CAO MỴ NHÂN - Trăng tan trên sông núi


H́nh ảnh trăng treo đầu súng quả là đẹp đến không thể tả được, nếu quư vị không là lính biên pḥng. Phải có thời gian đi hành quân ở núi rừng, đóng chốt tại những tiền đồn biên giới, mà thuở xa xưa, thời vua chúa phong kiến, những người lính được cử, hay bị đày đi “trấn thủ lưu đồn” mới cảm khái nỗi ḷng chan chứa: vừa nhớ thương gia đ́nh ở hậu phuơng, vừa lo chuẩn bị chiến đấu, kích giặc bất ngờ, và vừa rung động trước thiên nhiên cẩm tú bao la khi b́nh minh ló rạng, lúc hoàng hôn tắt nắng, và nhất là ánh trăng đang tan trên sông núi, tưởng như vầng trăng “ai” treo trên đầu súng, ỡm ờ, lăng mạn đến tuyệt vời.

“Trăng Treo Đầu Súng”, vâng chính là tên một tập thơ đă đi sâu, đi sát vào tâm hồn chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa từ đầu thập niên 60 thế kỷ trước, tác giả là nhà thơ Tường Linh, phục vụ tại Cục Tâm Lư Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, chẳng cần nhờ ai đánh bóng, đă tự xếp chỗ ngồi cho ḿnh nơi một chiếu thơ rực rỡ, chan ḥa chất lính.

Hôm nay, tôi xin mạn phép quư vị huynh đệ chi binh QLVNCH, và độc giả đă từng đọc thơ Tường Linh trước 30-4-1975, giới thiệu về hiện tượng Tường Linh trên hành tŕnh thơ của ông, khi tôi vô t́nh được bạn thơ gởi đến cùng với số thơ khác, của các tác giả khác, 2 bài hành gần như xướng họa của thi sĩ Tường Linh, hiện c̣n tự lưu lạc trên quê hương, và nhà thơ trẻ thường sáng tác thơ Đường luật, hiện tị nạn ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ theo diện HO., đến Mỹ theo diện sĩ quan đi tù cải tạo về, được chính phủ Hoa Kỳ cho… tái định cư ở xứ sở USA tự do.

Tại sao tôi phải dài ḍng giới thiệu về 2 tác giả của 2 bài hành đan cử sau đây, lư do mà rất nhiều quư vị trong và ngoài quân đội VNCH đều hơn một lần biết rằng vào khoảng mấy năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, sau hai cuộc hành quân lớn cấp lộ quân, tức là rất hiện đại, của VNCH, là Hành Quân Lam Sơn 719 vào mùa Xuân 1971 ở đường 9 VN qua Nam Lào, và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, tái chiếm cổ thành Quảng Trị, th́ cơ quan t́nh báo từ Cục An Ninh Quân Đội và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị phát giác ra một toán Trí Vận, mà hai nhân vật văn nghệ sĩ quân đội khá tên tuổi là Thượng Sĩ Lưu Nghi (đă xuất bản 2 tập tiểu thuyết) và nhà thơ Trung Sĩ Tường Linh, tác giả tập thơ “Trăng Treo Đầu Súng” đương nêu, dẫn đầu danh sách toán Trí Vận, để hỗ trợ cho “Phong Trào Ḥa B́nh Dân Tộc”, lung lạc các văn nghệ sĩ và trí thức miền Nam, mở đường cho… “ḥa b́nh hậu chiến”. Khi toán Trí Vận bị phát giác, tất nhiên tiếp theo là công việc của Cục An Ninh Quân Đội QLVNCH, không phải vấn đề thi ca thuần túy hôm nay tôi sắp đề cập tới.

