Điệp khúc tháng Tư

Mimosa Phương Vinh

Vậy là bốn mươi năm trôi qua. Bao nhiêu nước chảy qua cầu. Bao nhiêu người đă nằm xuống. Bao nhiêu đứa trẻ được sinh ra. Cuộc sống vẫn tiếp diễn với bốn mùa xuân hạ thu đông. Hạnh phúc hay bất hạnh của những cuộc đời cũng chẳng ai biết đến ngoài chính người trong cuộc mới cảm nhận tường tận được sự mất mát hay những ân huệ mà đời sống đă trao tặng cho họ. Và bốn mươi năm trôi qua vẫn có nhiều người, rất nhiều người vẫn c̣n đứng phân vân giữa ngă ba đường. Không biết đi về đâu!

Bốn mươi năm trước, vào những ngày cuối cùng của tháng Tư tôi là một người đàn bà rất trẻ đang sống ở một nơi tận cùng đất nước. Thành phố nhỏ buồn có những cánh đồng bao la, hoang vắng sau mùa gặt. Thành phố có khu chợ khá sầm uất và một con sông chảy ngang qua.Tôi thỉnh thoảng đi đ̣ để vào chợ, hồi đó có ông lái đ̣ già bị bệnh chân voi, hai chân to lớn dị kỳ sống bằng nghề đưa đón khách qua sông. Lâu lắm rồi chắc ông ta đă chết.

Tôi đă có nhiều buổi chiều cuối tháng Tư bồng con đi qua nhà người quen để hỏi thăm tin tức gia đ́nh. Khi đi ngang nhà Vĩnh Biệt của thành phố mùi hôi thối của những xác chết chưa kịp chôn bốc lên nồng nặc. Sự biến động không ngừng của thời thế làm người ta quên đi những người lính nằm trong nhà xác. Họ là những người lính cuối cùng ngă xuống cho cuộc chiến tranh dai dẳng trên đất nước khổ đau này.

Bốn mươi năm sau c̣n có ai nhớ đến họ và biết rằng họ đă chiến đấu cho ai! Chiến đấu cho ai! Câu hỏi đó biết đâu đă từng là nỗi ray rức, ám ảnh của những người đă chết và bị bỏ quên trong ngôi nhà Vĩnh Biệt kia.

Chiếu đấu cho ai! Câu hỏi đă được trả lời ngay sau tháng Tư Bảy Lăm khi những người lính của miền Nam Việt Nam ngỡ ngàng buông súng. Tai họa lớn đă đến với dân tộc và quê hương ngay sau đó.

Tôi đă có những giây phút sống thoi thóp giữa biên giới sinh tử của con người. Trong căn hầm đơn sơ nhỏ hẹp nghe tiếng đạn bay veo véo trên đầu, trong tiếng loa kêu gọi của hai bên thù địch giữa đêm đen đầy đe dọa và bất trắc v́ lưỡi hái tử thần có thể cướp tính mạng con người bất cứ lúc nào. Bốn mươi năm qua, cứ mỗi lần tháng Tư trở về điệp khúc cũ lại mồn một réo rắc bên tai tôi như một nỗi ám ánh kinh hoàng không thể nào gột bỏ được. Tôi hiểu dù muốn dù không cũng phải chấp nhận nó như một phần đời sống ḿnh, như chứng tích cho một giai đoạn đau thương nhất của quê hương. Tôi gọi nó là Điệp Khúc Tháng Tư.

Từ những ngày tháng Ba, binh sĩ bắt đầu kéo về thật đông trong thị xă. Họ đến từ những thành phố phía trên mang theo vợ con, nồi niêu, xoong chảo và cả gà vịt nữa. Họ tập trung trong ngôi trường trung học sau tiểu khu, vui vẻ cười đùa và lũ trẻ chạy chơi trước sân trường một cách vô tư. Sắp có đánh nhau lớn và mọi người đang chờ đợi. Đài phát thanh và đài truyền h́nh loan tin về những thành phố miền Trung và Cao Nguyên đă lọt vào tay cộng sản.

