ĐÁM CƯỚI

Ở Việt Nam, những ngày tháng Đông là những ngày cưới hỏi nhiều nhất. Ở Mỹ, các tiểu bang khác th́ tôi không biết, Tiểu Bang Missouri hay nói đúng hơn là Thành Phố Kansas City của chúng tôi th́ không ai làm đám cưới sau Tháng Mười Một Tây bao giờ. Chắc là lạnh quá, có khi xuống -10, -15 độ F như chơi và tuyết th́ trắng xóa mà gặp thời gió Bắc Alaska hắt hiu buốt giá thổi về th́ đường sá đóng đá và xe cộ chạy không người lái. Ai dám đi! Chết như chơi! Sống chung đụng với nhau, việc tham dự các lễ quan, hôn, tang, chế theo nếp sống văn hóa của người Việt Nam, ai ai lại không chung cùng. Quan Lễ ngày nay không c̣n nữa rồi v́, ai đời bây giờ mà cứ giữ tục lệ đội mũ cho con trai đến tuổi trưởng thành hai mươi. Hôn Lễ là lễ người con trai lấy vợ, mà thời nay người ta hiểu rộng hơn, đó là sự lấy vợ lấy chồng của một cặp nam nữ. Tang là sự đau buồn có người thân qua đời. Tang Lễ là lễ đám ma tiễn linh hồn người chết về bên kia thế giới. Chế là những qui định, phép tắc, luật lệ đặt ra phải theo. Chế Lễ là lễ tắc để tang cho người trong gia đ́nh có người mới mất. “Ngôn dị, hành nan”, ông bà ḿnh nói đúng lắm. Nói th́ đơn giản như vậy mà thực hiện không dễ chút nào. Tôi đă dự biết bao nhiêu tiệc hỏi, cưới, tang, chế mà chưa bao giờ có đám nào ở đâu mà giống đám nào ở đâu. Cho nên, sự chê trách, bắt bẻ nhau là chuyện b́nh thường không tránh khỏi. Thật mà nói, biết sao đúng, biết sao không đúng mà chê với trách, bắt với bẻ nhau? Không nghe ông bà ta nói: “Có ai chê đám cưới, có ai cười đám ma?” chắc v́ lẻ đó một phần? Cá nhân tôi, tôi cứ du di mà thêm bớt sao cho vừa theo mỹ tục mà cũng vừa cho đơn giản và dễ dàng với thời buổi. Chỉ nói về đám cưới, trong ṿng đầu Tháng Mười đến đầu Tháng Mười Một vừa qua, h́nh như người ta chaỵ nước rút nên vợ chồng tôi được tham dự năm cái đám cưới trong ṿng chưa tới ba chục ngày. Đám ngày 12 tháng 11 được tổ chức tại MCC-BIC Exhibition trên Đường 1775 Universal Ave, Kansas City, MO 64120 chắc chắn là đám cuối cùng trong Năm Con Mèo 2010? Ở đây, cái Thành Phố Kansas City dị kỳ, một thành phố mà nằm trên hai Tiểu Bang Missouri và Kansas. Chúng tôi những người Việt không đông lắm, trên dưới khoảng bảy ngàn người mà thôi. Người Việt bên Missouri đông hơn bên Kansas nên, hầu như sinh hoạt xă hội đa phần được tổ chức bên Tiểu Bang Missouri. Từ những ngày tôi mới qua Mỹ vào Năm 1992, được mời đi ăn đám cưới, không cần nh́n vào thiệp cũng biết chỉ có qua Overland Park bên Kansas với hai nhà hàng mấy ông Tàu tên là Fortune Star trên Đường 119 và Princess Garden trên Đường College mà thôi. Bây giờ, tụi trẻ biết đường biết sá hơn, văn minh hơn, chơi sang hơn không thèm qua bển nữa. Ở Kansas City của Missouri thiếu ǵ nơi bề thế biết mấy, sang trọng biết mấy. Có điều, làm đâu th́ làm cũng mướn mấy anh con nhà Chệt nấu nướng cho. Tại v́ bà con ḿnh vẫn khoái đồ ăn Tàu hơn Tây dù các đám cưới ăn tới ăn lui cũng những món thuần túy cổ lỗ sĩ, thấy đă muốn nghẹn cuống họng rồi. Dưới basement của Nhà Thờ Scottish Rite cổ kính trên Đường Linwood Blvd có rộng rải nhưng mù mờ sương khói như một tu viện dưới ḷng đất âm u, lạnh lẽo. B́nh dân như Nhà Hàng Princess Garden của “các chú” Đài Loan cất h́nh chữ L ở Ngả Tư Đường 89 và Đựng Wornall mà một nửa khách bên nầy không nh́n thấy một nửa khách bên kia. Visions Reception Hall nằm trên Đường Manchester khuất khoảnh bên hông con Đường 63, con đường các ông bà bô lăo của chúng tôi ở đây thường dầm sương mai, đội nắng trưa đi ṿng ṿng t́m đồ rẻ Chợ Trời 63 mà mua. Chưa nói, một số tụi nó dẫn ba mẹ tụi nó, bạn bè ba má tụi nó đi hun hun đến cơi trời nào xa lắc xa lơ mà cứ đi là lạc, lạc tới lạc lui đến nơi không c̣n sức lực đâu mà chung vui, chia vui. Như hai tháng trước, tiệc cưới con gái một người em bạn lấy con trai bác sĩ một người Mỹ ở The Tuscan Ballroom, 19808 County Road H, Liberty, MO 64068. Đă lên map quest, đă hỏi han tin tức mà t́m không ra vẫn không ra. Người ta sao không biết, ḿnh th́ hai con mắt mỗi con đă hai lần mổ cataract rồi mà nó c̣n muốn mổ nữa, nên khổ lắm lái xe đêm, đi xa. Chỉ mất có 31 phút thời gian và 22.11 miles đường dài mà dật dờ đến gần 2 tiếng đồng hồ mới t́m ra cái lâu đài sang trọng nằm một ḿnh trên đồi cao dật dờ ánh đèn trong đêm tối thanh vắng. Nghĩ lại mà buồn thúi ruột, hồi đó học ở Thủ Đức, từ các Ụ ở Tuyến D của ông Đại Úy Án vắt ngang Cổng Số 9, dù đêm dầy đặc bóng tối, mắt vẫn nh́n suốt ra xa ngoài kia Bến Nọc mịt mùng thấy được những thằng Việt Cộng chùng lén đi đêm.

