NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH GIÀ

Rồi đêm dài cũng hết, liếc thấy đă gần 11 giờ 30, tôi thu dọn lại những việc riêng của ḿnh để sửa soạn ra băi đậu, đóng sổ và kiểm tiền cho mấy người sắp hết ca về nghỉ.

Trời khuya vắng lặng, tất cả chuyến bay đến đều đă đáp xong. Trong băi đậu, một hai nhóm khách nhận hành lư trễ đang rảo bước t́m về xe của họ với hành lư kéo lê rồn rột theo sau. Áng chừng phải mất 10 phút cho đám khách nầy lấy xe và lái ra cổng trả tiền, tôi thong thả rảo bước ṿng quanh mấy trạm xem lại cửa nẻo. Mây vần vũ, gió lạnh, thế nào đêm nay cũng mưa to và bên trong booth, tức là cái trạm của người thâu tiền, máy móc và các hộc tiền sẽ ướt sũng nếu cửa để hở, v́ khu vực phi trường trống trải, gió lồng lộng, chỉ cần mở hé cửa chừng một ngón tay, nước mưa sẽ vung văi đầy trên các máy móc tính tiền và hệ thống đó hôm sau ắt gặp đủ thứ trở ngại.

Sau khi tắt hết các đèn chiếu sáng lối ra, cảnh vật trở nên âm u, chỉ c̣n đèn trong booth hắt xuống thành vệt dài trên nền xi măng xám xịt. Tôi chợt giật nẩy người khi suưt đụng vào một đống đen thui đang ngồi bệt xuống thềm, dựa lưng vào thành sắt đằng sau cái booth, thở ph́ pḥ, " hắn" phải mệt nhọc lắm mới ngồi đại xuống thềm xi măng lạnh lẽo đang ướt đẫm sương đêm. Một người da đen, trong chiếc áo bông bù xù, không rơ đàn ông hay đàn bà, đội chiếc mũ vải có vành nhỏ chung quanh như của mấy người lính biệt kích năm xưa hay đội, trời tối quá không nh́n được rơ mặt, tôi e ngại bước lui lại, hỏi:

- Sao ông lại ngồi ở đây? You có cần giúp ǵ không?

Hơi thở ph́ pḥ đáp lại:

- Tôi không t́m được xe của ḿnh…

rồi ngưng một chút như để lấy hơi thêm, hắn cáu kỉnh:

- Cái phi trường chết tiệt của mấy ông rắc rối quá, làm người ta lẫn lộn lung tung!

- Không đâu…

Tôi nói và chỉ vào hàng xe đang tiến đến gần cổng trả tiền, tôi bảo hắn:

- Ông có thấy mấy người kia không, họ t́m ra xe ḿnh rất dễ dàng.

Hắn nói gần như lẩm bẩm trong miệng:

- Tôi không giống như họ.

Dĩ nhiên rồi, tôi thầm nghĩ, và để chấm dứt đôi co, tôi hỏi ngay:

- Xe ông đậu ở đây bao lâu rồi?

- 7 ngày.

- OK, nhưng ông có chắc là đậu trong băi nầy không, phi trường c̣n có nhiều băi đậu khác nhau nữa đó.

Hắn im lặng, tỏ vẻ phân vân, tôi hỏi tiếp:

- Vé gởi xe của ông màu ǵ?

- Chẳng biết nữa, nó ở trong xe. Cái xe th́ màu xanh, dark blue, Chevy 2000.

Sợ hắn nổi giận tôi không dám nói là ở trong nầy, dark blue Chevy 2000 có cả trăm chiếc như thế.

- Thôi cho tôi bảng số xe, tôi sẽ t́m ra nó nằm ở đâu rồi chỉ đường cho ông đến đó, OK?

- Bảng số xe ư?

- Vâng, chúng tôi kiểm kê xe hằng đêm, bằng bảng số. Ông có vẻ không nhớ số xe ḿnh hả?

- No way..

iNhững ngày đầu mới vào làm ở đây, tôi rất ghét những người chỉ có bảng số xe của ḿnh mà cũng không nhớ được, nhưng sau một thời gian, tôi mới hiểu ra là họ có thể có nhiều xe, và thay đổi xe luôn chứ không phải chỉ đi có một chiếc, và cũng không phải khi nào xe chạy hết nổi mới đổi chiếc khác như ḿnh nên tôi mới hết thấy bực ḿnh về chuyện đó, c̣n giờ đây, một người mà sức khỏe tàn tệ như thế nầy th́ việc không nhớ được số xe ḿnh cũng là điều dễ hiểu, không đáng phải thắc mắc lắm.

