ĐỜI VẪN ĐÁNG SỐNG

 Hồi học đệ Thất trường Trung học Phan bội Châu Phan thiết năm 1956, thầy Thủy già phụ trách môn Việt văn có dạy bài “thần Chết và lăo tiều phu” của Nguyễn văn Vĩnh dịch từ “La Mort et le bÛcheron”, lấy ư từ một lăo tiều phu “than rằng sung sướng nỗi ǵ. Khắp trong thế giới ai th́ khổ hơn?” muốn chết, kêu to: “Hỡi thần Chết thương t́nh chăng tá, đến lôi đi cho đă một đời”. Khi thần Chết đến nơi th́ “Lăo tiều thấy cơ nguy đến sợ. - Nhờ tay ngài nhắc đỡ lên vai”. Con người vốn “tham sanh húy tử” cho nên, dẫu biết “Đành chết là hết nợ. Sao mà ai cũng sợ. Mới hay bụng thế gian. Khổ mà sống c̣n hơn”. Nghĩ cũng buồn cười. Trước nỗi đau nhân thế, ai cũng nghĩ đến cái chết cho hết đời tục lụy. Nhưng mấy ai chịu cho người ta giết ḿnh; Mấy ai ḿnh dám giết ḿnh!? Người ta nói “tự tử là hèn nhát”. Xin lỗi, tôi th́ nghĩ khác và cho rằng, những ai v́ bất cứ lư do ǵ dám ḿnh làm ḿnh chết là can đăm biết chừng nào! Dĩ nhiên không lư đến những nguồn gốc tâm thần. Chúng ta sinh ra, lớn lên biết bao thăng trầm trên thế gian loài người. Đời có kẻ ân may thênh thang hạnh phúc cũng có kẻ lầm lũi cơ cầu. Giàu hay nghèo cũng phải chết. Sướng hay khổ cũng phải chết. Nhưng trước cái chết, có người thanh thản chờ như đợi đ̣ qua sông dù biết là không bao giờ trở lại; Có người bịn rịn thế tục không muốn vĩnh biệt làm người thiên cổ như chiếc lá vàng đong đưa nỗi niềm lưu luyến đâu nỡ ĺa cành. Ai, tôi không biêt. Tôi th́ không muốn chết một chút nào. Nhất định là tôi không nói đến kiếp sống già chỉ chật đất thiên hạ. Nhất định là tôi không nói đến sống lâu quá phiền hà con cháu. Và nhất định tôi cũng không nói đến sống trường thọ chỉ tủi nhục, ê chề. Tôi chỉ muốn nói đến cái t́nh cảm sao mà nó thênh thang quá, sâu đậm quá, mặn mà quá, quyến luyến quá mà dứt đi th́ không đành đoạn, dẫu bao phen đời bềnh bồng trời ơi đất hỡi. V́ dẫu ǵ, tôi cũng ở đây trên trái đất nầy c̣n chín ngày nữa là đúng sáu mươi tám năm hai tháng rồi. Thời gian đằng đẵng xấp xỉ bảy mươi tuổi đời đó chung đụng với trời đất, con người, vạn vật làm sao không có kỹ niệm buồn, vui mà thương, nhớ, yêu, ghét, giận, tủi, hờn... để dễ dàng dứt bỏ ra đi?

Một chiều chạng vạng mùa Thu năm Nhâm Ngọ 1942, tại thôn Tô đà, xă Thủy tân, quận Hương thủy, tỉnh Thừa thiên, má tôi sinh tôi ra ngoài vườn chuối sau nhà. Bà cụ lấy miếng mẻ chai lăn lóc đâu đó cắt rún cho, xé miếng vải áo cũ băng bó nó lại, đem tôi vô nhà, cho bú, chê “ mần răng mi khốc dữ rứa?”. Miền Trung thuở đó quê mùa lắm, nghèo nàn và lạc hậu vô cùng. Nghe mấy ông bà ở ngoải, không riêng ǵ Huế, là láng giềng tôi bây giờ có con đàn cháu đống hiện đang cư ngụ ở cái nước văn minh nầy đây, nói rằng: “vùng nhà quê nhà mùa ngoài ḿnh thời xưa, người ta thường dùng những cái kéo, cái dao, miếng mẽng sành, miếng mẻ chai sét, cùn, rỉ có khi càng nhiều càng tốt để cắt rún cho mấy đứa mới đẻ. Có đứa mô bị nhiễm trùng, bị làm độc, bị tétanos bao chừ?”. Việc má tôi dùng mẻ chai dính bụi phong trần cũ rích cũ rang cũng không có ǵ là lạ. Nhà nghèo, việc đồng áng quần quật, đẻ chưa qua ba ngày, má tôi đă phải ra ruộng dăi dầu sương gió, nắng mưa. Nhờ ơn Trời, Phật, mẹ cũng tṛn con cũng vuông. V́ là vùng đất trũng, không năm nào là không bị lụt một, hai, ba lần. Cực lực cũng khó qua những cơn ngặt nghèo thường trực không tiền, đói ăn, thiếu mặc. Nh́n qua bên kia Phú thứ và xung quanh Phú bài bên đây, biển trời mênh mông nước dập d́u cơn sóng cuộn lao xao mà ngao ngán. Ba má tôi đành bỏ xứ trốn đi. Nói trốn đi v́ bà con, thân thuộc, anh em cḥm xóm ai ai cũng can ngăn, khuyên “đừng bỏ ôn mệ mà đi, đành bỏ bà con mà như rứa răng!?”

Một đêm cuối tháng mười năm Quư Mùi 1943, trời đen như mực, ba má tôi dắt, cơng, bồng sáu đứa con gạt nước mắt, đoạn trường lặng lẻ bước đường phiêu bạt vào Phan thiết khi tôi chưa kịp thôi nôi. Nhà tôi ở sau pḥng ngủ Hải thiên, cái pḥng ngủ “xưa thật là xưa” có từ thuở nào duy nhứt thời bấy giờ nằm bên hữu ngạn sông Mương mán nh́n qua cây cầu Quan bằng gỗ và cái Château d’eau cao ṿi vọi bên kia sông phủ kín những bông vông đỏ thắm. Cái pḥng ngủ mà thường trú là những anh chàng lính Lê dương Légionnaires của Pháp cứ quăng ra hoài những “capote” mà bây giờ gọi là “condom” hay đơn giản hơn là “bao cao su” mới vừa xài xong, mấy đứa trẻ ngây thơ vô t́nh giành nhau lấy làm bong bóng thổi chơi. Bên hông nhà là tiệm điện chú Quảng Ích sau nầy bán lại cho chú Sáu Kim làm tiệm vàng Thành Kim là nơi quen biết làm đồ nữ trang cho má tôi, chị tôi mỗi khi nhà cửa khấm khá một chút. Chú Quảng Ich có thằng Hợp, một thời bạn thân con nít năm, ba tuổi của tôi hồi đó những năm 1947, 1948, 1949. Vào Sài g̣n, chú lập tiệm điện Thái Sanh trên đường Cộng ḥa. Kế bên Thành Kim là tiệm giày trước có tên là Thành Phát của anh Hùng, sau đổi lại Cao văn Hùng thêm nghề thú nhồi bông. Gọi quen là anh, thật ra ảnh c̣n lớn tuổi hơn ông anh cả của tôi rất nhiều.

