Những bài viết của Bất Khuất

Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 


TẤM THẺ BÀI.

(Luanminhbui)

CHUYỆN THẬT KỂ VỀ "TẤM THẺ BÀI" CỦA NGƯỜI CHA.

Con gái 9 tuổi lạc qua Mỹ ngày 30 tháng 4 năm 1975, trở thành bác sĩ về Việt Nam chửa bệnh từ thiện, ra Nha Trang t́m lại cha mẹ các em, t́nh cờ xe hết xăng ngay chỗ mẹ ruột và hai đứa em đang cải táng mộ cha là một quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cấp bậc Trung Sĩ tử thương vào ngày 30/04/1975, sau đó cô đă bảo lănh cả mẹ và các em qua định cư tại Hoa Kỳ.

Câu chuyện được bắt đầu vào sáng ngày 23-3-1975

Sau khi chồng và con trai bị chết v́ đạn pháo kích của Việt Cộng đồng thời bị thất lạc đứa con gái trong ngày di tản tại băi biển Chu Lai tại Quảng Tín, chị Buôn tất bật chạy khắp nơi để hỏi thăm về đứa con gái của ḿnh…chị đă được một người chạy nạn cho biết:

“Con bé khoảng 9 hay 10 tuổi mặc cái áo xanh, quần đen, cổ có đeo cái thẻ bài của lính là con chị sao?
Nó được một người trên ca-nô nhào xuống nước bơi vào vớt nó đưa lên ca-nô ra tàu lớn rồi.
Thật là may mắn cho nó!”…

Lệ, đứa con gái thất lạc của chị Buôn được đưa lên tàu Hải quân với chiếc thẻ bài đeo ṭng teng nơi ngực.

Người ta thấy có khắc tên:

Lê văn Buôn Số quân: …. Họ hỏi Lệ.
Lệ nói đó là tên ba nó, ba Buôn của nó, bị lọt lại với má và ba đứa em tại băi biển Chu Lai.

