MỘT LẦN VĨNH BIỆT

CSVSQ Bùi Đức Tính

Trời chưa sáng, gió chắc còn say ngủ đâu đâu, không khí chừng như không di động. Nằm trong mấy tấm vách, che mưa gió tạm bợ, bằng tôn lẫn giấy thùng tạp nhạp, hơi nóng hâm hẩm. Vạc cây làm giường chông chênh khập khểnh, oi nồng mùi máu lẫn mùi xác rệp, mùi chăn chiếu cũ của một người đi định cư bỏ lại, quen thuộc như đêm trong trại tù. Mấy ngày nay, lắm lúc tôi cứ ngỡ ngàng khi chợt tỉnh nhớ ra thấy mình đang ở trên đảo Bidong, hướng về quê hương, Việt Nam của tôi đã xa mịt mờ trong nước mắt.

"Tự Do hởi Tự Do"
" Vì hai chữ Tự Do, tôi mang đời lưu vong"

Trăn trở mãi cũng không ngủ thêm được, tôi ngồi dậy vói tay mò tìm khúc thuốc đã hút một đoạn đêm hôm qua, cất để dành trên khung cửa, rồi thả bộ xuống bãi biển.

Sáng sớm, nhưng cũng có người thức sớm, đã ra đây từ hồi nào rồi. Nhóm hai ba người, vài ba người đơn độc. Quanh tôi là những người đã cao tuổi, không biết vì giấc ngủ đã trở nên khó khăn ngắn đi hay khoắc khoải ưu tư thương nhớ quê nhà; tất cả hầu như lặng yên ngồi hút thuốc nhìn ra khơi.

Trời yên gió, đại dương trông thật yên bình. Cầu Jetty dài thẳng tấp, tôi trải mắt nhìn theo đến khi nhịp cầu chìm vào sương mù. Đêm tàu sắp đến cửa biển, hình ảnh cầu tàu dẫn lên trạm công an biên phòng mù mờ trong mưa, chừng như đã làm bảy mươi ba trái tim của người vượt biển đồng ngưng đập...Hình ảnh những cầu tàu gợi nhắc lắm luyến nhớ bến nhà lẫn xót đau căm thù loài cộng phỉ. Chiều tối mấy hôm trước đây, những người sống sót của tàu 3392 đã được bước chân lên cầu Jetty để vào Pulau Bidong. Cầu Jetty đã đón dẫn, tiển đưa người tỵ nạn cộng sản đến thế giới Tự Do, gắn liền với chuỗi ngày tạm trú trên Bidong, lưu lại lắm kỹ niệm trong lòng người tỵ nạn.

Tôi nghe nói, mỗi khi có chuyến tiển đưa người ra đi định cư, Phòng Thông Tin sẽ phát thanh bài Biển Nhớ và Nghìn Trùng Xa Cách, với tiếng hát của Lệ Thu. Cũng năm năm rồi, tôi chưa được nghe lại tiếng hát của Lệ Thu; từ ngày bè lũ giặc cộng bài trừ cấm đoán văn nghệ miền Nam, độc quyền cho các loại văn nghệ ca tụng chủ nghĩa của bọn văn nô. Có người bảo tôi, Lệ Thu cũng đang ở trên đảo. Còn ở đây, chắc tôi sẽ có dịp sẽ gặp lại, nghe chị đàn hát với thân hữu, được nghe lại tiếng hát Lệ Thu từ loa phát thanh trên đảo. Phải công nhận lời nhạc Biển Nhớ và Nghìn Trùng Xa Cách cũng trùng hợp với tâm tình tiển biệt nơi đây lắm. Lắm nước mắt cho người còn phải ở lại đảo và cũng lắm nước mắt cho người ra đi định cư. Có điều, từ ngày các loài hồ cáo và bè lũ đón gió trở cờ đã trân tráo hiện hình lộ diện, nhiều người đã không muốn nhắc nhớ đến cái tên tác giả; xin nhường chờ cho chứng nhân lịch sử phê phán…

Hôm nay, tôi sẽ được trở ra cầu Jetty, theo tàu của Cảnh sát Mã Lai sang Cơ quan Cảnh sát bên Thành phố Terengganu để ghi nhận thêm lời khai, hầu truy tìm hai tàu hải tặc Thái Lan đã dã man tấn công và húc chìm tàu chúng tôi.

Không mấy chốc ngày đã rạng sáng, biển thật đẹp trong ánh bình minh. Biết đến bao giờ tôi sẽ được trở về quê hương trong một ngày yên bình và rực sáng ánh Tự Do.

