Một chút mặt trời...

Tường Thúy

Đă hơn 30 năm rồi, thế mà mỗi khi ngồi nhớ lại tôi vẫn tưởng mọi việc như mới xảy ra đây, để rồi ḷng lại cảm thấy bùi ngùi, thấy xót xa.

Sáng ngày 30/4/1975 khi mà đường phố Saigon xuất hiện những khuôn mặt ngơ ngáo với nón cối, dép quai râu, lang thang từng tốp trên vỉa hè thành phố, khi mà những chiếc xe jeep của quân đội VNCH bỏ lại đang được những kẻ đón gió trở cờ, với súng trong tay, thỉnh thoảng bắn vài ba phát lên trời như một lũ điên, ngồi trên xe lái chạy loạn xạ khắp nơi, th́ đó cũng là lúc cuộc đời dân chúng miền Nam nói chung và của gia đ́nh tôi nói riêng đă có những đổi thay theo chiều đi xuống, càng ngày càng tồi tệ.

Cũng như bao nhiêu sĩ quan khác trong quân đội, chồng tôi cũng bị đánh lừa đem thân vào trong cái gọi là trại cải tạo, nhưng thực chất chính là những nhà tù không hơn, không kém, mà CS đặt ra để giam giữ những người không cùng chính kiến với họ.
Từ đây tôi và ba đứa con nhỏ phải tự tranh đấu để sinh tồn trong một cái xă hội nghèo đói, đầy sự lừa đảo và dối trá.Sự nghèo khổ cùng cực bắt đầu đến với mẹ con tôi khi mà số tiền dành dụm đă không c̣n, phần nhỏ v́ tiêu ra mà không kiếm vào được, phần lớn bị mất v́ những lần đổi tiền, nhất là khi tôi đă bị sa thải khỏi ngân hàng v́ lư do chồng tôi là sĩ quan của chế độ cũ. Lương thực bán cho dân rất hạn chế, do đó ngay khi mang ra khỏi cửa đă phải bán đi một phần hầu lấy tiền chi dụng cho những nhu cầu khác, v́ nếu không bán th́ dù có khoai, có bắp th́ sẽ lấy củi ở đâu để mà nấu chúng, thế nên nhiều lúc không đủ lương thực cho con ăn. Đă có lần tôi bắt gặp con ḿnh ngồi trốn trong kẹt cửa khóc, hỏi tại sao th́ con thút thít trả lời:

_ Con đói quá mẹ ơi!

Tôi không biết làm thế nào hơn, v́ tôi cũng đă nhịn để nhường phần ăn của ḿnh cho các con rồi, giờ chỉ đành ôm con vào ḷng vỗ về, mà nghe nước mắt ḿnh đang chảy xuống bờ môi mằn mặn, chan chát. Không tiền mua củi, nhiều lúc phải đi nhặt từng tàu lá dừa khô rơi rụng, hay những cành cây khô, những lá khô trên đường mà dùng, củi có mua th́ cũng chỉ là củi vụn hay vỏ cây mà thôi. Cái đói, cái nghèo vẫn cứ vây quanh mấy mẹ con tôi.

Đồ đạc trong nhà cứ nay bán một ít, mai bán một ít mà sống. Tiền bạc vơi dần, mấy mẹ con đă đi nhận xé gia công vỏ xe hơi cũ, tách rời những sợi giây gai bên trong khỏi lớp cao su, cuộn thành từng bó, rồi cân kư cho chủ tính tiền công. Ngoài ra tôi c̣n đi lấy bánh chưng, bánh gị về bán thêm, mua trứng trên chợ đầu mối Kim Biên về đem bỏ cho những quán tạp hóa gần nhà, nhận may gia công đồ tổ hợp ban đêm, nghĩa là làm bất cứ thứ ǵ ḿnh có thể làm.

