BOSTON KHI TRỜI MỚI SANG THU

DTDB

Ai mà không bùi ngùi xúc động khi nghe chị bạn ngồi kế bên nhẹ giọng ngân nga: “…Thế rồi mùa hè qua từ đấy/Kỷ niệm xưa c̣n đấy…/ Thương nhớ cũng dâng đầy…” Đó những câu trong bài hát “Thế Rồi Một Mùa Hè” của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương.

Ngày mai chia tay sau mấy ngày đại hội, chúng tôi như bầy chim, bay về tổ ấm của ḿnh ở khắp nơi trong và ngoài nước Mỹ… Rồi những sinh hoạt hàng ngày như mọi ngày sẽ trở lại với ḿnh trong cuộc đời của những kẻ tha hương. Những lời hát điệu nhạc trữ t́nh đó đă gợi nhớ gợi thương về thời thơ mộng cũ, đă khiến tâm hồn bao nhiêu người trong đó có cả tôi xao xác, khắc khoải nhớ bạn, nhớ thầy, nhớ trường xưa! Để bao nhiêu năm qua đă thúc hối khiến cho chúng tôi đến nhiều nơi trên nước Mỹ, và các nước ngoài Mỹ. Đă mấy lần ở Canada, mấy lần ở Úc Châu và năm nay 2012 đưa chúng tôi về Boston miền đông nước MỸ.

Trường Trung học Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm Cần Thơ, là một trong những trường Trung học lâu đời. Đă hơn 90 năm hiện hữu trên thế gian nầy, và đây cũng là trường Trung học nổi tiếng ở quê Nam một cơi, mà đồng môn chúng tôi kẻ trước người sau, ra trường vào đời lập nghiệp, thành nhân... Bời thuở thanh xuân, chúng tôi may mắn đượcsanh ra và lớn lên trong một xă hội có giáo dục, theo đạo đức thánh hiền, ăn ngay ở thẳng. Đó là thời Việt Nam Cộng Ḥa tự do no ấm, từ bên nầy sông Bến Hải cho đến tận Cà Mau. Để giờ đây, cứ mỗi năm một kỳ đại hội trường xưa được tổ chức trên các tiểu bang Hoa Kỳ, và ngoại quốc tổng cộng đă 16 lần.

Tất cả đồng môn, thầy cô... về dự đại hội là do ḿnh thích, ḿnh muốn chớ không ai hay ép buộc phải đi. Và quy tụ được một số đông người từ khắp nơi đến dự, thiệt không phải là một chuyện dễ dàng cho ban tổ chức! Cái khó là cần phải có sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ về nhiều mặt giữa ban tổ chức và người đến dự. Nhứt là những người từ các phương xa di chuyển bằng máy bay cần đón, đưa...

Trong hai buổi chiều thường thứ sáu tiền đại hội, và chiều thứ bảy đại hội, cũng như hai bữa tiệc đông người trong những đại hội đă qua. Lúc nào ẩm thực cũng dồi dào… và văn nghệ phụ diễn của cựu học sinh, cùng thầy cô. Đặc biệt trường có ban hợp ca “Hoa Xương Rồng” vùng thung lũng Phương Hoàng của vùng sa mạc Arizona đồng tŕnh diễn những bản nhạc hung, vui tươi, xôi động. rất ngoạn mục. Ngâm thơ Tao đàn, đồng ca, song ca, đơn ca… Nghệ sĩ Út Trà Ôn, Thanh Sang có người thừa kế với giọng ca mùi rệu của sư huynh Vơ Hanh vùng nắng ấm Florida… Cô Yến ở Pháp với những bài độc tấu do cô biểu diễn thật tuyệt Năm nay có các đồng môn từ Úc sang, các chị rất năng nổ trong phần tŕnh diễn các vũ điệu, và những bài đơn ca thật đặc sắc được những tràn vỗ tay tán thưởng không ngừng.

Tôi được biết phái đoàn Úc qua dự 6 người, đến Đại hội có thêm 2 kiều nữ (luật sư, con của anh chị đồng môn ở Úc) vừa mới đến.
Anh chị dắt hai cháu đến giới thiệu chào hỏi các bạn đồng môn quen biết trong bàn. Tôi cười vui than t́nh hỏi thăm hai thanh nữ đẹp như hoa, tươi như ngọc của anh chị:

- Hai cháu đến Mỹ du lịch tiện ghé qua dự đại hội với ba má hả?

Một trong hai cô lễ phép trả lời:

- Dạ không thưa bác, chúng cháu bận đi làm nên hôm nay mới đến. Chúng cháu đến xem và để cổ vơ mẹ cháu múa trong phái đ̣an của Úc…
Mèn ơi, tinh thần văn nghệ của các đồng môn Úc thiệt là đáng ngưỡng mộ vô cùng kể! Bỗng nhớ lại ḿnh mà tui cảm thấy tủi thân!
Số là mỗi lần gia đ́nh đi dự tiệc họp bạn, tất niên, hay tân niên vào dịp Tết Nguyên Đán của bạn bè. Khi nào xui xẻo tôi bị họ đề nghị lên hát ḥ… Eo ơi tui cảm thấy thà lên máy chém c̣n “phẻ phắn” hơn! V́ trong khi hát ḥ cả đám người nghe rất là lặng yên, tui thật phấn khởi trong ḷng tưởng bở là họ đang lắng nghe ḿnh hát! Nhưng không phải đâu, v́ họ đang say giấc nồng đó quư vị ạ! Và trước đó khi nghe giới thiệu tên th́ phu quân và các con tui chạy trốn hết ráo?

Khi nghe vợ hỏi tại làm sao? Th́ chồng tui cười h́ h́ chẳng nói chẳng rằng. C̣n các con tui ong óng cái miệng bảo: “Mẹ hát dỡ ̣m hà, nghe mắc cỡ thấy bà không trốn sao được…” Thiệt t́nh, như vậy tôi có tên “Buồn” cũng không có ǵ là lạ!