Số là sau ngày 30-4-1975, hai nhân viên thuộc Cục Tâm Lư Chiến có được chính quyền “mới” đăi ngộ không, lại cũng không thuộc chuyện kể của tôi. Nhưng dường như sau một thời gian ví như nhuốm mùi gian khổ của cái gọi là Xă Hội Chủ Nghĩa, th́ riêng nhà thơ Tâm Lư Chiến VNCH xưa đă quá ngán ngẩm, ông làm một bài thơ thổ lộ nỗi ḷng: “Một Vầng Trăng Khác”. Những ngày tôi chưa qua Mỹ, tôi được nhà thơ Hoàng Vũ, thuộc giới thơ Đường luật cho đọc, tôi bèn … chia xẻ nỗi buồn khó nói của thi sĩ Tường Linh, mới viết bài có câu:

Một vầng trăng khác, nghĩa là sao
Trăng đỏ hay chưa đủ sắc đào
(Cao Mỵ Nhân)

Ư nói hoàn cảnh ông lúc đó như vầng trăng “chưa đủ sắc đào”, v́ ông vốn người miền Nam.
Đă tàm tạm việc giới thiệu sơ sài về thi sĩ Tường Linh trong cái bối cảnh lịch sử quanh mốc 30-4-1975. Nay trở lại chuyện 2 bài hành:

“Hành Tuổi Sáu Mươi” của Tường Linh
và “Bài Mừng Tuổi Muộn” của Nguyễn Kinh Bắc.
Vượt cuộc nhân sinh quá nửa đường
Sáu mươi năm chẵn, góc chiều thương
Rượu bầy ước lệ mời thơ lại
Gia Định giờ thêm ư cố hương
(Tường Linh)

Sau mấy năm theo… giải phóng (!), chẳng có ǵ hơn ngoài Thơ với Rượu, và nơi ở Gia Định giờ ẩn ức nghĩa “cố hương”. Tất nhiên rồi, v́ Gia Định xưa đă trở thành quận B́nh Thạnh nay, mà căn nhà ông đă và đang cư ngụ cùng vợ con, là một ngôi nhà lai kiểu biệt thự, ở đầu đường Đinh Bộ Lĩnh, quận B́nh Thạnh.
Nguyễn Kinh Bắc họa… hành như vầy:

“Một mai dù gục ở bên đường”
Thơ viết ngày nào gợi mến thương
Mấy chục năm vèo trong chớp mắt
Người c̣n phiêu bạt giữa quê hương
(Nguyễn Kinh Bắc)

Ngay câu mở đầu, kinh Bắc đă dùng ư của chính nhà thơ Tường Linh xưa, trong tập thơ “Trăng Treo Đầu Súng” thuở Việt Nam Cộng Ḥa:

Một mai dù gục bên đường
Đời sau sẽ rước nắm xương khải hoàn
(Tường Linh)

Vui vẻ chi, ngày mừng hoa giáp (tuổi 60), Tường Linh ví như ngựa khớp cương, mặc dầu nhà thơ Tường Linh chỉ làm việc ở Cục Tâm Lư Chiến, chẳng hề đi tác chiến, mà cũng cảm khái tinh thần chiến sĩ rong ruổi ngựa hồng, hay xích thố, lỡ thất trận th́ da ngựa bọc thây:

Vui vẻ chi ngày ngựa khớp cương
Nhập thế chi đau cùng cơi thế…
(Tường Linh)

Chiến mă bên trời lạc mất cương
Nay lắng hồn thơ trong phẫn hận…
(Nguyễn Kinh Bắc)

Với 60 câu thơ 7 chữ, đủ tạo nên một bài hành vừa phải để diễn tả tâm sự ḿnh, nhà thơ Tường Linh chắc cũng thấp thoáng tư tưởng hoài Lê, vọng Nguyễn. Như cụ Tố Như xưa th́ nhất định là hoài Lê (triều Lê) mới dựng nên một Từ Hải được chiêu dụ trở về pḥ Nguyễn (triều Nguyễn) để rồi “hàng thần lơ láo, phận ḿnh ra đâu”. C̣n Tường Linh buổi đầu muốn pḥ Nguyễn, nên mới thực hiện công tác Trí Vận, nay th́ vỡ lẽ ra, biết ngỏ cùng ai mối tơ ṿ chín khúc, buồn ơi:

Hồ trường ai nỡ chiêu bằng hữu
Ai nỡ chia sầu đến mấy phương…
(Tường Linh)

Vâng là thế, nhưng Nguyễn Kinh Bắc, thế hệ sau nhà thơ Tường Linh, ông sĩ quan cấp úy này vô lính v́ lư tưởng Quốc Gia, nên khẳng định ngay:

Canh trường độc ẩm riêng ai nhỉ
Bằng hữu chia ĺa khắp bốn phương…
(Nguyễn Kinh Bắc)

Bởi v́ sau cuộc đổi đời 30-4-1975, quân đội miền Nam đă bị bức tử, tan hàng, nên chi mỗi huynh đệ chi binh lạc lơng một nơi, thành ai sầu hận cũng đành… độc ẩm thôi. Và, thái độ chống đối đẹp nhất, theo tôi, vẫn là thơ.

Nhà thơ Tường Linh thuở làm thơ phong độ nhất hay nói một cách khác, thuở làm thơ trẻ trung là người viết khiêm tốn nhất, ḥa hoăn nhất, dù h́nh ảnh “trăng treo đầu súng” thật lăng mạn, trữ t́nh, khác với những người lính anh hùng bạt mạng, nên bây giờ ông càng thu ḿnh vào cơi riêng, nhất là các bạn cùng thời Trí Vận đă lần lượt… vỡ mộng ḥa b́nh, riêng nhà văn Lưu Nghi sau này qua đời v́ già, bịnh, c̣n tất cả đă thất tung, thất tán. Thi sĩ Tường Linh đành thúc thủ tuổi lăo niên một cách vô thường:

Lặng lẽ một đời, thêm lặng lẽ
Không cần nh́n lại bóng trong gương
Cũng thừa biết tóc tiêu pha muối
Mắt vẫn đăm chiêu nỗi thế thường…
(Tường Linh)

Nguyễn Kinh Bắc chạnh nhớ thời dĩ văng xa xưa, nhà thơ Tường Linh tặng thân phụ Kinh Bắc tập thơ “Trăng Treo Đầu Súng”, lúc Kinh Bắc mới 12 tuổi, cũng là tập thơ đầu tiên Kinh Bắc được đọc, nên dù hậu sinh, nay thi sĩ Tường Linh đă ở tuổi lăo bá (82 tuổi), và Kinh Bắc đă ṿng quanh hoa giáp, nên cậu ta chép miệng, viết:

Tâm sự gửi đâu, này giấy bút
Chong đèn, đối bóng đă nḥa gương
Nhân sinh chỉ một tuồng dâu bể
Thành, bại, hơn, thua ấy lẽ thường…
(Nguyễn Kinh Bắc)

Nghĩa là Kinh Bắc so với tuổi lăo lai của nhà thơ Tường Linh, c̣n cách biệt xa, nhưng dù thế hệ trẻ, vẫn có thể nhận định cuộc đời bất như ư là lẽ thường, th́ thôi nhà thơ hăy tâm sự cùng giấy bút là vô tư, thoải mái vậy.

Tiếp theo, nhà thơ Tường Linh lư giải thuyết “tài mệnh tương đố”, và cũng như quư vị văn nhân, thi sĩ khác, là ví giống như cuộc đời Thúy Kiều của cụ Nguyễn Du, “Thơ thánh không lùi được nhiễu nhương”!
Đoạn này trong “Bài Mừng Tuổi Muộn” của Nguyễn Kinh Bắc lại bầy tỏ sĩ khí nhiệt t́nh của một kẻ sĩ nói chung, và một quân nhân VNCH nói riêng, rằng:

Nay tuổi đă già như bóng xế
Con đường trước mặt vẫn mù sương
Con đường trước mặt c̣n gai góc
Dù chẳng binh đao cũng chiến trường
Dĩ văng qua rồi khôn níu lại
Cây đời mai sẽ trổ mầm ương
Muôn thuở anh hùng đâu thiếu nhỉ
Bao giờ tái hiện bóng Long Nhương
(Nguyễn Kinh Bắc)

Cũng vần “nhương” của nhà thơ Tường Linh, “nhiễu nhương” quả là tử vận, nhưng Kinh Bắc đă mượn tước hiệu của anh hùng Nguyễn Huệ, sau là vua Quang Trung, có tước hiệu Long Nhương Tướng Quân th́ thật bất ngờ và khéo chọn từ “nhương” nếu không muốn nhắc lại 2 chữ “nhiễu nhương” của bài xướng.
Thế rồi th́, nhà thơ đành trở về thực tế, là người vợ tṛn nghĩa tao khang, đă cùng ông thi sĩ Tường Linh trôi nổi trong cuộc đời phức tạp:

Chén nữa ta mời em uống cạn
Rượu t́nh cất bởi nước sông Tương…
(Tường Linh)
Đây một bài thơ mừng tuổi muộn
Thay lời như một chén Quỳnh Tương
(Nguyễn Kinh Bắc)

Cả hai bài “Hành Tuổi Sáu Mươi” của thi sĩ Tường Linh (viết năm 1991) và “Bài Mừng Tuổi Muộn” của thi sĩ Nguyễn Kinh Bắc (họa vần ngày 12-5-2013) đều có những lời hay, ư đẹp. Phàm một bài Hành phải biểu lộ được ư đẹp, và nhất là lời lẽ bay bướm, kiểu “Tống Biệt Hành” của thi sĩ Thâm Tâm, là hết có thể t́m được ngôn ngữ thơ nào tuyệt tác hơn:

Người đi, ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say…
(Thâm Tâm)

Do đó, tôi xin đan cử 2 câu kết của 2 bài hành đương nêu, thấy rằng xướng họa Hành cũng tuyệt vời như xướng họa thơ Đường luật:

Cạn chén. Tiễn chiều. Trăng gọi bút
Đám Quỳnh hẹn tỏa ngát duyên hương.
(Tường Linh)

Thưa quư vị, ai cũng biết hương quỳnh thơm ngát, nhưng hoa quỳnh ở Việt Nam phải chờ đợi giờ hoa nở, và thưởng thức cũng… vất vả lắm, v́ hoa chỉ nở có mấy giờ, nhưng hương quỳnh Việt Nam th́ thật ngào ngạt, mênh mông.
Vẫn nhất quán cách nh́n sự thế của một quân nhân, đầy tin yêu và hy vọng:

Những cuộc hành tŕnh đang tiếp tục
Đất trời ngan ngát bóng quê hương…
(Nguyễn Kinh Bắc)

Để kết thúc, tôi xin ghi lại vài ḍng trong bài Lời Tựa “Trăng Treo Đầu Súng” của Tường Linh, do nhà thơ thiếu tá Tô Kiều Ngân viết, mà nhà thơ Nguyễn Kinh Bắc rất thích và hay diễn đạt ḷng quư trọng thi ca với chúng tôi:

“Đọc thơ Tường Linh để yêu đời lính, yêu loài người, và yêu nhau hơn”. (Tô Kiều Ngân)

Cũng có thể nói: Thi ca trong sáng là mối chân t́nh của người đối với người, mà Thượng Đế đă dành cho nhân loại. Xin gởi lời cung chúc khánh thọ thi sĩ Tường Linh luôn vui tươi, tinh tấn và sáng tác trong niềm tin tưởng lạc quan nơi thế giới thơ bao la, phong phú của dân tộc Việt Nam thuần túy xa xưa….

