HOA DĂ QUỲ CỦA ANH!

Darren Thăng

Ông Nguyên đón xe buưt xuyên bang Greyhound khởi hành từ Utica, một thị trấn cao nguyên nghèo nàn hướng Tây Bắc của tiểu bang Nữu Ước vào lúc 7h20 sáng. Theo lịch tŕnh xe buưt sẽ ghé qua thành phố Nữu Ước, để rước thêm khách và đỗ bến tại thành phố Philadelphia, vào lúc 3h15 chiều.

Lúc ra đi ông hơi do dự, khi nghe khí tượng dự đoán 4 trận tuyết lớn nhỏ tổng cộng trên 16 inches(40.64 cm), sẽ đổ xuống các thành phố miền Đông-Bắc Hoa Kỳ vào dịp Lễ T́nh Yêu, làm bàn dân thiên hạ than văn kêu trời như bộng v́ năm nay tuyết rơi nhiều quá.

Theo kinh nghiệm của người từng sống ở xứ lạnh, ông nhận thức bầu trời trước khi có tuyết thường âm u ảm đạm, trần mây mầu trắng đục rũ h́nh minh họa thấp, gió hiu hiu và không gian tĩnh lặng một cách lạ kỳ. Độ lạnh trung b́nh cỡ 30 độ F (0°C). Đó là dấu hiệu tuyết sắp ập đến vùng.

Mới 11 giờ sáng mà đă thấy tuyết hoa rơi lất phất bên ngoài cửa kính của xe buưt. Rồi cánh tuyết thu nhỏ lại theo luồng gió thổi nhanh, mạnh mẽ hơn và dần dần phủ kín lộ đường trắng xoá như tấm bánh tráng mỏng vậy.

Cơn băo hung hăn như anh chàng cuồng si, ôm chầm lấy người yêu xinh xắn hôn hít tá lả và mạnh bạo, mặc cho nàng lẫy hờn bảo rằng, hăy từ từ từng bước một đi cưng ơi!

Xe buưt ngừng ở bến cuối tại góc đường số 10th & Market, gần 4 giờ chiều mà tuyết vẫn rơi đều. Hành khách bước xuống xe, đă thấy tuyết dầy cui cỡ 6-7 inches(18 cm) ở bên vệ đường. Độ dầy không đến nỗi nào tại trung tâm thị tứ, là nhờ có nhân viên xúc tuyết túc trực sủi đường và vỉa hè, chứ c̣n ở ngoại ô th́ cũng phải xấp xỉ 10 inches(25 cm) tuyết trở lên.

Nghe nói thành phố có cái chuông nứt lịch sử nầy hàng ngày tấp nập, người đi bộ qua lại nườm nượp mà sao hôm nay lại vắng vẻ thế này”, ông Nguyên tự nhủ như thế.

Người lữ hành lầm lũi một ḿnh, đằng sau vai đeo giỏ ba lô nhẹ bước đều đặn tiến về góc đường số 8th & Market gần đó, để đón xe buưt số 47 đi về hướng chợ Ư, là điểm đích mà ông muốn đến.

Số người đứng đợi ở tụ điểm nầy lúc đầu c̣n thưa, sau đông dần v́ xe buưt bị đ́nh trệ. Người nào cũng mong mỏi t́m mọi phương tiện để về nhà cho sớm. Tuy sống ở xứ lạnh, ấy vậy mà nghe nói có băo tuyết là ai cũng ngao ngán mớ đời.

Đứng ngoài trời lâu, tuyết rơi nhiều thấm đẫm chiếc áo lạnh dầy. Mấy đầu ngón chân của ông hơi tê cóng v́ giầy đạp nhằm tuyết nún bị ẩm ướt. Toàn thân của ông cảm thấy mất nhiệt dần.

Không gắng gượng nổi, ông lần theo cư dân địa phương xuống một tầng hầm, khu vực của tàu điện để sưởi ấm và hơ đôi vớ ướt. Rét lạnh làm bụng đói cồn cào. Ông t́m mua một ly cà phê và bánh ṿng bagel ở tiệm Donut gần đó để dằn bụng.

