Từ giữa năm 1954 đến năm 1956, cả triệu người đă liều ḿnh và bỏ lại quê nhà cùng thân quyến ở miền Bắc, di cư vào Nam để lánh nạn cộng sản. Năm 1975, mặc dù bị ngăn chặn ruồng bắt và bắn giết; cũng v́ tự do hàng triệu người lại phải rời bỏ quê hương và gia đ́nh để trốn tránh quân cộng sản miền Bắc tràn ngập ở miền Nam. Triệu người may mắn c̣n sống sót th́ đă có đến nửa triệu thân xác đă ch́m trong ḷng đại dương, hay đă bị vùi dập trong rừng hoang và trong tù đày của cộng sản. Khi ra đi t́m tự do, ai cũng cầu mong được sống sót, nhưng xem như ḿnh sẽ chết. Người ta bất chấp tất cả hiểm nguy, miễn sao thoát khỏi chế độ cộng sản; như câu nói rất quen thuộc truyền miệng trong dân gian:

“Cột đèn mà đi được, cũng t́m đường để vượt biên!”

Lúc chờ đợi th́ tháng ngày dài ra, tưởng như không bao giờ đến. Đến ngày ra đi, thời gian c̣n ở lại với quê hương như hôm nay sao quá ngắn ngủi.
Vũ và tôi bây giờ ngồi thừ người ra với những luyến tiếc, ưu tư, lo nghĩ,... biết bao điều chồng chất và xoáy ṿng trong đầu óc ḿnh.

Phần tôi, khi từ giă để trốn xuống ghe với Vũ, gia đ́nh đă coi như là đă mất tôi rồi!

Ba tôi có một thời đóng quân ở Phú Quốc, nên khá quen thuộc với tàu thuyền qua lại trên biển. Ông rất lo âu khi thấy chiếc ghe của mấy anh em.

Vỏ ghe đă cũ, mũi bầu; loại ghe tàu người ta chỉ dùng để chạy trong sông mà thôi. Với cái mũi bầu như thế, ghe sẽ khó điều khiển ngoài biển khơi, không thể chẻ sóng biển để chạy được mà c̣n dễ bị sóng đập bung ván lườn. Động cơ của ghe th́ lấy từ chiếc máy cày Fiat 615 rỉ sét, bị bỏ phế v́ khan hiếm nhiên liệu, từ khi miền Nam bị cộng sản chiếm đoạt. Kinh nghiệm sông nước của ba anh em lèo lái chiếc ghe c̣n yếu kém lắm; nay lại toan tính chuyện vượt đại dương. Ba tôi lo ngại rằng ghe của chúng tôi có chạy thoát được và đến bến bờ chỉ là may mắn mà thôi. Tuy lo lắng như thế, ông cũng từng nghe biết đồng bào ḿnh cứ vượt biển dù sóng to hay thuyền bè mong manh. Có được bất cứ phương tiện nào để trốn đi như hiện nay, đă là ơn phước to lớn lắm rồi.

Hôm nay, tôi trốn đi đơn độc, phận ḿnh không may phải chết th́ ngoài cha mẹ và anh em, không c̣n ǵ phải lo âu vướng bận ai thêm. Nhưng Vũ th́ c̣n nhiều gánh nặng lắm. Nhiều điều lo lắng cho sự sống c̣n của gia đ́nh, nhất là vợ trẻ c̣n bồng bế con thơ....

Đang đứng trong ḷng ghe, múc nước châm vào cái thùng nhỏ để đem lên mui để dành uống, thấy ghe nghiêng chóng vánh, và có tiếng chân bước mạnh lên mũi ghe, tôi ngó lên và rất vui mừng khi thấy anh Ba:

- Mới tới hả anh Ba? ... Anh có gặp Vũ chưa anh?

- Có chớ! Mấy cha con ăn sáng với nó trên quán chú Hón năy giờ đây… Hai đứa khoanh tay thưa “Củ” đi con... Nó gặp bè bạn kéo lại, c̣n ngồi nói dóc ngoài chợ đó “Củ.”

