Cố Hương, 35 Năm Sau

Phạm Hoàng Chương

Phạm Hoàng Chương nay về hưu, an cư tại Riverside, Nam Cali. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông nhân dịp 35 năm Ngày Miền Nam sụp đổ 1975-2010.

1975
Ăn tết xong, khoảng tháng hai, tháng ba, cả trường Duy Tân tôi dạy xôn xao tin Việt cộng đánh chiếm Kontum, Pleiku, rồi Ban mê thuột, địch lăm le chuẩn bị tràn xuống Nha trang... Anh Lực mới lên nắm chức Tân hiệu trưởng được mấy tuần, không dấu nỗi vẻ rầu rĩ lo âu. Tiệm sách tôi chưa bao giờ bán báo đắt như lúc ấy, mới 10 giờ sáng đă sạch nhẵn không c̣n tờ nào. Cả thành phố Phan rang dân chúng nhốn nháo với những tin đồn rúng động chết người: Mỹ bỏ VN, Thiệu Kỳ bỏ chạy, VC sắp chiếm miền Nam...

Mới hồi đầu năm, vô số sâu bọ trên rừng hàng hàng lớp lớp đua nhau lúc nhúc tản cư ḅ xuống biển, băng qua đường quốc lộ bị xe cán chết hết lớp này tới lớp khác, dân đă hoang mang không biết điềm ǵ, kế đến ḥn Đá Dao cao mười mấy thước trên núi Đá Chồng, quê ông Thiệu, tự dưng sụp lăn ra đât, để mặc cho ḥn Mặt Quỷ (tượng trưng cho Cộng Sản) bên kia làng Dư khánh ngạo nghễ khinh khỉnh nh́n qua. Người nói Mỹ bỏ rơi Việt Nam, ông Thiệu giao miền Trung và cao nguyên cho Việt cộng, rút về giữ Saigon. Kẻ nói ông Thiệu bằng mọi giá giữ lại từ Ninh thuận trở vô Nam, v́ Ninh thuận là quê hương của ổng, mồ mả ông bà c̣n chôn ở đó.

Qua đầu tháng Tư th́ tin tức từng ngày càng lúc càng sôi động. Sư đoàn 1 tan hàng. Dân chúng Huế hoảng hốt bỏ nhà chạy vào Đà nẵng. Việt cộng chiếm Huế trong ṿng một ngày, rồi hai ngày sau, nghe đài BBC nói Đà nẵng thất thủ luôn. Một ngày sau, Quảng Nam mất. Sợ bom đạn, pháo kích, tôi cho vợ bế con nhỏ chạy trước ra đảo Cam ranh, ở nhà ông bà nhạc cho an toàn. Người ta kháo nhau về đội quân vùng 1 vùng 2 tan hàng bỏ ngũ từ Huế tơi tả chạy, dân chúng bỏ nhà bỏ cửa, bồng bế chạy theo lính vào Nam, dọc đường cướp bóc hăm hiếp chết chóc xảy ra nhan nhản. Việt Cộng hầu như mỗi ngày chiếm lấy một tỉnh, quân đội bên ta chưa đánh đă chạy, cởi bỏ quân phục chạy trước cả dân. Cuối tháng 3, Qui nhơn, Tuy ḥa mất. Tôi hoảng quá. Tiệm sách c̣n đầy hàng hóa sách vở, phân vân không biết nên giao nhà cho con bé giúp việc liều bỏ chạy vô Saigon hay ở lại giữ của. Sáng ngày 1 tháng 4, anh bạn kỹ sư ở nhà đối diện chạy qua đập cửa nhà tôi hốt hoảng:

- Anh Chương ơi, cả thành phố người ta bỏ chạy rồi. Nghe nói đại tá Tự, tỉnh trưởng Ninh thuận bỏ trốn vô Phan thiết. Ḿnh phải đi gấp chứ không kịp nữa. Loạn lạc chết chóc tới nơi...

Thế là tôi không c̣n đắn đo suy nghĩ nữa, gói 50 ngàn bạc nhét dưới chân, mang giầy vô, cầm cái xắc tay đựng một hai bộ đồ và ít đồ quí, giao ch́a khóa nhà cho con nhỏ người làm, xách Honda chở Chính vô Phan thiết, không kịp ghé nhà má báo tin. Chính nói ở Saigon, nhiều nhà giàu biết tin sắp mất nước, đă lên tàu rời khỏi VN ra khơi, có tàu Mỹ đón. Dọc đường vô Phan thiết, hai đứa gặp vô số dân quân tản cư, những kho xăng, tiệm thuốc tây bị cướp phá, xe cộ hết xăng bỏ lăn lóc dọc đường, những xác chết khẳng khiu ở bờ sông. Vừa tới Phan thiết th́ thành phố bị pháo kích ầm ầm, cuống cuồng xách xe chạy trốn chui trốn nhủi. Đường bộ vô Saigon bị chận v́ hai bên giao tranh, đánh nhau ở đâu trong Xuân lộc, đường thủy th́ ghe thuyền đầy lính tráng hung dữ, lăm lăm súng ống giành nhau cướp để vô Vũng tàu sớm, bắn nhau chéo chéo, không cho dân lên. Tôi và Chính đành phải xách xe trở về Phan rang, hai bên đường im ĺm vắng ngắt thấy sợ.

Tiểu khu Ninh thuận lúc đó đă bỏ ngỏ, tàn quân và dân chúng xông vào kho cướp súng đạn uy hiếp các tiệm buôn trong phố. Thành phố tan hoang, xơ xác. Hiệu buôn quần áo tơ lụa lớn của mẹ tôi bị bắn vỡ các tủ kính loảng xoảng, dân cả trăm người kéo nhau vô nhà hôi của ào ào. Tôi ở Phan thiết về th́ mọi sự đă xong, má đứng trước nhà dang tay phân trần, mếu máo khóc.

Ngày 2 tháng tư, VC khựng lại ở Cam ranh. địch và ta giao tranh nhau ở Ba ng̣i dằng co nhiều ngày. Chắc ông Thiệu ra lệnh cho giữ Ninh thuận bằng mọi giá, nên lính Ninh thuận liều chết chiến đấu rất hăng. Tiệm sách tôi may mắn c̣n nguyên, không ai thèm cướp sách. Tôi thở dài nằm nhà, phó mặc cho số mệnh. Thôi, ai sao ḿnh vậy, con người có số, chỉ biết thầm cầu nguyện Ơn Trên. Lúc đó lại có tin đồn VC chiếm xong miền Nam sẽ thủ tiêu 1 triệu công chức quân nhân VNCH, như họ đă từng làm ở Huế Tết Mậu thân. Cầu cơ cố thi sĩ Hàn Mạc Tử xuống xin cứu giúp, chú Hàn khuyên mọi người ai ở đâu, cứ ở yên đó, đừng vọng động chạy tới chạy lui mà nguy hiểm, đây là Cộng nghiệp, mọi sự ở Trên đă an bài đâu vào đó cả rồi.

Ngày 5 tây, dân Đalạt kéo nhau xe cộ đủ loại ồ ạt tản cư xuống Phan rang, mang theo rau quả hái non, hàng hóa, gia súc, của cải, tài sản, trải chiếu nằm bừa băi ngoài đường phố. Người ta bày bán tống tháo ngoài đường từng đống bông cải trắng , cà rốt, rau cải nhổ vội trên Đà lạt xuống, vót vét được đồng nào hay đồng nấy để c̣n tiếp tục chạy vô Saigon, nếu như Cam ranh thất thủ. Một chủ tiệm sách vô tiệm tôi năn nỉ xin mua giùm cho một xe hơi đầy nhóc vở tập 100 trang mới tinh từ trên Dalat chở xuống với giá rẽ mạt, để rảnh tay chạy tiếp vô Saigon. Tôi tiếc rẽ lắc đầu. Thân tôi c̣n chưa biết chết sống thế nào, tiệm tôi c̣n chưa biết có được an toàn không, nắm tiền đi liền khúc ruột, lúc này phải lo thủ, tiền đâu mà mua trữ vở tập cho mùa thu nhập học tới. Sau đó mấy ngày th́ nghe bên ta phi đoàn đánh sập cầu Tân Mỹ để chận VC trên Đalạt xuống.