Cơn mệt mỏi sau 8 tiếng đồng hồ ngồi xe buưt thấm vào cơ thể. Ngồi dựa vào bức tường của một bi-đinh thương xá trong mall đă dẹp tiệm để nghỉ mệt, ông móc trong bóp ra một h́nh chụp cắt xén từ mặt báo Việt Ngữ tại địa phương, tự nói một ḿnh:

- “Sao người phụ nữ này lại giống nàng đến thế!”, chẳng lẽ đây là Lệ An sao em?

Đưa tấm h́nh lên chiêm ngưỡng, ngắm tới ngắm lui người đẹp tha thướt, kiêu sa trong tà áo dài mầu vàng cổ truyền. Mắt ông lim dim v́ thiếu ngủ và thiếp đi bất chợt trong thoáng chốc. Dĩ văng thời chinh chiến xa xưa bỗng dưng hiện về…

o0o

“Ban Mê Thuột bị thất thủ, 11h30 trưa ngày 11/3/1975.”

Sáng ngày 12 và 13, toàn bộ Trung Đoàn 44 & 45 thuộc Sư Đoàn 23 BB(SĐ 23 BB) được không vận xuống quận Phước An (phía Đông Ban Mê Thuột), để tái chiếm lại thị xă th́ bị đánh tan vào 2 ngày sau.

Xế chiều ngày 14/3/1975, Sư Đoàn 6 Không Quân tại Pleiku được lệnh bí mật rút khỏi cao nguyên trong ṿng 48 tiếng đồng hồ.
Trung úy Thám, viên phi công trưởng của phi đội tải thương 259B/Không Đoàn 72 Chiến Thuật vừa bước ra khỏi pḥng họp khẩn sáng ngày 15/3 tại phi trường Cù Hanh, đă nghe tiếng ồn ào huyên náo của mấy tay mê vô xạ thủ và lính đóng trong phi trường đánh cờ với nhau ở ngoài sân, ông bèn ghé xem sự t́nh:

- Chiếu tướng nè!

Thám biểu họ giải tán:

- Dẹp cờ đi! Chiếu cái ǵ! Có ai thấy Thiếu Úy Nguyên đâu không?

Xạ thủ Hổ ngước lên:

- Ông ta vô thị xă Pleiku thăm người yêu rồi ông thầy ơi!

Vừa lúc ấy, chiếc xe Honda Dame chạy từ cổng Phi Vân vào, Nguyên là viên hoa tiêu phụ của Thám ngừng lại:

- Bộ trung úy kiếm tôi hả?

Thông báo cho mọi người được biết:

- T́nh thế nghiêm trọng! Lệnh chỉ thị “zulu” di tản chiến thuật. Sớm mai, biệt đội bay về Nha Trang. Tất cả mau về doanh trại thu xếp đồ đạc ngay.

Thiếu Úy Nguyên xin phép:

- Anh cho tôi ra lại thị xă, trước khi trời tối sẽ trở về?

Để làm ǵ, Thám hỏi:

- Tôi muốn đón 2 người thân vô trại để đi chung, sáng sớm ngày mai.

Thám nhún vai:

- Để xem trực thăng có dư chỗ không đă? Thôi, cứ chở họ vô rồi tính!

- Thiếu Úy Nguyên giơ tay phải chào phi công trưởng một cái “cụp” theo kiểu nhà binh. Rồi rồ máy xe dọt đi, để lại sau lưng đồng đội nh́n theo chừng hửng.

Lệ An đứng đằng sau bếp rửa đống chén, nghe mẹ lên tiếng:

- An à! Có ông lính chạy xe gắn máy vô ngơ nhà ḿnh, nh́n xa na ná giống y thằng Nguyên vậy đó con.

Lệ An nói vọng lên:

- Anh Nguyên vừa mới từ đây ra về mà mẹ!

- Bây không tin, th́ lên đây coi thử đi!

Lệ An bỏ dở đống chén, rửa tay vội vàng rồi bước ra đầu ngơ, thấy Nguyên liền hỏi:

- Anh có để quên ǵ ở đây không vậy?

- Chuyện lớn rồi em ạ! Ḿnh vô nhà rồi nói.

