Những bài viết của Bất Khuất

Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 


 

Tựa đề: dựa theo h́nh b́a nhạc Sao Em Không Đến - Hoàng Nguyên (1965)

Bên ngoài, trời chưa sáng hẳn. Nhịp sống của một ngày mới, đă khởi động năy giờ, giờ có phần nhộn nhịp hơn. Tiếng xe đạp cót két chạy qua, tiếng xe gắn máy kinh động yên tỉnh của ban mai, tiếng dép lẹp xẹp, ḥa với gánh hàng kẽo kẹt trên vai. Đêm sau cùng, mà bọn tôi được nằm ngủ như là một thường dân, rồi cũng đă qua đi, qua đi chóng vánh. Chỉ thêm vài giờ, chúng tôi sẽ tập tành bước vào đời lính. Tôi ráng nằm yên cho bạn bè ngủ. Tưởng chỉ có ḿnh không ngủ thêm được, nghe tiếng động kế bên, tôi ngó qua, thấy Vẹn đă thức, đang ngồi bó gối. Lăn qua, tôi vói tay lấy gói thuốc hút và cái hộp quẹt bên gối nằm, định rủ Vẹn đi ra ngoài, th́ thấy hai thằng Phát bên cạnh tôi, cũng lục đục ngồi dậy theo Vẹn. Chẳng ai bảo, bọn tôi ngó sang Cang đang c̣n cuộn mền nằm, ái ngại, ráng giữ yên lặng cho bạn ḿnh ngủ. Tạm trú nơi nhà trọ của Cang, không muốn làm phiền bạn ḿnh nhiều; bốn đứa tôi nhón chân, nối nhau rón rén đi nhẹ ra cửa. Không dè, Cang cũng nghe. Cang choàng tỉnh, lồm cồm ngồi lẹ dậy, lo lắng, hỏi nhanh:

- Đi à?

Nghe tiếng Cang, chúng tôi dừng lại, trấn an bạn ḿnh:

- Chưa đâu, … c̣n sớm mà!

- Ngủ tiếp đi Cang. Hồi hôm, mày thức học trễ quá đó.

- Vậy,… tao nằm thêm một chút …

Cang nói, rồi nằm vùi xuống, tay kéo mền lên tận cổ, dặn ḍ:

- Chừng nào đi… nhớ gọi tao dậy…

- Ừ, đừng lo… gọi mày mà!

Phát ân cần hứa hẹn thêm cho Cang yên tâm:

- Chừng nào mày đi học, tụi tao mới rời nhà luôn thể.

Yên b́nh c̣n đọng lại trong buổi sáng sớm, mong manh, chực tan biến; dễ làm cho người ta ngần ngại khuấy động. Ánh đèn loáng thoáng từ các nhà chung quanh, có người cũng thức dậy rồi. Khu b́nh dân, trong hẻm, nhiều người phải dậy sớm lo miếng ăn, cho ḿnh, cho gia đ́nh, để rồi đi làm. Chúng tôi ngồi ngoài hàng ba, hút thuốc, rù ŕ nói chuyện; tránh làm phiền trong nhà và hàng xóm. Trái đất trông như di chuyển nhanh hơn vào buổi sáng. Hôm nay, trời có vẻ sáng nhanh hơn, hay thời gian bay qua nhanh hơn. Mới đó, trời đă thấy sáng hẳn ra. Từ bên trong ra đến ngoài đầu hẻm, chốc chốc lại nghe tiếng xe, tiếng người rời nhà.

Nghe có tiếng động bên trong nhà. Bọn tôi ngó nhau, đoán là Cang đă dậy. Ồn ào thế này, có muốn nằm nướng thêm, cũng khó mà yên giấc. Thấy Cang mở đèn trong nhà, Vẹn ngồi gần, vói tay kéo hé cửa, ló mặt vào nh́n xem, rồi lên tiếng thăm hỏi:

- Đi học sớm hả?
Ngủ thêm một lúc, bạn ḿnh có vẻ tỉnh táo hơn. Tiếng Cang vui vẻ:

- Đi!... tụi ḿnh ra quán chú Hy kiếm cà phê!

