cô bé cũng chanh chua gớm.

Tôi đâu chịu thua:

- Chanh chua như vậy mới xứng với anh chứ.

Anh lắc đầu:

- Anh chịu thua cô rồi, cô Thảo Chi ạ!

Tôi ngạc nhiên v́ trong nhà có ai kêu tên tôi đâu, ở nhà tên tôi là “Mít Ướt” v́ tôi rất dễ khóc:

- Anh biết tên tôi từ lúc nào vậy?

- Biết lâu rồi, anh hỏi ngoại em v́ anh biết “ Mít Ướt” đâu phải là tên thật của em.

Tôi cười:

- Coi như anh cũng thông minh.

- Giờ chịu cười rồi phải không? Không giận nữa chứ?

Tôi nhún vai nh́n anh, không trả lời.
Liên tiếp mấy ngày sau đó không thấy anh ghé qua nhà, nghe nói anh dẫn lính đi tấn công với một toán VC vừa đột nhập qua sông, rồi không biết anh đă đi đâu mất dạng. Tôi chợt nhớ ra anh chưa từng hỏi địa chỉ nhà tôi cũng như tôi không biết địa chỉ KBC của anh, nếu không c̣n gặp mặt hoặc mất liên lạc với anh th́ buồn biết mấy! Tôi thấy ḿnh thật vô duyên, đáng ghét, người ta là cái ǵ, đă hứa hẹn ǵ với ḿnh đâu mà quan tâm đến người ta nhiều như vậy? Ḿnh chẳng qua là cô bé trong mắt anh ta thôi, chắc chắn anh ta đă có người yêu rồi, 25 tuổi lại là một sĩ quan can trường, oai dũng làm ǵ trái tim c̣n trống vắng? Nhưng tôi đă thầm thích anh, thầm cảm mến anh, mỗi ngày tôi đều pha cà phê cho anh uống, nấu cơm cho anh ăn, đôi khi căi cọ, móc mỏ nhau như chỗ thân t́nh. H́nh ảnh người chiến sĩ kiêu dũng, hào hùng đó ẩn hiện trong tâm hồn tôi, tôi không thể nào phủ nhận được.

Hai ngày sau, qua các đài phát thanh tôi được biết quân đội ta đă đẩy lui địch quân và làm chủ t́nh h́nh trên toàn lănh thổ trở lại. Dân chúng vui mừng, ḥ reo v́ đất nước vừa thoát qua đại nạn. Quốc lộ trước nhà ngoại tôi đă được khai thông, xe cộ chạy qua lại b́nh thường như cũ.

Chiều hôm ấy tôi mừng rỡ khi thấy anh quay về một ḿnh với chiếc xe Honda mượn của ai đó. Anh hấp tấp bước vào nhà từ giă ngoại tôi và gia đ́nh. Tôi muốn nói chuyện và hỏi thăm anh vài điều nhưng anh không có th́ giờ, anh nh́n tôi bằng ánh mắt dịu dàng, lưu luyến:

- Anh được lệnh phải chuyển quân đi gấp, không có th́ giờ tṛ chuyện cùng Chi, anh có nhiều điều muốn nói với em lắm. Chi cho anh địa chỉ nhà em để anh viết thư hoặc có dịp sẽ ghé thăm em.

Tôi viết vội địa chỉ trao cho anh:

-Anh đi gấp lắm sao?

-Ừ, anh phải đi liền đây, sẽ có dịp gặp lại em mà.

Anh đưa tay tát nhẹ vào má tôi rồi vội vàng ra cửa leo lên xe phóng thật nhanh. Tôi đứng nh́n theo đến khi mất hút bóng xe, ḷng buồn man mác. Biết có c̣n gặp anh nữa không? Biết ḿnh có duyên số ǵ với nhau không? Những người trai nầy, những người chiến binh ngoài trận tuyến như anh, ai biết được ngày mai? “ Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”.

