NỖI ĐAU BẼ BÀNG

Thường ngày Chủ nhật, sau khi đi Chùa về, chị Hoàng lại ghé nhà tôi chơi. Gia đ́nh chị qua Mỹ theo diện HO với chồng là một cựu Đại úy Chiến tranh Chính trị bị “học tập cải tạo” trên mười ba năm trời và sáu đứa con, không một đứa nào có một ngày đến trường. Chị là một người Tàu chính gốc, sinh đẻ ở Cần thơ, cựu nữ sinh Trung học Gia long Sài gon, tính t́nh vui vẻ, linh hoạt và nét đẹp thuở xuân thời c̣n vương vấn. Tôi mới quen chỉ trong ṿng vài ba năm lại đây thôi. Chúng tôi, phận đàn bà với nhau, cũng chồng là “Ngụy quân” bị án tập trung cải tạo, thường trao đổi chuyện đời, chuyện đạo, hơi hợp ư nhau. Những năm tháng cơ cầu không chồng, tay trắng không quen gió cát phong trần, nuôi bầy con nheo nhóc, một xă hội “đổi đời” mà “nước mắt c̣n nhiều hơn nước trong bốn bể”, trùng trùng oan khiên, chị tưởng chừng không chống chọi nổi. Chùa đă cho chị sự sống. Sự sống của chị cũng là sự sống của các con chị và cả chồng chị nữa. Cho nên, với ai không biết, với chị th́, niềm tin vào chư Phật th́ thiêng liêng vô cùng là tự nhiên. Bây giờ, một Phật tử thuần thành tại gia, chị luôn giữ hạnh “từ bi”, cứ bảo: “từ là đem an vui hạnh phúc đến cho tha nhân, bi là làm vơi đi những phiền lụy, khổ sầu của kẻ khác. Bởi ḿnh đă chịu đựng biết bao nhiêu nỗi đau khổ lắm rồi nên hết sức thông cảm, thương t́nh người phải cảnh gian truân…”. Hôm qua, buồn buồn thằng con trai lớn, chị ngồi tâm sự nỗi đau bẽ bàng của đời ḿnh mà nhiều lần không cầm được những gịng nước mắt. Tôi lắng nghe, không một lời mà se sắt cả ḷng.

Năm 1967, tôi vừa tṛn mười bảy tuổi, đang học lớp Đệ tam, gặp chồng tôi lúc bấy giờ là Thiếu úy tại nhà một người bạn học cùng trường Gia long. Từ quen nhau đó, chúng tôi phải ḷng với nhau. Ổng với tôi cùng tuổi Dần con cọp. Ổng Mậu dần c̣n tôi Canh dần, hơn nhau mười hai tuổi. Người ta thường nói: “Canh cô Mậu quả”, nhưng may mắn, chúng tôi không có “cô” mà cũng chẳng có “quả” ǵ cả. Đă bốn chục năm ṛng ră rồi c̣n ǵ. Ổng lùn, đen, không đẹp trai vào đâu cả, lại c̣n lầm lầm ĺ ĺ, không “chiến tranh chính trị” chút nào hết, quê người xóm Búng, Lái thiêu. Quanh tụi tui thời bấy giờ, bọn con trai học tṛ thư sinh nhơng nhẽo thường bu quanh, nhí nhô, lắm chuyện. Ổng ít nói, phong trần, tôi mê. Tôi không hoa khôi với ai cả, chỉ được tiếng là “dễ thương”. Bạn học của tôi thường chê đùa: “chồng mầy giống Thạch sanh Lư thông quá trời”. Trời ơi, giống ǵ mà, một lần cả hai người dữ vậy, hoặc Thạch sanh hay Lư thông thôi chứ, phải không chị. Thạch sanh xấu người mà tốt bụng. Lư thông xấu bụng mà tốt người, Có ư nào tụi nó muốn nói ổng vừa xấu người mà c̣n xấu cả bụng nữa không!? Chắc không. Những lần như vậy, tôi chỉ biết mắng lại: “đồ quỷ sứ”. Danh từ mà thời đó, bọn “ô mai” chúng tôi thường kháu nhau. Chúng tôi thường về miệt vườn quê ổng chọc phá mấy cây ḅn bon, chôm chôm, bách bô đại lộ Nguyễn Huệ nh́n người ta giàu có, nhỡn nhơ vào tiệm chè Hiễn