BÙI-GIÁNG : DIOGENES THỜI-ĐẠI !

biên-khảo nguyễn-tư

Diogenes là một Triết-gia cổ Hy-lạp, vào khoảng thế-kỷ thứ 3 trước Công nguyên - một người được mô-tả là cha đẻ của Triết-thuyết "Cynicism"(ngạo đời, bi quan) không tin vào Hạnh-phúc đời sống, và chủ trương sống như người tiền sử gần-gũi với Thiên-nhiên (primitive Nature) cũng như sự tự-túc (self-sufficiency) không muốn nhờ vả ai, được thể hiện qua những cách thức đơn giản nhất (simplicity) và tự kỷ-luật nữa (self-discipline) mà người ta cho rằng ông ảnh hưởng từ Antisthenes - một Triết gia trước đó chủ-trương về Triết thuyết này. Và, ông cũng đă có một vài môn đệ nhưng không đủ mạnh để thành lập một trường-phái (school) chính thống, mà chỉ kéo dài chưa được một thế-kỷ...Đặc biệt Diogenes chỉ ăn mặc sơ-sài và sống trong một cái thùng gỗ, nhưng khi ra ngoài th́ ông luôn-luôn xách theo một cái đèn, v́ cho rằng cuộc đời này đen tối quá (nhạo
báng) cần phải thắp sáng thêm, dù là ban ngày đi nữa...

Theo nguyên ngữ Hy lạp, chữ "Cynic" bắt nguồn từ chữ"Kynikoi" có nghĩa là "giống như chó hoang" (dog-like), cho nên nhóm của Diogenes khi cần bài-tiết cứ việc thoải-mái như loài thú hoang này, kể cả việc thực hiện khoái-cảm cũng rất vật -tính, nghĩa là họ có thể đứng thủ-dâm trước công chúng mà không hề mắc cỡ ǵ(shameless), không phải v́ họ "mất dạy" mà là coi ḿnh rất đỗi "tự nhiên" như thời man-dă...V́ vậy, chắc hẳn những người đồng thời phải nghĩ rằng Diogenes là"thần-kinh thầy chạy"như người Sàig̣n bây giờ gọi Bùi-Giáng v́ nghĩ ông ấy "điên nặng" (thầy chạy: không chữa được nữa) nhưng Diogenes đâu có điên ǵ, mà lại là một Triết gia nổi tiếng của Hy-lạp...Bùi Giáng không ở trong thùng th́ ở "cḥi" nơi góc vườn của một người bà con, quần áo rách-rưới vá năm bảy lớp dơ-dáy, tóc tai bù-xù không bao giờ tắm gội! Ông không xách đèn giữa ban ngày nhưng có dắt theo bầy chó đủ màu mà ông đặt đủ thứ tên, thường là tên của các lănh-tụ mới mà ông không ưa...

Ngày mới lớn, tôi đọc Bùi Giáng rất nhiều từ Thơ như:"Lá hoa cồn", "Ngàn Thu rớt hột", "Mưa nguồn"..., sách giáo-khoa, sách dịch-thuật như:"Terre des hommes"(Cơi người ta) và "Le petit Prince" (Ông Hoàng nhỏ) của St Exupéry, hay những cuốn sách nổi tiếng của nhà Văn từng được giải Nobel như: "Symphonie Pastorale"(Khúc nhạc đồng quê) và"La Porte étroite"(Khung cửa hẹp) của André Gide...Phải nói Thơ, và cách dịch của ông là “tuyệt cú mèo” chưa thấy ai dịch hay như vậy! Và, nhất là sách biên-khảo về Triết học Tây phương qua mấy tập dày cộm"Tư tưởng Hiện đại 1,2,3" mà ông rất ưa các Triết gia Hiện-sinh Đức như: Heidegger (thực ra ông này chịu ảnh hưởng nặng Kierkegaard hơn là một Triết gia Hiện sinh chánh hiệu).. và của Pháp như: J. Paul Sartre, Albert Camus (đọc là: "Ca-muy" not "Ca-muưt" như nhiều người lầm), hoặc "Hiện-tượng luận" của Husserl (Đức)...mà không quên nhét vào những tư tưởng Đông phương của Khổng, Lăo Trang hoặc Nguyễn Du, nghĩa là ông hứng chỗ nào về ai th́ cứ "chêm" vô tự nhiên chỗ ấy, đôi khi có cả Ca sĩ Hà Thanh, Kịch sĩ Kim Cương, Tài tử Marylyn Monroe, và Brigitte Bardot...

