Những bài viết của Bất Khuất

Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Nghìn trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - Tìm về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài Gòn - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện còn  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
Còn thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
Còn nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng nghìn cay  
Con đường tôi về
Hãy còn đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Bãi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ mình!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai mì
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 


 

Coi vậy mà đã hơn nửa tháng Bảy rồi!

Mùa này, trường lớp ở miền Nam mình đều nghỉ hè.

Cuối năm học, nó thường nghe người lớn hát:

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn”.

Nghe sao buồn quá!

Đi học suốt chín tháng, nó chỉ chờ đến hè để khỏi phải đi học; được đi đây đó, vui chơi với gia đình. Nghỉ hè, khỏi đi học, lại được đi chơi; vui lắm chứ! Nó không hiểu được, tại sao nghỉ hè vui như thế, mà mấy anh chị lớp lớn lại than thở là buồn. Khó hiểu thật!

Bây giờ, đã sang tháng Bảy. Nghỉ học hơn cả tháng rồi. Mùa bãi trường, cha nó cũng nghỉ đi dạy. Vậy mà, lâu nay chưa được đi đâu xa chơi; nó thấy, như thế này mới đúng là “lòng man mát buồn”.

Thằng Hai nhìn thầy Chín dắt chiếc xe đạp ra ngoài, cho nó đứng dựa vào lan can trước nhà. Ông lấy ống bơm gắn trên sườn xe ra, để bơm thêm hơi cho đầy hai bánh xe. Biết là cha mình chuẩn bị đi đâu đó. Thằng Hai mon men đến gần cha. Nó đứng đó, để xem và cũng để ông nhớ mà cho mình đi theo với.

Nhìn con ngồi kế bên mình, ông hiểu ý ngay, bèn quay sang con, cười cười:

- Hai! Con có muốn đi theo Ba, về thăm vườn không?

Nó mừng lắm, tíu tít nói với thầy Chín:

- Dạ đi! Đi, Ba!

Thầy vui vẻ bảo con:

- Con vô cho mẹ hay, rồi thay đồ đi chơi với Ba.

Thằng Hai như chỉ chờ có thế, miệng "Dạ", chân phóng chạy vào trong nhà, oang oang cho mẹ biết là mình được theo cha đi về thăm vườn. Nó thay lẹ cái quần "sọt" đen và áo trắng sạch, rồi chạy vụt ra ngay, đứng bên cạnh chiếc xe đạp mà chờ cha mình. Chưa đi mà nó đã nghe reo vui trong lòng.

Hôm nay, được theo cha đi về thăm vườn, thì còn gì bằng; nó vui lắm!

Mùa nghỉ hè năm nay, bỗng dưng thật vui và sao đẹp quá!

Hồi trước, khi quê nhà, đêm cũng như ngày còn bình yên, dân làng được tự do đi lại. Mỗi năm, đến mùa học sinh nghỉ hè, mấy anh em nó được về vườn chơi, đến hai ba tuần mới trở lên tỉnh thành. Nói là về thăm vườn, không chỉ để anh em nó vui chơi, mà còn là lúc cha mẹ nó thăm viếng, chăm sóc mộ phần ông bà nơi đây. Thế nhưng, mấy năm nay, chỉ có nó còn được ngồi theo xe đạp của cha mà về vườn, và không còn được ở lại qua đêm. Nó nghe nói, dạo sau này, khi đêm xuống, làng nhà thường bị những kẻ mang súng, họ xưng là “quân cách mạng”, kéo về quấy phá yên bình, lùng bắt và giết người rất là ghe gớm.

Thời ấy, lệnh truyền của nhà nước, nghe ghê lắm: “Trí - phú - địa – hào: đào tận gốc, trốc tận rễ”. Làm thầy giáo, mà để quân “cách mạng” ấy bắt được, lôi ra đấu tố, thì toi mạng thầy. Cho nên, mấy năm sau này, ban ngày, lâu lắm thầy mới nghe ngóng tình hình, lén lút đạp xe về vườn một lần; để thăm viếng mộ phần cha mẹ trong chốc lát, rồi quay về tỉnh thành ngay.

Thằng Hai khoái được ngồi trên cái yên xe phía sau, cho thầy Chín đạp chở đi đây đó lắm. Chuyến đi về vườn thăm mộ ông bà là chuyến đi xa xôi nhất, trong mấy tháng Hè.

Được thầy Chín chở đi chơi lâu như thế, nó chịu lắm. Còn gì bằng!

Qua đoạn đường tráng nhựa êm ả, đường xe chạy thu hẹp lại, chỉ còn đủ cho người qua lại bằng xe hai bánh hay đi bộ. Con đường đưa vào làng xóm mình.