Khánh bên hông rạp Casino Dakao và ṿng ṿng ǵ cũng vào Ciné Văn hoa trên đường Trần quang Khải, gần xóm Chùa, nơi ổng tạm trú. Thời gian quen nhau ngắn ngủi mà nhiều kỷ niệm. Chúng tôi đă thực sự yêu nhau lắm và đồng ư xin cha mẹ hai bên cho lấy nhau. Ba má tôi không thích tôi lấy người Việt nam làm chồng và cho rằng, tôi cũng c̣n trẻ lắm. Mà tôi “c̣n trẻ lắm” thật, nếu không muốn nói là quá ngây thơ. Ai đời, đă có chồng rồi đó, mà c̣n nhảy dây, nhảy c̣ c̣ với mấy con bạn hàng xóm mới quen. Ba má chồng tôi lại muốn con trai trưởng của ḿnh bấy giờ lấy vợ, có con là quá vừa lắm rồi, sợ trể đi. Ba má tôi, cô, chú, bác tôi gốc gác người Quảng đông…dặn rằng, khi hỏi “con có thương cậu Minh nầy không, con hăy trả lời là “không”, để từ chối đám hỏi người ta nghen”. Tôi không cách chọn lựa nào khác hơn, trả lời “dạ”. Cả nhà yên tâm. Tôi cả đêm lẩn thẩn không sao ngủ được, thương ổng quá, tội nghiệp ổng quá. Và sáng hôm sau, người ta tới “hỏi”, tôi không trả lời “không”, tôi trả lời, “con thương ảnh”. Một trận đ̣n nặng roi ba tôi đánh để đời “một đứa con bất hiếu”, vừa láo, vừa không biết nghe lời. Một đám cưới sau đó vài tháng vào ngày cận Tết. Tôi nghỉ học theo bước chân lính của chồng, nay Chi khu nầy, mai Chi khu kia khắp tỉnh Gia định, sống bềnh bồng tháng năm hạnh phúc. Ba má chồng lo lắng, mong có đứa cháu nội ẵm bồng. Đă lấy nhau ba năm trời c̣n ǵ. Thằng Mong ra đời năm tôi tṛn hai mươi. Chị thấy không, cái tên của nó đă nói lên sự chờ đợi, ao ước bên chồng tôi có một đứa cháu nội biết chừng nào. Nội nó, các chú nó, các cô nó và ngay ổng cũng đă lớn tuổi rồi, thương thằng Mong vô cùng. Nhờ con, tôi cũng được thương lây. Rồi các đứa sau, năm một lần lượt ra đời: thằng Chiến, con Hoa, con Hồng, thằng Thịnh. Đông con, tôi không theo ổng đây đó nữa, về nhà ba má ruột ở Ngă sáu Chợ lớn, gần trường Trung học Chu văn An.

Năm 1974, ổng lên Đại úy, làm Đại đội trưởng Chiến tranh Chính trị Tiểu khu, chúng tôi dọn về căn nhà mới mua ở Bà chiểu. Nói là căn nhà cho nó oai một chút, chứ nhỏ chút xíu chút xiu à, nằm hun hút trong xóm lao động. Đại uư Chiến tranh Chính trị chị biết đó với thêm một vợ năm con, lương đâu mà nhà cao cửa rộng. Nói cho chị biệt, ổng rất thương các em của ổng lắm. Hai đứa em trai đi lính, ổng lo về làm văn pḥng ở B́nh chánh và G̣ vấp, không một ngày bắn súng. Người ta ngoài mặt trận, chết không kịp chôn. Ba cô gái, một tay ổng “dựng vợ gă chồng” cho, đứa nào cũng ăn nên làm ra.Từ những năm 1972 trở về sau nầy, Việt cộng đă vi phạm hiệp định Paris, cuộc chiến trở nên khốc liệt, nhiều con bạn tôi khóc chồng tử trận, trở nên góa bụa đang c̣n tuổi thanh xuân. Một đứa nghe tin đậu Tú tài I cùng một lần với tin chồng chết. Hai đứa lấy nhau chưa qua được một tuần lễ. Một đứa khác mới nhận được thư chồng buổi sáng, nói: “anh sẽ về ăn đầy tháng của đứa con trai đầu ḷng của anh...”, chiều đă nghe tin hy sinh v́ tổ quốc, xác không t́m ra.

