Kỳ trước, Chương 6: Chuyến Đi Cuối Năm

Ghe chạy chậm. Tiếng máy dầu nghe lưa thưa, thật buồn. Chạy chậm như thả trôi theo ḍng nước, và rồi chúng tôi cũng qua dần, rời vàm lục b́nh. Tôi theo ánh mắt của d́ Năm và d́ Bảy ngoài mũi ghe, nh́n những vệt sóng đang ŕ rào gọi nhau t́m kiếm ven bờ. Không biết thi thể của người bất hạnh ấy đang trôi dạt hay đă ch́m nơi đâu?

Có phải chăng…

Thêm một mùa xuân hy vọng đă phải ch́m vào mênh mông!

Rồi đây, mùa xuân có c̣n trở về trong ánh mắt tiếc thương của người thân c̣n sót lại?

Hay mỗi độ xuân về, mâm cơm cúng chiều Rước Ông Bà, c̣n là để tưởng nhớ ngày giỗ thân quyến và ánh nến trắng tang thương lại đốt cháy thiệp xuân hồng!

Mắt nghe cay xót.

Ḍng nước đổ ra biển vẫn đang cuộn dậy, như sôi sục sóng uất hờn…

Đây, Chương 7: Rồi Tết Lại Đến

. . .

Tiếng nói ồn ào bên ngoài làm tôi tỉnh giấc. Tôi đoán là người trên bến chuyện tṛ với nhau, chắc không có ǵ đáng lo cho lắm. Tuy vậy, theo thói quen, tôi vén nóp mà nh́n cho biết để an tâm hơn. Bàn tay chạm vào chỗ nóp bị sương thấm cảm thấy ươn ướt, mát lạnh. Hôm nay không có chuyến ra biển, và sáng này cũng không có việc ǵ bận rộn. Nhưng đă thức dậy th́ khó mà ngủ trở lại ngay. Lại thêm, ngó ra bên ngoài thấy trời đă sáng. Tôi chui ra khỏi nóp, dọn dẹp chỗ ngủ trên mui.

Ánh ban mai hăy c̣n dịu mát. Một ngày mới đă khởi đầu với b́nh an và thanh thản. Hôm nay c̣n là một ngày mới của năm mới, ngày Mồng Một Tết. Thời gian đă đưa chúng tôi sang một năm mới. Sương xuống suốt đêm thấm vào cọng bàng dệt nóp, làm ướt đẫm cả mảng lớn và có màu thâm nâu. Tôi trải cái nóp lên trên băng ghế ngồi lái ghe, rồi cột xuống chân ghế cho nó đừng bay xuống sông, để phơi cho mau khô. Cái nóp dệt bằng đệm bàng rất hữu dụng cho những lúc phải ngủ ngoài trời. Nhất là lúc có nhiều muỗi, như đêm hôm qua. Người lớn lên với đời sống an nhàn, hay chỉ sinh sống ở tỉnh thành, thường ít có dịp để nghe biết qua tên gọi cái “Nóp” và cỏ “Bàng”.

Bàng là loại cỏ cao hơn cả mét, chỉ có ở miền Tây, mọc nơi đất ngập nước phèn chua và nhiễm mặn, như vùng Nhà Bàng ở Thất Sơn, các vùng khác như Cà Mau, Hà Tiên... Trái lại, cỏ lác (người miền Bắc gọi là cói) mọc khắp Bắc, Trung và Nam; từ vùng sông Hồng, Ninh B́nh, Nam Định, Hà Nam, xuống Đồng Tháp Mười ở miền Nam. Sợi lác bán có giá hơn cỏ bàng, thường dùng để dệt chiếu. Dân miền Tây, vùng đồng bằng sông Cửu Long, lấy cỏ bàng đập dẹp, phơi khô, để đan, dệt thành những vật dụng như túi xách, đệm…

