Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép

Vũ Ngọc Linh

Rồi những tuần lễ giai đoạn Tân Khóa Sinh cũng đang từ từ trôi qua. Trong lúc chúng tôi đang tuần tự chuẩn bị tất cả mọi sự cho ngày hoàn tất giai đoạn I Tân Khoá Sinh (TKS) như bộ quân phục số 2, Alfa cầu vai, giày MAP cao cổ, giày đi phép (soulier bas), giây biểu chương màu anh dũng, cravatte, mũ caskette, v.v… nói chung là tất cả những ǵ liên quan và xứng đáng của một Sinh Viên Sĩ Quan Trường Bộ Binh QLVNCH, nay trở thành một trang thanh niên hiên ngang của đất nước từ h́nh thức đến nội dung. Là một cấp chỉ huy tương lai. Làm thế nào chúng tôi trở thành những chàng trai thế hệ.

Nếu ai đó nhận xét hay nói là: “Ối dào mấy tuần lễ huấn nhục đó hả? Nó như là giấc ngủ trưa…” hay là những tuần lễ đó là một thứ “địa ngục trần gian” có lẽ cũng hơi đại ngôn.

Tuy nhiên có nằm trong chăn mới biết chăn có rận... “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay” (Nguyễn Du). Quả thật như vậy, khóa học của chúng tôi được đào tạo giai đoạn I từ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung trong 3 tháng, th́ chút ít anh em chúng tôi cũng đă có căn bản về quân sự của một chiến binh. Hơn nữa, trong khóa chúng tôi, thời gian công tác chiến dịch Chiến Tranh Chính Trị ở vùng 3 Chiến Thuật, rất nhiều anh em cũng đă từng tham dự một vài cuộc hành quân với các đơn vị mà ḿnh được Pḥng hay ban CTCT của Tiểu Khu hoặc Chi Khu điều động tới trong thời gian công tác... Chẳng hạn như các động tác về cơ bản thao diễn, cách xử dụng vũ khí nặng nhẹ, ḿn bẫy, về truyền tin, kể cả vài kinh nghiệm chiến trường th́ một số trong anh em chúng tôi cũng ‘rành sáu câu’. Vậy mà khi bắt đầu giai đoạn TKS ở Trường Bộ Binh Thủ Đức, nghĩa là sau khi chiến dịch CTCT chấm dứt th́ chúng tôi cứ như là những chàng thanh niên lính mới ṭ te bắt đầu từ ngày mới nhập ngũ. Trở lại những ḅ lê ḅ càng. Nào là học ôn lại một số bài học căn bản về cơ bản thao diễn, chiến thuật, vũ khí, tác xạ, ḿn bẫy, địa h́nh, bản đồ, v.v…

Tất cả đối với chúng tôi như là mới bắt đầu vậy. Mấy ông huynh trưởng khoá 4, 5/72 không đi chiến dịnh ở lại Trường làm Huynh Trưởng hướng dẫn, ông nào ông nấy “ngầu” hết biết. Không hiểu sao mà các đàn anh hướng dẫn rộng họng thế không biết!!! Ông nào ông nấy la lô ḥ hét đàn em vang trời. Thú thật có những lệnh lạc nghe rất là kỳ cục, vừa khôi hài vừa lạ lùng; chẳng hạn như:
- Trang bị chuẩn bị!!!
- Chuẩn bị!
- Trang bị!!!
- Lên!
- Trang bị!!!
- Xuống!

Cứ như thế lên lên xuống xuống vài chục lần cũng mệt phờ người. Mà cái trang bị ở đây chính là những đồ đạc cá nhân như: Giày, quần áo, quân trang quân dụng... tất cà dồn vào trong một các sac marin. Anh nào cột chặt đàng hoàng th́ không sao. Lỡ mà nó bung ra đồ đạc văng văi tung toé th́ chỉ có nước lănh đủ. Thêm vài ba cái chục hít đất rồi mới được gom góp lại để tiếp tục bị… hành xác.

Mỗi lần tập họp ở sân đại đội, việc đứng nghiêm hay thao diễn nghỉ chừng vài ba tiếng đồng hồ là chuyện thường. Trong những lần tập họp này th́ nếu cả người từ trên xuống dưới có lấm lem, ướt át, lăn lộn, hít đất, nhảy xổm, bơm dầu là chuyện không có không được.

