CÔN MINH (Kunming) TRONG TÔI

DTDB

Sáng hôm nay bầu trời trong xanh, cao ṿi vọi, xa xa vương vướng từng làn mây trắng chỗ dầy, chỗ mỏng tạo thành những đường gân và tua tủa ở chung quanh b́a giống như được kết ren. Gió hiu hiu nhè nhẹ mát rượi lướt qua cửa sổ, màu nắng lụa trải dài nhảy múa trên vạn vật, lên nóc, lên tường những ngôi nhà bên kia lộ.
Nắng ươm lên cỏ hoa, cây cối hai bên đường đă đơm nụ, và trổ lúng phúng chồi lá non màu vàng nhàn nhạt, màu tim tím hồng, màu phơn phớt xanh… Màu sắc chớm nở của nụ, của lá non tùy thuộc vào mỗi loại cây như những bụi hồng ở hai bên hong, dưới cửa sổ trước nhà có đọt tím th́ sẽ trổ hoa màu tím, màu đỏ tím, màu hồng tím… Đọt màu ngà th́ trổ hoa màu trắng, màu vàng lợt hay màu vàng nghệ… Rồi hoa đổ quyên, hoa dạ lư, tường vi, mồng gà, bách hợp cúc, vạn thọ… cũng vậy. Nếu chúng ta để ư một chút, tinh mắt một chút khi nh́n thấy đọt non th́ biết ngay cây đó sẽ trổ bông màu ǵ.
Miền Nam của nước Mỹ về mùa xuân quả nhiên không gian, thời tiết ôn ḥa làm người dễ chịu, cảm thấy thơ thới, lâng lâng, tươi trẻ hẳn ra. Và niềm vui nào đó len lén tỏa vào hồn mà không biết nguyên nhân… rồi từ đó ta sẽ được chuyện may mắn. Đôi khi nh́n mưa bay phai phái, gió hắt hiu lành lạnh của tiết trời mùa thu th́ làm ta cảm thấy tâm hồn man mác, buồn buồn… th́ ta sẽ gặp chuyện buồn… V́ ngoại cảnh tư nhiên, niềm vui, nỗi buồn không xuất xứ, không rơ nguyên nhân từ đâu đến… người ta thường bảo rằng đó là linh cảm(?)
Vậy sao? Thật sự tôi không rơ ràng về cái linh cảm cho lắm! Nhưng bạn bè thân, trong câu chuyện lúc điện đàm, có chị kể rằng:
- Tui có linh cảm chuyện ǵ đó không vui sắp xảy ra? Quả đúng như vậy! Tội nghiệp ông chồng tui, mười mấy năm nay lúc nào cũng mua lại xe cũ của nguời ta để đi làm. Dù chúng tôi làm ra tiền, nhưng phải dành dụm gởi về cho thân nhân c̣n kẹt lại bên kia! Dành mua giấy máy bay cho mấy đứa nhỏ đi học xa về nghỉ hè, Tết nhứt, lễ lộc… và c̣n chi dụng phải quấy mọi thứ lung tung chị ơi! Từ ngày bọn nhỏ đi làm, không cần đến sự giúp đỡ về tiền bạc của gia đ́nh nữa, chúng tôi chắc mót tiện tặn mua chiếc xe mới, nhưng là xe thường thôi. Xe mua được chỉ có mười mấy ngày, th́ hôm qua ông nhà tôi đi chợ bất cẩn làm sao mà khi de xe ra đụng móp xe người ta, c̣n xe ḿnh cũng trầy trụa. Ổng về buồn lắm, tôi cũng thấy xót xa… Nhưng may mắn người th́ không hề hấn ǵ cả… Vậy cũng phước đức lắm rồi.
Bà kia bảo:
- Sáng hôm nay thức dậy, tôi thấy buồn bực xốn xang trong ḷng quá đi! Nên tôi có linh cảm chắc sắp có chuyện ǵ xảy ra đây? Thiệt đúng nhưng rằng, trưa em gái tôi cho hay ông già trở bịnh, phải đưa vào nhà thương.
Chị nọ nói:
- Hồi chiều mệt quá, v́ đường xe bị kẹt chỉ nhít bánh nên về trễ. Mọi khi gặp như vậy tôi sẽ bực bội lắm, nhưng không biết tại sao lúc đó tôi lại thấy trong ḷng vui vẻ, c̣n lẩm bẩm hát theo tiếng nhạc du dương từ CD của máy hát trong xe nữa chớ? Về đến nhà mới hay thằng con lớn đậu ra trường y khoa! Ôi thiệt là mừng hết lớn, ḿnh vất vả nuôi lo cho con ăn học, bây giờ mới thấy nhẹ nhỏm trong ḷng, mừng ơi là mừng, mừng muốn rơi nước mắt lận đó…
Nghe bạn bè nói về cái linh cảm của họ, tôi cũng muốn có được linh cảm. Nhưng tôi lại e dè, lo ngại v́ linh cảm đến chuyện tốt th́ được, chớ linh cảm chuyện buồn, chuyện xấu th́ không nên, bởi người xưa thường nói “Họa vô đơn chí/ Phước bất trùng lai” Như vậy thà đừng có linh cảm c̣n hơn, chớ chuyện xuôi xẻo cứ đến hoài th́ chịu đời sao cho thấu? Nói th́ nói vậy, chớ đời của con người mà, dù ḿnh không chờ, không mong nhưng rồi mọi sự vui buồn, hỷ, nộ, ái, ố cũng ùn ùn kéo tới.
Nhớ ngày xưa, đêm nào được ngủ chung với má tôi, bà thường hay tỉ tê kể chuyện con Mít, con Ổi, thằng Xoài… để làm gương và răng dạy con gái ḿnh. Có chuyện bà nói đi nói lại hàng trăm lần, cứ phải nghe hoài mệt quá, tôi bèn làm bộ ngáy kḥ kḥ, để bà tưởng con đă ngủ rồi không nói nữa! Bây giờ mẹ tôi đă qua đời, tôi thèm muốn nghe những lời nói của mẹ, những chuyện mẹ kể, nhưng ngàn năm mây bay! Không bao giờ nghe được lời mẹ tôi nữa!
Má tôi là một cô thôn nữ quê mùa. Bà được sanh ra và lớn trong một gia đ́nh có miếng ăn miếng để, được sự day dỗ của gia đ́nh theo đạo Khổng. Họ quan niệm ăn hiền ở lành, thi ơn bố đức, làm ác gặp ác, làm lành lánh dữ… thành tâm hướng Phật. Cô thôn nữ đó, may mắn được ông giáo đổi về làng dạy học đi cưới. Và chị em tôi năm đứa con gái lần luợt ra đời.
Thuở đó xóm giềng bảo với nhau rằng:
- Tội nghiệp vợ chồng ông thầy giáo Năm thiệt là vô phước hết sức, nên không có một móng con trai để nối ḍng…
Má tôi hơi buồn, v́ không sanh được con trai cho chồng. Bà cũng biết tâm lư đàn ông nào mà chẳng thích có con trai? Nhưng nghe mấy mụ hàng xóm xí xọn, bà trề môi lầm bầm: “Nhiều chuyện, con gái con trai ǵ thây kệ người ta, mắc mớ ǵ đến mấy người? Thiệt là “Nhàn cư vi bất thiện” không chuyện ǵ làm cứ ngồi lê đôi mách! Con gái thương cha thương mẹ nhiều hơn con trai. Mấy bà cứ chống mắt mà chờ xem, tui sẽ dạy mấy đứa con gái tui sau nầy thành người tốt, chớ không như mấy con mẹ ăn ở không, nhiều chuyện như mấy bà đâu…”
Ba tôi nghe được cười h́ h́ nói với họ: “Chúng tôi có con gái, hay con trai cũng giống nhau thôi. Phải cố gắng dạy dỗ chúng nên người, tôi không lo v́ em và anh tôi đă có con trai, nên họ nhà tôi sẽ có người thừa kế nối ḍng”.
Bây giờ ở suối vàng nếu biết được ba má tôi sẽ vui lắm, v́ năm đứa con gái của ông bà sanh được tất cả là hai mươi tám đứa cháu ngoại, trai có, gái có. Những đứa cháu ngoại nầy, có đứa là giáo chức, là công chức ở thời Cộng Ḥa, sau khi giặc chiếm miền Nam chịu chung thảm cảnh đau thương, bỏ nghề ra làm nông dân, đi buôn bán… Có đứa là tù nhân chánh trị đă biệt tích mấy mươi năm, vợ con lấy ngày bị bắt để cúng giỗ. C̣n mấy đứa may mắn theo gia đ́nh vượt thoát khỏi nước Việt Cộng để t́m tư do. Chúng đă thành nhân, có đứa nay làm cho chánh phủ, đứa thương gia, đứa chủ hăng, đứa quân nhân, đứa kỹ sư, đứa bác sĩ, có đứa lập gia đ́nh. Ba mẹ tôi đă có cháu gọi bằng cố.