Rồi tháng 4 năm 1975, khắp nước loạn ly. Vợ chồng chúng tôi lo quẩn, dắt mấy đứa con chạy ḷng ṿng, khi th́ về Chợ lớn, lúc th́ xuống Lái thiêu, hết đường rồi trở lại nhà đóng cửa im ĩm, buồn thúi ruột. Người ta ơi ới tứ tung, xuống Bạch đằng, lên ṭa Đại sứ Mỹ…t́m đường trốn bọn quỷ đỏ Bắc việt. Chồng tôi đơn giản rằng: “thống nhất, ḥa b́nh rồi, chắc không đến nỗi nào. Ai đi đâu th́ đi, ḿnh ở lại”. Chị thấy không, ổng Chiến tranh Chính trị đánh Việt cộng mà không biết ǵ Việt cộng hết trơn hết trọi. Chúng tôi ở lại với nôm nốp bao nỗi âu lo sợ sệt. Mấy cậu lính của ổng cho hay “nhiều người của bên ḿnh ở B́nh dương bị thủ tiêu nhiều lắm Đại úy à”. “Biết vậy hay vậy chớ làm ǵ bậy giờ!?”, ổng trả lời. Và như chị đă thấy đó, Ủy ban Quân quản kêu gọi tŕnh diện và sau đó bắt “đi học tập cải tạo?” Oan khiên thống khổ bắt đầu dồn dập đến. Chị nghĩ coi, tôi lúc bấy giờ mới hai mươi lăm tuổi, chưa từng lăn lộn với đời mà ôm năm đứa con, đứa lớn nhất mới năm tuổi và đứa nhỏ nhất chưa thôi nôi vào buổi nổi trôi của đất nước, khổ biết chừng nào!? Làm sao sống đây!? Ngày 28 tháng 6 năm 1975, ổng tŕnh diện “học tập cải tạo” tại nhà gịng Don Bosco G̣ vấp. Nghĩ rằng mười ngày là về thôi, ai ngờ ổng đi miết hơn mười ba năm trời từ Nam ra Bắc. Nỗi đắng cay trời hành đất đọa giáng lên đầu lên cổ mẹ con tôi chân yếu tay mềm trong một xă hội ngược ngạo, đăo điên, không t́nh người. Bọn “Cách mạng” cướp của ban ngày cùng những tên “băng đỏ giờ thứ 25” hốt mẹ con tui “đi kinh tế mới” Lê văn Hai, lấy căn nhà của tôi lập cơ sở Phường đội. Không tiền, không nhà, bầy con năm đứa, không biết ǵ và không có ǵ để làm ra tiền, làm sao mà sống!? Đâu đâu cũng bọn bộ đội, công an, dân thường... ngoài Bắc tràn vào Nam hôi của, cướp cạn đem ra quê quán Cộng sản nghèo nàn của họ bên kia cầu Hiền lương làm của gia bảo. Làm nghèo đồng bào các tỉnh Quảng trị trở vào Nam bằng cách đổi tiền ăn giựt 500 đồng tiền có giá trị của Việt nam Cộng ḥa đổi lấy 1 đồng tiền rác rưởi của Việt nam Dân chủ Cộng ḥa. Người ta chỉ đổi được có 300 đồng, c̣n lại biết là bao nhiêu, bọn “cháu ngoan bác Hồ” giành cho ḿnh độc quyền đổi làm giàu. Nay  nghe con bạn, vợ anh Đại úy khóa 1 Chiến tranh Chính trị, uống thuốc độc tự tử với hai con ở Phú lâm. Mai nghe con bạn giàu có hồi nào ở ngă Bảy, kế trường Trung học Tư thục Phan Sào Nam, bây giờ nhà bị “đánh tư sản mại bản”, điên điên khùng khùng, lang thang đầu đường xó chợ, miệng cứ lảm nhảm chữi bâng quơ. Nó là con nhỏ đẹp vô cùng của trường, có mỹ danh là Tây thi. Tôi như người mất hồn, ră rời, tuồng như không c̣n sự sống nữa. Bồng bế năm con, tôi bỏ “vùng kinh tế mới”, về nhà ba má ruột ở Chợ lớn. Không có “hộ khẩu”, ḿnh trở thành dân lậu, trốn chui, trốn nhủi bọn “Công an Khu vực” và ông bà “Tổ trưởng Dân phố”. “Chế độ tem phiếu” bỏ đói, bỏ rét người ta, một mẹ năm con không mua được thức ăn, vải vóc, đồ dùng. Người ta nói đúng, “tiến về nội, thoái về ngoại”. Các chú thím, các cô dượng của những đứa con tôi bắt đầu trở mặt quây lưng một cách tàn nhẫn. Ngay bà mẹ chồng, mới thuở nào con con cháu cháu, bây giờ gặp mặt cũng muốn xua đuổi, hỏi có đau lắm không?. Không lẻ ngồi than trời thở đất hoài mà sống được. Kiếm cớ sanh nhai chớ. Có lúc tôi bán xôi, bán chè hè phố. Có khi tôi bán khoai lang luộc, bắp nướng bên hông trường Tiểu học cho mấy em nhỏ lớp hai, lớp ba. Có