Tôi đi bộ ra bờ sông, buổi chiều nước dâng cao, loang loáng ánh tà dương, hai bên bờ những cây mai vẫn c̣n khoe sắc vàng rực rỡ. Tôi ngước nh́n lên bầu trời mênh mông có nhiều mây trắng. Anh cũng như những áng mây kia, cứ đi, đi măi, sẽ về đâu, dừng lại ở đâu trên suốt dặm đường dài? Có phút giây nào anh muốn quay về chốn cũ, t́m lại dấu giày saut trên lối nhỏ không? Có bao giờ anh nghĩ đến một thứ t́nh cảm chợt thoáng qua nhẹ nhàng, êm ả và bay theo mây trời vương vấn bước chinh nhân? Có bao giờ anh hiểu được nỗi buồn của một người con gái vừa chợt biết nhớ thương không? Nhưng thôi, em chỉ cầu mong anh luôn khỏe mạnh và hy vọng một ngày nào được gặp lại anh.

Thế rồi một tháng sau tôi nhận được lá thư đầu tiên anh viết giữa vườn cây sơ-ri của xứ G̣ Công bên bờ biển Tân Thành dạt dào sóng vỗ.

KBC ngày…tháng…năm…

Thảo Chi thân mến,
Anh không biết dùng danh từ nào để gọi em v́ thời gian chúng ta gặp nhau quá ít chưa đủ để tâm t́nh, dù cả hai, anh và em, đều biết ḷng ḿnh nghĩ ǵ, muốn ǵ. Nếu em cho phép lần sau anh sẽ gọi là…Thảo Chi thương mến nhé!

Anh viết thư nầy cho Chi khi đang đóng quân ở tỉnh G̣ Công, bên bờ biển Tân Thành, giữa một vườn cây sơ- ri sai trái. Những trái sơ- ri tuy chua chua nhưng hương vị đậm đà khiến người ăn vào nhớ măi khó quên, cũng như Thảo Chi của anh vậy, có hơi “ chua chua” nhưng vị chua đó làm anh luôn nhớ tới em, không thể nào quên được. Đừng nổi giận lên nghe cô bé chanh chua, anh đùa một chút thôi.

Ngoài kia mặt biển mênh mông bát ngát, chạy xa tít tận chân trời, sóng đuổi bắt nhau từng đợt, âm hưởng thật êm tai. Anh ngây ngất với hơi biển ngây ngây mùi muối mặn, nồng nàn, dễ chịu. Xa kia, dọc theo bờ biển là vườn na đầy sức sống, trái trĩu đầy cành, thơm tho, khiến anh cảm nhận được hương vị ngọt ngào của bầu sửa Mẹ Việt Nam. Ôi! Nếu không có chiến tranh th́ quê hương ḿnh đẹp làm sao!

Anh nhớ về em, mường tượng đến khuôn mặt, mái tóc, nụ cười thơ ngây trong sáng của em, anh chợt ấm ḷng. Ước ǵ một ngày nào đó anh sẽ đưa em đến đây cho em tha hồ hái trái …( Nhớ phải trả tiền đó nghe)

Anh biết giờ nầy em đang cặm cụi bên quyển Vạn Vật dày cộm, nặng trĩu, cố gắng thật nhiều cho kỳ thi tới, mong em được nhiều may mắn nhưng cũng phải giữ ǵn sức khỏe. Anh sẽ đến thăm em một ngày rất gần đây, trong kỳ phép tới, dù chưa biết bao giờ. Anh chưa dám hứa ǵ với em v́ anh là lính, là áng mây trời trôi đi, trôi măi theo chiều gió bạt. Anh cứ trôi theo cơn lốc xoáy của chiến chinh, không biết bao giờ mới được dừng lại, anh sợ sẽ làm cho em thất vọng.

Thôi anh ngừng ở đây, nói nhiều sẽ làm em buồn, xao lăng học hành.

Chúc em ngủ ngon.
Khôi Nguyên.