Vợ chồng tôi thành hôn đến nay cũng đă bốn mươi năm. Nhớ năm nào c̣n ở Chicago gần miền Bắc của nước Mỹ. Vào mùa thu ngày nầy qua ngày kia thời tiết lành lạnh, mây xám nặng nề hạ thấp, cả bầu trời ủ dột trở màu xam xám đục, âm u để đón nhận cái giá băng, rét buốt của mùa đông sắp tới.
Mới chớm đông mà có hôm ngoài trời tuyết thướt tha bay lả chả, tuyết rơi phủ trên mái nhà, trên đường đi, trên cỏ khô, trên cây cành trụi lá một màu trắng xóa. Những mảng tuyết ánh lên lấp lánh rọi chiếu bởi bóng đèn đường úa vàng, mờ ảo như ngọn đèn ma trơi giăng mắc trên cột đá sừng sửng trơ vơ lạnh lùng. Nhớ nhung về thời thanh xuân sống êm đềm nơi quê cha đất tổ, không kềm được nỗi trào ḷng, tôi th́ thầm ngâm nga:

Bài thơ cho ḿnh

Màn đêm xuống tự bao giờ
Giá băng ôm ấp mịt mờ sương đêm
Ngoài song sáo gió ru êm
Trăng khuya tṛn sáng, sao hôm rộ trời
Đă bao năm thoáng qua rồi
Chợt đi, chợt đến nửa đời có nhau
Nhớ ngày anh bỏ trầu cau
Nhớ ngày đám cưới ḷng xao xuyến ḷng
Thuyền hoa em bước theo chồng
Lứa đôi đằm thắm, t́nh nồng đẹp duyên
Bây giờ nắng xế chiều nghiêng
Hoa râm mái tóc ưu phiền dung nhan
Tiếc thương một thuở mộng vàng
Soi gương ngắm bóng ngỡ ngàng xuân xanh
Mười hai bến nước mộng lành
Có chồng lính chiến em đành ngược xuôi
Ngày buồn nối tiếp ngày vui
Cũng không lo ngại có tui có ḿnh
Đôi ta như bóng với h́nh
Bốn vùng chiến thuật chúng ḿnh lao đao
Bao phen gió nổi sóng trào
Bàng hoàng ngó lại trắng phau mái đầu

Để rồi hôm nay, hơn ba thập niên rời xa rời đất tổ, tôi cảm thấy như ḿnh như vừa qua một giấc ngủ mơ dài, mà nghe ḷng thổn thức bâng khuâng:

Hỏi mây bảng lảng về đâu?
Có làm vơi bớt nỗi sầu trong ta?
Bên nầy, nơi đó cách xa...
Làm thân viễn xứ tuổi già chồng thêm
Ở đây đời sống êm đềm
Mà sao nỗi nhớ đêm đêm lại về
Nhớ thời thơ dại ở quê
Những chiều tan học trên đê nắng vàng
Vui ngày lễ Tết đ́nh làng
Dưới sông câu cá, không gian thả diều
Tù và thổi bến đ́u hiu
Mây in đáy nước đ̣ chiều vắng tanh
Ngày xưa, ôi thuở xuân xanh!
Ấp yêu trong giấc mộng lành thắm tươi
Đă qua mấy chục năm rồi
Nhớ về cố quốc bồi hồi xót xa!