Đồng quê mơ màng!

Chiếc xe đạp quanh vào khu chợ nho nhỏ ven đường. Đã quá trưa rồi, nên chợ vắng; người bán, người mua lưa thưa. Thầy Chín dừng xe trước quán của chú Tài:

- Xuống xe đi con.

Chỉ chờ có thế, nó nhanh nhẹn tuột xuống xe, chạy vào quán. Như thường lệ, thầy Chín dựng chiếc xe đạp, vào quán lấy ghế ngồi nghỉ chân. Còn thằng Hai đến xem chú Tài ép nước mía. Xe nước mía của chú Tài sơn màu xanh lá cây, như màu lá mía tươi xanh. Bộ phận ép mía đơn giản, gồm tay quay, hai trục ép mía và cái thau hứng nước mía. Tay quay là ba thanh sắt hàn dính lên vòng sắt tròn, có đường kính nhỏ hơn chiều dài của thanh sắt, nên mỗi đầu dư ra một đoạn cỡ chừng gang tay, tạo thành sáu cái tay nắm; hình dạng trông giống cái tay lái tàu. Lâu ngày, chỗ bàn tay nắm vào bị trốc hết sơn, còn trơ ra màu kim loại. Tay quay này xoay hai trục ép mía bằng nhôm sáng bóng, chia làm hai phần. Khoảng một phần ba bên trái, có tám cái rãnh sâu, vòng theo đường kính; kẽ hở phía bên này khá rộng, dùng lúc khúc mía còn tròn nguyên. Phần trục bên phải, có rãnh cắt chéo nhau, tạo thành các hình thoi. Khoảng hở phía bên này hẹp hơn nhiều, chỉ bằng phân nửa bên kia; dùng để ép bã mía đã bị dẹp.

Chú Tài ngắm nghía, lựa cây mía ngon, rửa sạch. Quen nghề rồi. Chú lẹ lắm, tay róc soạt soạt, thoáng cái là sạch lớp vỏ, chặt lấy hai khúc dài, rồi vạt xéo một đầu. Chú cặp hai khúc mía cho đầu vạt xéo, bề nhọn dẹp nằm bên dưới, đưa vào trục ép bên trái. Tay kia quay bánh xe, hai trục lăn ngược chiều nhau, cuốn mía vào trong và ép xuống. Cánh tay chú Tài khỏe lắm, giữ mía bằng tay trái, tay mặt kéo bánh xe quay tròn. Vói tay qua bên ngoài, lấy bã mía về, lần này chú cho mía vào khe hẹp hơn bên phải, quay ép lấy thêm nước. Lần thứ ba, chú Tài gập bã mía lại làm đôi, cho vào trục ép giữ đó, lấy trái hạnh cắt làm hai, để vào giữa bã mía rồi mới quay tiếp. Thêm hai lần ép nữa, thì bã mía trông như khô khốc, muốn bong nát ra. Nước mía chảy sang cái thau hứng, có màu vàng tươi, thật hấp dẫn. Chú Tài cho vào ly một ít nước chanh muối, rồi múc nước mía vào đầy ly. Nhìn thằng Hai đang đứng đợi kế bên, chú đưa ly nước mía, mỉm cười:

- Của cháu đây!... Lấy uống trước đi cháu!

Thằng Hai chỉ chờ có thế, nó cám ơn chú Tài, hai tay cầm lấy ly nước mía của mình, đem lại một bàn trống để ngồi thưởng thức. Chú Tài làm thêm một ly, mang đến bàn của thầy Chín. Xong, chú pha ấm trà đá, trở lại bàn, kéo ghế, ngồi uống trà và nói chuyện với thầy Chín.

Ở miền Nam mình, không riêng tuổi học trò; và cũng từ tuổi học trò, đứa nào cũng đều biết và thích nước mía. Nước mía ngon hơn nước ngọt nhiều. Ngon hơn món xi-rô đá bào, màu xanh, màu đỏ, màu vàng, bán ở trước trường. Nó ráng kiên nhẫn, khuấy vài vòng cho nước mía hòa với vị chanh muối và đá lạnh trong ly, rồi mới uống. Uống một hơi, cạn đến gần nửa ly, mới ngưng lại được. Giờ thì nó để dành mà thưởng thức từ từ, chờ cha mình. Ly nước mía tươi, thơm và ngọt lịm, hòa cùng hương vị trái hạnh, chanh muối và đá lạnh. Trưa mùa hè nắng nóng. Trong cái nắng chói chang gay gắt mà được thưởng thức một ly nước mía vừa mát lạnh, vừa ngon ngọt và thơm lừng của chú Tài thì không còn gì khoái cho bằng!

