NỖI NIỀM CỐ CỰU

 Người ta, ai cũng có đi qua một thời quá khứ để đẽo, khắc thành h́nh hài một chuổi dài kỷ niệm. Vui, buồn lẫn lộn trong từng chặng đường đó lưu vết đậm đà trong tâm khảm ta có khi niềm vui tràn ngập mênh mông mà cũng có lúc nặng nề, chua cay dàn trải nỗi đau vô cùng! Có ǵ đi nữa, ngày tháng cũ đó đă đi qua, hồi tưởng lại chỉ là kư ức mất mát nhiều sự thể phù phiếm thời bấy giờ để bây giờ chắc chiu c̣n lại sự đời gắn bó thủy chung, khắc cốt ghi tâm không bao giờ tàn phai có khi đi hết cuộc đời một người. Ai ở tù những người Cộng sản mà không hăi hùng những hồi kẻng báo động nơi thâm sơn cùng cốc ngút trời u u minh minh mà không nghe đâu đây như bóng ma lởn vởn!? Ai đă một thời đời người học sinh thi đậu mà không thênh thang nụ cười hoa với mộng vời vợi mây trời bao la hạnh phúc!? Tôi “học tập cải tạo” 6 năm ngoài Bắc, 3 năm trong Nam kể từ tháng 6 năm 1975, tính ra đă ba mươi sáu năm bốn tháng rồi mà,đêm ngủ c̣n bị tiếng kẻng “lao động là vinh quang”, tiếng kẻng “kiểm tra đột xuất”, tiếng kẻng “đóng chuồng” đi ngủ và “mở chuồng” thức dậy, tiếng kẻng lảnh “bo bo”, “sắn dui” ăn chờ chết đói....mà giật ḿnh sợ những ngày tháng “tù tập trung cải tạo”. Năm 1964 th́ đậu Tú tài I, có ai mừng hơn tôi v́ mới năm trước, có ai buồn hơn tôi, chỉ thiếu ¼ điểm mà mất “Chứng chỉ Tú-Tài phần thứ Nhất” và con bồ trẻ măng lớp đệ Ngũ chia tay không nói một lời! Năm 1968, lấy cô nữ sinh Bắc kỳ hoa khôi trường Văn hiến làm vợ, ai ngút trời hạnh phúc hơn tôi? Năm 1983, đương ở tù ngoài Vĩnh phú, “cô nữ sinh Bắc kỳ hoa khôi trường Văn hiến” đă đi lấy chồng mới, ai chất ngất nỗi đau ngh́n trùng như tôi!? Tất cả, tất cả đă như bóng mây thời dĩ văng trôi về đâu tận cùng trái đất từ lâu lắm rồi nhưng vẫn c̣n lăng đăng đâu đây bóng dáng thuở nào làm sao mà quên đi cho được tấm ḷng chờn chợ mối nhân duyên nỗi niềm cố cựu!? Đẻ ra ở Huế, lớn lên và sống cả đời người ở Phan thiết, rồi rày đây mai đó Sài g̣n, Nha trang, Đà nẳng, Quảng ngăi, Quảng đức, Biên ḥa, Yên bái, Lào cai, Hoàng liên sơn, Vĩnh phú, Thanh hóa, B́nh tuy... đến hơn 50 tuổi mới xa Việt nam. Năm mươi năm trường là gịng đời biêt bao chuyển đổi, biến thiên để ta hôm nay sắp tṛn 70 ngồi đây xứ người ôm kỷ niệm bao la mà nghẹn ngào, ngậm ngùi “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” buồn cho kiếp người “Nhân sinh bất măn bách thường hoài thiên tuế ưu”. Kiếp người sống không hết trăm năm, cứ ôm ấp nỗi ưu phiền ngàn năm. Tại làm sao? Tại v́ như Blaise Pascal đă nói “Le cœur a ses raisons, que la raison ne connaît point”. Con tim có lư lẻ riêng của nó mà lư trí không hiểu được”.

Ngày 25 tháng 3 năm 2011, sau cả 20 năm lưu lạc giang hồ xứ người, tôi về lại Việt nam, tưởng sẽ gặp lại người xưa, cảnh cũ mà thương biết chừng nào. Nhưng người xưa hoặc đă chết rục xương từ đời nào rồi hoặc đă bỏ xứ đi đâu biền biệt kiếp giang hồ, có ai biết!? May lắm lác đác c̣n lại vài thằng th́ sống đời lê lết cháo rau, ngồi “găi háng giái lăn tăn” chữi “đời chó đẽ”! C̣n cảnh cũ!? Cảnh cũ đâu c̣n vết tích! Những con đường, phố phường, chợ búa, bến xe, trường học,....như ai đó đă bứng nó đi đâu mất rồi mà trồng lại những cảnh quan xô bồ, ơ hờ, vô cảm! Tôi không t́m đâu ra những con hẽm nhỏ t́nh yêu ngút trời hồi nào ở ấp Đông ba trên đường Chi lăng Phú nhuận hay của con đường Trần quang Khải vào trường Văn hiến, hoặc lờ mờ heo hút con đường Trần hoàng Quân, Chợ lớn...những đêm đưa bạn gái về. Nhớ trường cũ trường Trung học Công lập Chu văn An thời xa lắc xa lơ, tôi thẩn thờ dọc theo đường Minh mạng biết bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa học tṛ mà nay đă bị giựt tên, đổi thành Ngô gia Tự. Bặt vô âm tín tụi thằng Sử, Thắng, Ư, Phát....và cô gái Tàu “nị hữu leng” bán nước rau má góc Triệu đà. Trường bây giờ c̣n đó âm u, im ĩm như nhà tù mang cái cái tên nghe sao u uất, nặng nề Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Chu văn An” và trước đó là trường Huấn nghệ Phổ thông Lao động, thằng cháu nói như vậy. Bên kia đường, Công viên Văn lang, ngôi Nhà thờ, ghế đá, tiếng ve sầu... làm sao tôi quên được. Năm đó 1965 các cô nữ sinh trường Trung học Thủ thừa của Long an cả gan lên Sài g̣n, dám vào Chu văn An mà bán Nội san Trung học Thủ thừa” cho mấy thằng “nhất quỹ, nh́ ma, thứ ba học tṛ” Chu văn An để phải vừa la,vừa khóc, vừa chạy trốn không kịp. Các cô gái nhà quê đẹp th́ có đẹp thật nhưng đi buôn đi bán mà không nghiên cứu thị trường, đáng thương mà cũng đáng đời. Ai đời thân gái nhà quê heo hút dậm trường mà dám vào chốn ba quân lẫy lừng kiêu binh. Một ngày cuối tháng 4 năm 2011, đến “check” vé máy bay nơi hảng Asiana airlines của Đại hàn trên đường Lê duẩn, cái tên Tồng bí thư “ăn hại, đái nát” làm tàn mạt đất nưóc và tang tóc đồng bào biết chừng nào! Ngày xưa vong quốc, con đường nầy thời Pháp mang tên rue Pigneau de Béhaine, một giáo sĩ “xếp” của vua Gia