- Em đang nghĩ ǵ? Có ngủ được giấc nào không? Đường c̣n xa lắm phải hơn 7 giờ nữa mới đến Hồng Kông.
Giọng nói nhừa nhựa của phu quân làm ḍng tư tưởng tôi bị đứt ngang. Tôi chưa kịp trả lời th́ ông quay mặt bên kia ngủ tiếp. Vượt không gian, động cơ của chiếc máy bay vẫn gầm gừ nổ đều đều. Điệu nhạc êm tai trong màn ảnh của chiếc TV nhỏ trước mặt (sau lưng ghế người khách ngổi ghế trước).
Chúng tôi đang ngồi trên chiếc phi cơ Cathay Pacific airline bay xuyên địa cầu từ Mỹ (phi trường San Francisco) qua Tàu (phi trường Hồng Kông) mất 14 giờ 7 phút, và phải ngồi đợi ở đây năm giờ để chờ chuyến bay khác qua Kunming. Đó là trạm đầu tiên chúng tôi du lịch Trung Quốc trong mười ngày ở miền Nam nước Tàu lần nầy.
Mèn ơi, cái bàn tọa ê ẩm, th́ nói làm ǵ hai chân tôi bị tê nữa. Mỗi lần đứng lên để đi cầu vệ sinh, hay đi tới đi lui cho giản gân cốt, th́ mấy bước đầu tôi đi khập khểnh cà xích, cà xích như người bị chân thấp chân cao. Tôi thở dài bực bội v́ tùi túng ngồi một chỗ lâu, và cũng nghĩ lại cái linh cảm của ḿnh trước khi lên đường không biết có phải là điềm tốt cho chuyến du lịch dài và qua nhiều quốc gia?
V́ nhớ lại hôm đó, khi ngắm nh́n bầu trời đẹp, tôi cảm thấy tâm hồn ḿnh phơi phới dễ chịu vô cùng. Bỗng dưng tôi liền nghĩ ngay chắc linh cảm? Linh cảm nầy sẽ đem điềm tốt sắp đến cho ḿnh đây! Thiệt là đúng quá, người phát thư trao cho tôi một bao thư dầy cợm sau khi kư nhận. Nh́n b́ thư, tôi biết là của hăng du lịch. Tôi hơi lấy làm lạ, cầm bao thư đi thẳng vào nhà mở ra xem, bên trong nào sổ nhập tịch Mỹ (passport) của vợ chồng tôi, giấy máy bay, lịch tŕnh đi… Tôi hết sức ngạc nhiên v́ ḿnh không mua, cũng không nhờ ai mua dùm… không biết tại sao lại có những thứ nầy?
Chiều về con gái tôi ghé rước hai đứa nhỏ (cháu ngoại), tôi bèn đem việc nhận thư bảo đảm của hăng du lịch ra nói, cháu cười bảo:
- Hôm đầu năm con hỏi mẹ kỷ niệm bốn mươi năm đám cưới của ba mẹ, mẹ ba có muốn đăi tiệc bạn bè không? Ba mẹ bảo là không, nên chị em con hùn tiền lại tặng ba mẹ đi du lịch.
Lúc bấy giờ mới biết phu quân tôi toa rập với mấy đứa con để tạo cho tôi sự ngạc nhiên vui mừng. Thiệt linh cảm lúc sang, đến với tôi tốt quá đi! Tôi sẽ được đến những vùng xa xứ lạ, những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử… mà từ ngày sửa ngày xưa xa lơ, xa lắc thuở c̣n là học tṛ Trung học tôi đă thầm mơ ước có một lần được đến viếng thăm!
Tôi tham lam, c̣n thầm mong ước linh cảm vạn hạnh tương tự như vậy xin đến với tôi đều đều, đến ào ạt như mưa tuôn, nước đổ… chớ cái linh cảm bịnh hoạn, xe bị hư giữa đường, bị móc túi… những linh cảm mắc dịch, mắc gió đó, làm ơn xin đừng bao giờ đến với tôi!