Tấm đệm có h́nh vuông, mỗi cạnh 1 mét 7 tấc. Đệm bàng rẻ tiền, mà lại có đặc điểm là dai và mềm hơn manh chiếu lác. Đệm dệt bằng cỏ bàng thường dùng cho các công việc tạp nhạp ngoài đồng áng và làm nóp. Làm thành cái nóp th́ giản dị lắm. Giản dị như h́nh dạng chữ nhật của cái nóp. Lấy miếng đệm vuông, chừa ba tấc, gấp phần đệm c̣n lại làm đôi rồi may kín hai đầu, để trống một cạnh dài, thế là xong. Tấm đệm vuông bây giờ trông giống như cái bao thư lớn, và được gọi là cái “Nóp.” Sau khi chui vào nóp nằm, người ta tự kéo ba tấc mép đệm dư ra mà chèn xuống lưng, thành cái túi ngủ kín cả bốn phía. Nằm trong nóp đệm bàng, muỗi không chui vô được và kim của chúng nó không thể nào đâm xuyên qua lớp đệm bằng cỏ bàng. Chưa quen ngủ trong nóp, lúc ban đầu cảm thấy bị ngộp hơi. Tuy vậy, một lúc sau rồi quen, hơi thở dễ chịu hơn.

Có 2 loại nóp khác nhau, đó là nóp “Hai Đệm” và nóp “Đôi”. Nóp “Hai Đệm” được dệt rộng hơn, và chừa mép bằng chiều ngang của nóp; để khi chèn mép vào hết bên dưới lưng, người ta được nằm trên hai lớp đệm, cảm thấy êm và ấm lưng hơn. C̣n loại nóp “Đôi” th́ như tên gọi. Nó rộng gấp đôi, thường dành cho hai người ngủ chung. Thường th́, chỉ có vợ chồng hay t́nh cảm thắm thiết lắm mới chịu hao tốn, hay chịu khó quảy theo cái nóp cồng kềnh, nặng gấp đôi. Và nhất là chịu nằm ngủ chung đụng với nhau. Hai người ngủ chung nóp “Đôi” mà lại là loại “Hai Đệm”, th́ có cái thú vị riêng, nhưng cần khéo léo hơn. Cả hai phải đồng ḷng nương với nhau, cùng lăn và cùng trở, mới luồn trọn vẹn phần mép nóp vào bên dưới lưng cho cả hai. Cho dù nằm dưới ṿm lá mà trống bốn bề hay giữa trời đầy sao, bên trong nóp vẫn thấy kín bưng, một thế giới riêng tư của cả hai.

Nóp là mùng và là chiếu, và cũng là lều của đồng bào miền Tây, của dân nghèo. Nóp được dùng từ trên đất bờ, trên ruộng đồng, xuống ghe thuyền lênh đênh theo ḍng sông, con rạch. Có hơn cả trăm năm, nóp đă là bạn đồng hành không thể thiếu của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhất là những nơi hoang dă có nhiều muỗi, ṃng, rắn, rết, … nơi mà người dân không khả năng mua sắm mùng, hay v́ sinh kế khổ cực phải nay đây mai đó, ngủ lây lất nơi đồng hoang, cỏ dại, với “màn trời chiếu đất”.
. . .

Mấy đêm nay muỗi nhiều quá. Nhiều như người ta hay nói là “muỗi nhiều như trấu”!

Khởi từ đêm 28 Tết, cả đám chúng nó tụ họp về khu bến tàu này. Lúc trời mới chạng vạng th́ bè lũ khát máu chúng nó đă túa ra. Muỗi nơi đây thô kệch, chớ không thanh nhă, ẻo lả… như muỗi tỉnh thành hay muỗi Sài G̣n. Đă thế, chúng nó lại rất hung hăng, tàn bạo như loài quỉ đỏ khát máu. Chúng t́m mọi cách, mọi kẽ hở để hút lấy máu. Cứ đưa hai tay đập vào nhau là có cả chục con bị chết, và hàng chục con say máu liều mạng phóng tới. Tôi phải chui vào nóp cho yên thân. Nằm trên băng ghế và đắp qua cái mềm th́ thấy an tâm, dễ ngủ hơn là chui vào trong nóp. Bởi nghe tiếng động lạ, tôi chỉ cần hé mép mền là nh́n thấy và biết chuyện ǵ. Cái nóp kín mít làm giấc ngủ bị chập chờn trong lo lắng, v́ khó thấy được cảnh tượng quanh ḿnh và trên bến tàu. Tôi có cái lo lắng của người dùng giấy tờ giả, di chuyển và cư trú bất hợp pháp, nên rục rịch khó ngủ yên giấc. Tai cứ phải lắng nghe tiếng động và tiếng người. Nghe xem có phải là do công an đi lùng xét khu bến tàu hay không, để kịp thời lẩn trốn xuống sông. Nằm trong nóp, tôi mơ màng trong chập chờn, lo lắng.

