Những bài viết của Bất Khuất

Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 


 

Khu bến tàu Steveston, Richmond, đang trong mùa đại dịch nên vắng người, vắng xe. Gần như muốn đậu xe gần nơi nào ḿnh muốn, đều t́m được chỗ vừa ư ngay. Tôi đậu vào một góc đường, gần lối đi xuống cầu tàu. Mùa này, thường thấy giống chim Robin. Như đă quen thuộc với loài người hiền ḥa nơi đây, con chim Robin (có người gọi là chim Oanh Mỹ) vẫn thản nhiên nhún nhẩy t́m mồi, dưới hàng cây bên trong lề đường. Robin có dáng nhỏ nhắn, thanh lịch, với sắc lông trên ngực màu nâu cam; trông đẹp mắt hơn mấy con hải âu dềnh dàng, hay đám quạ đen đủi. Loài chim này có mặt trên khắp các vùng của Bắc Mỹ, Đông Nam Canada, từ Florida đến Mexico và dọc theo bờ biển Thái B́nh Dương. Robin cùng một loài chim biết hót với các giống Hoàng Yến. Quanh đây, chưa thấy chim Hoàng Yến. Loài chim Yến này có nhiều sắc lông khác nhau, trắng, xanh, đỏ, vàng,… Tôi thấy Hoàng Yến màu vàng, tự dưng có cảm t́nh hơn. Nói chung, các giống chim Yến được nhiều người Việt chuyên nuôi chim biết đến, và thích nuôi. Những con được dạy cho hót giỏi, giọng hay, có giá mua bán đến cả 3 triệu đồng VN.

Bây giờ là đầu mùa xuân trên đất nước Canada.

Tùy theo mùa và thời tiết, có hôm mới từ 9 giờ sáng, bến tàu Steveston, ở Richmond đă đông đầy người. Khung cảnh nhà hàng, tiệm quán, đầy màu sắc, tươi vui. Dọc hai bên cây cầu nổi dài, các tàu đánh cá đậu san sát nhau, trưng bày các loại hải sản mà họ đánh bắt được. Họ được buôn bán tự do, như thời miền Nam ḿnh c̣n tự do. Họ không bị bắt buộc phải bán tôm cá của ḿnh đánh bắt được, cho các cái tổ hợp hay trạm thu mua của “nhà nước”. Nơi đây, dân địa phương cùng du khách nhộn nhịp. Tiếng nhạc, tiếng cười, tiếng nói với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Người mua, người bán tấp nập, vui vẻ.

Hôm nay, trời có nắng. Ánh nắng làm khung cảnh mùa xuân ngó chừng ấm áp, thấy đời đáng yêu hơn. Nhưng gió biển của những ngày đầu xuân không ấm áp như ḿnh thấy.

Hăy c̣n lạnh và lạnh hơn khi có gió mạnh. Tấm bạt, cột từ ghe phủ lên bên trên cầu tàu, bị sút một góc. Nó lộng gió, đập phần phật, như muốn bay vuộc khỏi tay người cầm giữ nó. Tôi dừng lại chờ anh chủ tàu cột lại cho xong. Trông anh giống người Việt ḿnh, tôi thử nói vài tiếng Việt:

- Gió mạnh quá!

Nghe tiếng Việt, anh quay lại nh́n tôi, cười thân thiện góp lời:

- Dà! Sáng nay gió quá cở.

- Coi nắng vậy mà c̣n lạnh…

- Th́ vậy, biển ở đây mà, hễ có gió th́ lạnh lắm.

Biển ở đây, ở tận trên Bắc Mỹ. Biển bây giờ gợi nhắc biển ngày xưa, nơi cuối phía nam của quê hương tôi. Gió biển, nước biển nơi đây lạnh hơn biển nước bên kia bờ đại dương. Biển Đông ấm hơn nhiều lắm. Nhờ vậy mà tôi c̣n sống sót khi bơi suốt đêm trong sóng nước. Bến tàu Steveston nằm khuất bên trong. Sóng vào đến bờ lưa thưa, ŕ rào. Nước nơi bến cảng, cận bờ nên không trong lắm và có màu rêu đậm. Măng rong đen lờ mờ dưới mặt nước… ngỡ như tóc mềm!

- Mua tôm đi anh!

