KHÓC NHẠC SĨ THÔNG ĐẠT-VĂN GIẢNG

DTDB

MỘT VÀI NÉT VỀ NHẠC SĨ THÔNG ĐẠT-VĂN GIẢNG

Nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng sinh ngày 12, tháng 5, năm 1924 tại Huế.
Ông là Giám Đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế
Trưởng pḥng Học Vụ Nha Mỹ Thuật, đảm trách học vấn của các trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài G̣n, Huế và các trường Cao Đẳng Mỹ Thuật.
Năm 1970 ông được huy chương vàng giải Văn Học Nghệ Thuật
(Âm nhạc loại A) của Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa.
Nhạc sĩ Thông Đạt-Văn giảng là tác giả những bài hành khúc hùng tráng và là tác giả nhạc phẩm bất hủ “Ai Về Sông Tương”

“Ai có về bên bến sông Tương/ Nhắn người em gái tôi thương/ Bao ngày ôm mối tơ vương...” Đó là một đoạn ngắn trong bản nhạc t́nh bất hữu “Ai Về Sông Tương” của nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng đă đi vào ḷng người mộ điệu Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Cũng như bao nhiêu học sinh, sinh viên ở thời tuổi ngọc dưới Chánh thể Cộng Ḥa. Tôi muốn nhắc là thuở đó người Việt sống trong miền Nam hoàn toàn tự do, tự do làm theo sở thích của ḿnh. Tự do yêu, hận, ghét, thương... Miễn sao đừng làm phiền người khác và phạm pháp.

Thuở đó những bản nhạc của những nhạc sĩ tôi thích nghe và đôi khi c̣n hát theo những ca sĩ tài danh trong radio, trong băng nhựa (cassette)“Ai Về Sông Tương” đó la bản nhạc của nhạc sĩ “Thông Đạt-Văn Giảng”, bài “Trăng Mờ Bên Suối” của nhạc sĩ “Lê Mộng Nguyên”. Riêng bài “Chiều Lên Bảng Thượng” của nhạc sĩ “Lê Dinh” tôi không thể nào quên được. V́ đó là bài hát đệm cho bọn nam nữ học sinh chúng tôi gồm có 8 đứa, múa biểu diễn trong ngày măn khóa học năm Đệ tứ (lớp 9) trước mấy trăm phụ huynh học sinh và chánh quyền tham dự. Và tôi c̣n thích rất nhiều, rất nhiều những bản nhạc bát ngát t́nh người, t́nh lính, t́nh quê hương khác, của các nhạc sĩ khác...

Vận nước nỗi trôi, sau 30 tháng 4 năm 1975 nước Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay quỹ dữ! Theo đoàn người chạy loạn, gia đ́nh tôi bôn ba đến xứ người, và khi nếp sống gia đ́nh tạm thời yên ổn trong một nước tự do, vợ chồng đi làm, con cái đến trường... Th́ lúc đó tâm trí tôi mới trở lại với chính ḿnh là thèm muốn những riêng tư phải có cho sự đ̣i hỏi của tâm hồn. Tôi thèm nghe nhạc, thèm đọc sách, và nỗi đam mê viết lách bắt đầu âm ĩ ngún ng̣i!

Ở thập niên 80, không biết vùng tôi tạm cư Chicago (Illinois) có bao nhiêu người Việt tỵ nạn Cộng sản, và bao nhiêu du học sinh miền Nam trước năm 1975. Nhưng chỉ có một tiệm duy nhứt của người Việt lai Tàu bán những vật dụng và gia dụng Á Đông (có các thứ của Việt Nam).
Nhà tôi đến chợ nầy phải mất một giờ lái xe. Hôm đó tôi vô cùng mừng rỡ, mằn ṃ từ kệ hàng nầy qua kệ kia mới t́m được 6 băng cassette nhạc Việt Nam, thu đâu hồi năm ngoái kỳ xưa ở Sài G̣n.