Nhưng rồi sau cùng, Cam ranh cũng thất thủ sau 15 ngày cầm cự anh dũng, xe tăng với lính bộ đội VC trẻ măng, đội nón tai bèo, ngơ ngác tiến vào thành phố. Giáo chức tụi tôi nhận tháng lương cuối kể từ ngày đó, ngoan ngoăn theo lệnh đi học tập chính trị mỗi ngày để giảng dạy lại cho học sinh. Tôi sống trong phập phồng lo lắng cho đến tháng 8 th́ cùng với tất cả các giáo sư biệt phái khác được lệnh đi học cải tạo ở Sông Mao, cùng với nhiều thành phần quân dân cán chính khác.

1976-1985
Tết năm đó, trong tù, tôi được mẹ và vợ vô thăm nuôi, báo tin đổi tiền 500 cũ ăn một đồng tiền mới, nhiều nhà giàu ở Saigon thất điên bát đảo, có người nhảy lầu tự tử. Đúng một năm sau, được phóng thích về với gia đ́nh, tôi theo đúng phương châm "Lao động là vinh quang", "Tư bản là bóc lột" học trong trại, dẹp bỏ mua bán, hai vợ chồng kéo nhau ra ḷ gạch Nhơn Ḥa ông Hai Lô làm công nhân để tỏ ra "giác ngộ", được sớm trả "quyền công dân". Nghe tin một số bà con ở Saigon bỏ nước đi từ 30 tháng tư qua Mỹ, vài người bạn cũ vượt biên thành công. Nghe như chuyện cổ tích, không bao giờ dám nghĩ ḿnh có đủ can đảm và điều kiện bỏ nước ra đi an toàn như họ.

Cờ Mặt trận giải phóng miền Nam và bài quốc ca của họ xuất hiện mấy tháng rồi tự nhiên biến mất, chỉ c̣n lại bài quốc ca và cờ đỏ sao vàng miền Bắc. Trong năm 76 , nhà cửa tài sản của quân nhân miền Nam từ cấp bậc đại úy trở lên, các thành phần có "nợ máu" với nhân dân, các nhà giàu bỏ chạy đều bị tịch thu, phân phát cho cán bộ ngoài Bắc vô ở. Mẹ tôi giữ 6 cái nhà cho thuê giùm bà cô họ tôi ngoài Bắc 21 năm nay bị Ủy ban quân quản tịch thu hết cho cán bộ cao cấp ở, cô chú tôi là đảng viên chạy vào làm đơn xin xỏ măi không được, chán nản bỏ về Bắc lại.

Rồi đăng kư hộ khẩu. Dân chúng phải khai báo tài sản, từ cái radio, xe Honda, cho đến vàng bạc cất trữ. Ai ở xa tới tạm trú phải ra đồn khai báo công an. Muốn ra khỏi tỉnh phải làm đơn xin phép. Xe hàng đói meo v́ không ai dám đi khỏi tỉnh, trừ mấy tay buôn chuyến biết cách hối lộ cho công an giao thông. Từ thời Pháp thuộc tới giờ, làm ǵ có chuyện ngăn sông cấm chợ lạ lùng như vậy, ai nấy gặp nhau cũng xầm x́ bất măn. Nhiều gia đ́nh công chức quân nhân chế độ cũ thất nghiệp đói nhăn răng, sống vất va vất vưởng, bị lùa đi kinh tế mới, lên rừng thiêng nước độc, bịnh tật không có thuốc men, chết nhiều lắm.

Thấy dân c̣n nhiều người giàu, qua năm 77, nhà nước lại cho đổi tiền một lần nữa, để dễ cai trị hơn. Dân đói, c̣n hơi sức đâu mà chống đối, cái bao tử phải lệ thuộc tem phiếu nhà nước th́ làm sao mà bướng bỉnh được....Nghe nói nhiều người dại dột bồng bột tham gia các phong trào phục quốc c̣ mồi, bị tóm bỏ tù chung thân. Thành phố đầy dẫy những bộ xương biết đi, quần áo cũ rách, những con người c̣m cơi đạp xe, cầm cuốc, mặt mày buồn bă khô khan vô vọng. Thiên hạ bị bắt đi làm thủy lợi một năm 30 ngày, ai có tiền th́ cho mướn người đi thế. Đàn bà con đông, chồng đi cải tạo, có người khóc mong sao cho Trời sập chết hết cho rồi, sống chi mà khổ như con chó. Có một dạo, trong nhà nh́n ra đường thấy nhiều chuyến xe bịt bùng nhốt lính QLVNCH học cải tạo chạy qua, đâu như dời trại tù, hay di chuyển tù ra Bắc, dân chúng kéo ra đứng coi hai bên đường, xầm x́ thương xót, có nhiều người mua bánh trái chạy tới, lấm lét canh chừng bộ đội, dúi nhét quà, tiền vào tay người tù. Năm 79 lại có nhiều đoàn xe tăng thiết giáp của Nga ngày đêm từ trong Nam chạy ra Bắc, nhiều xe tải chở lính bộ đội trang bị súng ống, mặt mày nghiêm trọng. Có người rỉ tai VC đang đánh nhau với Trung quốc ở Lạng Sơn, Lào Cai. Có người rành hơn, nói Lê Duẩn phủi ơn Tàu viện trợ vũ khí đánh Mỹ lúc trước, chạy theo Nga, nên Tàu "dạy cho một bài học". Nghe nói hai bên đều chết ngang nhau, nhiều tỉnh phía Bắc bị cướp phá tan hoang. Người quen gặp nhau tâm sự mong cho Tàu thắng để Lực lượng phục quốc thừa cơ nổi lên đánh giành lại miền Nam. Nghe đồn có nhiều tù nhân QLVNCH được Tàu giải phóng khỏi trại tù, mang về Tàu thả cho tự do đi, Mỹ bốc qua Mỹ.... Trước 75 tôi có đứa học tṛ là con ông Khu trưởng khu phố tôi ở, nên ông tin cậy giao cho làm Tổ phó nhân dân, dẫn dân đi làm thủy lợi, chỉ huy dân phường Kinh Dinh tranh đua với các phường khác đắp đập, đắp đê trên mạn Sông Pha, được bằng khen hạng nhất. Nhờ vậy mà "được" đi cùng với công an khu vực nửa đêm tới nhà mấy người xay cà phê lậu trong xóm, lập biên bản, kư tên. Được đi họp với chức sắc. Lại nằm trong Ban giảng dạy các lớp B́nh dân ban đêm, được miễn đi thủy lợi. Môt tuần vài ba đêm, khu trưởng khu phó chọn nhà một người nào đó, cho người tới từng nhà bắt dân trong phố phải "đi họp", tới ngồi chồm hổm bên rănh cống hôi, muỗi cắn lia chia, chịu trận nghe lải nhải những điều ở trên đưa xuống đến phát ngấy, dân ngáp lên ngáp xuống, không ai buồn dơ tay phát biểu ư kiến. Chính quyền gài "ăng ten" vô trong dân, đủ mọi thành phần, trường học, chợ búa, công nhân...để thu lượm tin tức chống đối, phản động. Lại có nạn mấy bà phụ nữ thợ thuyền dốt nát được đưa lên nắm chút quyền hành, hống hách hạnh họe dân lành trong xóm phường, ŕnh rập báo cáo lấy điểm, hù dọa bắt đi kinh tế mới, ôi thôi người dân mang đủ thứ tṛng vô cổ, kêu Trời không thấu.