Tôi không có ư đi t́m mua tôm hay cá chi cả. Nhân có công việc phải đi đến khu Steveston. Thấy trời có nắng tốt, tôi ghé lại, định bước xuống bến tàu, nh́n biển nước một chút rồi về. Bây giờ gặp người cùng quê hương, nghĩ là ḿnh cũng nên mua, để giúp nhau. Tôi nh́n mớ tôm c̣n tươi nằm trên đá xay, hỏi thăm cho có chuyện nói với nhau:

- Hôm nay anh chị bán tôm?

Người vợ của anh đứng sau sàng tôm, chào hỏi và đỡ lời cho chồng:

- Dạ!.. Tại… c̣n hai bịch tôm, nên sáng nay tụi em mới ráng ra đây, đó chứ!... Thấy sao vắng quá!

Vắng thật. Sáng nay, ngày cuối tuần và trời có nắng. Thế nhưng, bến tàu Steveston thưa vắng khác lạ. Vắng chưa từng thấy. Hơn 10 giờ rồi mà bến tàu vẫn c̣n vắng hoe.

Dăy tàu hai bên cầu, chỉ có chừng vài ba chiếc bán hàng. Người đi mua cũng lưa thưa. Chừng như người Á Đông nào quanh chúng tôi, cũng có mang miếng vải che bịt mũi miệng. Người ta nh́n nhau ái ngại, nói chuyện e dè. Thường chỉ nghe mấp máy ngắn ngủn năm ba chữ, sau miếng “khẩu trang”. Người ta thường hỏi hay trả lời vừa đủ mà thôi. Giống như thời mà cộng sản mới chiếm miền Nam. Người ta ngại tiếp xúc, ngại nh́n nhau, ngại hỏi, ngại phải trả lời. Tôi chợt nhớ một đoạn trong truyện ngắn “Xuân Quê Hương”, trên Thời Báo; tác giả có kể lại: “Xă hội cộng sản gông cùm đời sống, trói buộc tư tưởng người dân. Người quen, và người chưa từng biết nhau, cùng giống nhau ánh mắt tránh né, đầy e dè, sợ sệt. Người ta trông như đang mang những mặt nạ. Những mặt nạ có cùng một khuôn mẫu; giống y nhau nét u uất với mệt mỏi, mất niềm tin, hết hy vọng ở tương lai, có cùng nụ cười gượng gạo, cười chào lấy có.

Chị ngó quanh bến, lo lắng:

- Ráng bán cho hết, tụi em ở nhà nghỉ… chớ hỏng ra ngoài này bán nửa đâu! … Tụi em hỏng dám ở đây lâu… Thấy sao… ớn quá hà!

- Tôi chỉ c̣n bốn chục.

- Vậy th́ em cân 5 pounds nghen?

- Được chị… chị cứ cân sao cho chẳn tiền!

Cái nạn đại dịch, xuất phát thành phố Wuhan (Vũ Hán) của nước Tàu. Bây giờ tràn lan, coi như khắp thế giới. Loại vi trùng mới này đă lây bệnh tại Wuhan, từ nhiều tháng trước Tết âm lịch. Ít nhất là đă có bệnh và lan truyền từ hôm 6 tháng Mười Hai, khi một phụ nữ ở đây bị ‘cúm nặng’ phải vào nhà thương khẩn cấp. Ngay cả, chính bác sĩ Li Wenliang (Lư Văn Lượng) phát hiện ḿnh bị nhiễm loại vi trùng lạ này, khi làm việc tại Wuhan Central Hospital. Ông đă báo động cho các đồng nghiệp vào hôm 30 tháng 12. Thế nhưng, ông đă bị nhà cầm quyền Trung cộng bắt. Sau đó, họ buộc ông phải kư bản cam kết, phải chấm dứt “loan tin thất thiệt”, để được họ thả cho về. Trong suốt cả tháng, Trung cộng tiếp tục loan tin liên quan đến bệnh cúm mới là do ăn thịt dơi và rắn; nhưng không trầm trọng, không lây lan, và không có ai chết.