Tối hôm qua, Thành từ nhà người quen về có ghé bàn bạc, chúng tôi đều ưu tư về chuyến đi sang Thành Phố sáng mai. Thành có đưa mời một điếu thuốc đã để dành cho tôi. Ngồi nói chuyện, đốt hút khơi khơi hơi phí, tôi để dành đến khuya mới tẩn mẩn thưởng thức một phần, xem như thuốc ngon nửa điếu vậy. Không thấy bao hiệu, chắc là thuốc hút loại bình dân làm tại Mã Lai, khói nặng như Bastos Xanh. Khúc thuốc sót lại, sáng nay hút được vài lần đã cháy sát đến phần đầu lọc. Đóm lửa ấm trong lòng bàn tay không mấy chốc đã tàn lụi, khói thuốc loáng thoáng vụt bay theo gió biển. Khi được tàu đánh cá Mã Lai vớt lên, tôi chỉ còn cái quần ngắn trên người, đây là tài sản duy nhất và cũng là kỹ niệm, Mẹ đã may cho, khi tôi trốn xuống tàu với thằng Vũ. Tiếc nhớ mấy buổi sáng mới lảnh lương, được ngồi thư thả nhìn khói thuốc Pall Mall cùng giọt càphê chậm chậm rơi. Trên đảo, bây giờ không biết từ đâu tới, tôi thấy nhiều người bày bán cái gói thuốc hút, cũng có cái gói thuốc màu đỏ sậm mà tôi mê và nhớ mấy năm nay. Biết thân phận mình, tôi đi qua chỉ ngắm nhìn, lờ đi chuyện ghé lại thăm hỏi linh tinh. Nhớ lắm! Mở gói thuốc mới, lướt nhẹ điếu thuốc không đầu lọc thon dài ngang mủi, hương thơm mê mẩn, phê cả người…

Lay hoay với khúc đầu lọc trên tay một lúc, tôi vùi lấp vào trong cát rồi đứng dậy để đi lần xuống biển. Tiếng sóng rì rào đùa vào bãi, cát ướt chen giữa các ngón chân trần. Nước biển mát lạnh, ngập dần đến ngang ngực, nghe lòng bàn chân bắt đầu bước trên san hô, tôi phóng người bơi ra khơi.

Suốt đêm thứ Bảy đến hôm sáng Chủ Nhật vừa qua, không biết bao nhiêu thuyền nhân còn sống sót như Thành và tôi, còn lênh đênh ôm ván bơi giữa đại dương? Tôi hướng về một nơi ven chân trời, không xa nơi đây lắm, lòng biển còn đang ôm ấp thi thể của các thuyền nhân đồng hành hay ngọn sóng đang tiển đưa xác thân người bất hạnh đi vào hư vô. Đã gần một tuần rồi, ngoài mười bảy người đã được tàu cứu vớt, chưa có tin gì thêm của các thân hữu trên tàu.

Mẹ Việt Nam ơi, biển sâu cùng hoang đảo và rừng sâu đã là nơi những đứa con khao khát Tự Do đã phải bỏ lại xác thân. Vị mặn của biển Đông hôm nay có phải đang hoà cùng những giòng máu của gần triệu thuyền nhân bất hạnh. Tâm trí mênh mang, tôi cứ bơi đến khi thấm mệt, nhìn lại đã ra ngoài biển sâu. Theo sóng, tôi thả người bơi trở vô bờ để còn trở về thay đồ, chờ Văn Phòng gọi đi sang Terengganu.

Khởi đầu, hồ sơ của tàu nhập đảo ghi tôi là người cầm cái cần lái tàu, qua chữ nghĩa tiếng Anh bổng nhiên tôi là thuyền trưởng để đại diện cho cho tàu về thủ tục hành chánh và cho tôi mang thêm điều tủi nhục là đã không chết theo tàu.

Rất may, các cảnh sát Mã Lai phỏng vấn chúng tôi có gốc hay biết nói tiếng Hoa và Thành sẵn lòng giúp về phần ngôn ngữ. Có người cùng tàu, ôm cùng tấm ván bơi đến khi được vớt lên, đã hiểu rõ chuyện, giúp thông dịch vẫn xác thực hơn là nhờ người khác.

Thành và tôi theo người cảnh sát đi ra cầu Jetty. Bãi biển lài, cầu tàu khá dài. Đếm theo bước chân, tôi ước lượng cầu có chiều dài khoảng tám mươi mét.