Người Việt ḿnh có cái tật muôn thuở muôn nơi là thich đi trể? Tôi đă dự nhiều tiệc cưới của bà con ḿnh ở bên Việt Nam và vài tiểu bang trên đất Mỹ nầy th́ y như rằng, quan viên hai họ trai gái luôn luôn khai mạc trể một, hai tiếng đồng hồ là chuyện thường. Mỹ, Anh, Ư, Mễ, Cuba...mặc kệ, tao cứ đi trể, có chết thằng Tây nào! Có một đám Cô Gái Tiền Đồn Chống Cộng Việt Nam Cộng Ḥa lấy Chàng Trai Mỹ Quốc Viện Trợ, bên Nhà Trai, gịng họ, bạn bè đông đủ từ khuya cứ ngáp dài chờ Đàng Gái chưa đông được phân nửa. Không may, đám cưới đó là đám cưới đứa con gái duy nhứt của thằng bạn tù của tôi từ Nam ra Bắc, từ Bắc vô Nam nên vợ chồng tôi tới sớm. Mấy ông bà già Mỹ, mấy cậu nhỏ Mỹ càm ràm quá mức, cứ “why, why”, “how, how”, “what, what” ḿnh nhột hết sức, buồn hết sức cái văn hóa bốn ngàn năm của xứ sở ḿnh bị xúc phạm quá trời! Thật ra, họ đâu có cái tật muôn thuở muôn nơi ǵ đâu. Đi máy bay về Việt Nam, đi nhận quyền lợi welfare hay food stamps, thậm chí đi nhậu, đi nhẹt...có bao giờ họ đi trể một phút nào, có khi c̣n tới sớm ngồi chờ! Cách đây vài năm, vợ chồng tôi có xuống Houston, Texas dự đám cưới con một đứa cháu cùng quê Phan Thiết. Tiệc được tổ chức tại Nhà Hàng Kim Sơn ở 10603 Bellaire Blvd lúc 6 giờ chiều Ngày Thứ Bảy, vậy mà đến 8 giờ 30 tối ṃ ṃ, người ta tới vẫn chưa đầy. Một ông bạn già không quen, chắc cư dân lâu năm ở đây đang đi tới đi lui ngoài hallway cho biết: “Ở đây, trể hai tiếng đồng hồ là chuyện b́nh thường như cơm bữa”. Chúng tôi được một người dắt tới bàn số 23 toàn mấy bà lạ hoắc lạ huơ đang huênh hoang chuyện trời cao đất rộng với mấy đưa con, mấy đứa cháu dắt theo làm cho ḿnh đi ăn đám cưới như ngồi trên đống lửa nóng rang. Mỗi bàn để một chai Rémy Martin V.S.O.P, vài chai nước khoáng Perrier để pha rượu và vài lon Coke, Pepsi, Sprite để cho mấy bà, mấy đứa nhỏ. Điều nầy có khác với đồng bào Việt Nam của tôi ở Kansas City của Missouri cũng như Kansas ở chỗ chai rượu. Ở đây, đám nào cũng như đám nấy, người ta xài toàn là beer chai Heineken xanh lè Ḥa Lan, uống bỏ đầy trên bàn, ngỗn ngang dưới chỗ ngồi. Mỗi nơi một khác, không biết tại v́ sao. Có điều, hôm đó tại Nhà Hàng Kim Sơn, chỗ bàn tôi ngồi đó có một bà và một cô không cần khách sáo, thi nhau tửu lượng, làm sạch sành sanh ngon lành chai rượu, không mời ai một giọt. Rượu vào lời ra, bà với cô không c̣n biết ǵ nữa sự đời cái lịch sự, cái tênh hênh trâng tráo! Cũng cách đây cả sáu, bảy năm trời, tôi đến dự tiệc cưới con trai của người em bạn, nguyên là Trung Úy Không Quân lái Trực Thăng UH-1 ở Biên Ḥa mà tôi vẫn nhớ hoài. Bữa tiệc được tổ chức tại Nhà Hàng Figlio ở Country Club Plaza, Kansas City. Nhà Hàng Figlio Italian Restaurant ở 209 West 46th Terrace là một nhà hàng của Người Ư, mắc tiền, sang trọng. Con trai của chú ta lấy con gái Người Lào. Tiệc đăi khách là một bữa ăn Sunday Brunch Buffet mà người đến lấy thức ăn chót th́ người lấy thức ăn đầu tiên chuẩn bị ra về. Đó là lần đầu tiên trong đời, đi ăn đám cưới mà ăn buffet. Lạ hơn nữa là không có th́ giờ lấy đồ ăn, nói ǵ “all-you-can-eat”! Đàng Gái Lào đa số ăn mặc thụng thịnh những y phục sặc sỡ của Xứ Sở Vạn Tượng. Đàng Trai Việt, đàn ông diện đồ Tây kẻng, đàn bà mặc áo quần dài tha thướt. Hai Đàng ngồi rạch ṛi hai phía có vẻ xa lạ, thiếu thân thiện. Nhưng chắc chắn ồn ào th́ không bên nào thua bên nào. H́nh như người Á Châu ḿnh thích ăn to nói lớn nơi đám đông? Không tin, chỗ nào có mấy anh Tàu th́ biết cái rổn rảng và cái khạc nhổ của họ đáng phiền hà đến mức nào! Điều nầy tôi cả quyết v́ nhiều lần ăn tiệc với mấy ổng nơi Nhà Hàng Hyatt Regency ở 2345 Đường Mc Gee, một bên với Crown Center. Trở lại tiệc cưới con gái Việt lấy con trai Mỹ đă làm khổ thân già của tôi hết hai giờ đồng hồ như đă nói ở trên. Tôi cũng thấy y như rứa, Mỹ chơi với Mỹ ngồi một nửa phía trong. Việt chơi với Việt ngồi một nửa phía ngoài. Hai bên có ranh giới là đường đi ở giữa. Không thấy ai léng phéng qua lại. Anh chàng nào thích uống beer Busch, Bud Light, Hamm’s, Miller Lite, Cooler, Coors...th́ tự động đến quầy rượu chờ phiên. Sắp hàng rồng rắn chờ lâu gần nửa giờ đồng hồ mới được một ly và phải lịch sự bỏ vào chai thủy tinh to tướng đặt trước mặt mấy cô gái lanh lợi, đẹp đẽ, trẻ trung một Đô La Mỹ và thêm tiếng “Thank you”. Chứ ai đời trước mặt người đẹp mà bủn xỉn tiền bạc và lời ăn tiếng nói bao giờ. Vậy mà đâu có nhiều, chỉ được hai ly là hết. Ai chê lạt lẽo không uống hay uống chưa đủ đô th́ cứ đứng vào hàng đợi mua beer chai Heineken, Corona, Michelob, Budweiser... một đô la cho một chai rẻ rề và một đô, hai đô có khi năm đô nữa cho “Tip” nói theo tiếng Mỹ, “Pour-bois” nói theo tiếng Tây và “Tiền nước” nói theo tiếng Việt. Nói ǵ th́ nói, ăn đám cưới của Người Việt Nam với Người Việt Nam th́ thoải mái hơn nhiều bởi lẻ, người ta có dịp phân bua vui buồn chuyện xưa nay trời cao, đất rộng, đông, tây, kim, cổ. Chuyện ông A chê ông B về Việt Nam lấy con vợ già là không sành điệu chút nào, “Tôi thỉ nhất định phải trẻ, càng trẻ càng “đả” ông ạ”. Ông B cười ông A, “Lấy mấy đứa nhỏ ở bển đem qua là không thức thời, bởi đầu hôm sớm mơi nó cũng dzọt lẹ cho mà coi?” Hai ông cười qua cười lại, chê tới chê lui, sành điệu hay không sành điệu, đả hay không đả, thức thời hay không thức thời, cuối cùng con đàn bà già của ông B và con con gái nhỏ của ông A đều rủ nhau giông tuốt, để mấy ổng ở lại cu ki một ḿnh. Cùng Kansas City nhưng cách nhau một gịng sông, một ông ở bên Missouri và một ông ở bên Kansas, bây giờ ngồi buồn nh́n gịng Sông Missouri ở giữa biên thùy hai tiểu bang đang chảy lờ đờ mà chép miệng than đời đen bạc! Ông A không dám về nhà với người vợ già và các đứa con đă lớn tuổi với bầy cháu nôị, cháu ngoại, mướn apartment chia tiền pḥng với người ta mà ở. Ông B mỗi tối thắp nhang lạy h́nh người vợ trên bàn thờ mà rưng rưng những giọt nước mắt hối hận, ăn năn xin tha lỗi!