Mỗi một nơi tổ chức đại hội đều có sắc thái riêng biệt, và tùy theo thiên thời địa lợi nhân ḥa của địa phương mà tổ chức vào: mùa xuân, mùa hè thường cho các vùng có thời tiết ấm áp như Chicago, Michigan, Minesota… Mùa thu, mùa đông cho các vùng quanh năm nắng ấm như vùng sa mạc Arizona, Las Vegas, Texas, Florida…

Năm nay 2012 đại hội trường tổ chức vào mùa thu có lá vàng bay ở Boston. Tiểu bang Boston, nhứt là ở thành phố lớn giá sinh hoạt hơi đắc đỏ. Nhưng Boston nổi tiếng cổ kính, có cảnh sắc, trang nhă, êm đềm, hiền ḥa… Cho nên nhiều dân bản xứ lớn tuổi có tiền thường chọn về sống ở Boston an dưỡng tuổi già rất thích hợp. Ngoài ra Boston c̣n có nhiều trường Đại học nổi tiếng như ITT, Harvard… Boston có nhiều sông hồ và núi non hùng vĩ với những dăi đồi cao. Những con đường rợp lá vàng bay trong những cánh rừng thưa nối tiếp, thơ mộng đă đi vào huyền sử. Đại đa số những nhà làm phim ảnh của bản xứ khi nói về mùa thu, họ thường lấy bối cảnh ở những đồi núi chập chùng có những cảnh rừng thưa vào mùa thu ở New Hampshire. Boston có loài hoa đăc trưng là mayflower tạm dịch ngọc tràm hoa, và có loài chim chickadee là huyền mao điểu.
Vùng miền đông Boston cũng nổi tiếng về hải sản, nhứt là tôm hùm (lobster) tươi, ngọt thịt, rẻ… mà trên nước Mỹ không nơi đâu sánh bằng.

Ngày xửa ngày xưa thuở c̣n đi học, ở nhà tôi là đứa nổi tiếng ăn hàng như chúa chỏm. Nơi nào có món ăn ngon th́ trước sau ǵ tôi cùng lũ bạn cũng ṃ đến để thưởng thức. Tôi vào Đoàn Thị Điểm học đệ nhị cấp, ở lứa tuổi mà văn nhân thi sĩ thường bảo: “Ở tuổi biết yêu... có nhiều buồn vui vô cớ chợt đi, chợn đến với tâm hồn...” nên mới có câu : Tôi buồn không biết v́ sao tôi buồn” Thật không sai, mấy đứa con gái như tôi ở tuổi đó đă biết mắc cỡ, biết diện đẹp, biết mộng mơ và lắm đứa biết có “bồ” có “kép” rồi…
Ấy vậy mà tôi chẳng ngại khi nghe bạn bè chọc ghẹo:

- Mầy già cái đầu rồi mà không biết chút ǵ là t́nh điệu! Rảnh rỗi học hành, hễ gặp mầy là cứ rủ đi ăn hàng không hà! Ăn quà nhiều quá coi chừng “ống chề” (ế chồng) sẽ không ai dám cưới đó nghe mậy…

Tui cười h́ h́, v́ sự thật th́ nó đúng như vậy:

- Ở đời “dĩ thực vi tiên” mà! Mầy không nghe người ta thường bảo: “Có vợ hay đi ăn quà/ Chồng thương chồng bảo về nhà đỡ cơm” sao? Không ăn th́ tao làm ǵ đây? Trong khi tao chưa muốn líu lo bồ bịch như tụi bây, bộ mầy không thấy con Tiểu Hằng bị bồ bỏ, rồi đ̣i chết đ̣i sống khóc hu hu, không đủ lu chứa nước mắt của nó đó sao?

Bị chạm nọc, con bạn mắng vải tôi:

- Đồ ngu, mầy không thấy con Phú Quư có bồ không quân hào hoa phong nhă đẹp trai. Con Bông Điệp tháng sau đám hỏi, con Nguyệt Nga đang cặp bồ với Hải quân, con Tuyết Hạnh… đang có kép học đệ nhứt ở trường Phan Thanh Giản… Tụi nó đang hạnh phúc tràn trề… thấy mà ham!

Nguưt nó con mắt có đuôi, tui đớp lại liền:

- Thôi đi bà cố nội, đừng có xúi dại em nghe! Thiệt mầy là đứa vô duyên hết thuốc chữa! Tụi nó có bồ kệ nó chớ, bộ giỏi lắm sao mà mầy nói tao ngu? Mầy làm như ḿnh hay lắm vậy, khôn sao già hơn tao mà không có bồ, hoặc cưới chồng như tụi nó đi…

Thế là nó ôm bụng cười ha hả, cười ngă nghiêng ngă ngửa như mụ điên! Tui ứa gan nhưng không nhịn được cũng cười theo nó. Và cuối tuần đó sau khi lănh tiền bánh của cha mẹ cho, để thưởng công “biện luận” cho nhau hai đứa tui ṭng teng đèo trên xe đạp đi xuống chợ ăn hàng…

Ôi, không làm sao tôi quên được tô bún nước lèo của chị Út Gù Lưng (trên lưng chị gù lên, khiến chị đi khum chớ không đi thẳng được) đó chỉ gọi lén thôi nghe. Ai vô t́nh gọi Út Gù Lưng mà chỉ nghe được là sẽ bị chửi tắt bếp tàu xe chở không hết, chớ không phải giỡn đâu!

Chị Út Gù Lưng dữ thiệt, nhưng bún của chị nấu không chê vào đâu được! Tô bún bưng ra hơi c̣n nghi ngút, mùi nước lèo ngọt tôm càng xanh xắt miếng, thịt ba chỉ thái mỏng, thịt heo bầm, ḷng heo: gan, phèo, tim, thận… Mỗi thứ đôi ba miếng khiến cho tô bún vun có ngọn, cùng những chùm sao mỡ loang loáng trên mặt nước có gạch tôm, màu cà tô-mách chín đỏ. Vắt thêm miếng chanh, để thêm chút ớt, trộn đều… dưới lớp thịt là lớp bún, dưới lớp bún có rau thơm cùng giá…
Ôi mùi nước lèo hổn hợp với ng̣ rí, hành hương xắt nhuyễn bưng lên mũi. Rồi tiếng nhai rào rạo, tiếng húp rồn rột của con bạn ngồi bên cạnh, cho dù cái bụng tui có no cành, nhưng cái miệng không khỏi mắc thèm ăn, mà ăn một tô rồi muốn ăn thêm tô nữa…

Ăn xong tô bún, bọn tôi c̣n xề qua bên cạnh ăn ly sương-sa hột lưu có để đá bào… Thần hoàng thổ địa ơi, sao mà nó ngọt, nó béo, nó thơm tho tận tim gan phèo phổi cho đến tận mây xanh vậy cà! Cho dù đă qua mấy mươi năm trời cách biệt, và biết bao nhiêu thay đổi của cuộc đời, đi Đông đi Tây… Hễ mỗi lần nhớ về cố quốc, nhớ bạn cũ, trường xưa… th́ tôi không làm sao quên được tô bún của chị Út Gù Lưng trong nhà lồng chợ Cần Thơ!
Đến Boston dự đại hội lần nầy ngoài thưởng lăm cảnh sắc đẹp có từ xa xưa, cái hay, cái tiến bộ văn minh mỗi ngày ở xứ người. Thiên hạ đồn rằng Boston c̣n có món tôm hùm ngon lắm! Nhưng eo ơi, từ lúc đến cho đến lúc về, tui chẳng ăn được miếng nào ở đặc biệt tiệm bán tôm hùm đâu! Mặc dù anh chị Nguyệt Hương và Phú có rủ đi ăn, nhưng biết anh chị trong ban tổ chức đại hội rất bận rộn, nên đành phải từ chối xin hẹn lại lần sau… Nhưng tui tiếc hùi hụi, tiếc ơi là tiếc đă lỡ cơ hội!