Nhờ nghĩ xa nghĩ gần, nghĩ tới, nghĩ lui mà chúng tôi đă đến phi trường Kunming. Ra khỏi máy bay chúng tôi phải đi bộ một khoảng đường dài chừng nửa cây số mới đến văn pḥng làm việc của phi trường.
Trên phi cơ, máy lạnh chạy rè rè phải lấy mền trùm cho ấm. Bây giờ ở sân bay không bóng cây che mát. Dưới cái nắng chói chang từ mặt trời chiếu rọi xuống, hơi nóng của nhựa đường bốc lên hăng hắc, thêm mùi mồ hôi của mấy trăm người đứng sắp hàng chung trong pḥng chờ đợi để khám xét giấy tờ và hành lư… Ôi, c̣n có thêm hai pḥng vệ sinh nam nữ, mỗi pḥng có ba cái cầu tiêu không được giữ sạch sẽ ăn thong qua pḥng khám xét. Cửa pḥng lại đóng kín mít v́ máy lạnh đang chạy (nhưng không có chút hơi mát) mùi hăng hắc khai khái lan tràn…
Tôi vừa mệt v́ ngồi đường xa, và thời gian chờ đợi, cộng lại trước sau tṛm trèm gần hai mươi ba giờ mới đến đây. Bây giờ lại hít thở cái mùi hổn hợp nồng nặc nầy nữa!
Nồi đồng, nồi đất ơi! Nh́n trước nh́n sau, nh́n lại ḿnh chẳng khác con gà tử mị, chẳng khác cái áo cũ rớt dưới gầm giường của nền nhà đất, nằm cả một mùa mưa dầm… Tui cảm thấy ḿnh vừa nhốp nháp, vừa chua lại vừa hôi hám! Phu quân tôi cùng cảnh ngộ và như hiểu ư, chàng nh́n vợ nở nụ cười tàn nhẫn! Tôi nh́n lại chồng, cũng mỉm cười tươi như hoa hồng héo!
Nhưng không sao! Hăy nh́n kia, đồng hành với chúng tôi trước mặt đa số là dân bản xứ, kế bên có hai cặp vợ chồng Ấn Độ, sau chúng tôi có mấy cặp vợ chồng người da trắng, người Đại Hàn, người Phi Luật Tân, người Nhật… Ai, ai cũng có “mùi thơm tho quư phái” giống nhưnhư nhau, nên tôi cảm thấy đỡ phần thẹn và đở mặc cảm!
Ra pḥng chờ đợi dành cho khách đến, chúng tôi gặp ngay người hướng dẫn (tour guide) đang đứng cầm tấm bảng có tên chúng tôi chờ sẵn. Tour guide tự giới thiệu là dân địa phương, người Tàu (gốc Măng Thanh) lấy tên Mỹ là Tony cho dễ gọi. Anh ta nói tiếng Mỹ bằng giọng lơ lớ, nhưng chúng tôi nghe hiểu:
- Ông bà đi đường xa chắc mệt lắm? Ông bà có muốn về khách sạn nghỉ ngơi rồi chiều đi thăm thắng cảnh không?
Đă đi du lịch đôi lần, chúng tôi biết thời giờ có hạn định, nếu không đi hoặc trễ năy th́ ḿnh chịu thiệt tḥi sẽ bị mất đi những nơi thăm viếng đă định. Ông xă tôi nh́n như hỏi ư? Tôi nói ngay với người hướng dẫn:
- Cảm ơn anh, chúng tôi muốn theo lịch tŕnh đi thăm thắng cảnh, sau ăn tối đến khách sạn nghỉ ngơi luôn cũng được…
Kunming ở về miền Nam của Trung Quốc, mùa hè không nóng gắt, mùa đông không lạnh tái tê. Chúng tôi đi thăm Xisham (Western Hill). Đó là ngọn đồi cao khoảng 3 cây số, phải ngồi trong chiếc lồng (cable car) hai chỗ ngồi, dung điện kéo lên Dragon Gate, và khi trở xuống th́ sẽ đi bộ.
Ngồi trên cable car vắt vẻo trên dây sắt, từ từ được điện kéo lên cao, khỏi đầu ngọn cây, gió thổi qua ào ạt bởi không có những tấm chắn bằng kiếng. Tôi thấy hai bàn chưn ḿnh nhột nhạt, nhót ruột, nao ḷng v́ sợ. Bởi khi nh́n lên trời trong mây trắng rộng bao la, cao ṿi vọi, ngó xuống đất sâu thăm thẳm đen ng̣m ng̣m sâu thăm thẳm tôi bèn nghĩ dại rủi ro giữa chừng bị mất điện, bị đứt dây th́ sẽ toi mạng!
Lạy tạ Thượng đế, tôi đă lên đến đĩnh núi! Trên ngọn núi cao nh́n bốn phương tám hướng, tôi thấy con người quá nhỏ bé. Cùng người hướng dẫn, chúng tôi đi xuống bằng con đường ngoằn ngoèo qua các lùm cây rậm rạp, qua những cây cao bóng mát. Có lúc dừng chân bên những di tích lịch sử, những ngôi miễu, ngôi chùa nhỏ cổ xưa đă có từ mấy trăm năm trước, mái ngói, tường đá, tượng thờ thật xưa cũ không được tu sửa.
Có lúc chúng tôi đi luồng qua vách núi tối om om, có lúc đi sát ṿng quanh núi xa xa thấy hồ lớn Dianchi Lake. Chúng tôi nh́n xuống hồ nước xanh thăm thẳm của vùng bird-eye, bên hồ chen chúc những mái nhà lợp tông, lợp ngói… đó là nơi nhóm chơ ngoài trời vào buổi sáng, những tiệm buôn bán của dân ở miền đồi núi đơn sơ nầy. Tôi hỏi:
- Nhà dân ở lè tè vùng đất thấp, và sát mặt nước như vậy có khi nào bị ngập, lụt không?
Tour guide trả lời:
- Bà thấy thành phố ở dưới đó là mới xây cất sau nầy. Mấy chục năm trước qua đêm mưa băo, sáng ra chỉ thấy toàn nước… Lũ lụt đă cuốn trôi mất hết người và nhà cửa!
- Chỗ nguy hiểm như vậy mà Chánh phủ vẫn cho dân ở sao ?
- Dân sống ở đó bây giờ c̣n đông hơn lúc trước! Mọi người tự lo lấy sự sống c̣n của chính ḿnh và gia đ́nh. Chánh phủ c̣n nhiều chuyện khác quan trọng hơn để lo…
Lúc bắt đầu đi hai giờ chiều, bây giờ đă gần sáu giờ, người hướng dẫn đề nghị chúng tôi dùng bữa ăn chiều và sau đó về khách sạn nghỉ ngơi để tám giờ sáng mai đi viếng những thắng cảnh khác …
Trên đường đi từ Western Hill đến chỗ ăn, người hướng dẫn giới thiệu:
- Tôi sẽ đưa hai vị đến một nhà hàng có những món ăn mà mọi vật dụng làm ra đều là thiên nhiên, thí dụ như cá bắt dưới sông, thịt gà nuôi nhà, rau cải trồng không bỏ phân hóa học… Ở đây món canh là hạng nhứt, tất cả các món ăn trong nhà hàng nầy đều bổ dưỡng và ngon nổi tiếng ở Kunming…