Đă thế, vào ngày hôm sau, 31 tháng 12, “Tổ chức Y tế Thế giới”, tức là (WHO), vẫn c̣n tin theo lập luận của Trung cộng. Họ ra thông báo để trấn an dư luận, cho là có một loại cảm cúm lạ, đă gây bệnh cho khoảng vài lố người dân tại Vũ Hán. Hầu hết những người đă bị lây nhiễm bệnh cúm mới này, v́ họ đă đến khu chợ bán thịt sống ở Vũ Hán. Đồng thời, các viên chức có trách nhiệm cũng đă tuyên bố rằng: “loại vi trùng cúm mới này, không thể truyền bệnh từ người sang người”. Thông báo ấy làm mọi người cứ an tâm, tin là chỉ có những con thú, trong chợ thịt sống, mới có thể truyền bệnh sang người. Sau đó, ngày 1 tháng Giêng, nhà cầm quyền Trung cộng ra lệnh đóng cửa chợ bán thịt sống, được biết đến với tên “Huanan Seafood Wholesale Market”, tại thành phố Vũ Hán. “Tổ chức Y tế Thế giới” đă ca tụng Trung cộng, đă mau mắn t́m ra vi khuẩn là cùng loại corona với bệnh dịch SARS trước đây; xác nhận lại: bệnh này không truyền nhiễm, không ai chết.

Măi đến ngày 11 tháng Giêng, Trung cộng mới cho công bố là có người chết v́ bệnh cúm mới và chỉ có một người duy nhất. Đó là một người già, 61 tuổi, đă có đến chợ thịt sống tại Vũ Hán. Thế nhưng, khoảng hai tuần sau, vào ngày 23 tháng Giêng, th́ Trung cộng chánh thức ban hành lệnh ngăn cấm mọi di chuyển ra vào thành phố Vũ Hán.
Ba hôm sau đó, Chủ Nhật, 26 tháng Giêng, Thị trưởng của Vũ Hán là Zhou Xianwang, cho biết là: chính phủ trung ương đă chậm trễ ban hành quyết định pḥng chống dịch bệnh. Từ trước khi có lệnh phong tỏa Vũ Hán, có khoảng 5 triệu người đă rời khỏi thành phố của ông ta. Dĩ nhiên, Zhou Xianwang đă phải theo lệnh đảng mà từ chức. Tuyên bố của Zhou Xianwang đă tiết lộ thêm sự thật là: gần phân nửa của 11 triệu dân số Vũ Hán, đă tản mác khắp mọi nơi trên thế giới. Sự kiện này cho thấy rơ thêm rằng: cả thế giới, không thể biết được những ǵ đă thật sự xảy ra, tại Vũ Hán, trong hơn cả tháng nay và về sau này. Không ai biết được sự thật, bao nhiêu người đă nhiễm bệnh và đă chết, chỉ tại Vũ Hán. Nhất là, bao nhiêu người đă mang vi trùng bệnh, trong số 5 triệu người đă thoăi mái rời Vũ Hán, như thế này. Cũng không ai biết được, họ đă du hành và truyền lây bệnh cho dân chúng trong các tỉnh thành và tại các quốc gia khác trên thế giới, như thế nào.

Và rồi, chỉ cách một ngày, tức là ngày thứ Hai, 27 tháng Giêng, Trung cộng nh́n nhận là có 2,744 người bị nhiễm bệnh và 81 người chết v́ vi trùng Vũ Hán. Dỉ nhiên, không ai tin vào những con số từ nhà cầm quyền Trung cộng. Ba ngày sau, vào ngày 30 tháng Giêng; cuối cùng th́ “Tổ chức Y tế Thế giới”, mới được tuyên bố “T́nh trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”

Như thế, cả thế giới đă thấy rơ được: Sau khi không thể che dấu lâu thêm, nhà cầm quyền Trung cộng bắt buộc nh́n nhận t́nh trạng nhiểm bệnh và lây truyền nhanh chóng từ người sang người, của loại vi trùng cúm lạ. Loại vi trùng lạ này được truyền thông thế giới gán đặt cho đủ thứ tên khác nhau như: "cúm Vũ Hán", "virus corona Vũ Hán", "coronavirus","nCoV-2019",… và thậm chí cả một cái tên thật dài: "virus viêm phổi chợ hải sản Vũ Hán". Riêng cái tên "nCoV-2019", là do chính Trung cộng đă đặt, hôm 7 tháng Giêng. Và các chữ viết tắt "nCoV-2019”, của tên gọi này, đă bị diễn nghĩa là “new China of virus - 2019”. Cách thức diễn nghĩa mang tính đùa cợt và mĩa mai ấy, đă nhanh chóng lan tràn khắp thế giới, qua mạng truyền thông; giống như loài vi trùng mới của Trung cộng. Sau đó ít hôm, vào ngày 11 tháng Giêng, “Tổ chức Y tế Thế giới” có ra tuyên bố, gọi cái loại vi trùng mới ấy là 'COVID-19.