Mới đầu Lệ sụt sùi khóc nhưng có người đàn bà ngồi gần bảo nó khóc không ích ǵ.
Nó cắn răng nghe lời bà này, làm theo những ǵ người ta chỉ bảo. Tiếng nổ làm cho nó ù tai nhưng cái sợ làm nó quên cả.
Kể từ lúc quả lựu đạn nổ, nó gần như mê đi cho đến khi có người vớt nó đưa lên ca-nô rồi lên tàu.
Người vớt nó lên ca-nô và đưa nó lên tàu, nhận nó là con nuôi là một Thiếu Uư Hải quân.
Sau thời gian huấn luyện dài đằng đẳng, tim anh c̣n đầy ắp t́nh người dành cho đồng hương và cả nhân loại.
Ước mơ của anh là những chuyến hải hành xa, đi đến chân trời góc biển, đi đến những đô thị lớn hoa lệ, nguy nga, ngợp ánh đèn về đêm và nườm nượp xe cộ, người đi bộ trên hè phố ban ngày.
Anh tên Lê trọng Nghĩa, 28 tuổi, quê quán ở miệt Thủ Dầu Một, ra trường với hạng cao trong số hơn 60 sinh viên tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang và hiện là một sĩ quan ưu tú của Giang đoàn 240 đóng ở miền Trung.
Chiếc tàu Nghĩa và đứa con nuôi là Lệ về đến bến Bạch đằng Sàig̣n vào tuần đầu tháng 4-1975, đang lúc Sàig̣n lên cơn sốt y như miền Trung mấy tuần trước.
Nghĩa đưa Lệ đến gửi tại nhà vợ một người bạn trong trại Sĩ quan bến Bạch đằng, lại gửi tiền và nhờ Xuân Hà, tên vợ người bạn, đi mua sắm quần áo và những thứ cần thiết hàng ngày cho Lệ.
Xuân Hà nh́n Nghĩa rồi nh́n Lệ và hỏi nhỏ Nghĩa:
“Con bé xin được ở đâu mà xinh quá vậy?
Tốn vài tạ gạo nữa là đă ra dáng tiểu thư rồi.
Anh lựa hay lắm.”
Nghĩa nghiêm nét mặt bảo Xuân Hà:
“Chị đừng nghĩ vậy.
Ba má nó và ba đứa em c̣n kẹt lại Chu Lai.
Chỉ có ḿnh nó được tôi cứu lên tàu. Tôi nhận nó làm con nuôi.”
Xuân Hà tính đùa thêm một câu nhưng thấy mặt Nghĩa lạnh như tiền nên không dám cợt nhả nữa.
Ngày 28-4-1975, Nghĩa lại mang Lệ lên một chiếc tàu Hải Quân HQ lớn để chạy sang Guam.
Nghĩa con một, cha mẹ Nghĩa đă lớn tuổi muốn sống và chết ở Thủ dầu Một nên không đi mặc dù trong thời gian ở Sàig̣n, Nghĩa đă cải trang về thăm và mời ông bà đi.
Sau 5 tháng ở trong trại tạm cư ở Guam, Nghĩa và Lệ được một nhà thờ bảo trợ đi định cư tiểu bang South Carolina.
Từ đây, Nghĩa xin Basic Grant của tiểu bang để vào Đại học học Kỹ sư cơ khí.
Ngoài giờ học, Nghĩa đi làm part time cho tiệm Sears ở downtown để lấy tiền chi phí ăn ở cho hai cha con. Nghĩa xin cho Lệ vào học ở trường tiểu học địa phương, có xe bus nhà trường đưa đón mỗi ngày và ăn sáng, ăn trưa miễn phí v́ hai cha con Nghĩa chưa có lợi tức.
Nghĩa chỉ thêm bài vở cho Lệ mỗi buổi tối sau khi cơm xong.
Lệ thông minh nên học rất nhanh.
Để giúp ba Nghĩa, nó biết đặt nồi cơm điện, luộc rau, luộc trứng, làm những món giản dị rồi chờ ba Nghĩa về ăn cơm.
Mặc dầu vào ngang thiếu căn bản 4 lớp đầu (học tŕnh Hoa Kỳ), nhưng Lệ đă học xong lớp 5 Việt Nam, Lệ học lại với ba Nghĩa và một cô giáo Mỹ dạy kèm (tutor) tất cả những ǵ cần thiết chưa được học ở các lớp dưới, nhất là Anh ngữ, v́ vậy Lệ tốt nghiệp Trung học lúc mới 17 tuổi với điểm trung b́nh 4.0, một thành tích vượt mức ngay với học sinh bản xứ.