ngày thông suốt. Có ngày bị rượt đuổi và cũng có ngày bị bắt vào Ủy ban Nhân dân Phường ngồi nghe chửi cả buổi, lại phải trả tiền phạt. Ḷng đau như cắt! Làm đầu tắt mặt tối đến chết cũng không đủ ăn, không đủ mặc cho mấy đứa con từng ngày lây lất lớn lên. Ḿnh mỗi ngày một c̣m cỏi, hom hem, lượm thuộm, dơ dáy… mà nước mắt cứ chảy dài. Năm đứa nhỏ ngày một rách nát thêm, trơ xương, bụi đời…Tiền không đủ nuôi con bữa cháo bữa rau lấy đâu đi học đi hành. Các con tôi không có một chữ dính túi, chịu dốt đến bây giờ, thấy mà tội nghiệp. Nghĩ các cô chú tụi nó lúc đó biết “mánh mung”, đang ăn nên làm ra, túng quá, mẹ con tôi mon men đến, tính mượn ít tiền làm vốn xoay sở. Không đứa nào tiếp. Không đứa nào cho mượn. Mẹ con tôi đứng ngoài hàng rào không dám vào v́ nhà tụi nó giàu rồi, đứa nào đứa nấy cũng có nuôi một, hai con chó dữ như để đe dọa những người nghèo xác nghèo xơ như mẹ con tôi không được vào. Tụi nó khinh khỉnh nh́n. Tụi nó hậm hực trề môi trề lưởi. Tụi nó “nguưt” dài chửi chó mắng mèo. Mặc kệ mẹ con tôi đang run cầm cập! Bà nội không quyền hạn ǵ, trơ trơ cái t́nh cảm vô tâm với con dâu và các cháu của ḿnh mà mới ngày nào đây vuốt ve, thương yêu vô vàn. Thời trước tháng 4 năm 1975, ngày “đơm tháng quẩy” bên ổng, vợ chồng tôi lo. Sau ngày ổng đi “học tập cải tạo”, mẹ con tôi nhớ ngày giỗ, dắt díu nhau đến cúng ông bà cô bác, mà cũng hy vọng cho các con được bữa ăn ấm bụng, dù là một “bữa ăn thí cô hồn”, cũng không có. Có ai ḍm ngó ǵ minh đâu, c̣n lấm la lấm lét ŕnh rập coi ḿnh có ăn cắp ăn trôm ǵ không. Lén lén lút lút thắp ba cây nhang, sáu mẹ con ôm bụng đói meo rưng rưng nước mắt lủi thủi ra về mà tiệc tùng đang ăn uống hả hê và bên tai, tôi c̣n nghe các cô chú nó nói theo, “đồ thứ ăn mày”. Ổng đi tù đă bốn năm, năm năm, sáu năm….vẫn chưa về. Mẹ con tôi ngày càng bần cùng, tơi tả. Cũng may, ba má tôi, các em trai tôi, các em gái tôi đă cám cảnh cơ hàn của gia đ́nh tôi, mà hết ḷng đùm bọc, mẹ con tôi mới c̣n sống qua ngày. Nghèo đói, bương chải, giải dầu mưa nắng, xơ xác, kiệt sức…tôi bị ngất xĩu nhiều lần ngoài đường ngoài sá. Có người biết đưa về nhà. Có khi người ta không biết ḿnh là ai, đưa vào bệnh viện. Có lần họ đưa tôi vào nhà thương điên. Không trách ǵ họ, ḿnh cũng thấy ḿnh có khác ǵ con mẹ điên đâu!. Nh́n những đứa con èo uột lớn dần chưa được bửa ăn no, ốm tong ốm teo, không có một manh áo quần lành lặn mà thương. Nghe các con nói “mẹ ơi, con đói quá” mà nát tan cả ruột gan, biết làm sao bây giờ?. Người ta coi ḿnh như kẻ phung cùi. Người ta khinh ḿnh như thể bọn ăn mày lăn lóc giữa đường chợ búa. Thét rồi, ḿnh cũng cảm thấy ḿnh như đang mắc tội, sợ hết mọi người, không dám nh́n ai, lầm  lủi. Biết rồi câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến ngày xưa đi học, “c̣n bạc, c̣n tiền, c̣n đệ tử. Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi…Ở thế mới hay người bạc ác, sang th́ t́m đến, khó t́m lui” nhưng vẫn thấy, trời ơi phủ phàng quá. đoạn trường quá!. Tôi kiệt quệ. Tôi mỏi ṃn. Tôi hết sức. Tôi có ư nghĩ tự tử…Gia đ́nh ba má tôi và bà con cḥm xóm khuyên tôi, dắt tôi vào tịnh tâm trong Liên hoa Ni tự với quư sư Bà, sư Cô một thời gian. “Tất cả các cháu để đó, các cậu các d́ lo cho”. Ba má tôi nói như vậy. Vào Chùa, ngày ngày làm công quả, nghe giáo lư, tụng kinh kệ, lâm râm cầu nguyện, tôi cảm thấy thân tâm an lạc vô