Cảm Nghĩ Của Người Đằng Sau Cuộc Chiến

(Một nén hương muộn màng kính dâng anh Sáu Hoàng của tôi- Trung úy Nguyễn Tấn Hoàng và các anh linh Vị Quốc Vong Thân)

Tháng 1 năm 1974 tôi được 17 tuổi, đang học lớp 11. Hôm đó cũng vào những ngày cận tết ta, tôi được gia đ́nh giao nhiệm vụ mang quà đến gởi cho anh tôi tại hậu cứ tiểu đoàn đóng gần cầu Long Định trên quốc lộ 4, cho đúng chuyến supply quà tết của đơn vị. Từ Sài G̣n, tôi đi xe đ̣ ngang qua Bến Lức, Long An, ngă ba Trung Lương. Trên đường đi, tôi tự hỏi tại sao tết nhứt đến nơi mà lính tráng và xe thiết giáp đóng dài theo lộ có vẻ nghiêm trọng như vậy.

Anh tôi là Trung úy Đại đội phó của một Tiểu đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 7. Thức ăn của gia đ́nh đi ủy lạo anh tôi cũng không nhiều lắm, chỉ là gần chục cặp lạp xưởng, một lon gô thịt heo kho với trứng, 2 xâu nem chua và 2 đ̣n bánh tét, tất cả đều do má tôi tự làm lấy. Riêng phần tôi là lén má đập ống heo mua cho anh tôi một cây thuốc Capstan, chai rượu Johnnie Walker- ông già chống gậy, mà anh nói là cái "gu" trong lần về phép thăm nhà năm ngoái. Và tôi cũng gom hết kẹo mứt "thèo lèo cứt chuột" của má tôi cúng đưa ông Táo mấy ngày trước, cho quà của ḿnh có vẻ ba ngày xuân.

Tôi không ngờ gặp được anh ngay tại hậu cứ, anh tôi mừng rở nói:

- Anh em ḿnh hên lắm, Tiểu đoàn tao lội mút chỉ trong Mộc Hóa mấy tháng nay, mới rút ra đây chiều hôm qua để chịu trách nhiệm an ninh một đoạn quốc lộ 4. Chiều nay tao có mồi khao anh em ăn tết sớm. Ờ, mầy có nghe Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Hải Quân ḿnh đưa tàu chiến và biệt hải đổ quân lấy lại, Hải Quân ḿnh ra đó đụng với tàu chiến Trung Cộng dữ dội, hai bên đều có tàu ch́m, lính chết. Tao nghe đài BBC hồi hôm cũng không rơ lắm, mầy về Sài G̣n mua báo coi. Vụ nầy chắc ba ḿnh theo dơi kỷ lắm. Mầy về nói với ba, hồi Mỹ rút quân nó hứa viện trợ bảo vệ ḿnh tới cùng. Bây giờ coi bộ nó muốn buông tay. Mấy năm trước, mỗi lần tụi tao hành quân dàn đội h́nh tấn công vô mục tiêu th́ được một-hai phi tuần A-37 dội bom, tiếp theo là chục tràng pháo binh 105 chừng cả trăm trái đủ loại nổ chụp, nổ chạm. Đợt chót nổ delay phá công sự làm cho Việt cộng chưa kịp ngóc đầu khỏi hố th́ tụi tao tràn lên dứt điểm. C̣n bây giờ đánh cấp Trung đoàn mới có máy bay, cở tụi tao kêu yểm trợ, được Pháo binh của Trung đoàn c̣n đở, c̣n pháo Diện địa cho biết gởi vô một hai tràng, tính luôn mấy trái khói điều chỉnh. Việt cộng ngồi sẵn trong hầm không ai gải ngứa tới da, tụi tao xổng lưng xung phong chạy vô, chẳng khác cho tụi nó nhắm bắn bia.

