Những bài viết của Bất Khuất

Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Nghìn trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - Tìm về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài Gòn - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện còn  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
Còn thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
Còn nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng nghìn cay  
Con đường tôi về
Hãy còn đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Bãi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ mình!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai mì
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 


 

Xin được cám ơn quý vị đã trở lại với câu chuyện Con Chim Biển.
Kỳ trước, cuối Phần 1: Tung Cánh Chim.


Con chim biển nằm xuống mặt đường….
Nó nghĩ đến chiều nay, khi không một người thân quanh nó!
Nó muốn bay về chốn cũ; nơi đó, nó có bạn bè, có người yêu dấu, được sống, được làm một con chim biển tự do!
Và đây:


2. Trên biển khơi…

Bất chợt có tiếng còi inh ỏi làm nó kinh hoàng, vùng đứng dậy, muốn chạy trốn. Nó nhớ, khi còn trên tổ, loáng thoáng có nghe qua cái âm thanh này nhiều lần, nhưng nó không lớn hãi hùng như bây giờ; tiếng oang oác của hàng xóm hải âu chúng nó còn lớn hơn nhiều!

Nghe sao kinh khiếp quá!

Phải chi… nó bay được, thì đã phóng vút lên trên cao ngay. Bây giờ đứng còn chưa xong, nói gì mà chạy, với bay. Nghĩ vậy, rồi nhớ lại cái đau nơi chân và cái đau của thân phận mình; nó lại nằm bẹp trên mặt nhựa đường, co rúc đầu mà thở dài, mà nghe buồn nát trong lòng.

- Tới giờ rồi đó!

- Thôi!... Đi!... đi vô làm đi, rồi ai đó quay ra lo cho nó sau!

Có tiếng kêu, nhắc nhau trở vào làm việc.

Đám đông con người quanh con chim biển, tản mát hết. Họ lục đục nối nhau đi vào trong chỗ làm của họ. Thì ra, đấy là tiếng còi báo hết giờ nghỉ, họ phải trở về với công việc của mình. Chốc sau, nghe tiếng động, nó hé mắt nhìn, thì thấy anh chàng tên James quay trở lại. Anh ta chậm chậm đến gần nó, hai tay đưa cái thùng giấy ra, miệng nói nhỏ nhẹ, nghe rất thân mật:

- Chim con nè!... Chim con!... đừng sợ... đừng sợ mà...!

Đừng sợ à?!

Không sợ sao được?!

Chẳng biết anh ta muốn gì với cái thùng to tướng, chìa ra ngay trước mắt nó, rồi bảo nó đừng sợ. Mặc cho anh ta nói gì thì nói, nó cứ sợ. Nó sợ quá đỗi, cứ căng căng hai mắt ra mà nhìn chằm chằm vào cái thùng của anh ta; không ai muốn bị giam cầm!

Nó sợ cái thùng thì đúng hơn!

Nó muốn chạy đi, tung cánh bay lên, nhưng bất lực; và không đứng dậy được, thì làm gì mà bay lên, như nó muốn.

James nhích từng bước lại gần bên con chim con, miệng tiếp tục vỗ về:

- Ngoan này!... Để tao giúp cho mà... tao cho mày vô nằm trong chỗ an toàn mà.... Tốt!... Tốt!... Tốt!... Tốt!... Thế đấy… Đấy!... Nằm yên trên tay tao!... mày rớt một lần nữa mà gãy cả hai chân thì khổ lắm đấy nghen chim con!

Miệng nói, hai bàn tay James nâng nó lên, đưa nó vào nằm trong thùng. Nó chẳng biết cái gì là an toàn; trước mắt, cái thùng này đúng là cái tù để nhốt nó!

Chíp!... Chíp!... Chíp!... Chíp!

Nó sợ lắm. Kinh hoàng kêu cứu. Chỉ khổ là giờ thì nó chỉ có thể nằm đó mà kêu lên kháng cự. Nó kêu lên bằng tất cả các thớ thịt còn cử động được trên thân người nó. Rồi nó mệt mỏi, bất lực, thân thể buông xuôi cho bàn tay con người ấy đưa mình vào nằm gọn trong thùng.