Theo nhận xét của riêng tôi, đại hội cựu học sinh Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm năm nay ở Boston thành công nhất là nhân sự, và vấn đề tài chánh dồi dào, mà các nơi thường là vần đề nan giải. Trong một tổ chức quy tụ đông người, lúc nào cũng có phần sơ suất không nhiều th́ ít không sao tránh khỏi. Thí dụ như đón đưa ở phi trường, tiếp tân, ẩm thực, du ngoạn, và nhiều thứ linh tinh khác… Nhưng đại hội ở Boston gần như thành công về mọi mặt! Đó cũng nhờ có ban tổ chức hùng hậu và đoàn kết, cùng những mạnh thường quân (không học hoặc làm việc cho bổn trường) nhưng quư vị bỏ công, bỏ sức rất nhiệt t́nh, và tận tâm người nào công việc nấy giúp cho đại hội. Như vợ chồng anh Thế (đưa rước ở phi trường) các anh chị lo về vấn đề ẩm thực, quư vị theo đoàn hướng dẫn du ngoạn…

Sự thành công của đại hội Boston trong t́nh nồng ấm, thân thương đoàn kết đến đổi có người thích không khí đại hội, phải thốt lên là muốn ḿnh trở thành cựu học sinh Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm. Cho nên cô Chi chuyển đạt ư muốn của người bạn nhỏ (ở Boston) đến thầy Quân và quư thầy vui vẻ hănh diện nhân cô “học tṛ danh dự” của bổn trường! Vậy kể từ đây trường ta có thêm một đồng môn nữa! Ban tổ chức có uy tín và giỏi về ngoại giao nên dù đại hội ở Boston không mời khách ngoài đồng môn, thầy cô và nhân viên liên hệ đến trường. Thân hữu chỉ đôi ba vị là bạn bè với ban tổ chức ở địa phương tham dự, đếm chưa đủ mười đầu ngón tay. Nếu tự do mời, tôi nghĩ rằng rộng gấp đôi nhà hàng hiện có cũng không đủ chỗ để chứa người đến tham dự…

Ở hải ngoại, bất cứ một hội đoàn, đoàn thể nào cũng vậy. Ban chấp hành hội luôn chịu nhiều hy sinh, từ tinh thần và vật chất... Nếu hội làm tốt, được tính nhiệm th́ hội càng ngày càng vững mạnh và đông hội viên. Không tốt th́ sẽ xẹp dần rồi mất tiêu luôn đúng với câu người ta thường nói: “Tưng bừng khai trương/ Âm thầm đóng cửa”

Đă mười sáu (16) năm, mười sáu lần đi dự đại hội cựu học sinh Trung học Phan Than Giản và Đoàn Thị Điểm. Cá nhân tôi nhận thấy mỗi đại hội đều có một sắc thái riêng biệt tùy từng địa phương. Lần đầu khởi xướng, trường tổ chức ở Houston thuộc tiểu bang Texas, v́ nơi đây có thầy và đồng môn cư ngụ rất đông. Những đại hội kế tiếp tổ chức trong và ngoài nước Mỹ gần như luôn có sự nhiệt t́nh giúp đỡ của thầy cô và đồng môn ở Houston. Nên Houston được coi như Đại bản doanh của cựu học sinh Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm Cần Thơ ở hải ngoại…

Trường Trung học Phan Thanh Giản&Đoàn Thị Điểm nằm trong thành phố Cần Thơ thuộc quê Nam mưa nắng hai mùa, sông ng̣i chằng chịt. Cần Thơ xa núi, xa biển nên đất rộng mênh mông, nhà nào cũng có vườn cây ăn trái, nuôi gia súc gà, vịt, heo, trâu, ḅ từng bầy ăn cỏ xanh, rơm, rạ, sau mùa vụ của nhà nông… Nên gia súc giống nào, con nào cũng no tṛn, mập ú, dưới sông nước chảy lững lờ cùng rạch, ao, đ́a… có tôm, cá, ốc, hến… thủy sản dồi dào. Thôn dân an ổn, hạnh phúc cày cấy tỉa trồng, con cái vui tươi tới tuổi cắp sách đến trường, được gia đ́nh chu toàn để tiến thân trên đường học vấn để lo tương lai ḿnh ở mai sau…

Tôi len lén nói nhỏ chuyện ít nhiều tôi biết! Số là có cô, cậu con nhà kia c̣n học lớp vỡ ḷng trong xă “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/ Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh dờn…” Vô tư như lúa mạ xanh mới trổ đồng đồng. Tâmhồn học tṛ đẹp như trang giấy trắng, kẻ trước người sau tung tăng đến trường, mầy, mầy, tao, tao, chia nhau củ khoai lúi, trái chuối nấu…
Thế rồi vào buổi trưa trời đẹp nắng năm đó được mùa trái sắn. Vỏ cây sắn chát ngầm dùng để nhuộm chài, lưới, các loại dây nhợ bằng chỉ có tác dụng giữ cho lâu mục ở trong nước… Hai chị em cô bé nhà hang xóm kia lẻn chun hàng rào, qua nhà bạn ăn cắp trái sắn (loại trái trên cây nhỏ như trái trứng cá, chín màu tím sậm, ăn ngọt trẻ con nhà quê rất thích). Cậu bé con chủ vườn bất ngờ trong nhà tơn tơn đi ra, thấy cô bạn nhỏ ngơ ngác đứng dưới gốc sắn, t́m kiếm tiếng chim kêu, lắng nghe tiếng gió đùa cành lá xạc xào… Tuổi thơ ngây chưa biết ǵ, chẳng chút vị t́nh con gái, cậu ta liền ḥ hét, thị oai cô bạn hàng xóm khác lớp, chung đường đi đến trường:

- Ê, làm ǵ ở đó, bộ chị em bây ăn cắp sắn của tao đó hả?

Cô bé giật ḿnh quay lại! Nhưng có ai ngu mà nhận ḿnh kẻ cắp bao giờ đây? Cô lo sợ lắm, nhưng vẫn chỏ mỏ chối bay chối biến:

- Đâu có, đâu có hồi nào! Xạo không hà, xem tay tao nè, coi có trái sắn nào của mầy trong tay tao không…

Trợn mắt, phùn mang cậu ta lớn tiếng:

- Vậy sao, chắc là mầy ăn hết rồi? Nếu không ăn cắp sắn của tao ăn, th́ hai chị em bây hả miệng ra cho tao coi đi?