Tôi ấp thư Nguyên vào ngực nghe niềm rung cảm dâng ngập tâm hồn v́ anh là ước mơ, là hy vọng của em.
Rồi tôi liên tiếp nhận được lá thư thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm… của Nguyên, thư nào anh cũng buồn bă nhớ nhung cô gái nhỏ mới quen mà bỗng nghe nặng ḷng lưu luyến. Có lẽ định mệnh đă ràng buộc chúng tôi từ những ngày cùng chung hoạn nạn ở quê ngoại tôi.
Khoảng bốn tháng sau, vào buổi trưa, một anh lính ngập ngừng hỏi thăm từng nhà trong xóm tôi về cô bé tên Thảo Chi. Tôi mừng rỡ khi nhận ra anh từ xa, tôi chạy ra đường gọi lớn:

- Anh Nguyên, Chi ở đây nè!

Anh quay lại thấy tôi mắt sáng lên:

- Ồ, Chi đó à?Anh sợ t́m không gặp em.

Tôi hân hoan mời anh về nhà, mẹ tôi vẫn c̣n nhớ anh sau khi anh chào hỏi, bà rất cảm kích anh:

- Hôm Tết rồi nếu không có sự can đảm, kiêu hùng của các cậu dân chúng trong cả khu chợ đó đă chết hết rồi. Nhớ lại c̣n thấy hăi hùng quá, cám ơn các cậu rất nhiều.

Buổi chiều hôm đó mẹ cho phép tôi và anh ra phố v́ bà rất quư mến anh, hơn nữa tôi cũng đă lớn rồi sẽ biết chừng mức trong sự giao tiếp với bạn trai.

Chúng tôi không dùng xe, hai đứa thả bộ lang thang vừa đi vừa tâm sự. Trời bắt đầu vào hè, những hàng phượng vĩ bên đường nở rộ, màu đỏ thắm thiết nhưng gợi đầy nỗi nhớ thương lưu luyến v́ có những cuộc chia ly, tiễn biệt buồn. Có bao nhiêu người con trai sẽ rời bỏ trường yêu bạn mến để ṭng quân? Có bao nhiêu người con gái sẽ xếp trang thư cũ để theo chồng về một phía trời xa? Bao nhiêu người ra đi, bao nhiêu kẻ ở lại đều mang tâm trạng u buồn, nuối tiếc như nhau, dù ai cũng biết rằng không có buổi tiệc nào măi măi không tan!

Nguyên chợt nắm tay tôi:

-Em sắp sửa thi rồi phải không? Ráng lên nghe cô bé. Lần tới anh về sẽ khao thưởng cho cô Tú của anh.

Tôi cảm động:

-Anh hứa chắc không? Như vậy em sẽ không dám để bị rớt đâu. Em học không những chỉ v́ ḿnh mà v́ anh nữa đó.

Nguyên đưa tay gơ vào đầu tôi:

-Xạo hoài cô bé, không dám đâu. Khi anh quen em th́ em đă học lớp Đệ Nhất rồi mà dám nói là v́ anh nữa.

Tôi giận dỗi phát cho anh một phát vào vai:

-Ai cho anh nói chuyện với em như thế? Không tôn trọng em chút nào hết.

Anh quay qua, hai tay ôm lấy mặt tôi:

-Anh xin lỗi, anh cố ư chọc em thôi. Giờ không đùa nữa nhé!

-Buông em ra, người ta cười ḱa.

Thật ra không có ai cười, chỉ có hai đứa tôi cười vang thôi. Chúng tôi đi qua những con đường dài hun hút. Nắng chiều nhuộm vàng cả lối đi, gió mơn man luồn qua kẻ lá tạo nên những âm điệu mơ hồ như hơi thở nhẹ của loài chim câu, bóng chúng tôi đổ dài bên nhau, những bước chân bắt đầu rời ră. Nguyên nói:

-Ḿnh t́m chỗ nào nghỉ chân đi em. Anh lặn lội quen rồi nhưng trông em đă mỏi mệt rồi đó.

-Dạ, cũng được.