Được biết ông Bùi Giáng sinh năm 1925 tại Quảng nam trong một ḍng họ nổi tiếng mà người ta có thể biết như Bác-sĩ Bùi Kiện Tín rất giàu có nhờ chế tạo dầu khuynh diệp, sirop nhau...và Giáo sư Bùi Luận, dạy ở trường Trung học Vơ Tánh Nha trang...Nhà Thơ học Trung học ở Huế, và bị kẹt trong vùng VM (tức VC thời chống Pháp tại quê nhà Quảng nam) từ năm 1945 lúc ông ở tuổi thanh xuân mà phải chăn ḅ (như bài”Anh lùa ḅ vào đồi”) và chăn dê (như bài “Nỗi ḷng Tô Vũ) - cái "nghề" chỉ dành riêng cho trẻ con mà chữ Hán gọi cho vă n-vẻ là “mục-đồng”. (đồng: con nít) như kẻ này. Ḅ, tôi từng chăn 4 năm khi mới 7t, th́ không nói chi, chứ chăn dê là một cực h́nh mà tôi từng nếm thử v́ con vật này quái-đản, “dâm” dễ sợ (“dê xồm” mà lị!) phá-phách không chịu nổi, đặc biệt trèo cây rất hay dù không có vuốt như loài beo, mèo ….đụng cái ǵ cũng ăn kể cả nón lá, mái nhà, áo tơi …ăn tuốt …khi nghe mưa dông là cứ nhảy đại chui dưới gầm bàn thờ nhà người ta làm đổ lổn-ngổn, rất phiền-phức...Nhưng khi Quốc-gia tiếp thu th́ ông vô Sàig̣n dạy học và làm Văn nghệ, viết sách...Đây là thời kỳ ông b́nh thường, dù cũng đă có những triệu chứng "ngông" của một người tài hoa mà hầu hết Nghệ sĩ đều có thể có, cũng chỉ để "cho vui" vậy thôi, nhất là ông người Quảng nam - một nơi được người đời xác nhận qua tục-ngữ là hay "căi" (ngang bướng):

"Quảng nam hay căi,
Quảng ngăi hay co,
B́nh định hay lo,
Thừa thiên ních hết!"


Có nghĩa rằng: dân Quảng nam ưa căi cọ ít khi chịu khuất phục ai, dân Quảng ngăi hay "co", tức cứng đầu (co đầu cứng cổ), dân B́nh định hay "lo"(lo lót, chứ không phải lo âu) và Thừa thiên "ních hết" v́ dân Thưà thiên là dân Kinh đô nhiều Quan lại nên hay ăn hối lộ...Tục ngữ nói vậy th́ hay vậy, không biết đúng hay sai, nhưng chắc cũng phản ảnh một phần nào...Nhưng sau đó một thời gian th́ người ta bắt đầu thấy nhà Thơ "ngông dữ" đến gần như bất b́nh thường, (anormal) mà nguyên do có lẽ v́ hoàn cảnh bất-hạnh của gia đ́nh ông: nghe nói là cả vợ con ông đều bị chết v́ tai nạn hay bịnh tật ǵ đó! Ông bắt đầu nói lảm-nhảm nhiều (thường đọc Thơ chữ Tây, chữ Hán, chữ Đức … mà người ta gọi là"điên chữ" v́ trong đầu nhiều chữ quá hóa điên!?) hay đi lang-thang ngoài đường, nhất là sau 75 th́ lại càng dễ điên thê-thảm...