Đám cưới thời buổi nầy ở Mỹ, con cái lo liệu hết trơn. Tụi nó chạy vạy tiền bạc năm bảy chục ngàn c̣n thấp thỏm đủ hay chưa. Tụi nó lên internet, gọi điện thoại, lái xe đi t́m hall nầy ballroom kia sao cho “hoành tráng”, sang trọng mà mướn năm, bảy ngàn đồng thay kệ. Tụi nó chọn một tá phụ dâu phụ rể cho xứng cặp vừa đôi rồi đặt may áo quần vừa bên Cali vừa bên Việt Nam. Tụi nó mua bánh cưới to, cao không lư đến đồng tiền bát gạo mấy ngàn. Tụi nó rủ nhau trang hoàng cho đẹp và lăng mạn cái pḥng tiệc “tốn bi nhiêu th́ bi”. Tụi nó mướn chiếc Stargazer Limousine, Hummer Daddy Limousine dài, rộng cả hai chục chỗ ngồi cho oai.“Tốn bao nhiêu mà dữ vậy!?” Tụi nó không chịu mướn mà mua cho được áo quần cô dâu chú rể mắc biết mấy nơi tiệm Mỹ mặc một lần không mặc lại lần thứ hai. Tụi nó, tụi nó lo hết trơn. Và cha mẹ chỉ có một việc là chỉ đạo tổng quát lúc làm lễ cưới và mời khách người lớn mà thôi. Bởi đám cưới đứa con gái út của tôi mới ngày 8 tháng 10 năm 2011 đó chớ đâu lâu tôi mới nh́n ra. Có những đêm cả vài chục đứa bạn của nó làm việc nầy, bày việc kia đến hai, ba giờ sáng. Hay ở chỗ, tụi nó vui thiệt là vui một cách thân ái, tự nhiên, dễ dăi hơn hạng già như tôi hay cằn nhằn cẳn nhẳn. Nghĩ lại, bây giờ tụi nó văn minh quá sức và đặc biệt là tinh thần tự lập, sáng tạo. Đâu như vợ chồng tôi lấy nhau hồi đó, gần như mọi thứ đều ỷ lại cha mẹ và bà con nội ngoại hết trơn. Và đám cưới thời bấy giờ nay ôn cố tri tân, thấy sao nó lạc hậu quá cà! Tiệc tùng cứ đăi ở nhà. Bàn ghế mượn. Chén bát mượn. Tăng, bạt mượn. Tiền mượn và ngay cả người cũng mượn phụ làm việc nầy việc nọ. Trang hoàng tới lui cũng ba cái tàu dừa, đủng đĩnh, tre, trúc, chuối nước, cúc, vạn thọ, mồng gà. Đàng Trai, Đàng Gái thi nhau uống nước cam vàng, xá xị, bạc hà, chanh muối, rượu trắng b́nh dân, rượu thuốc rẻ tiền, sang một chút có Ngũ Gia B́, có La De Con Cọp là ngon cơm lắm rồi. Món ăn vẫn là gà gỏi rau răm, vịt luộc nước mắm gừng, ḅ xào cải bẹ trắng, heo quây bánh hỏi, cà ri bánh ḿ, canh thịt ba rọi. Đám cưới của vợ chồng tôi c̣n có điện công tơ, có Akai M8 tân thời một chút. Đám cưới của hai ông anh lớn của chúng tôi chỉ có hai cây đèn măng sông hiệu Aida, một máy hát lên dây thiều hiệu Columbia và một cái Ra Dô Ấp Chiến Lược. Đèn khi rụng cái măng sông th́ tối thui. Ra Dô Ấp Chiến Lược khi có tiếng khi không có tiếng. Máy hát quên lên dây thiều th́ bà Lệ Liễu và ông Út Trà Ôn hay vợ chồng Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết nhừa nhựa như thiếu thuốc phiện. Vậy mà vui có thua ǵ ai, say sưa có thua ǵ ai? Những năm đầu tôi mới qua Mỹ, đám cưới hồi đó, khách hầu như người lớn với người già. Bây giờ, khách vừa là lớp người già và vừa là lớp trẻ ngang nhau. Có đám, bọn trẻ c̣n đông hơn. Vài ba năm nữa, những ông già, bà bà già rụng dần dần đi, đám cưới, tiệc cưới nh́n tới nh́n lui những cụ lăo thất thập cổ lai hy đếm được trên đầu ngón tay. Đến lúc đó không biết c̣n hay không c̣n ông bạn lính già của tôi gần hai chục năm đời nhà binh gốc người Xịa của Quận Phong Điền thuộc Tỉnh Thừa Thiên hay nổi nóng bất ngờ. Ngồi với những anh em bạn cùng kbc hay khác kbc, y như là lần nào cũng như lần nấy ổng phải la toáng lên: “Răng nói tiếng Việt Nam mà khôn giống con giáp chi mô rứa? Mần chi mà nói năng lai căn Tàu khôn ra Tàu, Tây khôn ra Tây mà Ta cũng khôn ra Ta dữ rứa!? Ai đời “Bác Sĩ Tuấn Anh Trần, Bác Sĩ Thomas Trọng Vơ!” bây chừ! Nói mẹ nó ra là Bác Sĩ Trần Anh Tuấn, Bác Sĩ Vơ Trọng Thomas có ai nói ḿnh ngu mô!” Người ta vẫn nói được , vẫn viết được là Bác Sĩ Đinh Cao Sảnh, Bá Sĩ Huỳnh Quang Triết... có răng mô nà. Có chết thằng tây mô nà?” Rồi năm, mười năm nữa, c̣n lại mấy ông, mấy bà đến thời ăn tuổi thượng thọ ngồi cải chuyện khen hay chê Ngô Đ́nh Diệm, bênh vực hay đả kích Cách Mạng 1 Tháng 11, Quốc Gia và Cộng Sản, B́nh Xuyên với Ḥa Hảo, Đảng Cộng Ḥa với Đảng Dân Chủ Mỹ, Việt Kiều với Việt Gian, “thằng đó có đi lính ngày nào đâu mà khoe là Đại Úy với Thiếu tá”... mà có lúc tưởng oánh lộn nhau loạn xà ngầu không c̣n bao nhiêu nữa. Lúc đó chắc buồn hiu buồn hắt đời cô đơn biết chừng nào! Tháng Mười Một vừa rồi, ở đây tính ra cũng gần hai chục năm, lần đầu tiên vợ chồng tôi dự đám cưới mà tiền mừng cô dâu chú rể được bỏ vào thùng nơi bàn kư tên lưu niệm. Người ta nói: “Cho tiện, v́ mời đông hơn bảy trăm rưởi người, chào bàn không có th́ giờ, phiền hà”. V́ ở đâu không