Bụng chúng tôi đă cồn cào lâu rồi, giờ nghe món ăn ngon th́ phu quân tôi cười chúm chím. Thấy nét mặt có vẻ thỏa măn của chồng, tôi nghĩ là chàng ta đang nhớ đến câu “Ở nhà Tăy, ăn cơm Tàu, cưới vợ Nhựt”? Và chàng nghĩ rằng sẽ có bữa ăn ngon đầy sơn hào hải vị… dù không cao lương sang trọng như cung đ́nh của hoàng đế Tàu, nhưng ít ra cũng: bào ngư xào nấm đông cô, ổ yến, cá chẻm chiên tươi, canh vi cá, canh bong bóng cá, canh gà ác, gị heo nấu với thục địa… V́ trong các phim bộ, người Tàu lúc nào cũng mời người họ thương mến, họ quư trọng đến nhà ăn canh.
Bước vào địa phận Trung Quốc cái màu nhiều nhứt, nổi nhứt khắp mọi nơi từ thành thị đến hẻm hốc, rừng núi thâm sâu… là màu đỏ.
Nhà hàng chúng tôi bước vào rất khang trang, có mái ngói cong màu đỏ, tường sơn đỏ có trạm rồng nổi màu vàng, tường khác th́ vẽ những h́nh phượng múa, mây bay… Thảm đỏ, ghế, bàn cũng phủ khăn màu đỏ… Hai bên cửa lớn có lính đứng gác trang phục cũng màu đỏ… Cái ǵ cũng đỏ!
Khách hàng đang ăn uống đông, đó là các du khách trên những chuyến xe bus lớn chở nhiều người đang đậu ngoài sân.
Chúng tôi được xếp ngồi bên cửa sổ của từng lầu thứ nhứt nh́n xuống. Bên kia đường có vườn hoa, có xe cộ chạy qua lại, nhưng phần nhiều chỉ là xe đạp, xe gắn máy… phố xá màu sắc trẻ trung, đông người đi bộ…
Trong nhà hàng, hầu bàn cô nào cũng mảnh mai, cao ráo mặt mày thanh tú dễ nh́n. Nhưng, không biết có phải v́ hoàn cảnh xă hội, hoàn cảnh gia đ́nh trong chế độ Cộng sản không(?) mà các cô hầu bàn ở đây khác hẳn với c c cô hầu bàn ở các nước tự do như M ỹ, như Anh, như Úc, như ác nước ở Âu Châu… Ở đây cô nào cũng như cô nấy trông lạnh như tiền, như pho tượng bằng đá, như tảng nước đá phủ mạc cưa… Trên mặt các cô không một chút hồn nhiên, tươi vui, sinh động… không lấy một nụ cười dù là cái nhếch miệng …
Hôm đó, lúc chúng tôi ngồi vào bàn ăn th́ người tour guide không ngồi ăn chung bàn, chúng tôi không biết tiếng Tàu, các cô tiếp viên nhà hàng nầy không biết tiếng Anh. Thiệt hết sức khó khăn khi phu quân tôi muốn đi cầu vệ sinh. Tôi phải ra dấu, diễn tả như người câm! Nhưng dở quá, nên các cô lắc đầu không hiểu ư tôi muốn ǵ? Nhờ người khách ngồi bàn kế bên nói một tràng tiếng Tàu với họ, lúc bấy giờ chúng tôi mới được chỉ đường. Ông khách tốt bụng quay qua nói với tôi là ở đây phải đọc theo tiếng Tây “WC” họ mới biết là cầu vệ sinh.
Các món ăn được trịnh trọng dọn ra cùng một lúc bốn tô canh c̣n nghi ngút khói:
* Tô canh thứ nhứt là đầu cá chặt hai chặt ba nấu với nấm mèo, nước canh ngă đen v́ màu nấm và lềnh lềnh bởi da cá không cạo sạch nhớt c̣n đóng bợn trắng.
* Tô canh thứ hai cẳng, cánh vịt chặt nhỏ bằng ngón tay nấu mềm rệu với đậu phụng và nấm mèo.
* Tô canh thứ ba đầu cánh gà nấu với cải xanh và nấm mèo.
* Tô thứ tư thịt heo xắt mỏng cỡ chiếc đũa, ngắn chừng hai phân nấu với củ cải trắng và cũng với nấm mèo.
* Dĩa xào gồm có thịt gà, đậu phụng, trái su, bắp cải, nấm mèo. Tất cả đều được xắt nhỏ bằng đầu ngón tay út cở như hột đậu phụng.
* Một dĩa cải (cải tùa sại trắng) ớt bầm, ngâm chua. Mùi chua của cải, nồng của ớt, của tỏi, và màu sắc đó… khỏi ăn tôi cũng đă nghe miệng chua tận cổ rồi.
* Một dĩa mấy miếng khoai tây chiên.
Món ăn đă dọn ra đủ, chúng tôi ngồi chờ đến canh nguội mà không thấy cơm? Tôi kéo tay cô tiếp viên qua bàn cạnh bên chỉ tô cơm khách đang ăn, lại ra dấu là chúng tôi đang chờ.
Ở Mỹ, mỗi khi mấy đứa nhỏ rủ đi ăn tiệm tôi ưa ăn tiệm Tàu, khẩu vị họ nấu tôi dễ ăn hơn món ăn của Ư, món ăn của Mễ, món ăn của Pháp…Nên khi nghe tour guide giới thiệu và trước khi thức ăn được dọn ra, tôi nghĩ chắc bữa cơm nầy ḿnh sẽ ăn ngon, ăn một bữa no nê tàn tịch…
Nhưng tội nghiệp, tôi chỉ ăn cơm với khoai chiên và vài muỗng xào. Thấy bốn món canh tô nào cũng có nấm mèo, nước canh lỏng bỏng, đen ng̣m ng̣m trên mặt loang loáng vài chùm sao mỡ… Ngày xưa dạy con gái ḿnh nấu canh, má tôi thường bảo phải hớt bọt sạch như vậy nước canh mới trong, và c̣n phải để tiêu cho ngọt, để hành cho thơm nữa. Giờ thấy những tô canh trước mặt, chưa ăn tôi đă dội ngược rồi. Có bổ khỏe ǵ tôi cũng không làm sao để vào miệng ḿnh mà nuốt cho trôi…
C̣n phu quân tôi hồi năy mơ mộng món ăn ngon, giờ đây chàng nh́n thức ăn, rồi nh́n tôi mỉm miệng cười như mếu.
Khi vào xe để đưa đến khách sạn, tour guide cười tươi, hỏi:
- Ông bà ăn cơm ngon chớ?
Ông xả tôi ngần ngừ rồi “Ok”. Tôi lanh miệng “No good!” Tour guide mở to mắt, ngạc nhiên, rồi nhẹ giọng:
- Bà không được khoẻ hả?
- Không, món ăn nào cũng nấu với nấm mèo! Chưa ăn, nghe mùi nấm là tôi hết ăn vô rồi!
Tôi bèn đem một lô đầy bực bội cho bữa cơm nói ra. Anh ta xin lỗi và giải thích là ở đây ăn canh xong rồi họ mới ăn cơm… Các món ăn đó rất đặc biệt trong vùng và đầy chất bổ dưỡng để có sức cho những ngày chúng tôi phải đi bộ ở vùng núi non nầy…
Ông bà ông vải ơi! Những thứ canh đó có bổ dưỡng ǵ không th́ tui không biết? Chớ người ở đây, tui thấy người nào người nấy ốm o gầy ṃn, ốm như cây tăm xỉa răng, ốm như con c̣ng gió, ốm như cây mía lao th́ những món ăn đó bổ nỗi ǵ?