long mà dân Việt gọi tên Bá đa lộc. Bá đa lộc biến đi, th́ tên Thống nhất được thay vào cho tới ngày Việt cộng cưỡng chiếm. Con đường Thống nhất nầy hồi đó mấy lần suưt bị mấy ông Cảnh sát bắt v́ chen, lấn, xô, đẩy người ta để coi cho măn nhản ngày diễn binh. Con đường Thống nhất nầy hồi đó làm những đứa “đạo ḍng” chạy “ḍng ḍng” quanh Nhà thờ đức Bà đêm Nœl không phải dự Thánh lễ hay đi coi Chúa sinh ra đời mà đi quậy mấy đứa con gái nhí nha nhí nhảnh để nghe chữi khoái lỗ tai mà cười hô hố. Rồi sau 30 tháng 4 năm 1975, từ những năm 1990 đến 1992 rục rịch đi Mỹ, một số anh em “tù cải tạo” ở Phan thiết chúng tôi cũng ráng ḅ vô cái gọi là “Thành phố Hồ chí Minh” mà lê lết đến khu công viên ngộp bóng cây cao trước cái dinh đồ sộ, chứng tích lịch sử mấy thời hưng phế: dinh Thống đốc, dinh Toàn quyền, dinh Độc lập và bây giờ là Hội trường Thống nhất để “ngồi lê đôi mách” tán dốc chuyện ODP, HO, mà thấy đời bớt quạnh hiu. Bởi trùng trùng người là người và xe gắn máy là xe gắn máy, cái trường học Đại học Văn khoa của tôi trên đựng Cường để ngày xưa dưới kia ḱa đâu xa, cũng không “dám” đi tới mà coi nó có buồn nỗi buồn thời gian hưng phế!? Nói chi, ngay cái trường Luật “con đường Duy tân, cây dài bóng mát” kế bên trái đây nầy, hồi đó cứ vẩn vẩn vơ vơ mối nhân duyên mây khói, không lo vào giảng đường học mà lo môi ngậm Bastos và tay cầm ly cà phê đen đi ḷng ṿng trước ṿng thành viện Đại học Sài g̣n hay tụm năm tụm ba nơi Công trường Chiến sĩ c̣n không đến coi được nữa là!.Ở Sài g̣n hơn mười ngày cho vợ làm răng làm cỏ, ḿnh như kẻ tù bị giam lỏng. Biết đi đâu bây giờ? Ngoài kia, một khi bước ra đường th́ phải nón sắt bảo hiểm cái đầu nặng ch́nh chịch và ngồi sau xe gắn máy, ôm cứng ngắc thằng cháu chạy luồn, lách, chen, lấn, lủi “tứ tung lung tàn” mà khiếp muốn nghẹt thở. Mà ở nhà th́ làm ǵ bây giờ!? TV chiếu tới chiếu lui “thành quả Cách mạng” và ông lớn nầy nói tới nói lui, bà lớn nầy nói lui nói tới cà lăm cà cặp, lắp bắp y chang một cường điệu đặt điều, huyễn hoặc, hoang tưởng, khoác lác, đàng điếm. Báo chí th́ hằng trăm, hằng ngàn tờ mà tờ nào tờ nấy rập y khuôn như một chỉ thị, mệnh lệnh của Đảng, của Nhà nước, của mấy ông Tổng bí thư, Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng...Mấy đứa cháu biết được ḿnh nản quá, nói: “Mưa mấy DVD Thúy nga, Asia mới ra cho chú xem đỡ buồn”. Paris by Night 102 nhạc yêu cầu T́nh ca Lam phương th́ mua đâu cũng có. Chắc ông bà Tô văn Lai “được ḷng” mấy ảnh, “làm lợi” cho mấy ảnh ở Việt nam nên bỏ ra 20 ngàn đồng tiền Việt nam là có thúng nầy, thúng kia “dễ ẹt”. Nhưng Asia kỷ niệm 36 năm viễn xứ Anh bằng Ḍng nhạc Lưu vong th́ mấy đứa cháu kêu tôi bằng chú và mấy đứa cháu kêu tôi bằng ông nội, ông ngoại chạy mấy ngày mua cũng không ra. Có lẻ bởi lời mấy bài hát “Trường sa là máu của ta. Hoàng sa là thịt của ta. Đất nước ta là xương máu ông cha để lại...” hay “Ai đă cấm dân hờn quân xâm lăng? Ai đă bắt quân vội đầu hàng? Ai cướp bút anh trên trang nhật báo, cướp trái tim tôi khi Việt nam thương đau? V́ t́nh yêu non sông, v́ t́nh thương ṇi giống vượt sóng đ̣i biển Đông...” mà ông Anh bằng thọc léc “nhột” mấy đồng chí đồng rận của ta quá sức chăng nên “ai bán, ai mua băng sao Asia mà bị bắt là đi “học tập cải tạo” mút mùa ngay như mấy ông “Ngụy quân”, “Ngụy quyền” sau 1975. Nhưng rồi, thằng cháu lái taxi rành đời giang hồ hơn, nói: “Để cháu”. Và 15 phút sau, nó đem về một một băng sao có khác ǵ băng thiệt Asia Entertainment Presents...có điều mắc hơn một chút, 35 ngàn đồng tiền Việt nam tức khoảng 1 đô la rưởi. Nói tới thằng cháu lái taxi nầy lại nhớ nó mới mấy tuổi th́ cha bị đi “học tập cải tạo”, mẹ c̣n trẻ lại chết sớm, nhà đông anh em toàn con nít là con nít nên đói ăn dài dài làm cho nó thân xác ốm o, nhỏ chút xíu không lớn lên nổi, tính lại lừ đừ, lù đù, hiền khô. Đời dạy nó phải lanh lợi lên cho có “điếm” một chút, cho có “xảo” một chút. Nó kể “Đi xe, mấy thằng Tây, thằng Tàu, thằng Đại hàn...hỏi “Hao mất”. Ḿnh cứ “quanh hăng rít”, “tu hăng rít” cho có thằng đưa ḿnh 100 đô la, 200 đô la. Ḿnh đâu nói “quanh hăng rít táo dân”, ”tu hăng rít táo dân” để nó trả 100 ngàn, 200 ngàn đồng tiền Việt nam”. “Những lần Tết, cháu bỏ vào bao thơ đỏ 5 ngàn đồng, 10 ngàn đồng tiền Việt nam để vừa “li x́” cho tụi nó vừa nói “hép pi níu dia”, “gước lắc”. Thỉnh thoảng cũng gặp may, có thằng “ĺ x́” lại ḿnh cả 100 đô la Mỹ mới tinh. Nhưng cũng thường gặp những thằng “cáu”, nhận bao thơ của ḿnh bỏ ngay vào túi mà cười h́ h́ nói: “thánh kiu, thánh kiu”. Ngồi hoài trong nhà vừa nóng, vừa chán lại tù túng, ngột ngạt quá sức, tôi đi ra ngoài. Con đường Trần nhân Tôn vẫn c̣n Trần nhân Tôn, tôi thẳng ra Ngô gia Tự. Trước mặt, cái rạp hát Vườn lài mà từ xưa từ xửa là Thành chung và sau là Mỹ đô nằm ch́nh ́nh giữa ngả tư Vĩnh viễn và Trần nhân Tôn. Cái rạp mà hồi đó ngày xưa, tôi chỉ bước ra có mấy bước là