Vũ cũng thức rồi. Bạn tôi leo lên đứng bên trên hầm máy, ló người qua mui ghe, đốt thuốc hút, rồi nh́n quanh quẩn một lúc:

- Vắng quá há mậy!

Ngó ḷng ṿng từ trên bến tàu xuống ḍng sông. Buổi sáng hôm nay trông buồn và vắng thật, tôi lừng khừng nói theo bạn ḿnh:

- Ừ! … Vắng thiệt…!

Sáng nay, bến tàu vắng lặng!

Không chuyến đi và không chuyến về, bến tàu yên lặng rất khác thường. Thường ngày, bến tàu ồn ào gần như suốt cả ngày và đêm. Tiếng người, tiếng máy tàu, tiếng hàng hóa chuyển lên nhà máy, tiếng thùng không trống rỗng, kéo đi vang dội đ́ đùng…

Trưa hôm qua, chuyến chở tôm về công ty của ghe chú Tài là chuyến cuối cùng trong năm. Sau đó, các quan thầy cùng nhân viên bắt đầu rỗi răi, rôm rả ăn nhậu “Tất Niên”, hay tà tà chờ hết giờ làm việc của ngày 30.

Hôm nay ngày Tết, công ty đóng cửa nghỉ Tết. Ghe chở hàng cũng nghỉ Tết. Nhân dịp này, hầu hết các chiếc đă xong chuyến cuối, đều đă chạy về quê nhà để đón Giao Thừa và ăn Tết với thân quyến, bạn bè. Chỉ c̣n vài chiếc từ xa xuống đây làm ăn như ghe chúng tôi, th́ nằm lại bên bến của công ty. Hai đứa tôi lẩn quẩn ở đây để coi chừng ghe. Sóng lưa thưa, ŕ rào. Tôi lặng nghe, nghe ḷng bâng khuâng, bùi ngùi: xuân này ḿnh lại vắng nhà!

. . .

Chiều 30, chợ thường tan sớm hơn ngày thường. Người mua thưa dần sau buổi trưa. Người bán, bán hết hay không, ai cũng mong được về nhà với gia đ́nh. Mặt trời đứng bóng, th́ những người ở xa tới nhóm chợ, đă lần lượt thu dọn hàng hóa và chèo chống về nhà, để c̣n lo nấu mâm cơm cúng Rước Ông Bà. Mấy chiếc xuồng nhỏ chở nặng, nằm lấp lửng mặt nước trông thấy áy náy, xót thương. Có chiếc lỉnh kỉnh các loại trái cây cùng dưa hấu. Có chiếc, mấy chậu cúc chen chúc với vạn thọ… Sau giờ ăn trưa, chợ chiều 30 thưa vắng nhanh lắm. Tội nghiệp cho những người c̣n ráng nấn ná để bán cho hết hàng hóa, bán đổ bán tháo cho hết. Người bán gượng vui chào khách. Ánh mắt trông chờ mời mọc, nhưng tiếng mời nghe mệt mỏi. Cuối ngày, các thứ không ai mua th́ phải chở hết về nhà. Người không đủ phương tiện và thời gian để mang hết về, th́ đành bỏ hàng hóa lại tại chợ. Đây đó, những chậu hoa kém may mắn bị bỏ lại, và cũng không được ai lấy về chưng Tết. Chúng nghiêng ngả, tả tơi bên đám rác rưởi, trông thật tội nghiệp. Trời về chiều u buồn, càng buồn thảm hơn, khi nh́n cảnh buôn bán bị ế ẩm, trong buổi chợ chiều 30 Tết.

Đêm hôm qua, phút Giao Thừa vẫn đến theo ṿng xoay của thời gian. Giao Thừa đă đến trong âm thầm, vắng lặng. Từ tháng Tư năm 1975, quân cộng sản đă chiếm được miền Nam. Chúng đă chiếm đoạt được tự do cùng đất nước của người dân miền Nam. Nhưng, chúng đă chưa và sẽ không bao giờ chiếm được ḷng người yêu chuộng tự do. Thừa biết ḷng dân căm thù cộng sản, kẻ chiến thắng cứ luôn nơm nớp sợ hăi mọi người và mọi thứ chung quanh, sợ cả tiếng pháo mừng xuân. Đêm Giao Thừa năm nay cũng vẫn không tiếng pháo đón mừng Năm Mới.