Nguyên kể rơ sự t́nh:

- Thưa bác, có tin Quân Đoàn II dự định bỏ ngơ toàn vùng Tây Nguyên một hai bữa nữa. Ban Mê Thuột kể như mất, nên con ra đây để rước bác và em An vào trong phi trường, cùng nhau di tản xuống Nha Trang vào ngày mai.

- Trời ơi, con nói nghe sợ hăi quá. Chuyện bỏ nhà bỏ cửa, gia tài dành dụm cả cuộc đời, để ra đi tay không mà bảo bác phải quyết định ngay, làm sao được bây? Anh hai con An c̣n đang quưnh(đánh) nhau với VC ở miệt phi trường Phụng Dực kia, không biết sống chết ra sao nữa? Ta lo lắng mấy bữa rày, muốn nhuốm bịnh nè. Nói dứt câu, người mẹ già rưng lệ khóc hu hu. T́nh mẹ thương con lai láng như sông nước Biển Hồ Pleiku vậy!

Lệ An kéo tay Nguyên ra ngoài sân:

- Mẹ không lỡ bỏ anh Hai mà đi. Thôi, anh hăy về thu xếp kẻo muộn. Em không đành ḷng bỏ mẹ để theo anh! Có lẽ bên kia, không làm ǵ phái nữ chúng em đâu.

Nguyên sửng sốt khi nghe quyết định của người yêu. Ra đi một ḿnh đối với anh th́ dễ dàng rồi, anh năn nỉ:

- C̣n t́nh yêu của chúng ḿnh th́ sao em?

Vận nước đến hồi suy sụp! Biết làm sao hơn. Thôi, ta đành xuôi theo số phận nghiệt ngă vậy anh ạ!
Không c̣n nhiều thời giờ để chần chờ, Nguyên nhỏ nhẹ:

- Em vào trong thay đồ và mặc thêm chiếc áo lạnh, rồi chở anh vào trong phi trường để mang xe về nhé!

Nguyên tŕnh giấy tờ cho quân cảnh gác cổng Phi Vân ra vào căn cứ xem xét, rồi quẹo bên trái dẫy cư xá của phi đội trực thăng 259B buồn tẻ, đồn trú tạm tại phi trường Cù Hanh. Anh xuống xe ôm hôn Lệ An thật lâu. Hai người quấn quưt bên nhau trong khí trời lành lạnh, trước phút chia tay:

- Em và mẹ ở lại b́nh an nhé!

- Nếu mai anh chưa đi, em mang cơm vào cho anh nha, nàng vấn an nhẹ nhàng.

Nguyên vẫy tay chào từ biệt. Nh́n h́nh bóng Lệ An ḿnh hạc xương mai, khuất dần dưới ánh hoàng hôn xa tít ngoài cổng Phi Vân, ḷng chàng buồn vời vợi, liên tưởng tôi viễn ảnh đen tối sắp xảy ra.

Sáng sớm ngày Chủ Nhật 16/3, Trung Úy Thám chui vào bong tàu đă thấy Thiếu Úy Nguyên đề máy trực thăng UH-1H, sẵn sàng với đầy đủ phi hành đoàn và vài quân nhân trong phi trường đi quá giang:

- Người nhà đâu rồi?', Thám hỏi Nguyên:

- Họ ở lại anh ạ, Nguyên nói lớn để át tiếng chong chóng quay phành phạch.

Thám phán một câu:

- Địch đang pháo kích hỏa tiễn 122 ly ầm ầm phía đằng kia, không dzọt lẹ lỡ trúng pháo th́ bỏ mạng đa!

Nguyên lặng thinh theo dơi Trung Úy Thám chỉnh công tắc, bấm nút và kiểm soát mớ đồng hồ phi cụ cho an toàn một lần cuối, trước khi cất cánh.
Sẵn sàng cất cánh! Thám nhẹ nhàng kéo cần lái trực thăng lên. Con tàu rời khỏi mặt đất. Đầu mũi trực thăng nhếch lên từ từ, rồi lướt trên phi đạo theo hợp đoàn. Trực thăng tăng vận tốc khi lên cao độ trực chỉ Nha Trang. Khi trực thăng b́nh phi trên không trung, Nguyên trầm ngâm rút thuốc ra hút mơ màng nghĩ đến Lệ An, người yêu bé nhỏ của anh quen biết vài tháng về trước…

o0o

Quân cảnh gác cổng Phi Vân tại phi trường Cù Hanh điện cho ban trực của phi đội tải thương 259B, bảo có cô nữ sinh t́m kiếm một hoa tiêu:

- Cô t́m ai trong phi đội tải thương 259B?