Anh Ba làm rể gia đ́nh người Tiều, có khi xưng là “Hia” và gọi “Củ” thay v́ cậu, hoặc cậu em. Nh́n anh Ba và hai đứa con chuyện tṛ vui vẻ; tôi an tâm về t́nh h́nh di chuyển của nhóm đầu. Nhóm đi đầu, hầu hết là thanh niên trai trẻ. Để tai mắt trong xóm và phường khóm không để ư, anh Ba không thể đi cùng lúc với vợ và con. Anh dẫn hai đứa con đi trước. Chị Ba chờ đến trưa, sẽ lẻn rời nhà và đón xe đ̣ để xuống ghe sau. Thấy hai đứa nhỏ dợm bước xuống ḷng ghe, tôi vội ngăn lại:

- Coi chừng té, hai cháu!... Mới “đổi nước”, sàn ghe ướt, trơn lắm… Hiền, Hiếu lại đây cậu bồng thả vào trong cho đừng trợt té.

Tôi giải thích và đưa tay đón con của anh Ba, bồng từng đứa vào phía khô ráo bên trong khoang. Trẻ con lớn thật nhanh, Hiếu là đứa em, chắc cũng sắp đi học. Hai anh em rất ngoan hiền, càng lớn trông càng giống anh Ba, nhất là ba cha con mới đi hớt tóc một lượt, một kiểu.

Anh rể của Vũ có vóc dáng như nhân vật tên Vọi của Khái Hưng và trông rất chất phát. Nhưng nghề may đồ “Tây” trong làng xóm của anh Ba th́ nhàn hơn chàng Vọi trong truyện Trống Mái. Anh c̣n có tài nấu ăn, làm đồ nhậu cũng rất nghề.

Dặn ḍ và để Hiền và Hiếu ngồi yên trong pḥng lái. Tôi quay trở ra mũi ghe với anh Ba. Anh chuyền mấy bịch rau, thịt,… mua để nấu ăn xuống cho tôi:

- “Củ” để đâu đó trong mui giùm anh, rồi lên chợ… Vũ, nó c̣n ngồi nói dóc và chờ “Củ” ở trển đó…!

Tôi hiểu ư anh Ba, Vũ chờ tôi có việc cần nói với nhau; không tâm trí đâu mà “ngồi nói dóc.” Trên chợ, nhất là buổi sáng th́ rất ồn ào, dễ bàn tính công việc hơn ở dưới bến, ghe tàu đậu san sát nhau. Tôi cất dọn đồ đạc vào bên trong ghe giúp anh Ba; rồi đi lên quán chú Hón với Vũ...

Vũ kéo cái ghế ở bàn bên cạnh sang, cho tôi xen vào ngồi để bàn tính các việc cần cho chuyến ra đi. Tôi mừng tin bà con nhóm đầu tiên đến đầy đủ, nhưng thất vọng và lo lắng về việc mua vũ khí đă thất bại. Người quen biết với Vũ, chuyên móc nối mua bán súng đạn cho tàu vượt biên đă bị bắt, trước ngày giao hàng. Nh́n qua khách trong quán, tôi thấy em của Vũ là Tài, Dân, Duy ngồi với một nhóm người lạ trong góc quán. Hai cái bàn gần cửa cũng có vài thanh niên cùng trang lứa với Tài, trông quen quen nhưng tôi không biết là ai. Mất một lúc sau, tôi mới nhận ra là con cháu của bác Chín.

Phải công nhận, anh Ba và Vũ chu đáo sắp đặt và dặn ḍ, nếu tôi không biết mặt th́ cứ tưởng họ là dân mua bán hay người địa phương ngồi ăn sáng, uống cà phê.

Bàn tính và sắp đặt xong, mấy đứa em mặc áo công nhân viên sẽ làm như thợ máy cùng bè bạn theo Vũ và tôi xuống ghe trước, làm như để giúp sửa máy...
Sau một lúc loay hoay với cái máy, mấy anh em bắt đầu gầy độ ăn nhậu. Người trên ghe tàu kéo rủ bè bạn xuống ăn uống và nhậu nhẹt là việc rất b́nh thường. Nhất là khi không có chuyến để chạy, hay bị hư máy phải nằm bến như ghe chúng tôi. Không có việc ǵ làm, người ta thường uống rượu cho hết thời gian, cho đỡ buồn. Khi có việc như sửa máy như thế này, chủ và thợ càng cần phải ăn nhậu với nhau. Lai rai trước cho ấm người và lai rai tiếp tục trong khi làm. Rồi khi xong việc, máy chạy tốt, th́ càng có lư do chính đáng để ăn uống tưng bừng hơn. Cứ thế mà uống cho “tới bến” luôn!