Rồi Tết lại đến!

Sáng nay, ngày Đầu Năm, dân chúng không nhóm chợ. Năy giờ lèo tèo vài chiếc xuồng chèo ra hướng chợ, nhưng không thấy chở theo hàng hóa để bán buôn chi cả. Người ta chỉ đi đâu đó mà thôi.

Nước đă vào đầy sông. Nước trên sông gần như đứng yên một chỗ, chờ lúc đổi chiều. Sông nước tĩnh lặng. Ḍng sông lúc này lững lờ, ngừng trôi chảy, trông như mặt hồ; trông như ḍng sông Hương của Huế.

“Ḥ ơ… Con sông dùng dằng, con sông chảy.
Sông chảy vào ḷng… ơ… ơ…
Ḥ ơ… Sông chảy vào ḷng, nên Huế rất sâu…”


Con sông dùng dằng.

Người muốn rời Huế, dùng dằng không bước chân đi được!

Sông chảy vào ḷng sông, như sông chảy vào ḷng người. Mà ḷng người Huế th́ rất sâu, rất đậm trong vui buồn, trong nhung nhớ, trong yêu thương… Để rồi, từ sau Tết năm Mậu Thân ở Huế, câu ḥ c̣n làm người ta liên tưởng đến xác người bị thảm sát chưa được vớt lên hết, c̣n nằm lại trong ḷng sông; đă làm cho ḍng sông Hương đă phải dùng dằng, quyến luyến, không muốn chảy đi đâu cả.

Sông Hương!

Đoạn sông Hương ở cầu Trường Tiền, nước chảy chậm lắm, gần như không nh́n thấy, cứ tưởng là ḍng sông đứng yên một chỗ, trông giống cái hồ lớn rộng, thật yên b́nh. Qua khỏi cồn Hến, sông Hương lại quanh quặt về hướng tây-bắc, hai nhánh sông Hương nhập lại. Vùng đất nơi đây là đất bồi, rất tốt, gọi là Băi Dâu.

Băi Dâu là một trong các nơi đă bị quân giặc chiếm thành phố Huế vào Tết Mậu Thân, biến thành băi tha ma kinh hoàng với các hố chôn người tập thể.

Huế bị tang thương nhất!

Tang thương từ Đêm Mồng Một Tết!

Giặc cộng tràn vào thành phố Huế và chiếm đóng suốt 25 ngày đêm. Chúng đă biến Huế thành địa ngục trần gian. Chỉ đọc một đoạn ngắn của nhà văn Nhă Ca trong chương có tựa đề là “Tựa Nhỏ: Viết Để Chịu Tội”, người ta đă đủ phải kinh khiếp trước cái dă man của những kẻ xưng danh là “giải phóng” đă tàn sát đồng bào ḿnh.

Nhă Ca đă xót xa kể lại rằng:

“Chính trong thế hệ chúng ta đây, đă có Đoan, một cô bạn học cùng lớp với tôi ngày nào, đang ngồi trên ghế đại học ở Sài G̣n, bỗng về Huế, đeo băng đỏ nơi tay, dắt súng lục bên hông, hăng hái đi lùng người này, bắt người khác, để trở thành một nữ hung thần trên cơn hấp hối của Huế. Chính trong thế hệ chúng ta đây, đă có Đắc một sinh viên trẻ trung, hăng hái. Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để rồi trở lại Huế lập những phiên ṭa nhân dân, kêu án tử h́nh hàng loạt người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố để xử tử. Cậu bạn của Đắc, tên là Mậu Tư, dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Đắc:

- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm... Hồ chủ tịch muôn năm!

Nhưng mặc Mậu Tư năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ….”

Người tên Đoan, mà Nhă Ca nhắc đến, chính là Nguyễn Thị Đoan Trinh. Trinh là sinh viên Dược, Sài G̣n, về Huế ăn Tết, “để trở thành một nữ hung thần trên cơn hấp hối của Huế.”

C̣n tên Đắc, chính là Nguyễn Đắc Xuân. Xuân là sinh viên Sư Phạm, đă theo quân cộng sản. Tết Mậu Thân, Xuân trở về Huế, chỉ huy các cái như: Lực Lượng Học Sinh, Sinh Viên Giải Phóng Huế… Đồng thời, Xuân cùng với Hoàng Phủ Ngọc Phan chỉ huy các Đoàn Thanh Niên Vơ Trang An Ninh Bảo Vệ Khu Phố, c̣n gọi là Đội Tự Vệ Thành.