Thú thật, lắm khi chúng tôi không c̣n nh́n ra hồn người. Mà bất luận đă vào đây rồi th́ bằng cấp giáo sư, bác sĩ hay ǵ ǵ th́ cũng như nhau. Cũng khỏi có vụ “con ông cháu cha” luôn! Khi khổng khi không đang đứng tư lự th́ thốt nhiên một hồi c̣i ré lên rồi một tiếng quát ở đâu đó vang lên:
- Đại Đội tập họp!!!.
Thế là mọi người từ trong các pḥng tất tả lao ra sân Đại Đội (ĐĐ) bằng mọi cách làm sao càng nhanh càng tốt, có lẽ lực sĩ chạy nước rút 100m chưa chắc đă lẹ bằng. Dĩ nhiên có chàng lẹt đẹt ra sau, lănh vài chục hít đất hay chạy vài ṿng sân Đại Đội vừa chạy vừa phải la lớn:
- Tôi không phải là con rùa, v.v…

Đôi khi đang đứng nghiêm như trời trồng th́: “ĐỘT KÍCH!”. Thế là cả trăm con người đang như những tượng đá sống bỗng dưng lao vào các giao thông hào đào xung quanh khu vực của ĐĐ c̣n hơn ma đuổi. Làm sao cho các Huynh Trưởng không theo kịp, mà khi đă xuống giao thông hào rồi th́ cho dù có thế nào đi nữa chớ có dại dột mà ngóc đầu lên. Lănh một đêm dă chiến là cái cẳng. Mà tưởng giao thông hào nó sạch sẽ lắm ru? Đủ thứ tṛ trong đó nhưng chắc chắn là cả người ướt đẫm vừa mồ hôi vừa nước tù đọng trong đó, vừa hôi hám lẫn đất cát từ đầu tới chân, chưa kể là nước tù trong đó lưu trữ từ năm này qua năm khác, mà cũng không tránh khỏi khi đă là siêu huynh trưởng rồi th́ đàn anh các khóa trước hay chính các đương sự đang thụ huấn nới đây trong lúc cấp bách đă làm phận sự "tháo nước" trong ḿnh ra. Nào đă thoát cho cam?
- ĐĐ tập họp!
Lại nhào lên trở vào vị trí.
- Đàn em dơ dáy lắm.
- Đàn em quờ quạng lắm!
Ai đời vừa chui từ giao thông hào lên mà cứ làm như người ta dắt đào đi dạo phố không bằng. Thế là môt màn hít đất, mà một lần hít đất như thế thông thường là 50 cái. Chuyện lẻ tẻ đối với anh em chúng tôi.
Đang đứng giữa hàng...
- Ông này! Ai cho ông suy tư? Nhớ đào hả? Chạy 5 ṿng ĐĐ! La to lên: "Tôi không được nhớ đào".
- Ông này! Đứng nghiêm mà sao ông đứng kiểu ǵ thế? 5 ṿng ĐĐ! Tôi không phải là con c̣…
- Ông này! Trái này là trái ǵ? (rơ ràng là trái ớt) .
- Trái ớt.
- Huynh trưởng nói đây là trái chuối, đàn em ăn cho Huynh Trưởng coi!
Đố đứa nào bất tuân lệnh.
Mà trước khi thi hành lệnh th́ phải đứng nghiêm, sau khi Huynh Trưởng ban lệnh phải la thật to: Tuân lệnh! Rồi thi hành. Thử quên hô 2 chữ "thi hành" coi. Thêm vài màn phạt ḅ hay bơm dầu là cái chắc.

Thế đấy, ở đây tôi chỉ kể lại vài nét đơn sơ có lẽ chưa mô tả được 1% những ǵ mà chúng tôi chịu đựng trong thời gian huấn nhục. Chưa nói tới là cho dù được cử đi công tác như lấy văn thư, lănh vũ khí, trực nhà ăn Sinh Viên… đi từng cá nhân hay tiểu đội, trung đội th́ cũng phải có người đi ngoài hàng đếm nhịp. mà không phải đi đâu nhá. Hễ ra khỏi cổng ĐĐ là…CHẠY và CHẠY. Mà phải chạy cho đúng bước đúng nhịp à nghe, thử sai coi, lỡ dại ông Huynh Trưởng nào đi ngang hay ông Sĩ quan cán bộ nào thấy được là có một màn đứng lại, lănh một chầu phạt ngay lập tức. H́nh phạt th́ muôn h́nh vạn trạng do các vị đó sáng tác ra. Khi toán công tác tới trễ do bị phạt th́ nơi mới cũng có thể ban cho một h́nh phạt mới là chuyện không có ǵ phải khiếu nại hay thắc mắc chi sốt cả!

Có những lệnh đúng là…lạc; như người ta hay nói "lệnh lạc". Nó vừa vô lư vừa khôi hài vừa đủ ba mươi sáu kiểu. Nói tới 36 kiểu hả?
Đang đứng trong hàng tập họp tự dưng tự lành: “Ông này, bạn ông bị phạt mà ông cười được hả? Ông sung sướng lắm hả? Chạy 10 ṿng ĐĐ. Chạy xong ông cười 36 kiểu cho tôi coi”. Đúng là cười như mếu, cười ra nước mắt mà không dám cười không dám mếu. Đứng trong hàng có mắc cười té đái cũng rán mà nín… cười. Nạn nhân thi hành lệnh ngay tắp lự , không một phản kháng!