Những người lạ mặt, sau khi được dẫn xuống ghe, ngồi ăn uống trên mui một lúc, sẽ rút êm xuống bên dưới ẩn thân. Anh Ba ngồi trên mui, vừa làm “chủ xị” đám nhậu, vừa sắp xếp người lên bến và xuống dưới khoang, vừa canh chừng t́nh h́nh xung quanh. Chốc chốc, có người thay nhau lên bến đi chợ hay vô tiệm để mua thêm rượu hoặc đồ ăn, khi xuống sẽ dẫn thêm vài người khác theo. Cứ thế đi lên bến th́ ít người, khi trở xuống ghe nhiều người hơn, và người trên mui lén rút xuống để ẩn ḿnh bên dưới khoang ghe. Đám nhậu ồn ào, người đi lên bến, người trở xuống ghe, dễ làm rối mắt người chung quanh. Nếu không chú tâm theo dơi kỹ, quanh đi ngó lại th́ thấy cũng chỉ có lố nhố sáu bảy người ăn nhậu khề khà trên mui, không có ǵ là khác thường cả.

Phần Vũ và tôi ráp lại các bộ phận lặt vặt đă tháo ra, để ngụy tạo máy bị hư từ hôm qua. Xong việc th́ dọn dẹp hầm máy cho sạch và trống trải. Máy vẫn chạy tốt, chúng tôi không tháo những cơ phận quan trọng. Mọi thứ cần thiết cho vận chuyển cũng đă kiểm soát xong. Hai đứa tôi và mấy đứa em đóng vai thợ máy, chỉ làm cho người chung quanh thấy chúng tôi bận rộn với sửa máy ghe. Chủ ư là kéo dài cái cảnh vừa sửa máy vừa ăn nhậu, để đưa cho hết người trên quán và trên chợ xuống ghe... Ở dưới hầm máy, chúng tôi vừa làm vừa kềm giữ và canh chừng những người trong khoang, tránh lộ diện và giữ yên lặng. Thấy t́nh h́nh bên dưới đă ổn định, Vũ rủ tôi lau tay, leo lên mui với anh em. Rối rắm trong ḷng lắm, nhưng cả hai phải nhập vào, đóng cho trọn cảnh ăn nhậu vui chơi trên mui, để che mắt ghe tàu quanh bến.

Ly rượu chuyền tới, Vũ đưa ly mời anh Ba và mắt hướng về chiếc xuồng đang cặp vào bến mà khề khà với ông anh rể:

- Dô dới tui một cái... rồi làm vài câu cho bà con ḿnh nghe chơi đi “Hia”!

Tay đón lấy ly rượu của Vũ, mắt nh́n theo hướng Vũ vừa chỉ điểm, anh Ba cười cười nh́n cô nàng bán xôi đang cặp xuồng vào bến, mím môi uống cạn ly, rồi cất giọng:

- Khà… à… à!... “Ḥ ơ...ơ” à!

Vị rượu đế gắt quá, anh Ba dừng lại, tằng hắng, lấy lại giọng mà ḥ rằng: “Ḥ ơ… ơ… ơ…ơi! Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm, công tôi cực lắm, mưa nắng dăi dầu. Chiếu này tôi chẳng bán đâu. T́m cô không gặp... Ḥ ơ... t́m cô không gặp…. tôi gối đầu mỗi đêm...”

Bản ruột của anh Ba đấy!

Anh chịu hát bài T́nh Anh Bán Chiếu này lắm. Khi anh Ba cất giọng th́ mấy cái miệng, đang rượu vào lời ra, ồn ào trên mui, đều yên lặng hết. Dĩ nhiên là anh hát không thể nào bằng các bậc thầy như Út Trà Ôn được. Tôi không biết phê b́nh người hát vọng cổ hay dở chỗ nào, nhưng chắc chắn một điều là anh Ba hát ḥ rất có duyên.

Anh Ba ḥ ơ đến đây th́ cô nàng bán xôi không c̣n giữ e dè được nữa. Cô gái khẽ nghiêng vành nón, ṭ ṃ liếc mắt ngó t́m người ḥ và gặp ngay anh Ba đang nh́n cô tủm tỉm cười.