cùng. Tôi mạnh dạn hẳn lên. Tôi sáng suốt hẳn ra. Bốn tháng sau, tôi về với các con. Trong thời gian nầy, bên nội tụi nó, chẳng ai đếm xĩa đến các con của tôi sống chết ra sao! Đă có người cám cảnh, cho tôi mượn tiền làm vốn, chỉ cho tôi cách thức làm bánh kẹo, giới thiệu cho tôi người để bỏ mối, để bán dạo…Có phải ơn Tam bảo đă gia hộ rồi đây không?. Ngày qua ngày, cơ hội sáng sủa hơn, tôi vững tin là ḿnh có thể đứng vững được. Cô Ba, em kế của chồng tôi bấy giờ đă giàu lắm rồi, bắt đứa con gái lớn của tôi lên coi phụ cửa hàng tạp hóa. “Thôi kệ, không trả tiền cũng được. Bớt được đứa nào hay đứa nấy, đỡ một miệng ăn”. Tôi nghĩ như vậy. Một hôm về nhà, con gái tôi khóc bù lu bù loa rằng : ”cô Ba sợ con ăn cắp, trước khi về, đè con xuống, lục toàn thân không sót một chỗ nào. Con lớn rồi má ạ, đâu c̣n con nít nữa, sao cô làm ǵ kỳ vậy. Mai con không đi làm nữa đâu”. Tôi ứa nước mắt. Ḿnh nghèo, người ta có quyền khinh bỉ? Không phải ai xa lạ, chính những người bà con ruột thịt, những người bà con ruột thịt nầy đă từng được ḿnh nuôi dưỡng, ban ơn…Nhiều khi tôi giận trách chồng một cách vô lư rằng “ông ở tù ǵ mà ở tù lâu dữ vậy, người ta Đông Tây Nam Bắc về hết trơn, ông không chịu về. Về đây mà coi, các em của ông đối xử với mẹ con tôi như thế nầy đây nè!.”. Nghĩ lại, thấy cũng vô lư, thấy cũng tội nghiệp cho ổng “nhất nhật tại tù, thiên Thu tại ngoại mà”. Rồi nghĩ tới con bạn học rất thân cùng lớp cùng trường Gia long hồi nào đó mà giận hết sức, mà cũng thương và thấy tôi nghiệp nó vô cùng. Nhà chúng tôi ở gần nhau, đến trường, tôi thường đèo nó trên chiếc Veo Solex đen bóng của ḿnh bên cạnh các chị em đủ loại xe “Honda dame” xanh, đỏ, tím, hồng. Ngồi trên chiếc Velo Solex có vẻ kênh kiệu mà có chút ǵ quư phái đó, chúng tôi biết bao nhiêu chuyện t́nh thời học tṛ được nói cho nhau nghe, buồn vui biết bao kỷ niệm.  Ai đời, nhờ nó mượn giùm ḿnh năm trăm đồng th́, nó đưa cho ḿnh bốn trăm bảy mươi lăm đồng, thậm chí nhờ nó mua bốn ổ bánh ḿ th́, nó cũng lấy đi một ổ, gọi là công. Con nhỏ nầy hồi đó rộng rải lắm chớ, tế nhị lắm chớ và cũng biết điều lắm chớ. “Cách mạng” vào, rêu rao “đổi đời” làm sao mà, đổi đời nó như vậy đó? Mẹ con tôi chịu khó chịu khổ, nhín ăn nhín mặc, dành dụm một ít tiền, quyết kỳ nầy ra thăm ổng ở trại giam Ba sao Nam hà. Tôi lảnh “quà thăm nuôi” của vài bà bạn gởi cho chồng. Họ đă trả công bằng cách chia sớt “quà thăm nuôi” hay chịu phụ phí di chuyển cho. Các cô chú nó chỉ biết t́m ṭi, tọc mạch những sơ suất của ḿnh mà dè bỉu, lơ mằt ếch dằn mặt: “ăn c̣n không có ăn, mặc c̣n không có mặc, bày đặt thăm với nuôi”. “Đừng trách mẹ con em nhé. Em chỉ muốn ra gặp anh mà thôi”. Tôi th́ thầm trong ḷng mà nỗi buồn mang mang… Những người vợ “tù cải tạo” lặn lội thân c̣ ngược xuôi khắp nẻo đèo heo hút gió hết nước Việt nam nuôi chồng. Không may, có người bị hảm hiếp, có người bị cướp của, bị giết chết, có người bị tai nạn thương tật… tôi nghe kể cũng có mà thấy tận mắt cũng có. Thảm thiết vô cùng. Chúng tôi, đêm gặp nhau sau hơn tám năm xa cách, biết bao nhiêu chuyện phải kể, biết bao nhiêu chuyện để nói, biết bao chuyện dặn ḍ và cũng biết bao nhiêu chuyện phải làm. Có biết đâu, từ đó tôi có bầu thằng Bé. Người ta dị nghị. Người ta chê cười rằng, “cái bà đó lấy trai”. Gia đ́nh bên ổng nh́n thẳng vào mặt tôi chửi đổng, “đồ thứ làm đĩ”. Tôi chẳng