Ngày hôm nay, cơn đại dịch v́ vi trùng từ Vũ Hán đă và đang lan tràn khắp thế giới; có hơn hai triệu người bị nhiễm bệnh và gần hai trăm ngàn người chết. Tại Canada, có hơn ba chục ngàn người nhiễm bệnh, hơn một ngàn người chết.

Ngày hôm nay, khi nhắc đến tiến tŕnh của loại vi trùng lạ, xuất phát và lây nhiễm từ Vũ Hán, tạo thành cơn đại dịch toàn cầu, với cái tên COVID-19, hay các tên gọi phổ thông khác như "cúm Vũ Hán", hay “nCoV-2019”,… người ta không thể không nhắc đến bác sĩ Li Wenliang (Lư Quang Lượng). Nhất là, đoạn video Bác sĩ Li nằm trên giường bệnh, nói về cơn bịnh, do loại vi trùng mà ông đă cảnh báo và đang chống trả với cái chết gần kề. Và sau cùng, Bác sĩ Li cũng đă phải chết v́ loại vi trùng mà nhà nước của đảng cộng sản Trung cộng, đă ngăn cấm ông tiết lộ. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác về cái chết của Bác sĩ Li, sau khi bị nhiễm loại vi trùng mới lạ này. Theo tin từ nhà cầm quyền Trung cộng, qua tờ báo đảng People’s Daily, th́ Bác sĩ Li Wenliang đă chết lúc 2 giờ 58 phút sáng thứ Sáu ngày 7 tháng Hai, 2020. Ông đă phải chết trong lúc mới 34 tuổi. Thế giới đă càng xúc động hơn khi biết ông đă phải chết, trước khi được nh́n thấy đứa con thứ hai mà vợ ḿnh đang mang thai. Bác sĩ Li Wenliang đă chết v́ cơn bệnh truyền nhiễm độc hại, do loại vi trùng lạ mà ông đă khuyến cáo và bị nhà cầm quyền cộng sản Trung cộng bắt với tội “loan tin thất thiệt”.

Sau khi Bác sĩ Li Wenliang qua đời. Trên YouTube, có đoạn phim tài liệu ngắn “The Story Of Coronavirus Whistleblower: Dr Li Wenliang”. Từ 17 tháng Ba đến nay, đă có 4,732,307 lượt xem. Gần 5 triệu người đă biết thêm về bản chất cố hữu xảo trá, bất nhân, không thể thay đổi của chế độ cộng sản.

Cái chết, cùng h́nh ảnh của vị bác sĩ trẻ, mang bảng tên Li Wenliang trên y phục, với miếng vải che ngang mũi miệng, đă gây xúc động và câm phẫn cho nhân loại trên khắp thế giới. Đồng thời cũng đă trở thành biểu tượng của đấu tranh cho nhân quyền, cho quyền Tự Do Ngôn Luận tại Trung cộng, cùng các quốc gia c̣n dưới ách cai trị của cộng sản như Việt Nam.

Ma Tianje là phó chủ biên của trang Chinadialogue. Trước đó, ông là giám đốc chương tŕnh Greenpeace ở đại lục châu Á. Trong bài viết “Vũ Hán: Câu chuyện về thất bại của hệ thống miễn dịch và sức mạnh xă hội”, tác giả Ma Tianje đă mượn h́nh ảnh những con chim Hoàng Yến trong mỏ than, để viết về chuyện bác sĩ Li Wenliang, cùng các đồng viện, bị khiển trách, v́ lên tiếng báo động về bệnh dịch. Ông đă than trách:

“Hoàng Yến dưới hầm đă chết thật rồi!”
“Chính quyền Vũ Hán đă chủ động giết chết những con chim Hoàng Yến trong mỏ than của ḿnh”

Chim Yến như Hoàng Yến, rất nhạy cảm với môi trường chung quanh. Nó có nhịp tim đập nhanh đến 1000 nhịp trong một phút. Nên rất dễ chết khi trong không khí có thán khí (carbon monoxide). Đây là loại khí rất độc hại, không màu, không mùi. Các công nhân làm trong các hầm mỏ, mang theo cặp chim Yến trong lồng, để sớm phát hiện khí độc mà thoát thân kịp thời.

Cách so sánh này bắt nguồn từ thành ngữ “Hoàng Yến dưới hầm” (the canary in the coalmine). Có nghĩa bóng là, dấu hiệu báo trước mối nguy sắp xảy đến. Thành ngữ này xuất phát từ việc các công nhân phương Tây ngày xưa, thường mang theo một cặp chim Hoàng Yến xuống hầm mỏ. Nếu có lượng thán khí độc hại trong hầm, th́ Hoàng Yến sẽ chết trước và họ kịp thời thoát thân.