Tôi ở trong một tâm trạng lo âu, sợ hăi khi nghe tin thành phố Dalat đă mất. Hàng ngày tôi bồng con đi hỏi thăm tin tức của gia đ́nh nhưng không nhận được một nguồn tin nào chính xác cả. Tôi lo lắng cũng đúng thôi v́ cha là công chức trong một nha sở trực thuộc bộ Quốc Pḥng và các anh em đều ở trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Những điều khủng khiếp đă xảy ra ở Huế hồi tết Mậu Thân làm tôi rùng ḿnh khi nghĩ đến gia đ́nh.

Chồng tôi cho biết về t́nh h́nh rất nghiêm trọng. Lệnh cấm trại đă được ban hành, anh chỉ về thăm nhà trong những bữa ăn trưa và chiều rồi vội vă vào doanh trại. Chồng tôi làm ở phía sau nhà bếp một căn hầm trú ẩn nhỏ bằng bao cát và dặn tôi nếu nghe tiếng súng th́ phải bồng con chạy vào đó trốn. Anh nói:
- Anh không thể lo cho em được ǵ đâu v́ lệnh cấm trại một trăm phần trăm trong Tiểu Khu. Em phải tự lo lấy và hành động theo sự khôn ngoan của ḿnh nếu có ǵ xảy ra ngoài này.

Một buổi chiều bỗng nhiên súng nổ ầm ầm, tiếng đạn pháo kích bay reo réo trên khu gia binh, tôi hoảng hốt chạy ra sân nghe ngóng. Đứa con gái khóc thét lên trong tay, chợt có tiếng la to:
- Chết thật, chị vào nhà ngay đi, chúng nó pháo kích mà chị ra ngoài sân làm ǵ kia chứ?

Đó là ông Đại úy Trung, người hàng xóm của tôi. Ông ta ghé thăm nhà một chốc rồi lại phải vào tiểu khu. Một lát sau chồng tôi về mặt mày nặng tŕnh trịch vừa bước vào nhà đă la lối om ṣm:
- Tụi nó pháo kích rầm rầm mà em bồng con chạy ra sân làm chi vậy, có chuyện ǵ cứ chui vào hầm trốn. Anh không thể lo được cho em trong lúc này, nếu em khờ khạo như vậy làm sao anh yên trí được.
- Tại em sợ quá, nên quên mất cái hầm ở phía sau bếp.

Anh thở dài:
- Anh nghĩ tối nay sẽ có chuyện lớn. Mấy tỉnh phía trên đă mất hết rồi nhưng Đại tá Chỉ huy Trưởng đă ra lệnh tử thủ ở đây.
- Tối nay anh cũng vào tiểu khu à?
- Dĩ nhiên rồi, anh ghé nhà một chút thôi. Nghe ông Trung nói em bồng con chạy ra sân nh́n tụi nó pháo kích làm anh giận run. Không phải chuyện đùa đâu, đây là chuyện chết người em hiểu không?

Tôi vùng vằng:
- Hiểu rồi! Ông Trung nhiều chuyện quá, có như vậy mà cũng học đi, học lại!

Chồng tôi nghiêm mặt:
- Không phải là nhiều chuyện, đó là vấn đề sanh tử em phải cảm ơn ông ta mới đúng. Em nghe rơ chưa?
- Nghe rơ, nghe rồi khổ lắm nói măi!

Anh dặn ḍ thêm nhiều lần nữa, ăn uống qua loa rồi vội vă trở vào Tiểu Khu.

Trời vừa sập tối th́ tiếng loa phóng thanh từ tiểu khu bắt đầu cho phát lời tuyên bố của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Tiểu Khu kiêm Tỉnh Trưởng An Xuyên ra lệnh cho tất cả sĩ quan và binh sĩ phải ở trong t́nh trạng sẵn sàng chiến đấu và tử thủ. Giọng ông Đại Tá sang sảng và hùng hồn như truyền được cái hào khí vào tâm hồn người nghe. Càng vào đêm, giọng nói của ông càng dơng dạc, rơ ràng dù rằng đó chỉ là một lệnh truyền được thâu băng và phát thanh lại nhiều lần.