Bởi v́ ông từng sống với VM trong suốt 9 năm kháng-chiến chống Pháp, qua phong trào “Cải cách ruộng đất" rất khốc liệt từ năm 1952,tất cả giai cấp Địa-chủ như gia đ́nh ông Bùi Giáng..đều bị VM coi là:"Kẻ nội thù của giai cấp công nông" được gắn liền với từ ngữ thông dụng “Cực kỳ phản động” sau này ,nên dĩ nhiên là khốn-khó vô cùng, không cách ǵ sống nổi! Do đó mối đau này hẳn sẽ in dấu trong tâm hồn suốt đời ông như một vết thương không bao giờ lành, đến năm 75 lại phải lặp lại một lần nữa, th́ bịnh ông Bùi Giáng đương nhiên càng nặng thêm! Đó là lư do tại sao, trong thời kỳ này (sau 75) ông lợi dụng bịnh điên của ḿnh để giễu chế độ c̣n dữ hơn nữa, nên ông bị công-an bắt đánh nhiều lần, may nhờ một người đồng hương xứ Quảng thuộc giới Văn nghệ đàn em, từng “nằm vùng” ở miền Nam rất mến mộ ông, là Vũ Hạnh - sau 75 làm to (xếp đám văn nghệ VC miền Nam) can thiệp, ông mới đỡ đi phần nào. Nghe nói khi gặp Vũ Hạnh, nhà Thơ họ Bùi bảo:"Mày nói chúng nó đừng có đánh tao đau quá!" . Dù vậy, hễ gặp cơ-hội là ông cứ xỏ-xiên, giễu cợt CS không tiếc lời, nên không biết bao nhiêu câu chuyện về ông được kể ra, trong đó có 2 câu Thơ, “rất Bùi Giáng" hay được trích dẫn trên báo chí Hải ngoại với nhiều khác biệt nhau về 2 nhà Thơ VC ở Quảng nam là Thu Bồn và Thu Ba...mà tôi nghĩ nó xảy ra ở Sàig̣n chứ không thể ở Quảng-Đà, v́ ông Bùi Giáng "khùng" và "rách" cỡ đó không thể về Quảng-nam mà dự "Đại hội Thơ" được! Vả lại, ông ấy không quanh co ǵ đâu, v́ ỷ ai cũng nghĩ ḿnh điên "thầy chạy" th́ không c̣n sợ ǵ mà không tuôn ra cho nó sướng cái lỗ mồm, nhất là đối với giới Văn nghệ VC, họ chỉ thích bái lạy nhau, mà ca tụng cái ǵ phải ca tụng. Hai câu Thơ đó thường được trích như vầy:

"Thu-Ba khen thơ Thu-Bồn,
Thu-Bồn sướng quá, rờ l.. Thu-Ba!"


V́ được "khen" nên mới "sướng", nhất là được "em" khen "Thơ" nữa là nhất, và chữ "rờ"(chữ của người Trung và Nam) chứ không phải "sờ"(chữ của người Bắc). Tôi nghĩ ai chứ Bùi Giáng, th́ dám nghịch như thế này. Ngay trong Thơ "nghiêm túc" của ông không thiếu ǵ cụm từ kiểu Hồ Xuân Hương chuyên môn nói lái những vấn đề cấm kỵ trong thơ phú (ngoại trừ Thơ của nhóm "Hợp Lưu" ngày nay ở Mỹ) .Tại sao thời Nho giáo cực thịnh mà Hồ Xuân Hương vốn tỉnh-táo lại dám làm Thơ có những câu độc-địa như thế nầy:

"Thuyền từ cũng muốn về Tây-trúc,
Trái gió, cho nên nó lộn lèo" (Sư bị làng Đuổi)


Hoặc:

"Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo?"(Chùa Quán sứ)

Hẳn những cụm từ"đáo nơi neo", "Trái gió"và"lộn lèo" là những nghịch-ngợm có dụng ư rất "đạt" của Nữ sĩ họ Hồ, mà ngày nay nhà Thơ họ Bùi mang tiếng là giới "mày râu" và "điên thầy chạy" lại không dám viết những ḍng tương-tự hay sao?