Nghe vậy, chúng tôi vui lắm. C̣n ǵ bằng, có thời gian chuyện tṛ để chia tay với Cang, trước khi bạn ḿnh đi học và chúng tôi đi tŕnh diện nhập ngũ. Đi lính mà! Nghe kinh nghiệm quân trường từ hai cậu tôi, bốn đứa tôi chỉ mang theo một bộ quần áo, nên không có ǵ phải thu dọn lâu lắc. Bửa nay, gởi bộ đồ ấy ở nhà trọ của Cang, hành trang lên đường của chúng tôi càng thêm nhẹ nhàng, chỉ c̣n áo thung, quần ngắn, vài vật dụng vệ sinh cá nhân. Tôi ngần ngừ, rồi cũng bỏ quyển “Mơ Thành Người Quang Trung” của Duyên Anh vào túi. Quyển sách chỉ có mười một chương ngắn; chuyện của tuổi thơ, với những Chương c̣m, Hưng mập, Dzũng Đakao, Quyên Tân Định, Bồn lừa, Ngân quăn,… Đọc nhiều lần rồi, tôi mang theo hờ, để có cái ǵ đó mà đọc cho khuây khỏa.

Đeo cái túi nhỏ lên vai, bốn đứa tôi theo Cang đi ra quán chú Hy. Quán cóc, ngoài đầu hẻm. Giống như các quán nhỏ trong xóm, trong khu phố; chủ, khách, bàn, ghế… đều b́nh dân, giản dị. Cái bếp chiếm mất một khoảng, chỉ c̣n chỗ cho năm cái bàn để khách ngồi. Thấy cách chào hỏi nhau, th́ biết ngay, hầu hết là khách quen. Khách trong đây c̣n quen mặt nhau. Người ta kéo ghế ngồi chung bàn, như là có hẹn nhau, chuyện tṛ thân mật, rộn ră.

Cà phê Sài G̣n, cũng như cà phê tại các tỉnh thành ở miền Nam ḿnh, có nhiều loại, nhiều hạng. Có tiệm quán thượng lưu, với cà phê phin thong thả rơi từng giọt nhàn hạ. Quán cà phê có nhạc, thường là nơi quyến rũ người thêu dệt mộng mơ, nơi ôm ấp lăng mạn, với những mối t́nh đơm hoa kết trái. Nhưng rồi, lúc thực không như mơ, người ta đến đây chỉ để ḍ t́m lối đi trong kỷ niệm, để ngẩn ngơ, tiếc nuối… và rồi, lại dệt mộng, ước mơ. Có khi, anh đă chọn ra đi, rời con đường học tṛ, với những ngày Thủ Đô tưng bừng phố xá, mang nặng hành trang, chẳng mong ngày về. Và người, một thời với con đường học tṛ, trở lại quán, không phải để t́m cà phê; lắm lúc, chỉ muốn t́m về Chủ Nhật uyên ương, để uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.

Quán chú Hy, giống đa số quán b́nh dân, chuyên bán cà phê pha bằng vợt. Bếp pha cà phê của chú Hy cũng giản dị, với ba ḷ chụm bằng củi, vài cái siêu đất nung, ấm nhôm, b́nh trà… Cang nói, quán chú Hy mở cửa sớm. Từ năm giờ sáng, bếp đă đỏ lửa để đun nước sôi pha cà phê phục vụ khách. Để giữ hương vị, vợt pha cà phê không được giặt bằng bột giặt hay thuốc tẩy. Mớ vợt sạch, sẵn sàng để dùng, máng bên trên bếp, đều thâm màu cà phê. Cà phê mỗi quán có hương vị khác nhau. Cái thơm ngon khác nhau là ở cách pha, cách chọn lọc bột cà phê; theo khám phá, theo kinh nghiệm của từng quán. Người pha dùng nước sôi để trụng sạch vợt, rồi mới cho bột cà phê xay nhuyễn vào. Sau đó, nhúng vợt có cà phê vào siêu nước đang sôi, lấy muỗng khuấy đều vài lần, rồi đậy nắp siêu lại, nấu thêm khoảng năm đến mười phút cho cà phê thấm dần; để tạo nên những b́nh cà phê, với hương vị đặc biệt của quán ḿnh. Khi cà phê trong siêu đă được nấu cho ḥa tan đến độ ngon như ư xong, chú Hy sang một phần vào cái ấm nhôm, để cho nguội dần, dùng làm các món cà phê có đá. Phần cà phê c̣n lại, chú giữ trong siêu đất, đặt sang cái bếp than có lửa nhỏ, để giữ nóng, dùng cho món cà phê đen và cà phê sữa nóng.