Anh tôi hút thuốc ph́ phà với vài ông sĩ quan trong câu lạc bộ hậu cứ, dịu bớt khích động:

- Em về ráng lo ăn học, đừng đi lính như anh cực lắm. Biết rằng năm tới em có đậu hay rớt tú tài cũng không nhập ngủ, em được hoăn dịch gia cảnh là con trai duy nhất c̣n lại ở gia đ́nh có cha mẹ đúng 60 tuổi và 2 anh đang tại ngủ. Ờ, mầy có được thư từ của anh Khoa, tao nghe tin vùng Pleiku của ảnh cũng bị áp lực nặng lắm. Em ráng nuôi cha mẹ, c̣n hai anh rày đây mai đó, làm sao biết được tương lai. Sẵn dịp anh vừa lănh tháng lương 13 mấy hôm nay, tiền tết của chính phủ cho lính tụi anh, em mang về tặng ba má ăn tết.

Hôm tôi đi gởi quà th́ cũng đă 28 âm lịch, chỉ vài ngày th́ đến tết Giáp Dần. Và t́nh h́nh chiến sự cũng đang sôi động các tỉnh cao nguyên, vùng chiến lược liền da liền thịt với vận mạng quốc gia nên nhiều người không chú trọng đến chuyện thất thủ Hoàng Sa, một vùng đảo quá xa tổ quốc. Bây giờ nghĩ lại, có thể lúc đó chính phủ VNCH đă cạn kiệt nguồn chiến cụ nên không muốn dấy lên mối lo âu cho dân chúng là nước ta có thêm một kẻ địch to con hùng hậu. Và cũng có thể là người dân miền Nam c̣n tin tưởng Hạm đội 7 sẽ giúp chúng ta tái chiếm Hoàng Sa như phi pháo và hải pháo của Hạm đội nầy đă yểm trợ quân đội VNCH tái chiếm Cổ thành Quảng Trị hồi 1972. Hoặc là mọi người nhàm chán với tin tức chết chóc, mất mát của chiến tranh, nên với họ th́ không có ǵ quan trọng hơn nữa. Nhưng riêng hai cha con chúng tôi cứ chiều là đón báo mới ra, đêm th́ xem Băng tần Quân đội và cũng thường nghe đài BBC loan tin chiến sự.

xxxx

Ngay từ những năm sau Mậu Thân 1968, ba tôi bắt đầu chú ư các tin tức trên báo Paris Match về các cuộc biểu t́nh phản chiến chống chiến tranh Việt Nam diễn ra long trời ở Mỹ. Việc đảng Cộng ḥa của Tổng thống Nixon dính líu vụ Watergate vào tháng 6-1972 nên đảng Cộng ḥa yếu x́u trước sự tấn công phản chiến của các ông thượng hạ nghị sĩ đảng Dân chủ. Scandal của thuộc hạ đặt máy nghe lén dẫn đến việc Nixon phải từ chức ngày 9-8-1974.

Điều mà ba tôi linh cảm người Mỹ bỏ rơi Việt Nam mỗi lúc đậm hơn từ sự than phiền eo hẹp chiến cụ của anh tôi, và của vị Sỉ quan Hải quân ở gần nhà, ông đó làm việc ở bến Bạch Đằng, quen miệng kêu ba tôi là thầy Hai.

- Thầy Hai biết không, tàu chiến của ḿnh có xác mà không hồn, súng ống và các cơ phận máy móc, vận hành phải săn nhặt từ những chiếc tàu đă được làm thịt th́ làm sao mà đánh đấm. Tuy là đảo của ḿnh nhưng là chiến trường xa lạ bất ngờ, không có t́nh báo và kế hoạch hành quân chu đáo nên mất ưu thế khi đụng độ với Hải quân Trung Cộng vừa đông mà tụi nó nằm ở đó nghiên cứu sẵn.

Ba tôi là một người theo tây học, ông có khả năng dạy Trung học hoặc có thể ra làm công chức, nhưng v́ ông có tham gia Việt Minh 9 năm nên ông tự cảm thấy yếm thế mà không cộng tác với chính quyền sau năm 1954. May cho ông là gặp lại người bạn học cũ làm Thanh tra Sở Học chánh, đề nghị ba tôi làm giáo viên một trường Tiểu Học gần nhà. Ba tôi dạy suốt ở trường đó mười mấy năm rồi xin nghĩ hưu. Má tôi là con một của gia đ́nh khá giả ở Lái Thiêu, bà biết một ít chữ Tây và thông thạo nữ công gia chánh trong văn hóa Việt lẫn Pháp.