Có những cái vô lư, thậm vô lư như vậy mà đố đứa nào dám hó hé. Thử thắc mắc coi, lănh vài đêm dă chiến như chơi. Hoạt cảnh một Huynh Trưởng phạt đàn em vừa têu tếu vừa khôi hài mắc cười không nhịn được mà rán làm sao không được bật ra tiếng cười. Này nhé: ông Huynh Trưởng th́ chặn đàn em lại, đứng nghiêm, cái mông th́ ển ển ra đàng sau c̣n ở phần trên th́ bộ ngực nhô ra đàng trước theo kiểu "ngực tấn công mông pḥng thủ" hô hoán hành hạ nạn nhân đang chống tay chờ dưới đất chịu h́nh phạt.

Những tưởng là thời gian trôi qua mau lắm nhưng phàm những ai đang ở giai đoạn TKS th́ sẽ thấy là thời gian TKS đó nó dài bất tận dường như không bao giờ có thể chấm dứt hay hoàn tất được v́ luôn luôn trong tư thế sẵn sàng cho bất cứ t́nh huống nào.

Chúng tôi bị hành xác lắm lúc mệt ră rời, có đứa như cái mền rách nhưng chỉ một cơn ngủ ngắn hay một thoáng xả hơi là bắt đầu lấy lại phong độ tiếp tục chịu đựng cuộc hành xác kế tiếp. Sao mà trong lúc thụ huấn con người ta thèm ngủ thế không biết!? Chúng tôi có thể ngủ bất kỳ lúc nào dù mưa hay nắng; ngày hay đêm, trong pḥng hay ngoài băi. Lúc nào cũng thèm ngủ. Điều đặc biệt là dù bị phạt lên phạt xuống, bị la lối om x̣m. Tất cả anh em chúng tôi đều một ḷng như nhau: Không hề oán thán hay để tâm oán hận trách móc bất cứ Huynh Trưởng hay Sĩ quan cán bộ nào. Trái lại anh em chúng tôi c̣n nhớ ơn măi măi về sau.

Ấy thời gian huấn nhục giai đoạn Tân Khóa Sinh nó như rứa. Có lẽ muốn ghi lại hay mô tả được hết những ǵ mà một chàng trai phải trải qua trong giai đoạn TKS trước khi bước vào giai đoạn II Sinh Viên Sĩ Quan th́ phải viết thành một cuốn sách dày cộm vài ba trăm trang. Ở đây tôi chỉ ghi lại vài nét đơn sơ c̣n đọng lại trong kư ức mấy chục năm qua.

Sự chuẩn bị cho ngày trọng đại, ngày ghi dấu có lẽ không bao giờ phai lạt trong đời một sĩ quan QLVNCH. Đó là ngày gắn Alfa.
Ai không biết chứ theo tôi th́ có lẽ thời gian đẹp nhất trong đời một sĩ quan hay đời người là giai đọan Sinh Viên Sĩ Quan của các chàng trai thế hệ.
Để chuẩn bị cho ngày này, chúng tôi cảm thấy thời gian nó đang vùn vụt bày ra trước mắt. Mọi sự bây giờ đối với chúng tôi coi như nhẹ hều. Phải chuẩn bị đủ mọi thứ từ trong ra ngoài. Bộ quân phục số 2 được lấy ra o bế bất cứ lúc nào có thể, từ cái bút nịt, cục đồng tọng teng dưới dây biểu chương. Nhất là đôi giày, thú thật anh em chúng tôi có đứa nào đă biết hay đă có kinh nghiệm về các cách đánh giày đâu. Hỏi đàn anh th́ mỗi vị mỗi cách, như là trét cirage vào chỗ muốn đánh rồi hơ lên đèn cầy rồi lấy bông g̣n, thấm tí nước rồi chà đi chà lại theo h́nh ṿng tṛn một hồi là nó bóng… Nói không ngoa hễ có giờ rảnh là anh em chúng tôi lại quay ra o bế đôi giày đến độ có thể soi gương được hay có chàng c̣n diễu là lỡ có con ruồi nó đậu lên cũng dám trợt chân rớt xuống luôn. Tại sao? V́ rất nhiều anh em giờ phút chót bị cúp phép v́ giày không đánh bóng. Lúc đó không biết phải nói làm sao? Dở khóc dở mếu.

Có lẽ trong đời SVSQ không ai quên được cái đêm được gắn Alfa. Tất cả đă sẵn sàng cho buổi lễ trọng đại này. Nhiều chàng háo hức đến độ no luôn, không tưởng đến bữa cơm nhà bàn. Cũng ghi lại đây là trong nhà ăn SVSQ có ghi trên tường 2 câu tất đáng ghi nhớ đó là: “T́nh đồng đội hơn chung rượu ngọt, nghĩa anh em hơn chén cơm nồng”.