"Lọt cồn trận gió đi hoang,
Tồn liên ở lại, xin làm dồn ra..."

Cách "nghịch" này, trong Thơ Bùi Giáng chúng ta gặp thường xuyên bất cứ nơi đâu...Xách mé CS th́ Bùi Giáng là số một, v́ ông hiểu CS hơn ai hết, ngay cả thời VNCH, ông cũng đă từng giễu Trịnh Công Sơn - vốn là một Nhạc sĩ tài hoa nhưng lại ăn nhầm phải bả CS nên có chân trong nhóm Tôn Thấp Lập, Hoàng Phủ Ngọc Tường...ở Huế , do đó đâm ra phản chiến, đă viết những bài nhạc có lợi cho CS (nhưng sau này th́ dường như ông ta đă “tỉnh” rơ nhất qua bài”Tiến thoái lưỡng nan” tự thấy ḿnh không c̣n đất sống khi Hải ngoại tẩy chay, mà trong nuớc chả được ưu-ái ǵ lắm) khi Bùi Giáng đố người ta rằng:"Đố bạn 3 chữ T.C.S viết tắt từ những chữ ǵ?", rồi nhà Thơ tự trả lời:"Đó là những chữ viết tắt từ 3 chữ : Thằng Cộng Sản!"...

Đối với tôi, Bùi Giáng không phải là một người "điên"(fou) theo đúng nghĩa của nó, mà ông chỉ là người "tàng-tàng", hay "khùng" mà người ḿnh bắt chước Pháp gọi là"Tốc-kê"(tocket) được giải thích là "một chút điên"(un peu de fou),nhưng ông giả điên (giống vua Thành Thái ngày trước chỉ để chửi Tây) hầu giễu đời chơi của một người "thất chí", dù ông từng làm Thơ giải thích ḿnh "khùng v́ Thơ":

"V́ yêu dấu quá nàng Thơ,
Với em vô tận nên ngơ ngẩn buồn,
Thần tiên Thánh Phật bao dung,
Hiểu ḷng tôi lắm, tôi khùng v́ Thơ" (V́ sao khùng?)

Tôi nghĩ ông Bùi Giáng bị “thất chí “v́ hoàn cảnh gia đ́nh (vợ con chết thảm),quá khứ khổ cực (v́ sống ở Liên-khu 5) lại có máu Văn nghệ quá đà (bao nhiêu ruộng đất, nhà cửa đều bán để in sách - cái loại đầu tư chỉ lỗ vốn, huề là may!), bất măn chuyện đời, bất măn thời cuộc, thiếu t́nh yêu của Mẹ thời c̣n bé (Mẹ chỉ cưng em mà lơ-là với ông như ông đă viết "Mẹ bỏ ta"!) đó là lư do khiến ông luôn-luôn gọi những người ông mến mộ là"Mẫu thân" như"Mẫu thân Phùng-Khánh, Mẫu thân Trí-Hải", người yêu không có, nên ông đâm ra có những giấc mơ rất cuồng, không thiếu tính giễu cợt, như khi ông chết chỉ mong cô Kim Cương "tè" lên mộ ông cho ấm áp cuộc đời!

Có người kể rằng, ở Sàig̣n rất nhiều người mến mộ tài hoa nhà Thơ và thương cảm cuộc đời lê-lếch của ông nên người ta hay mời ông uống càphê, ăn phở...ông vui vẻ nhận lời. Với những lần như vậy ông rất vui v́ đỡ cô đơn, cũng đỡ đói, nên ông nói chuyện huyên-thuyên đủ thứ trên trời dưới đất với giọng Quảng nam rặt rất dễ tức cười và khó nghe, nhưng đây là đặc điểm của Bùi Giáng, con người luôn luôn giữ nét nguyên thủy không bao giờ đổi thay một cách tự nhiên, kể cả tiếng nói gốc của xứ ḿnh, theo quan điểm của nhóm "Cynique"...rồi bỗng dưng ông lại đề nghị:"Ngồi đây nhe, để coi tao ra múa cho bọn nó xem chơi mà nghĩ tao điên!". Thế là ông bỏ ly cà-phê, nhảy ra đường đứng giữa lộ múa lung-tung như hát bội, xong cười ha-hả, rồi vào ghế ngồi uống tiếp. Đây là một thái độ tỉnh táo, có dụng ư chọc đời...coi đời chả ra ǵ chứ không phải điên v́ ông biết ông sẽ làm ǵ, và làm để chi? Điên mà biết ḿnh điên th́ chưa phải là điên!??