Đạn pháo kích không biết từ nơi đâu, từ phe bên nào bỗng nổi lên chát chúa trong đêm. Âm thanh trái pháo bay ầm ầm trên mái nhà, xi măng, ngói vữa đổ xuống ào ào. Đứa con gái nhỏ đang ngủ bỗng giật ḿnh khóc ré lên, tôi bồng con chặt vào ḷng trong nỗi kinh hoàng tột độ. Bên nhà chị Hải lũ nhỏ cũng bắt đầu khóc la om ṣm. Tôi chạy sân sau gọi chị:
- Chị Hải ơi, em sợ quá! Có ǵ vậy?

Chị Hải th́ thầm:
- Việt cộng pháo kích đó, cô đem cháu vào hầm trốn đi! Ông xă có nhà không?
- Trong tiểu khu, c̣n anh Hải có tin ǵ không?
- Chưa, ổng đi vô quận cả tuần nay rồi chẳng biết ra sao, Đại Tá ra lệnh tử thủ từ hồi chiều giờ, cô nghe chứ?
- Dạ có, hồi chiều ông xă em ghé nhà nói t́nh h́nh căng lắm chị ạ.

Chị Hải thở dài:
- Tôi lo cho ông Hải nhà tôi quá cô ơi!

Tôi an ủi chị và chính ḿnh:
- Sống chết có số chị ạ.

Hai chị em đang nói chuyện th́ bỗng trong tiếng pháo nổ đạn rơi loa phóng thanh từ đâu đó vang lên giọng nói của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam (!). Họ lập đi lập lại nhiều lần:
- Yêu cầu phía Việt Nam Cộng Hoà cử người vào mật khu để thương thảo với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Chị Hải la lên:
- Chết rồi, họ đă tràn ra thành phố!

Tôi chui vào hầm, đạn nổ vang rền khắp nơi. Chưa bao giờ tôi thấy cô đơn và sợ hăi như đêm nay, vừa khóc rấm rức vừa bắt đầu cầu nguyện các đấng thiêng liêng giúp cho qua cơn hoạn nạn này. Khi tiếng súng đạn nguôi dần th́ tiếng loa phóng thanh của hai bên lại bắt đầu vang lên lồng lộng trong đêm. Một bên truyền lệnh tử thủ một bên kêu gọi thương thảo.

Rồi pháo kích lại nổi lên rầm rầm, con của tôi và đám con chị Hải lại khóc như gi vỡ tổ. Ôm con ngồi trong hầm nghẹt thở quá phải chui ra ngoài, được một lúc súng đạn lại ́ ầm nổi lên càng lúc càng dữ dội khiến tôi phải vào lại trong hầm. Mạng sống con người mong manh như chỉ mành treo chuông. Đến gần sáng tôi mới thiếp đi một chút v́ quá mỏi mệt, mặc cho súng đạn thét gào, mặc cho tiếng loa hai phe kêu gọi không ngừng.

Sáng ra chồng tôi về nhà một lát rồi phải đi ngay, anh cho hay phải theo Trung Tá Chỉ Huy Phó và phái đoàn vào mật khu để thương thảo với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.Tôi đứng ngồi không yên v́ t́nh huống vô cùng nguy hiểm này.

Đại Tướng Dương Văn Minh đă kêu gọi đầu hàng. Thành phố cuối cùng không thể tử thủ được nữa. Binh Sĩ buông súng. Giặc tràn vào Tiểu Khu treo cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Đài phát thanh Sàig̣n mời Trịnh Công Sơn lên hát Nối Ṿng Tay Lớn.