Tour guide đưa chúng tôi đên khách sạn năm sao (Bank Hotel), pḥng rộng rải, máy lạnh chạy ào ào, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi không thua ǵ những khách sạn của Mỹ.
Mặt mày tôi đừ căm v́ thiếu ngủ, say gió, ăn uống không no… nên muốn bịnh đây! Nhưng không thể để cho ḿnh ngă bịnh trong chuyến du lịch được. Sau khi nhận pḥng ở khách sạn, tôi bèn dọng vào mấy cái bánh ngọt mang theo cho đở đói, uống hết chai nước lọc, cùng các loại thuốc cảm, thuốc đau nhức… Bây giờ chưn cẳng tôi nhức nhối và hai cái đầu gối tê cứng, phải vịn vào vật ǵ đó mới ngồi xuống, hay đứng lên được.
Tôi vào pḥng tắm gội cái tóc, ngăm ḿnh trong nước nóng. Tắm xong, thay quần áo đi ra, th́ mắt không c̣n mở nỗi!
Đồng hồ báo thức reo từng chập, bảy giờ sáng chúng tôi khăn nón chỉnh tề có mặt ở pḥng ăn khách sạn.
Chu mẻ mẹt ơi, bữa ăn sáng ở khách sạn có hàng mấy chục món khác nhau. Món ăn sáng của Tàu, của Ấn, của Nhựt, của Mỹ, của Đại hàn, của Pháp… Chúng tôi tha hồ chọn thức ăn, tha hồ ăn, ăn như ma đói, ăn để trả thù cho buổi ăn chiều hôm qua.
Theo thời khóa biểu, ăn sáng xong th́ tour guide đến đón đưa chúng tôi đi du ngoạn suốt ngày hôm nay đến bảy giờ tối mới trở về.
Trạm đầu chúng tôi đi thuyền chèo trên sông ngắn như con suối lớn dài. Từ mặt đất phải đi sâu xuống hơn năm mươi thước. Hai bên bờ là vách núi đá cao cây rừng mọc tràn lan gie ra che mát. Trên bờ th́ nắng hanh hanh, xuống thuyền th́ mát lạnh như máy lạnh đang chạy ở 68 đến 70 độ F. Nước suối màu xanh biêng biếc và trong vắt. Trước cảnh t́nh trời nước, cỏ hoa, cây cao, bóng mát, gió thổi lồng lộng khua lá rừng từng đợt xôn xao. Xa đưa giọng hát ḥ lanh lănh của cô lái đ̣, của một vài du khách cảm xúc biệt thổ ngữ. Rồi những bài ca cổ truyền trong dân gian của địa phương vang vang, rền vọng trên ḍng nước, chắn hai bên bởi vách núi cao, làm cho du khách có cảm tưởng như ngồi thả thuyền dọc mộc đi vào thế ngoại đào viên an b́nh, vô tranh thâm u, thanh nhă.
Và luồn lách trong gần ba cây số đường bộ ở vùng đất sâu dưới chân núi đá toàn là những thạch nhủ. Sự soi ṃn do gió mưa và sự đào thảy theo thời gian của đất trời, vùng thạch nhủ (núi đá mềm) thiên nhiên biến dạng thành những h́nh tượng lạ lùng, cổ quái, đẹp, ngoạn mục hay thơ mộng… là do giàu cảm nghĩ và phong phú tưởng tượng của mỗi người viếng thăm.
Chúng tôi đến Shilin nơi vùng đất có đá mọc lên gọi là Rừng Đá (Stone Forest). Từ xa, chúng tôi đă thấy chập chùng hàng hàng, lớp lớp đá cao đá thẩp mọc cao trên mấy chục mẩu đất rộng ngút ngàn mắt thường không sao nh́n thấy hết.
Đá mọc dựng đứng chớ không như đồi núi chúng ta thường thấy. Đá cao, đá thấp san sát bên nhau như thân các cây rừng… Đá màu xanh xám, màu trắng bạc, màu hồng, màu vàng như rỉ séc, màu tím lợt, màu xám tro… Đá mọc trùng trùng, đá, toàn là đá… Rừng đá nầy đă có từ mấy chục ngàn năm trước, đá sanh sôi nẩy nở mỗi ngày càng nhiều hơn… Do sự soi ṃn của gió mưa, đá nhỏ, đá lớn, đá mẹ, đá con… đá tạo thành những h́nh thù khác biệt. Có đá h́nh chiếc tàu, con rồng, con ngựa, cái nhà, cây quạt, bươm bướm, mẹ bồng con… Và tùy theo ánh sáng mặt trời sáng, trưa, chiều mà màu sắc đá theo đó đổi thay, ánh trăng chiếu rọi cũng thay đổi màu từng vùng rừng đá, thời tiết của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cũng khác biệt màu đá rừng.
Có những con đường do bước chân người giẫm lên lâu đời tạo thành, đă đưa du khách đi sâu vào bên trong rừng đá. Có toán đi lên cao, có toán ở lưng chừng, có toán đi xuống thấp hơn mặt đất b́nh thường trông như bức họa lớn lồ lộ trước mắt.
C̣n những con đường lớn nhân tạo có xe của dân bản xứ chạy đưa du khách thưởng ngoạn, các nam thanh nữ tú đứng dọc hai bên đường vận y phục cổ truyền của người Yí (Yến). Họ múa, họ hát, tiếng hát cao vun vút lanh lảnh ḥa với tiếng trống, tiếng kèn đặc thù của dân địa phương đă tạo cho vùng rừng đá nầy thêm màu sắc tươi trẻ.
Bầu trời hôm nay trong thật trong và xanh biếc, gió là đà man mác, ánh thiều quang ngỡ ngàng bị mây che khuất, rồi mây bay qua từng đợt nắng vàng hanh phủ xuống rừng đá pha lẫn vạn sắc màu ….
Đứng trước rừng đá chập chùng đá là đá, tôi nghĩ rằng chỉ có tạo hóa mới tạo ra được cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vĩ có một không hai trên cơi đời nầy.
Rời rừng đá, xe chạy qua làng mạc ẩn nằm trên thung lủng, trong khe núi đá cao, qua những dăy đồi chạy dài hàng mấy chục cây số, không bao giờ dứt… chỉ thấy cây rừng, núi đồi, đá, cát…
Chúng tôi đi thăm khu chợ làng (chợ chồm hổm) của người Yến. Một sắc thái tươi vui, đẹp mắt diễn ra. Có những dăy phố nhỏ buôn bán, có sạp trái cây, thổ sản nhiều thứ đồ ăn, nước uống, áo quần, quà biếu… đồ lưu niệm