- Thưa, Thiếu Úy Cao a!

Ban trực của phi đội 259B, điện ra cho biết:

- Không có ai tên là Cao hay Thấp ở biệt đội này cả.

Anh nói với họ, làm ơn kiểm tên lại dùm.

T́nh cờ có một chiếc xe Jeep chạy vô căn cứ:

- Thưa thiếu tá, cô này muốn kiếm một phi công tên là Cao trong biệt đội của ông.

À, có lẽ là Thiếu Úy Cao Nguyên đấy! Mà cô là ǵ của Thiếu Úy Nguyên vậy?

- Dạ, cháu muốn t́m ông ta để tặng ít bánh trái v́ đă cứu mạng anh của cháu.

- Nguyên c̣n rất trẻ nên gọi bằng anh đúng hơn. Thôi, cô lên xe đi, tôi chở vào trong đó nhé.

Nguyên ơi! Có người đến kiếm nè, viên thiếu tá gọi:
Mấy tay hoa tiêu độc thân thấy người đẹp thanh tú và đôi mắt tṛn xoe xuất hiện ở chốn đèo heo hút gió này, liền bu vào:

- Cô là ǵ của Nguyên? Có phải là em gái của Nguyên không? Chúng tôi là bạn của Nguyên nè?

Viên Thiếu Tá trừng mắt:

- Không phải chuyện của mấy người. Đi chỗ khác dùm một tí. Thấy gái là tơm tớp…

- Thưa thiếu tá, ông kiếm tôi có chuyện?, Nguyên bước ra:

- Cô nầy đến kiếm cậu nè!

Xin lỗi, cô kiếm tôi có chuyện ǵ vậy?

- Mẹ bảo em vô đây gặp người phi công gan dạ, đă cứu con bà mang về bệnh viện Pleiku vào tháng 7 vừa qua, chắc anh c̣n nhớ chứ?

Nguyên rờ cằm đăm chiêu:

- Có phải anh ta lai Tây, nước da trắng bóc như cô vậy?

- Đúng thế!

- Tôi nhớ lại khoảng 3 tháng về trước, khi c̣n phục vụ ở phi đoàn Lạc Long 229, chuyên đổ toán Lôi Hổ, có cứu một toán viên bị thương tích trong vùng địch.

- Tuần trước, em có ghé qua phi đoàn Lạc Long 229 của Thiếu Tá Phạm Công Cẩn để tặng quà chung cho phi hành đoàn, th́ họ nói rằng anh đă thuyên chuyển sang đây.

Nguyên giải thích:

- Tôi chỉ làm tṛn bổn phận của một quân nhân mà thôi, có ǵ phải ơn với nghĩa?

- Em chẳng có ǵ ngoài chút quà mọn và chùm hoa dă quỳ mộc mạc hái để tặng anh, mong anh nhận cho.

- Ồ, hoa dă quỳ hương sắc trên vùng cao nguyên. Tôi thích màu hoa vàng rực rỡ đó lắm. Hoa dại mọc ở bên đường, nhưng nó thể hiện cái đẹp hoang dă như nét đẹp tuyệt sắc giai nhân của cô vậy đó! (vui cười)

Cô gái mặt đỏ ửng:

- Mới gặp mặt mà đă trêu ghẹo người ta rồi!

Nguyên uyển chuyển lời nói:

- À, năy giờ nói chuyện, nhưng không biết danh tánh của cô là ǵ nhỉ?

- Dạ, Lệ An!

- Tên thật đẹp, giống như chủ nhân của nó vậy! (vui cười)

Lệ An bẽn lẽn ngoảnh mặt đi!

- C̣n t́nh trạng sức khỏe của anh cô như thế nào rồi?