Nh́n đoàn xe ra cổng đă gần hết, tôi sắp phải làm việc nên bảo người da đen:

- Gọi phone về nhà you xem có ai nhớ được số xe không rồi cho tôi hay, tôi phải đóng sổ cho người cashier nầy ra về đă rồi quay lại với ông sau nhé.

Hắn nh́n tôi lo lắng:

- C̣n ai ở nhà nữa đâu, chỉ có vợ tôi mà cũng đang ở đây với tôi.

- Thế th́ tôi chịu thua luôn, làm sao giúp ông được.

Rồi nh́n hắn ái ngại, tôi nói thêm cầu may:

- Trước khi đi, ông ráng t́m xem có cái thứ giấy ǵ có thể có số xe ở trong đó không, giấy đăng bộ xe của DMV, giấy mua bảo hiểm xe… cố gắng lên, đó là cách sau cùng để có thể giúp ông được đấy.
 
Hắn lồm cồm đứng dậy, một người đàn ông đen, mặt mày thô kệch, râu bạc lún phún đầy 2 bên má, chắc cũng phải 6, 70 tuổi hoặc hơn nữa, bước chân nặng nề đến bên quầng sáng của ánh đèn, khó khăn lắm mới móc ra được cái ví dày cộm, rồi lần lượt lôi ra các thứ giấy tờ. Tôi vừa làm việc ḿnh vừa liếc nh́n giùm cho hắn, thấy cái giấy in chữ xanh quen thuộc của DMV, tôi thở phào: Nó ḱa. Nhưng không phải, đó chỉ là cái giấy chứng nhận người đàn ông là handicap thôi, một người thương tật, thảo nào đi đứng khập khiểng, chậm chạp. H́nh như một bàn tay cũng không sử dụng được, chỉ để chận cái ví cho tay kia lục lọi giấy tờ mà thôi. Tôi ái ngại nói với bà cashier người Mễ cũng đang theo dơi câu chuyện:

- Nầy Rosa, thôi bà đếm tiền đi nhé, tôi phải giúp hắn một tay đây.

- OK, dĩ nhiên, trông "him" cũng đáng thương quá, nhưng bà níu tay tôi nói nhỏ: mà ông coi chừng trễ giờ của tôi nhé, gần 12 giờ rồi đấy.

- Không sao đâu Rosa, tôi quay lại với bà ngay.

Trong cái mớ giấy tờ hỗn độn của gă đàn ông da đen nầy, tôi thoáng thấy được một loại giấy làm tôi rất xúc động, mà nếu không nh́n thấy nó, chưa chắc tôi đă hết sức giúp đỡ ông lúc ấy, loại giấy đó là cái thẻ DAV Goldcard Membership. DAV là Disabled American Veterans, Cựu chiến binh tàn phế Mỹ. Không biết ông ta có phải là một cựu chiến binh hay không, nhưng đă đóng góp giúp đỡ cho hội CCB nầy, đóng góp khá lâu và có thể là khá nhiều nên mới có thẻ Goldcard như thế, chia sẻ tiền trợ cấp tàn phế của ḿnh cho những người tàn phế khác, thật cảm động, ông già da đen nầy cao hơn những ǵ tôi đă đánh giá về ông, "đừng đánh giá một con người qua bề ngoài của họ", bài học nầy đă được dạy tự bao giờ mà cứ vấp phải hoài. Tôi thấy ngượng, không dám nh́n vào mặt ông trong lúc ông cứ nh́n tôi chờ đợi. Tôi nhẹ nhàng nói :

-Giữ chặt những thứ nầy ông nhé, không th́ gió thổi bay mất.

Sau khi bà Rosa xong việc và rời khỏi booth, thấy ông già có vẻ tin cậy ḿnh và thân thiện hơn, tôi hỏi:

- Vợ ông đang đợi ở đâu?

- Trước cửa thang máy tầng 3, tôi cứ ngỡ là ḿnh đậu xe ở đó.