Người phụ nữ Yến có dáng vóc cao ráo, mảnh mai, màu da, sắc tóc cũng giống như các phụ nữ dân tộc những nước khác ở Á Châu. Họ mặc áo, củn dài rời hoặc dính liền gần như một màu trắng, ḿnh hàng vải áo, củn kết cườm kết hoa, thêu nhiều màu sắc sặc sỡ, tươi trẻ. Trên đầu họ lúc nào cũng đội cái nón làm bằng rơm, bằng cỏ kết lại trong bao bằng hàng vải may rất khéo tay với những bông, hoa… Màu thật mạnh, nếu là màu xanh th́ thật xanh, đó chói, hồng thắm, tím thật tím… Nhưng phong tục tập quán của họ hết sức khác lạ, nhứt là về phái nữ.
Người phụ nữa Yến đội nón có vành cao như nón vua Càng Long.trong phim bộ của Tàu, dĩ nhiên là nhiều màu sắc bướm hoa rực rỡ. Nón họ có khác nhau để phân biệt.
• Nón trơn là người phụ nữ đă có gia đ́nh rồi.
• Nón có một cái cạnh nhọn h́nh tam giác (gọi là cái sừng) là ngựi phụ nữ nầy đă đính hôn.
• Nón có hai cái sừng th́ là con gái chưa chồng
Theo tour guide kể, và mấy lần dặn ḍ phu quân tôi phải cẩn thận và phải nhớ:
- Người phụ nữ có chồng (nón không có sừng) khi nói chuyện với họ anh có thể bắt tay, vịn vai, chụp , đụng, nắm… vào người họ không sao hết. đó là b́nh thương…
*Người phụ nữ đă đính hôn (nón có một cái sừng) rồi th́ chỉ được chào hỏi, bắt tay thôi. *Người con gái (nón có hai cái sừng) th́ chỉ chào hỏi thôi và không được vô t́nh hay cố ư nắm sừng trên nón cô ta…
Phu quân tôi cười cười, nói giỡn:
- Nếu ai rờ vào cái sừng của cô ta th́ người đàn ông đó sẽ bị mọc sừng hả?
Anh Tour guide cũng cười, nhưng nghiêm mặt:
- Rờ nhầm sừng cô ta, ḿnh có bị mọc sừng c̣n sướng hơn! Ai rờ sừng cô ta th́ tức khắc phải theo về làm người ở cho cô ta ba năm! Làm mọi thứ, làm khổ sai th́ đúng hơn, người đàn ông lở dại cầm nhầm đó sẽ làm ruộng, cất nhà, bắt cá, cuốc đất, trồng khoai, phá rừng, đập đá… Làm việc cựa khổ đúng ba năm mới đưọc tự do.
Tôi buộc miệng:
- Sao kỳ vậy? Đó chỉ là áp dụng cho người Yến của họ thôi, c̣n những người ở nơi khác chắc là không chớ?
Tour guide lắc đầu:
- Áp dụng cho tất cả những người bước chân đến đây, kể cả người ngoại quốc cũng không ngoại lệ!
Tôi không tin, hỏi gặn:
- Trời đất, sao kỳ cục vậy? C̣n Chánh phủ đâu?
- Đó là cái luật của người Yến. Chánh quyền của họ là người Yến…
Tội nghiệp ông chồng tui, mỗi lần đi ngang qua nơi nào thấy mấy cô gái Yến đầu đội nón có hai sừng th́ ông đi lẹ như chạy, lên xe ông không dám ngồi chung băng với cô gái Yến. Ông c̣n dặn tour guide là ăn trưa ở nhà hàng tránh không phải của người Yến.
Ra khỏi thành phố Kunming chừng mười cây số th́ toàn lá núi. Xe chạy từ giờ nầy qua giờ khác hai bên toàn là núi có khí hậu ngày nóng, đêm lạnh… Đời sống của người dân miền núi non hiểm trở nầy không mấy sung túc! Họ sống vất vả với những cḥi dựng đơn sơ, chen chúc dưới các thung lủng eo hẹp, sâu hai bên vách núi đá cao ngút ngàn.
Đă từ lâu, tôi thật sự lấy làm lạ và thắc mắc lắm, v́ thỉnh thoảng thấy được tin trên internet, báo chí… dân nước Tàu ở vùng nào đó bị nước cuốn đi, bị cát núi chùi xuống dập dùi cả vùng hàng mấy chục ngàn dân! Hay cả làng dân bị ung thư v́ uống phải ḍng nước có hóa chất độc do nhà máy không lọc sạch đổ xuống sông…Lúc đó tôi nghĩ là họ phao tin thất thiệt. Bây giờ, cảnh nhà cửa của dân cư sinh sống trước mắt, tôi mới biết những tin ḿnh đă nghe đó quả là có thật!
Những di tích lịch sử, những chùa, đền đài… ở ngoại thành quanh Kunming những danh lam thắng cảnh vùng đồi núi như Grand View Park, vườn hoa và các loại chim quư… Chúng tôi thăm viếng quá cổ xưa, không mấy nơi được tu sửa.
C̣n ở thành phố, những nơi mới xây cất như công viên, khách sạn, nhà hàng…thật nguy nga tráng lệ, hầu hết được sơn phết những màu sắc hào nhoáng chói lộn. Những ngôi chợ thật lớn, thật sang, thật hiện đại bán đặc sản của Tàu cho du khách như là áo quần, gấm, tơ, lụa, các tiểu công nghệ… các đồ làm bằng tay, các món trang sức như các loại bằng đá, bằng ngà, bằng gỗ, mă nảo….
Tàu có hai sản phẩm là trà và ngọc thạch như là nguồn tài nguyên chánh mà mọi người Tàu rất hănh diện! Chúng tôi biết được Tàu núi non nhiều hơn đồng bằng, nhưng nước Tàu không có đá quư, dù có cũng hiếm hoi và không bằng ở Burma (một nước giáp ranh với Tàu) Người Tàu rất khéo léo trong các sản phẩm làm bằng tay, như khắc tượng, thêu, may… Nhứt là cẩm thạch làm ra nữ trang như ṿng đeo tay, mặt dây chuyền, bông… cùng những vật bằng đá trang trí nhà như các tượng để bán trong, ngoài nước, bán trên các thị trường quốc tế. Chính người dân của nước Burma cũng mua loại trang sức nầy ở Tàu! Nhưng thật sự những loại cẩm thạch đem về nguồn lợi chánh cho nước Tàu đó, là chánh phủ Tàu đă mua đá quư nguyên thủy từ nước Burma để làm ra chớ nước Tàu không có.
Thành phố lớn thủ đô của miền Nam nước Tàu là Kunming, có đầy đủ tiện nghi hơn các thị thành khác. Phi trường Kunming có máy bay chuyến tiếp đưa đến các vùng chúng tôi sắp viếng thăm như: Kunming đi Dali, Kunming đi Lijiang, Kunming đi Xishang… Ở phi trường Kuming c̣n có phi cơ Việt Nam airline đi Hà Nội (thủ đô) của nước Việt Nam, mà người Tàu coi như một “quận” của nước họ!