Quả thế mấy chục năm sau cho dù gặp lại nhau hay không anh em chúng tôi vẫn vui vẻ mày - tao t́nh nghĩa nồng ấm như xưa.
Trở lại đêm Alfa: Phải nói là không ai không háo hức, nôn nóng chờ đợi giây phút vô cùng quan trọng này. Nhất là những ai đă có gia đ́nh vợ con, c̣n chàng nào đang có đào hay người yêu th́ khỏi nói, họ loay hoay như gà mắc đẻ. Từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bộ quân phục số 2 không có chỗ nào chê được. Chỗ xếp pli của 2 cái ống quần, nói không ngoa, ta có thể thấy nó thẳng đứng bén ngót, khi vuốt có thể đứt tay như chơi. Chúng tôi cứ soi ra soi vào, đứa này săm soi cho đứa kia sửa chỗ này, chỉnh lại chỗ nọ sao cho thật chu đáo. Từ cổ áo đến cái cravatte, bảng tên bút nịt rồi đôi giày, v.v... Làm thế nào khi tŕnh diện các Sĩ Quan cán bộ không c̣n chỗ bắt bẻ để kiếm cớ cúp phép. Thực ra không ai muốn làm khó ai nhưng “nh́n quân phục biết tư cách” th́ điều đó cũng dễ hiểu. Khi y phục bạn chỉnh tề, con người bạn cũng trưởng thành, đứng đắn đàng hoàng, chững chạc hiên ngang hơn.

Nói th́ tưởng là lâu lắc chứ anh em chúng tôi hoàn toàn chuẩn bị những trang phục cho cá nhân ḿnh vào bất cứ lúc nào có thể. Nào là học pḥng, đi băi tập theo Đại Đội c̣n giờ đâu mà lo o bế bộ đồ? Cho nên chúng tôi rất bận rộn, tất bật. Đó là chưa nói tới chẳng đêm nào được yên giấc. Cứ bắt đầu ch́m vào giấc ngủ là có màn “ĐỘT KÍCH!”, ít nhất vài lần như vậy một đêm.

Ngày giờ đă đến. Sau khi tŕnh diện Sĩ Quan Đại Đội Trưởng. Mọi sự đều xuôi chảy. Giấy phép xuất trại nằm ngay ngắn trong túi quần sau v́ khi mặc bộ quân phục số 2 th́ không có cái ǵ trong 2 túi áo và 2 túi quần trước. Nói của đáng tội, có cái túi quần sau bỏ cái bóp vào đó chứ có ǵ đâu cho kềnh càng, càng gọn nhẹ càng tốt.

Chúng tôi xếp hàng hướng về Vũ Trường Diên Hồng quen gọi là Vũ Đ́nh Trường đi đều bước. Lần này khi ra khỏi cổng Đại Đội không phải chạy, ḷng bừng lên nôn nóng rộn ră v́ trong giây phút tới đây chúng tôi sẽ bước qua giai đoạn II của chương tŕnh đào tạo một Sĩ Quan QLVNCH, chúng tôi đang trưởng thành lên. Tờ giấy xuất trại từ tối thứ sáu tới chiều chủ nhật. Ôi! C̣n ǵ sung sướng cho bằng. Nhất là những chàng đă có vợ con hay đang có người yêu “Đứng chờ từ đầu ngơ bao giờ”(nhạc Trúc Phương).

Cũng không quên nhắc lại ở đây chuyện Tiếp Tân của chúng tôi. Số là khoá chúng tôi khi đang thụ huấn ở trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, v́ nhu cầu đ̣i hỏi, chúng tôi đă được chia nhau tới các Tiểu Khu thuộc Quân Đoàn 3 để cộng tác với các đơn vị Chiến Tranh Chính Trị của các Tiểu Khu về Hiệp Định ngưng bắn Paris. Lắm chàng cũng đă làm quen với khá nhiều em gái hậu phương và các mối t́nh đang dần dần nảy nở. Khi chúng tôi trở lại quân trường nhiều anh đă nhờ KBC 4100 làm con nhạn nối kết giữa 2 bên cách trở đôi đàng. Chính v́ thế mà thời gian TKS không phép tắc ǵ cả, được ngày chủ nhật Khu Tiếp Tân mở cửa, nhiều anh hẹn đào lên gặp. Lắm anh đào hoa một lúc năm ba cô là chuyện thường, phải hẹn giờ cho từng cô. Lỡ dại, các cô không biết nhau, không bảo nhau không hẹn mà cùng lên gặp một lúc th́ quả là khó xử à nha!!! Có khó ǵ đâu. Kiếm một thằng bạn độc thân con bà phước làm Tô Tần, Lê Lai cứu chúa, xài chiến thuật tŕ hoăn chiến để khi chàng tiễn nàng trước về th́ ta bàn giao nàng sau cho khổ chủ, vậy mà lâu lâu cũng “bể diă” th́ rán uốn ba tấc lưỡi thanh minh thanh nga sao cho êm xuôi trót lọt. C̣n hậu quả ra sao th́ chỉ có người trong cuộc mới giải đáp được.