Nhiều lúc Lệ nhớ ba má, nhớ các em day dứt nhưng nghe ba Nghĩa khuyên, Lệ phải cố quên.
Lệ cũng nghĩ và tự nhủ ḷng, có khóc, có nhớ ba má và các em cũng không làm được ǵ, chỉ cản trở việc học.
Đă từng ở trong cảnh nghèo của cha mẹ ở Việt Nam, Lệ biết được đi học thế này là một diễm phúc v́ vậy Lệ cố gắng và chăm chỉ hết mức.
Ba Nghĩa cũng khuyên Lệ, sau này có thể có bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, khi ấy Nghĩa sẽ t́m cách hỏi thăm t́m ra tung tích ba má và các em Lệ. Lệ nghe thế lại tạm yên ḷng và hy vọng.
Mùa Thu năm đó, Lệ vào trường Đại học Y khoa South Carolina.
Sau 3 năm, Lệ lấy Cử nhân Sinh Vật học với lời khen của Hội đồng Giám Khảo. Lệ chuyển qua học ngành Nhăn Khoa (Opthalmology).
Năm 1990, Lệ đậu bằng Bác sĩ Nhăn Khoa hạng tối Ưu với lời ngợi khen của Ban Giám Khảo.
Lệ được mời dạy môn Nhăn Khoa cho sinh viên cùng trường.
Lệ hỏi ư kiến ba Nghĩa, sau đó Lệ xin khất cho đến khi trở về từ Việt Nam.
Tốt nghiệp xong, Lệ bàn với ba Nghĩa, lúc này đă có vợ và một đứa con trai 2 tuổi, ba Nghĩa đồng ư, Lệ đi mua vé máy bay về Việt Nam t́m cha mẹ và các em.
Sau hơn 10 năm bế quan toả cảng cả nước sắp chết đói, lúc này (từ 1985) chế độ bắt buộc phải mở cửa cho kinh tế thị trường nên cũng dễ dàng cho Lệ đi lại.
Lệ và một người bạn thân về đến Chu Lai vào một buổi chiều mùa Hạ năm 1990 sau khi đă lặn lội đi bằng đủ thứ xe từ Sàig̣n ra miền Trung.
Sau 15 năm, quang cảnh cũ đă thay đổi nhiều.
Có những căn nhà mới mọc lên nhưng cũng có nhiều căn trại cũ biến mất.
Chỉ có băi biển, trông vẫn như trước mặc dù có nhiều hàng quán mọc lên bán thức ăn, thức uống cho du khách.
Trại Gia binh ngày nào không c̣n. Lệ muốn được gặp lại những người hàng xóm của ba má Lệ ngày xưa như vợ chồng bác Sáu, vợ chồng chú Đàm, vợ chồng cô Bé để hỏi thăm về cha mẹ và các em nhưng đi quanh quanh làng xóm, Lệ không kiếm ra một người quen cũ.
Lệ đeo cái thẻ bài vào cổ như ngày 23-3-1975 ra băi biển Chu Lai, nhà nào Lệ cũng vào hỏi thăm và cho con cái họ quà bánh Lệ đem từ Hoa Kỳ về, giơ chiếc thẻ bài cho họ coi và hỏi thăm xem có ai biết ba má và các em Lệ không?
Nhưng tuyệt nhiên không ai biết. Vốn đă có định kiến, Lệ xin phép chính quyền sở tại, không quên quà cáp cho họ, để mở pḥng mạch khám mắt miễn phí cho mọi người.
Một nữ bác sĩ Hoa Kỳ, cô Ruthie O’Brien, bác sĩ gia đ́nh, vốn là bạn thân và cùng ra trường một ngày với Lệ, cùng đi với Lệ về chơi thăm miền Trung Việt Nam, nhân dịp cũng bỏ đồ nghề ra khám bệnh và cho thuốc cùng những lời khuyên hữu ích để pḥng ngừa bệnh tật.
Các gia đ́nh đến khám mắt và khám tổng quát, nhất là những ông già bà cả đều được hỏi về Trung sĩ Lê văn Buôn, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 Bộ binh vào tháng 3 năm 1975 nhưng không một ai biết.
Mỗi buổi chiều khi khám bệnh xong, Lệ và Ruthie thường ra băi biển Chu Lai ngồi ngắm sóng và ngắm hoàng hôn trên biển, nghe những tiếng ŕ rào của sóng biển chạy vào bờ rồi lại trườn ra xa.