Ba má tôi có 6 người con, 3 gái, 3 trai. Anh Tư Khoa của tôi nhập ngũ khóa 18 Trường Bộ Binh Thủ Đức, mùa hè đỏ lửa anh đă là Thiếu Tá Tiểu đoàn trưởng trực thuộc Sư Đoàn 23.

Anh Sáu Hoàng của tôi nhập ngũ khóa 4/68 Sĩ quan Trừ Bị được huấn luyện ở Đồng Đế, là người anh đang ở Sư Đoàn 7. Ba người chị và anh lớn đă có gia đ́nh, nhà tôi giờ chỉ có ba má và thằng em mà già trẻ trai gái đều kêu bằng cậu út.

xxxx

Qua tết Giáp Dần 1974 khoảng chừng 10 ngày, một buổi chiều tôi vừa bước vào nhà th́ thấy ba tôi ngồi thừ trên ghế, tờ Tiền Tuyến quen thuộc nằm hờ hững trên mặt bàn, gương mặt trầm buồn ông nhỏ nhẹ với tôi:

- Ngư dân B́nh Định vừa cứu một xuồng phao cao su loại dùng đổ bộ, trên đó có 15 lính Hải Quân trôi dạt trở về trong trận Hoàng Sa.

Nh́n bức ảnh có những khuôn mặt bị nắng táp đen như lọ chảo trong 15 ngày nắng gió. H́nh ảnh 14 người lính và sĩ quan sống sót phơi bày trên trang nhất tờ báo, khiến gia đinh tôi dâng trào niềm thương cảm. Cha con chúng tôi bàng hoàng khi biết họ tường thuật với báo chí họ là những người may mắn không bị tàu chiến Trung Cộng phát hiện và bắn chết như những chiếc xuồng cứu sinh khác từ những chiếc chiến hạm trúng đạn bị ch́m. Trường hợp mà chúng tôi đă từng nghe qua sách báo nói về đệ nhị Thế chiến, tàu ngầm Đức Quốc Xă nếu nó thấy thuận tiện th́ nổi lên dùng ca-nông diệt thêm đám lính Mỹ đang nổi b́ bỏm và trong các xuồng thoát hiểm từ con tàu trúng thủy lôi của nó. Hôm nay người ta c̣n đau xót bao nhiêu khi biết trong những ngày trôi dạt, những người lính Hải quân nầy đă tiết kiệm số nước ít oi mang theo và phải uống lại nước tiểu của ḿnh.

- Con nghĩ sao nếu những người nầy là anh ruột hay là thân thuộc của con.

- Họ sống là ḿnh mừng rồi ba ơi, vậy mà cũng có một người bị chết lúc đă lên tàu cá của ngư dân ngoài biển.

xxxx

Tháng 4-1975 gia đ́nh tôi đươc thơ của anh Tư Khoa cho biết Sư đoàn 23 di tản về đóng ở khu vực cầu Bến Lức dài xuống Tân An. Tôi theo gạc-đờ-co má tôi lặn lội xuống đó thăm anh. Lần nầy tôi nhờ thọ giáo trên báo với ba tôi cả năm rồi nên có "kinh nghiệm chiến trường", tôi theo rỉ rịt hỏi anh về đoạn đường di tản về quân số và vũ khí của đơn vị ra sao. Anh rầy tôi:

- Em t́m hiểu những việc quân sự đó làm ǵ.

- Ba má đồng ư rồi, năm nay em thi đậu rớt ǵ cũng đi lính như hai anh. Hiện em chỉ cần Chứng chỉ Hoăn dịch v́ lư do học vấn cho đến kỳ thi. C̣n tờ đơn xin hoăn dịch gia cảnh em không cần nữa.

Anh Khoa nh́n má tôi chằm chặp một lúc rồi quay sang nói với tôi:

- Đơn vị anh được lịnh triệt thoái khỏi cao nguyên bằng đường bộ xuống Nha Trang mà không có gunship yểm trợ trên không, quốc lộ không đi mà chọn đường bỏ hoang từ thời Pháp, lộ hoang vu khó đi mà không có cầu qua sông lớn nên phải bỏ lại xe cộ, thiết giáp và các loại súng pháo binh, lính chỉ mang vũ khí cá nhân và ít đạn để phăng dây cáp qua sông sâu nước chảy siết và dưới làn mưa pháo 130 ly và hỏa tiển 122 ly của địch. Xuống tới Nha Trang th́ quân số đơn vị anh chỉ c̣n phân nửa, lên được Vũng Tàu cấm trại vài ngày để dồn quân thành lập đơn vị mới, xuống tới Long An được bổ sung vũ khí. Súng cá nhân th́ đa số trang bị M16 tận dụng từ các quân trường, cấp số đạn chỉ có vài trăm. Lính Trung đoàn của anh bây giờ hỏa lực chỉ hơn mấy anh em Nhân dân Tự vệ canh gát trong thành phố.