biết, ở đây th́ mới mẻ quá cho nên, có những ông bà đang ăn nửa chừng mà phải móc ví lấy b́ thơ tiền ra, đi t́m ba má cô dâu, chú rể “Nhờ trao giùm cho hai trẻ”. Việc nầy không phải lạ lùng ǵ. Ở Việt Nam bây giờ là như vậy hết. Ngay cả ở Mỹ, nhiều tiểu bang khác cũng bỏ lệ chào bàn, viện lẻ “Như thể đ̣i tiền ăn”. Tôi th́ tôi cho rằng, nghĩ như vậy th́ khô khan quá, cộc cằn quá, trần truồng và nông nỗi quá! Thật mà nói, cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất là tự nhiên mà cũng là nhu cầu cuộc sống. Ngày cưới là ngày vui một đời người của mấy đứa nhỏ, ca ngơi, chúc mừng, những lời khuyên kèm theo một ít tiền là biểu hiện tấm ḷng vui với cặp uyên ương trăm năm hạnh phúc. Đó là một mỹ tục nên làm. Có ai coi đó “như thể đ̣i tiền ăn” hay “trả tiền ăn” mà biến nó thành một hủ tục? “Cái việc bỏ b́ thơ tiền vào thùng trước khi bước vào pḥng tiệc là một điều dị hợm. Chưa ăn, phải trả tiền trước? Chỉ tới ăn rồi về? Đâu champagne lốp bốp? Đâu nâng ly “một trăm phần trăm”? Đâu khua vang chén, dĩa, muỗng, nĩa của lớp trẻ? Đâu những lời chúc hoa mỹ “Bách niên giai lăo”, “Sắt cầm ḥa hợp”, “Loan phụng ḥa minh”, “Loan tường phượng chữ”? Đâu những lời dặn ḍ, khuyên nhủ thâm t́nh? Và đâu những tiếng cười, những tiếng vỗ tay vui thiệt là vui ngày cưới một đời nhớ hoài”. Ông bạn tù Z.30C Hàm Tân của tôi những năm 1982 đến 1984 ngồi bên tôi đă nói ra như vậy. Bà vợ tôi ngồi bên tôi cũng đồng ư như vậy. Và hầu như các ông bà cùng trong bàn tôi đều đồng ư như vậy. Trong nầy, có hai cặp vợ chồng ăn đang ngon lành phải bỏ dở mà chạy ra ngoài t́m thùng bỏ tiền vào. Thùng người ta đă bưng đi đâu rồi. “Tụi tui phải t́m cha mẹ tụi nó mà nhờ đưa lại, kèm theo lời chúc mừng hai đứa. Thiệt là kỳ!” Có điều, những bác ông, bác bà đại diện nên một vừa hai phải lời ăn tiếng nói. Trong nhiều tiệc cưới, tôi cứ thấy hoài, nhiều anh chị em cầm được cái micro rồi th́ không muốn buông ra và cũng không muốn ngừng nói. Thử hỏi, người ta có bảy chục bàn, mỗi bàn chỉ mất ba phút thôi th́ cũng gần bốn tiếng đồng hồ rồi c̣n ǵ! Chưa nói, hai gia đ́nh cô dâu, chú rể hổm rầy mệt biết chừng nào rồi. C̣n hai đứa nhỏ gần như đă đuối sức, đứt hơi, c̣n ǵ đêm giao bôi!? Năm 1994, tôi c̣n nhớ ngày đám cưới cháu Thu con chú Mười nơi Nhà Hàng China Express ở 200 Northeast Barry Road, chú Hùng Biệt Động Quân nhà ta không ngần ngại giúp vui “Năm năm rồi không gặp, từ khi em lấy chồng. Anh dặm trường mê măi, đường chia như nhánh sông. Năm năm rồi trở lại, một màu tang ngút trời. Thương người em năm cũ, thương góa phụ bên song!” nghe sao năo cả ḷng. Trớt quớt! Dạo sau nầy, gần như đám cưới nào như đám cưới nấy. tôi thấy y như rằng sẽ có một đôi trai gái song ca “Ô vui quá là vui. Nhà trai, bên gái ai nấy cũng cười thật tươi. Ngày Xuân hoa lá khoe màu tươi, muôn sắc huy hoàng tô thắm cho ngày vui. Mừng tân hôn, chúc chú rể mới. Tôi chúc cô dâu hiền nên mối duyên trầu cau...” Hôm đám cưới con gái út của tôi, một người cháu rể họ, già hơn tôi ba tuổi, dẫu đă bảy mươi ba rồi mà cũng ráng “Anh ơi, anh ơi! Trời Nam đau khổ, nhà Việt Nam cách trở. Mẹ Việt Nam nức nở. Ḿnh người Nam muôn thuở giữ trong ḷng cho trọn t́nh quê...” và một cháu thanh niên tên Dũng khoe ḿnh là một mc các đám cưới ở Việt Nam mới qua Mỹ chưa hơn một năm, xin hát tặng cho hai em: “Em ơi, suốt đêm thao thức v́ em. V́ lời giả từ lúc anh ra về. Rằng mai đây anh lại thăm. Ước nguyện trọn một đời, là ḿnh luôn luôn có đôi...” Người Việt nam chúng ta, nhạc thường có âm điệu buồn, chia ly và nước mắt nên khó mà t́m cho ra một bản nhạc nào hát cho ngày cưới hỏi!? Thôi th́, đừng lấy làm bằng mà cân, đong, đo, đếm từng lời. Nói vậy, không phải dễ dăi đến nỗi “Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ. Như môi góa phụ nhạt mờ vết son. T́nh ta không thể vuông tṛn. Say đi mà tưởng như c̣n người yêu. Mùi hương cứ tưởng hơi chồng. Ôm mồ cứ tưởng ôm ṿng người yêu” th́ c̣n trời đất ǵ nữa!? Có phải lạc hậu với văn minh hay Đông Phương với Tây Phương mà bây giờ bọn trẻ làm dữ quá. Nhạc trổi lên, trên tấm thảm trắng, cô dâu chú rể đi sau những bé gái năm, sáu tuổi mặc áo dài xanh làm Flower Girl tung những cánh bông hồng đỏ và những cháu trai cũng năm, sáu tuổi mặc complet đen theo sau hoan hô. Chính giữa và trước mặt khách, một bàn thiệt dài bắc ngang qua cho cô dâu chú rể ngồi giữa sáu cô phụ dâu và sáu cậu phụ rể. Đứa nào đứa nấy ăn mặc tân