Nồi đất nồi đồng ơi! Trái sắn ăn vào th́ cái miệng sẽ có màu nâu sậm, đen thui như màu sắn chín! Làm sao dám hả miếng cho thằng yêu lồi đó xem đây? Thế là hai chị em nàng vừa chạy về nhà, vừa khóc, vừa rủa…

Tuổi thơ qua mau, chàng vào nam Trung học Phan Thanh Giản và nàng vào nữ Trung học Đoàn Thị Điểm… Để cứ sáng chiều hai buổi đến trường đi về chung lối. Kẻ chạy xe đạp đi trước, người lẻo đẻo đạp xe đi sau trong nắng ấm, gió mát ngập hương đồng cỏ nội! Và cả hai đă biết mắc cỡ, cứ lặng lẽ hàng ngày đến và tan trường không nói với nhau lấy một lời…

Để rồi vào hè năm đó, nàng được “Cha Mẹ Nuôi Quốc Tế” bảo lănh qua Mỹ du học… Khi xong Đệ nhị cấp“Đất nước lâm nguy/ Thất phu hữu trách” chàng theo tiếng gọi quê hương nhập ngũ tùng chinh đi làm anh lính chiến, như bao nhiêu chàng trai trong thời loạn ra đi giữ ǵn quê hương, bờ cơi… Và anh chàng thư sinh đó“…Mỗi năm đến hè ḷng man mác buồn/ Chín mươi ngày qua chứa chan t́nh thương…”

Bao nhiêu vật đổi sao dời trong mỗi cái tít tắc của kim đồng hồ! Không ai có thể ngờ, gần 50 năm sau, hai người “Hàng xóm” ngày xưa đó gặp lại trong đại hội cựu học sinh Phan Thanh Giản&Đoàn Thị Điểm tổ chức ở Florida năm 2011. Cả hai đều là ông bà ngoại, nội hết rồi! Gặp lại nhớ những chuyện xưa vui mừng cảm động rơi nước mắt…

Bà bạn ngồi bên cạnh nghe chuyện t́nh học tṛ đẹp như bài thơ. Nàng ta bèn lí lắc sửa lời bài “Đám Cưới Đầu Xuân” của ca nhạc sĩ Nhật Trường, cất cao giọng con vịt bầu của bả, rồi ví von: “…Chuyện xửa chuyện xưa, chuyện từ bao năm trước, năm nay chưa nḥa? Giữa trời Boston… cứ ngỡ khung trời tuổi ngọc ngày xưa… ”

Tiếng cười, tiếng vỗ tay lốp bốp của bạn bè cổ vỏ. Bỗng có giọng nam, đồng môn Phan Thanh Giản, ồ ồ lên tiếng:

- Đó quư vị thấy chưa, hồi ức ngày xưa thật tuyệt vời. Nếu chúng ta không dự đại hội trường ḿnh th́ làm sao có phút giây sống lại những kỷ niệm xưa đúng không? Cho dù có tiền chúng ta cũng không làm sao mua được phút giây thân mến ngọt ngào đó! Cảm ơn các bạn, thiệt là một kỷ niệm trong sáng, thơ mộng và đẹp như bức tranh!

Rồi lần đó đi đại hội về, lật đật gọi con bạn thân hồi học năm Đệ Nhị để kể những chuyện trong đại hội cho nó nghe. V́ chúng tôi hứa cả nửa năm trước sẽ gặp nhau ở đại hội trường, nó ở tiểu bang Michigan, c̣n tôi ờ Sacramento. Nhưng mấy ngày đại hội tôi chẳng thấy bóng dáng y thị đâu cả? Tôi bèn lầm bầm: “Con mắc toi đó đến già cái đầu rồi, lúc nào cũng hứa cụi hứa lèo. Không biết nó học khóa thợ lặn hồi nào mà mất tiêu, thiệt đúng là con ma nhà họ Hứa!” Nhưng khi nghe tiếng nó ở đầu dây điện thoại bên kia, ḷng tôi bỗng chùn xuống, nhẹ giọng thỏ thẻ:

- Mầy có sao không? Bộ bịnh hả, sao giọng nói mầy như khóc vậy? Tao đợi và lo cho mầy hết biết, đại hội vui quá chừng chừng, sao mầy không đi vậy?

Nó hụt hẫng nghẹn ngào trong lời nói:

- Tao muốn chết cho rồi đây, c̣n vui vẻ ǵ nữa mà đi dự đại hội như đă hứa với mầy. Cho tao xin lỗi nghe!

Tôi giựt ḿnh nhỏ giọng:

- Tại sao, sao vậy? Chuyện ǵ mà khiến mầy muốn chết cho rồi, nói cho tao nghe coi! Nói mau đi mậy…

- Mầy cũng biết ông chồng tao năm nay đă 70, tao 66 tuổi rồi. Chúng tao có cháu ngoại nội chớ c̣n trẻ lắm sao? Mấy năm trước lần đầu tao với ổng về thăm Việt Nam, năm sau v́ đường sá xa xôi về bển cũng không có ǵ vui nên tao không đi, ổng đi một ḿnh. Và hôm tháng 4 nầy ổng đi về Việt Nam một tháng, khi trở qua ổng đề nghị “ly dị” với tao, để trở về bển cưới người khác vừa đẹp, vừa trẻ…

Nói đến đó, nó nghẹn lời! Tôi ngồi qụy xuống ghế mắt thao láo nh́n chung quanh, xem có ai nghe thấy ǵ con bạn vừa kể không? Tôi bán tín bán nghi, v́ những chuyện xảy ra tương tự chỉ nghe đồn của kẻ nói qua người nói lại thôi, giờ con bạn thân mấy chục năm kể chuyện của nó th́ không tin và không nghe lạ lùng sao được? Tôi cảm thấy ḷng buồn bă xao xác vô cùng, tưởng chừng như là chuyện của chính ḿnh!

Bên kia đẩu dây nó hỏi:

- Mầy c̣n đó không, sao không ừ hử ǵ hết vậy?

