Trở lại thăm Charlie

Nhân 40 mươi năm, ngày 30-4-1975 cháu xin gởi chú bài viết khi trở về thăm mẹ ở Pleiku vào tháng 5, 1995 và nhờ ông cậu, Ngô Văn Sơn, nguyên đại đội trưởng 37 pháo binh dẫn đi thăm Charlie. Trong đêm Charlie thất thủ, ông kể, qua điện đàm bên kia: “đã tràn ngập, anh rót thẳng trên đầu chúng tôi”, trong mắt ông đượm nét buồn. Đại đội ông đóng tại bãi đáp LZ ,phía nam Tân cảnh khoảng 3 cây số, để yiểm trợ cho Charlie. Hai tiếng đồng hồ sau khi Charlie thất thủ, bãi đáp LZ cũng bị tràn nhập, ông cùng đại đội rút về cuối bãi đáp để về Tân Cảnh. Bộ đội Bắc Việt đã phục kích cuối bãi, bắn tỉa từng người ngã gục. Ông trúng một viên ngay đầu, ngã xuống đất; trong một tích tắt của giây, tất cà hình ành cùa cha mẹ, người thân, và thời thơ ấu như một cuốn phim chạy qua trong mắt. Viên đạn xuyên qua mũ sắt lấy đi một mãnh da đầu và tóc. Khi biết mình chưa chết, ông bò khoảng 200 thước về phía sông Pôkơ. Dưới sông có khoảng chừng mười người lính của ông, chưa kịp ngồi thở thì có tiếng bên trên “chúng mày lên không thì tao ném lựu đạn xuống”. Ông ngồi lì, bẻ một lóng cây sậy ngậm vào miệng và lặn ra giữa dòng PôKơ. Sau 4 ngày ngụp lặn, nguyê n đại đội, chỉ một mình ông về đến Kontum và đưa về điều dưỡng ở Pleiku. Trong thời gian 10 ngày đều dưỡng, ông ghé thăm nhà người xanh như tàu lá, Kontum bị cô lập và thất thủ. Ông được lệnh tái nhập tiểu đoàn cùng một số binh sĩ mới tái chiếm Kontum. Khi tiểu đoàn của ông lên đến Chu-Pao thì một rừng pháo đã chờ sẫn, dưới một trời mưa đạn, ông cùng đồng đội mỗi người một cái xẻng cá nhân tự đào hố cho mình chốt lại để giải tỏa Chu-Pao và QL14.