Thời đó như thời các nước Âu châu bị Đức quốc xă chiếm đóng, dân chúng nghi kỵ nhau, ai giàu có ăn sung mặc sướng coi như có tội, ra đường thấy mặt mấy người "cách mạng 30 tháng tư" lật đật cúi chào, sợ bị thù oán hăm hại. Quán xá đóng im ỉm, gánh xôi, hàng quà nhỏ xíu cũng bị công an xô đuổi, nhu yếu phẩm, đồ dùng, thức ăn khan hiếm, dân phải ăn độn bo bo, khoai sắn, bột ḿ. Tôi may c̣n 500 cuốn sách dạy vỡ ḷng, dụng cụ học sinh, hàng hóa, lén lút bán lần ra ăn, bám lấy các ngành tổ hợp thợ mộc, điêu khắc, trồng thuốc Nam cho có công ăn việc làm che mắt công an, rồi túng cùng phải mua xích lô đạp trong thành phố sống qua ngày, chứ bên ngoài có biết bao gia đ́nh bạn bè người quen lăn lóc bữa đói bữa no, bần cùng thê thảm. Tôi c̣n may, có thằng em họ làm lớn ngoài Hà nội vô thăm, dặn riêng tuyệt đối bất cứ giá nào cũng phải bám lấy thành phố mà sống, đừng đi kinh tế mới, đi kinh tế là mất hộ khẩu, là chết đói. Nó kể ngoài Bắc hồi 54 cũng làm vậy, nhưng họ chỉ rầm rộ làm dữ một thời gian rồi thôi. Ai nhẫn nhục khéo luồn lách th́ sống, ai dại dột nóng nảy th́ chết. Có lần nghe anh Dự, giáo viên cấp 2, dẫn vợ ba con vô lục tỉnh làm ăn không xong bỏ chạy về lại Phan rang, hết sạch tiền, được bạn cũ cho ở nhờ nhà bếp phía sau, chưa biết giúp đỡ cách nào cho anh th́ ít hôm sau đă nghe anh bỏ thuốc độc vô chuối ép mấy đứa con ăn chết cho nhẹ gánh nợ, rồi hoảng sợ bỏ trốn mất, bỏ lại chị vợ kêu gào khóc lóc thảm thiết ở nhà thương, phường xă ém nhẹm cấm phổ biến tin thảm, sợ dân bức xúc.. Tôi sững sờ cả mấy tuần.

Rồi nghe tin gia đ́nh tiệm buôn Quư Kư tổ chức vượt biên ở Ninh chữ, lọt được ra khơi, nhưng lại bị tàu Liên Xô vớt, đem về Vũng Tàu giao cho nhà nước, bị nhốt tù cả đám. Kế lại xảy ra vụ anh Trợ, hiệu trưởng tiểu học, tham gia Phục quốc nửa đêm công an vô nhà c̣ng tay bắt đưa đi nhốt tù chung thân, chị vợ sau đó tuyệt vọng bỏ thuốc chuột vào nồi chè đầu độc lũ con 6 đứa, may mà hàng xóm tri hô cứu kịp. Những chuyện thương tâm như vậy nhiều lắm, suốt 8 năm dài c̣n kẹt ở Phan rang, tôi không làm sao nhớ hết....

Năm 79, 80, tự nhiên phong trào vượt biển từ Nam chí Bắc rầm rộ nổi lên một lượt với chính sách nhà nước cho người Hoa nộp vàng đi bán chính thức. Nghe tin Pḥng, một người bạn, đi chết ch́m ngoài biển, bỏ lại vợ 3 con. Nhà tôi hên, ba đứa em gái đi chui, lọt cả ba. Tôi có mấy chỗ quen rủ đi, nhưng thấy con gái mới sinh c̣n bé xíu, không nỡ, lo cho các em đi trước, lâu lâu nghe người này người kia trong phố đi lọt, trong bụng nôn nao bần thần. Có lần đạp xích lô chở trúng khách từ Saigon ra Phan rang vựợt biên, khách rủ cho đi theo không, tôi biết chưa tới thời cơ, đều từ chối hết, an bần lạc đạo, nghiên cứu tử vi, kinh Phật. Kham khổ cúi đầu chịu đựng, bứt rau dền dại ở bờ bụi đem về luộc, tiện tặn mua tôm cá cặn cọt lúc chợ tan, mua khoai độn gạo, đem về cho vợ nấu nướng nuôi con qua ngày. Trong nhà có cái ǵ giá trị đem bán hết, chắt chiu mua từng chỉ vàng dấu cất, chỉ c̣n mỗi cái bàn giấy, cái tủ áo cao 2 mét bằng sắt mấy người thầu rác Sở Mỹ bán ra ngày xưa là c̣n đáng giá, c̣n lại toàn các mảnh gỗ ghép lại làm bàn tiếp khách, cái bàn tṛn ọp ẹp sứt ốc làm bàn ăn, hai cái ghế bành rách da làm furniture. Để nhà cửa sơ sài đạm bạc như vậy cho công an thấy ḿnh nghèo không nảy ḷng tham, và có ra đi bỏ lại cũng không tiếc. Bọn công an khu vực cứ tự tiện thường xuyên vào nhà ŕnh ṃ quan sát, hai mắt láo liên, có lúc nh́n cḥng chọc vào mặt ḿnh để ḍ xét tư tưởng thầm kín, tôi tức cười cứ thản nhiên tỉnh bơ mặc kệ. Một lần đưa người bạn ra bến xe về Saigon, thằng công an người dân tộc Tày tưởng bở, từ xa chạy xộc tới, quát hỏi: "Anh kia, đi đâu, có giấy tờ xin phép không?", tôi đủng đỉnh cười nhạt trả lời: "Đi đâu mà đi? Tiền đâu mà đi đâu? Tiễn bạn ra xe một chút thôi, có ǵ mà nhặng lên thế?" Nó bẽn lẽn đi mất.

Lúc đó, đầu 1982, nhà nước thiếu tiền, nên ở Phường bắt đầu có chủ trương mới, cho dân buôn bán nhỏ để đánh thuế lấy tiền trả lương công chức. Thấy họ đang nhận đơn mấy người xin mua bán nhỏ, tôi xúi vợ đứng tên xin bán tạp hóa, may sao Trời thương, đơn được chấp thuận. Bán buôn được mấy tháng có chút tiền vô th́ tôi lại bị Công an giao thông địa phương cấm đạp xích lô, lư do trí thức mà giả đ̣ làm nghề "hạ tiện" bêu riếu chế độ, bèn bán rẽ xe, ở nhà phụ vợ giữ con bán hàng, bắt đầu để ư t́m mối ra đi. Họ bô bô nói "Lao động là vinh quang", mà lao động kiểu đạp xích lô th́ lại bị cấm, đúng là cái lư của kẻ mạnh, muốn nói sao nói. Ở Saigon thiếu ǵ thày giáo bỏ nghề đạp xe, mạnh ai nấy sống, ai mà để ư tới, tỉnh nhỏ ít người th́ "đầy tớ nhân dân" lại chiếu cố quá kỹ...Tổ trưởng, láng giềng, xích lô bạn, công an khu vực theo dơi dữ lắm, nhưng tôi lè phè tỉnh bơ, bỏ tiền mướn thợ hồ xây sửa nhà cửa, ra vô thong thả, không ai có thể ngờ được là ḿnh đang mưu tính chuyện ǵ.