Rồi anh chàng James ôm cái thùng chứa nó đi vào trong căn trại gần đấy, đặt thùng lên một cái bàn. Xong, anh ấy cúi xuống căn dặn:

- Này! Chim con, nghe tao nằm yên trong đây nghen, chờ người ta đến coi cái chân đau của mày nghen… Đấy, trong đây, mày thấy… không có mưa gió làm cho mày lạnh... lại tránh được tai mắt của bọn chồn cáo… Nghe tao, đừng có đi đâu hết!

Nó nghe James nghiêm giọng căn dặn: “đừng có đi đâu hết!”

Đi đâu bây giờ?!

Cái chân đau làm nó chỉ muốn nằm, không muốn đi đâu hết!

Nằm đây, nó nghe tiếng oang oác quen thuộc trong xóm nó, từ ngay bên trên; nó đoán rằng, chỗ này là nơi nó thường nghe tiếng người ta ồn ào cười nói, trong những phút nghỉ giải lao. Nó kêu chim chíp tìm mẹ; nhưng mẹ và cha nó thì đang ở nơi nào đó xa xôi, không nghe tiếng con mình. Nằm rúc vào miếng vải to trong thùng, như cái mền cho nó; nó nghe đau đớn trong thân thể, giờ còn thêm đau đớn trong lòng. Nó nghe cả tràng dài oang oác của ông bà già hải âu và tiếng oang oác trong xóm của nó. Tiếng hải âu gọi đàn nghe thật gần bên trên, mà đường bay tìm về tổ ấm thì mịt mờ, u ám quá…

Bất chợt, có cái tiếng còi giống như hồi nãy vang lên.

Lần này thì nó chỉ bị giật mình thôi, chứ không sợ như khi nãy. Chốc sau, tiếng chân, tiếng cười nói của con người, nghe thật ồn ào quanh cái thùng của nó nằm. Người ta ra đây, ăn trưa và nghỉ ngơi, chuyện trò với nhau. Có mùi cá thật gần. Nó hít hít mũi, thèm thuồng món cá lắm.

- Ê!… Chim con!

Có tiếng ồm ồm gọi nó bên trên thùng.

Đang miên man nghỉ tới món cá, nó tỉnh ra, ngước lên; nó thấy khuôn mặt với râu tóc bù xù.

Khiếp quá!

Nó kinh hoàng, nhắm mắt lại, chấp nhận cái kết oan nghiệt của đời mình.

Rồi nó nghe có vài tiếng động nhẹ gần bên nó, sau đó thì yên lặng. Lão ấy không nói năng, chưa động đậy gì đến nó. Nhưng nó không dám nhìn cái mặt dữ dằn ấy, cứ nhắm kín mắt mà lo sợ.

Híc! Híc!... Híc!

Mùi biển ư?

Không!... chính xác là mùi cá biển!

Nó không kềm được tò mò và thèm thuồng, hé mắt ra tìm.

Đúng như cái mũi đã báo cho nó biết, ngay kế bên nó là cái lon đầy vun cá hộp. Nó không chần chờ gắp ngay một miếng. Miếng cá bời rời, vị mặn,.. khác với món cá tươi của mẹ nó mang về.

Nuốt miếng cá rồi nó mới thấy rõ ra là món cá của con người sao… dỡ tệ!

Mùi vị cá này không sao ngon bằng con cá trích sống mà mẹ nó mang về hồi sáng. Thực ra, hải âu chúng nó cũng không kén chọn thức ăn. Lại đang đói, nó không cần biết đến có ngon như ý mình hay không, không chê khen hay kén chọn chi thêm; nó gắp, gắp, xốc, xốc mớ cá nát vụn và có cái vị mặn mặn ấy vào miệng mà nuốt đi. Thoáng cái đã hết sạch cá. Lão già thật tử tế và chu đáo, mang cả lon nước vào cho nó. Nước này có cái khác nước bên trên xóm của nó, ngon hơn nước trong mấy cái vũng bên trên nóc khu phố, không có mùi hăng hắc hắc ín của nhựa trải đường.

No đủ rồi, nó nằm yên lắng nghe tiếng động quanh nó. Nó ao ước nghe tiếng gọi đàn của hải âu, của cha hay mẹ nó. Nhưng vắng lặng tiếng ồn ào oang oang oác oác quen thuộc mà nó bực bội càu nhàu hồi sáng này. Giờ thì nó thèm tiếc tiếng gọi đàn quá!