Xa ngoài đầu cầu, một chiếc tàu đang chờ chúng tôi tự hồi nào. Tàu có bề ngang chắc tương đương với PCF Duyên tốc đỉnh, nhưng phần mũi dài hơn gắp đôi và trắng đẹp thanh nhả như tàu dân sự.

Khi tàu đánh cá chở tôi vào bờ, cảnh sát viên lay tỉnh tôi rồi đưa về phỏng vấn ở cơ quan trên đảo Telipok, mặc thường phục. Hôm nay, người đi với chúng tôi cùng thuyền trưởng và hai nhân viên trên tàu cũng mặc thường phục. Như thế này, đi chung với họ tôi thấy dễ chịu hơn. Nghỉ đến cái bộ dạng tỵ nạn với áo quần phai bạc bê bết lại có nhân viên sắc phục cảnh sát đi kèm, trông mình giống như là kẻ tội phạm; nhất là cùng đi sang Kuala Terangganu, thành phố lớn nhất và cũng là thủ đô của tỉnh bang Terengganu, cũng ái ngại lắm. Chẳng rõ tổ chức cảnh sát có ý tế nhị hay không, chúng tôi vẫn thầm cám ơn cảnh sát Mã Lai rất nhiều.

Kuala Terangganu chỉ cách Trại Tỵ Nạn cộng sản của người Việt mình chừng 30km theo đường chỉ thẳng.

Tàu rời bến, tiếng máy thật êm, lướt vùn vụt như đang bay trên đầu sóng. Rất có thể, vì động cơ phối hợp với hệ thống thuỷ phản lực của các tàu vận chuyển này, cầu được đặt tên là Jetty. Tôi thương nhớ chiếc 3392 của chúng tôi. Chiếc tàu mũi bầu bĩnh chở hàng trong sông, cố giúp đưa chúng tôi vượt biển rộng đi tìm Tự Do. Thương tiếc con tàu đã phải nặng nề hứng chịu sóng gió ngoài biển khơi và tan nát thân xác vì thù hằn của bọn hải tặc bất nhân. Có chiếc tàu như tàu cảnh sát, không cần chi đến súng đạn võ trang, chỉ cần phân nửa tốc độ, bọn hải tặc vô phương theo đuổi hay hãm hại chúng tôi.

Mặt trời đang ở chếch trước mũi. Tàu không xuôi về nam như tôi nghỉ, lại lấy hướng đông, chạy bọc vòng qua hòn đảp nhỏ Pulau Karah.

Đồng bào trên Bidong trông hình đặt tên, Pulau Karah được gọi là đảo Cá Mập và Pulau Bidong của chúng tôi, đang mờ nhỏ lại dần, trông rất giống với tên đảo Con Rùa.

Huyền thoại lịch sử có kể truyền về rùa vàng, rùa thần.

Thần Kim Quy đã linh ứng đáp ứng lời khẩn cầu của An Dương Vương. Thần hiến kế giúp vua xây thành hình trôn ốc và tặng móng vuốt của thần cho vua làm lẫy nỏ. Thành Cổ Loa và Linh Quang Kim Quy Thần Nỏ, đã một thời bảo vệ nước Âu Lạc, chiến thắng quân xăm lược phương Bắc của Triệu Đà. Thần Kim Quy lại xuất hiện trong chuyện tích về cuộc dấy quân khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh, dành lại độc lập cho Đại Việt của Lê Lợi, qua thanh kiếm Thuận Thiên và Hồ Hoàn Kiếm.

Người làm ăn, mê tín dị đoan, thường kỵ con rùa!

Hôm nay đây, Bidong hiền hoà nằm đấy, trông như Con Rùa giữa đại dương. Con Rùa Bidong đang bao dung che chở và ban cho hàng trăm ngàn thuyền nhân tỵ nạn cộng sản có được thế giới của Tự Do, tạm trú để chờ ngày đi định cư.

Nhân Dân Việt Nam không thể chỉ cầu nguyện cho Thần Kim Quy sẽ nổi giận, trừng trị loài quỷ đỏ bạo tàn trên quê hương, hay mong chờ Lê Lợi được Thuận Thiên Kiếm. Tôi tin rằng mỗi người dân đang có trong tay Thuận Thiên Kiếm, hờn căm sẽ biến thành triệu triệu Linh Quang Kim Quy Thần Nỏ. Đảng cộng sản phải bị tận diệt trước khi đất biển Việt Nam bị dâng hiến hết cho quan thầy của chúng nó. Người Việt chúng ta không thể chui lùi vào thời kỳ làm nô lệ!