Thế rồi khi nhân duyên hội đủ đưa đến, tử vi ḿnh có "Thân cư Di", số đi th́ phải đi, căi cũng không được. Có người thân tổ chức lo sẵn ghe, ḿnh chỉ nhảy lên, đi theo. Mang theo đứa con trai đầu 10 tuổi, năm 1983. Bỏ lại 2 mẹ con. Thời buổi lúc đó không dám liều đi cả nhà được, chỉ đi 50/50, để nếu có "bể " th́ c̣n quay về nhà an toàn không ai biết.

1985-1995

Cuối năm 84, tôi đặt chân lên đất Mỹ tự do, sau hơn một năm ở trại Chimawan Hongkong và Bataan ở Phi. Ở đảo, liên lạc thư về nhà, mừng biết nhà không sao, công an chỉ tới nhà mắng nhiếc, gạch tên 2 cha con khỏi hộ khẩu, chứ vợ con không bị ép đi kinh tế mới. Chương tŕnh thất bại thê thảm, nhiều người lên đó đói rách, lâm bệnh bỏ về thành phố lê la ở nhờ ở đậu, xin ăn đầy đường. Nhân dân ta thán khắp nơi, công an cán bộ cũng đói, làm bậy, ăn cắp tài sản nhà nước, bóc lột của dân, lai rai bị sa thải. Qua 85, đọc báo thấy bên Tàu đói nghèo thê thảm, Đặng tiểu B́nh phải bắt chước Tây Phương, "đổi mới" kinh tế để sống c̣n, cho tư nhân buôn bán nhỏ và đảng viên kinh doanh để xả bớt căng thẳng. Tôi làm đơn bảo lănh vợ con từ đầu 85, nhưng Việtnam và Mỹ lúc đó quan hệ c̣n nhiều gay cấn lắm nên hồ sơ nằm ỳ một chỗ. Hồi đó chưa có đường dây tư nhân gửi tiền về cho thân nhân ở VN, phải mua vải vóc, thuốc tây đóng thùng gửi về bưu điện địa phương cho gia đ́nh ra nhận về, rồi bán lấy tiền chia nhau tiêu. Vợ ở nhà viết thư qua cho hay đă dẹp mua bán v́ có quá nhiều người mở tiệm, giao con gửi bên bà nội, đi làm Hợp tác xă làm X́ dầu trên chùa Tỉnh hội ngày hai bữa cho yên thân. Một năm đi làm phải lo gửi tiền về cho vợ và mẹ ba bốn lần lấy tiền chi dụng.

Năm 87, nghe nói VN thấy Tàu đổi mới thành công, bắt chước chuyển qua kinh tế tư bản, nhưng vẫn tự ái không dám dùng danh từ "tư bản", để mặc cho dân chúng tự do buôn bán cá thể, không dùng điệp khúc "buôn bán là bóc lột" nữa. Việt nam phải đổi mới thôi, v́ nếu không đổi mới th́ chết, chết từ đảng viên cao cấp ở trên chết xuống thằng dân khố rách áo ôm bên dưới. Hợp tác xă bán gạo và nhu yếu phẩm đóng cửa. Hợp tác xă các ngành nghề thất bại, cũng lần lượt giải thể. Nhà nông được trả ruộng đất lại làm tư, đóng thuế. Thợ may, thợ mộc, thợ hồ trở lại làm chủ, tiệm buôn hai bên phố mọc ra như nấm, nhưng bên cạnh lối làm ăn cá thể bắt đóng thuế cho nhà nước, vẫn c̣n hệ thống quốc doanh "ăn hại đái nát" được nhà nước trợ cấp nuôi dưỡng song song. Lương nhà giáo, công nhân viên thấp quá không đủ sống, nhiều người bỏ làm nhà nước, t́m cách dạy tư, sữa chữa máy móc, chạy xe thồ, đi buôn ... Bác sĩ được quyền mở lại pḥng mạch tư, dược sĩ mở tiệm thuốc riêng. Hai vợ chồng em gái nhỏ tôi, giáo viên cấp 3, bỏ dạy, biến mặt tiền căn phố lớn mẹ tôi ở thành tiệm bán sửa đồ điện, radio, máy hát, quạt máy,Tivi, tủ lạnh. Ban đầu vốn ít, bán ít, sửa nhiều. Dần dần buôn bán phát đạt, thấy dân chúng có tiền đua nhau sắm sửa, xây nhà mới, xài toàn đồ điện trong nhà, sắm Tivi, tủ lạnh...phải mua nhiều đồ, khuếch trương lớn, mướn thêm thợ, nhận làm đại lư Samsung, có lúc thầu bắt điện cho cả một làng Chàm ở Như Ngọc. Mấy năm sau, mua thêm một căn phố nữa, mở tiệm chuyên sửa Tivi, máy hát và bán computer, qua 95 lại mua thêm ngôi nhà lầu mới cất, ở đường Trung tâm chạy xuống biển, bán computers cho công sở, cho theo kịp với thời đại Internet đang bắt đầu phổ biến rộng răi toàn cầu.

Năm 89, như một phép lạ Trời cho, bức tường Bá Linh sụp đổ, kéo theo một loạt các nước Đông Âu nổi lên giành độc lập, khai tử hoàn toàn chế độ cộng sản. Cả một Đế quốc Xă hội chủ nghĩa Liên Xô xây dựng 70 năm, giết chết bao nhiêu triệu người dân oan uổng, sụp đổ tan tành trong một tháng, làm Trung quốc và chư hầu Việt nam mất chỗ tựa, kinh hoàng chới với suốt mấy năm liền. Ai cũng hy vọng vụ này làm nhà nước "mở mắt" ra, chuyển đổi qua thể chế dân chủ tự do như các nước Âu Mỹ cho dân nhờ, nhưng mà họ chỉ "đổi mới nửa vời", đổi mới kinh tế, chứ nhứt quyết không đổi mới chính trị. Chóp bu Đảng nhất định nắm giữ quyền hành, dùng bè lũ công an làm tay sai để cai trị kềm kẹp người dân. Quyền hành gắn liền với lợi lộc, làm chóa mắt con người vô thần duy vật dốt nát. Ḷng tham con người không đáy, quyền hành tiền bạc quân đội đang ở trong tay, cờ tới tay ai người đó phất, dễ dầu ǵ mà nhả ra cho người khác ăn.

Cuối năm 90, sau 7 năm chờ đợi, bà xă mang con gái tôi sang Mỹ đoàn tụ. Vợ chồng, cha con, anh em ngỡ ngàng nh́n nhau mếu máo thương cảm vui mừng. Phong trào H.O. cũng bắt đầu nở rộ . Em gái lớn tôi dẹp hết buôn bán đang hồi phát đạt, đem con theo chồng qua Cali năm 92, bắt đầu gầy lại cuộc đời mới.

1995-2005
Qua giai đoạn này, chánh sách "bế quan tỏa cảng" ngu muội 20 năm qua được nhà nước mở mắt ra, đă băi bỏ hoàn toàn. Đánh hơi giá trị của đồng đô la Mỹ, nhà nước t́m cách ngoại giao với các nước Tây phương giàu có. Việt kiều gửi tiền về nước ào ào. Đời sống vật chất ở Việt nam có ṃi dễ thở dần dần. Dân biển đua nhau phát triển kỹ nghệ nuôi tôm xuất khẩu. Dân núi trồng cà phê, hạt điều. Phanrang cũng lớn mạnh. Nhà nước thu mua gạo, thổ sản, tôm cá trong nước bán qua Thái lan, Thái lan làm trung gian, đóng nhăn hiệu bán qua Mỹ. Liên hệ giữa Việt và Mỹ không gay cấn nữa, cải thiện từ từ, nhưng hai bên vẫn c̣n dè dặt. Việt Nam tranh đấu nhờ cậy các nước bạn xin cho được vô WTO để được bán hàng thẳng qua Mỹ. Đời sống kinh tế trong nước cải thiện rơ rệt. Một phần Việt kiều ở ngoại quốc làm ăn có tiền dồn gửi tiền về cho thân nhân cha mẹ, một phần dân chúng trong nước được tự do làm ăn mua bán đi lại dễ dàng hơn xưa nhiều, nên nhà cửa, ty sở, dinh thự mọc lên như nấm.