Tất cả những cố gắng của tôi để kiếm tiền nuôi con đều bị cướp sạch bằng thủ đoạn đổi tiền của nhà nước CS, một thủ đoạn bỉ ổi, lấy nhiều, trả ít, để bần cùng hóa người dân.Với vài lần đổi tiền như vậy, dù cho có núi tiền th́ cũng sẽ trắng tay mà thôi.
Hôm nay là ngày chót để mua lương thực, nói là lương thực cho oai chứ thực chất chỉ là những hạt bobo dùng cho trâu ngựa ăn, hay những củ khoai lang hà, khoai thối, đă được cơng theo những tảng bùn ướt to gấp ba bốn lần củ khoai, để cân cho nặng kư hầu ăn bớt phần của người dân. Tiền không c̣n, tôi phải đem một chiếc áo dài mà ngày xưa mặc để đi làm, trong số vài chiếc c̣n lại trong tủ, ra chợ trời bán với hy vọng có tiền để mua lương thực do phường cung cấp. Đây là một trong những chiếc áo dài tôi đă cố gắng để dành , để khi nào có phiếu gửi quà cho chồng về th́ sẽ bán nó mà mua quà gửi cho anh, nhưng hôm nay bắt buộc phải bán nó đi v́ trong nhà không c̣n ǵ khả dĩ bán được đủ tiền mà mua thực phẩm cả. Tiền công mà mấy mẹ con ngồi cả ngày lẫn đêm, xé những miếng vỏ xe hơi cũ đến chảy máu, rách cả tay th́ vẫn chưa được lănh.

Tôi rao bán ở mấy chỗ mà đâu đâu cũng trả quá rẻ. Chỗ th́ chê áo màu không đẹp, chỗ th́ chê vải không tốt, cốt chỉ để d́m giá. Tiếc chiếc áo c̣n đẹp, tôi ráng đi vài nơi nữa hy vọng có ai trả thêm được chút nào hay không.

_ Bán ǵ đó chị?

_Có cái áo dài, chị mua không?

_ Cái ǵ cũng mua hết, đưa đây coi.

Vừa nói, một chị trong nhóm ba bốn người ngồi gần cổng chợ Tân B́nh, vừa đưa tay giật gói giấy tôi đang cầm, chị mở ra và rũ tung chiếc áo lên:

_ Áo ǵ mà nhỏ thế này, chỗ này lại bị sút chỉ nữa, 5 đồng, bán không?

Tôi lấy lại cái áo:

_ Chị khỏi phải chê, áo tôi c̣n mới, chị trả rẻ vậy làm sao tôi bán.

_ 6 đồng bán không?

Tôi không trả lời, nhét cái áo trở vào trong túi rồi dợm bước đi, chợt có một bàn tay đặt trên vai tôi, kéo tôi ra xa và một giọng nói nhẹ nhàng bên tai:

_Ra đây với chị. Đưa áo đây chị mua cho, chị trả em 15 đồng.

Quay lại, tôi bắt gặp một đôi mắt to, một nụ cười dễ mến trên một khuôn mặt đă xạm đen v́ nắng gió của một người phụ nữ đă đứng tuổi, chị dúi tiền vào tay tôi:

_ Ra đây ngồi với chị một chút, rồi chị nh́n sang mấy người bạn lúc năy, tụi nó có đứa chồng đi học tập, phải lăn lộn ra ngoài kiếm sống nên ăn nói nhiều khi khó nghe lắm, chuyên môn d́m giá những người như em, nhưng nếu không làm vậy th́ làm sao có lời mà nuôi nổi lũ con. À, chị tên Thanh c̣n em tên ǵ? Chị nh́n thấy dân đi bán áo dài, mặt mày sáng sủa như em thế này, chị đoán em là người có học, chắc chồng em cũng đi cải tạo, phải không?

_ Dạ, em tên Hạnh, ông xă em bị đưa ra Bắc đă hơn hai năm nay rồi.

_ Chồng chị cũng tù ở ngoài Bắc, chị thăm anh ấy được một lần, một lần đi như vậy tốn tiền và cực lắm. Em nghĩ coi, buôn bán như vầy kiếm có được bao nhiêu đâu, lại c̣n phải lo cho hai đứa nhỏ nữa….