thấy, là đi ngang đi dọc hằng ngày nhưng chưa từng một lần vào xem chiếu phim thần thoại Ấn độ hay Cao bồi Hoa kỳ cũ rich, rẻ tiền. Quẹo phải qua Lư thái Tổ ngả Bảy, tôi cẩn thận chăm chăm từng bước một. Bụp một cái, thằng nhỏ nào nó giựt hụt cái đồng hồ Movado Thụy sĩ trên tay của tôi làm tôi c̣n chút nữa là té sấp ra trước và sẽ bị xe cán không chừng. Xe hằng hà sa số chiếc nườm nượp chạy muôn chiều, biết ai mà hô hoán!? Mà có ǵ mất mát đâu mà hô với hoán người ta!? Lấm lét, thậm thụt t́m đường “chẩu” về nhà cho mau. Tôi vừa đi vừa nghĩ, mới nghiệm ra rằng, bây giờ đâu phải như xưa mà nhàn tản, nhởn nhơ như các bậc thi sĩ tiền bối Tự lực Văn đoàn đi t́m “yên sĩ phi lư thuần”. Thuở nào,đường Trần nhân Tôn, khúc giữa Trần hoàng Quân với Vĩnh viễn ban đêm cũng như ban ngày vui lắm. Mấy ông đàn ông, mấy cậu con trai lạng quạng đi ngang qua đây hoặc cố ư đi t́m hoặc v́ “lỡ” đường th́ chắc chắn các em “nhện tinh tinh” ở đâu túa ra khắp đầy, giăng mồi ba cái chuyện lăng nhăng. Mấy anh con nhà lành hết hồn mà la ơi ớí có khi cũng không chạy thoát đi đâu cho được; Mấy “khứa” đi t́m động “xă xui” th́ cười cợt, kèo c̣ bớt một thêm hai ngoan ngoăn vào động Thiên thai. Hồi tôi mới tới Sài g̣n với vài thằng bạn đi trên con đường cái quan nầy tối ṃ ánh điện, mấy chị em ta ào ra chèo kéo lia lịa, sợ quá, la om ṣm, ba chưn bốn cẳng chạy không kịp thở. Ở lâu th́ quen, nh́n nhau cười trừ, có khi c̣n được ủng hộ thấm thiết như t́nh “đồng chi” với “nữ hộ lư” của mấy anh chị bộ đội cháu ngoan bác Hồ. Buồn buồn, bước mấy bước ra Sư Vạn hạnh t́m cô Hoa bán cà phê ngày xưa thương “Ngụy” ghét “Cách mạng”, rất trẻ mà cũng rất đẹp, giọng Bắc kỳ 54 líu lo dễ thương chi lạ!. Ḿnh cũng có chút ḷng xao xuyến và cổ chắc cũng có ít nhiều nỗi niềm buâng khuâng “t́nh trong như đă, mặt ngoài c̣n e”? Cô Hoa biền biệt nơi đâu không ai biết. Quán cà phê bây giờ là một căn nhà sang trọng của vợ chồng con cái nhà anh bộ đội Bác và Đảng. Nghe kể rằng, “hồi đó tụi nó ba đời khố rách áo ôm từ Hà tĩnh bồng bế vào đây không có cái áo lành mà mặc, không có đôi dép ṃn xuệch xoạc mà mang, có thể cả cơm độn khoai lang, khoai ḿ, bo bo...cũng không đủ lót dạ ngày hai bữa”. Man mác buồn, tự nhiên ḿnh lại th́ thầm: “Khứ niên kim nhật thử môn trung. Nhân diện đào hoa tương ánh hồng. Nhân diện bất tri hà xứ khứ? Đào hoa y cựu tiếu Đông phong”. Quẹo trái ra ngả tư đường, con đường ngày xưa ông Tá Việt nam Cộng ḥa Trần hoàng Quân, thời Ngô đ́nh Diệm là Nhân vị và bây giờ ông Tướng Việt cộng Nguyễn chi Thanh. Bên kia thuở nào là trường Trung học Tư thục Giác ngộ sau đổi là Bồ đề Chợ lớn có các chú tiểu đạo Phật mặc áo dài lam và đầu trọc c̣n cái “vá”. Bên nay là tiệm nước người Tàu không biết tên là ǵ, cứ gọi là tiệm Phương toàn v́ có treo bảng quảng cáo nước cam vàng Phương toàn hiệu Con nai, Chéo góc bên là building 4 từng Caritas Việt nam của Linh mục Nguyễn văn Thuận và đối diện là công viên Đại hàn. Chu vi ṿng tṛn nầy, cái tiệm nước b́nh dân của anh ba Tàu lúc nào cũng như lúc nấy, muôn năm với cái áo thun trắng đă ngả màu nâu nhạt bỏ vào trong cái quần xà loỏng nhăo nhẹt xuống tận đầu gối, cổ vắt cái khăn sọc rằn dài quàng sau ót ḷng tḥng ra đằng trước đẫm ướt mùi mồ hôi nách. Sáng nào y như sáng nấy, các bà gánh nước mướn, mấy ông đạp xích lô, chạy ba gác, các chị người ở đi chợ,...vào quẵng một chưn lên ghế, một chưn dưới ghế, vội vội vàng vàng ngồi nửa trên nửa dưới, kêu lẹ một ly cà phê “xây chừng” nóng hổ với một cái “dầu cháo quẩy” dài thọng hay cái “bánh tiêu” tṛn như bánh xe đạp con nít mới lên hai, lên ba. Ly cà phê được đổ ra dĩa, các ổng bả vừa thổi vừa uống vừa móc ra điếu Capstan hay Ruby Queen cho vào môi ph́ phà làn khói trắng dài bay trong gió, đôi mắt lờ đờ, dật dờ mà người như hạnh phúc tràn lan, thênh thang và đủ thứ chuyện trên trời dưới đất om ṣm. Trong đó, tôi được nghe kể rằng: “Dầu Cháo Quẩy là “dầu chiêng hai con quỷ” là vợ chồng Tần cối, một quan đại thần của Tống cao tông bên Tàu đă hại chết cha con Đại tướng Nhạc phi. Dân oán ghét, nắn hai cục bột dài lăn dính vào nhau để làm biểu tượng h́nh hài ông bà Tần cối, quăng vào trong chảo dầu sôi mà xử tội như Ngạ quỹ dưới Diêm cung. C̣n “Bánh Tiêu” là một loại bánh của người Tiều, người ta gọi là bánh tiều, đọc trại thành bánh tiêu”. Chứ bánh đó toàn hột mè không, có một hột tiêu nào đâu mà gọi là bánh tiêu, bánh hành, bánh ớt. Tôi ít khi “cà phê cà pháo” ban sáng ở đây nhưng thường chun vô với mấy thằng bạn ngoài Phan thiết vào Sài g̣n ăn cơm thố, thịt ḅ xào cải Tiều, canh thịt heo nấu cải trắng pak choy, uống trà đá. Có điều, thỉnh thoảng tôi một ḿnh vô chốn nầy gọi một ly cà phê đá để đó rồi ba chưn bốn cẳng chạy cho mau vào WC mà giải quyết cái bầu tâm sự đại tiện. Ai có ra đằng sau nhà bếp tiệm nưóc của mấy anh Chệt th́ mới thấy “dễ sợ” cái dơ bẩn của mấy ông Tàu. Nhưng có ǵ, cái WC tức là cái cầu tiêu