Xin quư vị đừng cười cho “Bà Tư Kẹo” (đó là cái tên cúng cơm do các chị, em đặt cho) mà mấy mươi năm rồi, giờ tôi mới chợt nhớ!
Mèn ơi, bởi khi ra tính tiền những băng nhạc tôi tá hỏa tâm tinh 7$/1 cassette (7 đô la một băng)! Trong khi quư vị à tôi làm có 3$15 su/1giờ, ngoài chợ Mỹ bán thịt đuồi heo 19 su/1bls, 12 trứng gà /10su, thịt gà đuồi 14su/1bls... Tôi xót xa trong bụng, 6 băng nhạc nhiều lần cầm lên rồi để xuống... Phu quân tôi nh́n thấy biết vợ cái mặt méo xẹo vỉ tiếc tiền! Chàng tỏ ra tự nhiên hào săn, bảo nhỏ: “Em thích th́ mua về nghe đi...”

Tôi nh́n chồng biết ơn và e dè như người có tội, mua 3 cái, trả lại ba cái mà ḷng đầy tiếc nuối. Nhưng eo ơi, có lẽ v́ băng thu lại lâu đời, dùng nhiều nên về nhà 3 băng nhạc, chỉ có 1 băng hát nghe đỡ một chút, c̣n hai cái kia cái bị cà lăm, cái bị rè không nghe được...

Thuở đó được đồng hương trong vùng cho mượn sách, tập truyện, báo cũ... Việt ngữ th́ quư và vui mừng lắm. Rồi dần dà t́m được địa chỉ một vài nguyệt san ở Nam, Bắc California... tôi chắc mót gởi mua sáu tháng, một năm... th́ chủ báo gởi nhiều lắm là hai ba, lần... rồi mất tiêu luôn... Hoặc gởi tiền đi nhưng báo không bao giờ đến, gọi hỏi toà soạn không ai trả lời...

Nghe tôi láp dáp cằn nhằn mấy tờ báo đời đó, phu quân tôi cười kh́:
- Thôi bỏ đi, đền hoặc thưa gởi ai bây giờ? Đă mất tiền c̣n buồn bực làm chi cho mệt, ở đời người ta thiếu ḿnh sướng hơn, chớ đừng để ḿnh thiếu người ta... mang tội!

Bị dối gạt mất tiền. ḷng c̣n đang hết sức bực bội mà nghe ổng xă ḿnh nói chuyện huề vốn thấy mắc ghét! Tôi hấy ổng con mắt có đuôi như dao cạo râu, rồi bỏ ra ngoài sân nh́n trời hiu quạnh cho thoải mái tâm hồn!

Trong dịp t́nh cờ, năm đó tôi đọc được bài của nhạc sĩ Lê Dinh viết về nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng trên nguyệt san Nghệ Thuật (của nhạc sĩ Lê Dinh). Từ lâu tôi đă cảm mến về nhạc của ông, giờ đây đọc được bài viết về ông, khiến tôi càng kính phục về người nhạc sĩ tài hoa Thông Đạt-Văn Giảnh nhiều hơn.

Nhờ nhạc sĩ Lê Dinh cho địa chỉ, tôi mạo muội gởi tặng ông Thông Đạt-Văn Giảng hai thi tập của ḿnh để làm quen. Sau tháng gởi thi phẩm tặng, tôi nhận được thiệp cảm ơn của ông, và trong thiệp ông có hỏi “Chị c̣n có thi tập nào nữa không...?” Tôi mừng húm, lật đật gởi tiếp ông 4 thi tập c̣n lại! Bởi theo thiển nghĩ của tôi: “Viết ra là mong tác phẩm của ḿnh được đến tay người đọc... Có độc giả càng nhiều càng tốt, văn thơ được đi xa, xa tít khắp năm châu bốn biển càng hay... Và được có người cảm nhận văn thơ ḿnh th́ tôi sung sướng hạnh phúc vô cùng...”

Nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng ở nước Úc, chúng tôi ở nước Mỹ, hai Châu khác nhau. Trên bản đồ thế giới hai nước cách xa hơn nửa ṿng trái đất, một biển Thái B́nh Dương bao la, các múi kinh tuyến, các tầng vĩ tuyến. Phải mất khoảng 16 giờ máy bay không ngừng nghỉ từ Hoa Kư mới đến Úc Đại Lợi.