thời, sang trọng theo kiểu đám cưới Mỹ. Sau lưng, một cái bánh cưới màu mè bốn năm từng, cao cả thước. Kế bên, một chồng ly chân dài chất cao thật cao, ngất ngưỡng một ly chót vót trên cùng, Champange đỏ rót tràn lan. Sân khấu rộng răi, ban nhạc xập x́nh nhạc Ta, Tây, Tàu, Đại Hàn...và những ca sĩ hát những bản nhạc Việt, Mỹ, Pháp. Nghĩ lại, đám cưới của ḿnh sau Mậu Thân 1968 cũng đă văn minh rồi đó mà vẫn bị buộc phải mặc áo dài khăn đống. Bàn đâu mà ngồi? Tuxedo đâu mà mặc? Champagne không có uống, làm ǵ có mà đổ? Con người, sáng kiến và tiến bộ là một nhu cầu. Bây giờ mà biểu tụi nó giống ḿnh ngày xưa bốn mươi bốn năm về trước th́ không có con người lên mặt trăng xa chừng 380 ngàn cây số, không có chiếc RQ-170 Drone do thám loại “Unmanned Aerial Vehicle” không người lái bị rơi ở Iran. Có điều bắt chước quá, văn minh quá, có hớ hênh lắm không cái thuần phong mỹ tục của Người Việt Nam ta!? Ai đời tụi nó chơi cắc cớ vừa vô duyên, vừa trơ trẻn lại vừa tục tiểu. Cô dâu bị bịt mắt, ṃ t́m và chụp một trứng gà nằm ngay bộ phận dưới của chàng rể. Khó coi! Hồi đó, tôi lấy má tụi nó, tiệc cưới được tổ chức hai lần. Một ở Sài G̣n nơi Nhà Hàng Tân Tân trước Rạp Casino Đakao, trên Đường Đinh Tiên Hoàng mà có người cho là Nhà Hàng Casino. Không biết tôi nhớ đúng hay sai? Là nhà hàng Tây, ăn món ăn Tây, uống rượu Tây nhưng không vui bằng Ta. Một ở Phan Thiết sau đó hai ngày. Đám cưới ở quê th́ b́nh dân nhưng bù lại là đông, vui. Hồi đó, làm đám cưới lại, tôi không nghe ai nói ǵ. Bây giờ, nghe mấy ông bạn già bảo là Hấp Hôn hay Phục Hôn ǵ đó. Cách đây cả chục năm qua, ông Vơ Hữu Đa là bạn tù của tôi từ Bắc vào Nam sau khi đă làm đám cưới cho thằng con trai về Việt Nam lấy vợ rồi, qua đây ổng lại mời một ít anh em bạn bè chí thiết dự tiệc cưới qua loa lần nữa cho con gọi là Hấp Hôn cho nó. Cách đây hai năm, một cặp ông bà lăo lấy nhau tính ra đă gần năm chục năm rồi cũng mời năm, bảy anh chị em bạn “đến dự Lễ Hấp Hôn vợ chồng tôi tại Nhà Hàng Boling’s số 4800 Đường Main”. Tới th́ cũng chỉ để mừng ổng bả đă ăn ở với nhau lâu rồi, ráng được trăm năm hạnh phúc rồi cũng ăn với uống mà thôi. Đâu c̣n hun hít ǵ nữa cái miệng móm méo! Và chỉ hai bàn th́ làm ǵ có chào bàn với chào ghế! Hấp với hâm làm ǵ hổng biết nữa!? Hai tiếng hấp hôn nghe sao giọng điệu miệt vườn dữ. Hết xíu quách rồi dẫu có hấp. có hâm, có hầm, có nấu, có nướng, có chiêng, có xào cách mây đi nữa, xụi lơ vẫn xụi lơ mà thôi ông bà ạ! Cách đây mấy hôm, ông già Cựu Quận Trưởng nước Việt Nam Cộng Ḥa ở sát bên nhà cũng đă làm Lễ Ngọc Khánh, kỷ niệm hai vợ chồng lấy nhau được sáu chục năm với bầy con, cháu, chắt, chit đầy nhà đầy cửa. Nghe Lễ Ngân Khánh kỷ niệm hai mươi lăm năm, Lễ Kim Khánh kỷ niệm năm chục năm, Lễ Ngọc Khánh kỷ niệm sáu chục năm...có vẻ lịch lăm một chút. Hấp hôn là để bầy trẻ nó cưới tới cưới lui chớ ḿnh gần đất xa trời rồi cưới với hỏi cái chi chi nữa. Tiệc cưới, người ta mong khách mời tới đông đảo là vui rồi, có ai nghĩ là lời với lỗ bao giờ? Vậy mà, hai vợ chồng chú Hiền, người em hàng xóm của tôi ở đây đă trên “ngũ thập nhi tri thiên mệnh “ rồi, không biết nhẩm tính hơn thua làm sao đó mà “Mời bà con cô bác đến ăn đám cưới tụi tui ở North Dragon, 6245 N.Oak Tfwy, Kansas City, Missouri”. Nghe mấy đứa nhỏ nói, Chú thím nghĩ rằng, tổ chức tiệc cưới nhắm mắt cũng có lời? Chú thường nói “Cứ bị mời ăn đám cưới hoài mà ḿnh th́ không có trường hợp nào mời lại, hóa ra ḿnh thiệt quá là thiệt!” Chú thím đặt mười bàn tṛn, lèo tèo người ta tới chỉ được hai chục mạng cộng thêm một, hai người nữa. Cho “to go” cách mấy cũng không “go” hết thức ăn dọn đầy trên bàn. Bỏ ra trên ba ngàn, thu lại đúng ba trăm. Đau quá, chết điếng, chú thím rưng rưng nước mắt, không một lời giả từ vũ khí! Tuần trước, một đứa cháu quen cho biết rằng “Tháng rồi, con gái của cháu lấy thằng Mỹ gốc Ư. Đám cưới của nó tổ chức trên New York, khách toàn là người Mỹ, Ư... Một bàn tṛn đầy cứng mười người, tiền biếu cô dâu chú rể toàn bàn chỉ có hai chục Đô La Mỹ. Trời ơi! Đám cưới nó có cha mẹ nó, anh chị em nó, chú thím nó, o dượng nó, bà con nó ở Kansas City lên. Chú thím có nghĩ, đi đoong mấy chục ngàn đô một cách ngon lành không!?” Nh́n tôi, bà vợ tôi nói nhỏ: “Vậy là ḿnh cũng đỡ. Khách ngoại quốc của ḿnh chỉ có chin người Mỹ và một người Mễ làm cùng hăng. Ai ai cũng mừng cô dâu chú rể hoặc hai mươi lăm đồng hoạc hai chục đồng”.