Anh Tư Khoa của tôi tan hàng tại cầu Bến Lức. Anh Sáu Hoàng bị thương găy xương ống chân ngày 29 tháng Tư tại chiến trường Cai Lậy. Anh được chở đến trạm xá tiền phương của Trung đoàn để chờ máy bay chuyển về bệnh viện 3 Dă chiến của Sư đoàn 7 ở Mỹ Tho. Đoạn đường có khoảng mười mấy cây số mà lúc đó không thể di chuyển bằng xe. Anh Hoàng nằm lại căn lều bệnh xá một đêm để rồi sáng 30 tháng 4 hốt hoảng bơ vơ, đau đớn thể xác th́ ít, đau đớn trong tinh thần của một chiến binh bại trận nhục nhă th́ không có ǵ so sánh được. Cả trạm xá lúc đó chỉ c̣n một bác sĩ và một y tá nấn ná ở lại với họ bởi một ràng buộc thiêng liêng hơn là trách nhiệm. Sáng mồng 1 tháng 5 có mấy chú du kích giải phóng quân vào tiếp thu bệnh xá và đuổi hết đám thương binh ngụy, họ nói bệnh xá nầy dành cho quân giải phóng. Anh tôi và các thương binh khác được vị bác sĩ và dân xóm d́u ra tạm trú trong một trường học gần đó. Ông bác sĩ nầy chỉ c̣n tay không nhưng ông giúp được những chiến hữu một lần chót. Ông ghi hết địa chỉ thương binh của ḿnh và hứa về đến Cần Thơ th́ cho người t́m đến từng gia đ́nh thông báo.

Đă mấy ngày sau lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi quân đội VNCH buông súng đầu hàng, lính tráng ùn ùn trở về nhà mà không có tin ǵ của anh Sáu Hoàng, gia đ́nh tôi hồ nghi anh đă chết. Mọi người chỉ c̣n chút hy vọng là anh bị thương nằm ở bệnh viện nào đó. Đến ngày 3 hay 4 không nhớ rơ của tháng Năm th́ có một ông già cầm thơ tay của ông bác sĩ quân y đến nhà báo tin anh Sáu Hoàng bị thương gảy chân đang nằm trú tạm trong trường học, vị trí từ quốc lộ 4 quẹo vào đường về Vĩnh Kim chừng 200 mét. Tôi và má tôi gom góp tiền bạc và thuốc men bông băng quần áo tức tốc bao chiếc xe chở hàng nhỏ của người bà con đi ngay xuống đó. Bước vào hành lang ngôi trường tiểu học có 4 lớp học xây bằng gạch, mái lợp tôn nhôm viện trợ đúng trong thơ hướng dẫn. Một mùi xú uế nồng nặc hực theo cơn gió trong cái nóng hầm hập buổi trưa, tôi sựng lại tự dưng muốn ói. Má tôi đưa chai dầu Nhị thiên đường cho tôi xức mủi, "ráng lên nghe con". Mẹ con tôi bước vào pḥng học đă được dọn trống một nửa, có hai chiếc mùng nhà binh và một mùng dân sự giăng là đà sát đất. Má tôi kêu lên trong tiếng nghẹn ngào:

- Hoàng ơi, con ở đâu?

Một giọng yếu ớt từ trong chiếc mùng dân sự chỉ trắng ngả màu vàng sát với cửa lớp học:

- Trung úy Hoàng nằm trong cùng, nghe nói sáng nay ổng sốt cao lắm.