Vào năm 2003 du lịch ở Úc, có đi qua vùng Melbourne nơi nhạc sĩ tạm cư. Chúng tôi điện thoại đến, xin được ghé qua thăm ông. Và kể từ sau lần thăm, tôi gọi ông bằng bác (ông cùng tuổi với ba tôi)

Bác Thông Đạt-Văn Giảng tôi gặp năm đó có vóc dáng cao ráo, ốm, khuôn mặt phúc hậu, nước da trắng xanh. Nét mặt nghiêm trang, giọng Huế của bác nhỏ nhẹ, ôn tồn, ấm áp... Bác lắng nghe người đối diện nói nhiều hơn bác nói. Bác khiêm tốn, có phong cách phương phi, điềm đạm của một nhà mô phạm chân chính hơn là một nghệ sĩ...

Chúng tôi v́ phải theo đoàn du lịch qua tiểu bang khác trong ngày, nên dừng lại thăm bác chỉ một giờ thôi. Bác đăi chúng tôi tách trà mai quế hoa với bánh “phục linh” (loại bánh in nhỏ bằng ngón tay cái, để vào miệng không cần nhai mà bánh thao ra) ngọt đường, béo nước cốt dừa và phảng phất hương lá dứa. Bánh có màu xanh nhạt, màu hồng phấn và màu lá cẩm đặt trên chiếc dĩa kiểu mạ vàng trên vành.

Nhân dịp đến thăm, tôi tặng bác món cổ ngoạn nhỏ để bàn, đó là tượng phật Quan Âm bằng ngọc thạch nhân tạo, có vân xanh da trời và trắng màu mây. Mấy năm trước du lịch tôi đă mua trong một ngôi chùa bên khu Tam Giác Vàng (Nơi đây có ba ḍng sông của ba nước: Thái Lan, Lào, và Burma) nhập lại.

Đưa chúng tôi ra cửa, bác bảo nhỏ:
- Chúc thượng lộ b́nh an, cảm ơn anh chị đến thăm, và tặng món cổ ngoạn... Từ rày thỉnh thoảng gởi sách, hoặc thơ chị viết cho tôi đọc là quư lắm rồi... Tôi không nhận quà nữa nghe...

Tôi ngầm sung sướng và vui mừng nhận được những bài thơ của ḿnh được bác phổ nhạc... Và tôi vô cùng cảm động nhận được lời thư dưới đây nguyên văn của bác:
“.....................

Nhận được mấy thi tập của nhà thơ Dư Thị Diễm Buồn gửi tặng đầu năm 2001. Tôi nghĩ rằng một nhà thơ chưa quen biết mà gởi tác phẩm tặng, có lẽ muốn ḿnh phổ nhạc. Nếu không phổ một bài nào e ḿnh thiếu lịch sự! Nên tôi bắt đầu đọc thơ của Dư Thị Diễm Buồn để kiếm một bài phổ nhạc làm quà quen biết với nhà thơ, người có ư tốt hâm mộ tôi.

Tôi đă chọn được bài thơ “Nhớ” phổ theo âm hưởng Huế làm món quà văn nghệ ban sơ... Mấy ngày sau tiếp tục đọc kỹ th́ thấy có nhiều bài hay, ư tứ súc tích, từ ngữ phong phú, mộc mạc, chất phác, t́nh cảm đậm đà, nhất là chất nhạc dồi dào rất gợi cảm cho người phổ nhạc. Do đó tôi viết thêm bài thứ hai, thứ ba và tiếp tục từ bài nầy đến bài khác... Tôi ngâm nga lời thơ để viết nhạc một cách lư thú...