Cứ thế, hai chị em tâm sự với nhau đủ chuyện, dù chỉ mới quen nhau đây mà sao đă thấy mến nhau vô cùng, và cũng từ đó chúng tôi trở thành hai người bạn thâm giao. Chị rủ tôi đi buôn quần áo cũ chung với chị. Chị nói:

_ Hạnh à, em cứ ở nhà ngồi mà ăn không thế này th́ núi cũng lở, hay là theo chị đi buôn bán, có ra ngoài mới khôn lanh hơn và kiếm ra tiền được, có kiếm được đồng ra, đồng vào th́ mới có thể lo cho chồng, cho con được chứ, phải không? Em sợ không có vốn à, đâu có cần nhiều, chỉ hai hay ba chục là được rồi, ḿnh mua đi bán lại mà cần ǵ vốn to….

Từ đó, tôi theo chị ra chợ. Người xưa có nói “Đi buôn có bạn, đi bán có phường” quả không sai , nhờ có chị dẫn dắt, chỉ bảo tôi cách buôn bán, chỉ những mánh khóe con buôn để khỏi bị lừa đảo, bị bắt nạt. Ở nơi chị tôi đă học hỏi được rất nhiều thứ mà trong đời tôi sẽ không bao giờ biết được nếu không gặp chị, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” rất đúng cho trường hợp của tôi. Một điều nữa ở nơi chị càng làm tôi mến và kính phục chị hơn, đó là chị không bao giờ lợi dụng bạn bè dù đó chỉ là một người bạn ngu dốt và khờ khạo như tôi.

Một hôm chị đến nhà nói với tôi:
_ Hạnh à, buôn bán quần áo cũ như thế này, chị em ḿnh kiếm chả được bao nhiêu. Hôm qua chị gặp mấy người bạn cũ, họ rủ chị đi buôn thuốc tây, họ nói kiếm khá lắm, hơn bán quần áo cũ nhiều. Chị tính thế này, chị th́ ít học, tiếng tây, tiếng u không rành, em biết ngoại ngữ, đọc tên thuốc, hiểu được cách chỉ dẫn, hai chị em ḿnh chung vốn làm thử xem sao, có được không?

Tôi ngần ngừ:
_ Em rất thích đi bán chung với chị, nhưng…thật t́nh như chị thấy đấy, em đâu có vốn mà chung với đụng, nhờ chị giúp đỡ mà c̣n chẳng đủ ăn, bây giờ lại theo làm phiền chị, em ngại lắm, hay là chị cứ theo các chị ấy đi buôn thuốc đi, lúc đó chị cần ǵ, em có thể giúp được, em sẽ giúp chị ngay.

Thấy tôi nói vậy chị liền la tôi:
_Vớ vẩn, sao mà nhiều chuyện vậy, con nhỏ này thiệt là… Chị muốn là cả hai chị em ḿnh cùng làm, có chị có em từ lâu quen rồi, khi không bảo chị tách ra làm một ḿnh coi sao được. Thôi th́ vầy nè, chị bỏ của, em bỏ công, lời ḿnh chia tứ lục, chị ăn sáu, em ăn bốn, khi nào em có vốn hùn vào th́ lúc đó ḿnh chia lại, được chưa, như vậy th́ sẽ không ai lợi dụng ai cả.

Lời nói chí t́nh của chị làm tôi muốn khóc, thế là hai chị em tôi đổi nghề. Lúc đầu chúng tôi c̣n lấy hàng ở những tay đầu nậu thuốc, vừa bán lẻ vừa đi bỏ mối ở những nơi cần, tuy có khá hơn nhưng cũng chẳng là bao, dần dần chúng tôi biết khôn hơn, đă đi t́m mua thuốc ở những người lănh quà ngoại quốc gửi về, với mối hàng này chị em đă có dư chút tiền. Nghề nó dạy nghề, trước khi hàng ngoại quốc được gửi về, chị em tôi phải t́m nguồn hàng ở những người bộ đội từ Bắc hay Campuchia về. Không biết ở đâu mà họ có những hàng chúng tôi cần để cung cấp cho thân nhân có người đi tù, đó là các loại thuốc sốt rét như Fansida, Quinine. Nhưng những mặt hàng thuốc hiếm như trụ sinh, kháng sinh th́ ngoài các bệnh viện thuộc quyền quản lư của nhà nước, th́ không nơi nào có bán cả. Dân chúng có bệnh, chỉ chữa toàn bằng thuốc Nam, thuốc Bắc, hay những loại rau, cây, củ, quả. Tuy vậy một loại thuốc bị lạm dụng nhiều nhất lúc bấy giờ là Xuyên Tâm Liên. Không biết loại thuốc này được chế biến ra sao và hiệu quả như thế nào mà lại được coi như thần dược? nhưng chắc chắn thuốc được chế biến bởi những “đỉnh cao trí tuệ” của XHCN th́ không thể là một sản phẩm tốt được.