ở đây có dơ đến chừng nào đi nữa, nó cũng sạch sẽ hơn nhà Vệ sinh Công cộng đối diện với ciné Hùng vương của bến xe Pétrus kư mà có khi “kẹt” chúng tôi cũng phải “nhào dô” như thường. Người ta lấy 1 đồng, đưa cho 2 tờ giấy bồi, chỉ vào cái nhà xí trời đất ơi cứt là cứt tùm lum và nhặng và ḍi và thúi không chịu nổi. Bây giờ quanh đây, nhà nhà cất lầu, người người ngược xuôi ghê hồn như ra trận, không t́m đâu ra h́nh hài năm tháng cũ một khu phố b́nh dân, b́nh dị mà người với người cứ gặp nhau hoài nơi tiệm nước không tên mà được gọi là tiệm nưóc Phương toàn. Một góc phố nhỏ nhoi yên b́nh ngày xưa không t́m đâu ra. Những con người xuềnh xoàng không có chút ǵ khá giả mà đời thanh thản vô tư hồi đó có những giây phút buổi sáng hạnh phúc bao la dường như đă chết từ thuở nào sau 30 tháng Tư năm 1975 rồi? Thoáng thấy trước mặt, bên kia đường, một nhóm người ăn mặc lôi thôi, xuệch xoạc đang tụm năm tụm ba ngồi, đứng nơi cái băng đá, h́nh như đang chích choát cái gọi là x́ ke ma túy một cách công khai. Ớn lạnh, tôi quây mặt đi. Từ phía chợ An đông tới, hai đứa con trai trạc 13, 14 tuổi, ốm nho, ḿnh trần trùng trục với cái quần đùi không được lành lặn, chạy hết sức nhanh như cố thoát mấy mụ đàn bà vác dao chặt thịt đuổi ở đằng sau vừa rượt vừa la toáng “ăn cướp, ăn cướp”. Bỗng, phia đằng kia, con đường Nguyễn duy Dương, cũng gần khu chợ An đông ngày xưa, không biết bây giờ vẫn c̣n giữ hay đă đổi tên, người ta một đám đông bu quanh kín nghịt con đường ông tướng Việt cộng chữi lộn, gây lộn, tôi nghe “Tụi nó đụng xe”, “Mấy thằng Công an đánh dân”. Đă 40, 50 năm đi qua, thời đó chiến tranh, sao người dân Sài g̣n ở đó vẫn sống thái b́nh, có những giây phút hạnh phúc, thanh thản một cuộc đời b́nh dị thong dong? Bây giờ tháng 4 năm 2011, đâu đây quanh quẩn cũng ở nơi chốn nầy, cái nghèo nàn, cái xô bồ, cái bất thường như luôn hăm he, đe dọa nỗi niềm riêng tư cái hạnh phúc thênh thang của bà con một thời có đó một thời qua đi không t́m lại được.

Hôm thằng cháu lái taxi Mai linh đưa ra bến xe về quê Phan thiết, tôi mới thấy, người dân Sài g̣n như thể tuồn hết ra đường mà cản trở lưu thông. Con đường từ Chung cư Ngô gia Tự đến bến xe B́nh triệu mà “lết” mất hai tiếng đồng hồ. Hồi đó, chúng tôi cọc cọc cạch cạch vừa đi vừa huưt gió trên chiếc xe đạp cà tàng cũng chỉ nửa giờ là cùng. Tiến bộ không theo kịp văn minh làm cho con người khốn khổ thêm. Bây giờ ngồi trên chiếc xe khách Sài g̣n- Phan thiết của hảng Kumho Samco Express thấy dễ chịu biết mấy, lại có các người trẻ thanh niên gọn ghẽ, vui vẻ, lịch sự, niềm nở đón tiếp, giúp đỡ. Nhớ hồi mới “tù học tập cải tạo” ra năm 1984 đi bằng xe đ̣ than mà giựt ḿnh thất kinh! Xe th́ cũ rich cũ rang mà chạy th́ cà rịch cà tang muốn nằm giữa đường lúc nào th́ cứ nằm nhả ra từng cục từng cục than lửa đỏ ối phà vào người, trúng ai nấy chịu. Trong Nam, vậy là văn minh lắm rồi. Thời đó, kiếm đỏ mắt ngoài Bắc mới có một chiếc “ô tô con”. ô tô cha mà đi xe đ̣. “Sắn” c̣n chưa đủ ăn. Quần áo có tiêu chuẩn. Đời người tối tăm như ngọn đèn dầu leo lét quanh năm trong nhà họ chưa bao giờ biết đèn điện là ǵ. Tôi đă đi qua Yên bái, Lào cai, Hoàng liên sơn, Phú thọ, Thanh hóa... mới thấy rằng, hơn 30 năm cai trị chính sách “bần cố nông”, đảng Cộng sản Việt nam đă làm cho người dân Bắc kỳ đói khát, nghèo hèn, trơ xương, tàn tạ! Ai đời, mua vé xe vô ra Sài g̣n- Phan thiết mà phải sắp hàng từ sáng tinh mơ đến trưa mấy lần đi, về mới được một lần. Người bán vé chưa bán được một phần ba vé đă ầm lên rằng th́ là “hết vé”. Người vô gia cư ăn vạ nằm nhờ nơi bến xe cứ cho mấy đứa nhỏ trần truồng ra giành chỗ kiếm tiến “bán chỗ đứng” hay cắc cớ để những cục gạch, cái thúng, chiếc chiếu, cái đ̣n gánh...mà “xí phần” để kiếm tiền người ta mua lại. Cái sự đời kỳ cục, dị hợm, ngợm nghĩnh nầy chỉ có ở cái gọi là Thiên đường Cộng sản hoang tưởng. Dẫu có thay b́nh quá tệ Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt nam cho tốt hơn nhưng vẫn giữ rựợu dở quá là dở Việt nam Dân chủ Cộng ḥa th́ đố trời mà giải quyết cho được, nói ǵ “Độc lập”, “Tự do”, “Hạnh phúc”!? Phan thiết, quê tôi ngày bé thơ lớn lên tôi không t́m đâu ra dấu vết ngày xưa của ḿnh. Tất cả mịt mùng, xa lạ. Nhà, ḿnh đă từng sống với cha mẹ, anh em, bà con cḥm xóm hết cả thời tuổi thơ bé nhỏ mong manh cho đến trưởng thành ôm súng đánh giặc mà cũng không nh́n ra dù đang đứng trước ngơ. Con đường Trần quư Cáp, con đường tôi đă đi ṃn chân 40 chục năm trường từ hồi 1952 đến 1992. Người ta sửa tới sửa lui, mở rộng bên nầy, xây lề bên kia, cắt chỗ nầy, bồi chỗ nọ, bây giờ tôi không t́m thấy thằng nhỏ của tôi ngày xưa đang ở đâu. Không c̣n cây keo già khú đế nơi nhà thờ cho chim cưởng ca hát líu lo vào mùa trái chin đỏ treo lủng lẳng trên cao và “có mấy mẹ con con ma đêm đêm khuya khoắc, ngồi ôm nhau khóc la và nhát những ai đi chơi khuya về”; Mất từ lâu cái “Bia