Khi chúng tôi đă vào vị trí, một tiếng hô dơng dạc: “Quỳ xuống, các tân khoá sinh”. Sau khi ban huấn từ; vị chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh lên tiếng: “Tôi long trọng đặt tên cho khoá các anh là Khoá 8B+C /72/SVSQTBTX”. Tiếng pháo lệnh nổ “ĐÙNG” một tiếng thật lớn giữa không trung vắng lặng của màn đêm đang bao phủ chung quanh chúng tôi. Rồi cả Vũ Đ́nh Trường như bùng lên hội hoa đăng: Lư do các trái sáng được cột vào các thân cây dương sau lưng chúng tôi được bật sáng lên cùng một lúc tạo cho bầu khí thật trang nghiêm long trọng. Ở thế quỳ, chúng tôi được khoá đàn anh là khoá 5/72 từ đàng sau tiến tới rút cặp Alpha bỏ ở túi quần sau gắn lên 2 cầu vai. Từ giờ phút này, chúng tôi chính thức trở thành SVSQ của Quân Lực VNCH.

Chỉ trong giây lát chúng tôi lớn hẳn lên, trưởng thành ra và hiên ngang với đời. Từ nay chúng tôi quả t́nh hănh diện ḿnh là những chàng trai thế hệ. Thế hệ đấu tranh xây dựng và ǵn giữ đất nước. Chuyện ǵ đang xảy ra xung quanh tôi cũng chẳng c̣n để ư tới nữa. Bây giờ tất cả chỉ c̣n nao nức làm sao tiến ra cổng số 1 càng nhanh càng tốt. Đa số anh em về Saigon nên sẽ dùng xe GMC của trường làm phương tiện di chuyển. Dĩ nhiên các nơi chúng tôi lên xuống xe để đi phép đều có những toán SVSQ khóa đàn anh hay đàn em đă được gởi tới trước để giữ an ninh trước đó v́ đâu có thể tin được bọn Việt cộng tráo trở khôn lường. Chúng bị đồng bào ta coi như là bọn khủng bố, bọn bất lương lưu manh c̣n hơn lũ cướp ngoài ṿng pháp luật.

Với tờ giấy phép xuất trại trong tay, chúng tôi như mở cờ trong bụng, sau buổi lễ gắn Alfa là vài ngày phép tha hồ dung dăng dung dẻ với vợ con, cha mẹ, anh chị em nhất là với người yêu hay bồ bịch ǵ đó cho bỏ những ngày gian lao gian khổ lẫn nhớ nhung.

Tôi đi vội ra cổng số 1, thấy có chiếc xe lam đậu sẵn trên đó cũng đă có vài chàng SVSQ đang ngồi chễm chệ trên đó để ra ngă tư xa lộ Saigon - Biên Ḥa đón xe về Biên Ḥa. Tôi th́ về làng đại học Thủ Đức, cũng gần nhưng về với gia đ́nh ai mà không mong.

Xuống xe, chỉ vài trăm bước là về tới nhà; với tôi bây giờ vài cây số lội bộ coi như đi dạo mát th́ vài trăm bước có xá ǵ? Tới cổng nhà, thấy cổng đóng then cài, tôi lay cánh cổng, con chó KiKi thấy lạ xổ ra cổng sủa, nhưng khi thấy hơi quen của tiểu chủ, nó rít lên vài tiếng và quẫy đuôi mừng.
Người ra mở cổng là người anh bà con tôi, có lẽ giờ này cũng khá khuya nhưng anh ta c̣n thức khuya để học bài v́ anh đang chuẩn bị đi Mỹ du học. Anh ta ngó tôi như là gặp ai kia ở đâu rớt xuống vậy đó, tôi vội lên tiếng cho anh ta khỏi bỡ ngỡ. Vào trong nhà tưởng là cả nhà đi ngủ lâu rồi ai dè hôm nay là thứ sáu Tuần Thánh, cả nhà tôi đều đi ra nhà thờ (nhà tôi ở trong một xứ đạo Bắc Kỳ di cư) chỉ c̣n ḿnh mẹ tôi ở nhà coi nhà. Mẹ tôi vẫn chưa ngủ mặc dầu cũng khuya rồi. Thấy tôi về bà mừng mừng tủi tủi, nét vui mừng lộ rơ trên khuôn mặt già nua. Thoáng thấy mẹ tôi quay đi đưa tay quệt nước mắt. Ô hay! Buồn người ta đă khóc rồi, vui người ta cũng khóc. Thế là làm sao. C̣n tôi th́ sau gần 2 tháng gặp lại mẹ ḷng cũng rộn ră khôn tả.
- Con có đói không? Mẹ kiếm cái ǵ ăn nhé. Ấy! Các bà mẹ VN lúc nào cũng chỉ lo con cái nó đói, hay là cái đói cái ăn nó ảnh hưởng vào tiềm thức của người VN từ đời này sang kiếp khác chăng? Mẹ tôi hỏi.
- Thưa mẹ, con không đói đâu mẹ à.
Tôi trả lời mẹ, quả thật tôi có đói tí nào đâu mặc dầu buổi chiều vào nhà ăn Sinh Viên tôi no ứ lên tới cổ, không đụng tới một miếng. V́ niềm vui ĐI PHÉP nó xâm chiếm hết mọi cái rồi. Dường như các anh em xung quanh tôi đều mang chung một tâm trạng như nhau cả. Nhất là chuyện nôn nóng gặp lại người yêu nó c̣n tăng lên gấp bội!
- Mẹ à, con lại đằng này một chút nhá.
- Bố anh!!! Mới về nhà chưa nóng chỗ đă vội biến sang nhà người ta phải không?