Từ lần đầu theo Cang bước vào quán chú Hy, thấy mấy cái siêu đất trên bếp, là chúng tôi có cảm t́nh với cà phê của chú. Nhiều quán, chỉ dùng ấm pha bằng nhôm. Pha bằng siêu đất như chú Hy, mới có được chất cà phê thơm ngon độc đáo. Đây là loại siêu chuyên dùng để nấu thuốc bắc, làm bằng đất nung, có ṿi và cán cầm chếch xéo lên cùng một hướng. Loại siêu đất này giữ độ nóng và nóng đều, giúp cho bột cà phê trong vợt ḥa tan, đậm đà cả hương lẫn vị. Cà phê phin có phong cách sang trọng riêng, dành cho khách có tiền và thừa thời gian. Cà phê vợt th́ b́nh dân hơn, pha sẵn, giá cũng b́nh dân, dành cho người lao động có ít tiền và ít thời giờ rỗi rănh. Chỗ pha cà phê vợt thường trông không đẹp mắt cho lắm; mấy cái vợt th́ thâm màu cà phê, siêu đất th́ màu men vàng bên ngoài bị ám khói đen đủi. Thế nhưng, chính nhờ cái vợt, cái siêu, cách pha chế công phu, đúng điệu và cầu kỳ ấy, đă làm người thưởng thức ly cà phê vợt, sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc biệt, mà các kiểu pha khác không có được.

Buổi sáng qua nhanh, mang theo hương vị cà phê và lời tạ từ.

Cang phải đi học. Bốn đứa tôi đến Quân Vụ Thị Trấn làm thủ tục nhập ngũ. Tuổi học tṛ của chúng tôi, từ đây bắt đầu rẽ ngoặc sang lối vào quân trường. Từ cổng vào, Cổng Số Một, trong phút chốc tuổi trẻ học được bài học vỡ ḷng đầy ư nghĩa; đó là biết đáp lời: “Sẵn Sàng!”. Đàn em sẵn sàng theo đàn anh, để trưởng thành. Thành người lính và nhận lănh “Trách Nhiệm”.

. . .

Không ai dừng ṿng quay của thời gian được!

Rồi cũng đến ngày rời quân trường. Mấy tuần cuối khóa thật bận rộn. Đến ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi rủ nhau đi ra Khu Tiếp Tân. Không có ai đến thăm viếng cả. Chúng tôi chỉ muốn lang thang, nh́n ngắm khung cảnh thân ái, gia đ́nh đoàn tụ, dù ngắn ngủi, thêm một lần sau cùng. Mai này, chắc là khó có dịp, hay sẽ không bao giờ c̣n trở về nơi đây.

Vào tháng ngày cuối khóa huấn luyện, các khóa đàn em đều để ư và chào kính với t́nh cảm, khi gặp những đàn anh sắp rời quân trường. Đồng thời, chúng tôi cũng dễ dăi; chuyện hướng dẫn hay phạt vạ đàn em, đă có các khóa đàn anh khác lo. Nhất là ngày Chủ Nhật, trên lối vào Khu Tiếp Tân, ḷng ḿnh như trăi rộng ra, bốn đứa tôi không lưu tâm đến chào kính của các khóa đàn em cho lắm. Thấy chào th́ đứa đi bên ngoài, chào đáp lễ theo nghi thức, và bọn tôi b́nh thản bước đi.

- Huynh trưởng!

Chợt nghe có tiếng gọi sau lưng. Thường th́, chỉ có đàn anh gọi giật ngược để chỉnh đàn em. Bốn đứa tôi ngạc nhiên, dừng chân và quay lại. Anh sinh viên khóa đàn em, c̣n đứng nghiêm nh́n chúng tôi, ân cần:

- Huynh trưởng!... Ra đơn vị nhiều may mắn!

T́nh quá!

Chúng tôi bước sang bên kia đường, bắt tay cám ơn anh.

Buổi sáng, giờ thăm viếng c̣n dài. Chỉ có những khóa sinh “mồ côi”, không người thân yêu thăm viếng, mới trở về doanh trại sớm. Chúng tôi bước nép vào bên lề đường, cho trống lối di chuyển chung, Vẹn thân mật thăm hỏi:

- Anh đă xong tiếp tân rồi sao?

- Thưa Huynh trưởng, tôi không có người thăm… Đi xem chơi, vậy thôi!

- Anh tính về trại à?
 

 Thưa chưa! Tôi tính đi xuống Khu Gia Binh… kiếm quán ngồi nghe nhạc.

Không có ai để hẹn ḥ, hay hẹn mà không đến, cũng là chuyện thường t́nh, trong quân trường. T́nh đời trong thời chiến mà. Chẳng có ǵ đáng thắc mắc cho lắm. Nghe vậy, tôi ngó các bạn ḿnh hỏi ư:

- Ḿnh cùng xuống Khu Gia Binh chứ?