- Dạ, đă hồi phục phần nào rồi anh ạ. Giờ anh ta chuyển qua Trung Đoàn 53(SĐ 23 BB), dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Võ Ân, đóng ở phi trường Phụng Dực.

- Tiện đây, mạn phép mời Lệ An đi uống nước với anh ở câu lạc bộ trong căn cứ nhé!

- Em sợ dị nghị!, Lệ An e lệ...

- Đừng ngại ngùng chi! Đă có anh bảo vệ kia mà! (lại cười) Cùng đi chung cho vui hỉ!

Thiếu Úy Nguyên dáng cao ráo, gầy và bảnh trai quen biết em gái Pleiku tên là Lệ An từ dạo đó. Đầu năm 1975, anh khoảng 22 tuổi và nàng là nữ sinh 16 xuân th́.

Thân phụ của Lệ An là một quân nhân trong quân đội Pháp, tên họ là Laurent. Ông Laurent quyết định ở lại Việt Nam sau Hiệp Định Geneva 1954, để lập nghiệp. Ông thành hôn với mẹ của Lệ An, là nữ sinh miền Nam xinh gái tại Sàig̣n, rồi cũng nhau dọn lên Pleime(tỉnh Gia Lai) mua đồn điền cà phê để làm ăn sinh sống.

Hai người có với nhau 2 mặt con. Người con trai được đặt tên là Polei Kleng(tên Việt là Lệ Khánh). Polei Kleng là tên của một ngọn đồi lớn với khung cảnh thật thơ mộng, nằm ở hướng Tây Bắc của thành phố Kontum khoảng 22 cây số. Nơi đă từng xảy ra nhiều trận đánh khốc liệt, giữa Biệt Động Quân biên pḥng và cộng quân vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. C̣n người con gái tên là Lệ An(tên Pháp là Leanne).

Laurent bị VC sát hại v́ lầm tưởng là lính Mỹ khi Lệ An c̣n tấm bé. Người vợ lo sợ an nguy cho hai con, nên làm đơn xin chính quyền chuyển sang họ Ngọc của bà.

Lệ Khánh lớn lên đăng lính Lôi Hổ, c̣n Lệ An vẫn c̣n cắp sách đến trường. Niên khoá 1973-74, nàng học lớp 9 ở trường Nữ Trung Học Pleime. Ngôi trường nầy tuy cũ kỹ phong riêu nhưng là nơi xuất xứ nhiều hoa khôi má đỏ môi hồng, phố núi Pleiku.

V́ loạn lạc chiến tranh, không có người nam chăm sóc rẫy vườn cà phê nên mẹ của Lệ An đành bán rẻ nông trại, rồi dời về thị xă Pleiku để sinh sống. Nàng theo học lớp 10 ở trường Trung Học Pleiku niên khoá 1974-75, dở dang th́ có lệnh rút bỏ cao nguyên. Trường Trung Học Pleiku, chính thức đóng cửa vào giữa tháng 3/1975.

Càng lớn, Lệ An vừa trắng lại vừa đẹp v́ mang trong người hai ḍng máu Việt-Pháp. Nàng nói và viết thông thạo cả hai ngôn ngữ. Vài gia đ́nh khá giả trong thị xă gạn hỏi cho con trai họ, nhưng mẹ của Lệ An nói khéo rằng cháu nó hăy c̣n nhỏ dại lắm.

Tết Nguyên Đán Ất Măo 1975, là tết dân tộc vui vẻ và hạnh phúc nhất của đôi trẻ v́ nàng lên 16, giờ đă biết yêu. Nguyên thay đồ dân sự, đến chở Lệ An đi viếng chùa xin xăm đầu năm. Hai người thắp nhang cầu an gia đạo và tổ quốc sớm được thanh b́nh.

Nắng lên cao, chàng chạy xe đến triền đồi hoa dă quỳ để chụp ảnh loài hoa vàng hoang dă, thường nở vào mùa khô ở Tây Nguyên (thời điểm mùa Noel và Tết dương lịch). Họ trải tấm chiếu manh lên cỏ tranh bày biện trái cây, bánh Pháp pâté chaud và xôi chè để ăn mừng tết. Sau bữa ăn, hai tâm hồn trẻ cùng ca hát những bản nhạc Xuân và t́nh khúc tiền chiến, thật lăng mạn như đôi t́nh nhân bên phương trời Tây vậy.