Nó nằm yên lặng, ngậm ngùi, ao ước, mong chờ.

Rồi nó nghe, có ai đó kể chuyện về một loài chim, chim biển.

Người ta kể rằng…

Ngày xưa có một tổ chim, gồm ba con, trên hàng cây gần bãi biển. Ba con chim khác hẳn trong loài chim. Mỏ trên thô kệch và cong quặp. Đôi chân có màng, chúng bơi được trên mặt biển. Người ta thấy, mấy con chim nầy không bay đi đâu xa, chỉ tìm mồi quanh quẩn trên bãi biển, gần bên dưới tổ.

Một hôm, tàu đánh cá về. Trên tổ, gia đình chim vui mừng và nôn nao chờ cho người ta xúm xít mua bán cá xong, để xuống tàu tìm thức ăn.

Khi mặt trời đứng bóng, hết người đến mua tôm cá. Những thuỷ thủ kéo nhau tản mát lên trên tiệm quán bên trong chợ, để ăn uống, để mua sắm lương thực và để ra khơi tiếp. Đang mùa cá trích, người ta bận rộn đánh cá kiếm tiền. Ba con chim bèn lợi dụng lúc vắng bóng người, bay sà xuống tìm cá vụn và tôm tép rơi rớt; cùng nhau thưởng thức cá trích và các món hải sản đến thoả thích.

Chim con mới biết bay; lần đầu được theo cha mẹ xuống kiếm ăn trên tàu, nó thích lắm, vừa kiếm ăn, vừa tò mò tung tăng nhảy lanh quanh, xem tàu, xem các thứ của con người cho biết.

Ô!.. May quá, có ai đó sơ sót, đậy nấp hầm cá không kín!

Nhìn theo ánh sáng xuyên qua khoảng trống, nó thấy ánh vảy bạc lấp lánh trên những con cá trích còn tươi trong hầm, thật hấp dẫn. Nó không chần chừ, vừa thèm món cá trích tươi, vừa thích mạo hiểm; nó phóng lên trên cạnh nấp hầm, rồi khom xuống, bay ngay vào trong căn hầm chứa cá.

Ồ! Thật khoan khoái vô cùng, khi đôi chân mình đáp lên trên những thân cá trích cứng chắc còn mát lạnh!

Nó gắp ngay một con, rồi bay lên.

A!

Lúc chui cái thân qua khoảng trống, rồi bay xuống thì quá dễ; nhưng nó không ngờ, khi bay trở lên xuyên qua lỗ trống, có khó hơn nhiều. Khép đôi cánh cho vừa lọt qua khoảng trống, thì nó bị rớt xuống. Bay lên, rồi rớt xuống. Càng lúc nó càng thêm lúng túng và lo sợ. Nó rối rít kêu cầu cứu cha mẹ nó.

Bỗng thân tàu lắc mạnh, nghiêng ngả từ bên này sang bên kia, theo những cuộn sóng lớn đùa vào.

Két.... Két....

Tiếng nấp hầm dao động kêu lên, rồi đột ngột khép lại. Góc ánh sáng bên trên, giờ chỉ còn là khe hở hẹp.

Nó kêu lên kinh hoảng, đập cánh bay vòng vòng trong căn hầm gần như tối đen, để tìm lối thoát; để rồi mệt mỏi đáp lên trên những con cá dưới đáy hầm.

Nghe tiếng cha mẹ bên trên gọi tìm con, nó kêu lên đáp lời. Ba con chim rối rít gọi nhau, trong lo âu.

Sóng đến, sóng đi; tàu lao chao mà chẳng thấy cái nấp hầm di chuyển trở ra. Rồi tiếng chân người rầm rập trên sàn tàu. Nó lắng nghe, không còn tiếng cha mẹ nó. Nó kêu lên trong tuyệt vọng.

Tiếng máy tàu chạy ầm ĩ, sóng vỗ đì đùng vào mạn tàu; nó biết con tàu ra khơi....

Có tiếng động mạnh nơi nấp hầm, rồi ánh sáng chói chang tràn ập xuống. Nó tỉnh ngủ, vội vàng đập mạnh cánh, bay vụt lên ngay.