Việt kiều bắt đầu bay về nước thăm gia đ́nh. Ở Việt nam cũng có người xin được "visa" qua Mỹ chơi. Dân chúng đua nhau học tiếng Anh, ở Saigon Đại học mở lại phân khoa Luật, dạy môn điện toán computer. Trường dạy Anh ngữ mọc ra la liệt, ngoại quốc bắt đầu bỏ tiền ra đầu tư ở Việtnam trong nhiều lănh vực khác nhau. Bán bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ, mở ngân hàng, hăng thuốc tây, bán computer, xe gắn máy, xưởng ráp xe máy... Các luật sư được mở văn pḥng. Sân bay Nội bài và Tân sơn nhất được tân trang. Air Viêt Nam ra đời, mở các đường bay nội địa và Thái lan, Singapore... quảng cáo thắng cảnh VN, phát triển ngành du lịch. Việt kiều về sân bay bị hải quan xét giấy ṿi vĩnh hối lộ. Xe chở hàng phải đóng thuế măi lộ cho công an trạm xét trên đường quốc lộ.

Du khách quốc tế bắt đầu tới Việt nam du lịch, làm thiên hạ đua nhau xây khách sạn 4 sao, 5 sao, "nhà nghỉ", đủ loại thượng vàng hạ cám, kéo theo dịch vụ măi dâm đĩ điếm. Các thắng cảnh, cung điện nhà vua ở Hànội và Huế được trùng tu để lôi cuốn du khách. Hội an, Nhatrang, và Mũi Né cũng đặc biệt được khai thác để thu hút ngoại tệ. Nhà nước hợp tác quốc tế khai thác dầu thô ở Vũng Tàu, bán dầu đổi lấy xăng. Ở Phanrang Tháp chàm có năm bảy cây xăng mọc ra. Đường xá mở mang nhiều, bắt chước Mỹ cũng vẽ vạch trắng chia "lane", gắn đèn xanh đèn đỏ, nhưng ít người đi xe tôn trọng luật lệ, tai nạn giao thông xảy ra như cơm bữa.

Năm 99, tôi về chơi lần đầu thấy Phanrang thay đổi nhiều, có khi đi lạc, phải ngừng hỏi đường. Xe gắn máy của Nhật, Tàu và Nam Hàn nhập cảng ồ ạt, chạy đầy đường, lác đác có cả xe hơi sang trọng. Saigon Hànội tràn ngập xe cộ đủ hiệu, đi bộ một ḿnh nhiều khi không dám băng qua đường. Đang đi trên vỉa hè phố Hàng Bông, đột nhiên cả chục xe máy dưới đường gầm rú ào ào túa lên chạy tung tóe, hoảng kinh hồn vía. Các tiệm ăn nhậu cao cấp, pḥng trà, cà phê ôm, quán rượu, đấm bóp, tắm hơi, mở ra nhan nhản, đầy nghẹt khách. Công an xuất cảnh gửi giấy mời tôi tới chơi, nhă nhặn hỏi han, ve vuốt, khuyến khích đầu tư, tôi chỉ ậm ừ cười. Ngày xưa họ cho ḿnh vượt biên là bám đít Mỹ ăn bơ thừa sữa cặn, bây giờ lại thân mật chiều chuộng, gọi là "núm ruột ngàn dậm", thật là trơ trẽn hết chỗ nói.

Chùa chiền, thánh đường họ cho hành lễ trở lại để khỏi bị quốc tế công kích, nhưng vẫn ngấm ngầm theo dơi nhất cử nhất động. Ḥa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ không chịu sáp nhập với Giáo hội Quốc doanh, bị bắt bớ, giam lỏng. Chức sắc Ḥa Hảo bị đánh đập. Mục sư Tin lành bị tra tấn. Linh mục Thiên chúa cũng bị cũng bị làm khó dễ nhưng chưa dám áp bức quá đáng v́ c̣n ngại ảnh hưởng của Ṭa thánh Vatican.

Năm 2000 tôi mua nhà ở Cali. Hai năm sau, làm đơn bảo lănh mẹ qua Mỹ chơi 6 tháng. Mọi sự đều dễ dàng. Khác xa thời kỳ 80, 85, ai ra khỏi nước rồi coi như hết đường trở lại, người ở VN đừng ḥng mong gặp lại người đi Mỹ. Năm 2004 tôi lại về quê thăm nhà, lại thấy đổi khác. Việt Mỹ đă lập lại bang giao chính thức nên Việt kiều có quốc tịch Mỹ được Ṭa Lănh Sự Mỹ ở VN bảo vệ, tha hồ đi du lịch từ Nam ra Bắc không bị khó dễ. Các quan chức và nhà giàu trong nước đua nhau gửi con cái qua Mỹ, Úc, Singapore, du học càng lúc càng nhiều. Nhờ hệ thống Internet bắt đầu phát triển càng lúc càng tinh vi, chánh quyền bắt đầu mở rộng trí khôn, bớt kiêu ngạo, người dân, sinh viên mở mang kiến thức, tầm nh́n, có thiện cảm dần với người Mỹ, học hỏi cái khôn của thế giới tự do dân chủ. Nhà nước ngoại giao xin viện trợ, nhưng vẫn kềm kẹp báo chí, ngôn luận trong nước, ém nhẹm nhũng vụ tham nhũng lem nhem của tập đoàn chóp bu, vẫn nhồi sọ sinh viên với mớ giáo điều Mác Lê cũ rich để yêu kính "bác" Hồ, trung thành với "xă hội chủ nghĩa" mà Liên xô đă vứt bỏ. Tổng thống Clinton qua thăm xă giao, được dân chúng vui mừng chen nhau tiếp đón. Phan văn Khải qua Mỹ, bị người Việt ở Mỹ biểu t́nh đả đảo. Doanh nhân trong nước cho qua Mỹ tham quan, họp hành rút kinh nghiệm. Nhưng tuyệt đối đàn áp biểu t́nh, cấm làm chính trị. Công an đàn áp dân biểu t́nh, sợ bị chụp h́nh lên báo, thuê dân côn đồ xă hội đen dàn cảnh tung xe, đâm thuê, giết mướn các kẻ chống đối. Bắt bớ, bỏ tù, hăm dọa các nhà tranh đấu dân chủ như bác sĩ Sơn, linh mục Lư, luật sư Đài, Lê thị Công Nhân, tiến sĩ Giang.. Cho dân tự do làm giàu, nhưng không được hội họp bàn tán chính trị. Nhà nước bán, cho thuê đất đai, dinh thự cho ngoại quốc đầu tư. Cán bộ cao cấp lợi dụng chánh sách quy hoạch đât đai, cướp đất của dân hay đền bù rẽ mạt, làm dân đen khiếu nại ra tới Hà nội. Có quyền th́ làm ra tiền.Vợ các quan lớn lợi dụng uy chồng, tranh đua kinh tài. Các nhà địa ốc mua rẽ bán đắt, làm giàu mau lẹ. Dịch vụ tổ chức môi giới cho gái nghèo lấy chồng Đài loan, Nam Hàn mọc ra như nấm. Mua con nít gái bán qua các động măi dâm ở Cambuchia , bị quốc tế phanh phui. Nhà nước xuất khẩu lao động qua Mă lai, Indonesia, Đông Âu, xén bớt lương thợ ...Dịch vụ môi giới cho khách Âu Mỹ xin con mồ côi VN bị tai tiếng lem nhem. Các đường dây kết hôn giả, làm hôn thú giả qua Mỹ sống ngày càng lộ liễu. Nhiều thanh thiếu niên sa vào con đường nghiện ngập ma túy, chơi bời mắc bệnh SIDA. Con ông cháu cha mua xe hơi de luxe" chạy đua, gây tai nạn, bỏ chạy...Nhưng đó chỉ là cái giàu bề ngoài, chỉ có ở thành phố lớn, của giới đảng viên cán bộ chóp bu và thành phần ăn theo. Có đi về miền quê, miền sâu miền xa, mới thấy cái nghèo đói thê thảm của người dân đồng ruộng, đồi núi thượng du, các dân tộc thiểu số. Chênh lệch giữa giới giàu nghèo càng ngày càng rộng. Nhà nước dùng c̣ mồi, nhiều thủ đoạn ra sức chiêu dụ "Việt kiều yêu nước" về nước đầu tư, hầu như chẳng ai dám về. Về làm ăn th́ tiền mất tật mang, cái gương "Vua chả gị" Trịnh vĩnh B́nh ở Ḥa lan đem vàng và tiền về đầu tư bị chụp mũ, nhốt tù c̣n đó. Ba quyền Lập pháp, Hành pháp,Tư pháp nằm cả trong tay Đảng, ai mà dám về? Quốc hội th́ đa số toàn các ông bà "Nghị gật", ngậm miệng ăn tiền. "Đảng cử, dân bầu", dân bị lùa ép đi bỏ phiếu, nếu không công an tới nhà làm khó dễ. Giai cấp cai trị cứ lo làm giàu, không thèm quan tâm tới dân,"sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi". Có nhiều tin đồn trong dân gian rằng chóp bu Đảng và các tham quan giàu sụ, phải rửa tiền, lén lút chuồi tiền ra ngoại quốc, gửi con qua Mỹ du học, mở các ngân khoản bạc tỷ ở ngân hàng Thụy sĩ, mua xe, mua nhà và cơ sở kinh doanh ở Mỹ bằng tiền mặt, pḥng khi có biến th́ "dông".