C̣n nhiều thời gian, xuống Khu Gia Binh kiếm cà phê uống trước, rồi quay lại thăm Khu Tiếp Tân sau, cũng được. Chúng tôi đồng ư, cùng đi kiếm quán, để ngồi chuyện tṛ với nhau. Phát đi ngoài hàng làm trưởng toán. Toán năm người, đàn anh cùng đàn em, thêm một lần bên nhau. Trong đây, c̣n đó Vũ Đ́nh Trường ngợp nắng, Đại Giảng Đường, doanh trại, … Và rồi, tất cả, sẽ chỉ c̣n trong kỷ niệm. Đi qua Vũ Đ́nh Trường, kế tiếp bên trái là Câu Lạc Bộ Sĩ Quan. Qua bên kia đường là Khu Gia Binh, nơi tập trung các thứ hàng quán. Quanh quân trường có nhiều tiệm quán lắm. Quán ăn, quán cà phê, tiệm bán các thứ vật dụng mà sinh viên cần, tiệm may sửa quân phục….

Bên khu Thiết Giáp cũng có nhiều tiệm quán, và cũng có vài quán là nơi để tương tư, thầm nhớ. Nơi mà, cho dù có tốn tiền cà phê, bỏ phí cả tháng trời dài, thường chỉ được ôm ấp nụ cười và mấy tiếng “em chả…!” mà thôi. Đối diện Nhà Bàn, khu nhà ăn cho sinh viên thụ huấn, có một quán cà phê, với người trong quán cũng là người trong mộng, đă ru hồn nhiều chàng tuổi trẻ c̣n thích vướng víu mộng mơ. Khu Gia Binh cũng thế, nơi nào cũng thấy những cây si mới trồng. Có cây, lá c̣n tươi rói. Có cây, lá chưa kịp tươi đă héo úa. Sau cơm chiều, khóa sinh được tự do cho đến giờ đi ngủ; coi vậy mà ngắn lắm. Lại thêm, đèn màu quyến rũ, nhạc bập bùng, hoa khoe sắc thắm, hồn bồng bềnh phiêu lạc. Không phải chỉ có đàn em, đàn anh cũng bị lạc lối, quên đi thời gian, chạy về đến doanh trại, đă trể giờ tập họp điểm danh tối, của Đại đội là thường. Thế nhưng, hoa nơi đây, không phải chỉ có hồng, mà đào, lài, cúc, huệ, sen,… ngay cả Vân hay Mây, Lệ hay… nước mắt; ít nhiều đều có gai hết. Gai nào cũng làm trầy xước được hết. Chỉ có khác nhau cái tầm mức đau rát hay độc hại mà thôi. Thời chiến, khó lường được, đâu là t́nh yêu, đâu là cạm bẫy. Vào tiệm quán, ḿnh chỉ nên ngó qua, để biết: đời c̣n có sắc màu, có hương thơm, có lụa là thưa mỏng đầy quyến rũ; chớ không phải chỉ có bộ quân phục, chỉ nồng nàn mồ hôi, hay chỉ có những thân thể cháy nắng thành đen sạm.

Chừng như, cái chất lính cũng ḥa nhập vào tiệm quán nơi đây. Quán bán cho tuổi trẻ đang tập tành làm lính, đều có phương pháp, nhuần nhuyễn, nhanh lẹ. Bước vào cửa, gọi thức uống, trả tiền, nghe tiếng nói và ngắm nụ cười chào đón, ngồi xuống bàn, đốt xong điếu thuốc, là thấy có người đẹp mang ly cà phê tới bàn. Từ dàn máy Akaii đồ sộ trong quán, cuốn băng nhựa quay ṿng chầm chậm, đưa tiếng ai đó đang hát bài “Sao Em Không Đến”, chan ḥa trong không gian mù mờ khói thuốc. Bài hát kể chuyện hẹn ḥ của anh chàng khóa sinh; chuyện đi phép chiều thứ Bảy, nhưng nàng không lại, để chàng đứng ngẩn ngơ trong quân trường, “đếm từng chiếc lá thu bay...” mà ước mong “tôi c̣n có em”. Chuyện mất, chuyện c̣n, là chuyện b́nh thường trong đời lính; lính trận càng thấm thía chuyện đời ḿnh hơn. Sáng nay, đă sang ngày Chủ Nhật rồi, nhưng chuyện hẹn ḥ từ chiều thứ Bảy của ai đó, sao vẫn nghe vương vấn trong ḷng.

“Đời tôi, từ ngày khoác áo chiến binh lên đường,
thấy rằng, ḷng ḿnh đă bớt vấn vương.
Chiều nay, ḷng chợt thấy nhớ thương em,
Thương về mái tóc êm đềm, buông dài ấp kín hồn em...