Anh Ba nhịp nhàng tiếp ngay vào đoạn vọng cổ: “Ghe chiếu Cà Mau đă cắm sào trên bờ kinh Ngă Bảy,… sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra… chào!”
Chữ “chào” anh xuống câu thật là ngọt ngào. Làn hơi âm a ngân nga chưa hết, bốn ánh mắt lại gặp nhau. Tôi nghĩ, nếu không có cái đám nhí nhố ăn uống, nhậu nhẹt như thế này; th́ thật là một đoạn phim t́nh rất là t́nh tứ!

Anh Ba cũng biết; gần hai năm nay, vóc dáng và những bài vọng cổ mộc mạc của anh đă giúp Vũ và tôi hoà nhập vào những người làm ăn chân tay chất phát, khoả lấp dần những nghi ngờ vượt biển của chiếc ghe này rất nhiều. Ghe chúng tôi rất may mắn có anh Ba sắm tuồng thật khéo, và vào vai dân chuyên nghiệp theo ghe tàu sinh sống làm ăn thật là sống động…

. . .

Ngồi lai rai một lúc, người đến đợt đầu đă xuống hết và cũng gần tới giờ hẹn rước người ngoài chợ; Vũ khều tôi ra hiệu. Chúng tôi tuột xuống hầm, lo cho máy chạy. Nhóm người đang ẩn núp bên dưới thấy Vũ xuống, đều quay nh́n dọ hỏi. Vũ nói với tôi, cũng để cho bà con dưới ghe nghe cho bớt lo âu:

- Tụi ḿnh cho ghe chạy thử máy… ḿnh chạy một ṿng ra chợ coi sao.

Vũ cố ư khoá ống dẫn dầu vào máy một lúc, để làm như máy sửa chưa được tốt lắm. Cái máy Fiat của ghe phải khởi động khục khặt ba bốn lần, rồi mới chịu nổ máy chạy. Chờ máy chạy đều một lúc, tôi yên tâm đi ra phía trước để chuẩn bị tháo dây mũi.

- Máy sửa được rồi hả anh Tính?

Nghe hỏi, tôi ngó lên bờ, thấy Biên đang đứng nh́n lên ghe ḿnh. Tôi vẫy tay chào và thân mật trả lời:

- Chưa biết, Biên!... Giờ th́ nó chạy đó. C̣n hồi năy “đề” sao thấy c̣n hục hặc quá. Tụi tui tính chạy thử một ṿng, rồi quay về tính tiếp.

Biên là nhân viên giữ chiếc tàu của công ty. Chiếc tàu này đă neo cột ở bến không biết từ lúc nào. Khi ghe chúng tôi gia nhập đoàn ghe tàu vận chuyển th́ đă thấy nó nằm sát bờ. Chưa bao giờ nghe hay thấy chiếc tàu rời bến đi đâu cả và cái tên Biên này cũng chẳng thấy làm ǵ khác hơn, là ngày qua ngày, tà tà “giữ tàu cho công ty,” như nó bảo với mọi người. Ai cũng nghĩ và cho là “thằng Biên nó được cho “nằm vùng” để nghe ngóng t́nh h́nh dưới bến, nên thường tránh đậu gần chiếc tàu của nó.

Chúng tôi nghĩ, càng tránh né th́ nó càng sinh nghi, chi bằng cứ đậu sát bên, cho thằng Biên yên tâm, rồi dần dà nó sinh lơ đễnh. Cho nên, lúc về bến, có chỗ là chúng tôi đậu cặp vào chiếc tàu của công ty. Thế rồi dần dà kết thân với thằng Biên. Lâu ngày, biết được rồi, th́ Biên không c̣n đáng ngại cho lắm. Ngày và giờ làm việc, hể bày ra uống rượu ồn ào th́ Biên không dám sáp vào ăn nhậu, chắc nó sợ bị “kiểm điểm”. Hơn nữa, Biên lại có thói quen, sáng nào cũng lên quán ăn sáng, la cà ngoài chợ, rồi đi kiếm mua thức ăn, đến khoảng mười một giờ mới trở về tới tàu ḿnh mà nấu ăn.

Biên hỏi thăm thêm:

- Mấy anh thợ máy này coi bộ cũng biết sửa quá chứ... Máy chạy là có lư lắm rồi!

- Ừ, tụi nó làm cho công ty nhà nước mà,... nhằm lúc d́a thăm nhà, nghe anh Ba than máy hư, mấy đứa nó đi theo ảnh xuống sửa máy giùm… Ghe hư máy, nằm húp cháo, sáng giờ chỉ cho tụi nó uống rượu trừ công...