Đến Chu-pao, gần vệ đường 14, ông chì lại mảnh đất ngày xưa và đọc hai câu thơ của một đồng đội: ”Chu-Pao ai oán hờn trong gió, một tấc khăn sô một tắc đường”. Hai cậu cháu lên Kontum, hàng phượng vĩ soi bóng dọc theo sông Dabla vẫn còn đó, nhưng dòng nước đã cạn vì họ dồn nước cho thủy điên Ya-Ly, hai bên sông bờ cát trắng trải rộng, chạy dài. Lên đến ngã 3 TânCảnh – Dakto, ở giữa ngã 3, họ xây một đài tưởng niệm có hai ông bộ đội cầm súng AK và dưới chân là chiếc T54 của Bắc Việt. Gần ngã 3 có một cái chợ ngồi bán chồm hổm, một bệnh xá nho nhỏ, một trường học, trụ sở , và những căn nhà dọc theo hai bên đường; tất cả mái tôn đều rỉ sét và tưởng loan lổ với bùn đỏ. Sân bay LZ bây giờ là một bãi đát hoang, những tấm ri sắt làm phi đạo cho C130 ngày xưa đã bị tháo gỡ làm sắt vụn bán qua Nhât; cỏ tranh, lau, sậy xen kẻ với những bụi bò-xít, hướng dương. Ông dừng lại chỉ địa điểm nơi ông cùng đồng đội ngã gục vì những viên đạn bắn tỉa vào đầu. Ông nói: “nghĩ cũng ác, họ tràn xuống cả sư đoàn mà cậu cầm khầu súng lục ra lệnh đứa nào bỏ vị trí tao bắn què giò, đến khi cho tụi nó rút thì đã quá trể”. Men theo con đường chạy dọc theo sông PôKơ lên đến chân của những ngọn đồi Charlie thì đã quá trưa, trời mây nặng và lấm tấm mưa. Những ngọn đồi cao chỉ khoảng 500-600 mét đã phù một màu xanh bởi cỏ, lâu, sậy và những bụi cây cao ngang đầu. Con đường lên đỉnh cũng không còn vì có lẽ không một ai dám mon men lên đó trong mấy chục năm qua. Tất cả là một màu xanh, những sóng cỏ rượt nhau từ dưới lên đồi theo từng cơn gió. Cậu chỉ đỉnh núi cao nhất về phía tây, đó là Sa-Thầy, ngay biên giới Việt-Lào; chỉ về đỉnh cao về phía đông nam, đó là phía tây của Chu-Pao. Ông nói: họ đặt những đại bác trên những đỉnh cao pháo xuống, mình pháo không tới, máy bay đem bom thả họ ngồi trong những hang đá họ cười. Đứng nhìn toàn cảnh Charlie, đúng là điểm chết. Phía tây là một dảy núi cao chạy dọc bắc-nam; phía đông là dãy núi cao chạy theo hướng bắc-đông nam. Lòng địa đạo trải dài đầu rộng đuôi hẹp, nằm gần cuối long chảo là ngững ngọn đồi Charlie như một cái ải chắn trong lòng địa đạo. Vùng đất phía nam Charlie nay đã thành một đồn diền cao su trải rộng chạy dài, phía bắc lốm đốn những căn nhà nhỏ, đất vườn xen lẫn đất rừng về đến Tân Cảnh – Dakto. Nhìn lên ngọn đồi, trong đầu văng vẳng lời hát: Anh hởi anh, ở lại Charlie… Nghĩ cho cùng,Đại tá Nguyễn Đình Bảo là con người còn may mắn, khi anh “ở lại” đồng đội anh cũng đã quấn cho anh một chiếc poncho, thảnh thơi đi vào huyền thoại trên một ngọn đồi cùng mây trời gió lộng. Đồng đội anh sau đó không lâu lãnh chịu những cái chết vật vã quanh đồi, quanh sông, xác thân không một người biết đến.

Chiều xuống, những cơn mưa cắt khoản từ từ nặng hạt, trên đường trở lại Tân Cảnh nói cậu dừng xe để trút bớt bầu tâm sự. Khi mon men đến gần mé sông PôKơ vô tình dẫm lên vật gì cưng cứng, đưa tay vạch lớp cỏ tranh thì thấy đó là cái đế của đôi giày saul. Cầm lên xem, chiếc đế bằng cao su đã cong queo, nứt nẻ thành những đường, những ô vuôn nho nhỏ, còn dính mấy cọng vải bố đã bạc trắng. Cầm chiếc đế giày đã ngã mầu đen xám, trong lòng dậy lên một cảm xúc vô cùng khó tả. Trời đang gió, đang mưa ngây ngây lạnh, nhưng hình như có cái gì đó nong nóng chạy lên chạy xuống dưới gáy tóc. Đặt lại cái đế giày vào chổ cũ, lên xe ra về lòng bâng khuâng tan nát như buổi chiều…

Mười mấy năm sau, hình ảnh Charlie vẫn lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí. Một buổi chiều cách đây khoảng 6 năm, sẵn cây bút trên tay viết một mạch không đầy 15 phút. Cháu gởi chú với chút lòng con cháu còn nhớ lại những mất mát đau thương của thế hệ cha anh.

Đất Quê Hương

Kính dâng hương hồn những người đã “ở lại”
vì đất nước, vì quê hương nhân 40 năm ngày 30-4-1975.