Từ lúc cùng nhau đi bán thuốc tây, dù thuốc rất hiếm nhưng chưa bao giờ chị Thanh chịu bán thuốc giả cả, chị khẳng định cho dù một vốn được bốn lời, chị cũng không bao giờ làm chuyện thất đức đó, bán thuốc giả có khác nào giết người v́ vậy những loại thuốc không rơ tên hoặc không nhăn hiệu, dù rẻ mấy chị cũng không chịu nhập hàng, đó một điều mà tôi thật ḷng rất khâm phục và học hỏi ở chị. Chính v́ điều này mà chị Thanh đă nhận được nhiều sự tín nhiệm cũng như yêu mến của bạn hàng.

Thuốc trụ sinh là mặt hàng quư hiếm, để có được thuốc này chị em tôi đă có những lúc phải dở khóc, dở cười v́ nó. Số là với loại hàng này lời nhiều v́ không phải bỏ vốn, chỉ cẩn chịu khó đi xa và làm mặt dầy một chút thôi. Sau khi buôn bán làm quen với một số cán bộ trong bệnh viện, họ giới thiệu với chúng tôi một vài ông bà bác sĩ XHCN, họ bày cách cho chúng tôi một tuần hai lần, giả làm bệnh nhân của họ đến khám bệnh, sau đó họ biên toa cho chúng tôi ra pḥng thuốc để lănh thuốc( lúc bấy giờ thuốc được phát miễn phí cho một số bệnh nhân của một số bác sĩ cán bộ). Thuốc lănh ra sau khi tiêu thụ tiền sẽ chia 50/50. Lănh thuốc thường th́ không có chuyện ǵ để nói, nhưng với các loại trụ sinh như tetracycline, ampicillin và nhất là pénicillin dùng để chữa các bệnh phong t́nh, th́ chúng tôi thường bị nh́n bằng con mắt thiếu thiện cảm, khinh thường của các cô y tá.

Tôi c̣n nhớ có lần chị Thanh đi lănh thuốc về bảo tôi:
_ Hôm nay chị bị quê quá, mấy con ranh y tá Bắc kỳ, cái giọng nhẽo nhẹt, chua như dấm ấy, nó dám bảo chị thiếu ǵ việc không làm lại đi làm cái nghề này cho khổ cái thân. Chị tính quạt cho một trận v́ cái tội ăn nói hồ đồ, nhưng nghĩ lại, chả dại dây với hủi, hơn nữa lo việc ḿnh cho xong, cứ đưa thuốc đây cho bà bán kiếm tiền bỏ túi là được rồi. C̣n em th́ sao?

_ Chị nghĩ bộ bọn chúng tha cho em hả? tụi nó c̣n cố ư nói to cho mọi người nghe nữa ḱa, nhất là cái con mụ mập như heo ngồi ở ngay cửa ấy, chị nhớ không? Kệ tụi nó chứ, em cứ tỉnh bơ nhặt thuốc bỏ vào giỏ, mày muốn nói, cho mày nói đi.
Thật sự ra chúng tôi không nói là v́ một lần lănh từ 15 tới 20 hộp, bao nhiêu là tiền, không vốn mà tới bốn lời, gây với bọn họ lỡ chuyện đổ bể, không những mất ăn mà c̣n bị tù th́ nguy.

Không chỉ lănh thuốc ở các bệnh viện Saigon, chúng tôi c̣n bắt liên lạc với cả bệnh viện Biên Ḥa (tức Đồng Nai sau này) nữa. Hai chị em cùng nhau đáp chuyến xe lửa lúc 7 giờ sáng tới Biên Ḥa lănh thuốc xong quay về chuyến 10 ǵờ để kịp giao cho các bạn hàng.