Tháng 7 năm 1999, Năm Kỷ Măo, một đám cưới con trai của chị bạn hàng xóm mà chồng chị trước 1975 là một Chuẩn Chi Viên Ngân Sách Quốc Gia. Vợ chồng tôi theo đàng trai đi rước dâu. Người đông, nhà chật, chúng tôi ở ngoài. Thấy lâu và ồn ào, “Chắc có chuyện”? Tôi nghĩ như vậy. Và y như vậy! Má chú rể chạy ra, nét mặt tức giận nói: “Tôi là mẹ thằng con trai tôi lấy vợ, hôm nay rước dâu, tôi phải lạy ai? Tôi chỉ lạy gia đ́nh bên chồng tôi một lần ngày về làm dâu mà thôi”. Th́ ra, bên phía nhà gái trước khi vào lễ đă bắt chỉ phải lạy bàn thờ ông bà nhà ḿnh. Chỉ không chịu, bảo “Đi về. Khỏi đám cưới. Khỏi rước dâu”. Vào nhà, tôi khuyên hụt hơi. Ra ngoài, tôi can hết lời: “Đám cưới là đám cưới của con trẻ, cho con trẻ. Hai đàng già cứ giữ tập tục Bắc, Trung dị biệt, làm sao mà bắt với bẻ nhau cho hợp? Dễ dăi cho tụi nó hạnh phúc”. May quá, hai đàng mỗi bên nhịn một chút. Bây giờ nàng dâu, chú rể đă có con bồng con bế mấy đứa. Hai gia đ́nh thêm nhiều cháu nội, cháu ngoại bu quanh. Qua Mỹ Năm Nhâm Thân 1992, tôi đă năm mươi tuổi cộng thêm mấy tháng rồi. Có lẻ cái tuổi đă trọng lại thêm gia đ́nh cũng không phải không ra ǵ nên tôi được anh chị em bà con, bè bạn thường nhờ làm ông đại diện cho nhà trai hay nhà gái trong các lễ cưới và tiệc cưới. Dẫu có viện cớ rằng: “Vợ chồng tôi chắp nối”. “Ôi trời ơi, chuyện đó xưa rồi”, người ta trả lời như vậy. Nhưng cũng có lần, một người em bạn thân thật là thân ở thành phố nầy nói với tôi là “Đám cưới cháu, muốn mời anh chị dự lễ đưa dâu, tiếc là anh đă dang dở một đời vợ”. Kiêng kỵ làm sao, tụi nó con chú và dâu chú mới cưới tháng trước, tháng sau đă bỏ nhau. May không có vợ chồng tôi tham dự. Không th́ “Tại anh chị hết trơn”. Mà cũng lạ, những đám cưới người ta nhờ chúng tôi đứng làm ông bà đại diện chưa có đám nào ly dị với ly hôn. Từ thành phố nầy, Thành Phố Kansas City của hai Tiểu Bang Missouri và Kansas lên Thành Phố Lincoln của Nebraska tạt qua Thành Phố Wichita của Kansas, xuống Thành Phố Oklahoma của Oklahoma và tận biên giới Mễ, Thành Phố Houston của Texas, tính ra trên chục đám. Con cái tụi nó, có đứa đă Lớp Mười Một, Lớp Mười Hai rồi. Vợ chồng tụi nó, có cặp làm nail mấy tiệm, tiền cũng xấp xỉ bạc triệu; Có cặp, hai đưa là bác sĩ giàu có, sang trọng không thua ai. Năm ngoái 2010, tôi đại diện cho nhà gái ở Kansas City tiếp phía nhà trai từ San Jose bên California qua. Trong buổi lễ trước bàn thờ gia tộc, bà má cô dâu vừa mới khấn lạy xong, đưa cặp đèn bạch lạp đỏ cho người con trai trưởng cắm vào chân đèn. Vụng về hết sức, nó cắm làm sao mà cây đèn bạch lạp đỏ có rồng lộn bao quanh rớt xuống bàn rồi lăn xuống đất. Đèn gảy khúc, lửa tắt ngúm, rồng bể vụn từng miếng nhỏ. “Chết cha!?” Quan viên hai họ trách móc với nỗi lo lắng và ưu phiền về sự báo hiệu một điềm gở. Đại khái tôi cho rằng, đó chỉ là một sơ xuất. Đèn cắm không chặt, không chắc th́ rớt. Lỡ rớt th́ cắm lại. Không có ǵ là tốt với xấu hết trơn. Có nghe tôi, có bỏ qua, tôi biết người ta vẫn ấm ức trong ḷng một tương lai không mấy suông sẻ cho hai đứa. Ngay cả hai ngọn đèn bập bùng cháy trên bàn thờ, Người Việt Nam ta cũng đặt điều nầy điều nọ mà tin là, rồi ra thằng nầy hay con nầy sẽ ăn hiếp thằng kia hay con kia! Tôi cứ nhớ măi, năm 1955 ông anh tôi lấy vợ. Trong khi nơi nhà trên hai họ đang nghiêm trang làm lễ th́ dưới nhà bếp, một người bưng rổ chén, dĩa, đũa, muỗng té. Tiếng va chạm, tiếng đổ vỡ của đồ vật cộng thêm lời la mắng của nhiều người, sự náo động xảy ra. “Hai đứa sẽ chào xáo cả đời”, “Tụi nó có ăn đời ở kiếp được không!?” Bà con đầy nhà bàn vô tính ra đủ điều, không thấy điều nào tốt đẹp. Vậy mà, họ ăn ở đến cuối đời ông anh cả tôi năm 2005. Năm 2000, Năm Y2K may không bị trời sập, tôi làm ông đại diện lên Nebraska làm lễ hỏi cho thằng con trai người anh em bạn. Hai gia đ́nh đều Thiên Chúa Giáo. Đơn giản, tôi chỉ nêu lư do, bày lễ vật và giới thiệu người bên nhà trai. C̣n lại, giao hết bên nhà gái. Họ đọc kinh, cầu nguyện, làm phép theo nghi thức tôn giáo. Năm 2007 tại đây, làm đại diện nhà trai là người em cùng quê theo Đạo Phật lấy con gái nhà theo Đạo Thiên Chúa, tôi bắt nhà trai lạy ba lạy tượng trưng Phật, Pháp, Tăng trước bàn thờ Phật và bốn lạy với ư nghĩa Tứ Thân Phụ Mẫu trước bàn thờ gia tiên và để nhà gái miễn. Tụi nó bây giờ đă có hai con và đạo ai nấy giữ. Đứa con trai đầu ḷng “Là cháu đích tôn, không cho nó rửa tội”. Ông bà nội bảo như vậy. “Em nó con gái, tùy hai vợ chồng mầy”. Ông bà nội cho phép. Chuyện tụi trẻ lấy nhau, đạo nầy với đạo nọ gây ra biết