Mẹ tôi mắng yêu. Thực ra chuyện t́nh của chúng tôi th́ cả 2 gia đ́nh đều biết và chỉ đợi chúng tôi quyết định lên tiếng chính thức là mọi thủ tục sẽ được tiến hành theo tục lệ, theo truyền thống và luật lệ tôn giáo cũng như ngoài đời. Tuy nhiên trong suốt thời gian đi chiến dịch, chứng kiến những cảnh bom đạn, thương tật chết chóc rồi tang tóc trong chiến tranh tàn phá đất nước làm cho tôi e dè và lo ngại.

Chiến tranh càng ngày càng lan rộng khốc liệt, các vành tang trắng càng ngày càng gia tăng và thêm bao nhiêu cảnh chia ly đoạn trường. Bao nhiêu trẻ thơ vô tội trở thành mồ côi và người phụ nữ trẻ c̣n đang tuổi học sinh một sớm một chiều trở thành góa phụ.

Thôi, nghĩ ngợi làm ǵ cho nó già người đi, chuyện ngay trước mắt là làm sao gặp Ng. càng sớm càng tốt cho bỏ nhớ nhung. Tôi để nguyên bộ quân phục số 2 (đi phép) rảo vội bước về phía giáo đường.

Tới trước cổng nhà thờ, vào những ngày này, giáo đường diễn ra rất nhiều nghi thức lễ lạc. H́nh như bộ quân phục số 2 tôi đang mang trên người có vẻ khá lạ lẫm với mọi người hay có cái ǵ đặc biệt ra sao mà thiên hạ cứ nh́n tôi chằm chằm. Một vài em bé nhận ra tôi bèn hét tướng lên: “Ê! Tụi bay ơi, anh Linh về”. Thế là một ṿng người vây quanh tôi, các em hết sờ, nắn, lại nắm nắm chân tay tôi coi bộ lạ lùng hết sức. Không ngờ ḿnh mới rời khỏi nơi đây mấy tháng thôi, mà sao coi như lâu lắm vậy. Một đoàn con gái trờ tới, tôi nghe có tiếng thảng thốt: “Anh Linh phải không?”. Đúng là giác quan thứ sáu của những người đang yêu nhau, đang nhớ nhau. Quên hết mọi cảnh vật lẫn mọi người xung quanh, tôi bước như chạy tới bên nàng đang cùng với một vài chị bạn vừa tập hát ra (nàng ở trong ca đoàn nhà thờ). Chúng tôi tự động tách rời khỏi đám đông tay trong tay dắt nhau ra hỏi khuôn viên thánh đường.