Tôi pha chút nói đùa cho dễ lái sang việc khác và thân mật lấy gói thuốc hút đưa mời thằng Biên cùng đám bạn ghe tàu đứng gần đó, rồi t́m cớ đi tháo dây mũi để cắt câu chuyện thăm hỏi về ghe ḿnh.

Tôi gọi vọng lên mui:

- Chạy được rồi anh Ba ơi!

Từ năy giờ, Vũ và anh Ba cũng nghe thấy Biên la cà thăm hỏi tôi, hai anh em hiểu ư tôi cho ghe rời bến…


. . .

Mới đến trưa, chợ vẫn c̣n đông.

Lợi dụng cảnh lên xuống mua bán lu bu ở bến tàu ngoài chợ, thêm một số thân quyến dùng bến chợ mà xuống ghe. Đây là nhóm người lớn tuổi, có gia đ́nh và dẫn theo trẻ con; họ giả dạng những người buôn bán hoặc dân đi chợ đến thăm hỏi và xin quá giang ghe. Trước đó, lúc ghe rời bến công ty, th́ đám thanh niên ăn nhậu trên mui đă rút hết xuống dưới khoang. Bây giờ có người xuống ghe, để hợp lư, Vũ chọn năm bảy người trông giống dân địa phương ngồi lại trên mui với mớ thúng rổ đựng hàng hoá, rau cải cùng mấy túi thức ăn anh Ba đem xuống hồi sáng này,...

Những người, khác xuống dưới khoang mà lánh mặt. Tuy chợ đông người xô bồ, nhưng công an và đám tai mắt cũng rất đông, nấn ná lâu rất dễ bị lộ. Năy giờ không thấy anh Ba. Nh́n vẻ mặt không vui của Vũ, tôi lo lắng, vắn tắt hỏi thăm tin anh chị Ba:

- Anh Ba và chị Ba đâu?

Vũ lắc đầu nói nhỏ:

- Ảnh lên chợ mấy lượt rồi mà vẫn chưa t́m được chỉ… năy giờ ảnh mất biệt ở trển.

- Hay là, mày dọt lên ngó tiếp ảnh kiếm chị Ba...?

- Ừ, chắc tao phải đi... Nán thêm vài phút, không thấy chỉ th́ tao kéo ảnh xuống luôn… Lâu quá, bể mẹ nó hết!

Vũ nói, rồi lấy cái giỏ xách đi lên chợ, làm như đi mua thức ăn...

Nhờ cái mui lá để che nước đá và hải sản đông lạnh, mà công ty bắt phải làm khi kư hợp đồng; hôm nay dễ che dấu người. Trên ghe đă có hơn hai chục người rồi. Hầu hết họ đều là người xa lạ. Tôi chỉ biết mấy đứa em của Vũ và con trai của người bác mà thôi. Nh́n mấy đứa em và em họ của Vũ, tôi nghĩ, không mua được vũ khí, nhưng có được mấy đứa em “chịu chơi” này, cũng an ủi cho ghe nhiều lắm. Tôi có phần an tâm hơn.

Có tiếng động ngoài mũi, tôi ngó ra thấy anh Ba cùng Vũ cũng bước lên ghe. Dáng anh đi trông mệt mỏi. Đến giờ phút này mà vẫn không thấy chị Ba đâu cả th́ quá muộn và coi như hết hy vọng. Tôi nghe như lạnh dọc trên lưng. Biết ḿnh không nên hỏi thêm điều chi về tin tức của chị Ba, mà t́m cách cho anh được nghỉ ngơi. Tôi ái ngại nói với anh Ba:

- Chắc em coi lái, để anh lo cho hai cháu, xem hai cháu có cần ăn uống ǵ thêm, nghen anh?

- Ừ,... “Củ” coi lái giùm anh!

Anh Ba nói nghe buồn hiu, rồi vào trong mui.

Bên dưới có tiếng Hiếu và Hiền đeo theo anh Ba hỏi nhắc về mẹ ḿnh.

Ở một nơi nào đó, chắc chị Ba cũng rất lo sợ khi bị lạc, gia đ́nh bị phân ly, không biết khi nào hay làm sao để t́m gặp chồng con....