Lực lượng man rợ này đă gieo tang tóc kinh hoàng cho dân Huế, trong hơn ba tuần lễ chúng chiếm thành phố Huế. Xuân và Phan cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường đă kết án tử h́nh hàng trăm người dân Huế…

Thế đấy!

Chỉ một đoạn ngắn trong chương “Viết Để Chịu Tội” của tác giả, về hồi kư “Giải Khăn Sô Cho Huế” của ḿnh, Nhă Ca đă mang lại nỗi xót xa đau, cùng niềm uất hận quân cộng sản đến tột cùng.

Sau Tết Mậu Thân, đến khoảng rằm tháng Giêng, Tổng nha Thanh niên kêu gọi tham gia cứu trợ đồng bào Huế. Chủ yếu là giúp t́m xác trong các hố hầm chôn người tập thể của quân cộng sản. Máy bay C130 chở 100 sinh viên t́nh nguyện đáp xuống phi trường Phú Bài, th́ có đoàn xe GMC của Quân Vận chở vào thành phố Huế, đưa tất cả về tạm trú trong câu lạc bộ, ở gần chợ Đông Ba. Đây là Câu Lạc Bộ về các bộ môn thể thao dưới nước nên được xây cất sát bờ sông Hương…

Huế!

Tết Mậu Thân 1968!

Nơi đây, “tôi đă thấy, tôi đă thấy”: những hố hầm cộng sản đă chôn vùi thân xác anh em, thân xác đồng bào tôi…

Nơi đây, tôi không nghe và đă không có ai “hát trên xác người”!

Tôi chỉ nghe tiếng kêu khóc thảm thiết. Có những tiếng khóc đă bị tắc nghẹn trong uất hận tột cùng!

Huế với “Những Con Đường Trắng” và dấu hờn chưa nguôi, như lời thơ của Tô Kiều Ngân:

“Ngày nay Huế có nhiều con đường trắng.
Ơi con đường trắng.
Áo chế thương đau,
Nước mắt tuôn mau.
Áo trắng ngây ngây.
Áo trắng lạnh người!”

. . .

Rồi Tết lại đến!

Tết đến gợi nhắc thảm sát Tết Mậu Thân của quân cộng sản năm 1968!

Áo trắng, giải khăn sô, nước mắt tuôn mau, uất hận hăy c̣n âm ỉ măi măi trong ḷng người miền Nam!

Trống vắng dễ gợi nhắc dĩ văng thương tâm. Tôi t́m cái ǵ đó làm cho khuây khỏa trong ḷng:

- Ê! Tao đi lấy nước, nấu chút nước sôi…

Tôi nói với Vũ, rồi bước xuống mui ghe. Lấy cái ấm trong góc bếp, tôi đi ra thùng phuy nước ngọt ở mũi để lấy nước. Thấy vậy, Vũ rút người xuống mui, soạn ly tách, chuẩn bị pha trà để cúng và pha cà phê cho hai đứa như thường ngày.

Ngày Tết, sáng nay chúng tôi sắp thêm dĩa bánh mứt lên cái trang thờ nhỏ, trên vách mui ghe, cho có vẻ Tết. Vũ rót chun trà, ly nước lạnh, đốt ngọn đèn cầy và thắp nén nhang. Ánh nến đơn độc, lung linh. Làn khói mờ nhạt và mong manh. Lời cầu nguyện đong đầy với ḷng thành. Cúng kiến xong, cà phê cũng sẵn sàng. Hai đứa dựa lưng vào vách mui, nhâm nhi vị đắng của cà phê; hương vị cà phê sáng sớm, đầu ngày. Bây giờ, trong lúc mọi thứ đă bị khan hiếm dưới chế độ cai trị khắc nghiệt của cộng sản, cái chất đắng ấy không biết chắc là từ những ǵ. Thế nhưng, may mắn có cà phê như sáng nay, đời c̣n ấm áp và hương vị lắm.

Nghe có tiếng tàu đánh cá lớn chạy tới, Vũ vói tay kéo mở cửa sổ để ngó xem. Chốc sau th́ cái khối gỗ màu xám tro, to dềnh dàng, vẹt nước phóng ào qua khung cửa nhỏ.