đài” của Cựu hoàng Bảo đại mỗi lần “ngự giá” về Phan thiết, nơi tụi nhỏ chúng tôi hồi đó êm đêm thường tụ tập học vơ hay tỉ thí với tụi xóm Câu, xóm Ghẹ, Lạc đạo, Đức nghĩa... Làm sao mà t́m cho ra khu nghĩa trang trên dốc Căn mà bây giờ người ta từ đâu đến cất nhầ lầu nhà trệt kín mít làm cho những hồn ma Mă lạn t́m chỗ khác mà chơi. Ở đây bây giờ là một khu phố của thị xă Phan thiết, không c̣n ǵ để lại của những băi cát, những nấm mồ, hang chó, lổ dông, bụi bồn bồn, keo, duối...mà ngày xưa chúng tôi bắt dế, bẫy dông, bắn chim và “đi đồng” là rất thường. Thời đó, Đức long làng tôi những năm của các thập niên năm mươi, sáu mươi c̣n là một rẻo đất nghèo nàn, nhỏ nhoi giữa sông Cà ty và biển vạn Khánh long, nhà thường không có nơi đi đại tiện, tiểu tiện. Có phải vậy không mà ở đây lúc bấy giờ không có danh từ “đi cầu”. Ĩa nơi ruộng cô Hảo hay ở nghĩa địa trên Căn th́ gọi là “’ đi lên Căn”, “đi đồng” hay “đi bỏ thơ”. Ai đem của nợ ra xả ven bờ hay trên sông Cà ty, sông Mường mán th́ gọi là “đi sông”. Mấy ông bà ngư dân sát bờ biển cứ thoải mái ra bờ biển tuột quần trong, tuột quần ngoài ra ngồi lồ lộ ra đó mà rặn cho đả th́ gọi là “đi biển”, làm người ta cứ tưởng là ra khơi đánh cá. Ĩa, không ai nói là “ĩa” bao giờ. Tục tĩu. Dơ dáy. Kém văn hóa. Ghé thăm thằng em bạn, Trung úy Biệt động quân Quân lực Việt nam Cộng, nhà trước trườngTrung học Tư thục Ngô đ́nh Khôi rồi Chính tâm của cha Nguyễn viết Khai trên đường Huyền trân Công chúa xem nó có c̣n rung rung cái đùi cụt mà rượu vào th́ thơ ra như hồi nào: “Ngày xưa xả thân v́ nước, Ngày nay bán nước nuôi thân”. Nhưng trường th́ Việt cộng đă cướp và đổi tên, nay th́ trường Trung học Phổ thông Chuyên Trần hưng Đạo, mai là trường Trung học Phổ thông Phan thiết. Con đường cũng bị xóa tên một Công chúa không phải đao binh chiến trường mà giành được lảnh thổ các tỉnh Quảng trị, Thừa thiên , Đà nẳng và Bắc Quảng nam để cho vào tên một con mẹ nào lạ hoắc lạ huơ có công ǵ không biết với Bác, với Đảng, có khi là có công hại nước hại dân cũng nên. Cư dân sống dọc bờ sông từ đầu cây cầu Trần hưng Đạo xuống Thương chánh bị xúc đi lập làng mới bên Ḷ heo và tự nhiên, ở đây mọc lên xóm nhậu Bờ kè dậm dật, dật dờ khách nhậu lai rai. Cái cầu Quan lâu đời nhất ở thành phố nầy Phan thiết đă nổi trôi theo vận nước đong đưa, bây giờ tân kỳ quá, lồ lộ vẻ văn minh hiện đại quá mà sao cũng kỳ dị quá. Những dây cáp giữ cầu, nâng cầu như thể “à la mode” làm sao đó mà người ta thấy nhan nhản khắp nước Việt nam như thể lập đi lập lại, thiếu sáng tạo, không thẩm mỹ, nhàm chán. Tôi không t́m đâu ra những kỷ niệm xa lắc xa lơ những tà áo trắng nữ sinh qua cầu, những đêm tâm sự buồn vui với bạn bè giong bước trên cầu, nghêu ngao những bản t́nh ca, nh́n xa xa sóng biển lao xao ngoài kia Thương chánh. Một lần “mầy mà tán được con nhỏ đó, tụi tao bao tụi mầy một chầu ǵ cũng được”. “Để tao”. Tôi đă dắt đứa em gái cứng đầu mấy thằng con trai chọc hoài không chịu, về đường Gia long ăn kem Mỹ Wũ. Tụi nó trả tiền “mầy giỏi quá”. Tưởng giỏi ǵ, giỏi chọc gái. Cũng tại đây, không biết cái thằng bạn cà nhỏng của tôi làm sao mà bồ của nó dám “nhảy cầu” tự tử cho rồi một đời t́nh si. Ngay cả, sau những lần thi Tú tàí 1, Tú tài 2 cũng có một, hai anh em bạn học không đậu, quẩn trí, chán đời đi t́m cái chết dưới cầu nước chảy lạnh lùng, vô t́nh. Bên kia, cái Château d’eau ánh ḿnh xuống gịng Mường giang, đố ai ngựi Phan thiết không nhiều kỷ niệm? Tôi thuở học tṛ cặp kè trai gái đi dưới gốc cây vông già cổ thụ sù ś, rỗng ruột mà cao chót vót trên kia, hằng hà sa số bông đỏ thắm, sáng rực bầu trời xanh. Chim cưởng trắng họp đàn nhảy nhót, ca hát. Chót vót đỉnh Château d’eau, lá Quốc kỳ Việt nam Cộng ḥa tung bay ngạo nghễ. Đâu đây Thanh thúy ca giọng liêu trai, dắt t́nh vào mộng mênh mông, thiên thu. Bây giờ cờ đỏ ngôi sao vàng. Bây giờ không ai c̣n thấy những hàng cây vông cổ thụ, nói ǵ “Thương em gái nhỏ vô t́nh, đạp lên bông đỏ lặng thinh tới trường”. Bây giờ, bây giờ h́nh như con người tất tả ngược xuôi lo cho miếng cơm manh áo hơn “có ǵ đâu mà thi với vị”! Bùi ngùi, tôi lẩn thẩn đi về. Ghé vào Nam thành Lầu, chúng tôi thường gọi là tiệm Hai mọi để dùng bữa cơm trưa. Tiệm cũng không thay đổi bao nhiêu. Nếu có thay đổi là thay đổi cách tiếp đăi thiếu linh hoạt, bơ thờ, ơ hờ và bán buôn cũng không đắc khách lắm. Tiệm Hai mọi có từ trước khi tôi sinh ra chắc? Có lẻ nó cũng đă trên sáu, bảy chục tuổi đời “lên voi, xuống chó” thăng trầm với Phan thiết rồi. Con đường Gia long hồi đó, bây giờ người ta lấn ra, chiếm ra và xe cộ kín nghịt và người đông đúc chen lấn, làm cho nó y như một con hẽm nhỏ. Nhà sách Siêu thị Văn hóa Phan thiết thay thế cho tên các rạp hát hồi nào Bà đầm của bà chủ người Ư tên Oggéri, Modern của bà chủ tài tử ciné Huỳnh khanh là vợ và Ngọc thúy là tên đứa con gái của ông cựu thị trưởng Phan thiết Phạm ngọc Th́n.