Lúc rời quán, nó nghe chú Tài nói nhỏ với thầy Chín:

- Thầy Chín nhớ dòm chừng, dòm đổi, nghen thầy!... Bây giờ, tụi nó đào hầm hố nhiều chỗ lắm đó... Tui nghe nói: hôm qua nay, trong trỏng nó động lắm đó! … Thầy coi mà hỏi thăm bà con mình dọc đường nghen thầy,... đừng có mà chạy vô trong trỏng đại, nguy lắm, thầy à!...

Rời chợ, thầy theo con đường mòn, chạy chầm chậm về thôn nhà. Từ đây, con đường hẹp hẳn hơn. Con đường mòn duy nhất, uốn khúc cong quẹo, dọc sát theo bờ sông. Mặt đường lồi lõm nối với gập ghềnh. Nhiều đoạn eo hẹp, chỗ ít nhà, nên ít người qua lại, cỏ mọc lan tràn um tùm, chỉ còn trống một khoảng vừa hai bàn chân người bước đi. Nghe lời căn dặn của chú Tài, ông đạp chầm chậm, giữ cho bánh xe chạy trên lối đi có dấu người qua lại, tránh mấy chỗ cỏ mọc hoang dại.

Xa xa mới có căn nhà. Chạy một đoạn khá xa, không thấy bóng dáng ai cả. Thầy dừng xe lại, ngần ngừ, rồi chạy tiếp. Đạp xe thêm một lúc, thì nghe có tiếng ồn ào bên mé sông. Dưới sông, có đám đông ghe xuồng đang chống sào, cột dây, đậu san sát nhau. Người ta quơ quào cầm thú, vật dụng, tài sản của mình xuống ghe. Mỗi khi sóng đùa vào nghiêng lắc ghe xuồng, mấy con gà, con vịt và cả heo, quen sống thăng bằng trên bờ, bây giờ bị cột chen chúc trên ghe xuồng, lúng túng lao chao, sợ hãi, kêu toáng lên inh ỏi.

- Thầy Chín!

Dừng xe, định bước đến gần bờ sông để thăm hỏi tình hình thì thầy nghe có người gọi mình. Tiếng gọi lớn mừng rỡ, từ bên dưới sông vọng lên. Thầy Chín chống chân, giữ chiếc xe đạp thăng bằng, ngó xuống đám ghe xuồng, tìm xem ai gọi mình.

- Thầy Chín ơi!... Tui đây nè!

- Thầy Chín!

- Đi đâu đó Thầy?!

Người đàn ông đứng trên mũi chiếc ghe, vẫy tay gọi lớn. Thêm mấy người quen trong làng nghe vậy, cũng vui mừng lên tiếng, vồn vã thăm hỏi.

- Chào hết bà con mình! Anh Một đó hả?...

- Thì… Một đây!... chờ tui lội lên nói chuyện chút đã đi, Thầy ơi!

Thầy Chín trông vui lắm khi nhận ra nhiều người quen biết, gọi tên thăm hỏi qua lại, rồi quay ra sau bảo con:

- Con xuống xe, chờ Ba nói chuyện với bác Một một chút nghen.

Nước ròng cạn, ghe cột xa bên dưới sông. Người đàn ông lom khom bước chuyền qua mấy chiếc ghe, chiếc xuồng kế bên để lần đi vào gần bờ hơn, rồi hối hả chạy trên thân cây dừa, nằm dài từ bờ xuống nước làm cây cầu.

Thằng Hai theo thầy Chín bước tới đầu cây cầu dừa để đón bác Một.

- Anh Một khoẻ hả?

- Thì cũng "dậy", qua ngày, thầy ơi!... Bộ thầy tính dìa thăm mộ ông bà hả?

- Dà, thì cũng cả năm rồi anh,... Hai, thưa bác Một đi con!

- Dạ chào bác Một!

- Ờ,... con trai, coi lớn đại rồi!... Bác nói chuyện với Ba con chút nghen!

Bác Một cười vui vẻ đáp lời thằng Hai rồi quay sang thầy Chín:

- May mà tui gặp Thầy ở đây!...

Thầy Chín lo lắng:

- Bà con mình chạy giặc nữa, hả anh?

- Thì đó! Chạy giặc đó thầy! Từ chiều hôm qua lận... tui với bà con mình chạy trốn ra ngoài này, gần chợ, có đồn bót của lính mình cho yên thân….Tui nói cho thầy nghe: Tụi quỷ ôn nó tràn lan trong trỏng. Đường thì bị hầm, hố... chông, mìn, tùm lum á!... Thầy chạy dìa ngoài ngoãi đi!

Bác Một nói một lúc dài. Thằng Hai thấy cha mình đứng nghe mà buồn hiu, không nói câu nào hết.