Người mở nấp hầm giật mình né tránh và ngạc nhiên nhìn theo con chim, từ dưới hầm bay vụt lên. Nhưng rồi, ông ta cũng không quan tâm cho lắm với mấy con chim biển, hay bám theo tàu để kiếm mồi, lấy vợt vớt cá lên làm thức ăn. Đứng trên mui tàu, nó nhìn quanh quẩn. Ánh sáng, trời xanh, biển cả mênh mông… thật tuyệt vời. Không thấy bóng dáng cha mẹ, nhưng nó vui lắm, mừng cho mình may mắn thoát khỏi căn hầm cá âm u, đen tối.

Trời về chiều.

Con tàu đang chạy vào một hòn đảo. Người ta neo tàu nơi đây, tránh sóng gió, để nghỉ qua đêm nay. Chim con không dám bay vể tổ một mình, nó bám theo chiếc tàu; chờ tàu quay về bến, nơi có tổ ấm của gia đình nó.

Sáng lại, thấy thuỷ thủ kéo nhau lên đảo, con chim con bay theo.

Ồ!... Đảo nhiều con người quá!... Con người nhiều vô số!

Họ là người nước Việt. Đất nước của họ bị một loài quỷ dữ, gọi là Quỷ Đỏ; bởi chúng dùng loại cờ nhuộm đỏ như máu nạn nhân. Khi xua quân đi săn con người, bọn chúng thường cùng nhau hò hét những câu chữ nghe rất là khát máu man rợ, như: "thề phanh thây… uống máu....” Những kẻ chịu dâng linh hồn cho Quỷ Đỏ, tuân lịnh chúng mà cưởng bức hành hạ đồng loại thì được ăn chia, ban thưởng. Bất cứ ai không tuân phục đều bị xem là tội phạm, là kẻ thù; bị phanh thây, uống máu...

Người ta kinh hoàng, đành liều mạng mà trốn đi; dù rằng họ biết, họ phải chết, vì bị bọn chúng săn lùng tìm kiếm mà giết, và vì lắm thứ hiểm nguy trên đoạn đường vượt rừng, vượt biển. Một người may mắn đến được bến bờ tự do, có đến hai người đã phải nằm lại trong đáy biển hay rừng sâu. Những thuyền nhân Việt tạm trú ở đây, để mong chờ cơ hội đến được một đất nước nào đó, nơi mà họ sẽ được quyền… được sống như con người.

Mãi bay chuyền từ cành cây này sang cành cây khác, con chim biển quên chiếc tàu đánh cá. Khi nó nhớ lại, thì tàu đã xa, xa mù mịt. Nó không dám tự mình bay về tổ ấm. Nó khóc cho tuổi thơ bơ vơ côi cút. Nó đậu trên một cành cây cao, nhìn quanh nó.

Buổi sáng ở bãi biển này không đông người, chỉ có một bé gái.

Con chim biển bước chậm chậm đến gần một em bé gái, ngồi riêng rẻ cô độc, tay mân mê những viên sỏi nhỏ; em nói chuyện một mình hay nói với ai đó xa xăm ngoài biển cả:

- Viên kẹo tròn nầy để dành cho Mẹ. Viên kẹo vuông nầy để lại cho Ba. Viên kẹo nhỏ nầy để qua cho chị. Viên kẹo lớn nầy để lại cho em. Còn viên kẹo thật to nầy ...là phần Bé đấy!*

Con chim nhỏ lân la đến gần bé gái, làm quen:

- Ba Mẹ em đâu?... sao em ngồi đây một mình?

- Em không biết Ba em đâu… Mẹ em còn ngoài biển...

- Chị em đâu?

- Hải tặc bắt chị đi đâu không biết...

- Thế còn… em của bé đâu?

- Sóng cuốn mất em rồi...

Nó nghẹn lời, thật gần gũi; cùng nỗi nhớ thương, cùng côi cút. Bé hỏi:

- Chim có cha?

- Chíp!

- Chim có mẹ?

- Chíp!

- Bé không còn ai hết… thức dậy thì chẳng còn ai nữa!

Bé gái rưng rưng nước mắt nói với con chim biển, rồi lại lầm thầm chia phần kẹo:

- Viên kẹo tròn nầy để dành cho Mẹ. Viên kẹo vuông nầy để lại cho Ba. Viên kẹo nhỏ nầy để qua cho chị. Viên kẹo lớn nầy để lại cho em. Còn viên kẹo thật to nầy ...là phần Bé đấy!*

Nó nghe mà ngậm ngùi.