Ngoảnh lại, đảo Con Rùa đã xa khuất bên dưới chân trời, bây giờ xung quanh tàu chỉ còn thấy trời và biển. Qua khung kính, đứng bên trong nhìn ra mặt biển, Thành và tôi dò kiếm dấu vết quen thuộc liên hệ với chiếc 3392. Thỉnh thoảng trên bọt sóng trắng có những mảnh rác sậm màu cây gổ, chúng tôi lại nhìn nhau, lòng tự hỏi có phải chăng đây là mảnh ván vụn từ xác tàu mình?!

- Hello!

Cùng quay lại tìm người gọi, thấy Mohez thân thiện đưa gói thuốc mời. Chúng tôi cám ơn anh chàng cảnh sát tốt bụng, rồi mồi điếu thuốc hút và nói chuyện với Moez.

Thuốc có hiệu chữ Mã Lai, khói thơm giống giống như Ruby Queen ngày trước. Từ khi cái lũ cộng phỉ lểnh nghểnh đầy phố phường miền Nam, tôi ráng dằn lòng hoài vẫn chưa được; cứ mỗi lần trông thấy điếu thuốc lại nhớ đến loại thuốc hút có cái tên rất dị hợm là Sài Gòn "giải phóng". Người ta nói rằng cái thứ này có mùi khói như Ruby chi chi đó. Chỉ cần nghe thấy mấy cái chữ "giải phóng" của bè lũ cộng sản bất nhân là máu hận đã sôi sục rồi, tôi ghét cái thứ chữ nghĩa của bọn cốt đột "phỏng dái " ấy lắm!

Tôi hận cái lối ghép chữ này vô cùng, lũ chúng nó đã sĩ nhục tên gọi Sài Gòn kính mến và đồng bào miền Nam!

Đảng cướp cộng sản cưởng đoạt quyền Tự Do, quyền được làm người của đồng bào Sài Gòn, của toàn dân Việt Nam, lại gian xảo rêu rao là …giải phóng.

Đồng bào không cần cái loại giải phóng chết tiệt của đảng cộng sản súc vật!

Tôi căm thù cộng sản, đâm ra ghét cay ghét đắng cái tên thuốc lá có chữ "giãi phóng" của bè lũ chúng nó. Không cần biết cái thứ thuốc hút này là thuốc cũ hiệu mới, ngon hay tồi ra sao… tôi nhất định không thèm hút, thà vấn thuốc rê hút thấy phê hơn hay thà cứ nhịn thèm!

Moez ân cần:

- Miss your boat?

- Yes, very much.

Ngôn ngữ còn giới hạn, tôi vắn tắc đáp lời.

Đứng hút thuốc, góp chuyện với nhau một lúc, tôi để Thành và Moez nói trực tiếp với nhau cho dễ, trở lại khung cửa kính và biển nước. Mới hơn chín giờ sáng. Hôm sáng Chủ Nhật, giờ này Thành và tôi vẫn còn ôm nấp hầm mũi tàu bơi; tâm tư tôi chìm trôi bồng bềnh theo những đợt sóng trắng ngoài khơi.

- Anh Tính…

Nghe gọi, tôi xoay lại, chưa kịp hỏi thì Thành tiếp ngay:

- Moez cho hay, cảnh sát đang tìm nơi mình bị cướp, sắp tới chỗ tàu tụi mình chìm.

Tôi ngạc nhiên nhìn Thành và Moez. Như hiểu chuyện chúng tôi nói với nhau, Moez gật đầu xác nhận và chỉ về phía trước:

- Few minutes.

Một lúc sau, động cơ giảm bớt tốc độ. Bên trong tàu, qua cửa kính tầm nhìn bị che khuất. Không biết là sắp tới hay cảnh sát đang chậm lại chỉ để tìm kiếm, tôi bồn chồn hết ngó Moez cùng các nhân viên trong phòng lái rồi nhìn ra ngoài biển ngóng tìm. Thời gian trôi qua, nhìn mãi ngoài biển cũng chỉ thấy biển với sóng. Chúng tôi bảo nhau, gần cả tuần rồi, chắc sóng lớn làm tróc neo hay bứt dây neo và cuốn tàu mình đi mất rồi.

 - Come, come… follow me.