Rồi tới ngả Bảy để về nhà sát bên “nhà C̣” nằm trên đường Nguyễn văn Cừ mà trước 1975 là Khải định, thế nào mà tôi lại không đi qua tiệm Thuốc tây Phan thiết hồi nào có cô bé Hưng cao, ốm, hiền, ăn chay trường, con chú Truyền. Bây giờ đâu có thuốc tây, thuốc ta ǵ nữa. Bây giờ là Mắt kính Minh nhă có treo h́nh cô người mẫu chót vót trên cao, đeo mắt kiến đen. Thế nào mà tôi lại không đi qua cái rạp hát Ánh sáng ngày xưa tôi đă từng đầu tiên coi phim “Chúng Tôi Muốn Sống”. Rạp Ánh sáng, sau đổi lại là B́nh thuận của cha con ông Phan bá Thiên tự Thất ngàn và Phan bá Hoá tự Hóa mập mua lại từ cái rạp Ciné Star có từ “xưa thật là xưa” 1930 của ông chủ nhà thầu George Motte, người Pháp. Tất cả làm sao tôi t́m lại cho có những giờ phút “coupe course” phập pḥng đi coi “permanent” với bạn với bồ thời học Phan bội Châu. Trốn học, sợ thầy Hiệu trưởng Lê Tá “gầm gừ” giọng Quảng ra lệnh “consigne”, có khi đè đầu xuống đánh đ̣n như đă đánh anh em thằng Phan hữu Hồng, Phan hữu Bàng. Bỏ học sợ cha mẹ buồn....Nhưng mê “Samson et Dalila”, “Les Canons de Navarone”, “Ben Hur”, “The Longest Day”,...và các Brigitte Bardot, Alizabeth Taylor, Gina Lolobrigida, Robert Mitchum, John Wayne, Marlon Brando, Anthony Quinn....th́ “cũng đành nhắm mắt đưa chân, thử xem con tạo xoay vần đến đâu”. Từ đầu thập niên 50 về trước, thằng nhỏ tôi cũng mới hơn 10 tuổi một chút, có nhiều lần lẩn quẩn trước rạp Bà đầm Oggéri nghe “ra thai” đề, nghe “xổ thai” đề. Người ta, Việt nam chứ không có thằng Tây nào hết, thua chết cha. Chú Hàm người Quảng b́nh ở Đức long hết tiền, hết bạc, vợ bỏ cũng tại “Đề”. H́nh ảnh “du đảng con” của ông Cu Li bán hột dưa, đậu phụng rang, cà rem...tôi khó quên. Năm 1973, gặp lại ổng ở Đà lạt, bấy giờ đă là lính Thiết giáp, có vợ, có con tùm lum rồi, nhưng lùn xủn, “lấc cấc” cũng y nguyên và vẫn thích đánh lộn, khoái “cáp độ” billard như thường. Ổng khoe: “Tao mới thắng “độ billard” thằng cha Út trà Ôn năm trăm ngàn ở Bảo lộc”. Má ảnh và ba tôi là chị em kết nghĩa. Hồi c̣n học Chu văn An hay Văn khoa, Luật khoa ở Sài g̣n, năm nào tôi cũng lên Đà lạt thăm O Hùng là má của ảnh và chị Bé là chị của ảnh. Một đêm hai anh em đang ngồi ăn phở nơi rạp Ngọc lang, chưa kịp trả tiền, ảnh kéo tay tôi lôi đi và la lớn “chạy, chạy”. Sau lưng chúng tôi, cả bán tiểu đội lính tráng đuổi theo, la to: “giết nó”, “giết nó”. Tụi tui kịp trốn vào nhà anh Tư, anh Chức con bà chị cả của má tôi ở khu Thương phế binh ấp Ánh sáng, sát cầu ông Đạo. May, không th́ toi mạng. Tức làm sao, ổng về nói thế nào mà đơn vị trưởng của ổng cho hai chiếc commando car với lính “tùng thiết” và “đầy đủ quân trang, quân dụng” như ra trận, đi lùng sục khắp phố phường Đà lạt th́ làm sao mà t́m cho ra mấy tên ba trợn kia. Các rạp ciné, chớp bóng, cải lương bây giờ làm ăn không bằng mở quán cà phê, quán nhậu, khách sạn, du lịch...nên không ai c̣n thấy Lilas, Odéon, Hồng kim, Hồng lợi, Bà đầm, Modern, Ngọc thúy mà người Phan thiết, lớn nhỏ ai không có ít nhất một lần kỷ niệm “những ngày xưa thân ái”! Con đường Trần hưng Đạo nối dài lên Đức long nhà tôi là Trần quư Cáp, không c̣n hàng cây sầu đâu mà người ta c̣n gọi là cây sầu đông, cây xoan nằm trước nhà tự của gịng họ thằng Cảnh lùn. Hồi đó đi học về, tôi thường thấy mấy đứa nhỏ con nhà ai hay núp dưới bóng rợp hàng sầu đâu nầy mà liệng, chọi, bắn nạn thun vào phá cây me già đầy trái bên trong khuôn viên toà nhà cho đến khi nào có người ở trong nhà ra chữi, mắng, đ̣i đánh, hăm he xịt chó cắn mới chịu chạy. Nói tới cây sầu đâu nầy, tôi lại nhớ cây xoan ngoài trại tù K.5 Vĩnh phú. Năm đó 1979, trời ngoài Bắc lạnh quá, người chờ chết đói mà “lao động là ving quang” hụt hơi. Chúng tôi, những thằng Nguyễn minh Chánh Đại úy 101, Huỳnh ngọc Thuận Đại úy Đại đội trưởng CSDC, Nguyễn văn Hùng Đại úy Phụ tá Ty ANQĐ, Nguyễn văn Sáu Đại úy Phụ tá CSĐB...quoèo mấy trái xoan chín vàng ưng ững đỏ treo tọng ten trên cành xuống mà ăn liều. May không có thằng nào ngoẽo. Bên kia, Chánh ṭa Phan thiết, ngày xưa là Nhà thờ Lạc đạo mà những năm 1960 trở về trước, chúng tôi những ngày Chủ nhật thường tập trung đá banh và cũng thường bị ông cố đạo người Pháp có bộ râu dài rậm ri rậm rịt, có phải ông Victor Caillon không, rượt đuổi, ném đá, la hét om ṣm. Nhưng tụi nhỏ là bọn cô hồn cát đảng như thế khoái ổng chữi, không ngừng quậy, phá mà nghe ổng lớn tiếng Tây tiếng Pháp “par-ci partout”, “palabre” có biết ǵ đâu mà cười bể bụng. Bây giờ, Chánh toà đồ sộ, mới mẻ nhưng lạnh lùng, khô khan, đất không c̣n rộng đủ cho những đứa con nít rong chơi thỏa thuê, nói ǵ đến đá banh với đá bóng như bao giờ hồi đó. Con đường nầy hồi đó, thằng Nguyễn văn Hùng có người yêu bé bỏng, nó đặt tên là “Con đường mang tên em” mà cứ nghêu ngao “Con đường t́nh sử nằm đây. Đèn khuya mắt đỏ c̣n đầy dấu xưa. Đường chẳng riêng hai chúng minh. Nên khi vắng em, đường đă thay tên. C̣n chăng kỷ niệm”. Nó hoc cùng trường Trung học Công lập Phan bội Châu, Phan