Tôi thấp giọng trả lời:
- Hôm tao dự đại hội trường, ngồi nói chuyện chơi, có chị bạn bảo: “Phụ nữ ở Việt Nam bây giờ ghê gớm lắm! Bà nào muốn bỏ chồng, muốn ly dị chồng th́ hăy để chồng về Việt Nam một ḿnh. Tui bảo đảm với quư vị, khi trở qua ổng sẽ đ̣i ly dị với vợ liền…” Giờ nghe mầy nói bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của tao! Cho nên tao lính quưnh, không biết nói ǵ, trả lời sao, hoặc khuyên mầy ǵ đây? Thôi mầy nói đi, nếu nói ra tâm tư bớt khổ sầu th́ cứ nói, tao đang lắng tai nghe đây…

Bạn tôi nghẹn ngào:

- Cảm ơn mầy đă nghĩ cho tao! Nhưng mọi việc như đă xong rồi, tao giải quyết một cách gọn, nhẹ, và nhanh! Tao không nói ra, nhưng kẻ làm vợ, làm chồng ai cũng đều biết thế nào là t́nh vợ chồng, nghĩa phu thê và bổn phận trách nhiệm của phụ, mẫu… Bao nhiêu cay đắng ngọt bùi có nhau đă mấy mươi năm rồi, nay con cái cũng thành nhân chi mỹ...Nay chính miệng ổng nói ra là đ̣i ly dị, th́ mầy xem tao phải làm sao đây? Mới nghe giựt ḿnh sửng sốt, tao khóc v́ thấy buồn, chớ khóc để trói buộc ổng bỏ ư định ly dị với vợ th́ không! V́ có giữ được ổng nhưng không sao giữ được tâm hồn ổng… Thôi th́ hăy vui vẻ để ổng ra đi t́m tự do! Bởi ổng đă nói “…Từ mấy chục năm nay v́ cái gia đ́nh nầy, v́ con, v́ vợ mà tôi không có tự do của chính ḿnh…” Tao nghĩ ông nói cũng phải, nên chúng tao bằng ḷng chia gia tài mỗi người một nửa cho nhau, rồi đường ai nấy đi! Thú thật khi ổng đ̣i ly dị tao khóc quá chừng, khóc nước mắt tàu xe chở không hết! Nhưng sau đó tao suy đi nghĩ lại, vợ chồng tao cưới nhau mấy chục năm rồi, có chuyện ǵ không biết và không hiểu nhau! Mầy cũng biết, chúng tao yêu nhau mới cưới chớ không phải gia đ́nh ép uổng chi đó! Ai cũng vậy, hai người chưa thành chồng vợ là người dưng nước lả, không có liên hệ ǵ với nhau cả. Khi đă thành vợ chồng th́ tuy hai mà một, nhứt thể, cho đến bây giờ cả hai đều gần đất xa trời, sống được bao lâu nữa… th́ ổng muốn trở về thời độc thân, nên tao toại nguyện cho ổng!

Tôi chợt lên tiếng:

- Mầy giải quyết mau như vậy? Bộ không c̣n cạy gỡ, và sau nầy mầy sẽ không hối hận chớ?

Bên kia đầu dây điện thoại, nó chua chát cười:

- Cạy gỡ hay hàn gắn ǵ nữa cũng bằng thừa, khi người ta có chủ tâm muốn bỏ tao rồi! Đàn ông đa t́nh nhưng không chung t́nh. Bởi khi họ thích th́ một ḷng một dạ, nhưng khi nản ḷng rồi th́ hết cách văn hồi! Sau chuyện xẩy ra, tao như được một phép lạ Trời ban cho: Từ cái buồn châm chít, đau nhức nhối, xé, cắt tâm tư đó tự nhiên như biến tao trở thành một người khác! Tao cảm thấy ḿnh b́nh tâm như vại, và không muốn nh́n mặt ổng, lời nói của ổng tao không muốn nghe, thấy bóng dáng từ xa của ổng là tao tránh… Và từ từ nguôi ngoai, gị đây tao bớt đi nỗi đau đớn vằn vặt trong tâm tư rồi. Như vậy phải chăng duyên số của chúng tao chỉ đến đó thôi? Nay th́ đâu vào đấy xong cả rồi, sống chung hơn bốn mươi mấy năm trời, giờ đường ai nấy đi mầy à!

Tôi như bị á khẩu, không nói được lời nào! Đầu dây bên kia yên lặng một hồi, nó tiếp

- Thế cũng xong! Ờ, từ rày đi đâu mầy nhớ rủ tao với nghe, tao cũng muốn đi đây đi đó cho khuây khỏa. Mầy cũng biết, con chó, con mèo nuôi lâu ngày c̣n mến tay mến chân, huống hồ chi tao là con người! Trái tim tao cũng bằng xương bằng thịt chớ nào ai gan sắt dạ đồng chi đây mậy!
Tôi gác điện thoại thở dài năo nuột, thương đứa bạn thân khổ cực v́ chồng, v́ con mấy chục năm trời. Rồi tin chồng nó là kẻ bạc t́nh, rời gia đ́nh bỏ vợ con không chút luyến tiếc ôm gói ra đi. Các con của nó bây giờ cũng thành nhân, có căn cơ sự nghiệp thê tử đề huề… Từ ba bỏ mẹ ôm cầm sang thuyền khác, anh em chúng nó đổ dồn t́nh thương yêu hết cho mẹ, bọn chúng lại là những đứa con hiếu thảo… Nên bạn tôi cũng cảm thấy an ủi giữa cuộc đời nhiều hệ lụy lúc tuổi về chiều!

Suốt mười mấy năm đại hội trường được tham dự, tôi nhận thấy rất nhiều, nhiều cặp vợ chồng đến dự đại hội rất dễ thương. Họ thiệt tương đắc, t́nh chàng ư thiếp tâm đầu, ư hợp. Bên chàng lúc nào cũng có nàng và bên nàng lúc nào cũng có chàng đó là cặp vợ chồng đại sư huynh tuổi ngoài 80 ở Georgia ngồi xe-lăn về dự đại hội Boston năm nay. Anh chị Diệu&Hựu ở tuổi “Thất Thập cổ lai hy” mà anh hăng hái vui tươi giới thiệu vợ hát bài “Bảy Mươi Năm Cuộc Đời”Anh chị Hai&Muội, anh chị Thanh&Bạch trong ban ca nhạc “Hoa Xương Rồng” của Arizona. Vợ chồng thầy Bằng, vợ chồng anh chị Tám ở Texas… Vợ chồng chị Nguyệt Hương, anh Phú tù cải tạo bị chúng hành hạ từ thể xác đến tinh thần thất điên bát đảo. Chị vẫn một ḷng một dạ vất vả chăm chiều thờ chồng nuôi con, và đùm túm hết cả gia đ́nh ra hải ngoại theo diện H.O…

Những hoàn cảnh thủy chung đó, những cặp vợ chồng đến tuổi về chiều vẫn mặn nồng thương yêu đùm bọc lẫn nhau đó… đă khiến cho người ta thương cảm và ngưỡng mộ vô cùng.