Qua khung cửa sổ, tôi thấy Đại Úy Dũng và những người lính của ông ta ôm chầm lấy nhau trước sân, họ vừa khóc vừa chửi thề:
- Tại sao hàng, có đánh thua đâu mà hàng. Chúng tôi tức lắm Đại Úy à!

Nước mắt không phải là biểu hiệu của sự ủy mị chỉ dành riêng cho đàn bà. Nước mắt của những người có nghĩa khí đă rơi xuống cho đất nước. Họ khóc v́ thấy ḿnh bất lực không bảo vệ được chính nghĩa mà từ bao lâu nay ḿnh từng theo đuổi, ôm ấp.

Tôi hoảng hốt nh́n ra con đường xuyên qua khu gia binh th́ thấy cộng quân đă tràn ra như kiến. Không biết từ đâu ra mà đông như thế. Họ mặc quần áo bằng vải dầu mầu rêu hay màu nâu. Đầu đội mũ tai bèo, trang bị lựu đạn và súng ống khắp người. Đa số c̣n rất là trẻ với màu da xám xịt và gương mặt hầm hầm sát khí. Lũ con nít trong khu gia binh la lên inh ỏi:
- Việt cộng! Việt cộng!

Binh lính Việt Nam Cộng Ḥa đóng trong trường trung học gần đó cũng chạy ra ngơ ngác nh́n. Mọi người không hiểu ǵ cả, cuộc diện thay đổi một cách lạ lùng và mau chóng quá v́ đêm hôm qua Đại Tá Chỉ Huy Trưởng c̣n ra lệnh tử thủ một cách cương quyết dù các tỉnh phía trên đă mất. C̣n phái đoàn theo Trung Tá vào mật khu số phận ra sao. C̣n Đại Tá đâu rồi.

Tôi bỗng thấy ông chồng xuất hiện trên con đường về khu gia binh. Tôi mừng rỡ chạy ra đón nhưng vội khựng lại v́ thấy gương mặt anh rất khác lạ, màu da tái nhợt như một xác chết, áo quần xốc xếch, lon lá trên cổ áo đă biến mất.
Chị Hải chạy a tới hỏi dồn dập:
- Sao rồi?

Nhưng chị cũng khựng lại khi nh́n sự thay đổi lạ lùng trên khuôn mặt anh ta. Chồng tôi bước vào nhà im lặng ngồi xuống ghế, ánh mắt nh́n vào một thế giới nào đó, đầu rủ xuống già nua, mệt mỏi. Tôi chưa bao giờ trông thấy chồng trong t́nh trạng suy sụp kinh khủng này, tôi sợ sệt không dám nói ǵ cả. Chồng tôi rút trong người ra một khẩu súng đen nhỏ xíu như một món đồ chơi của trẻ con. Tôi hoảng hốt la lên:
- Anh làm ǵ vậy?

Anh nh́n tôi bằng cái nh́n đau đớn, xót xa mà chưa bao giờ tôi nh́n thấy trên gương mặt của một người đàn ông. Rồi bất ngờ chồng tôi khóc nấc lên, tiếng khóc khô khốc, khó khăn nghe rờn rợn lạ lùng làm sao, tuy nhiên như thế vẫn dễ chịu hơn là sự im lặng nặng nề từ năy đến giờ. Anh nói lập bập:
- Mất hết rồi, không c̣n ǵ nữa cả. Tức lắm! Tức lắm!

Rồi chồng tôi lại gục xuống. Tôi thở dài:
- Anh kể cho em nghe câu chuyện đă xảy ra như thế nào đi. Trung Tá ra sao, c̣n Đại Tá đâu rồi khi họ tràn vào Tiểu khu.
- Đại Tá Chỉ Huy Trưởng bỏ đi rồi. Trung Tá Chỉ Huy Phó đă bị giặc bắt sống. Ông trao lại cho anh khẩu súng này.