thiết với tôi nhưng bên Pháp văn, tôi bên Anh văn. Hai đứa cùng lớp Đệ tam, Đệ nhị C rồi thành ban thân từ đó. Chúng tôi chia nhau điếu thuốc và tiền xài. Đi đâu rồi tối cũng về con đường nầy, có khi ngủ lại nhà tôi mà ca hát, đánh đờn, ngâm thơ, hút thuốc. Nó đậu Tú tài 1 năm 1963, ai biết nó mê Việt cộng hồi nào mà năm 1964 vào cây số 15 theo Mặt trận Giải phóng Miền nam để măi măi người yêu bé bỏng của nó, má nó, bạn bè nó, tôi nữa....không bao giờ gặp lại. Con đường Trần quư Cáp có điện từ năm 1956, đỡ heo hút một khúc phố nửa tỉnh nửa quê nơi tôi lớn lên từng năm tháng tuổi đời với những cây phượng non mới trồng rồi có bông, rồi có trái, lâu năm thành cổ thụ. Những con hẽm nói là hẽm mà lớn như những con đường cái quan chạy ra chạy vào biển với sông, ngày nào hồi đó rộng thênh thang, đá banh được, chạy đua cũng được và tỉ vơ th́ quá ngon lành. Bây giờ, người ta lấn tới lấn lui hoặc không c̣n hay có c̣n th́ cũng đũ chỗ dắt được một chiếc xe đạp đi vô, đi ra mà thôi. Những cây phượng già ví von mộng với thơ tuổi học tṛ ngày tôi đi học trên sáu chục năm từ thuở nào nằm rải rác từ dưới Nhà thờ Lạc đạo lên tới Cổng chữ Y t́m không ra dấu vết. Người ta bây giờ trồng những cây ḅ cặp vàng thay thế. Hỏi ai không có nỗi buồn, nỗi buồn cố cựu tha thiết mênh mông!?

Trước khi về Việt nam, tôi nghĩ rất nhiều là sẽ đi đây đi đó t́m lại kỷ niệm ngày xưa. Nhưng đến nơi rồi th́, quá ít hứng thú để thăm với viếng. Có ǵ đâu, c̣n ǵ đâu!? Đi t́m cái ǵ!? Bạn bè có mấy đứa, c̣n mấy đứa? Đứa tha phương ngoại quốc, đứa chết trận, đứa chết tù, đứa chết ngoài biển, đứa chết trong rừng, đứa chết già, đứa chết bệnh, đứa chết điên, đứa chết đói, đứa tuyệt tích, đứa sống nghèo hèn...May c̣n mấy đứa đắp đổi qua ngày sống đến hôm nay. Nói chí t́nh, dường như có cái ǵ lấn cấn không tự nhiên như ngày nào t́nh bạn học tṛ với nhau, t́nh chiến hữu với nhau, t́nh anh em quen biết hàng xóm với nhau. Tôi mới nghiệm ra rằng, tại cuộc sống hai nơi cách nhau nửa ṿng trái đất không giống nhau th́, nếp nghĩ đâu dễ như nhau là đương nhiên. Dẫu là những người cùng một ḷ Việt nam Cộng ḥa, cùng một chí hướng “không ưa ǵ ba cái anh Việt cộng” nhưng mấy chục năm sống với tự do Mỹ quốc và với độc tài Cộng sản nhập nhằng năm nầy qua năm kia, bảo sao có khi không khác nhau cho được? Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc mà, “À Rome, fais comme les Romains” riết rồi thành quen đến lúc, đến nỗi phải nói như Rudyard Kipling, một văn hào nổi tiếng của Anh đầu thế kỷ 19 trong bài thơ “The Ballad of East and West” rằng: Đông là Đông, Tây là Tây, Đông, Tây không bao giờ gặp nhau, “Oh! East is East, and West is West, and never the twain shall meet”. Mấy anh em bạn, mấy đứa cháu “sẳn sàng chở đ́ bất kể là đâu”. Đi đâu bây giờ!? Bước ra, nắng nóng như đốt mà nón sắt trên đầu, ngồi cho chặt, ôm cho cứng c̣n sợ đụng xe đang trùng trùng xông trận. Chốn cũ, cảnh xưa đâu nơi nào c̣n vết tích kỷ niệm. Hồi ức chỉ c̣n là vụn vỡ những rong rêu phù phiếm mường tượng ra, vẽ vời ra, thêu dệt ra mơ hồ, dầu đang đứng ngay nơi chốn cũ ngày đó. Có ǵ vui!? Buồn nỗi buồn chơi vơi, vời vợi! Nhiều người bạn ǵà của tôi khổ đời v́ Cộng sản trước đây và bây giờ đang sống trên nước Mỹ, không nói đến những cháu trẻ thanh niên chưa từng nếm mùi đểu cáng, gian manh của bọn trong cái gọi là thiên đường Cộng sản, đă rêu rao rằng th́ là về Việt nam “áo gấm về làng” vui biết chừng nào. Mà sao tôi t́m đâu cho ra nụ cười!? Xă hội con người dĩ nhiên phải thay đổi mà tiến lên theo đà văn minh nhân loại. Việt nam bây giờ năm 2011 làm sao mà c̣n vết tich cổ xưa hay dấu hằn chiến tranh Việt-pháp, Quốc-cộng là đương nhiên. Nhưng, cái sự đời nó thay đổi một cách xô bồ, hỗn độn, nhiễu nhương, lạc hậu. Người ta sống bám vào những thói ăn chơi trác táng, phù phiếm nơi thị thành, quanh quẩn những đồng tiền của ḿnh, xài qua xài lại mà không có một đồng nào được làm ra từ những cơ xưởng sản xuất, những công trường xây dựng, những nông trường phát triển, những nghiệp vụ thương mại đích thực. Những nhà lầu, xe hơi, giàu sang...một ngày không c̣n tiền “mượn đầu heo nấu cháo” th́ “xụm”, th́ “sụp”... đồng nghĩa với sự “tiêu tùng” cái nước Cộng ḥa Xă hội Chủ Nghĩa Việt nam không ai muốn tồn tại. Những nơi tôi đi qua, hỏi những anh em của tôi từ Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Đức, Gia nả đại...về Việt nam có thấy không, “sao nhiều người nghèo hèn tàn tạ quá sức.!?”. Đâu mà xa, họ nằm ch́nh ́nh nơi công viên rợp bóng “trưởng giả học làm sang” Hoàng văn Thụ thiếu ǵ kẻ qua người lại, ngậm ngùi cười ra nước mắt. Trước 1975, Việt nam Cộng ḥa có ai chối là không tham nhũng, không đĩ điếm, không x́ ke ma túy, không trộm cướp? Nhưng bây giờ tháng 3, tháng 4 năm 2011 tôi về Việt nam, ai ai lại không “nhất trí” nói là “tham nhũng, đĩ điếm, x́ ke ma túy, trộm cướp dẫy đầy một cách dữ tợn, khũng khiếp, quỹ quái hơn bao giờ hết kể từ ngày khai thiên lập địa nước Việt nam”.