Hawthorne, 17-5-2013
CAO MỴ NHÂN

HÀNH TUỔI SÁU MƯƠI

Vượt cuộc nhân sinh quá nửa đường
Sáu mười năm chẵn, góc chiều thương
Rượu bày ước lệ mời thơ lại
Gia định giờ thêm ư cố hương
Sáu mươi sinh nhật không mừng tiệc
Vui vẻ chi ngày ngựa khớp cương
Nhập thế chỉ đau cùng cơi thế
Có ta nên có vị Hồ trường !
Hồ trường ai nỡ chiêu bằng hữu
Ai nỡ chia sầu đến mấy phương ?
Lặng lẽ một đời, thêm lặng lẽ
Không cần nh́n lại bóng trong gương
Cũng thừa biết tóc tiêu pha muối
Mắt vẫn đăm chiêu nỗi thế thường
Cũng thấy h́nh hài vô nghĩa đứng
Nḥ nhoi, xa vắng giữa mùa sương
Mở lời định hỏi cung Tài, Mệnh
Lại gặp Kiều nhi khóc đoạn trường
Rả rích mưa thời Gia Tĩnh vọng
Hồng nhan, bạch diện chịu tai ương
Tố Như, ngọn bút lừng kim cổ
Thơ thánh không lùi được nhiễu nhương
Ư thiện khó xoay tâm ác chuyển
Trăng soi ḷng trúc chẳng soi tường
Chưa qua “tam bách dư niên hậu”
Vàng cỏ thanh minh, úa cỏ vườn
Bước ngựa chàng Kim chồn nẻo lạc
Mắt Kiều cũng bỏ hướng Liêu Dương
Lời ai thổn thức “tân thanh” mới
Gọi nguyệt cầm buông điệu chán chường
Sáu chục, một trăm... rồi cũng vậy
Nhân sinh là nợ một đời vương
Đă từng vuốt mắt bao huynh đệ
Đưa khổ hồn qua cuộc hư trường
Từng tiễn người đi vào huyễn mộng
Mắt cay mùa gió ngợp sầu thương
Trở về gác lạnh nh́n sao rụng
Chánh vạc ngang trời thả tiếng sương
Ngổn ngang thế sự hay tâm sự ?
Ta hỏi ta và hỏi bốn phương
Chỉ một em mừng ta sáu chục
Sao đành từ chối nhận men hương
Th́ thôi ta hăy uống cùng ta nhé !
Tṛn nghĩa tao khang bất ... hạ đường
Em măi v́ ta giành khổ hạnh
Ta v́ em măi giữ thiên lương
Hơn ba thập kỷ v́ nhau sống
Kết với tha nhân mối đạo thường
Chén nữa, ta mời em uống cạn
Rượu t́nh cất bởi nước sông Tương
Trở lại góc chiều sinh nhật vắng
Buồn buồn ngẫm nghĩ thử soi gương
Ngẩn ngơ trước một “người quen” cũ
Máu đă rơi chung mấy chiến trường
Tóc đă phai chung v́ tuế nguyệt
Chung mùa tuyệt tích, ngựa g̣ cương
Chung sinh, chắc chắn c̣n chung tử
Chung ư thơ ghi mỗi chặng đường...
Cạn chén. Tiễn chiều. Trăng gọi bút
Đâm quỳnh hẹn tỏa ngát duyên hương