Câu chuyện khá dài ḍng, bi đát và qua lời kể của chồng, tôi thấy ḷng cay đắng khi hiểu rằng những người chân chính, ngay thẳng luôn luôn bị thiệt tḥi. Tôi càng thấm thía về ư nghĩa của câu “Nước loạn mới biết tôi trung”.

Mà thôi, khi một biến cố xảy ra mỗi người sẽ có mỗi phản ứng khác nhau, xấu hay tốt đôi khi cũng khó phê b́nh được. Qua nhiều năm sống trong nỗi đau thương cùng tận tôi bắt đầu học được nhiều điều mà trước kia tôi chưa hề biết. Tôi cố gắng giữ cho ḿnh một chút bằng ḷng chứ không phải tự hào: tôi cũng chịu đau khổ, đọa đầy như những đồng bào miền Nam của tôi. Tôi chia sẻ với họ nỗi đau thương bởi tôi đă từng là một người vợ lính với nhiều hệ luỵ khi nước mất, nhà tan.

Buổi tối anh em lính chiến tụ họp trước cửa nhà tôi. Họ vừa đàn hát vừa nói chuyện tương lai, chuyện trở về nhà. Họ hát bài Một Mai Giă Từ Vũ Khí của Nhật Ngân, bài Nối Ṿng Tay Lớn của Trịnh Công Sơn rất nhiều lần, v́ ban ngày Đài Phát Thanh Saigon đă mời người nhạc sĩ họTrịnh lên hát bài này. Những người lính tṛ chuyện suốt đêm và trong nhà vợ chồng tôi cũng không thể ngủ được v́ cuộc diện thay đổi quá nhanh chóng trong thành phố. Với đầu óc giản dị của một người đàn bà tôi nghĩ hai vợ chồng sẽ trở về Đalat t́m một miếng đất nào đó trồng trọt, chăn nuôi và bắt đầu cho một cuộc sống khác như ước mơ của những người lính đang bàn soạn ngoài kia. Chồng tôi th́ có vẻ lo lắng không nguôi với những ngày trước mặt.

Tôi rời thành phố trong chuyến xe đ̣ sớm, khi đi qua nhà Vĩnh Biệt mùi hôi thối của những xác chết chưa kịp chôn vẫn bốc lên nồng nặc. Người ta quên đi những người lính nằm trong nhà xác. Ôi! những người lính cuối cùng của cuộc chiến.

Tôi ngậm ngùi muốn khóc khi giă từ thành phố bé nhỏ, xa xôi mà ḿnh đă trú ngụ trong cuộc đời làm vợ một người lính. Căn nhà trong khu gia binh mà tôi có nhiều ngày tháng phải sống một ḿnh v́ chồng đi công tác liên miên. Khi đi qua cây cầu lớn với gịng nước chảy cuồn cuộn dưới kia tôi tự hỏi có bao giờ ḿnh sẽ trở lại đây không. Cái thành phố hiu hắt cho tôi bắt đầu cuộc đời làm vợ, làm mẹ trong bầu không khí sôi sục, căng thẳng v́ chiến tranh và chết chóc diễn ra từng ngày, từng giờ. Người vợ lính nào cũng sẵn sàng để trở thành một người góa phụ. Bây giờ cuộc chiến đă tàn mà sao ḷng ḿnh nặng trĩu âu lo. Trái tim đau đớn, xót xa không sao kể xiết.

Về đến Saig̣n, nh́n thành phố tan tác, hoang mang v́ kẻ ở người đi. Biến cố to tác đổ ập xuống đất nước làm cho mọi người ngơ ngác như đang sống trong cơn mộng dữ giữa ban ngày. Chồng tôi đi tŕnh diện v́ nghe họ nói chỉ học tập cải tạo một tháng thôi, đâu ai ngờ ḿnh bị họ lừa dối. Tôi đem con trở về gia đ́nh trên Dalat sống một cuộc đời với muôn ngàn khổ ải đau thương của vợ người tù cải tạo. Nỗi khốn khổ của những kẻ ở lại có viết hàng ngàn trang giấy cũng không diễn tả được hết đâu. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.