Hồi cuối thập niên 1950, cứ cuối năm, ba tôi dắt anh em chúng tôi xuống đóng giày sandale và ngắm những con cọp, con gấu, con beo ảnh “nhồi” y như thật. Trong xóm có nhà chú Năm Xơ làm nghề guốc và nhuộm guốc cẩm mà hai đứa con nhỏ của chú thím là thằng Chánh ốm và thằng Điểm mập thường trực là những thằng bạn cà nhỏng của tôi. Chú thím có mở một tiệm guốc kế bên tiệm vải Đắc thuận, nằm ngay ngả tư Quốc tế. Trước mặt là nhà ông Tàu nhuộm vải, thường căng những cây vải xanh xanh, đỏ đỏ dài thường thượt mà con ổng, thằng Khuông không c̣n th́ giờ lêu lỏng như chúng tôi lúc bấy giờ mới sáu, bảy tuổi. Lớn lên, nó ra làm cho tiệm bán vải Chấn Kư trên đường Gia Long. Một bên nhà nó là nhà ông Chà và đối hông với tiệm điện chú Quảng Ích bên kia con đường nhỏ không tráng nhựa. Chúng tôi thường gọi là “ông chà già” có vợ người Việt nam gọi là bà Hai Chà. Bà con lối xóm kháu với nhau rằng “họ tốt lắm”. Ổng bả có mấy đứa con lai Việt-Ấn rất đẹp tên “Mi Seo”, “Mi Sên”, “Sơ Mi” ǵ đó. Chị Mi Seo trắng như đầm mà chị Sơ Mi lại đen như trinh nữ Rhadé. Ổng đen thủi đen thui mà mặc cái “saron” trắng tinh, chuyên ngồi xếp bàng ăn bốc. Tụi nhỏ ưa chọc “Chà-già-cà-ri-nị, ăn bốc ăn hốt dơ như ri như rị” để ổng chửi “mẹc xa lù” mà lớn lên tôi mới biết là chữ Pháp “merde salaud” và xua hai con chó berger cùng màu chocolat to tổ nái ra sủa dữ dằn. Về sau, gia đ́nh ổng bả dọn vào Sài g̣n mà năm1953, 1954 tôi có dịp vào ở vài ngày. Nhà ở đường Colombo gần ga xe lửa Sài g̣n, bên kia chợ Bến thành? Sát vách nhà c̣n là nhà bà Chín bán bánh ít có anh Cu Chảy bị bệnh phung. Ba của ảnh là dân Tàu rặt, nặng nề lắm cũng không rặn ra được một tiếng Việt nam, chỉ nói “:ngộ tả nị lớ, ngộ tả nị lớ” v́ tôi có tật táy máy tay chân chọc mấy con chuột bạch cưng của ổng đang đánh đu trong lồng sắt. Ở tù về, năm 1985 tôi lại gặp anh Cu Chảy, bệnh vẫn như xưa. Không biết làm sao, trên ba mươi lăm năm trời vật đổi sao dời, ảnh c̣n nhớ tôi thằng nhỏ năm, bảy tuổi hồi đó, bây giờ đă bốn mươi ba tuổi rồi!? Bước ra mấy bước là nhà hàng sang trọng nằm dưới dốc cầu Quan của ông Tây cụt tay thích săn voi, nhà hàng Marceau? Nhà hàng mà khách văng lai là những ông bà Tây ăn uống, nhảy đầm thâu đêm suốt sáng cho đỡ lạnh lùng đời viễn chinh. Nhà hàng cũng thường là nơi lính Lê dương Légionnaires bắn lộn với lính thân binh Partisans làm thất kinh người dân khu phố. Biết bao nhiêu lần nghe bắn lộn, nghe la, nghe đánh lộn dữ quá, tôi quẩn trí chạy lung tung, la khóc om ṣm, không ai dỗ nín được. Về sau, trước khi ông Tỉnh trưởng Lưu bá Châm đập phá, làm vườn bông Cộng ḥa trước năm 1960, nó là pḥng đọc sách của ty Thông tin tỉnh B́nh thuận và dọc theo là hàng kiosque bán trái cây, nước giải khát, hàng lưu niệm...

Cái Château d’eau mà anh Dục, con bác Hai Xê của tôi khi quét vôi, đă té từ trên giàn tre lỏng lẻo xuống, găy chưn. Tôi thấy những con ḍi lúc nhúc nơi vết thương không chịu lành của ảnh. Ảnh không chết v́ ḍi mà chết v́ lính Pháp phục kích bắn chết kế bên nhà. Từ đó, bác Hai của tôi, lần lượt mất thêm người con rể tên Hùng, người con trai trưởng tên Luông, người con trai thứ, em anh Dục tên Bê nữa v́ theo Việt minh. Anh Dục chết, máu me đầy ḿnh nằm chèo queo, có ai dám đứng ra nhận xác! “Deuxième bureau” xúc ngay. Lúc đó, tôi cũng đă tám, chín tuổi rồi, đứng nh́n trơ trơ, có được xúc động một giọt nước mắt nào đâu! Không dám khóc một chút nào như ngày các ông người Việt đi lính Tây ở đồn Ngả hai túm gọn ổ gà mái ấp của tôi nuôi cắt ca cắt cũm từ hồi c̣n cỏn con kêu chim chíp. C̣n ông trai út Cu Lọ, đứa con trai cuối cùng của gia đ́nh nhà bác lâu sau đó cũng vào mật khu Ba ḥn theo Việt cộng, ăn đói nhịn khát cũng lấy vợ và đẻ con. “Sợ lính Việt nam Cộng ḥa lùng và diệt” mấy lần tưởng bị bắt, bị chết, xin “hồi chánh” năm 1972 nên mới c̣n người nối dơi tông đường gịng Nguyễn quang. Thật t́nh mà nói, dân nhà quê hồi đó mà dẫu có sau nầy đi nữa, không ngán người Quốc gia một chút nào. Họ chỉ sợ, chỉ khiếp tụi Việt minh Viêt cộng. Làm sao họ không sợ, không khiếp cái bọn sẳn sàng băm thây người, chặt đầu người, chôn sống người!? Vợ chồng bác Hai Bé cũng ở gần, có một anh Khương là con trai độc nhứt cũng theo Việt minh nhưng không chết v́ đánh trận mà chết v́ bệnh thương hàn, kiết lỵ hay thổ tả ǵ đó. May là ảnh bị bệnh nặng, được bọn “kháng chiến” trong rừng cho về, mới có đám tang, tiếng khóc, chén cơm cúng. Chị Ba Thơm, người t́nh của ảnh nguyện suốt đời không lấy chồng. Năm 1985 sau khi ở tù Việt cộng về, tôi có ghé thăm chỉ lúc bấy giờ là bà già chống gậy 65 tuổi cô độc, lủi thủi. Bác gái hay kiêng kỵ, rất dị đoan. Xóm làng thường nói, ai không may “đạp đất” nhà bác vào ngày Tết mà nhà bác bị một năm xui xẽo th́ chết với bác. Bác t́m cho ra tung tích xấu của người đạp đất mà dè biểu, chữi chó mắng mèo đến giáp năm. Bác khuyên một người bạn đừng đi xa ngày hăm ba, v́ “mùng năm mười bốn hăm ba, đi chơi cũng lỗ, huống là đi buôn”. Bà bạn tin, hôm sau ngày hăm bốn đi xe lửa vào Sài g̣n thăm con, không may bị Việt minh giựt ḿn chết ở Phú hội. Bác có tật mượn tiền người ta th́ ưa quên nhưng ai mượn tiền của bác th́ bác nhớ dai lắm. Bác thường “nhớ lời” tiền nhiều hơn cho mượn. Người ta mượn một trăm, bác nhớ dai là trăm mốt, trăm hai. Đi chợ hay đi đâu xa năm, bảy cây số, mắc “đái” hay mắc “ĩa” chết cha, bác cũng cắn răng, nín đến cùng. Về nhà bác mới chịu “xả” vào cái lu nước tiểu và “phẹt” vào hố cứt, Bác nói “mấy thứ đó quậy mà tưới cải, tưới rau th́ không phân nào bằng, vung văi giữa đường là phí của trời.