thèm để ư ǵ cả. Tôi cũng không c̣n hơi sức đâu mà lo ba cái chuyện “dị nghị” bá láp. Chị cũng biết cho, cái bản mặt của tôi lúc bấy giờ, có cho cũng không ai thèm thứ tả tơi, bần tiện, người không ra người, ngợm không ra ngợm, nói ǵ “lấy trai”, “làm đĩ”. Ngày tôi đau đẻ, những người bạn là vợ của những “người học tập cải tạo”, đồng cảnh, đồng cảm, d́u tôi đi sinh, an ủi, giúp đỡ tôi nhiều lắm, đến bây giờ tôi cũng không bao giờ quên được ân sâu nghĩa nặng đó của các chỉ. Bên chồng tôi ơ hờ, cốt đứa bé ra để có cớ mà xoi mói, nguyền rủa…Tội nghiệp thằng Bé, gịng máu của ba mà bên nội coi như cứt.  Đến năm 1988, hơn mười ba năm ṛng ổng mới được thả về. Má chồng chẳng mừng. Các chú thim, các cô dượng cũng chẳng mừng. Nhà ai nấy lo, đèn ai nấy sáng. Ổng buồn. Ổng khóc. Lúc đi, tôi mới hăm lăm, bây giờ đă băm tám, tàn tạ như “bà xèng”. Mấy đứa con cũng đă mười tám, mười bảy, mười sáu…mà  nhỏ nhoi đèo đẹt, rơ ràng ràng là đói ăn, thiếu mặc. Thôi th́, cha ngồi bán giấy số, con trai đạp xích lô, con gái bán hàng rong, mẹ ḷng ṿng xoay sở, cũng đỡ hơn thời ổng trong tù. Năm 1990, chạy vạy tiền bạc làm giấy tờ đi HO. Cực đă, nghĩ đến mấy đứa em trai, mấy đứa em gái, ổng đến nài nỉ mượn tiền, dẫu sao trong nhà vẫn hơn ngoài ngơ. Chị nghĩ coi, chúng nó trả lời giống nhau như một, “đi đâu, đi ăn cướp chớ đi Mỹ, đừng ḥng lường gạt”. Tôi th́, quá quen giọng điệu “mất dạy”, “phản Trụ, đầu Châu” của tụi nó lắm rồi. Ổng th́ không ngờ tụi nó phản phúc đến như vậy. Tội cho ổng, chết điếng, không nói được một lời, lững thững đi về như hồn ma bóng quế. Đêm bên ngọn đèn dầu leo lét, ổng ngồi ôm đầu mà nước mắt chảy hai hàng. Tôi phải khóc theo. Các con tôi cũng phải khóc theo.Thảm cảnh như nhà đang có tang chế, ma chay...Chưa nói cái khó khăn làm giấy tờ đi HO. Cái “Giấy ra trại” khi về tŕnh diện, bọn Việt cộng đă tịch thu rồi. “Hộ khẩu” ổng ở một nơi bên nôi, thằng Mong ở một chỗ của chủ cho mướn xe xích lô và mẹ con tôi lại không chung cùng, đang cư ngụ bên ngoại. Ngày tháng thằng Bé đẻ ra lúc ổng c̣n ở trong tù nằm ch́nh ́nh nơi Giấy khai sanh...Cái mớ ḅng bong đan chằng đan chịt không biết đường mà mở. Hết sức khó khăn nhưng ơn Trời, Phật gia hộ, năm 1993 với HO 17, toàn thể gia đ́nh tôi cũng qua đây hết trơn. Ổng đi làm, tôi đi làm, mấy đứa lớn vốn thất học ở Việt nam, lỡ thầy lỡ bạn cũng bắt tay đi làm.Thằng Bé chín tuổi vào Tiểu học. Gia đ́nh không c̣n lo nghèo đói ǵ nữa, chỉ lo trả nợ tiền mượn trước khi đi và trả nợ ơn nghĩa người ta giúp ḿnh thời hoạn nạn. Rồi những cái thơ, rồi rất nhiều lời nhắn của bà nội, của các em ổng ngọt xớt, quỵ lụy xin xỏ tiền bạc riết, đến nỗi tôi rùng ḿnh, mường tường như họ đang réo gọi oan hồn tôi dậy để đ̣i nợ truyền kiếp. Tụi nhỏ nhất định “không cho một cắc”, bị ba nó chửi, “đồ cháu bất nghĩa”. Tôi không tán đồng thái độ của các con tôi, cũng không như ư của ổng cho tụi nó là “đồ cháu bất nghĩa”. Con tôi có đứa nào nợ nần với ai bên anh em ổng đâu mà bất nghĩa vói bất nhân!? Chúng tôi th́ khác, có ǵ đi nữa cũng là anh chị cả, mang tiếng ở bên Mỹ mà, “thôi cho tụi nó ít tiền” bỏ thêm vào túi bạc tham lam của tụi nó, cho tụi nó im tiếng, cho tụi nó vui, cho tụi nó bớt đời phản phúc…mà khỏi chửi như tát nước vào mặt ḿnh “đồ thứ ăn mày”, “đồ thứ làm đĩ”, “con mẹ điên”,”bọn lường gạt”. Chị thấy chưa, chỉ có tiền mới thay ḷng đổi dạ con người