Giờ thì con chim biển cũng không còn ai, như bé gái; nó không biết cha mẹ và tổ ấm của nó nơi đâu… biết đến khi nào thì nó mới tìm về với tổ ấm như nó mong muốn.
Nó nghe người ta nói:

“Em đến từ nước Việt; trên chiếc ghe nhỏ chỉ còn sống sót dăm người. Cha mẹ em đã chết sau sáu tuần trôi nổi. Chị của em bị hải tặc bắt đi. Em của em bị sóng cuốn mất. Suốt tuần nay, em vẫn ngồi. Ngồi một mình lẩm bẩm. Ngồi ngơ ngác, nhìn ra phía biển xa xôi...” *

Nó chờ trời sáng…

Sáng nay, trở lại bãi biển, nó bay quanh quẩn mãi, vẫn không tìm thấy bé gái nước Việt, như hôm qua. Cô bé ấy không còn ra biển ngồi chia kẹo. Những viên kẹo của em bé đã kết tinh thương nhớ và mong đợi thành những viên sỏi huyền diệu.

Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu.*

Viên sỏi vuông, sỏi tròn, sỏi nhỏ, sỏi lớn và viên sỏi thật to còn nằm đây trên bãi biển. Người ngoài biển vẫn mù khơi, vẫn nghìn trùng xa cách.

Nó nhìn viên sỏi tròn trên bãi biển, rồi nhìn ra biển khơi. Nó nghe xôn xao, đau xót và những thúc dục trong lòng; nó nói như với em bé còn trên bãi biển, nói như với chính mình:

- Em bé! chim sẽ mang… kẹo của em ra biển, tìm Mẹ em nhé!

Chưa bao giờ nó dùng đôi cánh để bay đi nơi nào xa hơn từ tổ xuống bến tàu. Bây giờ, nó lại liều lĩnh hứa bay đi tìm mẹ của em bé gái nước Việt ở ngoài khơi; biển xa mù mịt.

Con chim biển gấp viên sỏi tròn. Nó chạy nhanh ra biển và đập mạnh đôi cánh. Nó vượt lên trên cuộn sóng vừa đập mạnh vào bờ. Ngoài xa, biển xanh thẫm, sóng trùng trùng, làm nó bồn chồn lo lắng.

Nó đã hứa trong lòng với bé gái, nó không thể quay vào.

Nó thầm bảo lấy mình:

Phải bay!... Cứ bay!

Nó đập mạnh đôi cánh, cứ bay!

Bất chợt, trong mờ mịt của trời biển, nó nghe tiếng kêu oang oác thật quen thuộc. Nó thấy đôi chim bay phía trước và có tiếng gọi vui mừng của cha và mẹ nó:

- Con!... Cố gắng lên con!.. Con bay theo sau Cha Mẹ….!

Đập cánh mừng rỡ, nó không ngờ còn được gặp lại gia đình.

Cha mẹ nó đã vượt biển khơi, bay đi tìm con. Nhìn đôi cánh của chim mẹ, chim cha, nó không ngờ khi sải cánh thì dài rộng lắm. Nó bắt chước cha mẹ nó sải dài đôi cánh và khám phá ra, chỉ cần vài đập cánh nó có thể nương theo gió để bay cả giờ, mới phải đập cánh thêm. Nó nghe lời chỉ dạy, bay núp gió theo sau mẹ nó.

Bây giờ, bãi biển đã xa khuất phía sau.

Ba con chim biển bay vòng trên mặt sóng.

Trên biển xanh, đây đó rải rác vô số mảnh ván của ghe thuyền, áo quần, vật dụng của con người. Xa xa ngoài kia, chiếc ghe nhỏ bị vỡ vụn, còn đoạn mũi ghe đen đủi nhấp nhô trên sóng bạc. Không thấy con người nào quanh đây. Mẹ của bé gái, chắc đã cùng những con người bất hạnh chìm nằm trong lòng biển cả.

Con chim biển lượn thấp xuống, tìm kiếm…

Nó bay lướt bên trên ngọn sóng.