Ở “Cây số 6”, vùng Phú lâm có một đồn lính Pháp gọi là đồn ngả Hai, lính cứ đi “patrouille”hoài, làm khiếp đảm người dân quê biết mấy. Đồn dưới sự chỉ huy của ông Tây quan Một. Ông nầy bụng bự lắm nên có biệt danh là Tây bụng. Việt minh có câu bêu rếu “Sếp đồn Tây bụng ngả Hai. Ban đêm rút cổ, ban ngày nghênh ngang...”. Mấy ông du kích như bóng ma-rút-ruột“Ó ma lai” ở cái xứ sở của tôi mang tiếng “ma B́nh thuận”. Họ đợi tối đen như mực mới chui đầu ra tuyên truyền, tổ chức, thu góp, bắt bớ, ám sát. Người dân sống đời đồng áng cùng cực v́ ruộng nương đă đành, c̣n phải chịu đựng oan khiên biết là bao nhiêu giữa hai lằn đạn thù Pháp, Việt minh. Chịu sao nỗi!? Không phải nói vong bản, lính Pháp có hành hạ người dân ḿnh c̣n đỡ hơn Việt minh ác với chính đồng bào của họ. Không theo họ, người dân quê chất phác sẽ bị kết tội “Việt gian”, “Gián điệp” và bản án tử h́nh treo lủng lẳng trên đầu trên cổ. Cái chết cho “người có tội?” đă đành. Cái chết thường ăn lan “chết” cả gia đ́nh, có khi đèo bồng đến gịng họ mới đáng ghê tỡm! Ở nông thôn Việt nam, ai dám không theo!? Ba má tôi đành phải dọn về thành. Mang tiếng là thành nhưng Đức long thời đó khác ǵ vùng nhà quê. Phố, đường, nhà không có điện. Chung quanh là mả mồ, đụn cát, lưỡi long, xương rồng, bồn bồn, mù u, keo mộc um tùm. Nhớ ông bạn Bé lúc nào cũng bồng đứa em gái, nuôi thay mẹ và ông dượng ghẻ Khoa. Ông nầy, người xâm không c̣n chỗ trống. Bé hơn tôi một hai tuổi, thông minh, thèm đi học nhưng cũng tới lớp Tư là cùng. Một lần tắm ngoài Mă lở, ổng đă cứu tôi sống, khỏi chết đuối làm “ma da”.

Năm 1984 về lại Phan thiết sống, t́m lại những người bạn khố rách áo ôm hồi nào. Gặp Bé bây giờ là ông chủ tiệm may Khánh nổi tiếng trên Đức long. Trước 30 tháng 4 năm 1975 anh chàng nầy cũng ráng ḅ lên được Trung sĩ nhất và ráng học để có với người ta cái bằng Tú tài toàn phần bằng học đêm học ngày, học hàm thụ vân..vân...Hồi đó, ở cái xóm Ngũ hành nầy, dân chưa từng quen biết nhau từ đâu về định cư rất đông. Chỗ kia nhà chú Năm ngói làm nghề thợ hồ, giỏi tay nghề nhưng không siêng năng lắm nên ở nhà nhiều hơn đi làm. Chú là Ngói đặt tên các con là Sỏi, Sành, Sạn, Đá, Cát. Thằng Sỏi, con trai đầu, đi lính như đi buôn. Nay thấy đội mũ xanh Thủy quân Lục chiến, mai thấy đội mũ đỏ Nhảy dù, mốt thấy đội mũ nâu Biệt động quân. Nó không chết ngoài chiến trường ác liệt nhưng chết v́ viên đạn của anh lính truyền tin bên Tiểu khu bắn trong cuộc hành quân hỗn hợp bắt lính. Đằng nầy, nhà anh Hốt, nguyên Chuẩn úy Adjudant Pháp, giận đời đen bạc lấy súng lục “hủy hoại” thân thể về làm dân thường chơi. Dù chỉ có Yếu lược mà thôi nhưng ở cái xóm nầy, ảnh là người văn hay chữ tốt lại viết đơn bằng tiếng Pháp được. Năm 1960, anh Hốt làm phường trưỏng Đức long. Tính ưa rượu trà, không thích văn pḥng nên bỏ chức phường trưởng để có th́ giờ thù tạc vài chung rượu học đời phiêu lăng Lưu linh, chết cũng v́ rượu. Đằng nọ, gia đ́nh thím Quảng có anh Quảng, con Gái chị, con Gái em thường đánh lộn với mấy đứa con trai, bị “mét vốn” hoài. Năm 1954 cả gia đ́nh thím về lại quê cũ Quảng B́nh, sau 1975, không thấy bóng dáng một ai trong gia đ́nh thím trở lại. Kế bên là nhà chú thím Thí. Không biết giận đời đen bạc làm sao mà chú đâm đầu vào xe Poids lourd chết nát bấy gần cây cầu số Năm Phú phong. Những người chạy xe đêm nói: “thường thấy chú lảng vảng quanh đó với h́nh hài tàn phế, nghèo nàn và tiếng than khóc thảm thiết vô cùng”. Người ta lập cái am thờ vong hồn linh thiêng của chú. Có phải vậy không, sau đó không thấy bóng ma u uẩn của chú nữa. Sát đây, nhà chú Bổn trong bưng Ba ḥn chán theo Việt cộng về đạp xích lô. Cần cần cù cù, vài năm sau chú có trên mười chiếc xích lô cho mướn. Nhà anh Thanh trong khuôn viên nhà ông Đạo, ba thằng Chài, thằng Lưới. Ông già nầy thích đập đầu chó nấu “rựa mận”, “rồi” và uống ba xị đế rồi ngủ gà ngủ gật năm, ba ngày dài. Nghe nói, thằng chà đi Thủy quân Lục chiến chết. Thằng Lưới theo Biệt động quân cũng chết theo. Ông Đạo buồn, uống rượu nhiều. chết sớm. Anh Thanh lúc nào cũng “complet” chemise trắng cài manchette bỏ trong quần tây trắng, mang kính trắng, đi đôi giầy trắng, cái cà vạt trắng, sợi dây nịt cũng trắng. Chắc ảnh nghĩ, vi trùng sợ màu trắng chăng? Ảnh đến hơn bốn mươi tuổi mới chịu lấy chi Đọt Hoa làm vợ. Trong thơ mời đám cưới, tôi c̣n nhớ có câu “hôn nhân là quá tŕnh sáng tạo”. Ảnh có bà chị ruột không may bị thằng “Tây đen rạch mặt” nào đó trong bọn lính Lê dương Légionnaires xứ Sénégalais hay Maroccain làm bậy khi đi “patrouille” qua làng chị ở Phú bài ngoài Huế, đẻ ra thằng Đông đen thủi đen thui và tóc quăn chằng quăn chịt. Người ta thương hại hai mẹ con chị nhưng không quư trọng cho lắm!. Thằng Đông được cái là, mau mắn làm theo việc ngườ́ ta nhờ. Cái đầu quăn của nó, một ngày không biết mấy trăm bận được người lớn, kẻ nhỏ xoa. Xoa đến nổi “đau trốt con tui bi chừ!”, chỉ thường nói như vậy. Về sau, anh chị Thanh dời nhà ra Nha trang vừa sống nghề Y tá chích dạo vừa đúc những thứ xây dựng nhà cửa, đẻ con cái, hạnh phúc. Mẹ con thằng Đông không biết trôi giạt nơi đâu!?