bao nhiêu chuyện rắc rối, thương tâm! V́ đạo, mới hai tháng trước tại thành phố nầy, một cặp trai gái đă mười lăm mười sáu năm trời làm “boy friend” và “girl friend” với nhau mới được làm đám cưới v́ cha mẹ hai bên già cả và bệnh tật sắp chết và tụi nhỏ th́ không c̣n trẻ trung ǵ nữa. Nếu không, chắc cặp trai tài, gái sắc nầy ở “dzậy” suốt đời chăng? Vô lư! Sự khắc khe đến cố chấp cái nguyên tắc một cách giáo điều, ích kỷ đến u mê, mù quáng. Chỗ làm của tôi, có hai vợ chồng, ông theo Phật, bà theo Chúa. Vậy mà đứa con gái của chú thím theo mẹ đi nhà thờ Thiên Chúa có quen một thằng con trai của ông Thiếu Tá thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có Đạo Phật, thím nhất định không cho tụi nó lấy nhau, chỉ v́ “Quốc gia, Cộng sản làm sao sống chung được hả anh”. Thím nói với tôi như vậy. Đạo nào Quốc Gia? Đạo nào Cộng Sản? Ư thím ví Phật giáo là Cộng Sản chăng? Tội nghiệp con nhỏ hiền khô, già cũng gần bốn mươi tuổi rồi mà vẫn c̣n góa bụa! Có điều lạ, đứa con gái lớn của thím cũng là con gái lớn của chồng thím, một Trung Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa lại cho lấy thằng Sĩ Quan Công An Nhân Dân của cái gọi là Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Là tại làm sao? Lố bịch! Ông bà ḿnh để lại cho con cháu những điều mê tín, dị đoan mà khó ḷng tháo gỡ ra. Câu nói: “Mùng Năm , Mười Bốn, Hăm Ba, đi chơi cũng lỗ huống là đi buôn” đă làm cho Bác Giáo trai mất vợ và thằng Cu Lọ không c̣n mẹ. Đầu năm 1954, Bác Giáo gái “cữ” Ngày Hăm Ba không đi xe lửa vào Sài G̣n. Bác đi Ngày Hăm Bốn, xe lửa bị Việt Minh giựt ḿn, Bác chết không toàn thây! Khoảng năm 1964, một gia đ́nh quen với ba má tôi ở Phan Thiết cưới vợ cho người con trai trưởng không có tục rước dâu. Ổng bả nói “Tụi nó tuổi không hạp, hẹn gặp ngoài đường dắt về mới được”. Có phải tin như vậy mà “giải” được tuổi kỵ của hai người không mà con trai cả và con dâu của chú thím sống đến trọn đời răng long tóc bạc? Mới năm ngoái 2010, gia đ́nh một người bạn “cựu tù học tập cải tạo” ngoài Yên Bái thuở nào ở Wichita bên Kansas mời tới mời lui vợ chồng tôi qua bển dự đám cưới con gái út của anh ta. Mời tới mời lui v́ coi tuổi hai đứa không hạp. “Tam nương, Nguyệt sát, Tiểu hao, Hà khôi, Bạch hổ, Lôi công, Đại hao, Xích khẩu, Nguyệt kỵ...không cưới hỏi được”. Ảnh nói như vậy. “Ít nhất là Tam hợp, Ngũ hợp, Minh tinh, Nguyệt giải, Phổ hộ, Hoàng ân, Thiên đức, Phúc sinh...mới lấy nhau được”. Vợ ảnh nói như vậy. Trong bữa tiệc ngồi kế bên vợ chồng tôi, ổng bả cùng một ư nghĩ “xưa bày, nay làm”. Tôi th́ tôi cho rằng, ngày xưa ông bà ḿnh rỗi rảnh quá mới bày ra và thêu dệt thêm cái gọi là phong thủy, dịch lư, tử vi, xem tướng, coi gị, đoán xăm, giải hạn...mà “xưa bày nay làm” th́ chết cha ḿnh luôn. Đám hỏi của con gái tôi năm ngoái và đám cưới của nó năm nay, khi “lại quả”, bên phía nhà trai đ̣i cho được cái đầu heo quây. Bà suôi nhà tôi phiền trách: “Đưa đầu cho người ta là để người ta chỉ huy đó. Không được”. “Thôi, chị chặt cho người ta đi. Ai chỉ huy ai cái đầu heo!?” Tôi nói lại với chỉ như vậy và thấy nhiều người tỏ ư không đồng t́nh. Lạ một điều, có những lễ cưới, lễ hỏi mà quan viên hai họ tham dự lại giành nói, chỉ chỏ và bày làm điều nầy, vẻ làm điều kia ồn ào như chỗ chợ một cách vô tâm, vô t́nh không nể nang ai một chút nào. Người ta mời ḿnh tới để chứng kiến, không phải để bày tỏ và nhất là không phải để cố vấn, tham mưu, thầy đời. Mới tháng 8 năm nay 2011 chớ đâu lâu ở thành phố nầy. Nhà trai ngựi Truồi và nhà gái người An Cựu và khách mời toàn là bà con đồng hương Thừa Thiên cả. Có lẻ người cố đô thẩm thấu khác nhau cái tục lệ cưới hỏi nên lời qua tiếng lại hơi nhiều, chỉ v́ “Phải Đông b́nh, Tây quả mới được?”, “Sao gia chủ không cắm đèn mà con trai trưởng?”, “Mẹ chồng, mẹ ruột ai đeo bông tai cho cô dâu?”, “Sao không lạy mà vái?”, “Vái thế nầy mới đúng”, “Lạy thế kia sai rồi”, “Con heo quây phải đặt bên phải bàn thờ”, “Đích tôn thừa trọng”, “Bánh Phu Thê đâu không thấy?”... Đố trời ai biết đúng sai. Mà đúng sai để làm ǵ? Vậy mà, có khi tai hại không lường được. Nhớ năm 1969, bà vợ tôi ghé vào Chợ Bến Thành trả giá mua một đôi Dép Nhật. Người bán hàng rêu rao “Mua mở hàng đi chị”. Có lẻ nói thách quá, bà xă tôi không mua nổi. Chị bán hàng giận dữ “đốt phong long”, đọc bùa miên, mắng nhiếc, nhục mạ bả đủ điều. Vợ tôi thề “không bao giờ mua ǵ ở cái Chợ Bến Thành nầy nữa”. Tại làm sao người ta đẻ ra tục mở hàng, đốt phong long, đọc bùa, ếm chú để làm khổ nhau? Cũng v́ cái lợi, cái lời hết trơn.