Ba Mẹ nó bay theo con, lượn vòng chờ đợi một lúc; rồi gọi nó:

- Về con!... Còn xa lắm!... Mình phải bay về đi con!

Bọt sóng trắng xóa. Hạt nước mặn, cay xót trong đôi mắt. Con chim biển buông thả viên sỏi tròn vào lòng biển. Nó lướt lên cao, bay theo cha mẹ mình, và kêu lên trong nỗi xót đau tột cùng…

. . .

Rồi người ta thấy ba con chim biển trở về với tổ ấm nơi bến tàu.

Và rồi, quanh bến tàu có thêm nhiều tổ chim. Khi mùa xuân đến, tiếng chim chíp của những con chim con nghe thật rộn rã. Từ đó, nơi bến tàu có loài chim, từng đàn bay lượn trên sóng nước với đôi cánh thật dài và thường hay cất tiếng kêu lên những tràng dài oang oác. Có người gọi chúng là chim biển, có người gọi là hải âu. Người đến từ nước Việt, nghe tiếng kêu của loài chim biển lắm khi sao quá thống khổ, đau thương; nghe như tiếng kêu than cho những mất mát đau thương mà con chim biển đã phải chứng kiến trên biển khơi...

(Còn tiếp: Phần 3 – Tìm Về Tổ Ấm)

Bùi Đức Tính
……………………………………………………………………………………………….
* "Em Bé Việt Nam và Viên Sỏi” - Thơ Trần Trung Đạo
 

 


VĂN CHƯƠNG

2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Giánh Sinh trong trại tù cs
Người Việt cao quý
Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái
VNCH đã dũng cảm khai hỏa lại TQ tại Hoàng Sa
Những dấu hiệu quân Mỹ đã sẵn sàng ở Biển Đông
Một thoáng “Hương Xưa”  
Mơ chuyến ra khơi

Những người lính cũ  
Truyện những con tàu : Gia đình.. Cô Năm  
Hỏng rồi tiếng nước Tôi!!!.  
Tấm thẻ bài  
Tìm vui cuối đời  
Giấc mộng không bình thường
Xưa rồi diễm  
Trường Bộ Binh Thủ Đức - Đoạn đường chiến binh
Những cánh dù không về đến điểm hẹn  
Ghé bến Cao Hùng  
Hồi ức của một người Mỹ về cấp chỉ huy QL/VNCH  
Một phiên gác đêm  
Cái nón sắt của người lính VNCH 
Con Ba Đồng Tháp  
Câu chuyện về một người VN tình nguyện đi lính Mỹ 
Nghỉ hè ở Mallorca  
HQ 602 - Vụ thảm sát HT Ngô Minh Dương 
Trà cú từ trại LLĐB đến căn cứ Hải Quân 
Khấn người tình địch
Quên chuyện phải nhớ....  
Chỉ là kỷ niệm 
Căn cứ Tuyên Nhơn 
Tôi đi tù  
Anh ở đây! Sao anh ở đây?  
Nhật ký buồn!
Lực lượng Hải thuyền (1960-1965)  
Bên nhau đi nốt cuộc đời  
Sài Gòn - Trăm nhớ nghìn thương
Cái bóng cuộc chiến và món nợ 45 năm  
Lý do then chốt dẫn đến 30-04-1975  
Sài Gòn những ngày cuối tháng 4/1975  
Truyện những con tàu : Hộ tống hạm (phần 1)  
Chuyến bay cuối  
Ai đầu hàng, nhưng tao thì không!  
Ngày 30-4 lại đáo hạn năm 2020!  
Chuyện bên đường  
Vietnam War: Ai thắng ai thua?  
Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Truyện những con tàu: Tuần duyên hạm (PGM)
Làng Yuba City trong cơn ác dịch Corona  
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo vị Tướng bất tử
Tách cà phê muối
Tình yêu thời chinh chiến
Hội chợ Tết Canh Tý do CĐNVTD/VIC Tổ Chức
Vạt nắng bên đồi
Có đêm nào buồn bằng đêm 30
Dòng sông ngày ấy  
Lạc giữa mùa Xuân  
Năm Canh Tý 2020 nói chuyện chuột  
Đêm xuân trên vùng biển chết 
Tại sao Vũ Hoàng Chương bị bắt?  
Quả Phụ Hoàng Sa