Chàng ôm eo nàng thật sát đứng giữa đại ngàn, du dương điệu nhạc slow rock phát qua máy cassette: “Stand By Me” (Gần Bên Anh).
Rồi chàng ngắt một cánh hoa dă quỳ thanh khiết, cài lên mái tóc thẳng mầu nâu vàng mượt và kề tai nàng nói nhỏ nhẹ ngọt sớt:

- Hoa quỹ dzà, bé cưng của anh ơi! (vui cười)

Nàng đấm nhẹ vào ngực của người yêu hờn dỗi:

- Sao lại gọi em như thế!

Thật ra, Lệ An xúc động khi được gọi là “cưng.” Nàng cảm nhận nỗi sung sướng và hạnh phúc v́ được yêu. Ước mong sao chàng sẽ gần bên nàng. Vùng trời cao nguyên măi b́nh yên, lặng sóng như tuổi thơ và mối t́nh đầu đời của nàng vậy.

o0o

Ở căn cứ Nha Trang được ba ngày, th́ phi đội tải thương 259B lại rút về Sàig̣n. Do phi trường Tân Sơn Nhất rối ren và ứ đọng, th́ phi đội được lệnh rút tiếp về Cần Thơ. Không thấy bên ta đánh đấm ǵ cả chỉ tháo chạy, Nguyên thở dài ngao ngán…

Vào lúc 10h30 sáng ngày 30/4/1975, Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Trong phi trường B́nh Thủy dưới Cần Thơ lúc đó có rất nhiều máy bay của bao phi đoàn tác chiến và phi đội khắp nơi đổ về. T́nh trạng rối loạn không cấp chỉ huy, cũng không c̣n phi hành đoàn chung với nhau nữa nên mạnh hoa tiêu nào chụp được chiếc nào, th́ bay chiếc đó.

Thám nhảy lên một chiếc UH-1, th́ đă có 10 người lính trong phi trường nhào lên chiếc trực thăng đó rồi.
Hai chong chóng quay nhanh, trực thăng “hovering” sẵn sàng cất cánh. Trung Úy Thám thấy Nguyên chạy ra hướng phi đạo từ đằng xa, bèn nói lớn với tay xạ thủ thuộc cấp:

- Kêu Thiếu Úy Nguyên nhảy lên!

- Nhảy lên đi ông thầy, người xạ thủ lập lại.

Thiếu Úy Nguyên khựng lại, đổi ư không đi di tản nữa, vẫy tay chào từ giă mọi người trong bong tàu:

- Tất cả đi b́nh an! Tôi c̣n mẹ già nên quyết định ở lại!

Chiếc trực thăng do Thám lái vội vă cất cánh. Thiếu Úy Nguyên cúi đầu xuống tránh gió, c̣n một tay giữ nón ca-lô (flight cap) để khỏi bị rớt.

o0o

Nguyên đi tù cải tạo sau 5 năm được thả về. Ban đầu anh làm đủ thứ nghề để mưu sinh như đi lao động thế, đạp xích lô và sửa xe gắn máy.

Vài năm sau khi được trả quyền công dân, anh lặn lội lên Pleiku ḍ la tin tức của Lệ An và người mẹ già. Căn nhà ngói cũ kỹ năm xưa, bây giờ là căn biệt thự khang trang nguy nga của một tên cán bộ. Nguyên lần ra quán giải khát ở đầu đường uống nước và hỏi thăm, th́ bà bán quán kể lại biến cố tháng 3/1975 ở Pleiku cho nghe.