Tường Linh * Sài G̣n sinh nhật thứ 60

[bài họa của Nguyễn Kinh Bắc]
BÀI MỪNG TUỔI MUỘN

“Một mai dù gục ở bên đường” (1)
Thơ viết ngày nào gợi mến thương
Mấy chục năm vèo trong chớp mắt
Người c̣n phiêu bạt giữa quê hương
Trăng xưa đă hết treo đầu súng (2)
Chiến mă bên trời lạc mất cương
Nay lắng hồn thơ trong phẫn hận
Lời đau vang vọng suốt canh trường
Canh trường độc ẩm riêng ai nhỉ ?
Bằng hữu chia ĺa khắp bốn phương
Tâm sự gửi đâu, này giấy bút
Chong đèn đối bóng đă nḥa gương
Nhân sinh chỉ một tuồng dâu bể
Thành bại, hơn thua ấy lẽ thường
Nay tuổi đă già như bóng xế
Con đường trước mặt vẫn mù sương
Con đường trước mặt c̣n gai góc
Dù chẳng binh đao cũng chiến trường
Dĩ văng qua rồi khôn níu lại
Cây đời mai sẽ trổ mầm ương
Muôn thuở anh hùng đâu thiếu nhỉ ?
Bao giờ tái hiện bóng Long Nhương ? (3)
Phá tan xiềng xích đời nô lệ
Ngày ấy quê hương lại cát tường
Dân chủ chan ḥa trên khắp cơi
Để hoa đua nở đẹp trong vườn
Để thêm thắm đượm hồn sông núi
Rực rỡ cờ vàng dưới ánh dương
Chính nghĩa rạng ngời xua bóng tối
Quỷ ma tan tác, mặt thôi chường
Qua mùa tị nạn lưu vong ấy
Trở gót quay về không vấn vương
Tâm sự có đâu như Bá Trác
Mà ngâm nga măi khúc Hồ Trường
Yêu quê, quê chẳng bao giờ mất
Mỗi bước lâm hành mỗi luyến thương
Hai chục năm dài xa đất mẹ
Vẫn c̣n lưu lạc giữa phong sương
Gợi bao kỷ niệm trong thời trẻ (4)
Khi đọc thơ người nơi viễn phương
Ôi những tâm t́nh pha máu lệ
Nhưng ḷng măi măi giữ thơm hương
Biết đâu sẽ có ngày tao ngộ
Sánh bước bên nhau vạn nẻo đường
Đất nước vươn ḿnh thêm lớn dậy
Dân t́nh rồi cũng hết thê lương
Ai xây ảo vọng trên nhung gấm
Người vẫn an vui giấc mộng thường
Đây một bài thơ mừng tuổi muộn
Thay lời, như một chén quỳnh tương
Xóa tan những nỗi sầu nhân thế
Ḿnh lại soi ḿnh trước giá gương
Soi ḿnh, ừ nhỉ, đâu ai khác
Nào phải Kiều nhi khóc đoạn trường
Đă có một thời quen lửa đạn
Tinh thần vững tựa đá hoa cương
Trăng xưa đă hết treo đầu súng
Nhưng vẫn c̣n soi những dặm đường
Những cuộc hành tŕnh đang tiếp tục
Đất trời ngan ngát bóng quê hương

(1) Một mai dù gục bên đường
Đời sau sẽ rước nắm xương khải hoàn
(Thơ Tường Linh- Trăng Treo Đầu Súng)
(2) Trăng Treo Đầu Súng : Thơ Tường Linh, (không nhớ rơ năm ấn hành) b́a Tạ Tỵ, lời tựa của Tô Kiều Ngân, trong đó có câu kết mà tôi rất thích "Đọc thơ Tường Linh để yêu đời lính, yêu loài người, và yêu nhau hơn".
(3) Long Nhương : tức Long Nhương Tướng Quân, một tước hiệu của Nguyễn Huệ trước khi lên ngôi vua.
(4) Thi sĩ Tường Linh đă tặng thân phụ tôi tập thơ Trăng Treo Đầu Súng. Đây là tập thơ đầu tiên trong đời tôi đă được đọc, khi mới 12 tuổi.

Nguyễn Kinh Bắc
Philadelphia 12-5-2013

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


 Bài vở cũ


Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt  
Xuân về trên đầu súng  
Đêm xa người  
Câu chuyện của người tù “Cải tạo” về từ Yên Bái
Tết trong ngục tù cộng sản  
Tâm t́nh này cho anh  
Quân trường và chiến trường  
Một giao thừa trong đời  
Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!  
Tiếc thương  
Đã bốn mươi năm con thầm đợi ba!  
Ăn Tết trên thuyền  
Cô gái làng Thái-Mỹ  
Người về từ Đại Dương  
Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa  
Hoàng Sa qua những nhân chứng 
Cảm nghĩ của người đằng sau cuộc chiến  
Đất người 
Chẳng qua  
Ly rượu mừng  
HQ 16 và trận hải chiến Hoàng Sa  
40 năm hải chiến Hoàng Sa  
Yểm trợ trận chiến Hoàng Sa  
Kư ức cuộc chiến Hoàng Sa 1974
Những ngày tháng tù đầy không thể quên  
Những giọt nước mắt ...  
Đồng Minh can trường