Thấy bạn buồn v́ không t́m ra gia đ́nh, Ruthie lựa lời khuyên nhủ và hỏi Lệ có c̣n muốn đến nơi nào khác để kiếm không?
Lệ nghĩ chỉ có hai nơi khác ba má Lệ có thể ở là Nha Trang, quê của ba và Trà Vinh, quê của má. Lệ nói cho Ruthie nghe những nơi Lệ hy vọng nhiều nhất, sau đó Ruthie khuyên Lệ nên đi Nha Trang.
Nha Trang không hứa hẹn nhiều cho việc t́m kiếm v́ Lệ đă đến đây gần một tuần, đi khắp nơi hỏi nhưng không ai biết cựu Trung sĩ Lê văn Buôn và vợ con.
Lệ thất vọng hoàn toàn, thầm nghĩ chỉ c̣n một nơi nữa là Trà Vinh.
Nếu tại Trà Vinh cũng không có tung tích th́ coi như gia đ́nh Lệ đă bị tiêu tán trong hoặc sau ngày 23-3-1975. Nghĩ đến đó, Lệ cảm thấy buồn muốn khóc.
Ba má và các em đi hết chỉ để lại ḿnh con thôi sao, thế th́ con có sống cũng mang mối u hoài đau khổ ấy suốt đời!
Thà con ở lại nhà chia sẻ những đau khổ với ba má và các em rồi chết chung một huyệt cũng là xong một kiếp người.
Lệ buồn khôn tả và khóc mỗi đêm về nhưng không dám cho Ruthie biết.
Một buổi sáng, Lệ cùng Ruthie mướn một chiếc xe hơi với tài xế để đi thăm Ḥn Chồng, nơi thắng cảnh đẹp có tiếng của Nha Trang.
Thật ra Lệ không c̣n tâm trí đâu ngoạn cảnh v́ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nhưng để ch́u Ruthie, Lệ cho Ruthie đi nơi này nơi kia chụp h́nh lưu niệm và dọc đường có thể t́m vào các quán ăn ngon, các khách sạn sang trọng mướn pḥng ngủ qua đêm.
Lẽ ra trong chuyến đi này, Lệ mang theo vị hôn phu là bác sĩ Vĩnh quang Dũng, chuyên khoa bệnh tiêu hoá, tốt nghiệp trước Lệ 3 năm và hai người quen nhau khi cùng làm việc trong một bệnh viện nhưng Dũng phải đi Á căn Đ́nh dự một Đại Hội Y Khoa toàn cầu về bệnh tiêu hóa, đại diện cho Bộ Y Tế Hoa Kỳ.
C̣n vị hôn phu của Ruthie có cha già đang nằm bệnh viện chữa trị bệnh tiểu đường nên anh cũng không thể theo Ruthie đi du lịch Việt Nam được.
Sau khi đă dạo chơi băi biển hơn hai tiếng đồng hồ, Lệ đề nghị tài xế chở ṿng qua con đường phía sau, nơi đây lưa thưa có dăm cái nhà trên băi cỏ hoang.
Phong cảnh quá tiêu sơ và u buồn, không có bóng một đứa trẻ.
Lệ và Ruthie bàn với nhau đi xuống cuối con đường rồi trở lại, trở về thành phố Nha Trang.
Mới đi thêm một khoảng ngắn, đột nhiên chiếc xe bốc khói ở máy.
Tài xế vội cho xe ngừng lại và kiểm soát máy thấy máy cạn khô không c̣n một giọt nước.
Anh ta hoảng hồn tắt máy và ngơ ngáo đi t́m xung quanh để kiếm nước châm vào máy.
Đó đây, ngoài con lộ đắp bằng đất đỏ th́ toàn là g̣ đống và bụi cây mọc lưa thưa, tít tắp xa mới thấy vài mái tranh hiện trên nền trời xanh lơ.
Lệ và Ruthie phải ngồi chờ dưới gốc cây cho bớt nắng trong khi bác tài lội bộ đi t́m nước.
Chợt Lệ trông thấy một đám người lố nhố trên một cái g̣, cách xa Lệ khoảng 400 mét.
Lệ chợt nghĩ hay là họ đào huyệt chôn người chết như hồi c̣n bé Lệ đă thấy ở Chu Lai nhưng sao không nghe tiếng khóc cũng không thấy quan tài.
Trí ṭ ṃ thúc đẩy Lệ vào đó coi xem sao. Lệ cũng có ư nghĩ giúp đỡ công việc họ đang làm, nếu họ quá nghèo, cần đến một, vài chục đô-la của Lệ.