Thú thật, khoác tay nhau dung dăng dung dẻ đi với nhau nhưng cũng chẳng biết đi đâu. Muốn nói với nhau bao nhiêu điều nhưng biết nói cái ǵ trước, cái ǵ sau hay cái ǵ cũng muốn nói ra cho bằng hết hầu bỏ nhớ nhung. Thôi th́... cứ quàng tay nhau rồi im lặng cho niềm hạnh phúc nó lan dần vào xương tủy, vào tâm khảm và tràn ngập 2 tâm hồn. Bỗng nàng thốt trong hơi thở:
- Nhớ anh quá hà mà cũng ghét anh quá đi mất thôi!.
Sao lạ vậy hè ? Đă nhớ mà lại ghét. Cái t́nh cảm con người ta thật khó hiểu, tôi cũng đâm ra ngây ngây dại dại trong cái choáng ngợp của t́nh yêu khi dạo bước bên nàng.
- Anh cũng nhớ em quá sức, nằm mơ c̣n thấy dáng em nữa.
Tôi hơi phóng đại một tí v́ trong thời gian huấn nhục, có lúc nào đó được nghỉ ngơi một chút là lăn ra ngủ như chết.
Hai đôi chân cứ lần hồi bước chung với nhau nhưng h́nh như bước chân của tôi lúc nào cũng trội hơn nàng một chút làm nàng cứ phải níu cánh tay tôi lại. Để giảm lại bước chân quen… chạy, tôi đưa cánh tay rắn chắc kéo nàng sát bên vai ḿnh, nàng để yên nhưng có vẻ hơi run run...
- Em có cảm thấy lạnh không?
- Bên anh em thấy ấm hẳn lên mà sao cả mấy tháng trời chẳng có tin tức ǵ của anh cả, em lo quá, hỏi thăm mấy em của anh th́ họ cứ nói là anh vẫn đang học ở quân trường. Sao không viết cho em mấy hàng để em khỏi lo? Nàng hỏi một thôi một hồi.
Thú thật, tôi cũng hơi sơ ư, không một lời một chữ cho nàng. V́ nghĩ ḿnh gần nhà, nếu cần ǵ chỉ cần nhắn vài người quen là… xong. Vậy mà cũng không xong. Không hẹn mà cùng khoác tay nhau thong thả về phía nhà nàng. Thú thật mấy tháng trời đây là giây phút thoải mái nhất, hạnh phúc nhất, êm đềm nhất mà tôi đang được hưởng!!!
Hai chúng tôi bước qua cổng để vào sân nhà nàng. Dường như tin đồn tôi về phép cũng đă được chuyền đi khá nhanh. Thấy trong nhà c̣n có người thức, th́ ra ông bố nàng cũng chong đèn ngóng con gái và chàng rể tương lai. Thấy ông ra mở cửa, tôi vội lên tiếng chào và xin phép th́ ông vội lên tiếng:
- Tôi đă gặp bố anh ở nhà thờ, mà ông cũng đă biết anh về phép rồi.
Số là bố tôi và bố nàng là bạn hàng xóm và 2 ông cũng rất nhiều lần hay bàn chuyện thời sự với nhau. Tôi lí nhí mấy câu trong miệng cho phải phép và xin ngồi ngoài hàng ba cho thoải mái nhưng ông nói liền:
- Vào trong nhà này mà ngồi, kẻo đêm sương xuống nhiều không khéo lại bị cảm.
- Cám ơn ơn Bác, tụi con ngồi ngoài hàng ba cũng được rồi.
Ông không nói tiếng nào, khép hờ cánh cửa lớn rồi thấy trong nhà tắt đèn.
Ngoài hàng ba có xây một balcon để vừa trang trí vừa tránh mưa nó hắt vào nhà. Tôi chỉ cần nhón người lên một tí là đă thượng lên đó rồi, nhưng trước khi ngồi trên đó, tôi ôm ngang hông nàng và đỡ nàng ngồi trên đó trước. Sau đó mới tới phiên tôi. Nàng e dè kéo vạt áo dài phía sau tránh cho khỏi nhăn, h́nh như đây là thói quen của người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài mỗi khi ngồi xuống th́ khẽ kéo vạt áo sau ra trước hay thả dài ra sau cho khỏi nhăn mà cũng cho kín đáo. Tôi ngồi kế bên nàng, đưa tay quàng lên vai nàng và kéo nhẹ cả thân ḿnh nàng sát vào người tôi. Dường như bây giờ chúng tôi hoàn toàn dành cho nhau mọi âu yếm ân cần.
- Em!
- Dạ ! Ǵ vậy anh?
- Yêu em quá đi mất thôi!
- Em cũng vậy.
Nàng nói nhẹ như hơi thở và ngước mắt nh́n tôi. Hai ánh mắt gặp nhau chan chứa biết bao nhiêu điều không cần nói cũng đủ hiểu ngầm. Cặp mắt nàng long lanh như 2 giọt sương.

Tôi hôn nhẹ lên trán nàng mà đă hơn một lần, tôi nói đùa là cái trán này vừa thông minh, vừa bướng bỉnh, vừa dữ dằn... nhưng bản lănh lắm đây. Lần đó tôi bị nhéo một trận tím bầm cả cánh tay. Nàng cứ để yên như tận hưởng hạnh phúc đang tràn ngập. Tôi tiếp tục hôn lên đôi mắt nàng, đôi mắt mơ màng ướt rượt long lanh như hai ḥn bi ve làm say đắm ḷng người. Tôi cảm thấy hơi thở dồn dập của nàng qua lồng ngực. Hôn phớt nhẹ lên môi nàng, chợt nàng đẩy vội tôi ra:
- Không được đâu anh, Tội chết!
Tôi cũng cảm thấy ḿnh thiếu tự chủ. Quả thật, khi 2 người trẻ đang yêu nhau th́ sức sống nó hừng hực từ thể xác lẫn tâm hồn cả hai phía. Mọi cảnh vật xung quanh dường như vô nghĩa. Nếu có phép mầu nào đó làm cho cái kim đồng hồ nó quay ngược, th́ quả là điều huyền diệu với tôi. Cảm thấy đêm cũng đă quá khuya rồi mà càng lúc sương đêm càng xuống nhiều. Dù không muốn nhưng việc ǵ cũng vậy. Cũng có lúc phải chia tay.
- Đêm khuya quá rồi! Thôi em vào nghỉ đi rồi mai ḿnh c̣n nhiều thời gian dành cho nhau, Anh sẽ xin phép bố mẹ em, ḿnh sẽ đi với nhau một buổi.

Dù không muốn, chúng tôi cũng bịn rịn chia tay nhau, tôi c̣n nhắn với nàng là cho tôi gởi lời chào bố mẹ nàng. Nắm tay nhau mà không muốn rời, tôi kéo nàng sát vào thân ḿnh rồi một cách tự nhiên 2 cặp môi gắn chặt nhau không thể dứt được. Thời gian không gian quanh chúng tôi như đứng lại. Nàng lả người đi trong ṿng tay tôi, hơi thở dồn dập đứt quăng. Hơi thở nàng gây cho tôi như quyến rũ, như say đắm như quay cuồng. Khi rời môi nhau chúng tôi giống như 2 người say rượu hay đúng hơn là 2 kẻ đang say t́nh.