Ngày c̣n dạy học, ông giảng Kiều và khóc giữa lớp là chuyện rất thường bởi v́ ông thương cảm Kiều, kính phục Nguyễn Du như Thần tượng, kể cả Chu Mạnh Trinh là người rất mê Kiều đến độ phải vịnh nguyên chuyện Kiều với bài tựa không chê vào đâu được. Bởi mê Nguyễn Du, nên Thơ họ Bùi thường là lục bát như thơ Kiều,mà trong đó hầu hết là từ của Nguyễn Du (như "Rằng, Chỉn e, Vân mồng"....) không phải chôm chĩa nhưng ông cố ư dùng để người ta biết rằng ông mê Nguyễn Du, mê đến độ có lần ông ra một đề luận Văn chương có một không hai trên đời này cho học sinh:"Em hăy thuật lại cuộc gặp gỡ giữa em với Nguyễn Du trong vườn Bờ-rô"(vườn Tao đàn ở Sàig̣n là nơi trai gái thường gặp nhau t́nh tự)...

Nói về Bùi Giáng th́ không hết, v́ ông có một cuộc đời ngoại hạng, cái ǵ cũng vượt trội hơn hẳn người ta, giống như một ông Tiên mà ông thường gọi là "trích Tiên"(Tiên bị đày) đang "phiêu diêu miền cực lạc" ngay giữa ḷng cuộc đời bụi-bặm này, và ông đă phiêu-diêu thực sự vào ngày 8/10/98 v́ vỡ mạch máu đầu sau một tai nạn ngă té...nên kẻ này mạo-muội có bài Thơ "điếu" người
tài hoa "outstanding" quá cố như sau:

Ông chết, rồi sẽ thành Tiên,
Bởi ông sống chẳng làm phiền ǵ ai!
Bán nhà in sách lai-rai,
Thiên hạ đọc, hẳn có vài niềm vui!?
Dù ông ở bụi dập vùi,
Nhưng ḷng vẫn cứ cố nuôi nụ cười...
Cơi này là chỗ rong chơi,
Công danh ông để cho đời giành nhau!
Chỉ mơ sao đến kiếp sau:
Bằng cách thế nào cũng gặp Nguyễn-Du?
Xin làm đệ tử Tố-Như,
Mong ông măn nguyện, chắc chừ Ô.kê?
Có nhau "một cơi đi về",
Nhưng ǵ, th́ cũng giữ "nghề" làm Thơ!

Thượng hưởng!


*Nguyễn-Tư



 