mau nhất? Rồi qua đến  đây, chưa kịp ăn bù những hồi đói meo th́, bị tim mạch, bị cholesterol, bị tiểu đường, bị cao huyết áp, bị đường ruột…không biết ở đầu ùn ùn dồn hết bệnh cho ḿnh phải cử ăn, nhịn ăn, ăn kiêng, ăn khem…thật là bi quan yếm thế!. Chị thấy đó, những năm 1978, 1979...gạo làm ǵ có mà ăn. Thứ “bo bo” Ấn độ cho Việt nam để nuôi ngựa, nuôi trâu mà cũng không đủ tṛm trèm cái bụng nữa là. Khoai ḿ, củ không có tiền mua, phải ăn lá chứa nhiều độc tố HCN chết người. Cũng may, tôi quen ăn chay trường cả bốn tháng trời trong Chùa rồi, cho nên cũng không đến nỗi nào. Việc gia đ́nh tưởng được yên ổn trong ḷng, ai ngờ… Chị thấy đó, hết long đong lận đận đời cùng túng khốn nạn ngày xưa rồi đến ưu phiền nỗi bất hạnh những đứa con chẳng xúc cảm t́nh cha mẹ nuôi dưỡng nó mà chịu mười mấy năm trời đau thương thời ở Việt nam. Biết rằng, ở nước Mỹ nầy, không gia đ́nh nào mà không có những nỗi buồn riệng, nhưng sao tôi thấy phần ḿnh đáng than thân trách phận quá. Thằng lớn lạng quạng, có vợ có con ở Việt nam rồi mà không chịu bảo lảnh qua, về lại bển cưới một con đàn bà lang chạ, già hơn nó nhiều tuổi, đă rước qua c̣n phải hầu hạ. Thằng kế tiếp theo bước chân anh, không lo làm lo ăn ǵ ráo, qua qua lại lại miệt dưới Sóc trăng, tưởng ǵ hơn, lại cưới một con “gái ôm” đen đúa Kampuchia qua Mỹ cũng để được vợ sai khiến mà thôi. Hai đứa con gái, một lấy Mỹ đen, một lấy Mỹ trắng, cực lực làm mà nuôi thân lười biếng hai thằng ngoại quốc. Vợ chồng tụi nó sai, tụi nó chạy như bay. Ḿnh sai, tụi nó ù ĺ, trả lời “con không rảnh”. Làm được bao nhiêu tiền, con cũng như dâu rể, rủ nhau vào Casino hay cá độ football sạch sành sanh, không nghĩ thời khố rách áo ôm, “thiếu đường đi ăn mày” nhiều lần tưởng chết đói. Ổng chán nản quá, đi làm về chỉ quanh quẩn trong nhà, “ra ngoài mắc cở thêm”, ổng thường nói như vậy. Hồi nảy vào đây, chị thấy tôi buồn buồn muốn khóc là v́, tôi bảo thằng Mong “má đang ở Chùa Quan âm, chở má về được không?". Nó trả lời, “con phải chở vợ con đi chơi nhà bạn nó bên North, không chở được”. Chị thấy không, khổ với con suốt đời mà không nhờ được đứa nào hết trơn chị ơi!. Cần những ǵ, tôi kêu những đứa dâu, kêu những đứa rể bảo lại, tụi nó làm ngay...Con tôi, tụi nó chỉ biết làm theo vợ, làm theo chồng thôi, không biết làm theo cha mẹ. Rất may thấm nhuần phần nào trong giáo lư đạo Phật từ nhiều chục năm nay, tôi cũng nghiệm ra được “Tứ diệu đế” là, có “sự có mặt của các khổ đau”, có “những nguyên nhân gây ra các khổ đau”, có “cách chấm dứt những nguyên nhân gây ra các khổ đau” và có “con đường thực hiện việc chấm dứt những nguyên nhân gây ra các khổ đau”, con đường “Bát chánh đạo”- : “Chánh tri kiến”, “Chánh tư duy”, “Chánh ngữ”, “Chánh nghiệp”, “Chánh mạng”, “Chánh tinh tấn”, “Chánh niệm” và “Chánh định”. Nương ơn Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng, tôi mới phần nào giữ được an b́nh trong tâm hồn từ những vùi dập chết đi sống lại nầy đến những vùi dập chết đi sống lại kia. Nếu không, tôi chẳng biết ḿnh bây giờ c̣n hay chết ra làm sao, dù “Tứ diệu đế”, “ Bát chánh đạo” th́ không phải hạng người khập khiễng như tôi dễ dàng đi qua một đoạn. Cám ơn chị đă lắng nghe. Thôi, chút nữa chị chở tôi về vậy.”. Chị giải bày tâm sự y hệt một nữ tu đang thuyết pháp giáo lư Phật môn, khiến ai nghe cũng ngậm ngùi thương cảm, chán đời thế tục !.