Tệ xá Diễm Khánh An
DƯ THỊ DIỄM BUỒN

Tuyển tập 15 truyện ngắn “Hương Cau Quê Mẹ”

ĐT: (530) 822 5622
Email: dtdbuon@hotmail.com













 

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


 Bài vở cũ


Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt  
Xuân về trên đầu súng  
Đêm xa người  
Câu chuyện của người tù “Cải tạo” về từ Yên Bái
Tết trong ngục tù cộng sản  
Tâm t́nh này cho anh  
Quân trường và chiến trường  
Một giao thừa trong đời  
Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!  
Tiếc thương  
Đã bốn mươi năm con thầm đợi ba!  
Ăn Tết trên thuyền  
Cô gái làng Thái-Mỹ  
Người về từ Đại Dương  
Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa  
Hoàng Sa qua những nhân chứng 
Cảm nghĩ của người đằng sau cuộc chiến  
Đất người 
Chẳng qua  
Ly rượu mừng  
HQ 16 và trận hải chiến Hoàng Sa  
40 năm hải chiến Hoàng Sa  
Yểm trợ trận chiến Hoàng Sa  
Kư ức cuộc chiến Hoàng Sa 1974
Những ngày tháng tù đầy không thể quên  
Những giọt nước mắt ...  
Đồng Minh can trường

Chạy đâu cho thoát 
Bonjour Việt Nam – người đi, người ở, người về… Tuổi trẻ chúng tôi 
Vượt ngục 
Thần Năm Chén 
Hải Quân VNCH được Hoa Kỳ trao tặng huy chương Những ngày hè không thể quên
Kiếp nào yêu nhau
Đất trích !
Hoàng hôn bừng sáng
Trăng tan trên sông núi
Chuyện thật tôi biết về Tướng Trương Quang Ân
50 năm nhớ về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Mẹ tôi và lá cờ vàng ba sọc đỏ
Boston - Khi trời mới sang Thu
Bác Hạnh
Cuộc trùng phùng hy hữu...
Người lính vẫn c̣n đây  
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Hồi kư của một SQ Thủ Đức  
Người vợ lính Ở Thủ Đức   
Con tôi đi nhận xác chồng! 
Tôi viết cho anh "Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện" 
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Quân trường hoài niệm  
Tuổi già nên phiên phiến mọi chuyện ..  
46 năm họp mặt  
Quăng đời trên dốc đổ
Một đời chiến sĩ dọc ngang
Ḍng sông êm đềm
Côn Minh (Kunming) trong tôi
Chọc mà thương
Tây Ninh - Chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Kỷ niệm Một thời chiến đấu oai hùng
Coi các cháu hát "Thiếu nhi Hùng Sử Ca"
Trên chuyến tàu Thống Nhất
Ngày Quân lực 19/6: Viết về Người Lính Bất Hạnh VNCH  
Không bỏ rơi đồng đội 
Cô em vợ  
Giải vây đồi 46: Căn cứ ALPHA  
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Bà mẹ điên
Nỗi đau
Phan Nhật Nam - Dựa lưng nỗi nhớ
Khóc nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng
Chuyến vượt biển t́m tự do  
Hạm trưởng đa t́nh
Chuyện một con tàu
30 tháng tư, coi dĩa nhạc Asia Golden 3  
Cũng một đời người  
Thương tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù Cs  
Ngày nầy, năm 1975…  
Người mang thánh giá  
Hành tŕnh di tản t́m tự do  
Tổ Quốc Ghi Ơn  
Vài nét anh hùng của TSQ  
Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: 'Tôi chết đừng phủ cờ vàng?'  
30 tháng 4! Tôi chưa một lần sinh nhật
T́nh vẫn trao em
Câu hỏi tháng Tư
Những món nợ phải trả
Người hạ sĩ nhất
Đá nát vàng phai
Tháng Tư ở Sài G̣n
Người vợ Lính
Người t́m tự do cuối cuộc chiến
Người lính TQLC bên bờ Bến Hải
Trên chiến trường xưa
Người thiếu phụ trong mưa phùn
Tháng Tư viết về ngừơi lính VNCH
Tháng 4 lại về
Người chỉ huy về già
Tháng 4 đen
Những ngày cuối tháng Tư
Thắp nén hương ḷng
Chuyến hải tŕnh định mệnh
Tháng Tư, Cả Một Đời Người Trước...
Những tàn phá thoả thuê
Tưởng nhớ cha tội - Đại Úy Trương Hồng Nhơn
Rằn Ri ơí! nhớ quá  
Phan Bôi Châu - Trường tôi ngày đó  
Cho măi ngàn năm
Chim ơi! Vĩnh biệt sao đành!
Đêm 30 có mỗi truyện này
Ba tôi... người lính đổi màu

Những chuyến bay định mệnh