Tôi học trường làng Đức long từ 1952 đến 1954, trường Nam Tiểu học Phan thiết từ 1954 đến 1956, trường Trung học Công lập Phan bội Châu từ 1956 đến 1963. Thời Tiểu học, khoảng các năm 1954, 1955 người Bắc di cư vào Phan thiết rất nhiều. Nói là Bắc, thực ra họ là dân Ba làng, Nghệ an. Họ đến đây cho chúng tôi, những thằng chưa biết trời cao đất rộng là ǵ những lạ lùng, những ngạc nhiên, vừa ṭ ṃ vừa không thiện cảm chút nào. Chiếc xe đạp đàn ông sườn ngang không chịu đi mà chịu chạy bộ để “thồ” những bó củi, những thúng hoa quả từ xa cả chục cây số về cho kịp phiên chợ. Họ chê Việt minh, vào đây mang theo cái khăn mỏ quạ đen thui, bộ quần áo nâu sậm vải thô, đôi dép râu xuệch xoạc, lời nói lắc léo, khó nghe. Lúc đó, tôi đang học lớp Nhất B của thầy Lô ở trường Nam Phan thiết. Một hôm thầy đi vắng, ông Hiệu trưởng người ngoải mới vào, tạm thay thế trong giờ tập làm văn, đă ra đề “em hăy tả con gà sống nhà em”. Chúng tôi, những thằng bé tí teo dân Phan thiết đă hiểu nghĩa “con gà sống” trái nghĩa với “con gà chết”. Trớt quớt! Zéro hết trơn! Nhiều đứa khóc! Từ sau đó, chúng tôi biết thêm “ruộm” là nhuộm, “rựa” là nhựa, “chúa nhật” là chủ nhật, “hoa” là bông, “nước hoa” là dầu thơm, “bệnh” là bịnh, “thư” là thơ...Thời đó, xóm chúng tôi có một gia đ́nh người di cư sống trà trộn, gọi là nhà ông Bắc. Ổng có đứa con trai tên B́nh, Trần thái B́nh rất ỷ thế “ba tao là của cụ Ngô” cứ ngông nghênh đe dọa thường nhật bọn học tṛ chúng tôi, những thằng con dân cố cựu địa phương không có chức, có quyền. Cái thằng nầy tại ba nó cố t́nh hay tại nó chùng lén, khi th́ trái lựu đạn, khi th́ cây súng lục một cách trịch thượng đe thằng nầy, dọa đứa kia “đụng tới ông th́ biết tay, th́ bỏ bố nghe con”. Nghe người lớn nói “ba nó là Cần lao Nhân vị gộc, là Mật vụ, là Thanh niên Cộng ḥa, là Phong trào Cách mạng Quốc gia, là người của chế độ Ngô đ́nh Diệm-Ngô đ́nh Nhu, nên nhịn nghen tụi bây”. Thằng Phi người Huế tức khí không “nhịn nghen tụi bây” được, đánh nó một trận nặng đ̣n rồi bỏ học, bỏ trốn ra Phan rang. Ba má nó ở nhà “năn nỉ người ta cho êm chuyện” cũng bị “địt bố chúng bay” dài dài và “đụng tới con ông, ông bắn bỏ mẹ”. May có Cách mạng 1 tháng 11 năm 1963, ba thằng B́nh bị bắt bỏ tù, thằng Phi mới được nghênh ngang trở về, không th́ “tàn đời rồi con ạ”. Thời những năm c̣n Chế độ Gia đ́nh trị Diệm-Nhu, những ông Linh mục được gọi là “cha” thường chễm chệ ngồi phách lối chỗ nào quan trọng nhứt trên khán đài danh dự. Phan thiết có “cha” Nguyễn viết Khai, người lập ra trường Trung học Tư thục Ngô đ́nh Khôi, sau nầy là Chính tâm. thường giành ghế đó, được dành cho ghế đó. Nói tới ông Khai, ai mà không ngán, ngán từ trong dinh Tổng thống Ngô đ́nh Diệm ngán ra. Các ông Tỉnh trưởng xớ rớ là bị đá đít ngay. Hồi đó dù mới học những lớp Nhứt, lớp đệ Thất thôi, nhưng dưới mắt thằng nhỏ của tôi, những ông tăng lữ nầy không có một chút nào kính trọng hết, ghét lắm mà cũng ngán lắm! Không ngán sao được? Các ổng là đại dương. Ḿnh là hột cát biển cả. Ông Tỉnh trưởng, ông Biện lư, ông Chánh án c̣n run cầm cập làm gương kia mà. Dĩ nhiên quư vị Linh mục, Mục sư, Thượng tọa, Đại đức, Chức sắc... không ham leo trèo lên ghế danh vọng đó, tôi tôn kính vô cùng, đâu dám vô lễ theo thói vô thần của Việt gian Cộng sản.

Nghĩ cũng tội nghiệp đời mấy thằng nhỏ thời chúng tôi. Không có tiền mua được một trái banh để đá. Giấy vụn không có cho người ta cân kư lô đem bán để gói đồ, có đâu dư cho bọn con nít làm trái banh! Trái banh chỉ là lá chuối, bẹ chuối làm tṛn lại. Sân đá là ruộng khô cứng như đá mà lồi lơm biết bao nhiêu là lỗ chân trâu. Cầu thủ trẻ măng cở mười hai mười ba tuổi, trần trụi dưới nắng chang chang, đá chân trần lúc nào cũng bị xước bị trầy, về nhà thường khi c̣n bị chửi, bị đ̣n. Xóm tôi có những thằng mê “giàn thun” bắn chim hơn mê gái. Chúng tôi, những thằng Cẩm, thằng Hùng, thằng Bảy, thằng Hai và tôi, thường xách giàn thun đi khắp Xà kḥm, cầu Bốn mươi, Xung phong, Đại nẫm, Phú hội, Phú lâm, Thanh hải, lầu ông Hoàng...bắn se sẻ, dồng dộc, sáo, cu, cưởng. Một buổi sáng trời mưa, tại nhà máy xay lúa ở cây số Năm, Phú lâm, tôi đă không bắn đàn chim sẻ cả trăm con lại bắn ngay đầu chú gà cồ đang đạp mái. Nó “oát” một tiếng và nhảy đành đạch chờ chết. Thằng Hùng, thằng Cẩm, tôi muốn “dông” cho mau nhưng ba đứa đều mang guốc xuồng nặng ch́nh chịch lớp đất thịt dầy dính cứng bên dưới. May, người ta lo cải nhau, không biết ǵ. Thoát nạn! Lớn lên, thằng Cẩm tử trận sớm ở Năm căn, trên vai nát bấy lon Trung sĩ Thủy quân Lục chiến như những con chim nó bắn nát đầu hồi c̣n nhỏ năm nào mới đó. Thằng Hùng, Trung úy Hải quân măi miết quậy nát kinh đào, sông, rạch vùng Bốn, nếm mùi tù Cộng sản hơn năm năm mà bây giờ lúc nào cũng nhe răng hề hề trên vùng Seattle, Mỹ quốc. Tôi “lù đù lụ đụ” cũng Đại úy, phụ tá cho Trung tá Công binh Cao khánh Sang và Trung tá An ninh Quân đội Trần ngọc Giang về nghành Cảnh sát Đặc biệt, ăn cơm tù lao động khổ sai biệt xứ trong Nam, ngoài Bắc chin năm tṛn.