Khi bịt miệng các bác sĩ, nhà cầm quyền Trung cộng đă tự hũy diệt tín hiệu cảnh báo sớm sống c̣n của ḿnh. Một trong những con chim Hoàng Yến ấy, bác sĩ Li Wenliang (Lư Văn Lượng) đă chết. Cái chết của bác sĩ Li như một cơn đại dịch buồn thảm tràn lan trong dư luận hiện nay ở khắp thế giới. Ma Tianje kết luận: “Khi bác sĩ Li c̣n sống, hệ thống độc tài của cộng sản đă từng bịt miệng ông. Và nay, ngay cả khi ông đă qua đời, họ một lần nữa bịt miệng người khác về cái chết của ông. Hệ thống ấy không thể tự sửa chữa!

Như quan thầy Trung cộng, tại Việt nam, những con Hoàng Yến biết hót theo lời đảng dạy, biết ca tụng ngày 30 tháng Tư là “đại thắng mùa xuân”, th́ c̣n tung tăng trong các lồng chim cảnh của đảng. Dân chúng người Việt ḿnh vẫn tiếp tục bị xua lùa xuống hầm, mà không được mang theo những đôi chim Hoàng Yến. Họa diệt vong tất khó mà tránh thoát!

“Hoàng Yến dưới hầm đă chết thật rồi!”
Việt Nam nước tôi vẫn buồn tênh!


Bùi Đức Tính
 

 


VĂN CHƯƠNG

2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Giánh Sinh trong trại tù cs
Người Việt cao quư
Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái
VNCH đă dũng cảm khai hỏa lại TQ tại Hoàng Sa
Những dấu hiệu quân Mỹ đă sẵn sàng ở Biển Đông
Một thoáng “Hương Xưa”  
Mơ chuyến ra khơi

Những người lính cũ  
Truyện những con tàu : Gia đ́nh.. Cô Năm  
Hỏng rồi tiếng nước Tôi!!!.  
Tấm thẻ bài  
T́m vui cuối đời  
Giấc mộng không b́nh thường
Xưa rồi diễm  
Trường Bộ Binh Thủ Đức - Đoạn đường chiến binh
Những cánh dù không về đến điểm hẹn  
Ghé bến Cao Hùng  
Hồi ức của một người Mỹ về cấp chỉ huy QL/VNCH  
Một phiên gác đêm  
Cái nón sắt của người lính VNCH 
Con Ba Đồng Tháp  
Câu chuyện về một người VN t́nh nguyện đi lính Mỹ 
Nghỉ hè ở Mallorca  
HQ 602 - Vụ thảm sát HT Ngô Minh Dương 
Trà cú từ trại LLĐB đến căn cứ Hải Quân 
Khấn người t́nh địch
Quên chuyện phải nhớ....  
Chỉ là kỷ niệm 
Căn cứ Tuyên Nhơn 
Tôi đi tù  
Anh ở đây! Sao anh ở đây?  
Nhật kư buồn!
Lực lượng Hải thuyền (1960-1965)  
Bên nhau đi nốt cuộc đời  
Sài G̣n - Trăm nhớ ngh́n thương
Cái bóng cuộc chiến và món nợ 45 năm  
Lư do then chốt dẫn đến 30-04-1975  
Sài G̣n những ngày cuối tháng 4/1975  
Truyện những con tàu : Hộ tống hạm (phần 1)  
Chuyến bay cuối  
Ai đầu hàng, nhưng tao th́ không!  
Ngày 30-4 lại đáo hạn năm 2020!  
Chuyện bên đường  
Vietnam War: Ai thắng ai thua?  
Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Truyện những con tàu: Tuần duyên hạm (PGM)
Làng Yuba City trong cơn ác dịch Corona  
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo vị Tướng bất tử
Tách cà phê muối
T́nh yêu thời chinh chiến
Hội chợ Tết Canh Tư do CĐNVTD/VIC Tổ Chức
Vạt nắng bên đồi
Có đêm nào buồn bằng đêm 30
Ḍng sông ngày ấy  
Lạc giữa mùa Xuân  
Năm Canh Tư 2020 nói chuyện chuột  
Đêm xuân trên vùng biển chết 
Tại sao Vũ Hoàng Chương bị bắt?  
Quả Phụ Hoàng Sa