Lệ nói cho Ruthie nghe ư nghĩ của ḿnh, bảo Ruthie ngồi đó chờ ḿnh nhưng Ruthie không chịu, đứng lên cùng đi với Lệ.
Hai cô gái cứ tưởng gần và ruộng khô, nào ngờ coi vậy nhưng khoảng cách khá xa và có những chỗ nước ngập mắt cá, hai cô phải tháo giầy cầm trên tay để đi.
Khoảng sáu, bảy người vừa đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ cắm cúi nh́n vào một cái lỗ huyệt đang đào do 4 thanh niên khoẻ mạnh, người cầm xẻng xúc đất đổ vào mê tre, kẻ bê đất đổ lên bờ, để dần dần hiện ra tấm nắp thiên bằng gỗ đen ś một cái quan tài.
Từ xa lội tới, hai cô gái đă bị những cặp mắt ṭ ṃ của đám người trên g̣ nh́n thấy và theo dơi.
Khi hai cô tới gần, tất cả đều ngừng tay nh́n chằm chằm như nh́n một hiện tượng lạ.
Họ quá lạ lùng bởi từ xưa đến nay chưa có người ngoại quốc nào ăn mặc đẹp đẻ thế kia – đám người cho rằng cả hai cô là gái Mỹ, Pháp, Anh, Úc chi đó, lại lội ruộng vào cái g̣ này để coi cải mả.
Phải, họ đang cải mả.
Họ đào cốt người thân chết đă lâu năm, bỏ sang một cái tiểu sành, kiếm chỗ thuận tiện, gần gũi hơn đặt xuống.
Lệ mở lời khi nh́n một người đàn bà lam lũ, già yếu, mặt mày nhăn nheo:
“Chào các bác, các chú, các anh, các chị.
Cháu là người Việt sống tại Hoa Kỳ về thăm quê hương.
Các bác, các chú đang cải táng cho thân nhân, phải không ạ?”
Nghe cô con gái nói tiếng Việt, cả đám người thật ngạc nhiên.
Sao cô gái trông như Mỹ này, chỉ khác mớ tóc đen, lại là người Việt, nói tiếng Việt thạo quá.
Họ bỏ xẻng cuốc đứng vây xung quanh hai cô gái.
Người đàn bà lớn tuổi trả lời: “Phải, người ở dưới huyệt là chồng tôi, chết từ năm 1975.”
Lệ nghe giọng nói người đàn bà có điều ngờ ngợ nhưng chưa dám tin là ḿnh có thể đúng.
Nhân tiện, cứ hỏi thăm xem có ai biết được ba ḿnh không?
Lệ ch́a tấm thẻ bài đeo trong ngực áo ra cho họ coi, nói:
“Tấm thẻ bài này của ba tôi. Tôi không biết gia đ́nh ông c̣n sống không và nay ở đâu.
Ông tên là Trung sĩ Lê văn Buôn.”
Người đàn bà trân trối nh́n Lệ xong ngập ngừng nói:
“Thế này thực không phải.
Xin lỗi…Có phải tấm thẻ bài này của lính Việt Nam Cộng hoà và cô là …Lệ phải không?”
Điều Lệ nghi ngờ đă đúng.
Giọng nói người đàn bà và nh́n kỹ từ đầu đến chân, Lệ thấy đúng là má Lệ, không c̣n sai vào đâu được.
Lệ ôm chầm lấy bà khóc rưng rức:
“Má ơi! Con đây, Lệ của má đây.
Má c̣n nhận ra con không?”
Bà Buôn, phải, v́ người đàn bà đó chính là vợ goá của Trung sĩ Lê văn Buôn, càng ôm chặt Lệ hơn.
Bà rên rỉ:
“Lệ ơi, má đâu có ngờ Trời Phật c̣n cho gia đ́nh ḿnh ngày hôm nay. Người nằm dưới huyệt kia chính là ba con đó.
Quả lựu đạn ngày 23-3 đă giết ba và thằng Chưởng.
C̣n lại hai đứa đứng kia, thằng Tung, con Bi giờ đă lớn từng đó.”
Lệ quay ra ôm hôn đứa em gái và thằng em trai.
Chúng cũng xúc động nhưng không xúc động bằng má Lệ và Lệ v́ khi xẩy ra biến cố tan nát gia đ́nh, chúng c̣n quá nhỏ.
Bà Buôn hỏi Lệ:
“Con đeo tấm thẻ bài này 15 năm nay để đi t́m ba má và các em phải không?”
“Dạ, đúng thế má.
Con đi t́m ba má và các em v́ con đâu biết ba đă hy sinh ngày hôm đó.”
Ruthie đứng ngó mấy mẹ con ôm nhau cũng xúc động nhưng trong ánh mắt cô đọc thấy những tia sáng hân hoan vô bờ của bạn và của mẹ của bạn.
Chuyến đi hoàn toàn thành công quá sức mong mỏi, cô lẩm bẩm.
Bốn thanh niên lại tiếp tục đào.
Họ cậy tấm nắp thiên.
Bộ xương người đen ś lơng bơng nước.
Ruthie nh́n thấy sợ quá phải đứng tránh ra xa.
Cô đă quen với xác chết trong các bệnh viện nhưng không phải là bộ xương đă rữa mục này.
Lần đầu tiên Lệ nh́n thấy bộ xương cải táng nhưng Lệ không sợ mà Lệ muốn đứng thật gần để nh́n cho rơ h́nh hài của người cha đă sinh ra ḿnh.
Khi má Lệ hỏi Lệ v́ sao biết mà vào đây.
Lệ thuật lại từ đầu tới cuối, v́ sao xe phải ngưng lại, bác tài xế phải đi kiếm nước đổ vào máy xe để đi tiếp v.v…
Bà Buôn thắp lên mấy cây nhang và hai ngọn nến trong khi mấy người đàn ông đổ rượu trắng ra cái chậu sành và rửa từng khúc xương cho sạch, lấy giấy bản lau khô xong xếp vào một cái tiểu sành mầu đất nung đỏ quạch.
Trong số người lo chuyện cải táng, có chú Năm thợ hồ có nhiều kinh nghiệm.
Chú vừa làm vừa chỉ dẫn cho mấy anh thanh niên làm. Chú nói:
“Tôi học nghề cải táng từ năm mới 16 tuổi mà năm nay đă 55, coi như 39 năm trong nghề mà tôi chưa thấy một vụ nào lại linh thiêng như Trung sĩ Buôn đây.
Nghe cháu Lệ vừa nói th́ cháu đă để tâm t́m ba má cháu nhiều năm nhưng không ra tung tích; đến bữa nay hồn thiêng Trung sĩ dun dủi làm cho chiếc xe hơi đang chạy ngon lành bỗng hết nước ở ngay khúc đường này, xe bốc khói xuưt cháy máy và từ đó cháu Lệ mới có cơ hội lặn lội vào cái g̣ này v́ tính ṭ ṃ và cũng v́ tính thương người, muốn giúp đỡ người nghèo.
V́ thế mà Trời Phật không bỏ cháu.”
Bác tài xế đă lặn lội đi xin được một b́nh nước đổ vào xe.
Thay v́ hai thanh niên phải khiêng chiếc tiểu sành, giờ này chiếc tiểu sành được bỏ lên xe, mọi người về nghĩa trang gần nơi cư ngụ của gia đ́nh bà Buôn.