Cả hai chục năm trời mới trở lại Việt nam, may không đi đâu nhiều mà thấm thía nỗi buồn thậm thượt như vậy đó. Giả như ngao du về miệt vườn thăm những thằng Quyền, Chừ, Điệp, Lũy, Nguyên, th́ ruột gan bời bời sao mà chịu nổi. Ở Sài g̣n, tôi quanh quẩn nơi chung cư Ngô gia Tự, phường 2, quận 10 mà không dám đi xa một chút xuống Chợ lớn hay ra trung tâm Sài g̣n hoặc xuống Tân định. Những nơi nầy, ngày xưa thời cắp sách, gần như không có ngày nào mà không qua lại mua sách, đi học hay đi ăn, đi chơi hoặc lấm la lấm lét với bồ chun đầu vô Rex, Eden. Ngoài Phan thiết, tôi cũng không đi đây, đi đó mà tràn lan ngh́n trùng man mát buồn. Đi một ṿng lững thững, miễn cưỡng, vô t́nh... từ đường Nguyễn du giữa hai trường Nam Tiểu học Phan thiết và trường Trung học Tư thục Bồ đề hồi đó, bây giờ không biết thay tên, đổi họ là ǵ. Bên kia đường Trần hưng Đạo đă mở rộng, ngày xưa là rạp Odéon của Pháp, ông Phan bá Thiên mua lại, đổi tên là Hồng kim đem cho ông con trai trưởng là Phan bá Hóa, tự là Hóa mập làm chủ. Rạp Hồng kim sau đó, ông Hóa đổi lại là Hồng lợi khang trang hơn, lớn hơn, đẹp hơn chuyên hát những tuồng chưởng của Tàu, cải lương, đại nhạc hội...Quẹo trái, nhà Bảo sanh Phúc hải của cô mụ Hương mà bên phải đằng kia, trường Trung học Tư thục Tiến đức, ty Tiểu học, ty Thông tin, ṭa Sơ thẩm B́nh thuận mà trước mặt là Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa kỳ tại Việt nam, người ta thường đọc là MACV, viết tắt từ chữ The United States Military Assistance Command, Viet nam. Đi xa một chút, nước mắm Hồng xuyên bên trái và nhà ông bà Trương lễ Nghi bên phải, và đằng kia, cầu đúc xi măng Trần hưng Đạo. Tất cả, h́nh hài hoặc c̣n mà cũ kỷ quá sức hay đă thay đổi một cách màu mè mà âm u, tối tăm!. Đi trong mơ hồ vụn vỡ, tôi không h́nh dung ra, bây giờ những căn nhà đẹp, sang hồi đó bây giờ người ta xử dụng làm ǵ hay bỏ hoang từ lâu? Đứng dưới chân cầu Trần hưng Đạo, tôi nh́n sang bên kia sông. Con sông Mường mán xanh màu xanh biêng biếc, êm đềm trôi lững lờ ra biển mênh mông ngoài kia Cồn chà, Thương chánh....Biểu tượng Phan thiết, cái Château d’eau người ta khoác cho nó một cái áo xanh màu xanh cây rừng rậm rịt, mịt mù. Tôi không thấy đâu những con đường ṃn lồ lộ rải đầy bông Vông đỏ thắm ngày xưa kỷ niệm dưới bóng “Sa tô đô” cao ngất có phần phật ngọn cờ Quốc gia oai hùng tung bay trên đỉnh nóc. Bên kia, Tiểu khu B́nh thuận, trước ngày bị Việt cộng “ăn tươi, nuốt sống”, không một thằng con trai nào ở đây không một lần đi vô đi ra vui buồn đời lính. Bây giờ, nó lớn hơn, sáng hơn, đẹp hơn... là cái ǵ nhỉ? Chắc cũng đồn lính, loại lính “ăn hiếp” dân là giỏi, mà sợ Tàu cũng giỏi. Thật không làm sao mà t́m cho ra thằng tôi hồi đó bây gị lêu lỏng nơi đâu? Con đường, phố phường, chợ búa, nhà cửa, trường học, con người...hoặc đă mất hút tự bao giờ hoặc đă không c̣n y xưa. Nó lạc, không biết đường về!? Có khi nó về mà đau cái đau nỗi niềm cố cựu. Từ cơi ḷng, lăng đăng đâu đây lời thơ Hàn mặc Tử, nó khẻ thở dài “Ôi trời ôi! là Phan thiết! Phan thiết. Mà tang thương c̣n lại mảnh trăng rơi...”./.

NGUYỄN THỪA B̀NH
Những ngày đầu Thu Tân măo, năm 2011

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào ḷng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển băo tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vú quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giă từ vũ khí
Mối t́nh đầu
T́nh lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện t́nh với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc t́nh
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nh́n Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
B̀NH-TUY, những ngày cuối cùng...
T́nh Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và ḥa b́nh
Tây Ninh, chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi ḍng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Tŕu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Băo Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một ḍng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện t́nh của một Phi Công
Hai v́ sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người t́nh
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái B́nh Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Đội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện t́nh chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
T́m lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Găy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ H́nh Của Chính Ḿnh
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy c̣n đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Ḍng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa qua những t́nh khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn c̣n đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương t́nh anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những gịng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư t́nh của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nh́n được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư t́nh
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời c̣n dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba ḍng nước mắt
Những xác chết trên mănh đất chữ "S"
Thân phận người lính găy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện t́nh khoai lang
Tâm t́nh người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm t́nh
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xă đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi t́m Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất t́nh
Dấu "Hỏi Ngă" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ư yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
T́nh... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ t́nh
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi ḍng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi t́m tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hăy giúp tôi
Con c̣n nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ t́nh
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà ṇi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái t́nh
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ c̣n một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một ḿnh
Hăy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Ḥa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc t́nh
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nh́n những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời c̣n vui v́ có chút ṭm tem
Đôi mắt Phượng
Ngựi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
T́nh già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân t́nh
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài ṿng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
T́nh người
Hồi kư của một người Hà Nội
T́nh nghĩa, nghĩa t́nh
Đôi đũa
Gịng đời... và hồi âm gịng đời...
Không cho phép ḿnh quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
T́nh ngây dại