Thứ Hai ngày 17/3/1975, dân chúng thấy đoàn xe chở Liên Đoàn Biệt Động Quân vừa mới hoán đổi vùng trách nhiệm với 2 Trung Đoàn 44 & 45(SĐ 23 BB), vội vă rút chạy ngang qua phố chính của thị xă Pleiku làm họ lo âu. Rồi tin đồn cắt đất nhường cho cộng sản lan nhanh và qua đài BBC loan tin, khiến nguời ta đổ sô chạy ùa theo đoàn quân triệt thoái về hướng liên Tỉnh Lộ 7B. Người trong xóm thấy mẹ con bà Ngọc quyết định chạy loạn cùng với đoàn người di tản, khi những quân nhân cuối cùng rút vào ngày 20/3/1975. Vài gia đ́nh ly tán về lại thị xă sau ngày 30/4/1975, nhưng hổng(không) thấy mẹ con họ trở về. Có thể họ đă ra nước ngoài, hay vùi thân nơi góc núi chân đèo đâu đó.

- Có tin tức ǵ về người con trai đi lính không bà, Nguyên hỏi thăm:

- Không nghe nói đến!

Thế là hết, Nguyên nói cảm ơn rồi giă từ thành phố Pleiku.
Chàng suy nghĩ không biết có nên đi dọc theo Tỉnh Lộ 7B về hướng sông Ba, để hỏi thăm tin tức hay không? Người như chim trời cá nước, biết ở đâu mà t́m? Thời gian măi trôi, cuối cùng ông Nguyên được tị nạn tại Hoa Kỳ, theo diện HO vào cuối tháng 4/1993.

o0o

Nhân viên security(an ninh) đi tuần tra dẫy hành lang trong mall, đập vào người ông Nguyên bôm bốp:

- Wake up, man. You can’t sleep here. (Dậy đi, cha. Không được ngủ ở đây.)

Ông Nguyên bật dậy dụi mắt, th́ thấy mấy cư dân địa phương cùng đợi xe buưt chung ngoắc tay:

- Let’s go! The bus is coming. (Đi thôi! Xe buưt đă đến rồi.)

Ông Nguyên giựt giây chuông “stop requested”(xin ngừng) từ xe buưt, để xuống ở góc đường số 8th & Washington Ave. vài phút sau đó. Ngó ngang ngó dọc t́m bảng hiệu pḥng mạch, ông nhận diện được mặt chữ: “Bác Sĩ Ngọc L_ An”, qua lớp tuyết phủ mờ ảo. Vô t́nh thấy người phụ nữ khá xinh đẹp, có h́nh dáng giống y như tấm h́nh đăng trên báo Việt Ngữ tại địa phương, đang loay hoay khóa cửa ra về:

- Xin lỗi cô, Tôi muốn t́m…

Muốn t́m pḥng mạch bác sĩ cơ?

- Tôi là bác sĩ đây!

Vậy, ông cần ǵ?

- Nếu như ông muốn khám bệnh, th́ gọi để lấy hẹn nhé!

Ông Nguyên nh́n kỹ người phụ nữ, phỏng đoán:

- Nữ bác sĩ này hơi giống Lệ An một chút xíu, nhưng không có nét lai Tây. Vả lại cô ta không có giọng nói đặc trưng của miền cao nguyên.

Ông đánh bạo xem thử, có phải là Lệ An hay không:

- Hoa quỹ dzà, cưng của anh! (vui cười)

Ông nói ǵ, tôi không hiểu?

- Ồ, không có chi! Tôi chỉ gọi tên người quen mà thôi.

Ông Nguyên mỉm cười bước đi trong tuyết lạnh. Ông nói như để ḿnh ông nghe:

Trả lại cao nguyên chùm hoa dă quỳ
Hoa mộc mạc tựa nét đẹp giai nhân!


Darren Thăng

 