Việc buôn bán không phải lúc nào cũng xuôi chèo, mát mái, ngoài việc cạnh tranh với người cùng nghề, chúng tôi c̣n phải đối phó với bọn công an quận, phường và khu vực nữa, nay chúng kiếm chuyện này, mai chuyện khác để làm tiền.

Đúng “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là công an”. Bực ḿnh nhất là những lần họp tổ dân phố, y như rằng chúng đem tôi ra làm đề tài để soi mói, nào là buôn bán chợ trời là hút máu mủ, là ăn cắp tài sản của nhân dân, không chịu làm ăn lương thiện.Lúc đầu nhịn không nổi, tôi căi lư với tụi nó:

_ Các anh chị nói là tôi không chịu làm ăn lương thiện mà lại đi buôn bán chợ trời. Ai đẩy tôi ra đó? Nói đi, ai? Tôi đang làm việc ở ngân hàng th́ đuổi việc tôi, nói tôi là vợ nguỵ. Chồng tôi không tội lỗi ǵ th́ bắt đưa vào tù. Không cho làm lấy tiền đâu ra sống, tôi c̣n phải nuôi con tôi chứ, có ai nuôi dùm không? Không lẽ đi ăn cướp hả? Nhưng tiếc rằng nghề này đă có những kẻ có súng trong tay làm rồi, chả đến lượt tôi. Không lẽ ngồi chờ chết.Tôi ra bán chợ trời có ǵ là xấu, cũng phải đổ mồ hôi, xót con mắt, cũng phải dầm mưa, dăi nắng. Vậy sao bảo là ăn cắp, là hút máu mủ nhân dân, là không lương thiện. Sao mấy anh chị không đem những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, không làm ǵ cũng có bạc triệu trong tay, ra mà hạch hỏi, lại đem những người khố rách áo ôm, bần hàn như tôi ra mà hành tội…

Lần nào họp mà nói về tôi cũng bị tôi làm cho cứng họng, sau cùng chúng thấy tôi quá cứng đầu, liền đem chồng tôi ra để làm áp lực, đương nhiên tôi thua. Tuy vậy, tôi vẫn không thể bỏ nghề v́ vẫn c̣n phải sống và nuôi con, vả lại bọn chúng vẫn c̣n cần đến tôi mỗi khi người nhà chúng bệnh, nên chúng cũng đành phải làm ngơ. Quả là một lũ vô sỉ khi chúng đến nhờ vả tôi, nhờ vả người mà chúng từng cho là kẻ bán chợ trời xấu xa, không lương thiện.

Hai chị em tôi bươn chải, vất vả như vậy khoảng hai năm, th́ t́nh h́nh thuốc men có chiều hướng thay đổi. Thuốc từ ngoại quốc do thân nhân gửi quà đă tràn ngập thị trường, hơn nữa các tiệm thuốc tây đă được cho phép mở cửa buôn bán trở lại và nhất là các bệnh viện đă kiểm soát nghiêm ngặt việc cấp phát thuốc miễn phí, v́ thế một lần nữa hai chị em tôi lại phải đổi nghề.

Chúng tôi, mỗi người sắm một xe bánh ḿ nhỏ. Làm nghề này th́ đỡ cực hơn v́ mọi thứ đều có người cung cấp sẵn, nhưng quan trọng nhất là từ nay chị em chúng tôi không phải đem cái mặt ra cho người ta sỉ vả, nói để mang nhục nữa.

Từ ngày chồng tôi bị bắt đi tù, tôi bị sa thải khỏi ngân hàng, hai đứa con lớn của chúng tôi không được đến trường ,v́ với lư lịch bố là sĩ quan của chế độ cũ mà bọn CS gọi là Ngụy, đơn xin học của các cháu đă bị bác ngay từ đầu. Không lẽ để các con phải chịu thất học sao, nên mỗi ngày dù mệt mỏi cách mấy, tôi vẫn phải dành một chút thời gian để dạy các con.