Tin tức nhà nước tham nhũng, bất công, đàn áp nhân quyền, tôn giáo, truyền đi nhanh chóng nhờ các bloggers trên Internet, nhờ tiếp sức của báo chí truyền thông hải ngoại online, nhất là ở Mỹ và Úc, đua nhau khai thác bộ mặt xấu xa của CSVN, chuyển tin về quốc nội. Thần tượng Hồ chí Minh sụp đổ trong ḷng đại đa số nhân dân, với sự thật nham nhở cùng nhiều chứng cớ rơ ràng về đời tư bị Internet đưa ra ánh sáng. Đối với tất cả các tin đồn "tiêu cực" đó, báo chí, Tivi, truyền thông nhà nước CS một mực tuyên truyền do các "thế lực thù địch hải ngoại" tung ra. Sau đó là đủ loại “nghị quyết” kiều vận, đưa tiền và gián điệp ra hải ngoại lũng đoạn, chia rẽ đánh phá cộng đồng người Việt.

2005-2010
Trong khi báo chí người Việt hải ngoại ở Âu Mỹ và Úc hơn lúc nào hết, phổ biến những điều xấu xa nhục nhă ở Việt nam như qua Bắc kinh hầu hạ nhận lệnh quan thầy, xin xỏ viện trợ Âu Mỹ, luồn cúi nhịn nhục Trung quốc, đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền trong nước, ám sát bắt bớ các nhà tranh đấu dân chủ, lực lượng tranh đấu hải ngoại luôn t́m cơ hội vận động quốc hội Âu Mỹ lên án Việt nam độc tài, khiến Nhà nước ta nổi dóa, áp lực các nước Đông nam Á phải đập phá các tượng đài tưởng niệm những thuyền nhân VN chết trên biển Đông và cong cớn phản đối quốc tế không nên can thiệp xen vào nội bộ chính sách Việt nam.

Đây là thời kỳ mà phong trào tranh đấu dân chủ nhân quyền trong nước lên cao tột đỉnh trong suốt 30 năm qua, song song với những vụ tham nhũng khổng lồ vỡ lỡ cả thế giới đều biết (PMU, cá độ bạc triệu, Dự án Xa lộ Đông tây, Air Viêtnam ăn cắp buôn lậu, nhân viên sứ quán buôn lậu sừng tê giác ở Nam phi, in giấy bạc Polymer ở Úc, chiếm đất Xuân lộc chia chác làm của riêng...) những sự kiện nhục quốc thể chưa từng có trong lịch sử VN, đánh động tới ḷng ái quốc và lương tâm của người dân yêu nước, ngay cả trong giới đảng viên như tướng Trần Độ, ông Hoàng minh Chính, trung tá Trần anh Kim cũng trả thẻ Đảng, công khai chống đối...

Chưa bao giờ có nhiều nhà tranh đấu dân chủ trong nước bị ra ṭa, bỏ tù nhiều như giai đoạn này. Nguyễn tiến Trung, Lê công Định, blogger Điếu Cày, Trần khải Thanh Thủy, các phụ nữ bênh vực cho nông dân bị cướp đất... Phạm thị Thanh Nghiên ngồi nhà treo bảng "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt nam" cũng bị bắt nhốt, rồi lôi ra ṭa xử 3 năm tù. Thật là tủi nhục cho đất nước bị ngoại bang láng giềng khống chế, chưa bao giờ trong lịch sử có chuyện như thế xảy ra.

Cọng sản Viêt nam ngoan ngoăn để cho Trung quốc đuổi tàu Anh, tàu Mỹ vào biển VN thăm ḍ dầu mỏ, chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường sa, lấn đất biên giới, lấn chiếm hải phận, bắt cóc, cướp cá, đ̣i tiền chuộc và bắn chết ngư dân VN trên biển nhà, nhưng lại bỏ tù không thương tiếc các nhà ái quốc trong nước. Công an đàn áp các cuộc biểu t́nh sinh viên chống đoàn lực sĩ điền kinh Tàu rước đuốc ngang qua Saigon, reo ḥ biểu t́nh trước ṭa đại sứ Tàu ở Hànội năm 2007. Cựu thủ tướng Vơ văn Kiệt đă về hưu, biết rơ sai trái, kêu gọi thay đổi đường lối độc tài th́ đột nhiên bệnh lăn ra chết, có tin đồn bị đánh thuốc độc. Kư giả phóng viên có thẻ Đảng của báo Tuổi trẻ do Kiệt đỡ đầu, lỡ đăng tin tham nhũng chóp bu, cũng bị xử án, bỏ tù. Cha Lư bị công an bịt miệng trước Ṭa án không cho nói, có kư giả lén chụp được h́nh, tung ra trên mạng, cả thế giới đều biết, công kích phản đối ầm ỹ, làm Hànội điếng hồn như gái ngồi phải cọc. Kế đến vụ Nguyễn tấn Dũng cho Tàu đem quân đội và dân thất nghiệp vô khai thác Bâu xít ở Tây nguyên lên đến hàng vạn người, bị tướng Giáp và vô số thành phần trí thức khoa học gia trong nước phản đối nhiều lần không có kết quả. Trên mạng, loan khắp nơi tin đồn Tàu cho Dũng 50 triệu "đô" bỏ ngân hàng Thụy sĩ đổi lấy Tây nguyên. Lại có tin nói Tàu thật ra cốt ư khai thác "uranium"(khô ng phải bâu xít) làm bom nguyên tử. Luật sư Cù hà Huy Vũ nộp đơn kiện thủ tướng Nguyễn tấn Dũng giao Tây nguyên cho Tàu khai thác bâu xít là trái luật, bị Dũng sai công an tới đập phá tường rào trả thù.