Những người lối xóm thấy có chúng tôi đến nên họ chạy qua lau nhau:

- Hôm trước tụi tôi khiêng qua đây 6 ông, 2 người bị thương ở bụng qua đời rồi. Hôm qua có gia đ́nh ở Cao Lănh lên chở một anh. Chúng tôi ở đây chỉ biết nấu cơm cháo mấy ngày nay, hùn tiền mua pi (penicillin) cho mấy ổng uống cầm cự chờ gia đ́nh, chớ như vậy mà thấm tháp ǵ.

Má tôi khóc bù lu chớ đâu c̣n nghe ǵ nữa, bà vén mùng lên cho gọn và dỡ cái mền màu cứt ngựa. Phần thân thể từ đùi trở xuống của anh tôi hiện ra làm má tôi la thất thanh trời ơi rồi ngă ngang gần xĩu. Nguyên phần ống chân từ đầu gối trở xuống trên chân trái của anh sưng cứng đen thui. Cả người anh nóng sốt mê mang, hơi thở c̣n rất nhẹ. Chú người dân địa phương nhiệt t́nh góp ư:

- Tôi có quen ông y tá tư rất giỏi ở chợ Cai Lậy cách đây chừng mười mấy cây số, bà có muốn rước y tá vô đây th́ tôi dẫn đường, để cho em nầy ở lại săn sóc cho ổng.

Má tôi đi Cai Lậy với chú dân địa phương th́ tôi đi theo chị lối xóm cũng trạc chị hai tôi, nhờ chị về nhà nấu dùm nước sôi dùng pha nước ấm lau ḿnh vệ sinh cho anh Sáu Hoàng, sẵn dịp tôi cũng lau rửa cho hai người lính c̣n lại. Một ông là Thượng sĩ quê ở Vũng Tàu, ông cho vợ con về nhà cha mẹ vợ ở Sài G̣n gần tháng nay để tránh đạn pháo kích tràn lan vào khu gia binh hậu cứ. Ông kia là binh nhất c̣n trẻ măng, gia đ́nh ở vùng chỉ đi đến bằng tàu đ̣ thuộc tỉnh Cà Mau. Hai người nầy cũng bị thương ở chân, họ đi không được nhưng chưa tệ như anh tôi. Chừng hai giờ sau th́ ông y tá đến trước bằng Honda, ông chích cho mỗi người lính vài mũi thuốc rồi nói với má tôi:

- Phải tôi biết có người bị thương th́ mỗi bửa tôi vô đây thay băng chích thuốc dùm, bây giờ vết thương làm độc ăn ruồng, nếu trể th́ tôi e anh ta không qua khỏi. Tôi chích thuốc khỏe cho 3 người, bà phải chở anh ta về Sài G̣n vô liền nhà thương tư đêm nay. Tôi đưa cho em nầy loại thuốc hồi sinh trong ống chích có gắn kim, xài dă chiến của nhà binh, đi đường có chuyện ǵ th́ cứ chích đại cho anh ta.

Anh Sáu Hoàng c̣n mê mang nhưng mặt có chút hồng hào, hơi thở mạnh hơn lúc tôi mới đến. Má tôi đem hết đồ mang xuống cho hai người lính c̣n lại, gởi tiền cho chú dân địa phương nhờ lo cơm nước thuốc men cho hai bệnh nhân. Hai người đó cám ơn nhưng trong ánh mắt họ thoáng một nỗi buồn xa xôi lo lắng. Tôi bất nhẫn t́nh cảnh đó nên ra hiệu cho má tôi bước ra sân.

- Con thấy má chở hai người kia về Sài G̣n luôn, ông Thượng sĩ có nhà vợ con ở Hàng Xanh, ḿnh về trển giao lại cho vợ ổng. Ḿnh chỉ nuôi anh lính trẻ cho vẹn t́nh nghĩa "huynh đệ chi binh" của anh Sáu Hoàng.

Tôi ngồi trệt trong thùng xe phía sau với ba người thương binh. Anh Sáu Hoàng được nằm trên chiếc băng ca duy nhất nhờ chú dân địa phương đem về nhà giặt rửa vết máu nên c̣n giữ lại được. Bàn tay tôi cứ sờ lên túi quần có hai chiếc ống chích thuốc hồi sinh Adrenalin của USA c̣n trong bọc plastic dai mà bác y tá hướng dẫn cách sử dụng cẩn thận.