Nhớ năm 1956, giờ Hán-Việt với thầy Thư dạy Việt văn lớp đệ Thất trên lầu trường Phan bội Châu, Phan thiết mà buồn cười quá sức cho cái ngu ngơ “bé cái lầm” của ḿnh. Thầy dạy chữ Dương có nhiều nghĩa: mặt trời, tên một thứ cây, con dê, khen ngợi, dâng lên...”Các tṛ cho ví dụ”. Đứa th́ “thái dương”, “dương gian”; Đứa th́ “sơn dương”, “dương liễu”...Tôi không chịu thua, thưa thầy “dương vật’. Thầy Thư đập bàn, “ mất dạy, double zéros, ra ngoài”. Cả lớp im thin thít. Con ruồi bay qua c̣n nghe được tiếng vỗ cánh. Tôi đứng ngoài hành lang mà không hiểu tại làm sao? Sau có đứa bảo “dương vật là cái của mấy ông đó ông nội”. Lạ! Đứa bảo đó không phải là thằng con trai mà là mụ con gái. Chuyện trớ trêu, buồn cười! Tôi cứ nghĩ, “dương vật” là dâng vật phẩm lên cho ai. Ai biết “dương vật là cái của mấy ông đó ông nội”. Sau đó, tôi mới biết những tiếng “ngọc hành”, “dương vật”, “nhũ hoa”, “âm hộ “, “giao cấu”...trong tiếng Việt, tiếng Anh tụi bạn học trai cũng như gái, có khi gái c̣n rành rọt hơn đều thuộc ḷng nhuần nhuyễn hết trơn, duy tôi ra. Tôi không phải không nghịch nhưng không có nhu cầu cũng như không mất th́ giờ ṭ ṃ ba cái tơ lơ mơ đó. Th́ giờ của tôi là đá banh, bắn giàng thun, tắm biển, tắm sông, bắt bướm c̣n không đủ.

Năm 1961, bác Quế làm Công an Phường bị Việt cộng tới nhà bắn chết. Bác là Công an nhưng cả phường Đức long ai cũng quư, cũng mến, không như Công an Phường, Công an Khu vực bây giờ của ba anh cà chớn Việt cộng đến đâu người ta cũng chữi thúi đầu. Bác chết, ai cũng buồn, cũng thương. Về sau, thằng cha Cầm trong xóm Câu theo Việt cộng về “hồi chánh”, nói “chính tôi đă ám sát ông Quế”. “Thằng khốn nạn, lưu manh”, ai cũng xỉa xói nó như vậy. Bác chỉ có một cô con gái duy nhất là cô Phấn. Có lẻ là con một được cưng, cổ học như tài tử đóng phim “khi vui nó đậu, khi buồn nó bay”. Có người nói với tôi, “con Phấn thương mầy lắm đó”. Tôi có phần hơi biết biết. Năm đó, chúng tôi cùng học lớp đệ Tứ. Tôi học trường Trung học Công lập Phan bội Châu. Phấn học trường Trung học Tư thục Tiến đức. Năm sau, bác gái dọn nhà, dắt Phấn đi biệt tích, không biết về đâu?

Năm 1963 thiếu ¼ điểm để đậu Tú tài I. Buồn hết sức. Buồn vỉ thua bạn bè. Buồn v́ con bồ mới quen nghe ḿnh rớt, đă vội đi lấy chồng. Buồn v́ để cha mẹ đi vô đi ra không một chút vui ḷng. Năm đó, Phạm Duy cho ra bài “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc”, đi đâu tôi cũng “... anh Quốc ơi! từ nay trong gió ra khơi, từ nay trên cánh mây trôi, có hồn anh trong cơi ḷng tôi...” như một người thất t́nh, thất chí, thất vọng. Tội “nghèo mà ham”, tôi không biết thân thằng vừa thi rớt mà con đường cát bụi sờ sờ trước mắt với “cánh gà” trên vai, trên ngực, trên nón cứ rè rè mấy con nhỏ con bà Thuận thiên đẹp quá trời và cả con nhỏ Phượng ở Lạc đạo “nh́n mà mê điếng hồn” nữa. Anh Hai chà chạy xích lô như xoi mói tâm can của ḿnh, đong đưa cái vơng bện dây dừa bắt chước Út Trà Ôn nghêu ngao hát chọc mấy câu vọng cổ “Khóc mồ em Phương”: “trăng tàn in đáy nước. Hoa rơi rụng mái đầu. Phượng c̣n đâu, Phượng ở đâu? T́nh ta cách trở nhịp cầu nhớ thương”.

Năm 1973 có lần tôi gặp lại các cô gái đẹp hồi nào đó tôi mê t́nh trai gái bước vào Tín nghĩa Ngân hàng của ông Nguyễn tấn Đời trên đường Đôc lập Nha trang. “Các cổ lấy chồng Phi luật tân hết trơn”. Tiếc hết sức! Tôi hơi thắc mắc, các cổ đẹp như dzậy, kẹt làm sao mà làm vợ Phi luật tân, không phải Việt nam như tôi chẳng hạn hay “Mỹ quốc viện trợ” có hơn không? Đố trời mà biết? Ông bà ḿnh ghép chữ hay lắm. Hể có “mê” th́ phải có “mệt”. Mê mệt mà! Hồi đó, ngày nầy qua ngày khác “mệt” chờ cô bé tan lớp học đêm trường Tiến đức để kè kè xe đạp miết tới Sở muối, dài cũng cả ba, bốn cây số, có được ǵ, rồi ṭn ten tơn tẽn đạp xe về.

May đầu năm 1964, Tết Giáp th́n, một cô gái Bắc ở ấp Đông ba Gia định theo bạn ra Phan thiết chơi. Cổ tuổi Giáp thân, thông minh, linh hoạt, khéo léo, đẹp gái, có duyên, nhanh nhẹn... như khỉ. Tôi vui lây. Các thằng Long cận làm thợ sửa máy ghe, máy tàu, thằng Bảy cao làm thơ đóng ghe nhỏ đánh lưới rùng, đóng ghe buồm hốt cá nục, thằng Nghĩa lùn chủ con tiệm hủ tiếu, ḿ quảng ngay đồn chữ Y, tất cả mê như bị bùa, bỏ hết theo cổ vào Sài g̣n ăn cơm tháng, ở nhà trọ của ba má cổ mà học nghề thợ dệt để “gần em mà chiêm ngưỡng” như tụi nó từng thổ lộ. Khoảng gần ba tháng sau, các ông mê gái tỏn tẻn ḅ về. Cổ “coi Bảy, Nghĩa, Long là bạn” mà thôi v́ “người yêu của tôi đang ở Phan thiết”. “Người yêu của tôi đang ở Phan thiết” chính là tôi đây. Hằng tuần tôi nhận nhiều lá thư t́nh thương nhớ năo nùng và những nụ hôn nặng ch́nh chịch đôi môi son hồng, thơm mùi thơm Chanel No 5 trên những trang giấy pelure trinh trắng mỏng manh. Tôi, rồi thời gian, trái tim c̣n trống trơn h́nh bóng một cô gái, đâm nhớ nhớ thương thương! Mối t́nh đơn sơ kèm theo đời trai học tṛ non nớt kinh nghiệm t́nh trường, không đủ sức níu kéo, gắn bó. Nàng đi lấy chồng có chút nào bịn rịn, luyến lưu!? C̣n tôi, chăc t́nh chưa đủ đậm, không dư mặn nồng nên chưa dính vào ṿng tục lụy ưu phiền, ray rứt! Bây giờ cũng gần bốn mươi bảy năm rồi, nhắc lại chuyện xưa, đâu đây c̣n chút hơi hám kỷ niệm xao xuyến, bồi hồi, mơ màng...Năm Mậu thân 1968, cháu ngoan bác Hồ chẳng kiêng kỵ ǵ ba ngày Tết thiêng liêng, tấn công vào khắp các tỉnh, thành phố Việt nam Cộng ḥa vào đêm Giao thừa, đem súng đạn trong rừng ra đốt phá, bắn giết. Một Tết ảm đạm, đau thương, thảm thiết! Nhà tôi trên Đức long không ảnh hưởng ǵ nhưng ầm ầm bên kia Văn thánh, trên kia Căn, dưới kia thị xă Phan thiết. Tụi Việt cộng bị chận đánh khắp nơi, không ngóc đầu lên được. Trên nóc nhà tôi, những chiếc trực thăng chiến đấu nhả rocket rào rào.