Từ tháng Tư năm 75, tang thương đă theo chân đoàn quân cộng sản tràn ngập xuống miền Nam, biết bao gia đ́nh bất chợt phải vương vào cảnh ly biệt vô cùng đớn đau!...

Vũ cho máy chạy. Tôi đem ghe ra khỏi khu chợ. Rời chợ, trong ṿng chạy làm như thử máy; ghe ghé các nhà quen rước thêm người, mấy anh em hy vọng chị Ba đi theo các nhóm người này. Nhưng rồi, tất cả các điểm hẹn đều đă ghé qua xong hết mà không ai thấy hay biết ǵ về chị Ba. Vũ đứng lặng thinh ngó t́m theo những chiếc xuồng bơi chèo hai bên bờ, mong sao thấy được bóng dáng quen thuộc chị ḿnh.

Tôi hạ bớt tốc độ máy, nói với Vũ:

- Sắp vào bến công ty, ḿnh nhắc chừng bà con bên dưới kín đáo và yên lặng.

Thật may, đúng như dự định, thời điểm này có nhiều ghe tàu chở hàng về bến.

Bến tàu đang đầy ghe tàu, và công nhân lên hàng chộn rộn. Tôi cho ghe chạy thật chậm, làm như muốn t́m chỗ vào bến đậu.

Thấy ghe về, Biên bước ra đón và thăm hỏi:

- Chạy ngon chưa anh Tính?

Tôi nói vọng sang trả lời, cũng để các ghe tàu khác cùng nghe:

- Chưa, Biên ơi! Lúc được, lúc không... Mới nằm ́ ngoài chợ, không chịu chạy đây… Tính ghé dô mà hỏng có chỗ… Thôi, tụi tui chạy luôn qua xưởng ông

Năm đậu để sửa máy tiếp cho dễ, dới lại nhờ ổng coi lại con “heo dầu”…

- Ừa, ông Năm ổng “canh heo dầu” nghề lắm đó!

- Sửa xong, d́a lại bến, tối nay phải nhậu bù mới được… Ê, c̣n nồi canh chua anh Ba nấu hồi trưa, ngon hết sẩy, tối nay qua lai rai nghen Biên!

- Ừa, Tối, tui qua chơi!

- Tối nay ḿnh nhậu xả láng nghen!

Tôi vẫy tay cười và đẩy cần lái hướng mũi ra ngoài sông cho ghe chạy tiếp.

Vậy là Biên và đám ghe tàu trong đoàn đă thấy chiếc 3392 này c̣n quay về, và nghe là ghe phải qua xưởng máy để sửa tiếp. Họ sẽ không thắc mắc lắm, nếu không thấy chiếc ghe này về bến đêm nay.

. . .

Rời bến công ty, chạy sang xưởng máy của ông Năm, Vũ mướn cắt và hàn ống khói ghe; để thay bộ giảm thanh khác vào. Từ trước đến nay, phải để tiếng máy nổ vang lớn như các máy khác. Tối nay, rất cần yên lặng, tiếng máy rất cần tránh vang xa lên bờ, cho dễ len lỏi ra cửa biển. Bộ giảm thanh mới này, đă đặt làm riêng, cất dưới ghe chờ dịp dùng cho lúc chạy trốn như hôm nay. Nhờ đă đo đạc và dự tính trước, nên cắt ráp ống giảm thanh mới rất nhanh gọn, chốc lát th́ xong. Anh em kéo dài thời gian, để nương nhờ bến tàu của ông Năm mà rước thêm người. Tại đây, vợ con của Vũ và gia đ́nh người anh thứ Hai, cũng đă đến đúng điểm và xuống được ghe. Nhưng vẫn không thấy bóng dáng chị Ba.

Đây là hy vọng duy nhất và là điểm hẹn sau cùng; ai cũng mong thấy chị Ba đi theo anh chị Hai cùng vợ con của Vũ. Như vậy, anh Ba không thể bỏ vợ ḿnh ở lại để ra đi với hai con; khi không biết chị Ba đang ra sao, có trở về nhà an toàn hay đă bị bắt, ai sẽ thăm nuôi và lo lót cho chị được thả về… T́nh cảnh thật là khó xử. Nếu anh về t́m chị, th́ Hiền và Hiếu thành hai đứa trẻ theo chuyến vượt biển, không mẹ cha bên cạnh để chăm sóc cho ḿnh. Nếu anh Ba mang hai con về theo, th́ tương lai con ḿnh lại chui trở vào mà sống trong xă hội ngục tù cộng sản.