Xe về đến Sài G̣n lúc 8 giờ tối, ghé nhà th́ biết ba tôi đă chuẩn bị sẵn sàng. Ba có bạn làm thông dịch viên cho các bác sĩ người Pháp ở bệnh viện Grall, lúc đó c̣n là một bệnh viện đa khoa tư nhân của người Pháp. Ba nhảy lên xe thay cho má và nhờ tài xế chạy thẳng vô Grall.

Ba người cựu lính Sư đoàn 7 nằm nhà thương Grall trên dưới 2 tuần th́ xuất viện, má tôi phải bán hết nữ trang và chạy về bên ngoại để mượn thêm mới đủ trả chi phí nhà thương cho anh tôi và phụ giúp 2 chiến hữu. Cả ba người c̣n giữ mạng là hên lắm, anh tôi th́ tháo ngay khớp gối, chân ông Thượng sĩ th́ cắt ngang mắt cá chân. C̣n anh lính trẻ gốc Cà Mau bị hư thịt teo cơ một bắp chân.

Nhờ cụt chân nên khi anh Tư Khoa bị đi tù cải tạo về tội làm Trung tá Trung đoàn phó ngụy quân th́ anh Sáu Hoàng tránh được chuyện bị tập trung cải tạo như các bạn đồng cấp của anh. Nhưng ba tôi đoán biết anh sẽ bị cưỡng bức đi vùng kinh tế mới, nên ông ra tiền chia lại một mảnh đất nhỏ của bà con ở Long Khánh cho hai anh em tôi lên đó làm rẫy. Hai thanh niên cày sâu cuốc bẩm trên vùng đất đỏ bao la vài năm mà không làm ra một đồng nào, trong khi gia đ́nh càng túng thiếu v́ phải phụ giúp chị dâu nuôi cháu và chị bắt đầu được phép ra Yên Bái thăm nuôi anh Tư Khoa, sau mấy năm không ai biết những người tù nầy bị giam giữ ở đâu. Tôi giă từ anh để trở về Sài G̣n làm nghề vá dép mủ, bôm quẹt ga, vô mực viết bic, làm ch́a sửa khóa. Tôi làm đủ thứ lặt vặt để nuôi thân và nuôi ba má ngày càng già yếu và không c̣n hưu bỗng từ dạo đổi đời. Suốt nhiều năm tôi không có hộ khẩu, sống lưng lững như người lưu vong ngay nơi ḿnh được sinh ra và lớn lên nơi xóm cũ.

Năm 1984 anh Khoa được ra tù sau 9 năm lao động khổ sai. Gia đ́nh mừng vui vô hạn th́ đúng một tháng sau có người bà con trên Long Khánh xuống báo hung tin, anh Sáu Hoàng đi móc gốc cây phá đất mướn cho người ta, anh cuốc nổ quả đạn. Lối xóm dùng xe ḅ chở anh đi suốt đêm, v́ vết thương máu ra nhiều quá nên anh tắt thở trước khi tới quốc lộ. Một sĩ quan có 7 năm lính, hiên ngang trong đạn văi như mưa mà không chết, giờ lại chết nơi xó rừng hiu quạnh, hưởng dương 36 tuổi, bỏ lại một vợ hai con, bỏ lại cha mẹ anh em suốt đời thương tiếc.

Tháng tư 1975, tôi chỉ c̣n mấy tháng là được noi theo con đường hào hùng của hai người anh và hàng triệu thanh niên ở miền Nam. Nhưng vận mệnh tổ quốc xoay chiều và xoay luôn vận mệnh con dân trong đó. Thằng học sinh chưa kịp có bằng tú tài, nay trở thành thợ hồ xây gạch chai sạn da tay. Nhưng đau thương chưa đủ, nó mang tấm thân tàn v́ lao động quá sức mà thiếu ăn thiếu ở, đau không thuốc, cơ cực ṛng rả 20 năm đầu được giải phóng. Nên nó biến thành loại người không ra người ma không ra ma, sống dật dờ giữa lằn ranh khói mù và hào quang của người chiến thắng.
(1-2014)