Nhiều người tiên đoán có ngày Hải quân Tàu ngoài khơi ở Hoàng Sa sẽ bắn vô, súng đại bác của lính Tàu trên Tây nguyên sẽ bắn xuống, kẹp miền Trung vô giữa, chia VN thành hai mảnh để dễ bề thôn tính. Nhà nước ta ư thức được nguy hiểm của thế giới ảo Internet, môi trường thuận lợi cho sự liên kết phối hợp các thành phần chống đối trong và ngoài nước với nhau, ra sức dùng kỹ thuật "tường lửa" ngăn chận, kiểm soát chặt chẽ các quán cà phê Internet, theo dơi email tư nhân... nhưng họ ngoan cố không hiểu rằng dưới ánh sáng mặt trời, thế kỷ 21, thời đại mà tin học tiến bộ vượt bực từng ngày, không có ǵ ám muội, xấu xa tồn tại mà không bị phanh phui.

Nhiều chuyện tham ô, bao che nhau từ nhà nước đến tư nhân, từ trên xuống dưới lâu lâu đổ bể, được dân chúng bàn tán xôn xao, nhất là các vụ thầu xây cất. Cầu đường xây lên chưa đầy năm đă nứt lơm, nghiêng vẹo, lủng lỗ, có khi đang xây đă đổ sập, giết chết công nhân, v́ tập đoàn toa rập ăn bớt xi măng, sắt thép. Có lần bọn nhà thầu c̣n dám dùng tre thay cho thép để đúc bê tông, làm cầu sập, cột găy, thật là quá sức tham tàn độc ác. Vậy mà c̣n dám vay tiền quốc tế chuẩn bị xây 2 nhà máy nguyên tử lực ở Ninh thuận, biết có an toàn bảo đảm không, hay lại ṛ rỉ phóng xạ gây nguy hiểm chết người như ở Liên Xô năm nào.Tham nhũng là hiện tượng nổi bật, nhà nước luôn miệng tuyên bố ưu tiên "giải quyết", nhưng chỉ làm nửa vời. Quan trên nói láo, tham ô, làm sao dạy cho cấp dưới tánh thật thà, đức thanh liêm. Thượng bất nghiêm, hạ tắc loạn, làm sao mà giải quyết? Tố tham nhũng có khi c̣n bị trả thù, trù dập, người dân cũng chán không thèm tố nữa. Nhưng cũng không c̣n sợ công an, bắt đầu đoàn kết đánh trả, nhốt cảnh sát, đốt xe công an, làm nhà nước địa phương phải gửi thêm viện binh tới.

Trong khi đó, th́ ai cũng thấy rơ đạo đức xă hội trong nước xuống cấp đến mưc báo động. Chương tŕnh học không có môn Đức dục, hay Công dân giáo dục, dạy các giá trị làm người căn bản như hiếu thảo, trách nhiệm, lễ phép, vị tha, trung thành, lương thiện của đạo Khổng. Lư nhân quả báo ứng của đạo Phật, đạo Chúa lại không được tôn trọng, nên tôn ti trật tự đảo lộn, trong dân gian nhan nhản xảy ra những cảnh tṛ đánh thày, thày đánh tṛ, hiếp dâm nữ sinh, hiệu trưởng "mua dâm" nữ sinh, con giết cha, mẹ giết con, chồng giết vợ, cháu giết bà, ông già hiếp dâm con nít, cướp giật, lường gạt...

Vụ nổi cộm mới đây là vụ đụng chạm tự do tôn giáo mà trong Hiến pháp VN quy định công nhận rơ ràng: đàn áp cướp đất Tam Ṭa và đuổi tăng ni môn đồ làng Mai khỏi chùa Bát Nhă mà cả thế giới đều nghe biết và lên tiếng bất măn... Kế đến, vụ dập phá Thánh giá ở Đồng Chiêm, đả thương đổ máu linh mục giáo dân. Thế giới tự do Âu Mỹ lên án, Hà nội tỉnh bơ, b́nh chân như vại. Có tin đồn bàn tay "lông lá" của cố vấn Tàu ngay trong Bộ chính trị thúc đẩy.

Thiên hạ đồn có 2 phe trong Bộ chính Trị, phe thân Mỹ, phe thân Tàu, "chơi nhau", nên nhà nước hành xử mâu thuẫn, chuệch choạc. Trong khi đó th́ mấy năm nay, thiên tai băo lụt mỗi năm càng tàn phá đất nước nặng nề hơn, làm khổ người dân đen đến cùng tận. Thành phố Hà nội và Saigon ch́m đắm ngập lụt trong nước mỗi khi cơn mưa lớn đổ xuống. Nước biển lấn vào đồng bằng lục tỉnh, sắp tràn lên nuốt hết đất đai trù phú miền Nam, vựa lúa lớn nhất Đông nam Á. Sông Cửu long ô nhiễm và Nhị Hà khô cạn lần. Triệu chứng Trời phạt, hay chỉ là hậu quả việc tàn phá môi sinh, hiện tượng thay đổi khí hậu, hâm nóng toàn cầu?

Trong những thay đổi biến động dồn dập trong nước mấy năm qua, biểu lộ ḷng khao khát dân chủ tự do của người dân Việt chịu đựng quá nhiều đau khổ, 35 năm sửa sai đổi mới mà đất nước vẫn c̣n ch́m đắm trong nghèo đói, đạo đức người dân lại ngày càng suy đồi, xă hội chỉ biết chạy theo tiền bạc, tôi thường bâng khuâng tự hỏi xă hội đất nước ḿnh đang đi vào ngơ cụt, hay bắt đầu giai đoạn "cùng tắc biến" theo như trong Kinh Dịch nói.

2010
Thế là Tết này, sau 35 năm chế độ cọng sản cai trị người dân, tôi nảy ư về VN ăn Tết để coi lại quê hương ḿnh có ǵ thay đổi. Nhà cửa, đường xá, xe cộ, kinh doanh rơ ràng là có sầm uất, hiện đại, tiến bộ hơn, so với cả trước 75 thời kỳ chiến tranh Nam Bắc, nhưng con người, đường lối giáo dục đào tạo thế hệ tương lai mất đi tính cách nhân bản và đạo đức của thế hệ trước đây.

Saigon, Hà nội nhà cửa dinh thự mọc lên như nấm.Thành phố tỉnh lẻ như quê tôi cũng lớn lên nhiều lắm, nhà cửa, đường xá chi chit, tiêm buôn sầm uất, những người quen cũ đă già lăo, có người đă chết, chỉ c̣n lác đác năm ba người quen rải rác đó đây, tay bắt mặt mừng, nhắc kỉ nệm cũ, c̣n toàn là mặt thanh niên thiếu nữ mới lớn, trơ mắt nh́n ḿnh như người xa lạ.

Tục lệ cúng Ông táo ngày 23 tháng chạp vẫn c̣n nhiều người giữ, áo quần giấy, vàng mă, nải chuối, ly gạo,tách nước... Ngoài phố xe cộ nhộn nhịp, buôn bán sầm uất, nhưng ở hang cùng ngỏ hẽm có nhiều gia đ́nh lao động nghèo suốt năm quần quật làm không đủ ăn.Tết đến, đau buồn tủi hổ không sắm nỗi áo quần, giày dép mới cho con.Trẻ con nghèo giàu ǵ cũng có cùng một tâm hồn nao nức chờ đón được mặc đồ mới, tiền ĺ x́ mừng tuổi, đốt pháo, mua này mua kia, bỏ tiền đồng binh...Chót sinh vào làm con nhà nghèo, con mồ côi, th́ đành chịu, ngồi nhà nh́n ra đường coi thiên hạ xe cộ qua lại, xanh đỏ tím vàng áo quần lộng lẫy du Xuân chúc Tết...