Một hôm, t́nh cờ một chị làm trong hội phụ nữ của phường ra mua bánh ḿ, chị thấy hai cháu đang ngồi tập viết trên chiếc ghế gần đó, hỏi thăm các cháu sao không đến trường. Tôi thành thật kể chị nghe rơ hoàn cảnh, chị hứa sẽ làm bảo lănh để xin cho các cháu đi học. Tưởng chị nói cho vui miệng, không ngờ chị đă giúp thật, sau này khi đă quen thân chị tâm t́nh với tôi về thân thế ḿnh:

_ Hoàn cảnh của em bây giờ giống y như của gia đ́nh chị lúc Việt minh mới tiếp thu Hà Nội. Ba chị làm quan trong triều đ́nh Huế, nhưng cụ mất đă lâu rồi, thế mà họ vẫn liệt gia đ́nh chị vào thành phần địa chủ, nhà cửa bị tịch thu, gia sản bị cướp sạch. Họ hành hạ mẹ con chị đủ điều. Mẹ chị phần khổ, phần nhục, chả bao lâu cũng theo cụ ông về với ông bà, chỉ c̣n lại hai chị em, tụi chị đều bị ép gả cho những cán bộ già trong Nam tập kết ra Bắc. Nhưng thôi, thà làm vợ mấy ông cán bộ già nhưng có chút học thức, c̣n hơn lấy phải những tên măng phu vô học th́ c̣n khốn nạn hơn nhiều.

Thời gian đầu, khi anh mới đi tù, tôi vài lần theo chân mấy người bạn đi t́m chồng. Ở bất cứ nơi nào nghe nói có bóng dáng tù “cải tạo” là chúng tôi đều t́m đến, nhưng chưa lần nào tôi gặp được anh. Tại Long Giao, một lần bạn tôi đă gặp được chồng. Chị khoe tôi chiếc ṿng của anh làm tặng chị. Nh́n nét mặt hạnh phúc của bạn, buồn biết bao nhiêu, tôi lủi thủi đi bên cạnh chị với những giọt nước mắt âm thầm lăn trên má. Tôi đă nhớ, nhớ đến anh thật nhiều: “Anh ơi, anh có biết em đang lang thang ở đây mà t́m anh không, mà nhớ đến anh không? Những giọt nước mắt cứ rơi, cứ rơi măi, đến bao giờ em mới thôi nhớ đến anh đây, đến bao giờ vợ chồng ḿnh mới thôi ngăn cách, hả anh?”

Trở lại thành phố, tiếp tục cuộc sống cơ cực trong sự lo lắng, trong niềm nhớ mong chồng tha thiết, cho đến khi tôi nhận được tin anh bị di chuyển ra miền Bắc. Như vậy niềm hy vọng anh trở về, được gặp lại anh đă tan như bọt nuớc. Cầm lá thư trong tay mang một địa chỉ xa lạ của một phương trời nào đó, tôi nghe ḷng ḿnh ră rời thành trăm mảnh:

Tim lạnh buốt khi cầm tờ thư mới
Tháng ngày đề nơi miền Bắc xa xôi
Tay run run, mạch máu như ngừng trôi
Và vũ trụ nghe chừng như sụp đổ
Không gian nào cho bước chân bỡ ngỡ
Bỏ thời gian vào ngục tối u mê
Tháng ngày qua, anh chẳng thấy hẹn về
Chừ thư đến, ôi tái tê chua xót
Cắn vành môi nghe máu ḿnh nhỏ giọt….

Dù đă biết được địa chỉ của chồng, tôi cũng khó có thể đến với anh, v́ không có giấy thăm nuôi th́ làm sao xin giấy đi đường. Cuộc sống càng ngày càng khó khăn hơn để có thể lo cho ba đứa con thơ. Mỗi ngày cứ nh́n thấy các con cầm bát bobo trên có mấy miếng cà muối sổi, là ḷng tôi lại như dao cắt, tôi thấy ḿnh thật là vô dụng, là bất lực và nhất là có lỗi với anh vô cùng. Nhớ thương anh tôi chỉ c̣n biết gửi cho anh những ḍng chữ kể lể về những đứa con thơ dại cùng với một gói quà nhỏ khiêm nhường, nhưng anh có biết không, trong đó đă gói ghém tất cả t́nh yêu nồng nàn nhất của tôi và với tất cả những ǵ tôi có được để dành cho anh.