Anh là ai? là ai anh hỡi!
Anh về đâu hay đang ở lại?
Trong thinh không trong tiếng gió rừng
Làm nỗi buồn nước mắt rưng rưng

Tôi cầm trong tay chiếc gót giày
Như cầm nỗi ấm của bàn tay
Trong lau lách hồn anh khắc khoải
Cứa lòng người như cứa thịt da

Đây Chu-Pao trong tiếng gió gào
Như hờn oan như tiếc như thương
Có bao con người đem đánh đổi
Những tấc khăn sô những tấc đường

Đây Charlie trên những ngọn đồi
Hàng ngàn người mất, một đêm thôi
Con đường độc trong lòng địa đạo
Bao nhiêu người chỉ biết lối vào

Đây Sa-Thầy lẫn khuất trong mây
Vẫn buồn vẫn lạnh như ngày ấy
Có bao nhiêu người còn thương nhớ
Chiến hữu xưa xã thân chốn này

Dòng PôKô nước trôi lững lờ
Có đem anh về chốn tuổi thơ
Có còn người thương anh mong đợi
Đêm anh về trong những giấc mơ

Tôi ra biển đem đời trôi nổi
Anh ở lại làm đất quê hương
Phận đời phận nước phận anh, tôi
Mỗi người mỗi phận đều cả thôi

Hôm nay đây hồn thiêng sông núi
Trong đất trong cây trong lâu sậy
Trong gió trong mây trong mưa lạnh
Nói gì tôi, qua chiếc gót giày

Là kẻ bại… có gì để nói
Anh đem đời đem tuổi thanh xuân
Anh đem xương máu làm son phấn
Tô điễm mình phần đất quê hương

Thịt da anh thành cây thành cỏ
Đứng giữa quê hương giữa chiến trường
Đứng giữa thinh không trong tĩnh lặng
Mà thương mà nhớ mà hò reo

Tôi là xương là thịt là hậu thế
Hôm nay đây kính cẩn nghiêng mình
Không hương không khói không hẹn trước
Đang bùi ngùi mảnh đất quê hương

Kỹ niệm chuyến thăm Kontum, Tân Cảnh, Charlie 1995 cùng cậu Ngô Văn Sơn - Đại đội trưởng Đại Đội 37 Pháo Binh

Cháu cầu mong chú, gia đình, và các bác các chú trong gia đình QLVNCH bình an, mạnh khỏe

Cháu Nguyễn Văn Thành

 


VĂN CHƯƠNG

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Cây viết Bất Khuất

42 năm tình cảm đồng môn  
42 Năm Tình  
Chúc mừng hội ngộ  
Tôi và Tiểu Đoàn 7 TQLC  
Thơ gửi Đại Gia 
Dấu ấn vào đời  
USA 20 năm và Tôi  
Hãy còn đó niềm tin  
Pleiku và hoài niệm  
Ký sự những ngày tháng 2  
Một mảnh đời  
Xuân quê hương
Một chuyến về thăm nhà
Tết đến
Một buổi chiều, hai người già
Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
Còn nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng mình
Hai hình ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành trình của 5 ngày tìm về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện tình trái ngang
Khối diễn hành
Bãi tập
Lễ mãn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
Tình Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
Vì hai chữ Tự Do
Nghìn trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Về từ Tân Cảnh  
Cô đơn và ước mơ  
Trên đồi cao  
Phạm Thị Thàng - Nữ anh hùng đất Gò Công  
Bạn cũ năm mươi năm  
Hương xưa ngày ấy
Đại Bàng gẫy cánh - F5  
Sự thật đời tôi / Trung Tướng Trần Văn Minh  
Thèm 
Sao chổi  
Đừa con dâu