Năm 1965, làm précepteur cho mấy đứa nhỏ trong xóm Vạn chài, sau rạp ciné Văn hoa Đakao. Một cô bé Bắc kỳ dễ thương chi lạ của trường Văn hiến hồi nào ở đó, bây giờ năm 1968 gặp lại, đă là một thiếu nữ đẹp quá. Mê lắm, lấy làm vợ. “Sắm cái jupe serrée ngắn màu tím hoa cà nhé”. “Ăn mặc cũn cỡn coi không được”. Vợ và bà má vợ khác ư hoàn toàn. Nhưng “nhứt vợ nh́ trời” mà. Bà vợ mặc cái jupe serrée trông vừa “mignone” lại vừa “à la mode” và đẹp biết chừng nào! Đúng là hoa khôi trường Trung học Tư thục Văn hiến. Cái trường nằm trong hẻm Trần quang Khải có người con gái “Ngày Xưa Hoàng Thị” Hoàng thị Ngọ của Phạm thiên Thư, “em tan trường về, anh theo Ngọ về. Chân anh nặng nề, ḷng anh nức nở. Mai vào lớp học, anh c̣n ngẩn ngơ. ngẩn ngơ”. Trong ṿng không hơn bốn cây số, vùng Đakao-Tân định nầy vào các giờ tan trường học, đường sá chật cứng học sinh là học sinh các trường Văn hiến nằm sau ciné Văn hoa, Văn lang ở đường Trần quư Khoách, Huỳnh thị Ngà trong đường Trần nhật Duật, Huỳnh khương Ninh ngay đường Huỳnh khương Ninh, Vương gia Cần trên đường Phan thanh Giản và hai trường Lê văn Duyệt bên kia cầu Bông trên đường Lê văn Duyệt, Hồ ngọc Cẩn ở Lê quang Định. Dù hai trường nầy nằm bên Gia định, sát lăng Tả quân Lê văn Duyệt nhưng cũng là cḥm xóm của Đakao-Tân định. Chưa nói từng đoàn người túa ra từ các rạp ciné Văn Hoa Đakao trên đường Trần quang Khải, Casino Dakao ở ngả ba Đinh tiên Hoàng với Hiền vương, Moderne bên hông chợ Tân định trên đường Trần văn Thạch và Kinh thành nh́n ra đường Hai Bà Trưng trước chợ Tân định. Nhắc đến đây lại nhớ tới thằng Ḥa thợ hồ. Nó không c̣n trên đời. Tức vợ làm sao, năm 1985 nó dám tẩm xăng tự thiêu để vợ đi lấy chồng khác và hai con th́ mất cha, mẹ bỏ, ở với ông bà nội trên bảy mươi tuổi.

Năm 1967, nó cả gan dắt hai thằng bạn Chuẩn úy cùng quê vào Quốc thanh coi “cọp” đại nhạc hội. Bà xét vé gát cái chưn mập ú lên ghế ngáng đường, kế bên có anh Quân cảnh và anh Cảnh sát. Nó sửa lại cái áo ca rô màu bỏ vào trong cái quần tây xệ đ́, nhá làm sao để “nhô” lên cái ǵ bên trong cho người ta nghĩ là cây súng lục. Nghiêm mặt, vừa ngoắt tay bảo hai thằng bạn “dô” vừa hất cái chưn ngáng đường của bà xét vé khuôn mặt lúc nào cũng lầm lầm ĺ ĺ dễ ghét, bảo “dô được không?”. Ba đứa thong dong đi vào trước mắt nhân viên công lực và người đàn bà không hiền một chút nào nghi nghi, ngờ ngờ ḍm theo. Có ǵ đâu, nó lận vào bụng một ổ bánh ḿ thịt vừa lấy le là súng vừa vào rạp ăn cho đỡ cái bụng. Cái thằng “gan dữ” “ĺ quá”. Mấy ông Chuẩn úy Mạnh, Chuẩn úy Hùng một phen hết hồn, hú vía, “có cho vàng, tao cũng đếch dám theo mầy lần nữa”. Một hôm thằng Nhàn, bạn cùng quê, cùng nghề của nó hớt ha hớt hải chạy về báo “em mất chiếc xe đạp mượn của thằng Ḥa rồi”. Nó từ đâu lại dắt chiếc xe đạp đó về, nói “tao đang ngồi nơi bùng binh ngả Bảy, thấy có thằng lạ quá, lúi húi dựng chiếc xe đạp của ḿnh. Tao hét to: “mầy lấy xe tao?”. Nó hoảng hồn bỏ chạy. Lần sau cẩn thận nghen mậy”.

Năm 1969, tôi dắt cô vợ trẻ măng mười sáu tuổi trên mặt giấy tờ, bỏ Nam ra Trung, mướn nhà ở khu phố Hải châu, Đà nẳng. Cuộc sống có thanh bạch, thanh đạm nhưng hạnh phúc th́ tuyệt vời. Chúng tôi dè sẻn tiền nông lính lác không nhiều, làm sao để cuối tuần nào cũng có hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật ăn tiệm và coi ciné. Một cô gái mới khập khểnh lên lớp đệ Tứ vừa bước qua tuổi mười bảy, có phải “mười bảy bẻ găy sừng trâu” không mà đă bước một bước thật dài lưu lạc rầy đây mai đó “nhọc nhằn mà vui” đời nhà binh với chồng! Sài g̣n, Phan thiết, Đà nẳng, Phan thiết, Nha trang, Phan thiết, Sài g̣n, Nha trang, Quảng đức, Sài g̣n chỉ trong ṿng chưa tới bảy năm ngắn thiệt là ngắn với ba đứa con bồng, dắt mà t́nh yêu vợ chồng th́ nồng nàn tràn lan, trong sáng, tươi mát, tuyệt vời, kỳ diệu. Những năm kế cận 1975, mỗi tối vợ chồng bồng bế con cái xuống hầm chiến đấu vừa ngủ vừa canh thù qua lỗ châu mai. Địch pháo tầm bậy, trật tầm bạ, sự sống chết là may rủi. Ngủ một đêm thấy ḿnh chưa chết th́ biết là c̣n sống một ngày. Trong t́nh h́nh chiến sự có thể xẩy ra bất kỳ ngay trong thành phố như chơi. Tôi đă “bày” bà vợ bắn súng ngắn, bắn súng dài, mở chốt lựu đạn M.26 mà quăng, giựt ḿn Claymore M18A1 cho nổ... để cũng là một chiến sĩ ngoài mặt trận với chồng. Một lần bả giận cái chi chi không nhớ, đă mở chốt lựu đạn “cho cả nhà chết chung”. Tôi t́m chốt lựu đạn “bét mắt”. Tôi năn nỉ bả hết hơi. Chắc bả cũng sợ chết chăng nên mọi việc coi như là “hăm”, “dọa”, “hù” mà thôi.