Tôi có thói quen khi viết được khúc nhạc nào cảm thấy hay hay, th́ thường hát cho vợ con nghe, đặc biệt câu nào thích nhứt trong bài, tôi thường hát lập đi, lập lại nhiều lần để tự ḿnh và những người thân trong gia đ́nh thưởng thức. Thỉnh thoảng tôi hỏi họ: Đă nghe... câu ấy chưa, được không?” Khi họ trả lời: “Nghe hay, dễ nhớ...” Lúc đó tôi mới hạ bút viết thành nhạc...

Khi phổ đến bài thơ thứ năm, tôi thấy cũng đủ rồi, ngưng là vừa... Thế rồi lật tập thơ khác ra đọc tiếp, th́ cảm hứng dấy lên tôi muốn phổ nhạc thêm... Như vậy đủ thấy thơ Dư Thị Diễm Buồn thật là phong phú t́nh cảm, nhạc tính dồi dào dễ rung động người đọc.

Tôi có ư định phổ thơ cho đủ chị làm một CD... Cuối cùng tôi đă thực hiện xong ư ḿnh, và tôi lại tiếp tục phổ nhạc thơ của Dư Thị Diễm Buồn nhiều hơn đă định...

Melburne, ngày 12 tháng 4 năm 2001

VĂN GIẢNG-THÔNG ĐẠT”


(Trích trong tập nhạc của ba nhạc sĩ: Văn Giảng-Thông Đạt, Vỏ Tá Hân, và Hiếu Anh)

Đôi ba tháng tôi điện thoại thăm bác một lần, hoặc gởi bác cái thiệp vấn an. Sách nào, CD ngâm thơ tao đàn nào khi phát hành tôi cũng gởi tặng bác...
Có lần bác bảo:
- Chị có định ra CD nhạc chưa?
- Kính bác, cháu có hỏi thăm những nhà làm nhạc thu vào CD ở California. Họ bảo trung b́nh làm một CD gốc, ca sĩ thường hát nghe được th́ từ 7000$ (bảy ngàn đô la Mỹ) c̣n những ca sĩ hát hay nổi tiếng phải từ 12000$ (mười hai ngàn đô la) đó bác ạ... Cháu chưa có khả năng...
Bác từ tốn bảo:
- Ờ nhiều tiền quá hả? Thôi th́ cứ để đó đi... Khuyên chị đừng gởi vể bển thâu rồi họ sửa đổi bậy bạ... Tôi viết nhạc lâu nên chẳng ngại chi cả, c̣n chị là cây viết trẻ... có cái cớ để bị chụp mủ th́ nhiều phiền phức lắm!
Rồi một năm, hai, năm sau, những bài nhạc bác phổ cho thơ tôi vẫn c̣n nằm yên đó. Có một hôm tôi gởi tặng bác CD nhạc của anh Lê Quang Diệp (sư huynh đồng môn Trung học Phan Thanh Giản& Đoàn Thị Diểm) thời xa xưa tặng tôi, v́ trong đó có bài thơ tôi được anh phổ nhạc.
Nghe xong CD, bác bảo:
- Bây giờ chị có thể gởi những bài nhạc tôi phổ thơ về bên ấy, cho họ soạn ḥa âm và làm CD được rồi... Và nhớ yêu cầu những ca sĩ đă hát trong CD chị cho tôi, hát cho CD của chị nghe...
Thế là: T́nh khúc thơ phổ nhạc CD 1“Con Đường Xưa Mưa Bay” thơ Dư Thị Diễm Buồn, nhạc Thông Đạt-Văn Giảng được hiện hữu trên thế gian nầy vào mùa xuân California ngày đẹp nắng.
Nhờ sự chiếu cố của thính giả, năm sau t́nh khúc thơ phổ nhạc CD 2 “Ướp Hồng Tuổi Ngọc” Nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng phổ thơ Dư Thị Diễm Buồn, được ra đời.
Mỗi lần nghe tôi sắp ra CD bác rất vui. Bác chăm chúc sửa chữa lại chỗ nào chưa ưng ư, sắp xếp bài nào hát trước, bài nào hát sau, và đặt cho CD cái tên đẹp! Khi ra CD xong tôi hỏi bác muốn bao nhiêu cái để tôi gởi qua. Bác cười hiền: “Chị gởi cho tôi xin 10 CD để tặng... con cháu”