Chàng đưa tôi đến một quán cà phê ca nhạc nhỏ nằm giữa một khu vườn đầy cây kiểng và hoa thơm. Đây đúng hơn là một căn biệt thư xưa được sửa sang lại làm nơi thương mại, có lẽ chủ nhân là người có kiến thức rộng nên cách trang trí rất thanh lịch, trang nhă, nhưng không kém phần lăng mạn, dễ thu hút khách hàng.

Ngồi ở một bàn nằm bên ngoài quán, nơi một góc của khu vườn, dưới cây ngọc lan thoang thoảng hương thơm. Nguyên nh́n chung quanh rồi thở dài:

- Ở đây b́nh yên quá, cuộc sống đẹp như mơ. Ngoài kia tụi anh đánh đấm hằng ngày, giành giựt từng ngọn cây, từng tấc đất với quân thù, sống chết trong đường tơ kẻ tóc, nhiều lúc không có giờ ăn, giờ ngủ nữa.

Tôi nh́n anh, tôi thấy thương mến và xúc động biết bao! Tôi tự nguyện với ḷng sẽ v́ anh tất cả, chỉ biết có anh mà thôi. Nguyên bỗng hỏi tôi:

- Em có thích nghe anh hát không? Để anh lên hát tặng em một bản nhé!

- Vậy th́ thích quá, chắc anh hát hay lắm.

- Không hay đâu nhưng v́ em, cho em thôi.

Tôi cảm động cầm tay anh:

- Vậy anh lên hát đi, em sẽ lắng nghe thật kỹ.

Anh bước lên bục sân khấu với màu áo lính chưa sạch bụi sa trường, với đôi mắt đăm chiêu xa vắng, với mái tóc héo buồn v́ chinh chiến. Anh nh́n về phía tôi, giọng buồn như tâm t́nh anh đang u ẩn:

“…. Đêm chia ly buồn ǵ sao chẳng nói, chỉ nghe em nói nhỏ trở về thôi. Ngày buồn tênh tiễn đưa chiều vào tối, mỉm môi cười mà nhớ thương không nguôi.
Xa nhau chưa mà ḷng nghe quạnh vắng? đường thênh thang gió lộng một ḿnh ta…”

Tôi nghe tiếng của hai cô gái ngồi gần đó xầm x́ với nhau:

- Không ngờ anh Trung Úy nầy hát hay đến thế, không thua ǵ ca sĩ.

- Có người đẹp ngồi kế bên mà sao giọng ca nghe u buồn ray rứt như tan vỡ t́nh yêu vậy?

Thật sự anh hát rất hay, giọng trầm ấm, ray rứt, truyền cảm, như xót xa, như thương mến, xen lẫn một chút ngậm ngùi. Anh làm nước mắt tôi đă rơi ướt má tự lúc nào mà không hay biết cho đến khi anh về ngồi gần bên tôi.

Nguyên nh́n thấy những giọt nước mắt của tôi, anh nói:

- Có ǵ mà em xúc động như vậy? Chỉ là một bài ca buồn thôi. Mai đây nếu em chấp nhận anh, chấp nhận người lính trận như anh em sẽ phải gặp những chuyện buồn bă, bi ai hơn. Anh không dọa em đâu, thật đó.

Tôi quay sang anh giọng c̣n sũng nước mắt:

- Em không ngại đâu, dù buồn bă, dù bi ai em vẫn chấp nhận và xin được chia xẻ cùng anh, v́ với em, anh thật dũng cảm, thật cao cả, thật xứng đáng để cho em buồn thương, đau khổ, nhớ nhung.

Nguyên choàng tay ôm vai tôi và ghé môi hôn nhẹ lên tóc tôi. Tôi sung sướng nghẹn ngào và cảm thấy h́nh như mùa hè chưa đến, c̣n măi là mùa xuân, mùa xuân trong tiếng đạn bay súng nổ, mùa xuân của hôm nào em được lo lắng, chăm sóc cho anh từng ly cà phê, từng buổi cơm đạm bạc…

Tôi chợt hỏi Nguyên:

- Anh Nguyên nầy, hồi Tết ở nhà ngoại em đó, anh chú ư tới “ cô bé”từ khi nào?