Moez rời phòng lái, vẫy gọi chúng tôi và bước nhanh ra phía sau đuôi tàu.

Động cơ chậm lại, thân tàu hạ xuống nằm trên mặt biển bị sóng đẫy đùa, thân tàu lắc lư lao chao. Bốn người cùng bước ra đứng ngoài đuôi, ngó tìm kiếm mãi chỉ thấy trời biển trùng trùng. Moez và người bạn cảnh sát lớn tiếng thăm hỏi với thuyền truởng bên trong.

Hiểu ý chúng tôi cũng muốn biết câu chuyện, Moez giãi thích:

- Thuyền trưởng nghỉ rằng dấu hiệu trên radar rất có thể là phần mũi của chiếc tàu. Ông ấy tin là tàu đang chạy đúng hướng, chắc là tụi mình bị sóng cao che khuất tầm nhìn…

- Here, she is!

Có tiếng gọi lớn của thuyền trưởng, báo tin cho chúng tôi.

Tàu tăng thêm tốc độ, lướt nhanh lên rồi đảo vòng ngang.

Và đây, xa xa ngoài khơi, một khối gổ đen nhấp nhô ẩn hiện theo sóng. Tàu vòng gần lại hơn, tôi có thể nhận ra phần sơn đỏ của đà mũi và con mắt kình ngư cẩn bên dưới. Không phải thăm hỏi thêm, các nhân viên cảnh sát biết chắc rằng đây là phần xác thân duy nhất còn xót lại của chiếc 3392, họ lặng yên cùng chia xẻ xót đau với chúng tôi. Dây neo căng giữ mũi tàu cất lên trên sóng, trông như con cá già đã kiệt sức, ráng trồi lên hớp những hơi thở sau cùng.

Hình ảnh mũi tàu quen thuộc chợt cay mờ trong mắt tôi. Đại dương quanh tôi bỗng chìm vào màn đêm, đêm hải chiến với lửa hận bập bùng trên chay bom xăng của những thuyền nhân bất khuất. Tôi nghe tiếng máy dầu cặn gào hú sôi sục uất hờn. Tôi nghe thân tàu bị chấn động mạnh, tiếng nổ tan nát linh hồn, đổ vỡ hỗn độn, tiếng người đau đớn kêu gào vang dậy, thân xác chơi vơi trong biển nước. Sóng tràn ngập ngăn nghẹn hơi thở. Tất cả đột ngột tan biến, chỉ còn lại đêm dài, đen tối cùng sóng biển.

Tàu chạy đến gần hơn, nhưng thuyền trưởng vẫn thận trọng giữ khoảng cách khá xa nơi tàu chìm, rồi dừng lại cho Moez chụp một số ảnh. Đợt sóng cao đẩy mũi tàu lên, lộ ra khung cửa vuông thông xuống hầm mũi; nơi ấy tôi đã leo lên tháo lấy nấp hầm, làm phao nương tựa bơi qua đêm. Chiếc 3392 chỉ còn sót lại bấy nhiêu đấy! Ngoài mũi tàu, quanh đây không còn dấu vết gì của nạn nhân trên mặt biển.

Vượt trốn cộng sản là đã chấp nhận chết để đánh đổi lấy Tự Do, dù chỉ là Tự Do cho linh hồn mình. Biết thân phận cô thế thiếu võ trang súng đạn, chống lại bọn hải tặc là trăm phần mất mạng, thuyền nhân 3392 vẫn cam đảm chọn hy sinh bản thân để bảo vệ con tàu và thân quyến. Bảy mươi ba người cùng nhau thoát được gông cùm cộng sản, giờ phút này còn năm mươi sáu người không rõ tính mạng ra sao, đang nơi đâu.

Moez đứng giữa vỗ vai Thành và tôi:

…going to Terengganu…OK...come inside!

Tàu chậm chậm khởi chạy, rồi lướt sóng phóng đi.

Chúng tôi luyến tiếc nhìn vói theo mũi tàu đang khuất nhanh trong sóng. Thương con tàu vô cùng, nó đã cùng tôi san sẻ lắm kỹ niệm trong những tháng ngày nắng mưa trên sông biển quê hương. Quý mến con tàu đã che chở sóng bão và hải tặc bạo tàn, cho chúng tôi thoát thân đến bến bờ Tự Do. Bây giờ phải rời bỏ mũi tàu, lòng xót xa đau như phải bỏ lại một phần thi thể của chiến hữu dũng cảm trên chiến trận.