“ Sơn ơi, em nhớ anh nhiều lắm, anh ơi”. Tôi đă tự nhủ ḷng sẽ bằng mọi giá tôi cũng phải t́m gặp được anh, cho dù phải vất vả bao nhiêu, khổ cực bao nhiêu cũng không màng.

Sự cố gắng của tôi đă được đền bù, tôi đă có đủ tiền để thăm anh tại Hà Nam Ninh, miền Bắc không chỉ một lần. Con đường đi thăm anh thật là diệu vợi, thật là vất vả, hiểm nguy.Con tảu chở chúng tôi suưt nữa bị lật v́ đụng phải một đàn ḅ băng ngang qua đường rày, nhưng nhờ ơn trên pḥ trợ, tôi cũng đă b́nh an đến được với chồng.

Nh́n thấy anhvẫn c̣n đó, được nghe anh nói, tôi thấy ḷng ḿnh ấm áp vô cùng, hạnh phúc vô cùng, dù rằng lúc bấy giờ miền Bắc đang ở trong một mùa Đông lạnh giá nhất, lại thêm những cơn gió mùa Đông Bắc buốt ḷng tràn về. Chúng ḿnh xa nhau thật lâu mà thời gian gặp gỡ lại quá ngắn ngủi, tôi nh́n theo bước chân anh trở vào nơi ngục tù tăm tối mà nghe tim ḿnh rướm máu, đớn đau. Buồn thật là buồn, anh ơi! Bao giờ anh mới về với mẹ con em hả anh? Bao giờ những giọt nước mắt này mới thôi khỏi phải nuốt ngược vào trong con tim ră rời v́ thương nhớ này?

Trở lại miền Nam, lại tiếp tục lang thang kiếm sống, lại tiếp tục những vất vả, cơ cực thường ngày, trong sự thương nhớ da diết, trong sự đợi chờ ṃn mỏi, vô vọng ngày về của anh. Thế nhưng ông Trời c̣n thương đă cho anh được trở về với mẹ con tôi sau gần tám năm xa cách. Gần tám năm xa nhau, quả là một thời gian quá dài cho một cuộc sống vợ chồng, tôi những tưởng mỉnh sẽ bị gục ngả, sẽ không c̣n đủ sức lực để đợi chờ ngày anh trở về, v́ tôi đă bị lấy mất đi tất cả sự tự do, hạnh phúc và tương lai. Thời gian ấy tôi giống như người bị rơi vào một địa ngục, một vùng tăm tối dầy đặc, bơ vơ và cô đơn, nhưng may mắn thay Thượng Đế c̣n cho tôi những đứa con thơ dại làm niềm an ủi, c̣n cho tôi t́nh yêu của anh. Đó là những tia nắng mặt trời dọi chiếu vào tâm hồn giá lạnh của tôi trong lúc cuộc sống mờ mịt, đen tối nhất. Nó đă giúp tôi có thêm nghị lực, thêm sự phấn đấu kiên cường trong một tương lai mờ mịt không có ngày mai. Vâng , t́nh yêu của anh, sự an ủi về những đứa con giống những tia nắng mặt trời chiếu vào một vùng lạnh lẽo như “Một chút mặt trời trong nước lạnh” nhưng nó quư giá vô cùng, thân thiết vô cùng và cũng ấm áp vô cùng. Suốt đời, tôi sẽ trân trọng ấp ủ nó trong trái tim nhỏ bé của ḿnh măi măi và măi măi.

( Một chút mặt trời trong nước lạnh= Un peu soleil dans l’eau froid.)( François Sagan)