-Từ khi anh nh́n thấy em lúc nào cũng ôm quyển Vạn Vật Học trong tay kể cả lúc đạn bắn ầm ầm ngoài sân. Anh thấy em hiếu học, thật ngoan nh́n em ngây thơ, vô tư anh cảm mến ngay. Anh đă phải bỏ học nửa chừng v́ bổn phận làm trai nên anh rất hâm mộ những người c̣n được may mắn đến trường.

Tôi nh́n anh ḷng xót xa như chính tâm trạng của ḿnh đang luyến tiếc tuổi học tṛ hoa mộng. Tôi an ủi anh:
- Anh biết không, màu áo trận của anh cũng làm cho đám học tṛ tụi em ngưỡng mộ, kính phục, quư mến biết bao.

Anh chỉ cười nhẹ rồi đưa tay xoa đầu tôi:

- Em cố nói cho vui ḷng anh đó sao?

- Trong mỗi cuộc đời của chúng ta đều có những điều đáng trân quư, đáng yêu, đáng sống. Không nên so sánh anh ạ!

Anh gật đầu:

- Em nói đúng. Thôi đừng bàn về chuyện đó nữa, giờ nói chuyện của em đi.

- Chuyện ǵ của em?

- Chuyện…em có nhớ, có thương, có mơ mộng anh chàng nào không?

Tôi trả lời ngay:

-Dĩ nhiên là có chớ, anh ấy luôn luôn ở trong tim em. Anh có biết là ai không?

Nguyên cười cười:

- Anh ấy là ai vậy?

- Em không cho anh biết đâu, mai nầy khi tụi em đám cưới mới nói với anh.

Mặt anh hơi thất sắc, anh nắm chặt tay tôi:

- Chi, em nói chơi hay thật?

Tôi mở to mắt nh́n anh:

- Anh nghĩ sao?

- Anh không đùa đâu, anh hỏi em đó có phải là thật không? Vậy th́ em coi anh là cái ǵ?

Thấy anh có vẻ tức giận, tôi nghiêm chỉnh lại:

- Em chọc anh thôi, có ai thèm cô bé chanh chua của anh đâu mà anh lo quá vậy. Người mà em nhớ mong ngày đêm là anh đó, anh Nguyên. Tuy chúng ta quen nhau trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng em cảm thấy như chúng ta đă quen thân từ lâu lắm vậy. Và t́nh cảm của em cũng đă dành trọn cho người trai sương gió rồi.

Anh thở ra nhẹ nhỏm, mỉm cười đưa tay kéo tôi sát vào ḷng. Tôi h́nh như nghe được tiếng tim anh đang reo vui trong lồng ngực và tôi thấy ấm áp một bên má. Chúng tôi miên man trong niềm hạnh phúc vừa chợt đến thật êm đềm, thật tha thiết…

Bỗng Nguyên đưa tay nh́n đồng hồ rồi kéo tôi đứng lên:

-Thôi ḿnh về đi em. Đi lâu quá mẹ em sẽ trách anh, lần sau bà cấm cửa không cho anh đến là nguy.

Tôi theo anh ra về, đêm xuống rồi, thành phố hắt hiu buồn v́ ngoài kia cuộc chiến c̣n tiếp diễn cũng ảnh hưởng đến đây không ít. Người ta cố cười để quên nỗi buồn v́ người thân xa vắng, người ta cố ồn ào để lấn át tiếng súng đạn xa xa.

Rồi Nguyên trở về đơn vị nối tiếp đời chinh nhân hiểm nguy gian khổ, nối tiếp những ngày dài với máu lửa đao binh. Tôi miệt mài học hành để đạt được kết quả tốt như ư muốn của anh, và tôi đă đỗ kỳ thi năm đó. Tôi mừng rỡ viết thư báo tin cho Nguyên, mong anh về để khao thưởng cho tôi, để cùng nhau chia xẻ niềm vui và những mong chờ nhung nhớ. Nhưng thư đă gửi đi ba lá mà thư hồi âm th́ không thấy, tôi buồn bă và lo lắng vô cùng, anh bận hành quân hay chuyện ǵ đă xảy ra? Ngày nào ông phát thư đi ngang nhà tôi cũng lắc đầu:

- Xin lỗi nghe cô Chi, lại làm cô thất vọng nữa rồi.