Chúng tôi trở lại Úc, nhận dịp trường xưa tổ chứ“Đại hội cựu học sinh Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm Thế Giới Năm 2010” ở Victoria. Và sau ngày tới vùng Melbourne, tôi gọi điện thoại xin được đến thăm bác Thông Đạt-Văn Giảng.
Pḥng khách của bác giản dị, và tượng ngọc thạch Quan Âm tặng bác năm nào vẫn c̣n trên bàn viết. Bác vui vẻ đón tiếp chúng tôi...
Trong lúc trà đàm, tôi hỏi thăm:
- Thưa bác cháu thấy nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như bác thường hay lên truyền h́nh, hay DVD trong những trung tâm băn nhạc lớn... Và cháu có nghe nhạc bác luôn trong DVD họ phát hảnh... vậy họ có trả tác quyền những bản nhạc của bác không, thưa bác?
Bác cười nhẹ:
- Chỉ có Trung tâm Asia, mặc dù tôi không đ̣i hỏi nhưng họ có gởi tặng chút tiền uống trà. Họ cũng có mời sang bên đó... nhưng tôi từ chối, v́ tuổi tác lớn rồi, đi đứng khó khăn và đường quá xa xôi.
- Hàng ngày ở nhà rảnh rỗi, bác làm gi, và c̣n viết nhạc nữa không?
- Hôm nào trời nắng ráo, tôi đi ṿng quanh những con đường nhỏ gần nhà để giản gân cốt... Con tằm phải nhă tơ mà chị, tôi vẫn thường viết nhạc đạo. Hơn 20 năm rồi tôi không có viết nhạc t́nh, gần đây chỉ phổ nhạc thơ của chị thôi... và về sau nầy tôi sẽ chuyên viết nhạc đạo...
Lần đó tôi có mời bác đến dự Đại hội trường tôi, nhưng bác từ chối:
- Từ sang đây đến giờ tôi không có tham dự lần nào hội họp, hay lễ Tết ở bên ngoài. Cảm ơn anh chị có nhă ư mời, xin thông cảm cho...
Anh bạn thân đưa chúng tôi đến thăm bác Văn Giảng là một nhà văn và chủ của một tờ báo lớn ở Úc, nhưng đưa chúng tôi đến đó th́ đi chớ anh không vào. Lần đến thăm nầy tôi mang từ Mỹ qua tặng bác gói thanh trà nguyên chất, và hộp kẹo s ô-cô-lat hiệu See’s
Thời gian có chừa một ai lăo hóa! Bác Văn Giảng trông già hơn lần chúng tôi đến thăm lần trước nhưng bác khỏe mạnh nét mặt phương phi và vẫn điềm đạm trong phong cách của một người đứng tuổi. Đến thăm bác chừng một giờ chúng tôi cáo từ.
Phu quân tôi gọi nhờ anh bạn đưa lúc nảy rước về. Đến chở chúng tôi về nhà, bây giờ trên xe ngoài vợ chồng tôi c̣n có anh Bùi Hữu Trạng (Úc) Huỳnh Ngọc Minh (TX, Hoa Kỳ) Anh bạn lái xe nh́n tôi như ḍ xét rồi chân t́nh, dè dặt bảo:
- Hỏi thiệt chị chớ nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng phổ nhạc thơ chị ổng lấy bao nhiêu tiền một bản vậy?
Tôi ngạc nhiên, mở to mắt hỏi lại anh:
- Bộ bác Thông Đạt phổ nhạc thơ cho người ta ăn tiền hả? Không anh, tôi không có trả cho bác đồng nào, bác cũng chưa hề nhắc hay đề cập với chúng tôi vấn đề tiền bạc... Thật ra khi nhận được thư, tôi mới biết những bài thơ ḿnh được bác phổ nhạc.
Thấy anh cười cười như không tin, tôi bảo tiếp:
- Ra CD, tôi chỉ tốn tiền trả cho ca sĩ, ngâm sĩ ở Việt Nam làm cho tôi bản gốc nhạc, hoặc ngâm thơ Tao Đàn thôi. Khi được những bản gốc rồi tôi gởi xuống trung tâm làm CD ở Nam California nhờ họ in ra... Giá cả tương đối, có thể chịu được, không cao ngất trời xanh đâu... Chớ nhiều tiền quá chúng tôi sẽ không làm sao kham nổi... Anh cũng biết, sách, nhạc, thơ... phát hành sẽ tặng nhiều hơn là được ủng hộ. Các nhà văn nhà thơ lớn th́ có thể bán được nhiều tiền, c̣n tôi là tép rong tép rêu trong ao đ́a... viết in thành sách, và làm CD với tâm t́nh ưa thích và đam mê văn nghệ thôi. Tôi cũng không phải là người nổi tiếng, vả lại “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” mà! Ờ, tại sao anh lại hỏi tôi như vậy?
Anh bạn tôi vừa lái xe vừa trả lời:
- Người ta đồn cụ Văn Giảng-Thông Đạt rất nghiêm khắc, khó tánh lắm. Cụ sống âm thầm ít giao tiếp bên ngoài, tôi ở đây mấy chục năm rồi chưa bao giờ thấy cụ đi dự các hội họp, lễ, Tết... của cộng đồng, đoàn thể, đảng phái, hay cựu quân nhân... chi cả. Cũng không thấy bài vở, nhạc... của cụ mới viết gởi đi trên cách sách báo Việt ngữ hay các diễn đàn điện tử... Và rất nhiều người như tôi ở đây lâu cũng chưa hề biết mặt cụ... Hôm nay nếu không chở anh chị đến thăm, tôi cũng chưa biết chính xác cụ ở đâu... Tôi cũng chưa nghe bản nhạc nào cụ phổ nhạc thơ người khác... Nhưng thấy 2 CD nhạc của cụ phổ thơ chị, nhiều quá nên tôi ṭ ṃ hỏi thôi...
Tôi lí lắc cười h́ h́, trả lời anh:
- Đó là nhờ cái duyên văn nghệ của Dư Thị Tiễm Buồn. Cũng có lẽ bác thấy tôi là con nhỏ có cái mặt bơ bơ, quê mùa khờ khạo, chân chưa sạch phèn ở vùng sanh tôi ra và lớn“Con cá gô, bỏ chông gổ nhẩy gồ gồ” thật tội nghiệp đó mà!
Hai ông anh đồng môn trên xe cười ồ, ồ... chọc ghẹo tôi:
- Thôi đủ rồi nghe chị Diễm, khiêm nhường vừa vừa thôi chớ...
Bầu trời Úc nắng chang chang, nóng muốn la làng nếu trong xe không có máy lạnh đang chạy rè rè. V́ vào cuối mùa hè của nước Úc, lại là cuối mùa đông nối tiếp đầu mùa xuân ở nước Mỹ.
Tôi cười nhẹ nói tiếp:
- Bác Thông Đạt-Văn Giảng khó tánh đâu tôi không biết. Nhưng mấy anh cũng thấy, tôi là một đứa nói cười tự nhiên hỉ, nộ, ái... hiện rơ trên nét mặt, và trong cử chỉ của ḿnh. Nhưng trước cái từ tốn, hiền lành, nghiêm trang, thâm trầm của bác... đă khiến tôi phải chùn lại! Để mỗi khi điện đàm với bác, hay nói chuyện trực tiếp với bác tôi phải lựa lời, và cười phải đúng chỗ... chớ không dám chí chóe, tía lia nữa.
Trên xe không ai nói lời nào, mỗi người theo đuổi ư nghĩ riêng của ḿnh. Nền trời Melbourne hôm nay trong như lọc, vẫn c̣n sao nắng chấp chóa thấy được ngoài kiến xe... Anh bạn tôi tế nhị mở CD nhạc “Con Đường Xưa Mưa Bay” của bác Văn Giảng-Thông Đạt đă phổ nhạc thơ tôi cho cả xe cùng nghe.
Anh ta vẻ mặt an nhiên, bảo:
- Nghe nhạc êm dịu của nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng, khiến người ta cảm thấy tâm hồn lâng lâng, nhẹ nhàng dễ chịu làm sao...
Trong xe không ai có ư kiến ǵ qua lời nhận xét của anh. Nhưng không một người Việt nào mà không thừa nhận, bác Thông Đạt-Văn Giảng là một nhạc sĩ tài hoa đức độ, chĩ thế cũng khiến cho bao nhiêu người ngưỡng mộ và kính phục...
Hôm nay thời tiết nước Mỹ đă vào chánh mùa xuân, th́ ở nước Úc vào đông. Hai phương trời bên hai bờ Thái B́nh Dương khác biệt từ thời gian, khí hậu chuyển sang mùa...
Tôi bàng hoàng xúc động, tin từ các diễn đàn điện tử:

CHIA BUỒN

Nhạc sĩ

VĂN GIẢNG-THÔNG ĐẠT

Vừa từ trần tại Victoria, Úc Đại Lợi
Ngày 9 Tháng Năm, 2013
Hưởng Thọ 89 tuổi.
Chúng tôi xin thành kính phân ưu cùng tang quyến
Kính nguyện anh linh nhạc sĩ
Thông Đạt-Văn Giảng
An vui nơi miền tịnh độ


Nhạc sĩ Việt Nam Thông Đạt-Văn Giảng vừa nằm xuống! Bác ra đi để lại buồn thương tiếc nuối cho gia đ́nh, một mất mác lớn cho nền Âm nhạc Việt Nam! Dẫu biết rằng sanh lăo bệnh tử là kiếp con người trên trần thế, kẻ trước người sau không ai tránh khỏi. Nhưng ḷng tôi cảm thấy ưu hoài thương tiếc bác một nhạc sĩ tài hoa khả kính.

“...................................
Tin bác ra đi bàng hoàng xao xác!
Xuân Ca-li ôi nḥa nhạt xám giăng
Để chiều nay nh́n mây tím băn khoăn
Tôi nghe vẳng thơ nhạc ḷng ai hát...

Bác an b́nh trên bầu trời ấm mát
Chốn hồng trần là cơi tạm mông lung...
Ḷng xót xa và kính ngưỡng vô cùng
Hương tưởng niệm thắp cho người quá cố

Hương linh bác sớm về miền vĩnh độ
Mảnh u hồn sẽ trở lại cố hương
Thăm làng xưa và viếng lại miếu đường
Hưởng nhang khói trong đêm rằm tháng Bảy...”


Hôm nay ngày 14 tháng 5 năm 2013, bác nhạc sĩ Thông đạt-Văn Giảng được gia đ́nh hỏa tán. Tôi xin nói lên một vài kỷ niệm, mà trong tôi bác là một người thầy đức độ, một người cha hiền, một nhạc sĩ tài hoa khả kính. Kiếp đời nầy tôi sẽ không bao giờ quên ơn bác đă bỏ công sức phổ nhạc cho tôi hơn hai mươi bài thơ vào CD. Ḍng nhạc êm dịu du dương của bác ru hồn bao nhiêu người ái mộ, và ḍng nhạc hùng, những bảng hùng ca của bác trong các quân trường của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, đă đi vào chiến sử Việt Nam.

“Kính cẩn thắp nén hương ḷng hướng về phương trời nước Úc.
Cầu nguyện Ơn Trên hộ độ hương linh bác
Nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng sớm về cơi vĩnh hằng...”