Tường Thúy
Tucson – AZ - 2005
 

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012


Bụi đất và hư vô
Mùa Noel cũ
Cuối năm tiễn biệt Mẹ
Giọt máu rơi của người lính chết trẻ
Chữ tín  
Chọn Năm Căn  
Nỗi bất hạnh đời tôi  
A-1H Skyraider Tarin65
Thằng láng giềng  
40 Năm tỵ nạn... Nh́n lại đoạn đường  
Việt Cộng pháo kích trường Tiểu Học Cai Lậy 9/3/1974  
Chuyện 10 năm trước. Ngày 3 tháng 12-2004  
Bạn bè  
Tấm thẻ bài  
Ngôn ngữ lính tráng Sài G̣n xưa  
Tiểu Đoàn 66 Biệt Động Quân Biên Pḥng  
Hương Tràm Trà Tiên  
Người cựu chiến binh già  
Tàn cơn binh lửa  
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - Ngọn Cờ Đại Nghĩa  
Chuyện một lá cờ
Cờ vàng trong trái tim tôi
Nắng chiều bên ghềnh thác Niagara  
“Trâu Điên” Và Cố Vấn Mỹ...Muộn Vẫn Phải Nói...
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân? 
Nhật kư trên tiền đồn Do Thái
Tảo một mùa thu Arlington
Tướng Đỗ Cao Trí - Người chết không yên 
Những người lính cùng chiến tuyến bảo vệ tự do
Mang các anh về miền đất tự do
Bầu trời đánh mất
Bằng Lăng
Như vạt nắng chiều
Đời sống người Việt tại Úc
Truyện một người lính gương mẫu
Sự thật cuối cùng đến quá trễ!
Hồi ức Sài G̣n thời lính tráng  
Mẫu chuyện về Thống tướng TMT Lê Văn Tỵ  
Mùi áo lính  
Ôi! Chareles  
Vở mănh tinh cầu
Chúng tôi mọc rễ và yêu thương...  
Thủ Đức - Một thời khó quện  
Ba Tôi, Người Lính VNCH  
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt   
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ  
Sống với đàn anh không phải dễ
Chiều lạnh giáo đường  
Hoài niệm  
Những v́ sao của một thời tuổi thơ  
Ngọn đuốc Lê Xuân Việt  
Một chút mặt trời...  
Trốn trại  
Chuyến ra khơi đầu tiên
Hữu Loan và màu tím hoa sim  
Hệ thống thông tin gián điệp toàn cầu Echelon 
Cho cuộc t́nh đầu  
Ngày Quân Lực 19/06 tại Melbourne 
Người lính trong lửa đạn, và sau trận chiến 
Một kỷ niệm xa xưa  
Bố tôi, người lính Việt Nam Cộng Ḥa  
Điệp vụ U2  
Vụ tấn công USS Liberty  
Ngày 19 tháng 6 dưới mắt một hậu duệ VNCH  
Ngày Quân Lực 19 tháng 6 lần thứ 49  
Cha là niềm tự hào của Con
Vượt qua khỏi con Trăng
Con gái của Ba
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới
Người lính già trên chuyến tàu đêm
Trên đỉnh cô đơn  
Một thoáng qua hồn  
Ban Mê Thuộc - Ngày đầu ngày cuối  
Mênh mang mùi biển mặn  
Rừng lá thăm anh
Vợ và những ngày đầu đời lính  
Hành quân lưu động biển LLĐN Duyên-Pḥng 213 
Chị hai  
Bóng ngả đường chiều
Bài thơ t́nh Thị Nở - Chí Phèo  
Giọt nước mắt... v́ niềm kiêu hănh  
Sức mạnh t́nh chiến hữu  
Những tản mạn về "Cố Vấn"  
Đuờng chinh chiến  
Chết tại Ban Mê Thuột  
Bài t́nh ca ngày đó   
Người trở lại Pleime
Nhà thơ đi lính
Con rạch nhỏ quê ḿnh
Chuyện cái nón lá
Chuyến Taxi cuối cùng của đời người
Chuyện của một người không có tội
Hoa Dă Qùy của anh!
Chỉ c̣n là kỷ niệm
Tháng Ba t́m về tử lộ
Như cánh diều bay
10 tội đại ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản VN
Gió ơi! xin đừng thổi
Bánh ḿ và hoa Hồng trong ước mơ của Mẹ
Những người vợ cùng tuyến đầu
Đại Uư dũng cảm
Người Việt viết tiếng Việt. "Người Giệc Giết" tiếng Việt
Đời Phi Công
Nợ Đời một nửa, còn một nửa nợ ơn em
Từ trại tù ra biển khơi
Trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola
Chỉ v́ một câu hỏi
Trại "tù" cải tạo – địa ngục trần gian ở VN
Con gái người ta
Bùi Giáng: Diogenes thời đại !
Năm Ngọ nói chuyện ngựa
Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt
Xuân về trên đầu súng