Nghe Lệ kể sơ lược từ lúc được ba Nghĩa nuôi vớt lên tàu và được học hành ở Hoa Kỳ, hiện đă là một bác sĩ Nhăn khoa Hoa Kỳ, tiền bạc dư dă, tương lai sáng lạn, bà Buôn quá sung sướng lại khóc.
Bà chạnh ḷng nghĩ đến người chồng bạc phước đă chẳng được sống thêm để nh́n thấy sự thành công của đứa con gái ông yêu quư nhất đời.
Huyệt mộ cho cái tiểu sành đựng nắm xương của người cha bạc số của bác sĩ Vivian Le đă đào xong, nhỏ và nông nên đào rất nhanh.
Lần này nó không nằm trên g̣ đất chung quanh là sa mạc sỏi đá, cây cỏ hoang vu mà ở trong một nghĩa trang đẹp đẽ bên ngoài thành phố Nha Trang.

Khoảng 4 giờ chiều, mọi việc hoàn tất, bà Buôn, Lệ và hai đứa em của Lệ thắp hương, sụp quỳ, vái lậy, khấn khứa.
Lệ cố hết sức giữ cho khỏi quá xúc động nhưng khung ảnh trắng đen của cha Lệ trước mặt lúc nào cũng như đang nh́n Lệ âu yếm làm Lệ tràn nước mắt và cái ngày độc địa 23-3-1975, tại băi biển Chu Lai, lại hiện rơ mồn một như Lệ đang đứng sát bên cha Lệ, bám vào tay ông cho khỏi sóng đánh ra xa.
Nỗi buồn năm xưa dù chưa quên được nhưng hiện tại vẫn là đáng sống. Mẹ con bà Buôn đành phải khép lại trang sử đẫm máu của gia đ́nh và của xóm giềng, thân thuộc để xây dựng ngày mai tươi sáng hơn.
Lệ đă đưa tiền cho má và em đi chợ mua các thức ăn về làm một bữa cơm đăi đằng cḥm xóm và những người thân thuộc, trả công hậu hỉnh cho những người cải táng hôm đó. Ai cũng tấm tắc khen sao lại có cái thần giao cách cảm đó để mà đến đúng chỗ, đúng lúc, gặp lại mẹ và em và nh́n được hài cốt của cha. Chuyện thực mà khó tin, xẩy ra như trong một giấc mơ.
Nhờ có nghề nghiệp cao và lợi tức vững vàng lại công dân Mỹ của Lệ, hơn hai năm sau bà Buôn và Tung, Bi đă đoàn tụ với Lệ ở Hoa Kỳ.
Bà Buôn lập một bàn thờ, một bên để di ảnh cuối cùng của thằng Chưởng khi nó 3 tuổi, một bên treo tấm thẻ bài, ở giữa bàn thờ là bát hương, có bài vị và di ảnh đen trắng của Trung sĩ Lê văn Buôn, người Chiến sĩ kiêu dũng VNCH đă hy sinh v́ Tổ quốc, người chồng, người cha thân yêu vẫn luôn luôn như đang mỉm cười với vợ và các con!
Đây là câu chuyện thật mà người viết đă lấy từ bài viết “Tấm Thẻ Bài”
ST