- Được rồi, ông có nghĩ là c̣n loại giấy tờ nào liên quan đến chiếc xe nữa không?

Ông già lục lọi thêm nữa rồi đưa ra một cái giấy…chỉ có số VIN. Thấy ông t́m giấy tờ một cách quá khó khăn và chậm chạp, tôi hỏi:

- Tôi có thể t́m giúp ông được không?

- Why not?... please!.

Cầm lấy cái ví và mớ giấy tờ hỗn độn vào trong cho khỏi bị gió thổi bay, tôi cẩn thận xếp cất lại những giấy tờ không cần thiết, và do đó ngỡ ngàng thấy được thêm một phần trái tim bao la nữa của ông lăo tàn tật, đó là một phong b́ có in sẵn địa chỉ của PVA, và xuyên qua ánh đèn sáng trắng, tôi thấy đă có một tấm check nằm sẵn ở bên trong. Tấm check kư bao nhiêu tiền th́ tôi không biết, nhưng PVA và cái logo có h́nh người ngồi xe lăn th́ với tôi không lạ ǵ, đó là Paralyzed Veterans of America, Cựu chiến binh bại liệt Hoa Kỳ. Hoá ra ông già đen đúa xấu xí nầy đây là ân nhân của cả 2 hội Cựu chiến binh Mỹ. Tôi không biết rơ lắm những hoạt động của 2 hội nầy v́ không bao giờ đọc hết những giấy tờ của họ gởi, nhưng tôi biết họ là những cựu chiến binh, phục vụ giúp đỡ lại cho những cựu chiến binh khác yếu đuối, tàn phế hơn ḿnh, hay nói theo cách những người Việt ḿnh hay nói, tàn nhưng không phế.

Chúng tôi đứng nh́n nhau, đầy thiện cảm. Tôi nh́n ông, và không giấu diếm sự ngưỡng mộ nhưng không dám nói ra v́ ḿnh coi lén giấy tờ riêng tư của người khác, c̣n ông th́ nh́n tôi tin cậy, nghĩ là chắc tôi sẽ t́m ra được chiếc xe của ông, tuy vậy, cuối cùng vẫn không có một chi tiết ǵ hơn về chiếc xe của ông cả, tôi quyết định phải chở ông đi ṿng quanh các băi đậu để cho ông nh́n từng chiếc một, và như vậy tôi có thể về nhà trễ hơn thường ngày chừng nửa giờ.

Tôi bảo ông gọi cho bà vợ, dặn cứ chờ tại chỗ và hỏi bả xem có nhớ được ǵ thêm về việc đậu xe hay không rồi cho biết khi tôi trở lại, v́ tôi phải vào văn pḥng nộp hết báo cáo của cashier mới chấm dứt nhiệm vụ của ḿnh hôm nay. Hơn 20 phút sau, quay lại với xe riêng của ḿnh th́ bà vợ của ông cũng đă đến đó, với mớ hành lư hỗn độn. Bà cũng là một người da đen, nhỏ con, nói năng nhỏ nhẹ dịu dàng thật khác hẳn với anh chồng .
Họ tự giới thiệu: Paul và Helena, trong lúc chúng tôi đă yên vị trên xe.

- Gọi tôi là Tony ông bà nhé.

- Okedo.

Paul bật ra tiếng OK mà những người lính hay dùng làm tôi nghe mà xúc động, tưởng như nghe bạn ḿnh đang nói trên tần số vô tuyến như những ngày nào.

Họ có vẻ rất yên tâm, thoải mái hẳn ra, c̣n tôi rất vui được có dịp giúp đỡ những người có tấm ḷng tốt như họ.
Paul không phải là người vui chuyện kể lể ba hoa như những người da đen khác, ông nói ít giọng trầm trầm có lẽ tại tuổi già, tôi khơi chuyện của ḿnh trước mà cũng có ư ngầm t́m hiểu thêm về Paul :

- Ở tuổi của ông chắc có nghe nói đến chiến tranh Việt Nam, quê hương của tôi đó Paul, tôi rời quê sang đây đă 15 năm .

Cả 2 người im lặng hồi lâu, rồi Paul cất giọng khàn khàn.

- Tôi đă ở đó… đơn vị tôi đóng đâu đó trên vùng cao nguyên, tên là An Khê.