Những năm tháng sống trong địa ngục trần gian ḷng tôi vẫn nhớ về An Xuyên với những ngày cuối cùng tháng Tư. Tôi hay nghĩ về vị Trung Tá Chỉ Huy Phó của tiểu khu, vị chỉ huy cao nhất c̣n ở lại với thuộc cấp trong giờ phút hấp hối của An Xuyên và bị bắt sống. Ḷng kính phục của tôi đối với ông đă khiến tôi nhiều lần viết về ông, hội kiến cùng ông trong những mẫu chuyện hư cấu cùng nhiều tâm sự xót xa, bẽ bàng của những người bị ở lại trong cuộc dâu bể của quê hương thuở nọ. Không biết bây giờ ông ở nơi đâu hay đă hóa ra người thiên cổ.

Và tôi cũng luôn nhớ đến Thiếu Tá Phan Thành Hứa Tiểu Đoàn Trưởng tiển đoàn 446, người anh hùng cô đơn thuở nọ. Ông vẫn chiến đấu can trường cho đến khi bị bắt và bị họ xử bắn tại Cà Mau cùng với một số Sĩ Quan và Viên Chức Việt Nam Cộng Ḥa một cách công khai. Trước khi chết ông vẫn hô to đả đảo cộng sản nhiều lần. Đó là cuộc chiến đấu lâu nhất trong lịch sử chiếu đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. An Xuyên là thành phố sau cùng đă mất về tay cộng sản sau khi Đại Tướng Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng.

Người ta nói có những câu chuyện xưa quá rồi, nhắc lại có ích lợi ǵ đâu ngoài việc khơi thêm những thù hận, oán hờn. Theo tôi có những câu chuyện không bao giờ xưa cũ đó là câu chuyện thuộc về lịch sử. Lịch sử như một ḍng sông chảy măi không ngừng.

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 quê hương miền Nam rơi vào thảm nạn quá lớn lao và dấu vết nhem nhuốc trong lịch sử dân tộc biết bao giờ xóa mờ được. Đau thương, oán hờn, đói nghèo, chết chóc bao trùm trên số phận những người dân Việt Nam. Triệu người buồn đă đành, c̣n triệu người vui cũng chẳng vui được bao lâu khi biết ḿnh bị lừa dối. Chỉ có những con ma cà rồng no đủ, thỏa thuê v́ hút máu dân tộc mới thực sự hạnh phúc trong men chiến thắng.

Chiến thắng hay chiến bại đôi khi cũng khó mà luận bàn v́ kẻ chiến thắng bây giờ trở thành tên xin xỏ và kẻ chiến bại trở nên người ban phát. Lại cũng có khi kẻ chiến thắng muốn nhập vai làm người thua trận để hưởng chút lợi lộc thế gian. Lại cũng có kẻ dựa hơi người ra đi để củng cố quyền lợi của cha ông ḿnh. Âu đó cũng là định luật bù trừ của đời sống muôn mặt này.

Bây giờ có lẽ mọi người đă hiểu những người lính Việt Nam Cộng Ḥa chiến đấu cho ai, v́ ai. Dù họ hiểu trong muộn màng vẫn c̣n hơn là chưa từng hiểu. Chỉ trách cho những kẻ đă từng biết thế nào là tủi nhục, đau thương mà đă vội vàng quên hay vô tư thỏa hiệp với cái ác để mưu cầu hạnh phúc hay lợi lộc riêng tư.

Bốn mươi năm qua, điệp khúc réo gọi của hai phe thù nghịch trong một đêm đen cuối tháng Tư vẫn mồn một trở về cùng tiếng súng nổ, đạn rơi. Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa dù sao vẫn c̣n tồn tại trong ḷng người dân, vẫn c̣n tiếng nói trên khắp thế giới nơi có người Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản. C̣n Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (!)th́ đă bị chôn sống và khai tử từ lâu lắm rồi! Họ đă chết non. Họ thật sự không hiện hữu trong Điệp Khúc Tháng Tư ngày nọ. V́ thật ra Miền Nam không cần ai giải phóng.