Tôi cười héo hắt:

- Cám ơn bác, không sao đâu.

Những buổi chiều tôi thường thơ thẩn nh́n lên bầu trời bao la mênh mông mà nhớ anh thật nhiều. Anh hay ví ḿnh như áng mây trôi, anh trôi đi, trôi măi theo gịng binh biến. Không, em không muốn anh là áng mây, v́ mây th́ sẽ trôi đi măi măi không bao giờ quay trở lại.

Anh là cánh chim trời, chim bay khắp ngàn phương, chim tung lướt ngoài muôn trùng xa thẳm, chim phiêu bạt qua mấy nẻo sông hồ…Nhưng có một ngày nào đó chim sẽ mỏi cánh, ră rời, muốn t́m một tổ ấm, t́m một nơi trú ẩn êm ái cho tâm hồn để quên đi gió bụi ngoài xa, quên đi bầu trời giông băo. Ngày đó em và anh sẽ cùng nhau xây một mái gia đ́nh thật ấm, thật êm cho toại niềm mơ ước. Ngày ngày chúng ta sẽ ngồi bên nhau cùng ngắm b́nh minh đỏ rực chân trời, ngắm hoàng hôn nhuộm vàng xác lá, ngắm trăng lên giữa đỉnh trời cao, chúng ta sẽ được gần bên nhau măi trong cảnh thanh b́nh của đất nước.

Nhưng… dù anh là cánh chim trời như tôi hằng mong ước hay là áng mây trôi anh nghĩ, anh cũng không bao giờ quay trở lại. V́ lá thư kế tiếp tôi nhận được không phải là thư anh mà là thư của người bạn anh báo tin cho biết, anh đă nằm xuống bên bờ biển Tân Thành vĩnh viễn. Anh sẽ được nghe những điệu sóng biển triền miên ru ngủ, anh sẽ được nghe gió biển ŕ rào tỉ tê than thở, anh sẽ được nghe từ trong gió, trong mây tiếng nức nở nghẹn ngào của người t́nh bơ vơ, lạc lỏng.

“…Xa nhau chưa mà ḷng nghe quạnh vắng? Đường thênh thang gió lộng một ḿnh ta…”

Bây giờ ḿnh đă thật sự xa nhau rồi đó anh, và anh đă bỏ lại em một ḿnh giữa con đường thênh thang lộng gió… Nguyên ơi, Nguyên ơi, anh đă lỗi hẹn với em rồi!

VI VÂN.
Cali Xuân 2015.
 

 


VĂN CHƯƠNG

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Cây viết Bất Khuất

42 năm t́nh cảm đồng môn  
42 Năm T́nh  
Chúc mừng hội ngộ  
Tôi và Tiểu Đoàn 7 TQLC  
Thơ gửi Đại Gia 
Dấu ấn vào đời  
USA 20 năm và Tôi  
Hăy c̣n đó niềm tin  
Pleiku và hoài niệm  
Kư sự những ngày tháng 2  
Một mảnh đời  
Xuân quê hương
Một chuyến về thăm nhà
Tết đến
Một buổi chiều, hai người già
Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Về từ Tân Cảnh  
Cô đơn và ước mơ  
Trên đồi cao  
Phạm Thị Thàng - Nữ anh hùng đất G̣ Công  
Bạn cũ năm mươi năm  
Hương xưa ngày ấy
Đại Bàng gẫy cánh - F5  
Sự thật đời tôi / Trung Tướng Trần Văn Minh  
Thèm 
Sao chổi  
Đừa con dâu