- Thật thế ư, c̣n tôi th́ ở Pleiku, không xa nơi đó là bao nhiêu, chắc ông cũng thường được yểm trợ từ phi trường Pleiku chứ.

- Vâng, dĩ nhiên…hầu như mỗi ngày, và rồi một lần… chuyện chết tiệt ấy xảy ra cho tôi, họ mang tôi về Mỹ, cưa cụt chân, và để tôi rời quân đội từ đó, năm 1967.

Sợ nhắc đến chuyện cũ làm ông không vui, tôi hỏi qua hướng khác :

- Năm 67, chắc ông c̣n trẻ lắm, lúc ấy đă có bồ chưa ?

- Vào ngày giải ngũ, tôi vừa đúng 20. Helena c̣n ở lại Việt Nam, nàng là một y tá, về Mỹ năm sau rồi lại phải sang Âu châu. Tôi trở lại trường Đại học, nhưng không học hành được ǵ, chỉ tối ngày biểu t́nh phản chiến, rồi nghiện ngập, chán chường, suưt tự tử. May sao đó là lúc Helena trở về…

Paul không biết diễn tả ǵ hơn nữa, chỉ chậm răi gật gù, nói thêm nhè nhẹ :

- Nàng là một thiên thần, đối với tôi.

- Dĩ nhiên rồi, tôi thấy bà rất dịu dàng đối với ông…

và muốn nói thêm với Paul : Ông cũng là một thiên thần, tuy rằng đă găy cánh, nhưng vẫn cứ là một thiên thần đối với những người bất hạnh khác. Nhưng tôi đă yên lặng. Paul chắc là loại người không thích những lời khen.

Chạy ṿng chầm chậm qua các dăy xe, chúng tôi lại nói chuyện, Paul và Helena có vẻ thân mật, tin cậy hơn, họ kể thêm về cuộc sống gia đ́nh, kể về tiểu bang Alabama, nơi ông và Helena lớn lên. Không văn hoa màu mè, Paul thành thực kể lại nỗi đau của những người lính trở về, nhất là những cựu chiến binh da đen như ông, những người nổi loạn bị cảnh sát đánh đập, dân t́nh cũng hất hủi, đến nỗi ông phải bỏ xe lăn tập đi nạng, rồi phải bỏ nạng đi bằng chân giả, cắn răng nuốt xuống nỗi đau vừa tâm hồn vừa thể xác để đi học, cố kiếm lấy mảnh bằng chỉ để làm giáo viên thôi, v́ một bàn tay ông cứ tê liệt dần và rồi th́ không c̣n cử động mấy ngón tay được nữa…

Tôi cố gắng trở lại cái điều mà tôi muốn hỏi :

- Là một cựu chiến binh, hẳn ông hiểu họ nhiều lắm nhỉ ?

- Đương nhiên rồi, tôi hiểu họ lắm ông Tony ạ, v́ tôi đă từng là họ. Làm xong bổn phận của một người lính, cho dù có là một anh hùng đi chăng nữa, cụt chân trở về, cởi trả quân phục, họ như những con chim bị vặt trụi hết lông, không có ngay đến lớp áo để tự vệ, mà cũng không thể giấu ḿnh hoài trong tổ được, phải chui ra ngoài để kiếm ăn nữa chứ…

…giọng ông vẫn trầm trầm như thương cảm cho những người cựu chiến binh nào đó, không hề có ẩn giấu một chút ǵ cay đắng cho chính số phận của ḿnh …

- Tôi luôn luôn cố gắng làm một cái ǵ cho họ, nhưng có làm được ǵ nhiều đâu, lâu lâu mới giúp được một món quà nhỏ trong cái trợ cấp của ḿnh, thế thôi.

- Thế là đă nhiều lắm đối với ông rồi, Paul ạ. Càng thiếu thốn sự chia sẻ của ông mới càng cao quí. Thế bây giờ ông có làm một công việc ǵ thêm nữa không - tôi nói nửa đùa nửa thật - chỗ chúng tôi đang c̣n cần nhiều cashier lắm đó.