C̣n những người đang đứng giữa ngă ba đường. Sau bốn mươi năm với bao nỗi uất nghẹn, trăn trở của cả dân tộc mà cũng chẳng biết ḿnh phải về đâu hay sao?

Tôi hài ḷng v́ đang sống và viết trên nước Mỹ, một xứ sở tự do, dân chủ và giàu mạnh nhất thế giới. Tôi thuộc về gia đ́nh của những người thua trận và tôi chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ v́ điều đó nếu không muốn nói là c̣n cảm thấy hănh diện và tự hào. Tôi xin cảm ơn cuộc đời đă cho tôi một đời sống khá ấm no, hạnh phúc trên nước Mỹ sau quá nhiều trắc trở gian nan. Nói như thế không có nghĩa là tôi đă cảm ơn những kẻ đă xô đẩy chúng tôi ra khỏi quê hương ḿnh.

Tôi không bao giờ cảm ơn một người đă đập đầu tôi lên đá, dù sau cú đập đó tôi bắt gặp một viên kim cương. Hành động tàn ác và luật bù trừ của cuộc đời là hai việc hoàn toàn khác hẳn nhau. Con dao phẫu thuật của một vị bác sĩ trên thân thể bệnh nhân hoàn toàn khác xa với con dao đâm vào bụng người của kẻ ăn cướp.

Và tôi đă có những đêm không ngủ khi kư ức tháng Tư hiện về như một ám ảnh khôn nguôi. Tôi gói trọn tâm sự ḿnh vào bài thơ:

Trắng đêm

Nằm im trong tiếng đời cười
Ta nghe máu chảy biếng lười trong thân
Nằm nghe tàn cuộc trăm năm
Nằm nghe da xếp vết nhăn mặt người
Nằm thương nhớ tuổi đôi mươi
Gơ tay vào mộng réo người buổi xưa
Ngậm ngùi bao cuộc tiễn đưa
Hai bàn tay đếm chẳng vừa năm đi
Nằm khơi oan trái vô ngh́
Sục sôi hận buổi phân kỳ đă qua
Nộ cuồng gió hú đỉnh xa
Đau muôn mạch nhựa khóc ̣a trong cây
Sầu đêm bạc sợi tóc gầy
Con ong xứ lạ gọi bầy bơ vơ
Nằm đây mắt trắng bơ phờ
Thèm sao giấc ngủ bên bờ an nhiên!

Mimosa Phương Vinh

 


VĂN CHƯƠNG

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Cây viết Bất Khuất

42 năm t́nh cảm đồng môn  
42 Năm T́nh  
Chúc mừng hội ngộ  
Tôi và Tiểu Đoàn 7 TQLC  
Thơ gửi Đại Gia 
Dấu ấn vào đời  
USA 20 năm và Tôi  
Hăy c̣n đó niềm tin  
Pleiku và hoài niệm  
Kư sự những ngày tháng 2  
Một mảnh đời  
Xuân quê hương
Một chuyến về thăm nhà
Tết đến
Một buổi chiều, hai người già
Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Về từ Tân Cảnh  
Cô đơn và ước mơ  
Trên đồi cao  
Phạm Thị Thàng - Nữ anh hùng đất G̣ Công  
Bạn cũ năm mươi năm  
Hương xưa ngày ấy
Đại Bàng gẫy cánh - F5  
Sự thật đời tôi / Trung Tướng Trần Văn Minh  
Thèm 
Sao chổi  
Đừa con dâu