Kính bái

DƯ THỊ DIỄM BUỒN


 

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


 Bài vở cũ


Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt  
Xuân về trên đầu súng  
Đêm xa người  
Câu chuyện của người tù “Cải tạo” về từ Yên Bái
Tết trong ngục tù cộng sản  
Tâm t́nh này cho anh  
Quân trường và chiến trường  
Một giao thừa trong đời  
Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!  
Tiếc thương  
Đã bốn mươi năm con thầm đợi ba!  
Ăn Tết trên thuyền  
Cô gái làng Thái-Mỹ  
Người về từ Đại Dương  
Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa  
Hoàng Sa qua những nhân chứng 
Cảm nghĩ của người đằng sau cuộc chiến  
Đất người 
Chẳng qua  
Ly rượu mừng  
HQ 16 và trận hải chiến Hoàng Sa  
40 năm hải chiến Hoàng Sa  
Yểm trợ trận chiến Hoàng Sa  
Kư ức cuộc chiến Hoàng Sa 1974
Những ngày tháng tù đầy không thể quên  
Những giọt nước mắt ...  
Đồng Minh can trường

Chạy đâu cho thoát 
Bonjour Việt Nam – người đi, người ở, người về… Tuổi trẻ chúng tôi 
Vượt ngục 
Thần Năm Chén 
Hải Quân VNCH được Hoa Kỳ trao tặng huy chương Những ngày hè không thể quên
Kiếp nào yêu nhau
Đất trích !
Hoàng hôn bừng sáng
Trăng tan trên sông núi
Chuyện thật tôi biết về Tướng Trương Quang Ân
50 năm nhớ về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Mẹ tôi và lá cờ vàng ba sọc đỏ
Boston - Khi trời mới sang Thu
Bác Hạnh
Cuộc trùng phùng hy hữu...
Người lính vẫn c̣n đây  
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Hồi kư của một SQ Thủ Đức  
Người vợ lính Ở Thủ Đức   
Con tôi đi nhận xác chồng! 
Tôi viết cho anh "Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện" 
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Quân trường hoài niệm  
Tuổi già nên phiên phiến mọi chuyện ..  
46 năm họp mặt  
Quăng đời trên dốc đổ
Một đời chiến sĩ dọc ngang
Ḍng sông êm đềm
Côn Minh (Kunming) trong tôi
Chọc mà thương
Tây Ninh - Chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Kỷ niệm Một thời chiến đấu oai hùng
Coi các cháu hát "Thiếu nhi Hùng Sử Ca"
Trên chuyến tàu Thống Nhất
Ngày Quân lực 19/6: Viết về Người Lính Bất Hạnh VNCH  
Không bỏ rơi đồng đội 
Cô em vợ  
Giải vây đồi 46: Căn cứ ALPHA  
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Bà mẹ điên
Nỗi đau
Phan Nhật Nam - Dựa lưng nỗi nhớ
Khóc nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng
Chuyến vượt biển t́m tự do  
Hạm trưởng đa t́nh
Chuyện một con tàu
30 tháng tư, coi dĩa nhạc Asia Golden 3  
Cũng một đời người  
Thương tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù Cs  
Ngày nầy, năm 1975…  
Người mang thánh giá  
Hành tŕnh di tản t́m tự do  
Tổ Quốc Ghi Ơn  
Vài nét anh hùng của TSQ  
Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: 'Tôi chết đừng phủ cờ vàng?'  
30 tháng 4! Tôi chưa một lần sinh nhật
T́nh vẫn trao em
Câu hỏi tháng Tư
Những món nợ phải trả
Người hạ sĩ nhất
Đá nát vàng phai
Tháng Tư ở Sài G̣n
Người vợ Lính
Người t́m tự do cuối cuộc chiến
Người lính TQLC bên bờ Bến Hải
Trên chiến trường xưa
Người thiếu phụ trong mưa phùn
Tháng Tư viết về ngừơi lính VNCH
Tháng 4 lại về
Người chỉ huy về già
Tháng 4 đen
Những ngày cuối tháng Tư
Thắp nén hương ḷng
Chuyến hải tŕnh định mệnh
Tháng Tư, Cả Một Đời Người Trước...
Những tàn phá thoả thuê
Tưởng nhớ cha tội - Đại Úy Trương Hồng Nhơn
Rằn Ri ơí! nhớ quá  
Phan Bôi Châu - Trường tôi ngày đó  
Cho măi ngàn năm
Chim ơi! Vĩnh biệt sao đành!
Đêm 30 có mỗi truyện này
Ba tôi... người lính đổi màu

Những chuyến bay định mệnh