Paul b́nh thản trả lời :

- Làm ǵ c̣n th́ giờ nữa ông, mẹ của Helena cảm ơn Chúa bà vẫn c̣n sống, Helena th́ dạy học cho lũ trẻ và làm việc ở nhà thờ, tôi phải ở nhà chăm sóc bà cụ một buổi, c̣n buổi chiều vào Bệnh viện quân đội giúp việc thiện nguyện. Chúng tôi sống tạm đủ, có cần tiền vào việc ǵ nữa đâu …

T́m được chiếc xe của Paul không khó lắm, tôi phụ giúp 2 ông bà chuyển đồ đạc sang xe họ, khi tôi vừa đóng nắp thùng xe th́ 2 người đă đứng sát sau lưng. Trong tay cầm sẵn mấy tờ giấy bạc, bà Helena trang trọng nói :

- Cảm ơn Tony, nếu không có ông giúp th́ đêm nay chúng tôi không biết sẽ ra sao trong cái phi trường rộng lớn nầy, chúng tôi hết sức biết ơn sự giúp đỡ của ông mặc dù ông chưa bao giờ biết chúng tôi, Chúa sẽ phù hộ cho ông .

Hít một hơi dài trấn tĩnh, tôi giữ chặt trong tay ḿnh những bàn tay đen đúa của họ, nói chậm răi :

- Hai người đừng bận tâm, tôi chỉ làm công việc thường ngày của ḿnh thôi. Vâng, tôi chưa hề gặp ông bà lần nào, nhưng ông Paul đây cũng đâu có biết một người Việt Nam nào mà ông vẫn sang chiến đấu cho quê hương chúng tôi, đổ máu trên đất nước chúng tôi, và cuối cùng đă bỏ lại những phần thân thể trên đất nước không phải là của ông mà là của chúng tôi, v́ vậy tôi mới là người phải nói lên những lời cảm tạ và biết ơn quí bạn về việc đó…

Paul hẳn là không thích nghe người khác ca tụng ḿnh, ông lắp bắp :

- Thôi…thôi Tony, đó chỉ là làm nhiệm vụ thôi, đă ở trong quân đội th́ ông cũng biết rồi.

- Vâng, cứ cho là như vậy, c̣n bây giờ th́ sao, khi ông vẫn tiếp tục giúp đỡ đồng đội, những cựu chiến binh thương tật khác. C̣n có nhiều người như ḿnh nữa, ông Paul ạ, nghĩa là những cựu chiến binh như chúng ta, nhưng họ có làm như ông đâu. Khi nh́n thấy tấm thẻ DAV và PVA của ông, tôi kính phục tấm ḷng của ông lắm, mặc cho chuyện ǵ đă xảy ra, ông vẫn không quên các quân nhân, các đồng đội, ghét chiến tranh nhưng yêu mến chiến binh ông nhỉ. Ông bà rất xứng đáng được Chúa phù hộ và bảo vệ. Số tiền nầy nếu ông bà muốn cho tôi th́ cho phép tôi đóng góp vào phần giúp đỡ của ông bà cho họ nhé.

Thôi đă quá khuya rồi, xin tạm biệt, chúc hai ông bà lên đường b́nh an.

Cả hai người đều xúc động, họ cầm tay tôi khàn khàn nói tiếng cảm ơn, trong cái ôm vai của những người không quen biết nhưng đă hiểu nhau, tôi thấy mắt Paul đẫm ướt, nhưng chỉ một bên thôi, c̣n con mắt bên kia vẫn trong sáng, vô hồn. Ô, hoá ra những ǵ mà Paul bỏ lại trên quê hương tôi năm nào, không phải chỉ có một bàn tay, một bàn chân mà c̣n có thêm một con mắt nữa.

Ông Paul ơi, cơ thể ông thương tổn như vậy mà tấm ḷng th́ bao la vô cùng. Xin chân thành cảm ơn ông.