Đại đội 17 "Hoàng Gia" 1 - 2  
Sau cuộc biển dâu  
Những người lính Dù 
Tiễn nhau ngàn dặm cũng chia phôi  
Tấm Poncho
Người bạn học và ông thầy cũ  
Mối hận ngh́n trùng!  
Những mùa Trung Thu  
Tấm ảnh hai người lính  
Tin quan trọng gửi đến các anh em TPB ở Việt Nam
Chim bay về biển  
Văn chương Việt Nam và chữ “Y”  
Hạnh phúc và bất hạnh 
Chữ "Tín"  
Nếu ngày ấy...  
Thuận An 
Thôi ! Ḿnh về Linh Xuân Thôn, đi em !  
Văn hoá phương Nam 
Thức tỉnh  
Sự xâm lăng văn hóa của việt cộng  
Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” đă chết trên đồi hoa sim  
Hành trang và lư tưởng
Góp nước miếng húp chung  
Đêm chờ sáng 1975  
Thuốc lào trong tù....  
Người chồng một đêm 
Khóa 8 B+C/72 SQTB/Thủ Đức họp mặt  
Trở về cố hương 
Trôi theo ḍng đời  
Ngộ chiêu  
T́nh người trong cuộc chiến  
Khóc bạn  
Cư An Tư Nguy  
Con c̣n nợ ba
Không Quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Những người chiến sĩ đáng hănh diện
Nắng chiều vẫn đẹp
Hạnh phúc vẫn long lanh
Con Trâu đâu có cải tạo  
Nhớ nhà  
Bác sĩ trong tù  
Nhà bốn anh em 
Tháng Sáu và Tôi  
Chuyện về một cô gái  
Chuyện một người mang tên Nguyễn Thị Di Tản  
Cái giường đôi  
Ưu việt nhất !!!  
Hậu nhân trả lời VC Huỳnh Tấn Mẫm  
Chúng tôi vẫn sống  
Bọt không cần vớt
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa, Chuyện kể từ đầu
Làm sao để chôn hai Chế Độ?
Cà-phê lính
Cuộc trùng phùng bi thảm
Tuổi trẻ nghĩ ǵ ?
Tiển con
Nhớ anh linh Anh hùng Nguyễn Ngọc Trụ
40 năm nhớ về
C̣n đó niềm đau
Viết cho con cháu
Tưởng nhớ bác Thái Văn Kiểm  
Người bạn thân
Người già cả, người bệnh tật
Người tỵ nạn và Việt kiều
Sự ra đi của hai vị Tướng Tư Lệnh
Nhạc Sĩ Thục Vũ
Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Ḥa
Một thoáng Pleiku
Bạn đồng môn khóa 2 CSQG
Quân đội bị quên lăng của Việt Nam Cộng Hoà
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và bài hát Em Tôi
Bắc Kỳ
Văn chương trào phúng truyền khẩu
Mậu Thân Huế – Nhân chứng sống
Kỷ niệm với Hồ Ngọc Cẩn
Điều c̣n lại sau 40 năm
Thương Tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù
Anh là áng mây trôi
Tâm thức người lính Nhảy Dù trong cơi vô sắc
Rợp bóng cờ
Trên núi Hoàng Liên
Kư ức mùa Xuân
Để tưởng niệm một người Anh
San Jose, năm hết tết đến
Valentine trong di sản Chiến Tranh
T́nh như gió thoảng
Thằng Thời
40 năm cuộc sống người thương phế binh VNCH  
Ăn Tết thôn quê
Hạt bụi nào trong mắt
Giọt nắng cho người
Gặp tướng Ngô Quang Trưởng Lần Cuối Cùng...
Những Đồng Minh Của Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Miền Nam VN
Quê Hương, chùm khế ngọt
Quả tim người tử tù
Anh hùng Ngụy Văn Thà
Người ở lại Hoàng Sa
Trận Hoàng Sa, biểu tượng hội tụ ḷng yêu nước
Ngày 19-01: Tưởng Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Em gái hậu phương Dạ Lan là ai?  
Hồi kư Việt Nam
Để nhớ một thời áo trận
Con dao xếp trong ngày Tết Tây
Người về từ Đại Dương
Lễ Tưởng Niệm Tử Sĩ Hoàng Sa
Lăo Mốc
Lên núi t́m chồng


Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012