Tôi mong em đến tuần sau thứ Bảy,
Cho tôi không c̣n t́m áo ai bay,
Cho tôi không c̣n đếm bước âm thầm,
những chiều em không đến thăm,
V́ tôi biết: tôi c̣n có em…!”


Gần bên Câu Lạc Bộ Sĩ Quan, trước khi đi vào Khu Gia Binh cũng có cây soan.

Chắc đây là cây soan già, trong bài “Sao Em Không Đến” của nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Tác giả cũng thụ huấn cùng quân trường, năm 1965.

Thời c̣n trong quân trường, chiều thứ Bảy được đi phép; cho dù không ngóng t́m h́nh bóng người thương, lời nhạc nghe như viết riêng cho từng khóa sinh, cho chính ḿnh.

“Tôi mong em đến tuần sau thứ Bảy!”

Có những ước mong nghe như tầm thường, nhưng hăy c̣n quyến luyến, đong đầy kỷ niệm, như ngày nào tuổi trẻ chợt hiểu được và biết thấm thía với hai chữ: Anh đi!

Cho dù đă gần năm mươi năm sau, “Sao Em Không Đến”, lời hát vẫn mênh mang đưa người lính ngày xưa, trở về với một thời tuổi trẻ, với thao trường c̣n vang tiếng gọi. Nhất là với tiếng hát của các bạn ḿnh. Bạn ḿnh không phải là ca sĩ chuyên nghiệp. Lính hát, lính nghe. Nghe chính bạn ḿnh đàn hát, có cái ǵ đó khác hẳn, đầy ấp thân t́nh.

Quân trường.

Bạn bè tôi.

… nghe ḷng thương thương nhớ nhớ.
Một thời để nhớ và không thể quên!

Bùi Đức Tính
19-06-2020

 


VĂN CHƯƠNG

2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Giánh Sinh trong trại tù cs
Người Việt cao quư
Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái
VNCH đă dũng cảm khai hỏa lại TQ tại Hoàng Sa
Những dấu hiệu quân Mỹ đă sẵn sàng ở Biển Đông
Một thoáng “Hương Xưa”  
Mơ chuyến ra khơi

Những người lính cũ  
Truyện những con tàu : Gia đ́nh.. Cô Năm  
Hỏng rồi tiếng nước Tôi!!!.  
Tấm thẻ bài  
T́m vui cuối đời  
Giấc mộng không b́nh thường
Xưa rồi diễm  
Trường Bộ Binh Thủ Đức - Đoạn đường chiến binh
Những cánh dù không về đến điểm hẹn  
Ghé bến Cao Hùng  
Hồi ức của một người Mỹ về cấp chỉ huy QL/VNCH  
Một phiên gác đêm  
Cái nón sắt của người lính VNCH 
Con Ba Đồng Tháp  
Câu chuyện về một người VN t́nh nguyện đi lính Mỹ 
Nghỉ hè ở Mallorca  
HQ 602 - Vụ thảm sát HT Ngô Minh Dương 
Trà cú từ trại LLĐB đến căn cứ Hải Quân 
Khấn người t́nh địch
Quên chuyện phải nhớ....  
Chỉ là kỷ niệm 
Căn cứ Tuyên Nhơn 
Tôi đi tù  
Anh ở đây! Sao anh ở đây?  
Nhật kư buồn!
Lực lượng Hải thuyền (1960-1965)  
Bên nhau đi nốt cuộc đời  
Sài G̣n - Trăm nhớ ngh́n thương
Cái bóng cuộc chiến và món nợ 45 năm  
Lư do then chốt dẫn đến 30-04-1975  
Sài G̣n những ngày cuối tháng 4/1975  
Truyện những con tàu : Hộ tống hạm (phần 1)  
Chuyến bay cuối  
Ai đầu hàng, nhưng tao th́ không!  
Ngày 30-4 lại đáo hạn năm 2020!  
Chuyện bên đường  
Vietnam War: Ai thắng ai thua?  
Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Truyện những con tàu: Tuần duyên hạm (PGM)
Làng Yuba City trong cơn ác dịch Corona  
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo vị Tướng bất tử
Tách cà phê muối
T́nh yêu thời chinh chiến
Hội chợ Tết Canh Tư do CĐNVTD/VIC Tổ Chức
Vạt nắng bên đồi
Có đêm nào buồn bằng đêm 30
Ḍng sông ngày ấy  
Lạc giữa mùa Xuân  
Năm Canh Tư 2020 nói chuyện chuột  
Đêm xuân trên vùng biển chết 
Tại sao Vũ Hoàng Chương bị bắt?  
Quả Phụ Hoàng Sa