Bác Một vỗ vai thầy Chín, thở dài:

- Thôi!... tui phải xuống ghe, coi cái nồi cháo đang nấu,..Nè! nghe tui!... dìa đi thầy!

Thầy Chín gật đầu:

- Cám ơn anh Một… cho tôi gởi lời thăm chào hết bà con mình bên dưới, nghen anh!

- Rồi!... tui nói lại cho mà, dìa đi thầy!... Ráng học cho giỏi nghen cháu!

Bác Một cúi xuống ân cần xoa đầu thằng Hai, rồi chạy xuống cây cầu dừa.

Thằng Hai nghe người lớn nói chuyện, nó không hiểu hết ngọn ngành, nhưng biết là lần này, mình chỉ đi được đến đây thôi.

Hướng xuống bờ sông, thầy Chín quơ quơ tay, chào chung bà con bên dưới đoàn ghe thuyền, rồi quay đầu chiếc xe đạp trở về phía ngoài chợ.

Chờ thằng Hai leo lên yên xe ngồi xong, thầy Chín đạp xe chạy đi.

Cũng từ mùa nghỉ hè năm ấy, thôn xóm từ đấy chìm đắm trong đêm đen của loạn lạc. Hết rồi, thời mà thôn xóm mình còn tự do. Thầy Chín không còn đạp xe chở nó về thăm vườn làng.

Nó buồn, mất mát một niềm vui khi hè về.

Sau này, khi lớn lên, thằng Hai đã biết “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn”. Và rồi, nó càng thêm thấm thía nỗi buồn của người dân mình, khi phải chia tay, khi phải rời xa thôn xóm, khi mất cả quê hương và chẳng biết đến khi nào mình mới về; được về lại với tự do và yên bình của ngày xưa ấy.

Đường về thăm thẳm!

Nay quá xa xăm!

… đường về!

Tháng Bảy 2020
Bùi Đức Tính
 

 


VĂN CHƯƠNG

2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Giánh Sinh trong trại tù cs
Người Việt cao quý
Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái
VNCH đã dũng cảm khai hỏa lại TQ tại Hoàng Sa
Những dấu hiệu quân Mỹ đã sẵn sàng ở Biển Đông
Một thoáng “Hương Xưa”  
Mơ chuyến ra khơi

Những người lính cũ  
Truyện những con tàu : Gia đình.. Cô Năm  
Hỏng rồi tiếng nước Tôi!!!.  
Tấm thẻ bài  
Tìm vui cuối đời  
Giấc mộng không bình thường
Xưa rồi diễm  
Trường Bộ Binh Thủ Đức - Đoạn đường chiến binh
Những cánh dù không về đến điểm hẹn  
Ghé bến Cao Hùng  
Hồi ức của một người Mỹ về cấp chỉ huy QL/VNCH  
Một phiên gác đêm  
Cái nón sắt của người lính VNCH 
Con Ba Đồng Tháp  
Câu chuyện về một người VN tình nguyện đi lính Mỹ 
Nghỉ hè ở Mallorca  
HQ 602 - Vụ thảm sát HT Ngô Minh Dương 
Trà cú từ trại LLĐB đến căn cứ Hải Quân 
Khấn người tình địch
Quên chuyện phải nhớ....  
Chỉ là kỷ niệm 
Căn cứ Tuyên Nhơn 
Tôi đi tù  
Anh ở đây! Sao anh ở đây?  
Nhật ký buồn!
Lực lượng Hải thuyền (1960-1965)  
Bên nhau đi nốt cuộc đời  
Sài Gòn - Trăm nhớ nghìn thương
Cái bóng cuộc chiến và món nợ 45 năm  
Lý do then chốt dẫn đến 30-04-1975  
Sài Gòn những ngày cuối tháng 4/1975  
Truyện những con tàu : Hộ tống hạm (phần 1)  
Chuyến bay cuối  
Ai đầu hàng, nhưng tao thì không!  
Ngày 30-4 lại đáo hạn năm 2020!  
Chuyện bên đường  
Vietnam War: Ai thắng ai thua?  
Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Truyện những con tàu: Tuần duyên hạm (PGM)
Làng Yuba City trong cơn ác dịch Corona  
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo vị Tướng bất tử
Tách cà phê muối
Tình yêu thời chinh chiến
Hội chợ Tết Canh Tý do CĐNVTD/VIC Tổ Chức
Vạt nắng bên đồi
Có đêm nào buồn bằng đêm 30
Dòng sông ngày ấy  
Lạc giữa mùa Xuân  
Năm Canh Tý 2020 nói chuyện chuột  
Đêm xuân trên vùng biển chết 
Tại sao Vũ Hoàng Chương bị bắt?  
Quả Phụ Hoàng Sa