Đă mười mấy năm, mười mấy lần đại hội của trường. Đại hội ở Boston năm nay lần đầu tiên tôi gặp lại ông thầy cũ. Thầy dạy lớp tôi đâu vài tuần th́ qua dạy lớp khác, rồi thầy nghỉ dạy trở về Sài G̣n học Cao học tiến thân… Vận nước nổi trôi, gió bụi thời gian xóa nḥa nhiều sự vật trên đời… và làm phai mờ nhân dáng con người. Giờ đây hơn bốn mươi năm sau thầy tṛ gặp lại, tôi thấy thầy không ǵ thay đổi chỉ già hơn đôi chút, phu nhân thầy xinh xắn dễ thương… Với nét hiện có của người phụ nữ tuổi đă về chiều, phải nói thuở xuân xanh cô phải là một kiều nữ hương sắc vẹn toàn…
Thú thật khi đă vào Trung học đệ nhị cấp, ở lứa tuổi nhiều mơ mộng, biết hẹn ḥ, như các bạn cùng lớp, nhưng sao lúc đó tôi thiệt là ngu ngơ và “cù lần” hết biết! Và cái cù lần đó sao cứ bám víu theo tôi cho măi đến bây giờ! Hồi vào hè năm 1998, đă mười mấy năm rồi nhỉ! Canada tổ chức đại hội tại thành phố Toronto. Đại hội lần đó tôi và vợ chồng đồng môn Thái Minh Kiệt, tức nhà văn Nguyễn Văn Ba hẹn gặp nhau. V́ thuở c̣n đi học anh Thái Minh Kiệt học trường nam tôi học trường nữ. Chúng tôi quen chung nhóm bạn có người là sinh viên, quân nhân, học sinh. Mỗi lần rảnh rỗi chúng tôi thường đi xem phim hay đi ăn chung. Sau khi rời trường anh Kiệt học Kỹ thuật về dạy ở Đại học Cần Thơ. C̣n tôi học nghề về làm Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa ở thành phố Mỹ Tho, và lập gia đ́nh năm 1969.

Sau quốc nạn 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi mất hẳn liên lạc. Như đại đa số dân Nam, mỗi người một hoàn cảnh lần lượt kẻ trước nguời sau bỏ nước ra đi! May mắn qua xứ người, gần 10 năm sau chúng tôi mới liên lạc được với nhau (nhờ một người bạn ở Úc cho biết) Mặc dù tôi và anh Nguyễn Văn Ba cùng trong ban biên tập của nhiều nguyệt san, bán nguyệt san… nhưng không biết nhau v́ chúng tôi đổi họ thay tên trong bút danh của ḿnh để viết. Hôm đại hội trường ở Toronto đồng môn Thái Minh Kiệt (bút danh của Nguyễn Văn Ba) bị stroke lần thứ hai! Anh ngă quỵ nơi bàn sách sát bên tôi đứng… mấy tuần lễ sau th́ anh qua đời! Từ đó, chúng ta đă mất một đồng môn, tôi cũng mất một đồng môn và đồng điệu tốt!

Trong đại hội ở Toronto năm nào! Một chuyện t́nh của sư huynh và sư tỉ tôi cũng nẫy nở từ đó. Một mối t́nh đẹp như một giấc mơ, đẹp như bài thơ, đẹp như pho tiểu thuyết dầy, và có thể làm thành chuyện phim hay. Khi hai vị gặp nhau tuổi hạc đă già cỡ trong h́nh cụ Phan Thanh Giản! Nhưng họ là đôi nam tài nữ mạo, một cặp kim đồng ngọc nữ trời cho! Để đến tuổi xế chiều mới gặp nhau ở xứ lạ quê người trong đại hội họp mặt của các bạn cũ của trường xưa.

Số là nàng cư ngụ ở quê nhà Việt Nam trong dịp đi qua thăm con ở Canada. T́nh cờ dự đại hội Phan Thanh Giản&Đoàn Thị Điểm tổ chức ở Toronto năm 1998 gặp chàng là cư dân lâu năm trong vùng. Và anh c̣n là độc giả dài hạn, cứ mỗi lần in sách mới th́ gởi đến anh.

Chàng được một đồng môn giới thiệu nàng, lúc hai người chuyện tṛ trong buổi tiền đại hội. Thế rồi chàng giỏi cách chi mà dụ dỗ nàng ở lại và rước nàng về dinh! Sống hạnh phúc bên nhau như h́nh với bóng cho đến ngày nay và dự đại hội ở Boston nầy…

Mèn ơi, hàng ngày anh chị và tôi vẫn thăm hỏi, nói chuyện bằng điện thư. Vậy mà họ kín miệng quá chừng đi thôi, cho măi đến đi đại hội năm nay, đúng 14 năm sau anh chị thố lộ tâm t́nh, nên đứa em gái ngây thơ vô số tội cù lần nầy mới biết!

Theo sự hiểu biết hạn hẹp thô thiển của ḿnh, tôi cũng biết được ít nhiều những học sinh xuất thân từ trường trung học Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm. Đại đa số quư anh chị đều thành công ở mọi ngành nghề trong thời chiến cũng như thời b́nh. Ra hải ngoại chúng ta cũng hănh diện, mà tôi chắc chắn có một đồng môn.
Chị đồng môn hiện nay ở lứa tuổi trên 6 bó, mà gần 30 năm trước đây, đă tốt nghiệp bác sĩ ở Hoa Kỳ. Chồng chị là một Tướng lănh Mỹ trong ngành t́nh báo! Con gái chị là Thạc sĩ, hiện cả hai vợ chồng cô ta đang là viên chức cao cấp của Chánh phủ Mỹ!

Tôi đang nghĩ ngợi mông lung, và chân vừa bước vô cửa khách sạn. Chị bạn ở vùng nắng ấm, nơi có nhiều sồng bài nổi tiếng thế giới đon đả chào, rồi cười h́ h́ chọc quê:

- Ê, hôm nay mầy đẹp hết chỗ chê! Tao thấy mầy mặc áo lạnh sao giống mấy người làm việc cho FBI, như Điệp viên 007 trong phim gián điệp “Skyfall” quá chừng chừng đi thôi! Khiến tao cứ tưởng mầy là FBI chánh cống con nai vàng ngơ ngác rồi chớ!

Tôi phủi những hột mưa thu của trời Boston c̣n dính trên áo, nở nụ cười tàn nhẫn, rồi lí lắc trả lời nàng ta:

- Tưởng sai, nh́n lộn người rồi mầy ơi, điệp viên 007 hay FBI ǵ đó của mầy gọi th́ là một chị khác cũng có mặt hôm nay, chớ không phải con bạn già cuả mầy là tao đâu nghe! Tao mà làm ở FBI th́ mầy là người đầu tiên tiêu táng đường, v́ những cái làm càng, làm ẩu như: Ăn hiếp chồng, nói chồng ngủ ngái ồn ào như ong bầu dằn trên thùng thiếc, chồng hễ rănh th́ ngồi đâu ngủ đó, và rầy, mắng con… Tao sẽ khui ra cho bàn quang thiên hạ trên thế giới biết hết để họ cười mầy bể bụng chơi…

Nó cười ngất ngất liếc mắt hấy, và đánh vào vai tui:

- Mầy đừng có nhạy bén quá mà hiểu lầm ư tốt của tao nghe con kia! Bởi con bạn già nầy chỉ ngại mầy mặc áo không đủ ấm khi du ngoạn ở White Mountaine về bịnh th́ tội nghiệp cho phu quân mầy thôi...