Đại đội 17 "Hoàng Gia" 1 - 2  
Sau cuộc biển dâu  
Những người lính Dù 
Tiễn nhau ngàn dặm cũng chia phôi  
Tấm Poncho
Người bạn học và ông thầy cũ  
Mối hận ngh́n trùng!  
Những mùa Trung Thu  
Tấm ảnh hai người lính  
Tin quan trọng gửi đến các anh em TPB ở Việt Nam
Chim bay về biển  
Văn chương Việt Nam và chữ “Y”  
Hạnh phúc và bất hạnh 
Chữ "Tín"  
Nếu ngày ấy...  
Thuận An 
Thôi ! Ḿnh về Linh Xuân Thôn, đi em !  
Văn hoá phương Nam 
Thức tỉnh  
Sự xâm lăng văn hóa của việt cộng  
Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” đă chết trên đồi hoa sim  
Hành trang và lư tưởng
Góp nước miếng húp chung  
Đêm chờ sáng 1975  
Thuốc lào trong tù....  
Người chồng một đêm 
Khóa 8 B+C/72 SQTB/Thủ Đức họp mặt  
Trở về cố hương 
Trôi theo ḍng đời  
Ngộ chiêu  
T́nh người trong cuộc chiến  
Khóc bạn  
Cư An Tư Nguy  
Con c̣n nợ ba
Không Quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Những người chiến sĩ đáng hănh diện
Nắng chiều vẫn đẹp
Hạnh phúc vẫn long lanh
Con Trâu đâu có cải tạo  
Nhớ nhà  
Bác sĩ trong tù  
Nhà bốn anh em 
Tháng Sáu và Tôi  
Chuyện về một cô gái  
Chuyện một người mang tên Nguyễn Thị Di Tản  
Cái giường đôi  
Ưu việt nhất !!!  
Hậu nhân trả lời VC Huỳnh Tấn Mẫm  
Chúng tôi vẫn sống  
Bọt không cần vớt
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa, Chuyện kể từ đầu
Làm sao để chôn hai Chế Độ?
Cà-phê lính
Cuộc trùng phùng bi thảm
Tuổi trẻ nghĩ ǵ ?
Tiển con
Nhớ anh linh Anh hùng Nguyễn Ngọc Trụ
40 năm nhớ về
C̣n đó niềm đau
Viết cho con cháu
Tưởng nhớ bác Thái Văn Kiểm  
Người bạn thân
Người già cả, người bệnh tật
Người tỵ nạn và Việt kiều
Sự ra đi của hai vị Tướng Tư Lệnh
Nhạc Sĩ Thục Vũ
Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Ḥa
Một thoáng Pleiku
Bạn đồng môn khóa 2 CSQG
Quân đội bị quên lăng của Việt Nam Cộng Hoà
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và bài hát Em Tôi
Bắc Kỳ
Văn chương trào phúng truyền khẩu
Mậu Thân Huế – Nhân chứng sống
Kỷ niệm với Hồ Ngọc Cẩn
Điều c̣n lại sau 40 năm
Thương Tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù
Anh là áng mây trôi
Tâm thức người lính Nhảy Dù trong cơi vô sắc
Rợp bóng cờ
Trên núi Hoàng Liên
Kư ức mùa Xuân
Để tưởng niệm một người Anh
San Jose, năm hết tết đến
Valentine trong di sản Chiến Tranh
T́nh như gió thoảng
Thằng Thời
40 năm cuộc sống người thương phế binh VNCH  
Ăn Tết thôn quê
Hạt bụi nào trong mắt
Giọt nắng cho người
Gặp tướng Ngô Quang Trưởng Lần Cuối Cùng...
Những Đồng Minh Của Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Miền Nam VN
Quê Hương, chùm khế ngọt
Quả tim người tử tù
Anh hùng Ngụy Văn Thà
Người ở lại Hoàng Sa
Trận Hoàng Sa, biểu tượng hội tụ ḷng yêu nước
Ngày 19-01: Tưởng Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Em gái hậu phương Dạ Lan là ai?  
Hồi kư Việt Nam
Để nhớ một thời áo trận
Con dao xếp trong ngày Tết Tây
Người về từ Đại Dương
Lễ Tưởng Niệm Tử Sĩ Hoàng Sa
Lăo Mốc
Lên núi t́m chồng


Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012