Nguyễn Hoàng Em

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


 Bài vở cũ


Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt  
Xuân về trên đầu súng  
Đêm xa người  
Câu chuyện của người tù “Cải tạo” về từ Yên Bái
Tết trong ngục tù cộng sản  
Tâm t́nh này cho anh  
Quân trường và chiến trường  
Một giao thừa trong đời  
Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!  
Tiếc thương  
Đã bốn mươi năm con thầm đợi ba!  
Ăn Tết trên thuyền  
Cô gái làng Thái-Mỹ  
Người về từ Đại Dương  
Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa  
Hoàng Sa qua những nhân chứng 
Cảm nghĩ của người đằng sau cuộc chiến  
Đất người 
Chẳng qua  
Ly rượu mừng  
HQ 16 và trận hải chiến Hoàng Sa  
40 năm hải chiến Hoàng Sa  
Yểm trợ trận chiến Hoàng Sa  
Kư ức cuộc chiến Hoàng Sa 1974
Những ngày tháng tù đầy không thể quên  
Những giọt nước mắt ...  
Đồng Minh can trường

Chạy đâu cho thoát 
Bonjour Việt Nam – người đi, người ở, người về… Tuổi trẻ chúng tôi 
Vượt ngục 
Thần Năm Chén 
Hải Quân VNCH được Hoa Kỳ trao tặng huy chương Những ngày hè không thể quên
Kiếp nào yêu nhau
Đất trích !
Hoàng hôn bừng sáng
Trăng tan trên sông núi
Chuyện thật tôi biết về Tướng Trương Quang Ân
50 năm nhớ về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Mẹ tôi và lá cờ vàng ba sọc đỏ
Boston - Khi trời mới sang Thu
Bác Hạnh
Cuộc trùng phùng hy hữu...
Người lính vẫn c̣n đây  
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Hồi kư của một SQ Thủ Đức  
Người vợ lính Ở Thủ Đức   
Con tôi đi nhận xác chồng! 
Tôi viết cho anh "Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện" 
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Quân trường hoài niệm  
Tuổi già nên phiên phiến mọi chuyện ..  
46 năm họp mặt  
Quăng đời trên dốc đổ
Một đời chiến sĩ dọc ngang
Ḍng sông êm đềm
Côn Minh (Kunming) trong tôi
Chọc mà thương
Tây Ninh - Chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Kỷ niệm Một thời chiến đấu oai hùng
Coi các cháu hát "Thiếu nhi Hùng Sử Ca"
Trên chuyến tàu Thống Nhất
Ngày Quân lực 19/6: Viết về Người Lính Bất Hạnh VNCH  
Không bỏ rơi đồng đội 
Cô em vợ  
Giải vây đồi 46: Căn cứ ALPHA  
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Bà mẹ điên
Nỗi đau
Phan Nhật Nam - Dựa lưng nỗi nhớ
Khóc nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng
Chuyến vượt biển t́m tự do  
Hạm trưởng đa t́nh
Chuyện một con tàu
30 tháng tư, coi dĩa nhạc Asia Golden 3  
Cũng một đời người  
Thương tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù Cs  
Ngày nầy, năm 1975…  
Người mang thánh giá  
Hành tŕnh di tản t́m tự do  
Tổ Quốc Ghi Ơn  
Vài nét anh hùng của TSQ  
Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: 'Tôi chết đừng phủ cờ vàng?'  
30 tháng 4! Tôi chưa một lần sinh nhật
T́nh vẫn trao em
Câu hỏi tháng Tư
Những món nợ phải trả
Người hạ sĩ nhất
Đá nát vàng phai
Tháng Tư ở Sài G̣n
Người vợ Lính
Người t́m tự do cuối cuộc chiến
Người lính TQLC bên bờ Bến Hải
Trên chiến trường xưa
Người thiếu phụ trong mưa phùn
Tháng Tư viết về ngừơi lính VNCH
Tháng 4 lại về
Người chỉ huy về già
Tháng 4 đen
Những ngày cuối tháng Tư
Thắp nén hương ḷng
Chuyến hải tŕnh định mệnh
Tháng Tư, Cả Một Đời Người Trước...
Những tàn phá thoả thuê
Tưởng nhớ cha tội - Đại Úy Trương Hồng Nhơn
Rằn Ri ơí! nhớ quá  
Phan Bôi Châu - Trường tôi ngày đó  
Cho măi ngàn năm
Chim ơi! Vĩnh biệt sao đành!
Đêm 30 có mỗi truyện này
Ba tôi... người lính đổi màu

Những chuyến bay định mệnh