Tôi nhớ lại cái cảm giác nô nức hiếu kỳ của những ngày cuối năm khi c̣n trong nước. Bây giờ quá quen với phong tục Âu Mỹ mấy chục năm nay, đầu hai thứ tóc, không c̣n cái cảm giác nao nao của những ngày niên thiếu lúc cuối năm, tuy cố chuẩn bị cho ḿnh cái tinh thần ngày Tết, mà sao nh́n đâu cũng thấy "buồn ơi chào mi", thấy toàn là kỷ niệm, mất mát, người thân khuất bóng, kẻ quen chia ĺa, ly tán.

Gia đ́nh tôi như mọi nhà khác trong nước vẫn giữ truyền thống Mồng Một chúc Tết ĺ x́ trong gia đ́nh. Má mặc áo gấm, ngồi ghế trịnh trọng, con cháu lớn nhỏ tề tựu xung quanh. Chín đứa con mà chỉ có ba anh em đứng đó chúc Tết cho mẹ, những đứa khác không về. Xong màn chúc Tết, tất cả vào buồng thờ lạy Phật và ông bà. Kế đó, cả nhà lên xe đi nghĩa trang thăm mộ thắp nhang cho ông bà và ba... Ngày xưa mướn nguyên chiếc xe Lambretta chở cả nhà thật vui, bây giờ th́ cứ 2 người ngồi một xe Honda, nối đuôi nhau chạy. Mỗi lần ra thăm mộ là mỗi lần thấy ḷng chùng xuống, kỷ niệm xa xưa hiện về khêu gợi mối thương tâm. Đưa mắt nh́n cây cỏ xung quanh mà biết tâm sự cùng ai, tâm tư lan man nhớ lại những mùa Xuân mấy chục năm về trước, những năm hạnh phúc êm đềm gia đ́nh anh em c̣n đông đủ.

Trên đường về, ghé chùa Tỉnh Hội lễ Phật, cúng tiền phước sương, ĺ x́ hỏi thăm mấy chú tiểu. Qua chùa Diệu Ấn, thăm Sư cô trù tŕ, ăn miếng mứt gừng, cúng tiền, dạo cảnh. Chùa chiền ngày Xuân bây giờ không được tấp nập, ấm cúng, đông đúc rộn ră như ngày xưa, thời mà các sư các ni được quí trọng. Tôn giáo bây giờ bị trù ếm, bôi nhọ, ŕnh rập, nghi kỵ, Phật tử tín đồ cũng ngại ngùng, ít dám tới chùa, tâm sự với ai. Biết tin ai trong xă hội này. Công an ch́m đầy dẫy. Thời nào cũng có những kẻ ươn hèn đốn mạt làm tay sai để hưởng cơm thừa cá cặn của kẻ ác cai trị, không biết khi chết, đầu thai vào súc sanh, địa ngục, hay cảnh giới tối tăm nào.

"Chia để trị " là sách lược của thực dân Pháp ngày xưa, giờ được Đảng dùng lại, v́ nó hiệu quả, có lợi cho nhà nước. Về nhà, em gái xuống bếp hâm thức ăn, khui bánh chưng bánh tét, củ kiệu củ cải dưa muối, thịt heo kho nước dừa, dọn lên cả nhà ăn trưa. Má mệt, đi nằm nghỉ, con cháu ai muốn đi đâu th́ đi, thăm bạn bè, người quen..

Tôi lái xe Honda xuống biển B́nh Sơn, cách thành phố có 2 cây số, hóng gió biển, thấy dân nhà quê áo quần xanh đỏ từ các nơi xa xôi đổ xô về, gửi xe đông nghẹt, y chang như ngày xưa. Muốn mua vé vào xem Hội chợ, ăn uống, xem xiếc, đánh bài, bầu cua cá cọp. Tiếng nhạc ồn ào, tưng bừng, màu sắc trang trí cờ quạt xanh đỏ phất phới trong gió biển thật vui mắt. Cũng muốn gửi xe, bước xuống lăn ḿnh vào ḍng người vui nhộn, coi này coi kia, vui lây cái vui của thiên hạ, nhưng kịp hiểu rằng thời của ḿnh không c̣n nữa. Sẽ chỉ lạc lơng trong biển người mộc mạc dưới kia, gặp toàn những khuôn mặt trẻ mới lớn xa lạ, đào tạo nuôi dưỡng trong một hệ thống giáo điều nhồi sọ, toàn những người chưa hề biết chiến tranh Việt nam là ǵ, không chút ư niệm ǵ về nhân quyền, dân chủ, tự do. Sẽ nhớ tiếc thời vàng son tươi đẹp, thời đùm túm bè bạn thân thiết của những ngày niên thiếu xa xưa...

Như thế đó, tôi trở về quê hương ăn Tết, để thấy ḿnh chỉ là người già cô đơn trong biển người trẻ mới lớn thụ động kia, xử dụng những tiếng Việt mới lạ, không biết phép lịch sự và tôn trọng luật lệ như người Tây phương. Không có một biến cố lịch sử chung nào, một hoạt động xă hội chính trị chung nào ràng buộc ḿnh với những người xa lạ đó để trở thành thân quen. Ḿnh như thuộc về một thế giới khác, một xă hội khác, sau khi rời bỏ quê hương gần ba mươi năm qua... Dù có muốn về ở lại quê cũ, nhưng biết sẽ không thể chịu nổi đủ thứ rắc rối, bực ḿnh, khó dễ, mè nheo tiền bạc từ phía công an.

Con chim đă thoát ra khỏi lồng tối, nếm mùi tự do bay nhảy trong ánh sáng rực rỡ của trời cao đất rộng, sao lại có thể chịu chui đầu vào chiếc lồng ọp ẹp hắc ám trở lại.

Phạm Hoàng Chương


 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào ḷng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển băo tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vú quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giă từ vũ khí
Mối t́nh đầu
T́nh lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện t́nh với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc t́nh
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nh́n Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
B̀NH-TUY, những ngày cuối cùng...
T́nh Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và ḥa b́nh
Tây Ninh, chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi ḍng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Tŕu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Băo Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một ḍng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện t́nh của một Phi Công
Hai v́ sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người t́nh
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái B́nh Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Đội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện t́nh chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
T́m lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Găy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ H́nh Của Chính Ḿnh
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy c̣n đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Ḍng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa qua những t́nh khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn c̣n đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương t́nh anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những gịng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư t́nh của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nh́n được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư t́nh
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời c̣n dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba ḍng nước mắt
Những xác chết trên mănh đất chữ "S"
Thân phận người lính găy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện t́nh khoai lang
Tâm t́nh người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm t́nh
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xă đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi t́m Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất t́nh
Dấu "Hỏi Ngă" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ư yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
T́nh... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ t́nh
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi ḍng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi t́m tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hăy giúp tôi
Con c̣n nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ t́nh
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà ṇi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái t́nh
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ c̣n một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một ḿnh
Hăy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Ḥa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc t́nh
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nh́n những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời c̣n vui v́ có chút ṭm tem
Đôi mắt Phượng
Ngựi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
T́nh già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân t́nh
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài ṿng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
T́nh người
Hồi kư của một người Hà Nội
T́nh nghĩa, nghĩa t́nh
Đôi đũa
Gịng đời... và hồi âm gịng đời...
Không cho phép ḿnh quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
T́nh ngây dại