Một chiều mùa Thu năm 1974, tôi dắt Trung úy Thuận, Thiếu úy Lan đến phân ưu ba anh lính Thám sát người Thượng của ḿnh dưới vùng đất trũng Trung tâm Truyền giáo Dak nông của cha Moriceau vừa bị tử thương ở Nam Khiêm đức mà nghe ḷng đau đứt ruột. Nh́n thân nhân mấy anh em đó vật vă, dù ai sắt đá, chai ḷng như thế nào đi nữa cũng phải quặn nhói, nước mắt không giữ nổi. Sự hy sinh nào cũng cao cả. Cao cả hơn hết vẫn là sự hy sinh v́ dân, v́ nước. Họ nằm xuống, không có ǵ, không c̣n ǵ. chỉ có tiếng gào than thống thiết làm hành trang đi vào cơi thiên thu miên viễn! Đầu tháng 4 năm 1975 chúng tôi lái xe từ Quảng đức về Nha trang họp. Hôm sau, Đại úy B́nh giành lái, quá giang về Phan thiết thăm gia đ́nh luôn thể. B́nh là Bùi B́nh, độc thân vui tính, không thèm lấy vợ, là bạn học cùng trường Trung học Công lập Phan bội Châu, Phan thiết với tôi. Xe qua cầu Sở muối, qua quán cơm Thuận thiên, tới nhà máy xay lúa Huỳnh hương. Một bầy ḅ đủng đỉnh băng qua đường. Thằng nhỏ chăn ḅ đứng nh́n. Xe chậm lại. Thinh ĺnh, nó “dzọt” ra đường. Thằng B́nh đứng thẳng người đạp thắng gấp. Tôi, vợ con tôi, tài xế tôi xáng đầu vào nhau. Thằng nhỏ chăn ḅ “chắc chết dẹp dưới xe rồi”. Xe dừng lại. “Thằng nhỏ tai hại quá trời” ḷm c̣m dưới xe ḅ ra. May quá! Chở nó lên nhà thương. Lạy trời, nó không có ǵ! Ba hôm sau, tài xế Sơn lái xe về lại Nha trang để hôm sau lên Ban mê thuột. Ngày 8 tháng 4 năm 1975 chúng tôi rời Ban mê thuột về Quảng đức sau cả tuần lễ vừa công tác vừa tư tác. Đêm đó, Ban mê thuột bị Việt cộng tấn công và kéo theo lụy vong quốc 30 tháng 4 năm 1975 nhằm ngày thứ Tư năm Ất măo, tôi vừa đúng 32 tuổi 5 tháng 11 ngày, Đại úy, một vợ, ba con. Tôi ở Quảng đức đuợc ba năm rưởi. Thời gian đủ dài để ngậm ngùi nhớ cảnh nhớ người. Các Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng lần lượt đến, đi: Trung tá Nguyễn Duân, Đại tá Phan đ́nh Niệm, Trung tá Trần văn Chơn, Trung tá Nguyễn hữu Thiên, Đại tá Phạm văn Ngh́n. Hai ông Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia bám trụ hơn bốn năm: Trung tá Cao khánh Sang và Trung tá Trần ngọc Giang. Tôi đến đây một chiều mùa Đông 1971, gió rừng, bụi đỏ, lạnh lùng và phố phường như đang ngái ngủ cơn hôn mê dài. Nơi phi trường Gia nghĩa, trần trụi một xe, một tài xế, một escorte theo lệnh “đi đón Đại úy”. Hai ông bạn, Thiếu tá Phi chết vô duyên nơi quán Mây hồng v́ mê gái và xỉn rượu; Thiếu tá Tư đền nợ nước ở Đạo nghĩa v́ cái lệnh “trời ơi đất hởi” của ngài Trung tá Trần văn Chơn. Vậy mà tháng Tư năm 1972, ông Đại úy Hối, nói cho rơ ra là Hồ Hối- cái tên làm thằng tôi khó quên Bùi Cà-Hồ Hối-Đồng Thủ- mỗi khi điểm danh phải “ồ!” lên một tiếng cười rộ. Ổng lên đây không phải “Xuân du phương thảo địa. Hạ ngoạn Lục hà tŕ...” ǵ ráo, mà để thay thế Đại úy Hương lấy cái oai Đại úy, lấy cái mạnh của Đệ nhất đẳng Huyền đai Thái cực đạo, lấy cái tâm của cấp chỉ huy “trị” Đại đội 213 CSDC chắp vá ngang tàng bốn phương về đây “quậy”. Ba tháng ngắn ngủi làm “ông Thiên lôi”, lính nhớ, lính thương biết mấy. Ngày 23 tháng 3 năm1975, các ông Tiểu khu, các ông Cảnh sát rủ nhau học kế “tẩu vi thượng sách” của thỏ đế trốn chui trốn nhủi ra khỏi tỉnh rồi gọi là di tản cho có vẻ chiến thuật, chiến lược một chút lấy oai. Phải nói là hết sức can dảm, bây giờ có người c̣n“ta đây” dám vỗ ngực xưng tên giành công chỉ huy “chạy”. Tôi cũng chạy. Chạy tán loạn! Nhục lắm chớ! Buồn lắm chớ! Thế nước cuộc cờ, biết làm sao! Giong ruổi lại gặp ông Hối vẫn là Đại úy ở Bảo lộc dắt về cơ sở Đại đội “đăi” ăn, “đăi” ngủ, “đăi” t́nh. “đăi” nghĩa và c̣n t́m máy bay “đăi” cho về Nha trang nữa. Quư hóa quá chừng. Có ǵ, c̣n ǵ kẻ chạy lấy thân!? Tôi tặng ổng cây “Browning” bạc nhỏ chút xíu chút xiu đă giữ kỹ từ lâu như thể báu vật để gọi là “chút nghĩa cũ càng”.

Ngày 27 tháng 6 năm 1975 chun đầu vào “học tập cải tạo?” chin năm để gần 42 tuổi mới chịu về. Ngày 19 tháng 11 năm 1992 qua Hoa kỳ theo chương tŕnh ra đi có trật tự với số hồ sơ HO.14 th́ đă hơn năm mưoi tuổi đời, ǵa đ́nh định cư tại thành phố Kansas thuộc tiểu bang Missouri, lạnh th́ lạnh dữ mà nóng th́ nóng cũng dữ! Những anh em tứ chiếng giang hồ khắp bốn Vùng chiến thuật của đất nuớc Việt nam Cộng ḥa “tay trắng, trắng tay”, gặp nhau đây, chưa từng quen biết mà tay bắt mặt mừng, vui thiệt là vui. Đúng là “đồng thị thiên nhai luân lạc nhân. Tưong phùng hà tất tằng tương thức?” trong Tỳ bà hành của Bạch cư Dị mà tôi đă học lóm từ thuở nào không biết nữa. Cụ Trần trọng Kim đă dịch “cùng nhau góc bể long đong. Gặp nhau lọ phải đă cùng quen nhau”. Thời gian có làm phôi phai ḷng người? Năm, mười, mười lăm, hai chục năm sau, anh em khoe nhau tiền của, giàu sang phú quới, làm ngơ nhau, hiềm khích nhau, ít thấy “vui thiệt là vui” như hồi nào. Tôi có bà xă “lận đận lao đao” cơm đùm cơm bọc nuôi tôi trong tù vẫn một ḷng lẽo đẽo “có chồng th́ phải theo chồng. Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo” qua tận bên nay mà lo tuổi già với nhau. Dẫu là thường t́nh nhưng cũng buồn cười hết sức. Trước năm 1968 chỉ có một ḿnh ḿnh mà bây giờ một vợ, năm con, tám cháu, mười lăm người, buồn cũng có mà vui cũng không ít. Con người, hóa ra đẻ nhiều quá hén! Hèn ǵ, dân số địa cầu đă ngót nghét bảy tỷ người rồi. Ghê thiệt! Ai biết được tưong lai? Hẹn ḥ với anh em năm nay đón Giao thừa Canh dần-Tân măo ở chùa Quan âm vừa mới xây xong hậu liêu ở cái thành phố lớn đất, thưa người Việt nầy để nói chuyện đời xưa, đời nay, đời người “Thất thập cổ lai hi”. “Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên”. Trời đất xáng xuống liên tù t́ tuyết với tuyết tới đầu gối và lạnh thấu xương chịu không nổi. Án binh bất động, ai ai đều “bế quan, tỏa cảng” ở nhà coi phim bộ, “email” bạn bè, độc ẩm”Hoàng hoa tửu” , khề khà “bạch tuyết thi”, khai bút thơ với văn...vui thú nhàn hạ thanh bần. Tôi vừa ngụm Heineken vừa cọc cọc cạch cạch tập làm thơ:

Hồ trường! Hồ trường!
Uống với ai, hát với ai?
Chuyện đời xưa, chuyện đời nay!
Rượu chưa kịp rót đă có đứa nằm dài.
Bài ca chưa kịp hát có đứa đă im hơi.
Những thằng c̣n lại:
Có đứa khập khểnh đá trời, té đất.
Có đứa ba gai, bợm trợn “mặc kệ ai”.
Lại có đứa bù đầu vắt óc tính chuyện tưong lai.
Sao gặp lại?
Bốn bốn năm tao mầy hồi đó:
Trời là ǵ?
Đất là ǵ?
Chỉ là rượu, chỉ là t́nh.
Bốn bốn năm bây giờ:
Tàn mạt.
Tan hoang
Mỗi thằng một ngả.
Xứ lạ.
Chỉ là trăng khuyết, hoa tàn, lá rụng.
Hồ trường! Hồ trường!
Nâng bầu ta rót. Rót mời ai!?
Một ḿnh ta uống.
Một ḿnh ta say.
Ngủ một giấc dài, thật dài. Ngày mai ai biết!!!”

Định “tu” cho hết chai Heineken mà quăng đi th́ chuông nhà reo. Cô Mỹ trắng, trẻ, đẹp của UPS “đạp đất”, đưa gói hàng thằng con trai dưới Dallas gởi lên mừng Tết, “chúc Ba trăm tuổi”. Một cái áo ấm hiệu Lacoste có h́nh con cá sấu. Chắc nó nghĩ, ba nó già quá rồi, yếu quá rồi, không biết có qua được mùa Đông hắc ám nầy không chắc? Nhà cửa có người ngoại quốc không mời mà đến “xông” ba ngày Tết. Tốt, xấu đây? Chắc tốt. Một cô gái trắng tinh, đẹp đẽ, vui hơn xuân, c̣n như con nít, không lẻ “uế tạp” mà không ra ǵ một năm 360 ngày? Tôi đứng dậy. Ḱa bé Đan Vy hát bài “Chiến sĩ Vô danh”. Thật la bất ngờ. Thật là xúc động. Thế hệ con cháu của chúng ta thật tuyệt vời. Cái nón trên đầu, cái áo dài thướt tha màu vàng, sọc đỏ, giọng Bắc đặc sệt Hà nội thời xưa, Đan Vy mới bảy tuổi mà biết vung tay một cách anh thư khí khái, “khi ra đi đă quyết chí nuôi căm hờn...Gươm anh linh đă bao lần vấy máu...”. Tôi kêu vợ tôi lại. Tôi kêu hai đứa con út tôi lại. Nói là út chứ tụi nó đă ra Đại học mấy năm nay rồi. “Tất cả lại mà nghe”. Nh́n tôi, vợ tôi nói: “anh làm sao vậy?” Nh́n tôi, hai đứa con tôi nói: “sao ba khóc?”. Phải rồi, nước mắt tôi đang chảy. Tôi hạnh phúc lắm! Hậu duệ chúng ta giỏi giang biết chừng nào. Xin ơn trên phù hộ Tổ Quốc Việt Nam Muôn Năm Hùng Cường.

Con người thường nói liều nhưng ít khi dám làm liều. Lăo tiều phu của La Fontaine có dám chết thiệt đâu. Cái ông Vưong phạm Chí của Tàu nhà ta ngon lắm. Bởi v́ đói, bởi v́ rét mà: “hoàn nhĩ thiên sinh ngă. Hoàn ngă vị sinh thời”. Ư rằng, trả lại ông trời cái ông trời sinh ra tôi và ông trời hăy trả lại tôi cái thời tôi chưa sinh ra. Nói thô tục, lỗ măng một chút là muốn chết phức đi cho rồi. Tiếc là, ḷng dạ của ổng, Trời chưa thử nên ổng “chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ” mới dám khiêu khích, ḷe vậy mà. Sống là bản năng sinh tồn của một động vật. Con người là một động vật trên hết các động vật. Con người yêu sự sống biết chừng nào. hằng hà sa số đồng chủng của ta bị nghiệt ngă vô cùng nhưng vẫn lăn lóc, chịu sống đời bi ai, thống thiết “kêu trời không thấu”, vẫn sợ chết cha cái chết. Dĩ nhiên trên đời, mọi sự việc đều có hai mặt; thiệt giả, đúng sai. Ba tôi, má tôi nhứt đinh không sợ chết chút nào. Hai cụ sắm sẳn quan tài, tang phục, tang chế để sẳn trong nhà, thanh thản chờ ngày “về với ông bà”. Má tôi đêm 18 tháng 9 Đinh măo, năm 1988 bắt đứa cháu gái tắm rửa sạch sẽ, bảo cất giữ chiếc nhẩn một chỉ vàng y và thay áo quần sạch sẽ, tốt đẹp. Hôm sau, má tôi ngủ một giấc dài măi măi không thức dậy. Bà cụ ra đi một cách êm ái, thanh thản, miệng c̣n nụ cười chưa tắt trên môi. Ba tôi, ngày 18 tháng 11 Bính tư, năm 1996 cũng từ từ giả biệt con, cháu, chắc về bên kia thế giới như trong cơn ngủ say, sắc mặt y như b́nh sanh, không gợn chút dấu vết người về bên kia thế giới. Người ta nói: “con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”. Điều nầy không đúng với tôi một chút nào. Tôi cứ thích sống hoài, sống măi, bởi đời vẫn đáng sống mà./.

Nguyễn Thừa B́nh
Những ngày trong Tết Tân măo năm 2011


 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào ḷng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển băo tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vú quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giă từ vũ khí
Mối t́nh đầu
T́nh lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện t́nh với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc t́nh
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nh́n Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
B̀NH-TUY, những ngày cuối cùng...
T́nh Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và ḥa b́nh
Tây Ninh, chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi ḍng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Tŕu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Băo Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một ḍng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện t́nh của một Phi Công
Hai v́ sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người t́nh
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái B́nh Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Đội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện t́nh chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
T́m lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Găy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ H́nh Của Chính Ḿnh
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy c̣n đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Ḍng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa qua những t́nh khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn c̣n đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương t́nh anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những gịng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư t́nh của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nh́n được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư t́nh
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời c̣n dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba ḍng nước mắt
Những xác chết trên mănh đất chữ "S"
Thân phận người lính găy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện t́nh khoai lang
Tâm t́nh người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm t́nh
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xă đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi t́m Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất t́nh
Dấu "Hỏi Ngă" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ư yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
T́nh... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ t́nh
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi ḍng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi t́m tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hăy giúp tôi
Con c̣n nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ t́nh
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà ṇi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái t́nh
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ c̣n một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một ḿnh
Hăy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Ḥa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc t́nh
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nh́n những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời c̣n vui v́ có chút ṭm tem
Đôi mắt Phượng
Ngựi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
T́nh già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân t́nh
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài ṿng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
T́nh người
Hồi kư của một người Hà Nội
T́nh nghĩa, nghĩa t́nh
Đôi đũa
Gịng đời... và hồi âm gịng đời...
Không cho phép ḿnh quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
T́nh ngây dại