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012


Bụi đất và hư vô
Mùa Noel cũ
Cuối năm tiễn biệt Mẹ
Giọt máu rơi của người lính chết trẻ
Chữ tín  
Chọn Năm Căn  
Nỗi bất hạnh đời tôi  
A-1H Skyraider Tarin65
Thằng láng giềng  
40 Năm tỵ nạn... Nh́n lại đoạn đường  
Việt Cộng pháo kích trường Tiểu Học Cai Lậy 9/3/1974  
Chuyện 10 năm trước. Ngày 3 tháng 12-2004  
Bạn bè  
Tấm thẻ bài  
Ngôn ngữ lính tráng Sài G̣n xưa  
Tiểu Đoàn 66 Biệt Động Quân Biên Pḥng  
Hương Tràm Trà Tiên  
Người cựu chiến binh già  
Tàn cơn binh lửa  
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - Ngọn Cờ Đại Nghĩa  
Chuyện một lá cờ
Cờ vàng trong trái tim tôi
Nắng chiều bên ghềnh thác Niagara  
“Trâu Điên” Và Cố Vấn Mỹ...Muộn Vẫn Phải Nói...
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân? 
Nhật kư trên tiền đồn Do Thái
Tảo một mùa thu Arlington
Tướng Đỗ Cao Trí - Người chết không yên 
Những người lính cùng chiến tuyến bảo vệ tự do
Mang các anh về miền đất tự do
Bầu trời đánh mất
Bằng Lăng
Như vạt nắng chiều
Đời sống người Việt tại Úc
Truyện một người lính gương mẫu
Sự thật cuối cùng đến quá trễ!
Hồi ức Sài G̣n thời lính tráng  
Mẫu chuyện về Thống tướng TMT Lê Văn Tỵ  
Mùi áo lính  
Ôi! Chareles  
Vở mănh tinh cầu
Chúng tôi mọc rễ và yêu thương...  
Thủ Đức - Một thời khó quện  
Ba Tôi, Người Lính VNCH  
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt   
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ  
Sống với đàn anh không phải dễ
Chiều lạnh giáo đường  
Hoài niệm  
Những v́ sao của một thời tuổi thơ  
Ngọn đuốc Lê Xuân Việt  
Một chút mặt trời...  
Trốn trại  
Chuyến ra khơi đầu tiên
Hữu Loan và màu tím hoa sim  
Hệ thống thông tin gián điệp toàn cầu Echelon 
Cho cuộc t́nh đầu  
Ngày Quân Lực 19/06 tại Melbourne 
Người lính trong lửa đạn, và sau trận chiến 
Một kỷ niệm xa xưa  
Bố tôi, người lính Việt Nam Cộng Ḥa  
Điệp vụ U2  
Vụ tấn công USS Liberty  
Ngày 19 tháng 6 dưới mắt một hậu duệ VNCH  
Ngày Quân Lực 19 tháng 6 lần thứ 49  
Cha là niềm tự hào của Con
Vượt qua khỏi con Trăng
Con gái của Ba
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới
Người lính già trên chuyến tàu đêm
Trên đỉnh cô đơn  
Một thoáng qua hồn  
Ban Mê Thuộc - Ngày đầu ngày cuối  
Mênh mang mùi biển mặn  
Rừng lá thăm anh
Vợ và những ngày đầu đời lính  
Hành quân lưu động biển LLĐN Duyên-Pḥng 213 
Chị hai  
Bóng ngả đường chiều
Bài thơ t́nh Thị Nở - Chí Phèo  
Giọt nước mắt... v́ niềm kiêu hănh  
Sức mạnh t́nh chiến hữu  
Những tản mạn về "Cố Vấn"  
Đuờng chinh chiến  
Chết tại Ban Mê Thuột  
Bài t́nh ca ngày đó   
Người trở lại Pleime
Nhà thơ đi lính
Con rạch nhỏ quê ḿnh
Chuyện cái nón lá
Chuyến Taxi cuối cùng của đời người
Chuyện của một người không có tội
Hoa Dă Qùy của anh!
Chỉ c̣n là kỷ niệm
Tháng Ba t́m về tử lộ
Như cánh diều bay
10 tội đại ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản VN
Gió ơi! xin đừng thổi
Bánh ḿ và hoa Hồng trong ước mơ của Mẹ
Những người vợ cùng tuyến đầu
Đại Uư dũng cảm
Người Việt viết tiếng Việt. "Người Giệc Giết" tiếng Việt
Đời Phi Công
Nợ Đời một nửa, còn một nửa nợ ơn em
Từ trại tù ra biển khơi
Trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola
Chỉ v́ một câu hỏi
Trại "tù" cải tạo – địa ngục trần gian ở VN
Con gái người ta
Bùi Giáng: Diogenes thời đại !
Năm Ngọ nói chuyện ngựa
Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt
Xuân về trên đầu súng