Máy tàu chúng nó mạnh lắm, sóng cuộn dậy thật cao. Vũ và tôi nhanh tay cầm lấy ly của ḿnh lên, cho cà phê đừng bị sóng hất đổ tạt ra ngoài, th́ sóng vừa đùa vào tới. Nước ào ào cuộn dậy và xô đập vào bờ nghe đ́ đùng. Sóng làm ghe thuyền cột nằm trong bến tàu bị nghiêng ngả, nhồi lắc dữ dội một lúc lâu. Vũ buồn bực đóng cửa lại, ngồi tư lự hút thuốc.

Không ai đi đánh cá sáng Mồng Một Tết cả!

Chiếc tàu này không xa lạ ǵ với dân địa phương. Thấy nó, biết ngay đó là tàu đánh cá trá h́nh của công an biên pḥng. Nhất là với chúng tôi, Ba Thơ và công an trên chiếc tàu này đă có lần hung hăng bắn chận ghe của ba anh em. Chúng tràn qua, hống hách lục xét ghe, và c̣n bắt chúng tôi phải chở Ba Thơ lùng kiếm chiếc ghe vượt biển, c̣n đang trốn lánh trong vùng. May là nhờ chúng tôi có lư do phải chở tôm tươi đă bị tồn kho nhiều ngày. Sợ tôm “xuất khẩu” bị hư, chúng nó mới cho ghe chạy về công ty để giao hàng.

Sáng nay, tàu “đánh cá” của công an biên pḥng phóng ra cửa biển, cũng là để t́m bắt ghe thuyền vượt biên. Mùa xuân, ngày Tết, trời và biển thường yên sóng. Đă có biết bao ghe thuyền mong manh, cần nhờ vào thời tiết tốt ngày Tết để vượt đại dương. Nhưng ghe và người đă ra đi mà không hề tới bến bờ tự do…

. . .

Rồi Tết lại đến!

Khi giặc đă gây cảnh nổi trôi và ḷng người hăy c̣n chồng chất hận đau, Tết đến gợi nhắc thêm lắm tiếc thương. Những “tiếc thương lời vắn dài” như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đă nhớ về Tết Mậu Thân tang thương, năm 1968.

Có nhiều điều muốn nói. Lời vắn, lời dài ch́m lắng vào tĩnh lặng của ḍng sông. Sáng nay, Tết theo thời gian lững lờ đến và lẳng lặng đi qua, không lời chúc nhau. Tết xa nhà và c̣n lênh đênh trên sông nước. Ngoài sông, ḍng nước chưa đổi chiều để chảy ra biển, năy giờ hăy c̣n nằm lặng yên. Ḍng sông theo ḷng người c̣n dùng dằng, nấn ná… Ḷng người mong muốn; nhưng chưa muốn xuôi chiều ra biển, chưa muốn xa rời ḍng sông quê hương và khi quê hương c̣n lắm đọa đày…

Người ơi xin chớ quên!

Bùi Đức Tính

(KỲ TỚI: CHƯƠNG 8 – C̉N THƯƠNG QUÊ HƯƠNG TÔI)
 

 

 

 


Bùi Đức Tính

Tập Truyện Thuyền Đời

Chương 1 - Ḍng sông quê hương - Audio
Chương 2 - Xuân quê hương - Audio
Chương 3 - Con thuyền - Audio
Chương 4 - Cuộc đời - Audio
Chương 5 - Đêm vẫn đen - Audio
Chương 6 - Chuyến đi cuối nămAudio
Chương 7 - Rồi Tết lại đến - Audio
Chương 8 - C̣n thương quê hương tôi - Audio
Chương 9 - Nhớ cả trời Việt Nam - Audio
Chương 10 - Một lần đi - Audio
Chương 11 - Từ ḍng sông này - Audio
Chương 12 - Ngh́n trùng cách biệt - Audio
Chương 13 - Vượt thoát - Audio
Chương 14 - Biển đông - Audio
Chương 15 - Chiều đen - Audio
Chương 16 - Biển lửa - Audio
Chương 17 - Đêm trắng - Audio
Chương 18 - Lênh đênh - Audio
Chương 19 - Biển xanh - Audio
 


Passage to Freedom  
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Hồi Kư Thuyền Đời của nhà văn Bùi Đức Tính  
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long   
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Mùa hè đỏ lửa  
Có chuyến bay  
Lời ca
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Tết