Chạy đâu cho thoát 
Bonjour Việt Nam – người đi, người ở, người về… Tuổi trẻ chúng tôi 
Vượt ngục 
Thần Năm Chén 
Hải Quân VNCH được Hoa Kỳ trao tặng huy chương Những ngày hè không thể quên
Kiếp nào yêu nhau
Đất trích !
Hoàng hôn bừng sáng
Trăng tan trên sông núi
Chuyện thật tôi biết về Tướng Trương Quang Ân
50 năm nhớ về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Mẹ tôi và lá cờ vàng ba sọc đỏ
Boston - Khi trời mới sang Thu
Bác Hạnh
Cuộc trùng phùng hy hữu...
Người lính vẫn c̣n đây  
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Hồi kư của một SQ Thủ Đức  
Người vợ lính Ở Thủ Đức   
Con tôi đi nhận xác chồng! 
Tôi viết cho anh "Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện" 
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Quân trường hoài niệm  
Tuổi già nên phiên phiến mọi chuyện ..  
46 năm họp mặt  
Quăng đời trên dốc đổ
Một đời chiến sĩ dọc ngang
Ḍng sông êm đềm
Côn Minh (Kunming) trong tôi
Chọc mà thương
Tây Ninh - Chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Kỷ niệm Một thời chiến đấu oai hùng
Coi các cháu hát "Thiếu nhi Hùng Sử Ca"
Trên chuyến tàu Thống Nhất
Ngày Quân lực 19/6: Viết về Người Lính Bất Hạnh VNCH  
Không bỏ rơi đồng đội 
Cô em vợ  
Giải vây đồi 46: Căn cứ ALPHA  
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Bà mẹ điên
Nỗi đau
Phan Nhật Nam - Dựa lưng nỗi nhớ
Khóc nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng
Chuyến vượt biển t́m tự do  
Hạm trưởng đa t́nh
Chuyện một con tàu
30 tháng tư, coi dĩa nhạc Asia Golden 3  
Cũng một đời người  
Thương tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù Cs  
Ngày nầy, năm 1975…  
Người mang thánh giá  
Hành tŕnh di tản t́m tự do  
Tổ Quốc Ghi Ơn  
Vài nét anh hùng của TSQ  
Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: 'Tôi chết đừng phủ cờ vàng?'  
30 tháng 4! Tôi chưa một lần sinh nhật
T́nh vẫn trao em
Câu hỏi tháng Tư
Những món nợ phải trả
Người hạ sĩ nhất
Đá nát vàng phai
Tháng Tư ở Sài G̣n
Người vợ Lính
Người t́m tự do cuối cuộc chiến
Người lính TQLC bên bờ Bến Hải
Trên chiến trường xưa
Người thiếu phụ trong mưa phùn
Tháng Tư viết về ngừơi lính VNCH
Tháng 4 lại về
Người chỉ huy về già
Tháng 4 đen
Những ngày cuối tháng Tư
Thắp nén hương ḷng
Chuyến hải tŕnh định mệnh
Tháng Tư, Cả Một Đời Người Trước...
Những tàn phá thoả thuê
Tưởng nhớ cha tội - Đại Úy Trương Hồng Nhơn
Rằn Ri ơí! nhớ quá  
Phan Bôi Châu - Trường tôi ngày đó  
Cho măi ngàn năm
Chim ơi! Vĩnh biệt sao đành!
Đêm 30 có mỗi truyện này
Ba tôi... người lính đổi màu

Những chuyến bay định mệnh