Mấy ngày nay, mười bảy người sống sót ráng nhớ về hai chiếc tàu cùng bọn hải tặc. Đêm hôm qua tôi không ngủ được, sáng mai đi mà chẳng gom góp thêm được chứng tích gì rõ ràng hơn.

Trong trận hổn chiến với tàu cướp, mạng sống quá mỏng manh, không ai tâm trí đâu để nghỉ đến chuyện sống sót, để nhận diện bọn chúng sau này. Ngoại trừ chiếc tàu tham chiến sau, sơn màu xám tro dị biệt, nhưng lúc nó tới trời đã tối lại giữ khoảng cách khá xa, ít khi dùng đèn rọi, nên không thấy rõ mặt thuỷ thủ đoàn. Chiếc kia, như hầu hết tàu đánh cá Thái, tụi nó sơn loè loẹt, xanh cam vàng đỏ, tương tự như nhau. Không ai thấy số tàu, chắc chúng nó gian manh che đậy mất, còn tên tàu là chữ Thái Lan ngoằn nghèo. Tôi chỉ nhớ thằng Thái Lan lấy cuộn dây có cái đầu cạo trọc lóc. Cái bản mặt của mấy thằng hải tặc vận xà-rong, thằng nào cũng đen đủi và trông tương tự như nhau, cùng một loài quỷ quái… rất khó nhớ hay phân biệt được.

Chuyến đi sang Terengganu hôm nay, coi như thủ tục sau cùng của cảnh sát tỉnh bang, hy vọng nhận diện hay truy tìm được hai tàu hải tặc ấy rất mong manh.

Bây giờ đã là cuối tháng Ba, nhắc nhớ Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư.

Đất nước không vương vào khổ nạn cộng sản, đồng bào đã không phải chết trong uất hờn. Hàng triệu hồn oan từ thời Cải Cách, Đấu Tố, thảm sát Mậu Thân còn vất vưởng oán than. Vì hai chữ Tự Do hàng triệu đồng bào đã phải xa lìa quê hương. Triệu người đã không sống sót để ghi lại những trang sử đen hãi hùng, khi Nhân Quyền bị đảng cưởng đoạt, Tổ Quốc Việt Nam bị cộng sản dày xéo bán dưng.

Cho đến hơi thở sau cùng, cùng hồn thiêng của thuyền nhân bất hạnh, tôi thề không bao giờ quên tội ác của loài cộng sản và bọn hải tặc Thái Lan!

Xót đau, tôi quay tìm về nơi mũi tàu đã bị bỏ lại:

- Thượng Đế hởi, cái giá cho Tự Do cho đồng bào tôi sao vô cùng khắc nghiệt.

Một lần đi, đã thực sự là một lần vĩnh biệt!

Kính dâng nén hương tưởng niệm Ngày Quốc Hận.

Tháng Tư 2010
BK Tính323

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện tình trái ngang
Khối diễn hành
Bãi tập
Lễ mãn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
Tình Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
Vì hai chữ Tự Do
Nghìn trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào lòng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển bão tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vuì quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giã từ vũ khí
Mối tình đầu
Tình lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện tình với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc tình
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người còn nhớ hay người đã quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nhìn Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
BÌNH-TUY, những ngày cuối cùng...
Tình Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và hòa bình
Tây Ninh, chút còn lại trong lòng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi dòng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Trìu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Bão Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một dòng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện tình của một Phi Công
Hai vì sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người tình
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái Bình Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Ðội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện tình chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
Tìm lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Gãy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ Hình Của Chính Mình
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy còn đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Dòng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa qua những tình khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn còn đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương tình anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những giòng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư tình của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nhìn được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư tình
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời còn dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba dòng nước mắt
Những xác chết trên mãnh đất chữ "S"
Thân phận người lính gãy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện tình khoai lang
Tâm tình người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm tình
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xã đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi tìm Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất tình
Dấu "Hỏi Ngã" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ý yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
Tình... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ tình
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi dòng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi tìm tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hãy giúp tôi
Con còn nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ tình
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà nòi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái tình
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ còn một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một mình
Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Hòa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc tình
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nhìn những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời còn vui vì có chút tòm tem
Đôi mắt Phượng
Ngưòi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
Tình già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân tình
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài vòng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
Tình người
Hồi ký của một người Hà Nội
Tình nghĩa, nghĩa tình
Đôi đũa
Giòng đời... và hồi âm giòng đời...
Không cho phép mình quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
Tình ngây dại