- Ồ, mầy tốt bụng vậy sao? Tao ở 25 năm vùng Chicago, lạnh nổi tiếng nước Mỹ, nên mặc đồ chống lạnh rành hơn con bạn già mầy ở vùng sa mạc Las Vegas nắng cháy mưa dầu! Hăy nghe đây nầy, áo tao đang mặc thấy vậy chớ có nhiều công dụng lắm, dùng được ở nhiều nơi, mặc được nhiều mùa. Mùa thu lạnh sương sương, bị mưa áo tao có ḿnh hàng không thấm nước, có mủ không ướt tóc và che được nắng. Mùa đông có lớp nỉ nhẹ cài bên trong, giữ ấm rất tốt. Mùa xuân mở lấy lớp nỉ ra, mặc choàng bên ngoài với áo dài, áo đầm, hay đồ tây ngắn gọn cũng được. Áo nhẹ, không dài, cũng không ngắn đi ngoài trời hay ở trong những buổi dạ tiệc, buổi tiệc thường bên trong… ở đâu cũng dễ nh́n, và lúc nào cũng hợp thời! Từ nhà tao qua Boston nầy phải mất hơn 6 giờ bay, chưa tính thời gian chờ đợi chuyển tiếp. Nên tao mặc cái nầy cho gọn, chớ những ai sống ở xứ lạnh, mỗi người đều có 5, 6 cái áo chống lạnh là việc b́nh thường… Họ mặc thay đổi để đi đó đi đây, nhưng cái áo tao mặc là tiện lợi nhứt trong việc lên xuống xe, hay máy bay đó mầy à…

- Vậy sao, mầy mua ở đâu, có mắc lắm không?

- Tiền nào của nấy, ở đâu cũng có bán nhứt là những vùng lạnh gắt củ kiệu th́ dễ t́m hơn. Và nên mua áo xuất xứ từ các nước lạnh lùng như Âu Châu, hoặc Mỹ Châu… đừng mua từ các nước như Tàu, Thái Lan… các xứ nóng Á Châu. Ai cũng biết phở miền Bắc nấu mới ngon. Chả Huế, bánh bột lọc người Huế làm mới tuyệt. C̣n bánh xèo, nước mắm, thịt cá kho rệu chỉ có người miền Nam. Ḿ nước Ư mới ngon, Pháp Cà-phê mới đúng mức. bơ, sữa th́ có gan ḅ tơ Ḥa Lan… Mầy nghĩ coi, áo dài thợ Việt Nam may mới khéo, mặc mới đẹp chớ nguời nước khác may mặc có vừa ư không? Th́ áo lạnh cũng vậy ở Âu, Mỹ may đúng cách, dùng đúng hàng, người mặc ấm áp gọn nhẹ và trong đẹp mắt. Áo lạnh từ các nước Á Châu may… ḱa ḱa… mầy thấy hai ông bà già đi ngoài đường đó không? Áo họ mặc không biết giữ độ ấm đến cỡ nào, chớ trông nặng nề, phùng ph́nh, may có ngấn như đ̣n bánh tét… Và áo đó chỉ mặc để đi bộ tập thể dục thể thao ở ngoài trời thôi mầy à.

Mấy đồng môn đứng ngồi gần cười ngất. Nó thọt lét tôi, rồi chu mỏ, trề môi lớn họng bảo:

- Ông bà ông vải ơi, tao chỉ nói có cái áo lạnh thôi, mà mầy nói nhiều quá đi! Chàng của mầy đă mấy chục năm rồi, không biết làm sao ổng chịu cho thấu cái điệu: nói dai, nói dẽo, nói dài, nói hoài… không biết mệt của mầy? Thiệt là tội nghiệp th́ thôi, bởi mỗi lần mầy trổi giọng “tây-no” lên th́ ổng rầu sẩu ḿnh, và khiến trời sầu đất thảm thiên ám địa tru! Tội nghiệp quá, bởi đă mấy chục năm rồi, cái lỗ tai ổng bị hảm hiếp quá chừng hả?
Nói đến đó nó lẻn vọt lẹ ra cửa! Tui liền phóng tới rược theo vừa với đánh và miệng vừa rủa… Hai đứa đuổi bắt trong cơn mưa bụi của Boston khi trời đă sang thu. Không gian giờ đây tái ngắt, âm u nḥa nhạt, gió hắt hiu the the lạnh đưa từng chiếc lá vàng bay rơi rớt nằm lềnh khênh trên mặt đường xám đen! Con nhỏ bạn bị tôi rược, vừa chạy vừa la bài hăi, vừa cười ngất ngất, cười gịn giă như tuôn ánh sáng… như thuở chúng tôi c̣n đùa giỡn trước sân trường Đoàn Thị Điểm trong giờ ra chơi năm nào. Thời gian qua mau, nay tóc chúng tôi đă nhuộm màu sương trắng!

Trời mùa thu của Boston ủ dột, sáng mưa rơi, trưa sụt sùi, chiều đổ lệ! Hậu đại hội, chúng tôi được đi thăm những cánh rừng thưa có lá vàng bay New Hampshire, và White Mountain. V́ cơn mưa đêm qua, lá đă rụng ngập lối đi, trên cây chỉ c̣n trơ cành trụi lá khẳng khiu để đón cái giá rét lạnh lùng của mùa đông sắp đến. Và xe đặc biệt chở chúng tôi lên tận đỉnh núi cao dầy đặc sương mù có màu trắng đục như sữa áng kín không thấy ǵ bên ngoài khoảng hai mươi thước…

Thật ra không phải cựu học sinh nào của trường cũng thích đi dự đại hội trường ḿnh. Có người chưa đi lần nào, có người đi một hai lần về th́ “chạy tét” không đi nữa bởi nhiều lư do: V́ sức khỏe, v́ không thích hợp đông người của tuổi già, bằng mặt không bằng ḷng, nhiều tốn kém… Người ta thường bảo, con gà nó gáy: “Đời chỉ thế mà thôi” nên hơi đâu nghĩ chuyện xa xôi về thiên hạ sự làm chi cho mệt! Mỗi lần dự đại hội đều có buồn vui lẫn lộn, và những ǵ ở những ngày đại hội rồi sau đó cũng trở thành những kỷ niệm, những hồi ức đẹp! Bởi qua bao nhiêu dâu bể thăng trầm của cuộc đời, bây giờ ở cái tuổi ngoài 60, nên ḷng người thường buông xả những cái gút mắc nhỏ nhoi, dễ cảm thong hơn, thân thiện hơn… Khiến cho tâm hồn thương cảm, nuối tiếc chớ không thấy ganh, ghét, hờn, ghen, háo thắng… như thời tuổi trẻ nhiều háo thắng nữa!