Việc cưới hỏi của Ngựi Việt Nam ta th́ có khối chuyện để nói và nói không bao giờ hết cho được, không khéo c̣n dễ đụng trận dĩa bay, chén bay như chơi. Có đám th́ đơn giản, dễ dăi sao cũng được. Có đám th́ bắt bẻ, đặt điều khổ trần ai. Có đám th́ suy b́ môn đăng hộ đối mà chèo kéo với nhau. Có đám như thể con cái trả nợ quỷ thần cho cha mẹ. Nhớ hồi đám cưới của tôi bắt đầu từ lời bà má vợ “Anh là thằng rể mà cũng là ông mai”, mới thấy ḿnh cũng may quá trời. Đâu có nầy nọ quá quắc! Chỉ ba má tôi dắt các anh chị tôi với bốn thằng bạn Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mặc thường phục bưng mâm quả “Xin hỏi cháu Loan của chị cho thằng Sáu con tôi” mà ba tháng sau là tôi có vợ. Đám cưới một bận ở Sài G̣n, một bận ở Phan Thiết là xong. Đâu có rước dâu với đón rể ǵ cho mệt. Mà chúng tôi cũng là vợ chồng, cũng hạnh phúc, cũng con đầy đàn. Nói tới đám cưới của ḿnh hồi đó năm 1968 mà không nhắc tới chuyện chờ điện phiếu ngoài Quảng Ngăi gởi vào là một thiếu sót lớn lắm. Lúc đó, tôi đang làm việc ở ngoải, tính toán điện phiếu sẽ đến trước khi tôi về Sài G̣n. Vậy mà, tôi đă ở Sài G̣n ba ngày rồi, cái ông Bưu Điện Rùa vẫn chưa phát. Đám cưới tổ chức tại Nhà Hàng Tân Tân như đă nói ở trên, cô dâu, gia đ́nh cô dâu, bạn bè cô dâu ngồi chờ phía nhà trai mịt mùng tăm cá. “Hay là nó quất ngựa truy phong rồi?” Có người xấu miệng xấu mồm nói ra những lời trù ẻo. Trời ơi, quất ngựa truy phong cái ǵ? Tôi với bả chưa dính dấp ǵ đến mùi tục lụy trần ai mà! May mà bốn giờ chiều, khấp kha khấp khểnh trên chiếc xe đạp cà tàng, ông bưu điện tay đưa, miệng nói “anh kư nhận điện phiếu”. Trời ơi! May quá! “Bây giờ chỉ có bưu điện nhánh trên Đường Trần Hưng Đạo hy vọng c̣n mở cửa mà thôi”. Anh tôi vừa nói vừa bảo tôi lên mau chiếc Suzuki chở đi. Trời thuơng kẻ chung t́nh, chúng tôi vừa đến nơi là họ sửa soạn đóng cửa. Mấy chiếc Taxi màu vàng với màu xanh cùng lẻ tẻ năm ba chiếc Honda Dame dừng lại, bên đàng trai chúng tôi bước vào nhà hàng. “Hú hồn! Em lo quá!” Bà vợ tôi vừa nói vừa cười và h́nh như đang chảy dài những giọt nước mắt. Bây giờ nghĩ lại, thấy đời ḿnh có những lần hên quá sức! Năm thi Tú Tài Phần Hai, bài thi gần như y bon bài Thi Đệ Nhị Lục Cá Nguyệt của Trường Trung Học Chu Văn An Chợ Lớn. Hồi thi vào Khóa Hai Biên Tập Viên Cảnh Sát Quốc Gia, đề ra “Phan Bội Châu” th́ “Di Cảo Của Cụ Phan Bội Châu” tôi mới vừa đọc xong chớ mấy. Nếu không hên với may, tôi không biết chuyện vợ chồng tôi với má sấp nhỏ đă ra sao!? Có điều, trải qua những cuộc bể dâu đời ḿnh, đời người đến hồi tuổi đă lớn mới thấm thía lời xưa ông bà ta nói một cách ngay t́nh, chân chất rằng “Chín bỏ làm mười” th́ không có ai phiền với ai. Bỏ đi những cái “phải thế nầy”, “phải thế kia” mà nên xí xóa xuề x̣a “một vừa hai phải” th́ cuộc sống có nhiều nụ cười hơn là nước mắt. Bỏ thói “Xuy mao cầu tỳ” bới lông t́m vết đi. Bỏ tật “Nhân chi hoạn tại hiếu vi nhân sư” cái bệnh thích làm thầy đời người ta đi. Bỏ tánh “Hạnh tai lạc họa” thấy người ta hoạn nạn lấy làm vui đi...Có phải tại ta hay tại cái ta? Con người, ta bỏ được cái ta đáng ghét “Le Moi est haïssable” của ḿnh đi th́ cuộc sống chắc hài ḥa và yên b́nh biết mấy?!

Một ngày Mùa Đông Năm Tân Măo
Ngày 29 tháng 12 năm 2011

NGUYỄN THỪA B̀NH


 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào ḷng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển băo tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vú quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giă từ vũ khí
Mối t́nh đầu
T́nh lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện t́nh với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc t́nh
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nh́n Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
B̀NH-TUY, những ngày cuối cùng...
T́nh Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và ḥa b́nh
Tây Ninh, chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi ḍng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Tŕu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Băo Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một ḍng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện t́nh của một Phi Công
Hai v́ sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người t́nh
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái B́nh Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Đội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện t́nh chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
T́m lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Găy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ H́nh Của Chính Ḿnh
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy c̣n đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Ḍng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa qua những t́nh khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn c̣n đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương t́nh anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những gịng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư t́nh của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nh́n được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư t́nh
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời c̣n dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba ḍng nước mắt
Những xác chết trên mănh đất chữ "S"
Thân phận người lính găy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện t́nh khoai lang
Tâm t́nh người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm t́nh
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xă đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi t́m Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất t́nh
Dấu "Hỏi Ngă" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ư yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
T́nh... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ t́nh
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi ḍng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi t́m tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hăy giúp tôi
Con c̣n nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ t́nh
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà ṇi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái t́nh
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ c̣n một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một ḿnh
Hăy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Ḥa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc t́nh
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nh́n những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời c̣n vui v́ có chút ṭm tem
Đôi mắt Phượng
Ngựi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
T́nh già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân t́nh
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài ṿng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
T́nh người
Hồi kư của một người Hà Nội
T́nh nghĩa, nghĩa t́nh
Đôi đũa
Gịng đời... và hồi âm gịng đời...
Không cho phép ḿnh quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
T́nh ngây dại