Phải rồi, “một bà mẹ nuôi được năm bảy đứa con, chứ năm bảy đứa con có nuôi nổi một bà mẹ bao giờ”. Tôi nói với chỉ như vậy và an ủi, “thôi, ḿnh trót mang “cái nghiệp” như vậy phải chịu như vậy rồi chị ơi, có suy nghĩ cho nhiều cũng thế à. Chị ngồi chơi, chút nữa tôi đưa về. Tôi chỉ có ba đứa mà cũng mệt, huống ǵ. Qua đây, đứa mười tuổi, đứa bảy tuổi, đứa nhỏ năm tuổi, lúc nào cũng quấn quít bên cha mẹ nhơng nhẽo. Bây giờ, đứa đă hăm lăm, đứa đă hăm hai, đứa cũng hai mươi, suốt ngày ở trường học, ở sở làm, ở các mall mua sắm, ở các party vui chơi với bạn bè Việt, Mỹ, Tây, Tàu, Mễ…hết th́ giờ ở nhà với ba má, nói chi nhờ với vả. . Nghe bầy con xí xô xí xào tiếng Mỹ mà điên cái đầu và đau cả ḷng. Ḿnh th́ “tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi...”. Con th́ cứ “what’s up!”. “go-ahead...”, “what are you talking about?”...Một nhà hai thái cực. Buồn lắm! Ḿnh nói tiếng Việt, chúng nghe không hết. Chúng nói tiếng Mỹ, ḿnh nghe không ra. Ngày giỗ ông bà, ḿnh với ḿnh trong nhà, không có một đứa mất th́ giờ thắp cây nhang van vái tưởng niệm…Vợ chồng già âm thầm cúng kiến không có một đứa hụ hợ v́, đang hớn hở dầm tuyết mừng “Merry Christmas”,  “Happy New year” của người ta. Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông bất kể, khuya lắc khuya lơ cũng chưa chịu về, có khi đi cả ngày nầy qua ngày kia không cần nói cho cha mẹ hay. Điện thoại cầm tay, mua thứ mắc tiền cho sang để gọi nhau kháu chuyện, không phải để gọi ḿnh hay để nghe ḿnh gọi cấp cứu. Bạn gọi th́ nhanh tay lẹ chân bắt nghe ngay, dù có đang ngủ say cũng thức dậy. Ḿnh gọi đến hụt hơi, chúng có thèm bắt đâu?. Khi ḿnh cần mấy đứa nó giúp th́, chúng đùn qua đùn lại. Ít khi có được bửa cơm gia đ́nh có cha, có mẹ, có con…ngồi lại với nhau ăn uống, chuyện tṛ vui vẻ. Áo quần, son phấn, giày dép. bóp xách, mũ nón…mua để đầy nhà như đống rác. Kể chuyện Việt nam, chúng nói “xa quá ba má ơi”. Nói về đạo lư ông bà, chúng bảo “xưa rồi ba má ạ”. Nghĩ đông con, mua nhà lớn thênh thang nhiều pḥng cho tụi nó ở. nhưng từng đứa một từng đứa một xách gói ra đi để nh́n tới nh́n lui, thường trực vẫn hai ông bà già ngồi coi phim bộ. Biết bao nỗi âu lo, buồn phiền, hai vợ chồng già trên sáu mươi, hằng ngày bó gối nh́n nhau tư lự, chắc chắn một ngày nào ḿnh chết, các con đang vui chơi ở đâu đó không hề hay biết đến. Nỗi buồn cứ đằng đẳng, dẫu có khác với chị th́, cũng là nỗi buồn dằng dặc. mỏi ṃn, héo hắt… xói  tận tâm can.Thôi th́, ḿnh nghĩ lại ḿnh một chút mà sống, Nghĩ quẩn nghĩ quơ theo tụi nó hoài chỉ chuốt đau buồn, chết sớm mà thôi, có thay đổi được ǵ cho cam. Bọn ḿnh, vợ “ngụy quân ngụy quyền” phải khổ v́ một thời chồng là “tù cải tạo” và mẹ gia đ́nh HO qua Mỹ, bây giờ phải đau v́ con, những đứa con thiếu bàn tay d́u dắt của người cha đă mất trên một chục năm trời lao lư của “thiên đường cộng sản.!?” Thôi, đó cũng là sự an bài của số phận, ráng chịu đựng mà sống tháng ngày vui heo hút với chồng, với con như nỗi oan khiên một đời…rồi cũng qua đi hết kiếp. Chị Hoàng hai gịng lệ chảy dài, vói lấy miếng “napkin” trên bàn lau mặt. Tôi thấy cay cay đôi mắt. Tôi cũng đang khóc…Ngoài trời, bông tuyết bắt đầu rơi nhiều trong cái lạnh tê tái của mùa Đông mới bắt đầu./.
 
 Nguyễn thừa B́nh
 Cuối tháng 11 năm 2010, đầu Đông năm Canh dần

 
                                                              
 

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào ḷng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển băo tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vú quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giă từ vũ khí
Mối t́nh đầu
T́nh lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện t́nh với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc t́nh
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nh́n Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
B̀NH-TUY, những ngày cuối cùng...
T́nh Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và ḥa b́nh
Tây Ninh, chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi ḍng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Tŕu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Băo Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một ḍng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện t́nh của một Phi Công
Hai v́ sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người t́nh
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái B́nh Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Đội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện t́nh chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
T́m lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Găy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ H́nh Của Chính Ḿnh
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy c̣n đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Ḍng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa qua những t́nh khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn c̣n đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương t́nh anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những gịng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư t́nh của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nh́n được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư t́nh
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời c̣n dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba ḍng nước mắt
Những xác chết trên mănh đất chữ "S"
Thân phận người lính găy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện t́nh khoai lang
Tâm t́nh người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm t́nh
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xă đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi t́m Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất t́nh
Dấu "Hỏi Ngă" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ư yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
T́nh... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ t́nh
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi ḍng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi t́m tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hăy giúp tôi
Con c̣n nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ t́nh
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà ṇi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái t́nh
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ c̣n một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một ḿnh
Hăy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Ḥa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc t́nh
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nh́n những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời c̣n vui v́ có chút ṭm tem
Đôi mắt Phượng
Ngựi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
T́nh già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân t́nh
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài ṿng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
T́nh người
Hồi kư của một người Hà Nội
T́nh nghĩa, nghĩa t́nh
Đôi đũa
Gịng đời... và hồi âm gịng đời...
Không cho phép ḿnh quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
T́nh ngây dại