Đại đội 17 "Hoàng Gia" 1 - 2  
Sau cuộc biển dâu  
Những người lính Dù 
Tiễn nhau ngàn dặm cũng chia phôi  
Tấm Poncho
Người bạn học và ông thầy cũ  
Mối hận nghìn trùng!  
Những mùa Trung Thu  
Tấm ảnh hai người lính  
Tin quan trọng gửi đến các anh em TPB ở Việt Nam
Chim bay về biển  
Văn chương Việt Nam và chữ “Y”  
Hạnh phúc và bất hạnh 
Chữ "Tín"  
Nếu ngày ấy...  
Thuận An 
Thôi ! Mình về Linh Xuân Thôn, đi em !  
Văn hoá phương Nam 
Thức tỉnh  
Sự xâm lăng văn hóa của việt cộng  
Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” đã chết trên đồi hoa sim  
Hành trang và lý tưởng
Góp nước miếng húp chung  
Đêm chờ sáng 1975  
Thuốc lào trong tù....  
Người chồng một đêm 
Khóa 8 B+C/72 SQTB/Thủ Đức họp mặt  
Trở về cố hương 
Trôi theo dòng đời  
Ngộ chiêu  
Tình người trong cuộc chiến  
Khóc bạn  
Cư An Tư Nguy  
Con còn nợ ba
Không Quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Những người chiến sĩ đáng hãnh diện
Nắng chiều vẫn đẹp
Hạnh phúc vẫn long lanh
Con Trâu đâu có cải tạo  
Nhớ nhà  
Bác sĩ trong tù  
Nhà bốn anh em 
Tháng Sáu và Tôi  
Chuyện về một cô gái  
Chuyện một người mang tên Nguyễn Thị Di Tản  
Cái giường đôi  
Ưu việt nhất !!!  
Hậu nhân trả lời VC Huỳnh Tấn Mẫm  
Chúng tôi vẫn sống  
Bọt không cần vớt
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Chuyện kể từ đầu
Làm sao để chôn hai Chế Độ?
Cà-phê lính
Cuộc trùng phùng bi thảm
Tuổi trẻ nghĩ gì ?
Tiển con
Nhớ anh linh Anh hùng Nguyễn Ngọc Trụ
40 năm nhớ về
Còn đó niềm đau
Viết cho con cháu
Tưởng nhớ bác Thái Văn Kiểm  
Người bạn thân
Người già cả, người bệnh tật
Người tỵ nạn và Việt kiều
Sự ra đi của hai vị Tướng Tư Lệnh
Nhạc Sĩ Thục Vũ
Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa
Một thoáng Pleiku
Bạn đồng môn khóa 2 CSQG
Quân đội bị quên lãng của Việt Nam Cộng Hoà
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và bài hát Em Tôi
Bắc Kỳ
Văn chương trào phúng truyền khẩu
Mậu Thân Huế – Nhân chứng sống
Kỷ niệm với Hồ Ngọc Cẩn
Điều còn lại sau 40 năm
Thương Tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù
Anh là áng mây trôi
Tâm thức người lính Nhảy Dù trong cõi vô sắc
Rợp bóng cờ
Trên núi Hoàng Liên
Ký ức mùa Xuân
Để tưởng niệm một người Anh
San Jose, năm hết tết đến
Valentine trong di sản Chiến Tranh
Tình như gió thoảng
Thằng Thời
40 năm cuộc sống người thương phế binh VNCH  
Ăn Tết thôn quê
Hạt bụi nào trong mắt
Giọt nắng cho người
Gặp tướng Ngô Quang Trưởng Lần Cuối Cùng...
Những Đồng Minh Của Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Miền Nam VN
Quê Hương, chùm khế ngọt
Quả tim người tử tù
Anh hùng Ngụy Văn Thà
Người ở lại Hoàng Sa
Trận Hoàng Sa, biểu tượng hội tụ lòng yêu nước
Ngày 19-01: Tưởng Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Em gái hậu phương Dạ Lan là ai?  
Hồi ký Việt Nam
Để nhớ một thời áo trận
Con dao xếp trong ngày Tết Tây
Người về từ Đại Dương
Lễ Tưởng Niệm Tử Sĩ Hoàng Sa
Lão Mốc
Lên núi tìm chồng


Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012