Tôi nghe ai đó đă nói:

“Cựu học sinh đi dự đại hội Phan Thanh Giản &Đoàn Thị Điểm người nào cũng già khù! Có người c̣n già hơn cụ Phan Thanh Giản trong ảnh trên bàn thờ nữa!” Mèn ơi, nghe qua sao buồn năm phút, và rầu thúi ruột! V́ có người thật t́nh cho biết ḿnh đă già mà từ lâu chưa nghĩ tới, hoặc chưa dám nghĩ tới. Nhưng xin đừng có bi quan mà bảo: “Bác già dzồi, hăy bỏ bác dza đi…” bởi mọi người đi cự Đại hội tâm hồn vẫn c̣n trẻ trung và yêu đời lắm! V́ thế nếu có sức khỏe mỗi năm chúng ta nên tham dự đại hội… Chắc chắn chúng ta sẽ bắt gặp một h́nh ảnh nào đó, một âm thanh nào đó, lời nói nào đó, câu chuyện kể nào đó... trong đại hội của trường. Để chúng ta sống lại tuổi học tṛ và hồi tưởng lại thời thanh xuân... Nó sẽ gợi chúng ta sống lại trong mật ngọt thời tuổi dại của ngày xưa, ôi những ngày xưa thân ái!

Nay đă mấy mươi năm ngàn trùng xa cách, vậy mà trong ḷng người xa xứ cứ măi vấn vương. V́: “Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp?/ Quê nhà một góc nhớ mênh mông” nỗi ḷng chúng ta cứ măi xao xác, héo hắt nhớ thương tṛn cả đời nầy… Cho những kẻ lưu vong chưa một lần trở về thăm cố quốc nếu Cộng sản c̣n trên nước Việt mến yêu!

Tệ xá Diễm Diễm Khánh An
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Tuyển tập văn “Niềm Thương Nỗi Nhớ”

Email: dtdbuon@hotmail.com
ĐT: (530) 822 5622

 

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


 Bài vở cũ


Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt  
Xuân về trên đầu súng  
Đêm xa người  
Câu chuyện của người tù “Cải tạo” về từ Yên Bái
Tết trong ngục tù cộng sản  
Tâm t́nh này cho anh  
Quân trường và chiến trường  
Một giao thừa trong đời  
Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!  
Tiếc thương  
Đã bốn mươi năm con thầm đợi ba!  
Ăn Tết trên thuyền  
Cô gái làng Thái-Mỹ  
Người về từ Đại Dương  
Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa  
Hoàng Sa qua những nhân chứng 
Cảm nghĩ của người đằng sau cuộc chiến  
Đất người 
Chẳng qua  
Ly rượu mừng  
HQ 16 và trận hải chiến Hoàng Sa  
40 năm hải chiến Hoàng Sa  
Yểm trợ trận chiến Hoàng Sa  
Kư ức cuộc chiến Hoàng Sa 1974
Những ngày tháng tù đầy không thể quên  
Những giọt nước mắt ...  
Đồng Minh can trường

Chạy đâu cho thoát 
Bonjour Việt Nam – người đi, người ở, người về… Tuổi trẻ chúng tôi 
Vượt ngục 
Thần Năm Chén 
Hải Quân VNCH được Hoa Kỳ trao tặng huy chương Những ngày hè không thể quên
Kiếp nào yêu nhau
Đất trích !
Hoàng hôn bừng sáng
Trăng tan trên sông núi
Chuyện thật tôi biết về Tướng Trương Quang Ân
50 năm nhớ về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Mẹ tôi và lá cờ vàng ba sọc đỏ
Boston - Khi trời mới sang Thu
Bác Hạnh
Cuộc trùng phùng hy hữu...
Người lính vẫn c̣n đây  
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Hồi kư của một SQ Thủ Đức  
Người vợ lính Ở Thủ Đức   
Con tôi đi nhận xác chồng! 
Tôi viết cho anh "Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện" 
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Pḥng 213
Quân trường hoài niệm  
Tuổi già nên phiên phiến mọi chuyện ..  
46 năm họp mặt  
Quăng đời trên dốc đổ
Một đời chiến sĩ dọc ngang
Ḍng sông êm đềm
Côn Minh (Kunming) trong tôi
Chọc mà thương
Tây Ninh - Chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Kỷ niệm Một thời chiến đấu oai hùng
Coi các cháu hát "Thiếu nhi Hùng Sử Ca"
Trên chuyến tàu Thống Nhất
Ngày Quân lực 19/6: Viết về Người Lính Bất Hạnh VNCH  
Không bỏ rơi đồng đội 
Cô em vợ  
Giải vây đồi 46: Căn cứ ALPHA  
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Bà mẹ điên
Nỗi đau
Phan Nhật Nam - Dựa lưng nỗi nhớ
Khóc nhạc sĩ Thông Đạt-Văn Giảng
Chuyến vượt biển t́m tự do  
Hạm trưởng đa t́nh
Chuyện một con tàu
30 tháng tư, coi dĩa nhạc Asia Golden 3  
Cũng một đời người  
Thương tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù Cs  
Ngày nầy, năm 1975…  
Người mang thánh giá  
Hành tŕnh di tản t́m tự do  
Tổ Quốc Ghi Ơn  
Vài nét anh hùng của TSQ  
Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: 'Tôi chết đừng phủ cờ vàng?'  
30 tháng 4! Tôi chưa một lần sinh nhật
T́nh vẫn trao em
Câu hỏi tháng Tư
Những món nợ phải trả
Người hạ sĩ nhất
Đá nát vàng phai
Tháng Tư ở Sài G̣n
Người vợ Lính
Người t́m tự do cuối cuộc chiến
Người lính TQLC bên bờ Bến Hải
Trên chiến trường xưa
Người thiếu phụ trong mưa phùn
Tháng Tư viết về ngừơi lính VNCH
Tháng 4 lại về
Người chỉ huy về già
Tháng 4 đen
Những ngày cuối tháng Tư
Thắp nén hương ḷng
Chuyến hải tŕnh định mệnh
Tháng Tư, Cả Một Đời Người Trước...
Những tàn phá thoả thuê
Tưởng nhớ cha tội - Đại Úy Trương Hồng Nhơn
Rằn Ri ơí! nhớ quá  
Phan Bôi Châu - Trường tôi ngày đó  
Cho măi ngàn năm
Chim ơi! Vĩnh biệt sao đành!
Đêm 30 có mỗi truyện này
Ba tôi... người lính đổi màu

Những chuyến bay định mệnh