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012


Bụi đất và hư vô
Mùa Noel cũ
Cuối năm tiễn biệt Mẹ
Giọt máu rơi của người lính chết trẻ
Chữ tín  
Chọn Năm Căn  
Nỗi bất hạnh đời tôi  
A-1H Skyraider Tarin65
Thằng láng giềng  
40 Năm tỵ nạn... Nh́n lại đoạn đường  
Việt Cộng pháo kích trường Tiểu Học Cai Lậy 9/3/1974  
Chuyện 10 năm trước. Ngày 3 tháng 12-2004  
Bạn bè  
Tấm thẻ bài  
Ngôn ngữ lính tráng Sài G̣n xưa  
Tiểu Đoàn 66 Biệt Động Quân Biên Pḥng  
Hương Tràm Trà Tiên  
Người cựu chiến binh già  
Tàn cơn binh lửa  
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - Ngọn Cờ Đại Nghĩa  
Chuyện một lá cờ
Cờ vàng trong trái tim tôi
Nắng chiều bên ghềnh thác Niagara  
“Trâu Điên” Và Cố Vấn Mỹ...Muộn Vẫn Phải Nói...
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân? 
Nhật kư trên tiền đồn Do Thái
Tảo một mùa thu Arlington
Tướng Đỗ Cao Trí - Người chết không yên 
Những người lính cùng chiến tuyến bảo vệ tự do
Mang các anh về miền đất tự do
Bầu trời đánh mất
Bằng Lăng
Như vạt nắng chiều
Đời sống người Việt tại Úc
Truyện một người lính gương mẫu
Sự thật cuối cùng đến quá trễ!
Hồi ức Sài G̣n thời lính tráng  
Mẫu chuyện về Thống tướng TMT Lê Văn Tỵ  
Mùi áo lính  
Ôi! Chareles  
Vở mănh tinh cầu
Chúng tôi mọc rễ và yêu thương...  
Thủ Đức - Một thời khó quện  
Ba Tôi, Người Lính VNCH  
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt   
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ  
Sống với đàn anh không phải dễ
Chiều lạnh giáo đường  
Hoài niệm  
Những v́ sao của một thời tuổi thơ  
Ngọn đuốc Lê Xuân Việt  
Một chút mặt trời...  
Trốn trại  
Chuyến ra khơi đầu tiên
Hữu Loan và màu tím hoa sim  
Hệ thống thông tin gián điệp toàn cầu Echelon 
Cho cuộc t́nh đầu  
Ngày Quân Lực 19/06 tại Melbourne 
Người lính trong lửa đạn, và sau trận chiến 
Một kỷ niệm xa xưa  
Bố tôi, người lính Việt Nam Cộng Ḥa  
Điệp vụ U2  
Vụ tấn công USS Liberty  
Ngày 19 tháng 6 dưới mắt một hậu duệ VNCH  
Ngày Quân Lực 19 tháng 6 lần thứ 49  
Cha là niềm tự hào của Con
Vượt qua khỏi con Trăng
Con gái của Ba
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới
Người lính già trên chuyến tàu đêm
Trên đỉnh cô đơn  
Một thoáng qua hồn  
Ban Mê Thuộc - Ngày đầu ngày cuối  
Mênh mang mùi biển mặn  
Rừng lá thăm anh
Vợ và những ngày đầu đời lính  
Hành quân lưu động biển LLĐN Duyên-Pḥng 213 
Chị hai  
Bóng ngả đường chiều
Bài thơ t́nh Thị Nở - Chí Phèo  
Giọt nước mắt... v́ niềm kiêu hănh  
Sức mạnh t́nh chiến hữu  
Những tản mạn về "Cố Vấn"  
Đuờng chinh chiến  
Chết tại Ban Mê Thuột  
Bài t́nh ca ngày đó   
Người trở lại Pleime
Nhà thơ đi lính
Con rạch nhỏ quê ḿnh
Chuyện cái nón lá
Chuyến Taxi cuối cùng của đời người
Chuyện của một người không có tội
Hoa Dă Qùy của anh!
Chỉ c̣n là kỷ niệm
Tháng Ba t́m về tử lộ
Như cánh diều bay
10 tội đại ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản VN
Gió ơi! xin đừng thổi
Bánh ḿ và hoa Hồng trong ước mơ của Mẹ
Những người vợ cùng tuyến đầu
Đại Uư dũng cảm
Người Việt viết tiếng Việt. "Người Giệc Giết" tiếng Việt
Đời Phi Công
Nợ Đời một nửa, còn một nửa nợ ơn em
Từ trại tù ra biển khơi
Trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola
Chỉ v́ một câu hỏi
Trại "tù" cải tạo – địa ngục trần gian ở VN
Con gái người ta
Bùi Giáng: Diogenes thời đại !
Năm Ngọ nói chuyện ngựa
Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt
Xuân về trên đầu súng