Rời nhà nàng, ḷng tôi chợt bừng lên nỗi rộn ră, hạnh phúc tràn ngập! Niềm hạnh phúc sống bên cha mẹ, anh em, với người yêu và cả với quê hương bao trùm quanh tôi. Vạn vật đáng yêu quá chừng!!!

Tôi phải làm ǵ đây cho xứng đáng với niềm tin của mọi người?

CSVSQ VŨ NGỌC LINH 311
 

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


 Bài vở cũ


Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt  
Xuân về trên đầu súng  
Đêm xa người  
Câu chuyện của người tù “Cải tạo” về từ Yên Bái
Tết trong ngục tù cộng sản  
Tâm t́nh này cho anh  
Quân trường và chiến trường  
Một giao thừa trong đời  
Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!  
Tiếc thương  
Đã bốn mươi năm con thầm đợi ba!  
Ăn Tết trên thuyền  
Cô gái làng Thái-Mỹ  
Người về từ Đại Dương  
Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa  
Hoàng Sa qua những nhân chứng 
Cảm nghĩ của người đằng sau cuộc chiến  
Đất người 
Chẳng qua  
Ly rượu mừng  
HQ 16 và trận hải chiến Hoàng Sa  
40 năm hải chiến Hoàng Sa  
Yểm trợ trận chiến Hoàng Sa  
Kư ức cuộc chiến Hoàng Sa 1974
Những ngày tháng tù đầy không thể quên  
Những giọt nước mắt ...  
Đồng Minh can trường

Chạy đâu cho thoát 
Bonjour Việt Nam – người đi, người ở, người về… Tuổi trẻ chúng tôi 
Vượt ngục 
Thần Năm Chén 
Hải Quân VNCH được Hoa Kỳ trao tặng huy chương Những ngày hè không thể quên
Kiếp nào yêu nhau
Đất trích !
Hoàng hôn bừng sáng
Trăng tan trên sông núi
Chuyện thật tôi biết về Tướng Trương Quang Ân
50 năm nhớ về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Mẹ tôi và lá cờ vàng ba sọc đỏ
Boston - Khi trời mới sang Thu
Bác Hạnh
Cuộc trùng phùng hy hữu...
Người lính vẫn c̣n đây  
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Hồi kư của một SQ Thủ Đức  
Người vợ lính Ở Thủ Đức   
Con tôi đi nhận xác chồng! 
Tôi viết cho anh "Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện" 
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Quân trường hoài niệm  
Tuổi già nên phiên phiến mọi chuyện ..  
46 năm họp mặt  
Quăng đời trên dốc đổ
Một đời chiến sĩ dọc ngang
Ḍng sông êm đềm
Côn Minh (Kunming) trong tôi
Chọc mà thương
Tây Ninh - Chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Kỷ niệm Một thời chiến đấu oai hùng
Coi các cháu hát "Thiếu nhi Hùng Sử Ca"
Trên chuyến tàu Thống Nhất
Ngày Quân lực 19/6: Viết về Người Lính Bất Hạnh VNCH  
Không bỏ rơi đồng đội 
Cô em vợ  
Giải vây đồi 46: Căn cứ ALPHA  
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Bà mẹ điên
Nỗi đau
Phan Nhật Nam - Dựa lưng nỗi nhớ
Khóc nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng
Chuyến vượt biển t́m tự do  
Hạm trưởng đa t́nh
Chuyện một con tàu
30 tháng tư, coi dĩa nhạc Asia Golden 3  
Cũng một đời người  
Thương tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù Cs  
Ngày nầy, năm 1975…  
Người mang thánh giá  
Hành tŕnh di tản t́m tự do  
Tổ Quốc Ghi Ơn  
Vài nét anh hùng của TSQ  
Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: 'Tôi chết đừng phủ cờ vàng?'  
30 tháng 4! Tôi chưa một lần sinh nhật
T́nh vẫn trao em
Câu hỏi tháng Tư
Những món nợ phải trả
Người hạ sĩ nhất
Đá nát vàng phai
Tháng Tư ở Sài G̣n
Người vợ Lính
Người t́m tự do cuối cuộc chiến
Người lính TQLC bên bờ Bến Hải
Trên chiến trường xưa
Người thiếu phụ trong mưa phùn
Tháng Tư viết về ngừơi lính VNCH
Tháng 4 lại về
Người chỉ huy về già
Tháng 4 đen
Những ngày cuối tháng Tư
Thắp nén hương ḷng
Chuyến hải tŕnh định mệnh
Tháng Tư, Cả Một Đời Người Trước...
Những tàn phá thoả thuê
Tưởng nhớ cha tội - Đại Úy Trương Hồng Nhơn
Rằn Ri ơí! nhớ quá  
Phan Bôi Châu - Trường tôi ngày đó  
Cho măi ngàn năm
Chim ơi! Vĩnh biệt sao đành!
Đêm 30 có mỗi truyện này
Ba tôi... người lính đổi màu

Những chuyến bay định mệnh