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012


Bụi đất và hư vô
Mùa Noel cũ
Cuối năm tiễn biệt Mẹ
Giọt máu rơi của người lính chết trẻ
Chữ tín  
Chọn Năm Căn  
Nỗi bất hạnh đời tôi  
A-1H Skyraider Tarin65
Thằng láng giềng  
40 Năm tỵ nạn... Nh́n lại đoạn đường  
Việt Cộng pháo kích trường Tiểu Học Cai Lậy 9/3/1974  
Chuyện 10 năm trước. Ngày 3 tháng 12-2004  
Bạn bè  
Tấm thẻ bài  
Ngôn ngữ lính tráng Sài G̣n xưa  
Tiểu Đoàn 66 Biệt Động Quân Biên Pḥng  
Hương Tràm Trà Tiên  
Người cựu chiến binh già  
Tàn cơn binh lửa  
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - Ngọn Cờ Đại Nghĩa  
Chuyện một lá cờ
Cờ vàng trong trái tim tôi
Nắng chiều bên ghềnh thác Niagara  
“Trâu Điên” Và Cố Vấn Mỹ...Muộn Vẫn Phải Nói...
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân? 
Nhật kư trên tiền đồn Do Thái
Tảo một mùa thu Arlington
Tướng Đỗ Cao Trí - Người chết không yên 
Những người lính cùng chiến tuyến bảo vệ tự do
Mang các anh về miền đất tự do
Bầu trời đánh mất
Bằng Lăng
Như vạt nắng chiều
Đời sống người Việt tại Úc
Truyện một người lính gương mẫu
Sự thật cuối cùng đến quá trễ!
Hồi ức Sài G̣n thời lính tráng  
Mẫu chuyện về Thống tướng TMT Lê Văn Tỵ  
Mùi áo lính  
Ôi! Chareles  
Vở mănh tinh cầu
Chúng tôi mọc rễ và yêu thương...  
Thủ Đức - Một thời khó quện  
Ba Tôi, Người Lính VNCH  
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt   
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ  
Sống với đàn anh không phải dễ
Chiều lạnh giáo đường  
Hoài niệm  
Những v́ sao của một thời tuổi thơ  
Ngọn đuốc Lê Xuân Việt  
Một chút mặt trời...  
Trốn trại  
Chuyến ra khơi đầu tiên
Hữu Loan và màu tím hoa sim  
Hệ thống thông tin gián điệp toàn cầu Echelon 
Cho cuộc t́nh đầu  
Ngày Quân Lực 19/06 tại Melbourne 
Người lính trong lửa đạn, và sau trận chiến 
Một kỷ niệm xa xưa  
Bố tôi, người lính Việt Nam Cộng Ḥa  
Điệp vụ U2  
Vụ tấn công USS Liberty  
Ngày 19 tháng 6 dưới mắt một hậu duệ VNCH  
Ngày Quân Lực 19 tháng 6 lần thứ 49  
Cha là niềm tự hào của Con
Vượt qua khỏi con Trăng
Con gái của Ba
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới
Người lính già trên chuyến tàu đêm
Trên đỉnh cô đơn  
Một thoáng qua hồn  
Ban Mê Thuộc - Ngày đầu ngày cuối  
Mênh mang mùi biển mặn  
Rừng lá thăm anh
Vợ và những ngày đầu đời lính  
Hành quân lưu động biển LLĐN Duyên-Pḥng 213 
Chị hai  
Bóng ngả đường chiều
Bài thơ t́nh Thị Nở - Chí Phèo  
Giọt nước mắt... v́ niềm kiêu hănh  
Sức mạnh t́nh chiến hữu  
Những tản mạn về "Cố Vấn"  
Đuờng chinh chiến  
Chết tại Ban Mê Thuột  
Bài t́nh ca ngày đó   
Người trở lại Pleime
Nhà thơ đi lính
Con rạch nhỏ quê ḿnh
Chuyện cái nón lá
Chuyến Taxi cuối cùng của đời người
Chuyện của một người không có tội
Hoa Dă Qùy của anh!
Chỉ c̣n là kỷ niệm
Tháng Ba t́m về tử lộ
Như cánh diều bay
10 tội đại ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản VN
Gió ơi! xin đừng thổi
Bánh ḿ và hoa Hồng trong ước mơ của Mẹ
Những người vợ cùng tuyến đầu
Đại Uư dũng cảm
Người Việt viết tiếng Việt. "Người Giệc Giết" tiếng Việt
Đời Phi Công
Nợ Đời một nửa, còn một nửa nợ ơn em
Từ trại tù ra biển khơi
Trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola
Chỉ v́ một câu hỏi
Trại "tù" cải tạo – địa ngục trần gian ở VN
Con gái người ta
Bùi Giáng: Diogenes thời đại !
Năm Ngọ nói chuyện ngựa
Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt
Xuân về trên đầu súng