Đến lúc này th́ không c̣n thời gian để chờ t́m chị Ba. Chuyến vượt trốn cùng sự an toàn của hơn bảy mươi người trên ghe không cho phép chần chờ lâu thêm. Chiếc ghe phải rời cửa biển trước khi trăng lên. Đây c̣n là điểm cuối cùng gần chợ, và c̣n đường để đi bộ lên chợ và bến xe gần đó. Giờ này, xe về thành phố không c̣n bao chuyến sót lại. Mỗi phút qua, để lại thêm bồn chồn lo lắng. Tôi dọn dẹp ngoài mũi ghe, cất neo và dây neo vào bên trong hầm mũi cho gọn và an toàn để chuẩn bị chạy trên sóng to ngoài biển. Biết bên dưới ghe buồn lo, ngột ngạt lắm.

Và rồi, cuối cùng th́ anh Ba đành phải vỗ về Hiền và Hiếu; anh gửi hai con cho anh chị Hai cùng vợ chồng Vũ. Nh́n anh ôm hôn con, lau nước mắt cho hai đứa con, tim gan nào cũng thấy xót đau.

- Anh phải về kiếm chị…

Anh Ba dừng lại nói nhỏ với tôi, rồi vội vă rời ghe.

Anh phải đi nhanh lên bến, để t́m xe về thành phố.

Dù biết anh sẽ không thể cùng trốn đi, khi chị đă bị lạc mà không tin tức chi cả, tôi vẫn phải nghẹn lời khi nghe anh từ biệt. Chung sống với nhau trên ghe, anh Ba như người anh ruột thịt. Bây giờ tôi đứng đây, chỉ c̣n biết nh́n anh đơn độc rời ghe...

. . .

Xưởng của ông Năm cách công ty một đoạn sông khá xa. Đứng đây, nh́n ngược về bến cảng quen thuộc, nó đă khuất sau khúc sông uốn quanh.

Đếm luôn Vũ và tôi, chiếc ghe này đang mang theo 73 người. Bảy mươi ba sinh mạng. Ngần ấy sinh mạng đang nằm trong chiếc ghe cùng định mệnh đă và đang an bài.

Hành tŕnh vượt sóng t́m tự do chưa đi được bao xa, khắc nghiệt đă đến với gia đ́nh anh chị Ba; thương và tội nghiệp cho anh chị cùng hai đứa trẻ lắm....

Nước đă đổi chiều.

Giữ cho ghe chậm chậm nương theo ḍng nước đang chảy ra cửa biển.

Quay nh́n lại ḍng sông đục màu phù sa phía sau, tôi thấy xót đau trong ḷng, những đứa con đang xa rời quê mẹ Việt Nam cùng những người thân thương yêu dấu.

Một lần đi có phải chăng sẽ là ngh́n trùng cách biệt!

(Kế tiếp: Chương 13 – Vượt Thoát)

Bùi Đức Tính
 

 

 

 


Bùi Đức Tính

Tập Truyện Thuyền Đời

Chương 1 - Ḍng sông quê hương - Audio
Chương 2 - Xuân quê hương - Audio
Chương 3 - Con thuyền - Audio
Chương 4 - Cuộc đời - Audio
Chương 5 - Đêm vẫn đen - Audio
Chương 6 - Chuyến đi cuối nămAudio
Chương 7 - Rồi Tết lại đến - Audio
Chương 8 - C̣n thương quê hương tôi - Audio
Chương 9 - Nhớ cả trời Việt Nam - Audio
Chương 10 - Một lần đi - Audio
Chương 11 - Từ ḍng sông này - Audio
Chương 12 - Ngh́n trùng cách biệt - Audio
Chương 13 - Vượt thoát - Audio
Chương 14 - Biển đông - Audio
Chương 15 - Chiều đen - Audio
Chương 16 - Biển lửa - Audio
Chương 17 - Đêm trắng - Audio
Chương 18 - Lênh đênh - Audio
Chương 19 - Biển xanh - Audio
 


Passage to Freedom  
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Hồi Kư Thuyền Đời của nhà văn Bùi Đức Tính  
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long   
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Mùa hè đỏ lửa  
Có chuyến bay  
Lời ca
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Tết