 


VĂN CHƯƠNG

2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Giánh Sinh trong trại tù cs
Người Việt cao quư
Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái
VNCH đă dũng cảm khai hỏa lại TQ tại Hoàng Sa
Những dấu hiệu quân Mỹ đă sẵn sàng ở Biển Đông
Một thoáng “Hương Xưa”  
Mơ chuyến ra khơi

Những người lính cũ  
Truyện những con tàu : Gia đ́nh.. Cô Năm  
Hỏng rồi tiếng nước Tôi!!!.  
Tấm thẻ bài  
T́m vui cuối đời  
Giấc mộng không b́nh thường
Xưa rồi diễm  
Trường Bộ Binh Thủ Đức - Đoạn đường chiến binh
Những cánh dù không về đến điểm hẹn  
Ghé bến Cao Hùng  
Hồi ức của một người Mỹ về cấp chỉ huy QL/VNCH  
Một phiên gác đêm  
Cái nón sắt của người lính VNCH 
Con Ba Đồng Tháp  
Câu chuyện về một người VN t́nh nguyện đi lính Mỹ 
Nghỉ hè ở Mallorca  
HQ 602 - Vụ thảm sát HT Ngô Minh Dương 
Trà cú từ trại LLĐB đến căn cứ Hải Quân 
Khấn người t́nh địch
Quên chuyện phải nhớ....  
Chỉ là kỷ niệm 
Căn cứ Tuyên Nhơn 
Tôi đi tù  
Anh ở đây! Sao anh ở đây?  
Nhật kư buồn!
Lực lượng Hải thuyền (1960-1965)  
Bên nhau đi nốt cuộc đời  
Sài G̣n - Trăm nhớ ngh́n thương
Cái bóng cuộc chiến và món nợ 45 năm  
Lư do then chốt dẫn đến 30-04-1975  
Sài G̣n những ngày cuối tháng 4/1975  
Truyện những con tàu : Hộ tống hạm (phần 1)  
Chuyến bay cuối  
Ai đầu hàng, nhưng tao th́ không!  
Ngày 30-4 lại đáo hạn năm 2020!  
Chuyện bên đường  
Vietnam War: Ai thắng ai thua?  
Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Truyện những con tàu: Tuần duyên hạm (PGM)
Làng Yuba City trong cơn ác dịch Corona  
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo vị Tướng bất tử
Tách cà phê muối
T́nh yêu thời chinh chiến
Hội chợ Tết Canh Tư do CĐNVTD/VIC Tổ Chức
Vạt nắng bên đồi
Có đêm nào buồn bằng đêm 30
Ḍng sông ngày ấy  
Lạc giữa mùa Xuân  
Năm Canh Tư 2020 nói chuyện chuột  
Đêm xuân trên vùng biển chết 
Tại sao Vũ Hoàng Chương bị bắt?  
Quả Phụ Hoàng Sa